TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, September 26, 2009

3 đứa trẻ vùi mạng sống dưới bức tường “dỏm” của xã

Cập nhật lúc 15:30, Thứ Bảy, 26/09/2009 (GMT+7)

- Chỉ trong phút chốc, bức tường vốn được người dân gọi là "bẫy chết người" đã chôn vùi oan uổng ba đứa trẻ đang trên đường tới trường.

Bức tường chết

Bức tường tại trụ sở UBND xã Thanh Xuân (huyện Thanh Chương, Nghệ An) được hoàn thành, đưa vào sử dụng vào năm 2005. Trước khi đưa vào sử dụng một thời gian rất ngắn, công trình đã bị sụt lún lần đầu tiên sau một trận mưa nhỏ vào ban đêm.

Khoảng tháng 8/2008, thêm một lần bức tường lại sụt lún từng mảng lớn vào giữa đêm.

Mô tả ảnh.

Hiện trường bức tường đổ sập đè chết 3 học sinh. Ảnh: Quốc Huy

Người dân đã nhiều lần cảnh báo với chính quyền xã nhưng tất cả đều chỉ dừng lại mức độ khắc phục tạm bợ. Hôm nay, sau cái chết oan nghiệt của 3 em học sinh tiểu học, mọi người trong xóm Xuân An đi qua đây ai nấy đều lắc đầu lặng lẽ.

Tại hiện trường, phần còn lại của bức tường “dởm” bao bọc quanh trụ sở UBND xã Thanh Xuân đã nứt toác thành những vết lớn. Đống đất đá đổ xuống lúc 7 giờ sáng 25/9, cả chục khối đá đè nát thi thể của 3 học sinh tiểu học chỉ trong nháy mắt.

Sáng 25/9, Sở GD - ĐT tỉnh Nghệ An cho biết: “Trên đường đi học, 3 em học sinh Trường Tiểu học Trần Hưng Học (huyện Thanh Chương, Nghệ An) đã bị bờ tường đổ sập đè chết.

Chất kết dính của bức tường đã bị bào mòn. Mưa lớn liên tiếp 2 ngày qua khiến lưu lượng nước ứ đọng trên quả đồi nơi UBND xã đóng quá áp lực, bức tường đã vỡ tung gần 20m.

Cô Võ Thị Mai, giáo viên cụm 2 Trường tiểu học Trần Hưng Học cho biết: “Hôm đó trời mưa to, nhiều học sinh xóm Xuân An không đến trường. Khi 3 em Yến, Duyên, Tuyết đi qua chỉ trong tích tắc, bức tường đổ ập xuống các em. Lúc đó còn có 3 học sinh đi trước và 4 học sinh đi sau”.

Nói xong, cô Mai chỉ cho chúng tôi thấy hàng loạt vết nứt của bức tường khiến nó có thể sập xuống bất cứ lúc nào. Mối đe doạ cứ rình rập ngày đêm...

Thầy Hà Anh Tuấn cho biết: “Bức tường của UBND xã Thanh Xuân bên cạnh nhà tôi đã sập 2 lần trước vào ban đêm, rất may là không có ai đi qua lại. Lần này nếu tôi khoá cổng đi làm nhanh khoảng 2 phút thôi thì có lẽ tôi cũng bị như 3 học sinh này”.

Bàn học trở thành bàn thờ của em

Trong cơn mưa tầm tã, cả xã Thanh Xuân đội mưa tiễn đưa 3 học sinh tiểu học Hồ Thị Yến (11 tuổi), Đậu Thị Duyên (10 tuổi) và nhỏ là nhất em Nguyễn Thị Tuyết (6 tuổi).

Mô tả ảnh.

Chị của em Nguyễn Thị Tuyết đang bất thần đứng trước bàn thờ vắng hoe của em mình. Ảnh: Quốc Huy

Nước mắt hoà lẫn nước mưa tầm tã trên từng đoạn đường đưa tiễn.

Tối 25/9, chúng tôi tìm đến nhà em Đậu Thị Duyên học sinh lớp 5B, Trường tiểu học Trần Hưng Học. 5 năm liền em đều là học sinh giỏi.

Nước lũ cô lập các tuyến đường đến nhà Duyên. Trời tối như bưng, mất điện, những ngọn đèn dầu leo lét trong căn nhà nuôi bò được nới rộng thêm.

Chiếc bàn học của Duyên nay kê tạm, trở thành bàn thờ nơi nhang khói cho em trong chốc lát.

Trong tiếng khóc như dứt ruột, chị Lê Thị Thường (mẹ Duyên) tức tưởi vọng ra: “Buổi sáng nay con tôi phải chết đói, nó có ăn miếng chi đâu. Còn một bát cơm nguội buổi sáng nó dành cho đứa em nhỏ mới được 10 tháng tuổi đó. Tôi nói con ăn đi mà đi học , em ở nhà ăn sau. Nó còn nói vọng lại với tôi là con nhịn ăn quen rồi. Con để dành cơm cho em đó. Nói xong nó ôm cặp chạy đi vì bạn đang đợi”.

Những người có mặt tại lễ tang không thể kìm được nước mắt, nhìn về phía đứa bé 10 tháng tuổi em gái của Duyên trong căn nhà 2/3 là chuông bò được nới rộng thêm để làm nhà ở.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

Chỉ trong phút chốc, không khí tang thương đã bao trùm lên 3 gia đình. Ảnh: Quốc Huy


21 giờ 30 cùng ngày, chúng tôi đến nhà em Hồ Thị Yến học lớp 5B.

Anh Hồ Sỹ Chung (bố của Yến), thẫn thờ nói: “Tôi không nghĩ là nó chết đâu. Sáng, chị nó chở em đi học đến đoạn đường gần đó thì gặp 2 đứa bạn thân đang đi. Nó xin chị xuống đi bộ cùng bạn cho vui, vì lúc đó đường trơn, xe lại non hơi. Ai ngờ chỉ một tích tắc nó đã nằm trong đống đổ nát của bức tường".

Bình tĩnh lại, anh Chung cho biết thêm: “Công trình này đã đổ lần này là 3 lượt rồi. Tôi đã mấy lần lên nói với ông Bí thư xã: công trình này không làm lại sẽ trở thành cái bẫy chết người oan đó. Nhưng ai ngờ nay những lời tôi nói ngày trước đã ứng nghiệm vào con tôi”.

22 giờ 15 phút, trời tối như bưng, chúng tôi vào nhà học sinh tử nạn nhỏ tuổi nhất là em Nguyễn Thị Tuyết (6 tuổi). Tuyết là đứa em chơi thân với 2 chị Duyên và Yến. Buổi sáng Tuyết cũng được chị chở đi học, vừa gần đến đoạn tường sập thì gặp 2 chị đang đi nên cũng đòi xuống đi bộ với 2 chị cho vui.

Xuống xe chia tay chị chưa được 5 phút, bức tường đổ xuống cướp đi tính mạng 3 đứa trẻ.

Những tiếng khóc than của người chị nghe đến nghẹn lòng: “Sao em không để chị đưa đến tận cổng trường chứ. Em ơi….bỏ chị ra đi sớm như vậy. Em mới đi học được chưa được 20 ngày mà. Sao em không sống để chị chở đi học tiếp..”.

Tất cả người thân ai nấy đều khóc oà theo.

Ông Nguyễn Tố Như, Phó chủ tịch UBND xã Thanh Xuân cho biết: “Mọi chi phí an táng cho 3 học sinh chúng tôi đều bỏ ra để làm việc hậu sự cho 3 cháu nhỏ. Hiện công an huyện Thanh Chương cũng đã xuống khám nghiệm hiện trường để làm rõ vụ việc đáng tiếc.

Trước mắt chúng tôi nhận định là do xói mòn, lượng mưa lớn vào ban đêm đổ từ trên quả đồi xuống nên bức tường đã sập”.

Quốc Huy

Nín thở đi qua làng nghề chế biến mỡ, da động vật

Mỗi lần chủ cơ sở mở kho chế biến mỡ, da trâu bò, hàng chục gia đình thôn Thụy Ứng (Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội) vội đóng kín cửa, người đi đường thì bịt mũi phóng thật nhanh.
> Kiểm tra hàng loạt lò chế biến mỡ, da động vật/ Hàng chục thùng 'mỡ bẩn' dùng chế biến quẩy, bánh rán

Dọc con đường vào thôn Thụy Ứng mùi hôi đặc trưng của xác động vật phân hủy bốc lên từ kho chứa da thuộc của các hộ nằm sát mặt đường khiến những người đi qua đều gắng nín thở, phóng nhanh. Những hôm trời oi bức, mùi hôi còn lan đến tận trụ sở UBND xã cách đó hàng trăm mét.

Khu nghĩa trang của thôn nằm giữa cánh đồng lúa đến kỳ thu hoạch là bãi tập kết xương trâu, bò. Ngoài chủ sở hữu của bãi tập kết, không có người dân trong thôn lai vãng. Không chỉ bốc mùi, sát bãi tập kết, từng đàn dòi bọ lúc nhúc trong các đống xương.

Dù được rắc vôi bột, bãi tập kết xương vẫn đầy dòi bọ, không ai dám đến gần. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Tại kho thuộc da của ông Trần Văn Soát, khoảng 20 tấn da trâu, bò xếp đống trên nền xi măng, che chắn sơ sài bằng bao tải. Mùi phân hủy xác động vật bung ra nồng nặc khi ông chủ mở cửa kho chứa. Nước thải ra từ các đống da thuộc đen sì, chảy thẳng ra mương nước phía sau nhà.

Anh Nguyễn Văn Thuấn, nhà nằm gần cơ sở của ông Soát cho biết, Thụy Ứng là làng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề làm lược, sản phẩm mỹ nghệ từ sừng hàng trăm năm. Tuy nhiên, khoảng 10 năm nay, nhiều gia đình trong thôn thu mua da, xương trâu bò để thuộc da và chế biến thức ăn chăn nuôi. Gần đây, một số hộ còn thêm nghề nấu mỡ động vật.

"Từ khi các hộ này hoạt động, bầu không khí trong thôn không lúc nào ngớt mùi hôi thối. Nước giếng khoan sâu tới 40 mét cũng không dùng được vì bị biến màu, có mùi tanh nồng", anh Thuấn tỏ vẻ bức xúc.

Anh Thuấn cho hay, ngoài việc ô nhiễm không khí, nước muối thuộc da thải trực tiếp ra môi trường sau nhiều năm đã ngấm xuống đất, ảnh hưởng tới chất lượng nước ngầm. Để chứng minh, anh cầm chai nhựa 1,5 lít hứng nước thải từ cống một cơ sở thuộc da cạnh nhà mình. Chai nước đen kịt, bốc mùi tanh lợm.

Hàng chục tấn da trâu bò tươi đầy ruồi nhặng chất đồng trên nền xi măng bốc mùi nồng nặc, nước thải chảy thẳng ra sau mương. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Cách đó không xa, nhà anh Nguyễn Huy Hải nằm đối diện kho chứa mỡ, tóp mỡ trâu bò của ông Nguyễn Thành Văn. Với hàng chục tấn nguyên liệu thường trực trong kho này, gia đình anh Hải cùng các hộ xung quanh gần như phải đóng cửa suốt ngày để tránh mùi hôi thối và ruồi nhặng do quá trình phân hủy xác động vật.

"Là người dân lâu năm ở đây nhưng tôi đang phải rao bán nhà để chuyển đi nơi khác, không thể chịu đựng nổi", đứng trước nhà mình, anh Hải bịt mũi nói. Nhiều người dân cho biết, ngoài sự ô nhiễm nhận thấy bằng cảm quan, nhiều trẻ em trong thôn đã mắc chứng viêm xoang, bệnh da liễu.

Theo thống kê của xã Hòa Bình, cả xã có 9 hộ kinh doanh thuộc da, xương và nấu mỡ. Tuy nhiên, qua rà soát của đoàn kiểm tra liên ngành Hà Nội, con số này lên đến hơn 20 hộ. Tuy chế biến, kinh doanh mặt hàng có nguy cơ gây ô nhiễm cao nhưng không có hộ nào cam kết bảo vệ môi trường.

Ngày 24/9, sau cuộc kiểm tra của cảnh sát môi trường, hàng loạt sai phạm của các hộ này cũng được ghi nhận như không xuất trình được giấy tờ nhập hàng, không kiểm dịch thú y. Sản phẩm xuất đi cũng không có địa chỉ rõ ràng. Vệ sinh môi trường tại các cơ sở không đảm bảo, nước thải xả thằng ra mương chung, tràn cả xuống ruộng lúa.

Không hề có biện pháp che chắn khử mùi nào tại các cơ sở chế biến. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Theo người dân thôn Thụy Ứng, với mặt hàng da thuộc, các cơ sở chế biến ở đây thu mua da tươi từ rất nhiều nguồn ở các tỉnh miền Bắc, thậm chí tận miền Nam. Sau quá trình ướp muối, toàn bộ sản phẩm được bán lại cho các thương lái Trung Quốc. Với xương động vật và tóp mỡ, các chủ hộ đây dùng chế biến thức ăn chăn nuôi.

"Các chủ hộ chế biến mỡ khai, mỡ được bán lại cho các thương lái. Chúng tôi sẽ tiếp tục xác minh xem sản phẩm này được dùng để làm biến thực phẩm hay làm mỡ công nghiệp", một cán bộ trong đoàn kiểm tra nói.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Vũ Văn Đang, Phó chủ tịch UBND xã Hòa Bình thừa nhận, tình trạng ô nhiễm do các cơ sở chế biến mỡ, da, xương động vật tại đây từng được ghi nhận cách đây nhiều năm. Nhiều chỉ số ô nhiễm vượt mức cho phép 4-5 lần (ô nhiễm nghiêm trọng). Tuy nhiên, với thẩm quyền của xã, mức xử phạt hành chính tối đa cũng chỉ dừng lại ở mức 500.000 đồng mỗi lần. Chính quyền xã gần như bất lực với việc kiểm soát ô nhiễm.

Theo ông Đang, xã đã có kiến nghị với huyện quy hoạch một khu sản xuất rộng 6 ha cho toàn thể các hộ làm nghề, trong đó có các hộ chế biến mỡ, da, xương động vật. Song, quy hoạch này chỉ có thể được xem xét sớm nhất vào năm 2010.

"Việc đền bù giải phóng mặt bằng để lập khu sản xuất tập trung rất tốn kém. Xã chỉ có thể chờ sự giúp đỡ từ cấp huyện", ông Đang nói.

Ngày 22/9, Cục Cảnh sát môi trường (C36 - Bộ Công an) cùng các lực lượng chức năng kiểm tra hàng loạt cơ sở kinh doanh, chế biến sản phẩm động vật ở thôn Thụy Ứng, xã Hòa Bình. Riêng kho nhà ông Nguyễn Văn Dũng có 6 bao tải mỡ bò mới thu gom ở Mai Động, Hà Nội. Chủ cơ sở này không xuất trình được giấy phép kiểm dịch động vật cũng như những giấy tờ liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hai ngày trước đó, cũng tại xã này, C36 cùng các chức năng phát hiện, thu giữ khoảng 20 tấn sản phẩm động vật bốc mùi đang chờ vận chuyển đi Móng Cái (Quảng Ninh) để tiêu thụ. Trong số này có tới 10 tấn mỡ động vật.

Các sai phạm ở xã Hòa Bình đang được C36 lập hồ sơ xử lý.

Nguyễn Hưng

'Giáo viên chưa chuẩn'

Bị xúc phạm vì phải đeo thẻ 'Giáo viên chưa chuẩn'

Việc phải đeo tấm thẻ ghi "Giáo viên chưa chuẩn" mỗi ngày đến trường, khiến hàng chục giáo viên tại Ninh Thuận cảm thấy bất bình và bị xúc phạm.

Thực hiện chỉ đạo đầu năm học 2009 của Bộ Nội vụ, Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận tiến hành làm và cấp thẻ công chức mới cho cán bộ, giáo viên trực thuộc phòng.

Tấm thẻ với chiếc huy hiệu màu đỏ, bức hình chân dung cỡ 3x4 và nổi bật ngay bên cạnh là dòng chữ "chưa đạt chuẩn" làm cho nhiều giáo viên, nằm trong danh mục chưa đạt chuẩn, cảm thấy xấu hổ khi phải đeo nó đến trường, vào lớp.

Một số giáo viên cho biết, điều khiến họ cảm thấy hổ thẹn nhất là, dù chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục, nhưng họ đã nhiều năm đứng trên bục giảng, gắn bó với công tác giảng dạy.

Nhiều người trong khoảng 20 giáo viên ở Phan Rang trong hạng mục "chưa chuẩn" đang trong giai đoạn học bồi dưỡng nghiệp vụ. Vì thế, việc nhận được những tấm thẻ với nội dung như vậy thực sực đã gây "sốc" và làm họ thấy bị thiếu tôn trọng.

Trưởng phòng giáo dục TP Phan Rang - Thám Chàm bà Nguyễn Thị Mẫu Đơn thừa nhận, có việc trên và cho biết, việc chưa đạt chuẩn của giáo viên được thể hiện bằng mã số ghi ngay trên thẻ chứ không phải ghi rõ dòng chữ "chưa đạt chuẩn".

Theo bà, hai nhân viên chịu trách nhiệm làm thẻ của phòng tổ chức đã không hiểu rõ nội dung văn bản chỉ đạo nên làm sai quy định. "Sự cố này là do sai sót của hai cán bộ phòng tổ chức chứ không nhằm hạ thấp danh dự của thầy cô. Ngay sau khi nhận được phản ánh, chúng tôi đã cho thu hồi để cấp lại thẻ cho cán bộ giáo viên", bà Đơn nói.

Hải Duyên

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát lệnh thông xe cây cầu rộng nhất Việt Nam này đây !!! :

Hình ảnh phản cảm trên cầu rộng nhất Việt Nam

Cột đèn đổ xiêu vẹo, người dân đổ xô tập thể dục, rao vặt nham nhở… là những hình ảnh không đẹp trên cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội) ngay sau lễ thông xe, ngày 25/9.
>Thông xe cầu rộng nhất Việt Nam

Cầu Vĩnh Tuy rộng 38m, bắc qua sông Hồng nối hai quận Hai Bà Trưng và Long Biên.
Một cột đèn đổ nghiêng ngay ngày đầu thông xe tại điểm đầu phía quận Hai Bà Trưng.
Phía dưới chân cầu, đường xá vẫn lầy lội khi trời mưa.
Đi bộ cũng gặp khó khăn.
Người dân đổ xô tới tập thể dục trên cây cầu thênh thang.
Một đôi bạn trẻ đi dạo trên cầu.
Xuất hiện những dòng chữ quảng cáo bên trụ cầu.

Khánh Huyền

Đưa Tiếng nói Việt Nam gần hơn với kiều bào ở nước ngoài ... ui' troi*` woi*



(VOV) - Sáng 25/9, tại Trụ sở 58 - Quán Sứ (Hà Nội) đã diễn ra Lễ ký kết Thoả thuận hợp tác về phối hợp thông tin, tuyên truyền trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) giữa Đài TNVN và Uỷ ban về NVNONN.

Phó Chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Nhà nước về NVNONN Trần Trọng Toàn và Phó Tổng Giám đốc Đài TNVN Hoàng Minh Nguyệt đại diện hai bên Ký văn bản thoả thuận.

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, nhằm tăn Tăng cường công tác thông tin đối ngoại nói chung và thông tin đối ngoại với NVNONN nói riêng; phối hợp triển khai thực hiện Nghị quyết 36/NQ-TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị 19/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác đối với NVNONN.

Tăng cường sự hợp tác giữa hai bên trong việc phối hợp triển khai kịp thời, hiệu quả các hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá, tổ chức sự kiện… ở trong và ngoài nước.

Thông tin về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác NVNONN và tình hình đất nước, con người, các thành tựu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước tới cộng đồng; đồng thời phản ánh các hoạt động của cộng đồng, động viên, khuyến khích đồng bào tham gia các hoạt động gắn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống dân tộc, xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam; Phản ánh hoạt động hướng về quê hương đất nước của NVNONN.

Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Trần Trọng Toàn khẳng định, mặc dù chưa có văn bản ký kết trong việc phối hợp thông tin tuyên truyền giữa Uỷ ban và Đài TNVN, song trên thực tế, Đài TNVN đã thực hiện rất tốt công tác thông tin tới đồng bào ở trong và ngoài nước, góp phần vào thực hiện nhiệm vụ chung trong công tác của Ủy ban đối với cộng đồng Việt Nam ở xa Tổ quốc.

Ông Trần Trọng Toàn tin tưởng, việc ký kết thoả thuận hợp tác về phối hợp thông tin, tuyên truyền lần này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đưa tiếng nói của Đảng tới mọi người dân Việt Nam.

Thay mặt Đài TNVN, Phó Tổng Giám đốc Hoàng Minh Nguyệt cảm ơn sự giúp đỡ và phối hợp trong công tác thông tin của Uỷ ban với Đài TNVN trong thời gian qua; đồng thời khẳng định, công tác thông tin tuyên truyền đối với đồng bào ta nước ngoài luôn được lãnh đạo Đài nhận thức một cách sâu sắc. Gần 30 năm qua, chương trình Phát thanh dành cho đồng bào ở xa Tổ quốc đã được đông đảo bà con trong và ngoài nước hưởng ứng và đánh giá cao, là cầu nối giữa Đảng và đồng bào ta ở nước ngoài.

Việc ký thoả thuận hợp tác tuyên truyền lần này đánh dấu một bước phát triển mới, có ý nghĩa quan trọng trong việc thông tin đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng tới đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc, cũng như phản ánh những tâm tư, tình cảm và hoạt động hướng về quê hương, đất nước của Kiều bào ta ở khắp mọi nơi./.

Ngọc Thàn

Thợ gặt thời di động…

23/09/2009 09:03 (GMT +7)
“A lô, em đang cắt lúa giữa ruộng đây mà…Mai sẽ đến cắt cho ruộng nhà chị. …Yên tâm, 4 giờ sáng mai chúng em có mặt ở ruộng nhà chị đấy…!”. Đây chỉ là một trong số những lời thoại của những nông dân “xài” điện thoại di động, đang hành nghề… gặt thuê.

“A lô rồi, cứ lên ruộng chiến thôi…”

Chị Lê Thị Lụa, một thợ gặt thuê (quê Tượng Lĩnh, Kim Bảng, Hà Nam) bảo, để có thể chủ động làm việc, chị dùng điện thoại di động “ký hợp đồng miệng” với chủ. Chị Lụa là một trong số những thợ gặt “xài di động” khi hành nghề. Điện thoại di động theo thợ gặt ra đồng đã làm cho “diện mạo” thợ gặt thời nay có phần khác xưa.

Chị Lụa kể: “Mấy năm trước đi gặt thuê cứ cuốc bộ hay xong xóc đạp xe từ gà gáy, đi tìm ai cần thuê thì xin gặt cho họ. Lại phải cạnh tranh với những cánh thợ khác nên cũng vất. Gớm! nay có cái anh bạn di động này, tốn thêm tí tiền mà tiện quá cơ. Chẳng cần đi lại nhiều, cứ alô cho nhanh…”.

Chị Lụa tự hào: Nhờ có cái "alô" mà tôi kiếm được thêm nhiều tiền.

Đang kể, chị Lụa hơi giật mình khi có tiếng xè xè của điện thoại di động rung rung trong túi áo lao động của mình, rồi chuông đổ reng… reng …. Chị vội móc chiếc điện thoại ra, giơ lên nhìn rồi bấm nút trả lời: “Alô? Lụa thợ gặt đây ạ. …Được rồi. Yên tâm đi. Về tận nhà. Mai nhé. Vâng. 4 giờ. À, nắng thế này, trăm mốt đấy. Thế nhé”. Nói chưa dứt lời, nhét cái điện thoại di động Nokia 1200 vào túi, chị cầm đôi quang gánh và tất tưởi đi xuống ruộng.

Các “đồng nghiệp” của chị Lụa, chị Nguyễn Thị Vui và Trần Thị Nho (quê Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam) vừa kéo bè lúa qua mương và xếp đống lên bờ. Quần áo ướt sũng, mặt nhừ đỏ, hai chị cùng ngồi đánh phệt ngay bên vệ đường, cầm chai nước ngửa cổ, làm một hơi rồi cởi cái khăn che mặt ra, giơ cái nón phe phẩy quạt.

Điện thoại kìa…!- Chị Vui khẽ đập vào tay chị Nho và chỉ về phía cây nhãn trước mặt. Chị Nho nhổm dậy, xổm người khom khom bước đến gốc nhãn, lau lau tay vào cái khăn bịt mặt, tay với cái áo bộ đội cũ cạnh chai nước. Chị móc vội vào túi và kéo ra chiếc điện thoại Samsung C100 bạc phếch. Đưa lên ngang tai: “A lô. Dạ. Sắp xong rồi, bà cứ yên tâm. Lát nữa chúng cháu phụt xong rồi chở lúa về tận sân nhà bà cho. Vâng. Chắc khoảng 12h trưa là về đấy…”

Trước đây, nói đến thợ gặt thuê, chắc hẳn khó quên cảnh sáng sớm chưa tỏ mặt người đã nghe từ đầu làng tới cuối xóm tiếng gọi nhau ý ới của gia chủ với những thợ gặt thuê; Hoặc tiếng gọi của những thợ gặt với nhau khi “giao dịch” thuê thợ hay nhận “hợp đồng” gặt thuê.

Nay đã khác. Nay nhờ có điện thoại di động, chỉ cần “alô” là gia chủ và thợ gặt thuê có thể “hợp tác cùng có lợi”.

Cách “quảng bá” của thợ gặt giới thiệu số điện thoại di động của mình nếu ai có nhu cầu rất đơn giản: “Cứ a- lô là xong!” Đồng thời, những gia chủ muốn thuê thợ thì hỏi nhau số điện thoại của cánh gặt thuê và cũng “chỉ cần a lô là xong”! Thế nên, giờ đây, sáng sớm ở đầu xóm không mấy khi thấy cảnh chủ và thợ phải chực chờ hay đi tìm nhau.

“Phải nhạy bén, không thì đói…”

Mắt thấy, tai nghe chuyện của những thợ gặt thuê dùng điện thoại di động mới vỡ lẽ. Họ không chỉ dùng điện thoại di động để thuận lợi cho việc “giao dịch”, liên lạc với người khác kể cả khi đang tất bật trên đồng ruộng. Mà, sở dĩ họ dùng điện thoại di động còn bởi hiện nay đi gặt thuê cũng lắm cạnh tranh, cần phải tốc độ và nhạy bén mới không thất nghiệp.

Một số chị em đang gặt thuê tại xã Thượng Lĩnh.( Ảnh T.G)

Chị Lụa chia sẻ: “May có điện thoại di động cầm theo đi gặt nên cứ nghe thấy nói ai có khả năng sẽ thuê gặt là mình tìm đến nhà họ hay gọi điện cho họ, chứ không thì “đói việc” vì bọn thợ thiên hạ lùng sục ghê quá, nhất là cánh thợ gặt máy mới tràn về”.

Những thợ gặt thuê đều là nông dân. Họ cũng có ruộng đồng, cũng phải thu hoạch đúng thời vụ. Nhưng vì điều kiện kinh tế không mấy khá giả, con cái học hành tốn kém nên họ phải dốc sức làm việc nhà cho thật nhanh rồi đi làm thuê. Thậm chí có người phải để ruộng nhà mình gặt sau và tranh thủ đi gặt thuê cho người ta trước để lấy tiền.

Hiện nay, thợ gặt thuê thủ công đang lo lắng mất việc vì cánh gặt máy nhanh hơn, tiện hơn đang chiếm lĩnh thị trường. Gặt thủ công như họ chỉ được cái là rẻ hơn chút ít và phù hợp với những ruộng nhỏ. Thế nên, nhiều thợ gặt phải “đầu tư” điện thoại di động để ngay từ đầu vụ đã “nhòm ngó” vào những hộ có thể sẽ thuê gặt, gửi họ số điện thoại và xin được gặt thuê.

Hơn nữa, hiện nay nhờ có máy móc đưa vào đồng ruộng nhiều nên việc thu hoạch mùa cũng diễn ra nhanh. Trung bình, những ngày thu hoạch mùa vụ chỉ diễn ra dồn dập trong vòng chừng 10 ngày là xong hết. Vậy nên thợ nào không nhanh để chớp cơ hội thì “đói”.

Bình quân mỗi thợ gặt thuê, dù khỏe lắm, chịu khó lắm thì cả vụ cũng chỉ kiếm được không quá một triệu. Và, nhiều thợ, hết vụ thu hoạch là điện thoại di động lại “…không liên lạc được”.

“Mất điện thoại, tiếc đứt ruột…”

Theo chị Minh, người cùng nhóm chị Hoa kể: Có hôm tham việc, về muộn, vừa về đến nhà chồng mắng cho một trận té tát vì tội không chịu nghe điện thoại, nhắn tin không trả lời.

Chị bảo chẳng thấy ai gọi. Lúc này, chồng chị mới giằng cái điện thoại, giơ ra cho chị xem và bảo: Không gọi mà có 10 cuộc gọi nhỡ, có tin nhắn “về nhanh, con ốm”. Lúc đó chị mới biết là điện thoại di động hiện đại thật, lại còn có cả tin nhắn và biết ai gọi đến nữa. Bởi trước đó chị chỉ biết có chuông thì bấm nút nghe, muốn gọi ai thì bấm số, chứ chẳng biết cách nhắn tin hay xem có ai gọi nhỡ không.

Chị Liên, một thợ gặt trên Mỹ Đức (Hà Nội) đến gặt thuê tại xã Tượng Lĩnh chia sẻ: “Em mới mua điện thoại 300 ngàn để đi gặt thuê cho tiện. Hôm qua, gặt xong, chở lúa về nhà cho chủ, lấy được 100 ngàn tiền công, chực lấy điện thoại gọi cho mấy người ở quê, cùng đi gặt thuê, để rủ nhau cùng về thì phát hiện đã mất điện thoại. Chạy quay lại đám ruộng tìm mà chẳng thấy. Tiếc đứt ruột..”(!).

Theo Trần Xuân Thân

Dịch... ăn nhậu - (Kỳ 1 & 2)

(Kỳ 1): 1001 Kiểu... nhậu!
24/09/2009 16:48 (GMT +7)

Kể từ khi đất nước bắt đầu vào giai đoạn đổi mới, theo đánh giá của chúng tôi, TPHCM nói riêng và cả nước nói chung có hai lĩnh vực kinh doanh phát triển siêu tốc đó là: xây dựng và ăn nhậu.

Xây dựng càng phát triển thì bộ mặt thành phố càng đẹp, giàu có, văn minh, hiện đại. Nhưng nhậu càng phát triển thì phố phường càng mất mỹ quan, nhốn nháo, kéo theo vô số tệ nạn, tội phạm và các vấn đề về ANTT. Nhậu vẫn cứ liên tục bành trướng và đến nay trở thành một thứ dịch lan tràn khắp các con đường, ngõ phố, trong mỗi gia đình.

Tại TPHCM, đâu đâu hàng quán cũng được bày biện la liệt. Vì thế, vấn nạn nhậu nhẹt vẫn đang là thực trạng nhức nhối hiện nay. Nhậu bia hơi, bia chai, nhậu rượu ngoại, rượu đế, mồi cao cấp hay bình dân đều được tất. Đáng chú ý nhất là để thu hút lượng khách nhậu đặc biệt, nhiều quán đã săn mua nhiều loại động vật hoang dã để... làm mồi.

Nhậu với...hàng độc

Chuyện ăn nhậu đã trở thành đề tài quá quen thuộc. Cái lạ ở đây là nhậu với món gì? Có phải là hàng độc hay không?

Theo một người bạn rất sành về nhậu hàng hiếm chẳng hạn như mồi phải là các loại động vật hoang dã, quý hiếm như trúc (tê tê), chồn hương, voọc, khỉ đuôi dài, rắn hổ mang, hổ ngựa..., hiện nay phần lớn các quán ăn, nhà hàng phục vụ rất kín kẽ, chỉ có khách quen thì chủ quán mới đưa ra thực đơn đặc biệt. Và trong thực đơn đó phần lớn đều có thịt rừng thuộc hàng khan hiếm.

Dân sành nhậu hàng hiếm trong thành phố đều có thể chỉ mặt, đặt tên các quán như N., H.R, R.S, V.V, N.H... Nơi đây thường xuyên phục vụ mồi nhậu là thú rừng. Giá cả tùy thuộc vào từng loại, con nào càng hiếm thì càng đắt. Hiện con tê tê có giá cao nhất nhì vì thuộc hàng khó kiếm. Trong một lần tiếp khách quý, anh G. đã gọi chủ quán R.S làm thịt một con nhóc (họ hàng nhà nhím) cùng với ba chai Chivas. Sau chầu nhậu, anh đã thanh toán chín triệu đồng.


Động vật hoang dã trong các quán nhậu

Nằm trong con hẻm hun hút, nhà hàng S.M thỉnh thoảng lại kiếm được vài con trúc. Chủ nhà hàng thường liên lạc với những vị khách quen để báo có “hàng”. Một ký thịt trúc bán với giá khoảng 2,5 triệu đồng, trung bình mỗi con thường có giá khoảng 10 triệu đồng.

Người sành nhậu thường lấy tiết của những loại thú rừng pha với rượu để uống, vì nghe đồn sẽ rất bổ cho cơ thể.

Quán T.L dù không được xếp vào hàng sang trọng nhưng đặc biệt cũng luôn đáp ứng được nhiều món ăn lạ chế biến từ rắn hổ mang, hổ hành, cua đinh...

Để cạnh tranh, nhiều quán còn có thực đơn rất lạ, với nhiều món ăn không đụng hàng, như các món né, lăn, nhừ, xúc thằn lằn, dế nhủi, châu chấu...

Theo thông tin từ Chi cục Kiểm lâm TPHCM, trong chín tháng đầu năm, cơ quan chức năng đã phát hiện 64 vụ vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã để cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn, thu giữ 822 con thú rừng và 1.644kg thịt rừng các loại.

Để đối phó với lực lượng kiểm tra, các hàng quán đã hoạt động rất kín và tinh vi. Họ chủ trương không nhốt thú rừng trong toilet hay làm hầm tại quán như trước, mà thuê những căn phòng gần đó nhằm tránh bị phát hiện. Điều này đã gây khó khăn cho công tác kiểm tra. Khi được khách quen yêu cầu, họ mới đi bắt “mồi” và chế biến.

Được biết, trên đường tuần tra, CA Kinh tế Q9 đã quan sát một thanh niên chở bao đồ có dấu hiệu khả nghi. Khi yêu cầu dừng xe để kiểm tra thì người thanh niên bỏ hàng tháo chạy. Mở bao hàng, cơ quan chức năng phát hiện bên trong có năm con tê tê.

Khi tiến hành kiểm tra nhà hàng H.R, cơ quan chức năng đã lập hồ sơ xử phạt vì đang tàng trữ ba con dúi, hai con chồn. Theo đó, một số nhà hàng có tiếng cũng được kiểm tra. Tuy nhiên, tình trạng thú rừng đồng loạt bị đưa lên bàn nhậu ngày càng nhiều một phần cũng do công tác xử phạt còn ở mức độ nhẹ, chưa đồng bộ. Phần lớn các nhà hàng chỉ bị xử phạt hành chính.

Tràn lan phố nhậu, xóm nhậu

Theo thống kê sơ bộ, hiện trên địa bàn TPHCM có khoảng hơn 45.000 quán nhậu các loại. Hàng quán có mặt khắp nơi từ những ngả đường trung tâm cho đến ngoại thành vùng ven, từ những vị trí đẹp ở mặt tiền cho đến những con hẻm nhỏ hẹp, nhếch nhác. Muốn nhậu ngon, nhậu sang thì vào nhà hàng - nơi được chủ đầu tư tiền tỷ với sức chứa cả ngàn thực khách. Nhậu vừa thì đến quán ăn, còn nhậu bình dân thì tìm tới một chiếc bàn gỗ be bé đặt bên lề đường... Tuy nhiên, đa phần các quán nhậu thường không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Quán H.L ngày nào cũng đông nghẹt khách. Những ngày cuối tuần thì chỉ khoảng 20 giờ là không còn chỗ ngồi, muốn có bàn phải đặt chỗ trước. Phần lớn bàn nào cũng uống bia, rượu và được các nữ nhân viên phục vụ chu đáo. Thực đơn phong phú với vô số các món từ rừng xuống biển, từ thành thị đến nông thôn...

Khu vực kênh Nhiêu Lộc từ lâu đã hình thành một khu ăn nhậu chuyên biệt kéo dài từ cầu Thị Nghè (dọc đường Hoàng Sa, Q1) chạy dọc theo bờ kè đến khu vực chung cư Miếu Nổi, Q. Phú Nhuận. Vô số những quán nhậu mọc lên, mà phần lớn đều lấn chiếm hành lang, vỉa hè làm nơi kinh doanh.


Từ cao cấp...... đến bình dân

Đêm nào dân thích lê la, phần lớn là lớp choai choai, đều tụ tập về đây nhậu tới bến. Thật không hổ danh là “đệ nhất phố nhậu”, bởi nửa đêm, quán vẫn chật kín người, với đủ tầng lớp từ bình dân đến sang trọng. Dĩ nhiên không thể thiếu những bóng hồng ừng ực bia, rượu. Khu vực này cũng nổi tiếng nhếch nhác vì rác thải vứt bừa bãi và bốc mùi, bởi có quá nhiều người vô ý thức đến mức trút “bầu tâm sự” tại chỗ.

Cũng nổi tiếng không kém là tuyến đường Nguyễn Tri Phương, Q10. Đây cũng là một điểm nóng về ăn nhậu. Các hàng quán chuyên về tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến, phục vụ cho một lượng khách khổng lồ mỗi đêm. Có nhiều quán còn bất chấp quy định, mở cửa hoạt động sau 0 giờ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Dọc đoạn đường Trần Não Q2, cũng có rất nhiều quán ăn hoành tráng. Hễ cứ đúng giờ gà lên chuồng là dân ăn nhậu lại kéo đến rất đông. Quán nào cũng tấp nập xe cộ. Nơi đây được mệnh danh là phố nướng vì tập trung nhiều làng nướng, địa thế thoáng mát, rộng rãi, hằng đêm có chương trình hát với nhau khá xôm tụ. Thực đơn nướng tại đây thì không thể kể hết từ cá, tôm, rắn cho đến con bọ, con kiến đều được đưa lên vỉ nướng thành mồi nhậu!

Từ cao cấp...... đến bình dân

Có mặt tại một quán ăn gia đình trên đường Ung Văn Khiêm Q. Bình Thạnh, chúng tôi bị choáng ngợp bởi một lượng nhân viên nữ hùng hậu. Cô nào cũng váy cực ngắn cùng với áo hai dây mỏng dính, hở hang. Càng về chiều, quán càng đông khách. Buổi tối thì chật kín chỗ, đa phần là nam. Khách đến đây vừa được ăn, uống vừa được “vui vẻ có giới hạn” với các cô tiếp viên.

Nếu khách chọn phòng lạnh thì sẽ được các nàng chăm sóc đặc biệt hơn nhiều. Được biết, quán có cả trăm nữ tiếp viên, được phân làm theo ca với lương cơ bản mỗi tháng khoảng một triệu đồng. Nhưng phần lớn các cô sống nhờ vào tiền “poa” của khách. Nhanh thoăn thoắt, các cô liên tục khui bia và phục vụ thượng đế. Ngoài cổng, vẫn còn rất đông khách đang gởi xe...

Hàng nghìn quán xá trên địa bàn TP với đủ các món ăn phục vụ từ A đến Z cho thực khách. Muốn ăn cầy tơ thì đến đường Cống Quỳnh, vịt thì xuống Thanh Đa, gà ở Hải Triều, cá kèo ở Q3, lẩu bò CMT8, Q10, bê thui Lê Văn Sỹ, nhậu món Tây trên đường Mạc Đĩnh Chi, Q1. Theo xu hướng phát triển, các món ăn nước ngoài cũng lần lượt du nhập vào Việt Nam như có quán chuyên bán về món ăn Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan... Hàng chục ngàn quán cóc trên các tuyến đường, ngõ ngách, hàng đêm lại bày ra vỉa hè với ít loại ốc, vài con mực khô, chục hột vịt lộn... cũng đủ “phê” cho những người lao động nghèo. Nạn lấn chiếm lòng lề đường làm nơi ăn nhậu đã góp phần làm mất mỹ quan của thành phố.

Dân nhậu thường không quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Có nhiều khu chế biến trong các quán ăn nhìn thấy nổi da gà. Bếp đen ngòm, thực phẩm để ngổn ngang, rau sống để cạnh toilet, chén bát rửa tạm bợ... Mặc cho bên trong tự do chế biến, còn bên ngoài cứ thế nhấm mồi và cạn ly.

Mấy chục nghìn quán nhậu các loại có thể giống, khác về hình thức, về món ăn, về cách phục vụ... có thể thứ gì cũng cạn dần, chỉ có bia rượu là thừa mứa lai láng.

Vô vàn lý do để...nhậu!

Tại TPHCM, đặc biệt là Q1, Q3, Q. Tân Bình, Q. Phú Nhuận... có rất nhiều quán nhậu ở khu vực tập trung nhiều cơ quan Nhà nước, công ty. Đây chính là nơi gặp gỡ của công chức, các nhân viên văn phòng. Thời gian được ước lượng từ tầm trưa cho đến khoảng đầu giờ chiều, nhiều lúc phá lệ nhậu lai rai đến chập tối. Có rất nhiều lý do để họ vào cuộc nhậu, nào là tiếp khách, sinh nhật đồng nghiệp, xả stress...

Dân nhậu thuộc giới doanh nghiệp thì mức độ “thoáng” hơn nhiều. Họ ít bị giới hạn về thời gian cũng như “vô tư” nhiều khoản khác, chẳng hạn như nhậu liên tục nhiều tăng, trên bàn toàn những thức ăn, đồ uống thuộc hàng xa xỉ theo kiểu càng quý hiếm càng chuộng, tiền bạc không thành vấn đề. Vì thế họ thường chọn những nhà hàng cao cấp, sang trọng cho xứng tầm. Những lý do đi nhậu cũng rất “xác đáng”, chẳng hạn như: vừa ký được hợp đồng, nhậu xả xui, quan hệ với nơi cần nhờ vả...

Còn hàng nghìn quán cóc ở Gò Vấp, Bình Thạnh, Bình Tân... là địa điểm phục vụ cho những “đệ tử lưu linh” ít tiền nhưng lại mê nhậu như: xe ôm, phụ hồ, khuân vác, công nhân... Mồi chính chỉ là con khô mực, hột vịt lộn, vài trái xoài, cóc... nhâm nhi cùng với rượu đế, rượu pha đủ loại. Tuy nhiên, họ vẫn “bình đẳng” với những người sang trọng trong cảm giác do ma men mang lại.

Học sinh, sinh viên cũng không chịu thua kém các đàn anh về tửu lượng. Hiện, ở bất cứ quán nhậu nào dù bình dân hay sang trọng, cũng có thể nhìn thấy những tay nhậu còn rất trẻ đang gật gù bên bàn ngập tràn rượu, bia. Khu cư xá Bắc Hải (đường Trường Sơn, Q10) từ lâu nổi tiếng là cung đường ăn chơi của giới teen.

Hàng đêm, quanh khu vực này có rất nhiều cô cậu mặt còn non choẹt nhưng tỏ ra rất sành điệu trong việc nhậu. Chúng lê la các quán nhậu vỉa hè cụng ly khí thế, vào bar thì cũng chỉ uống bia và rượu Tây. Nhiều khi có hơi men, chúng tập tành đua xe và rất dễ gây chuyện với người khác.

Chứng kiến cảnh tượng trên, lúc đầu người dân quanh khu vực chép miệng thở dài, nhưng riết rồi thành quen. Học sinh nhậu một thì sinh viên nhậu mười. Có vô vàn lý do được sinh viên đưa ra để nhậu như: thi rớt, thất tình, buồn đời, sinh nhật, lãnh lương... Quanh các khu vực các trường đại học trong thành phố, nơi nào cũng có quán nhậu dành cho sinh viên. Lười thì đi nhậu quanh quẩn ở gần đó, còn siêng thì họ kéo nhau ra các quán nhậu ven kênh để vừa lai rai vừa hưởng khí trời.

Thời nay, không chỉ có đàn ông “chén tạc chén thù” mà phụ nữ cũng nhậu rất điệu nghệ. Trong một quán ăn nằm trên đường Sư Vạn Hạnh, Q10, dân nhậu tỏ ra khó chịu khi thấy bốn cô gái tóc xoăn, nhuộm vàng, ngồi cụng ly côm cốp, hô “dzô 100%” khí thế, kèm theo tiếng cười không biết ngượng ngùng. Qua câu chuyện rổn rảng của họ, ai cũng biết một cô bị “đại gia” đá nên chán đời rủ bạn đi nhậu. Cứ thế, các nàng “vô tư” cụng ly mà chẳng cần quan tâm đến những người xung quanh.

(Còn tiếp)

Theo Mỹ Thanh - Thu Huyền

(Kỳ 2): “Nhậu” tấn công chùa, trường học
24/09/2009 17:04 (GMT +7)

Để đáp ứng một lượng khách ngày càng tăng mạnh, trong khi mặt bằng chỉ giới hạn, nhiều người đã không ngần ngại mở quán nhậu ngay trước cổng chùa, trường học để kinh doanh. Một cảnh quan bệ rạc đã và đang diễn ra khắp nơi trong lòng thành phố, biến chốn thanh tịnh, yên tĩnh, văn hóa thành nơi nhốn nháo, ngập tràn hơi men...

>> 1001 Kiểu... nhậu!

Quán nhậu "bao vây" trường học

Trên tuyến đường Nguyễn Văn Thủ, nằm đối diện với Trường THCS Trần Văn Ơn là một quán nhậu khá bề thế. Cách trường chưa đầy 20m, quán lại lộ thiên nên nhìn khá rõ hình ảnh bên trong. Đập vào mắt học sinh và khách đi đường là những cô tiếp viên chân dài, váy ngắn cũn cỡn, những “thượng đế” say bét nhè, chân vẹo, chân xiêu.

Nhậu "phong cách": từ đồng quê

Có ông rượu vào lời ra, rồi gây gổ, đánh nhau náo loạn cả một góc phố. Cảnh tượng này diễn ra đều đặn mỗi ngày khiến cho các học sinh cứ tò mò nhìn sang. Em thì lắc đầu ngao ngán, em thì giả dạng người say, đi liểng xiểng, đầu lắc lư trong tiếng tán thưởng “giống quá, giống quá” của bạn bè, rồi cả đám phá lên cười khoái chí. Không biết khi chứng kiến cảnh này, giáo viên và phụ huynh các em sẽ nghĩ gì?

Nhậu "phong cách": Từ đồng quê

Dọc theo khu vực Thanh Đa (Bình Thạnh) có vô số các quán nhậu, hàng ăn vây quanh các trường học. Ngược về khu cư xá Bắc Hải (Q10), nơi tập trung nhiều trường học, cũng trong tình trạng bị quán xá bày bán tứ phía. Hầu hết không khí ở các quán nhậu luôn ồn ào, náo nhiệt, với đủ các loại âm thanh hỗn tạp, xô bồ. Mùi vị của các món nướng, chiên xào, tiếng cụng ly rổn rảng của quán nhậu ùa vào tận phòng học, nhiều khi làm các em không thể tập trung vào bài giảng của thầy cô. Chất lượng dạy và học từ đó cũng bị giảm đi ít nhiều.

Nguy hiểm nhất là khi chứng kiến cảnh người lớn đua nhau nhậu nhẹt, các em học sinh cũng bắt chước tập tành nhậu theo. Em T. - học sinh một trường phổ thông Q10 - cho biết: Hễ lâu lâu có dịp sinh nhật, họp nhóm hay có chuyện vui buồn gì, tụi em đều tổ chức ăn uống, nhậu nhẹt. Góp được tiền nhiều thì uống bia, tiền ít thì vài xị rượu đế. Mồi nhậu đối với tụi em cũng không cần cầu kỳ, chỉ vài con khô mực, trái xoài xanh là đủ...

Làng Đại học Thủ Đức cũng bị bao vây bởi vô số hàng quán. Chỉ dạo quanh một vòng dọc theo con đường nối từ ĐH Thể thao qua ĐH Khoa học tự nhiên, xuống ĐH KHXH&NV, ĐH An ninh, ĐH Nông lâm đã có hàng trăm quán lớn nhỏ, nằm chen chúc, liền kề nhau....


đến chốn thị thành

Quán xá ở đây rất “ăn nên làm ra” vì nườm nượp lượng khách ra vào. Đây không chỉ là nơi tập trung của sinh viên mà dân chơi, côn đồ khắp nơi cũng đổ về. Đặc biệt là vào những ngày cuối tuần, ngày lễ, các chủ quán không có thời gian để nghỉ ngơi vì phải phục vụ cho đông đảo “thượng đế”.

Nhắm vào lượng khách là sinh viên nên hàng quán trông cũng rất tạm bợ, nhếch nhác. Chỉ là một gian mái lá được che phủ bởi lều bạt, bàn ghế nhựa cũ kĩ xếp thành hàng cũng đủ trở thành quán nhậu. Làng nhậu sinh viên nên giá cả cũng phải chăng, vì thế dân nhậu đổ về đây ào ạt. Vui nhậu, buồn nhậu, không vui không buồn cũng lai rai vài chai, đấy là điệp khúc được không ít sinh viên học thuộc còn hơn bài học trên giảng đường.

Rượu vào, lời ra nên xung quanh khu vực này chuyện đánh nhau, cãi vả... không còn là đề tài lạ. Để có tiền ăn nhậu, nhiều sinh viên đã trở thành những côn đồ, thực hiện trấn lột tài sản của người khác để sa đà vào rượu chè, cá độ. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc học tập của sinh viên ngày càng sa sút. L. - sinh viên Trường ĐH Nông lâm - cho biết: “Có khi nhậu liên tiếp vài ngày liền, phải nằm bẹp một chỗ, không còn đủ sức để lên giảng đường, thế là bỏ học...”.

Cửa phật cũng khổ vì nhậu!

Không chỉ trường học bị các quán nhậu “tấn công” mà ngay cả bệnh viện, nhà thờ, chùa chiền cũng bị hàng quán “thập diện mai phục”. Điển hình phải kể đến chùa Nghệ sĩ (P11, Q.Gò Vấp) hiện đang bị bao vây bởi các quán nhậu vỉa hè. Cứ tầm 16 giờ trở đi, đoạn vỉa hè áp sát tường rào bên hông chùa Nghệ sĩ lại biến thành quán nhậu vô cùng nhốn nháo, bàn ghế bày ra thành từng dãy dài. Chân gà nướng bốc khói nghi ngút tỏa mùi thơm ngào ngạt như mời gọi thực khách, kèm theo thực đơn là khô mực, đậu phộng, hột vịt lộn... dùng với rượu đế, bia hơi, bia chai các loại.

Để cạnh tranh với quán bên cạnh, đối diện cổng chùa Nghệ sĩ cũng có một quán nhậu. Cứ tầm chiều là khách đã đông nghẹt. Tiếng cụng ly “dzô, dzô” cộng thêm đủ thứ âm thanh hỗn tạp đã làm mất đi khung cảnh thanh tịch của một ngôi chùa. Gần đó, một số quán khác với không gian sang trọng hơn, rộng rãi hơn cũng thu hút được một lượng khách đáng kể.

Tương tự, ở quận 3, dọc theo con đường Sư Thiện Chiếu, Bà Huyện Thanh Quan, chùa Xá Lợi cũng bị bao quanh bởi làng nhậu cá kèo nổi tiếng suốt nhiều năm qua. Ngôi chùa thuộc vào loại lớn nhất nhì của thành phố, nhưng luôn bị bao vây bởi mùi thức ăn, tiếng hò hét ăn nhậu của hàng ngàn người từ sáng đến chiều tối. Nhiều Phật tử ở khu vực này cho biết họ không thể tĩnh tâm niệm Phật trong tiếng la ó, cụng ly côm cốp của các quán ăn. Có thể nói, việc vô tư ăn nhậu, hò hét, đánh nhau, chèo kéo khách.. của các quán nhậu đã ảnh hưởng lớn đến cửa Phật, khiến số lượng Phật tử đến viếng chùa giảm đi không ít...

Nhậu bất kể giờ giấc

Chúng tôi có mặt tại đường Pasteur, đoạn nằm sát Trường ĐH Kiến trúc vào buổi tối một ngày cuối tuần. Mặc dù đường vẫn còn ngập nước do cơn mưa ban chiều để lại, song hầu hết các quán xá nơi chúng tôi đi qua đều đã chật kín người.

Dừng chân tại một quán nhậu vỉa hè, khó khăn lắm chúng tôi mới tìm được chỗ ngồi. Dù bận túi bụi với việc làm đồ nhắm, nhưng bà chủ quán vẫn không quên đon đả chào mời chúng tôi: “Vào đi em, ăn gì gọi, chị làm cho”. Chọn một bàn nơi góc khuất, chúng tôi có dịp quan sát kỹ quán vỉa hè này.


Nhậu tràn ra vỉa hè

Đoạn đường rộng chưa đầy bốn mét, nhưng được chủ quán tận dụng một cách tối đa, hàng chục chiếc bàn và ghế nhựa bày dọc theo một đoạn vỉa hè. Để tiết kiệm chỗ, toàn bộ xe khách được chuyển hết sang phần vỉa hè đối diện của nhà thi đấu Phan Đình Phùng. Đang chú tâm quan sát, một cô gái chừng 20 tiến đến chỗ chúng tôi. Dáng cao ráo, xinh xắn với khuôn mặt trang điểm kỹ, cô ta cười tươi và bắt đầu tiếp thị về bia Tiger.

Gọi một chai bia, chúng tôi hỏi thăm về công việc và lương bổng. Cô thật tình cho biết: lương chính thức được 1,3 triệu đồng, làm từ 4 giờ đến 11 giờ, chủ nhật nghỉ. Ngoài ra, công ty trợ cấp thêm tiền trang điểm 5 ngàn đồng/ngày. Gắp cục đá vào ly tôi, cô nói: “Thử việc thì chín trăm ngàn, không đủ chỉ tiêu cũng không sao, làm lâu sẽ được nhận chính thức, nếu vượt chỉ tiêu thì được thêm phụ cấp mười ngàn đồng/két”.

Nhậu tràn ra vỉa hè

Càng về khuya lượng khách đến quán nhậu càng đông. 22 giờ, từng chồng bàn ghế dự trữ nằm xếp chồng bên gốc cây đã được giăng kín toàn bộ vỉa hè, tràn xuống cả lòng đường dành cho người đi bộ. Kế bên chúng tôi là bàn của một ông khách đã đứng tuổi nhậu lai rai một mình.

Dường như đã ngấm bia, ông gục hẳn xuống bàn. Dưới chân là cả chục chai Tiger vứt lăn lóc. Cách đó không xa là bàn của một nhóm bạn trẻ, mặt mũi còn non choẹt, tóc nhuộm đủ màu, đủ kiểu. Nhậu được một lúc, mặt mũi ai cũng đỏ bừng. Hai cô gái trong nhóm có vẻ chịu không nổi, chạy vội ra góc cây “hò”. Quay trở lại bàn, cố làm ra vẻ tươi tỉnh, cả nhóm vẫn nâng cao ly bia “dzô, dzô” và tiếp tục cuộc vui...

23 giờ, chúng tôi tính tiền ra về. Đường phố về khuya, nhà nhà hầu hết đã đóng cửa, nhưng dọc các “con đường bia bọt”, quán nhậu vỉa hè vẫn đông như trẩy hội. Khách ăn uống ngồi tràn cả xuống đường, tiếng cười nói, tiếng cụng ly rôm rả cả một góc phố. Trên bàn, thức ăn thừa mứa, bia đổ lênh láng, rác xả bừa bãi... Góc phố, đâu đó vang lên âm thanh tiếng chổi tre của chị lao công và thấp thóang bên ven đường dáng người phụ nữ gầy gò âm thầm nhặt từng bịch nylon. Ánh đèn đường hắt xuống, bóng chị đổ dài ra lặng lẽ. Nghe nói chị ở tận miền Trung vào đây lượm rác nuôi hai con học đại học...

Theo ông Hồ Văn Vui - Trưởng CA P11, QGV thì phường đã thường xuyên tổ chức lực lượng kiểm tra các quán nhậu vỉa hè xung quanh chùa Nghệ sĩ và nhiều lần tiến hành phạt hành chính, nhưng tình hình chỉ có giảm chứ không dứt hẳn. Khi cơ quan chức năng kiểm tra gắt gao bằng cách cho lực lượng đứng chốt chặn tại chỗ thì việc kinh doanh sai trái này tạm thời chấm dứt, nhưng sau đó “đâu lại vào đấy”. Sắp tới, CA phường sẽ ráo riết triển khai kế hoạch lập lại trật tự xung quanh khu vực này.

Đại diện Ban Giám hiệu Trường THCS Trần Văn Ơn cho biết thêm: Ngay từ khi nhà hàng B.B mới khai trương, phụ huynh học sinh đã nhiều lần phản ánh vì sợ tác động xấu đến môi trường học tập của con em. Quá bức xúc, nhà trường cũng từng đưa vụ việc lên Đảng ủy P. Đa Kao, lên quận nhưng cũng chẳng ăn thua.

Đoàn kiểm tra quận xuống cũng chỉ lập được mỗi biên bản xử phạt hành chính vì lý do lấn chiếm lòng lề đường. Nhiều khi, các học sinh đang chăm chú lắng nghe giảng bài thì giật thót mình vì tiếng hò hét, tiếng cụng ly phát ra từ quán. Hi vọng chính quyền địa phương sớm có giải pháp để tình trạng trên sớm chấm dứt, không gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em”.

(Còn tiếp)

Friday, September 25, 2009

'Oai trước mắt, hại lâu dài'

Cập nhật lúc 06:44, Thứ Sáu, 25/09/2009 (GMT+7)

- Cái "lợi" trước mắt của Hà Nội và các cán bộ làm tiến sĩ, có lẽ chỉ có thể nói gọn một cách dân dã là để giải quyết "khâu oai". Nhưng nhân dân không cần cán bộ oai. Nhân dân chỉ cần cán bộ làm việc hiệu quả và không hành dân là được - Phân tích của TS Giáp Văn Dương, ĐH Liverpool.

Tiến sĩ để làm gì?

Vào đầu mỗi năm học, các trường ĐH ở Anh đều có buổi giới thiệu về trường và các khóa đào tạo của mình. Với đào tạo bậc tiến sĩ, câu hỏi “Tiến sĩ để làm gì?” thường xuyên được nhắc đến, khi thì từ phía học viên, khi thì từ phía nhà trường.

Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa: Đại học Quốc gia Hà Nội

Câu trả lời thường là làm tiến sĩ để nghiên cứu, giảng dạy trong các trường ĐH hoặc viện nghiên cứu; để dễ dàng kiếm việc ở các công ty, hoặc giúp ích cho việc thành lập công ty mới, nhất là công ty hoạt động về khoa học, công nghệ; để kéo dài thời gian ở ĐH thêm vài ba năm nữa; vì không biết làm gì khác v.v... Cũng có người nói làm tiến sĩ vì... muốn được gọi là tiến sĩ.

Nhìn vào các câu trả lời trên thì thấy rằng, các cán bộ của Hà Nội không có dự định trở thành cán bộ giảng dạy và nghiên cứu trong các trường, viện, cũng không thể gia nhập các công ty hoặc mở công ty mới vì Luật Công chức không cho phép, lại càng không phải vì họ không biết làm gì sau khi tốt nghiệp, vì hiển nhiên họ đã có việc làm rồi.

Nếu đúng như vậy, việc Hà Nội đầu tư cho cán bộ của mình đồng loạt làm tiến sĩ vì họ muốn được gọi là tiến sĩ xem ra là một đầu tư xa xỉ và sai mục đích một cách khó hiểu với lý trí thông thường.

Nếu thực sự cần tiến sĩ để đột phá tư duy, chỉ cần Hà Nội - hoặc bất cứ nơi nào khác, cấp nào khác - lắng nghe, sẽ có hàng trăm tiến sĩ trong và ngoài nước hiến kế giúp đột phá ngay lập tức, không cần phải đợi đến cả chục năm nữa.
Nếu lập luận phải có bằng tiến sĩ thì mới có tư duy đột phá, và phải có bằng tiến sĩ thì mới lãnh đạo cấp dưới được, thì điều này hoàn toàn không thuyết phục.

Nếu thực sự cần tiến sĩ để đột phá tư duy, chỉ cần Hà Nội - hoặc bất cứ nơi nào khác, cấp nào khác - lắng nghe, sẽ có hàng trăm tiến sĩ trong và ngoài nước hiến kế giúp đột phá ngay lập tức, không cần phải đợi đến cả chục năm nữa.

Nhìn ra bên ngoài, thấy nội các hiện thời của các nước Anh, Mỹ, Trung Quốc, Đức có số tiến sĩ dao động trong khoảng 5 - 50%, trong đó Anh và Mỹ có số tiến sĩ ít nhất, dù hai nước này không thiếu tiến sĩ nếu họ muốn sử dụng.

Nhìn vào trong nước, thấy những cơ quan quản lý trực tiếp của Thành ủy và UBND Hà Nội không hề và không thể có 100% là tiến sĩ, dù đến năm 2020 đi chăng nữa. Vì thế, ý kiến cho rằng phải có bằng cấp cao hơn cấp dưới mới lãnh đạo được là hoàn toàn không thuyết phục.

Không lẽ lúc đó Hà Nội cũng không chịu sự lãnh đạo của Trung ương vì đã có bằng cấp cao hơn?

Oai trước mắt, hại lâu dài

Cái "lợi" trước mắt của Hà Nội và các cán bộ làm tiến sĩ, có lẽ chỉ có thể nói gọn một cách dân dã là để “giải quyết khâu oai”. Nhưng nhân dân không cần cán bộ oai. Nhân dân chỉ cần cán bộ làm việc hiệu quả và không hành dân là được.

Theo khảo sát “Các tiến sĩ đang làm gì?” của UK GRAD Programme thuộc Hội đồng Nghiên cứu Anh trong năm 2004-2006, 50% số lượng tiến sĩ ở Anh làm việc trong lĩnh vực giáo dục, 10% trong tài chính, kinh doanh và công nghệ thông tin, 15% trong y tế và phúc lợi xã hội, 15% trong sản xuất, 5% trong quản lý công và 5% ở các lĩnh vực khác.
Cái hại trước mắt là Hà Nội tốn thời gian và tiền bạc để đầu tư vào một việc hoàn hoàn sai mục đích. Các cán bộ của Hà Nội cũng tốn thời gian và tiền bạc vào một việc hoàn toàn không cần thiết. Người dân Hà Nội chịu thiệt vì khoản tiền thuế của mình bị sử dụng không đúng chỗ, cán bộ làm việc không hiệu quả vì phải dành thời gian đi học nên lơ đãng công việc.

Cái hại lâu dài là Thủ đô sẽ trực tiếp cổ vũ cho văn hóa chạy theo bằng cấp, vốn đã hoành hành và tàn phá hệ thống công chức Việt Nam.

Nếu tất cả các địa phương cũng học theo Hà Nội thì thật kinh khủng. Sẽ cần không biết bao nhiêu tiến sĩ cho đủ. Con số phấn đấu có 20.000 tiến sĩ đến năm 2020 của Bộ Giáo dục xem ra phải tăng thêm nhiều lần mới đáp ứng được.

Vừa là công chức, vừa làm tiến sĩ theo kiểu tại chức như thế, không thể đảm bảo chất lượng đào tạo. Các vị tiến sĩ tại chức này sẽ có lý do để chiếm giữ những vị trí quan trọng trong hệ thống công quyền, tạo ra tình trạng tiến sĩ "giấy" đánh bạt tiến sĩ thật như nghịch lý hàng xấu đuổi hàng tốt trong thị trường.

Hệ thống công quyền và giáo dục đại học khi đó sẽ bị bóp méo. Công chức sẽ chỉ toàn những người háo danh. Giáo dục đại học sẽ bị biến thành giáo dục phổ thông kéo dài: cấp 4 (đại học), cấp 5 (cao học) và cấp 6 (tiến sĩ) - một thực trạng đã xuất hiện và bắt đầu phổ biến. Một cận cảnh kinh hoàng cho cả nền giáo dục đại học và hệ thống công quyền nước nhà.

Đến năm 2020, nếu 100% cán bộ do Thành ủy và 50% cán bộ do UBND Hà Nội quản lý đều là tiến sĩ theo đúng dự thảo của Sở Nội vụ Hà Nội, nhưng hiệu quả công việc không bằng các địa phương khác, như TP Hồ Chí Minh chẳng hạn, thì đó sẽ là một sự tủi hổ không chỉ cho Hà Nội, mà còn cho cả nước nói chung.

Tinh thần hiếu học trong sáng của thế hệ trẻ sẽ bị thui chột, vì thực tế chứng minh các tiến sĩ đó là vô dụng. Những người soạn thảo, đầu tư và thực hiện dự án tiến sĩ khi đó không biết chịu trách nhiệm trước nhân dân Hà Nội và cả nước như thế nào.

Tốt hơn hết, Hà Nội có lẽ nên từ bỏ kế hoạch nâng cấp toàn bộ hoặc phần lớn cán bộ của mình thành tiến sĩ, mà học tập tiêu chí lựa chọn công chức của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, đó là trung thực và thạo việc. Vì nhân dân cũng chỉ cần những công chức trung thực và thạo việc mà thôi.

  • Giáp Văn Dương

,
Gửi cho bạn bè In tin này

Vén Lên Màn Bí Mật Tại Việt Nam: Quặng Bauxite hay Quặng Phóng Xạ?

Mai Thanh Truyết


Trong hiện tại, chúng ta có thể nói một cách chính xác và không sợ phản biện là những người lính Tàu dưới dạng công nhân đang hiện diện đầy rẫy trên quê hương Việt Nam của chúng ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, giống như mọi quốc gia trên thế giới như Tây Tạng, Tân Cương, Phi Châu…những nơi có dấu chân TC khai thác các công trình quặng mỏ hay những công ty sản xuất khác tại những nơi nầy.

Cộng sản Việt Nam cũng như Trung Cộng (TC) cũng không thể nào chối cải được nhận định trên. Tại Việt Nam, người Trung hoa dù dưới dạng công nhân hay chuyên viên, mỗi khi vào một công ty nào đó đều sinh hoạt hoàn toàn riêng rẽ, nói chuyện với nhau bằng tiếng Hán mà thôi. Họ xây dựng lều trại làm nơi ăn ở, giải trí và có cuộc sống hoàn toàn cách biệt với các cộng sự viên người Việt. Thậm chí, mỗi khi có tranh cãi, họ ăn hiếp, đánh đập công nhân Việt. Thật không có gì nhục nhã cho bằng hiện tượng nầy xảy ra ngay chính trên mảnh đất quê hương của mình mà cán bộ hay công an cố tình làm ngơ trước những nghịch cảnh trên.

Những khu biệt lập nầy có thể nói rằng do TC hoàn toàn quản lý mọi sinh hoạt, không có người “lạ” nào hay cán bộ, công an Việt Nam có thể bén mãn đến được, mặc dù những công ty họ làm việc, đa số đều do người Việt quản lý.

Cho đến hôm nay, những tệ trạng trên tiếp tục diễn ra ở khắp mọi nơi, tạo nên một luồn sóng phẩn uất trong lòng người Việt, và thiết nghĩ những người công nhân lương thiện nầy sẽ có ngày đứng lên dành lại quyền công nhân thực sự và sẽ không để công nhân TC hiếp đáp mãi mãi được.

Những sự kiện tương tự cũng đã từng xảy ra ở những quốc gia có người Hán xâm nhập, đôi khi đi đến đổ máu như ở Tân Cương, Tây Tạng, và gần đây nhứt tại thành phố Alger, Algeria, qua những nguyên nhân hết sức cá nhân, nhưng từ đó xảy ra những cuộc đụng độ có tích cách chủng tộc vì sự hống hách, ức hiếp của người Hán trên mãnh đất quê hương của ngườui bản xứ.

Trở lại Việt Nam, riêng tại hai vùng hiện đang là điểm nóng ở Việt Nam; đó là Tân Rai ở Lâm Đồng và Nhân Cơ ở Đắk Nông. Hai nơi nấy hiện đang được TC phát động kế hoạch khai thác quặng mỏ bauxite từ hơn một năm nay dưới sự đồng thuận của CS VN. Sau khi không thể bưng bít được từ hơn 6 tháng nay, CSVN đã phải bạch hoá công bố hai công trình trên mặc dù đã ký kết với TC từ năm 2001 giữa Nông Đức Mạnh và Hồ Cẩm Đào qua quá nhiều áp lực của đông đảo từng lớp dân chúng ở quốc nội cũng như ở hải ngoại cảnh báo về hiễm hoạ từ môi trường, kinh tế, chính trị, và quân sự nếu để cho TC khai thác hai vùng nầy.

Nhưng trầm trọng hơn cả là trong việc nhường bước cho TC khai thác, cs VIỆT NAM để lộ ra tinh thần quốc tế vô sản (?) (mà bây giờ đã biến thành tinh thần quốc tế hữu sản chăng?) trong việc hợp tác với TC. Và đây cũng có thể được xem như là một tiến trình then chốt của việc tiến chiếm Việt Nam không tiếng súng của TC.

Ngay từ giờ phút nầy (8/2009), đã có sự hiện diện của trên 570 công nhân TC ở Tân Rai và trên 300 ở Nhân Cơ. Đây là những con số do chính Ủy Ban Nhân dân ở hai tỉnh trên công bố. Thiết nghĩ, con số thực sự chắc phải cao hơn nhiều.

Có nhiều câu hỏi được đặt ra cho tình trạng nhân sự TC ở hai địa điểm trên là, tại sao họ có mặt hơn một năm qua mà vẫn chưa hoàn tất việc chuẩn bị mặt bằng cho cơ xưởng, giải quyết các vụ đuổi nhà, chiếm cứ các vườn trồng cây công nghiệp của dân như trà, cà phê, cao su v.v…mà chỉ lo xây dựng láng trại và nhà ở cho công nhân và chuyên viên cùng những dịch vụ sinh hoạt khác như giải trí riêng biệt và cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài bằng hàng rào được thiết lập chung quanh? Đây là một tiến độ công trình rất chậm so với số lượng nhân công hiện có và thời gian thi công. Và điều nầy đang làm ngạc nhiên cho những nhà quan sát có kinh nghiệm về hoạt động công trường.

Từ đó, câu hỏi khác được đặt ra là, họ có thực tâm đến đây để khai thác quặng mỏ bauxite hay không?

Hay là họ có những dự tính thâm độc nào khác mà việc khai thác quặng mỏ bauxite chỉ là Diện để chứng minh sự có mặt của họ, và trọng tâm chính của họ là Điểm, là khai thác một công trình bí mật nào khác?

Để trả lời và khơi mở một số nghi vấn trên, cũng như qua đề tựa của bài viết, người viết xin lần lượt tạo dựng ra nhiều giả thuyết qua các thông tin có được để từ đó chứng minh sự hiện diện và hành động của TC trên mãnh đất quê hương Việt Nam.

Việc khai thác quặng mỏ Uranium

Cao nguyên Trung phần Việt Nam là một phần của cao nguyên Bolloven. Nơi sau nầy là một vùng đất bazan, chuyển hoá từ phún xuất thạch của núi lửa hàng triệu năm qua. Do đó, hàm lượng phóng xạ của vùng đất nầy rất cao so với các vùng đất tự nhiên khác. Và sác xuất có quặng mỏ Uranium cũng rất cao.

Để có khái niệm về việc khai thác quặng mỏ Uranium, sau đây là quy trình sơ lược dựa theo các nguyên tắc căn bản đang được sử dụng trên thế giới. Thông thường quặng Uranium có được là do sự phối hợp của hai chất đồng vị (isotope) Uranium: Uranium 235 và Uranium 238. U238 được xem như là đồng vị nặng vì có 3 electron nhiều hơn U235. Chính U235 mới đích thực là tác nhân tạo ra nguồn năng lượng cho nhân loại và thông thường có trữ lượng trong hỗn hợp quặng mỏ là 0,7% mà thôi.

Việc khai thác gồm:

· Quặng Uranium trong thiên nhiên cần phải được tách rời hai đồng vị 238 và 235;

· Sau đó Uranium 235 sẽ được tinh luyện hay làm giàu (enrich) để đạt được nồng độ Uranium cần thiết để ứng dụng trong nhiều mục tiêu khác nhau.

Việc tinh luyện Uranium gồm 3 phương pháp: ly tâm, khuếch tác vật lý, và dùng tia laser. Các quốc gia như Pakistan, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên hay Iran vẫn còn đang áp dụng phương pháp cổ điển là ly tâm. Trong lúc đó, ở các quốc gia phát triển khác như Hoa Kỳ và Tây Âu, hai phương pháp sau được dùng đến vì có hiệu quả và năng suất cao hơn. Muốn chế tạo ra bom nguyên tử, ít nhứt, nồng độ của Uranium cần phải đạt được là 80%. Đối với các nồng độ thấp hơn, tuỳ thuộc vào những ứng dụng khác nhau trong việc dùng trong các nhà máy phát điện nguyên tử hay các hệ thống an toàn trong một số dịch vụ thật chính xác trong quy trình sản xuất mà con người không đủ khả năng để điều chỉnh bằng tay hay mắt được.

Trung Tâm Nguyên Tử Lực Cuộc

Đây là một trung tâm nghiên cứu về nguyên tử và phóng xạ được người Pháp xây dựng từ giữa thập niên 50 ở thế kỷ trước. Hiện nay, Trung Tâm vẫn còn hoạt động. CS VIỆT NAM dùng Trung tâm nầy để sản xuất các dụng cụ, hệ thống sensor để kiểm soát hay vận hành những khu vực hiểm yếu trong các công nghệ mhư khai thác mỏ than, hay các thiết bị kiểm soát trên tàu bè, cũng như trong các lãnh vực kiểm soát các valve an toàn về áp suất hay nhiệt độ, hoặc điều chỉnh một cách chính xác việc thay đổi điều kiện trong các quy trình sản xuất. Quan trọng hơn cả là việc ứng dụng vào các valve an toàn khi có vấn đề cấp bách trong vận hành để hạn chế hay tránh tai nạn.

Hiện tại, Việt Nam đang nhập cảng nguyên liệu phóng xạ từ nước ngoài.

Câu hỏi được đặt ra nơi đây là, tại sao người Pháp cho lấp đặt Trung Tâm nầy tại Đà Lạt vào thời điểm trên, trong khi quốc lộ 20 nối liền Sài Gòn và Đà Lạt chỉ là một con lộ thô sơ, chưa được tráng nhựa đẩy đủ?

Phải có điều gì bí ẩn khiến cho họ thành lập Trung Tâm nầy?

Để trả lời hai câu hỏi trên, phải chăng là họ muốn xây dựng Trung Tâm gần nơi vùng có phóng xạ để nghiên cứu, thăm dò, và khai thác nguồn nguyên liệu phóng xạ tại chỗ?

Ngược dòng lịch sử, trong giai đoạn chiếm đóng ngắn ngũi của Nhât Bổn vào thế chiến thứ hai, họ cũng đã gởi nhiều phái đoàn địa chất để thăm dò vùng nầy. Và trong thời gian chiến tranh Mỹ-Việt, nhiều phái đoàn nghiên cứu của Hoa Kỳ cũng đi lại thường xuyên trên vùng Bolloven nầy.

Nhưng tất cả đều được giữ bí mật. Không có một báo cáo khoa học nào công bố về vấn đề trên hay cho biết vùng đất nghiên cứu có chứa nguồn nguyên liệu phóng xạ Uranium hay không?

Giả thuyết về sự hiện diện của TC trong vùng Cao nguyên Trung phần

Ngày 21 tháng 4 năm 2009, tại Công ty NWT Uranium Corp. ở Toronto, Canada, Ông Chủ tịch Tổng Giám Đốc John Lynch đã công bố bản tin sau khi họp với đối tác là Việt Nam rằng, Công ty đã đồng ý trên nguyên tắc về việc chia sẻ, khai triển và khai thác quặng mỏ Uranium ở Việt Nam. Quả thật đây là một chỉ dấu cho thấy giả thuyết có nguồn nguyên liệu phóng xạ ở cao nguyên Trung phần Việt Nam là có thật. Chính nhờ đó mới có những giao kết thăm dò và khai thác giữa Việt Nam với các đối tác khác. Và TC, đã nắm bắt cũng như biết nguồn nguyên liệu nầy, vì vậy cho nên mới thực hiện dự án khai thác quặng mỏ bauxite để đánh lạc hướng thế giới thêm một lần nữa.

Theo ước tính sơ khởi của công ty NWT thì cao nguyên có trữ lượng là 210 ngàn tấn quặng oxid uranium (U238) với nồng độ trung bình là 0,06%. Và ở một tài liệu khác cho biết hàm lượng quặng mỏ oxid uranium ở mỏ than Nông Sơn, Quảng Ngãi là 8.000 tấn quặng và có cùng một nồng độ trung bình với oxid uranium ở Cao nguyên.

Qua hai thông tin trên, một lần nữa có thể cho chúng ta có một kết luận một cách xác tín là với mức độ quan trọng về nguồn nguyên liệu nầy khiến cho nhiều quốc gia như Pháp, Nhật, và Hoa Kỳ đã biết trước nhưng không công bố mà thôi vì điều kiện an ninh của Việt Nam trong thời chiến lúc bấy giờ không cho phép.

Ngày hôm nay, TC đã biết và thay vì đến Việt Nam để khai thác nguồn nguyên liệu quý giá về phương diện quốc phòng nầy, họ đã đánh lận con đen để nói tráo qua việc khai thác quặng mỏ Bauxite.

Với hàm lượng oxid uranium kể trên, có thể ly trích và khai thác được hàng trăm Kg Uranium có nồng độc cao có thể ứng dụng vào trong kỹ nghệ quốc phòng và quân sự.

Thêm nữa có hai chi tiết sau đây để củng cố giả thuyết về việc TC đang bí mật chuẩn bị việc khai thác quặng mỏ Uranium:

  • Mỏ than Nông Sơn đã được VNCH khai thác từ năm 1961, và vẫn được vận hành từ đó đến nay, và hoàn toàn không có tai nạn nào xảy ra ở TQ. TC với tư cách nào và với lý do gì đã đem trên 200 chuyên viên vào nơi đây từ 6 tháng qua?
  • Một phần cao nguyên Bolloven nằm trên địa phận Lào đã được TC thuê mướn trong vòng 50 năm?

Hai chỉ dấu sau nầy chính là cái chìa khóa để mở toang cánh cửa bí mật giữa cs VN và TC trong việc khai thác quặng mỏ Bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam.

Việc khai thác nầy chỉ là Diện để che mắt thế giới, và Điểm chính là việc tìm kiếm, khai thác, ly trích và tinh luyện chất phóng xạ Uranium để làm tăng lợi khí “cường quốc” của Hán tộc.

Và đây mới là điểm then chốt của tham vọng quyền lực của TC với sự đồng thuận của đảng cộng sản Việt Nam.

Ảnh hưởng của việc khai thác quặng mỏ Uranium

Đứng về mặt môi trường, quy trình khai thác quặng mỏ Uranium tương đối phát thải phế thải ít hơn và dễ bảo quản cũng như kiểm soát hơn việc khai thác bauxite. Tuy hai công trình đều đem đến sự hủy diệt thảm thực vật ở miền Cao nguyên nầy, nhưng đứng về hiệu quả kinh tế, phát triển quốc gia, cũng như quốc phòng, việc khai thác Uranium chiếm nhiều ưu thế hơn cả. Lý do là trong vòng 10 năm nữa Việt Nam sẽ đưa vào hoạt động hai nhà máy phát điện nguyên tử tại Ninh Thuận, cho nên việc khai thác Uranium nầy có thể là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy, và Việt Nam có được tính chủ động không tùy thuộc vào nước ngoài để có thể bị áp lực của các quốc gia cung cấp nguyên liệu phóng xạ trên.

Thêm một điểm cần lưu ý là, nếu Việt Nam chủ động và làm chủ được nguồn nguyện liệu quan trọng và hiếm quý nầy, vị trí của Việt Nam trên thương trường quốc tế sẽ được bảo đảm cũng như tư thế chính trị cũng sẽ được nâng cao vì nguyên liệu nầy sẽ là một yếu tố quyết định trong các mặc cả trong nhiều lãnh vực nhứt là quốc phòng đối với những quốc gia khác trên thế giới.

Thay lời kết

Qua những nhận định vừa nêu trên, giả thuyết về việc khai thác quặng mỏ Uranium ở Cao nguyên Trung phần và ở Nông Sơn có tính xác tín rất cao. Và giả thuyết nầy lại là một lý giải cho sự hiện diện của những người lính dưới dạng công nhân ở hai nơi nầy.

Nếu suy nghĩ trên trở thành hiện thực, người Việt quốc gia ở quốc nội và hải ngoại phải làm gì trước những diễn biến đang xảy ra trên quê hương?

Một điều không thể chối cải được là tiến trình Hán hóa Việt Nam của TC đã thể hiện rất rõ ràng. Đây là một tiến trình tiệm tiến giống như trường hợp của Tân Cương và Tây Tạng.

Ngay sau khi chiếm đóng Trung Hoa lục địa, và nhứt là lợi dụng tình trạng còn lõng lẽo của Hội Quốc liên, tiền thân của Liên Hiệp quốc thời bấy giờ (1949), Mao Trạch Đông vội vàng chiếm đóng quốc gia Tây Turquistan và đổi tên thành Tân Cương, cũng như chiếm Tây Tạng vào năm 1959. Tiếp theo sau, chính sách Hán hóa bắt đầu thực hiện bằng cách cho người Hán nhập cư vào hai nơi nầy để rồi lần lần đồng hóa bằng những cuộc hôn nhân dị chủng. Hồ Cẩm Đào, ngày nay vẫn tiếp tục chương trình trên và kết quả hiện tại là dân Tây Tạng trở thành thiểu số trên chính quê hương mình, và dân Tân Cương chỉ còn chiếm 42% trên tổng số tại nơi đây.

Qua hai diễn biến lịch sử kể trên, Việt Nam chắc chắn sẽ nằm trong “tầm bắn” của TC trong chính sách nầy trong một tương lai không xa.

Hẳn chúng ta còn nhớ, vào những tháng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, hai món hàng dầu hỏa và quặng mỏ Uranium ở Cao nguyên đã được chính quyền thời bấy giờ mặc cả với nhiều quốc gia đối trọng khác nhau ngõ hầu cứu vãn miền Nam, nhưng bị thất bại. Và ngày hôm nay, nguy cơ nguồn nguyên liệu quốc phòng nầy sẽ lọt vào tay TC rất cao.

Chính vì thế, một trong những việc làm cấp bách hôm nay là phải cảnh báo cho thế giới biết rõ âm mưu của TC về việc khai thác quặng mỏ Uranium ở Cao nguyên và Nông Sơn, để từ đó mượn áp lực chính trị và kinh tế của thế giới để đình chỉ việc khai thác trên.

Nếu không, TC, một khi làm chủ được nguyền nguyên liệu nầy sẽ mọc “thêm râu thêm cánh” và ngang nhiên tung hoành như đi vào chỗ không người. Tinh thần Hán tộc cực đoan và chủ nghĩa bành trướng của TC càng được đẩy mạnh thêm lên qua quyển Tân Biên Sử mới của TC mà biên giới gốm thâu cả vùng Đông Nam Á, Miến Điện, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Nam Bắc Hàn v.v

Bằng bất cứ giá nào, người Việt khắp nơi sẽ không để nguồn nguyên liệu nầy lọt vào tay TC. Nếu không, Việt Nam sẽ biến thành một vùng tranh chấp quốc tế và thảm họa sẽ khó lường trong tương lai một khi đã có tranh chấp.

Việc liên kết với các quốc gia ASEAN trong giai đoạn nầy để tạo hậu thuẫn trong các cuộc tranh chấp với TC là một trong những điềiukiện tối cần thiết trong lúc nầy. Cũng cần phải nói thêm là việc kết đoàn với Ấn Độ, một đối lực ngang ngữa với TC cũng là việc nên làm. Ấn Độ cũng vừa có một quyết định sáng suốt trước hiễm hoạ TC là chấm dứt hợp đồng xây dựng đường ống dẫn dầu khí xuyên qua Ấn Độ, Miến Điện và Vân Nam (TQ). Đây là bước ngăn chặn có hiệu quả nhứt trước sự bành trướng của TC.

Sư kết đoàn giữa quốc nội và hải ngoại, giữa Việt Nam và quốc tế rất cần thiết trong lúc nầy vì chính đảng Cộng sản Việt Nam đã bất lực một khi để sự việc kể trên xảy ra cho đất nước trong lúc họ có khả ngăn chặn từ lúc đầu.

Lịch sử Việt Nam sẽ không quên tội ác kể trên!

Mai Thanh Truyết 08/2009

Ghi chú: Tin giờ chót, Theo báo Thanh Niên ngày 6/8/2009, Ông Trần Xuân Hương, Bộ trưởng Bộ Môi trường & Tài nguyên vừa công bố ngày 4 tháng 8 là Việt Nam quyết định thăm dò và khai thác quặng mỏ Uranium ở Nông Sơn, ước lượng có trữ lượng 8.000 tấn quặng oxid uranium U3O8. Việc khai thác nầy chia làm hai đợt cho đến 2020.. Đối với một số địa điểm khác, ông cũng có nêu tên tỉnh Lâm Đồng nhưng không nói cụ thể như trường hợp Nông Sơn cũng như tên Đắk Nông cũng không được nhắc tới. Phải chăng đây là hai vị trí cấm kỵ vì còn nằm dưới chiêu bài khai thác quặng mỏ bauxite của TC?

Và Ông cũng cho biết là đã ký Biên bàn ghi nhớ (Memorendum of Understanding) với Ấn Độ trong việc nghiên cứu và định hướng về công nghệ áp dụng cho việc khai thác quặng mỏ Uranium trên.

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty