TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Friday, August 27, 2010

Đoàn đại biểu thanh niên VN ủng hộ 30 000 USD cho nhân dân Châu Khúc, Trung Quo^c'

 
7/08/2010 0:30 
* Tọa đàm "Thanh niên lập nghiệp"

Sáng 26.8, tại TP Nam Ninh, Trung Quốc, chị Lâm Phương Thanh, Bí thư thường trực Ban Chấp hành T.Ư Đoàn, Trưởng đoàn đại biểu thanh niên VN tham dự Liên hoan thanh niên Việt - Trung đã đại diện đoàn trao tặng 30.000 USD tiền quyên góp ủng hộ cho nạn nhân bị thiên tai lũ lụt và lở đất tại Châu Khúc, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.

Tham dự lễ quyên góp, phía VN có Tổng lãnh sự VN tại Nam Ninh Nguyễn Anh Dũng; Chủ tịch Hội LHTN VN, Phó trưởng đoàn đại biểu VN Nguyễn Phước Lộc... Về phía Trung Quốc có Phó bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trần Tế Ngõa; Bí thư T.Ư Đoàn TNCS Trung Quốc Uông Hồng Nhạn; đại diện Ban Liên lạc đối ngoại T.Ư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ Ngoại giao, chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP.HCM Hứa Minh Lượng, cùng nhiều cán bộ Đoàn và đại biểu thanh niên hai nước.

* "Thanh niên lập nghiệp" là chủ đề cuộc tọa đàm của thanh niên hai nước VN - Trung Quốc diễn ra chiều cùng ngày tại TP Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Bí thư Thành Đoàn Hà Nội Ngọ Duy Hiểu thay mặt đoàn đại biểu thanh niên VN tham gia hoạt động tại Liễu Châu, cho biết thanh niên lập nghiệp là một trong những phong trào lớn của thanh niên VN, hiện đang nhận được sự tham gia tích cực của các bạn trẻ. Mỗi thanh niên VN ở những vị trí công việc khác nhau đang thi đua lập nghiệp bằng những hành động thiết thực...

* Chiều cùng ngày, 350 thanh niên VN tham dự Liên hoan thanh niên Việt - Trung tại TP Bắc Hải (Quảng Tây) chia làm các nhóm: du lịch, giáo dục, y tế, cơ quan và nông nghiệp để tọa đàm với thanh niên, quan chức tại TP Bắc Hải.  

Lệ Chi - Phan Hậu (từ Trung Quốc) - TTXVN

Thursday, August 26, 2010

"Khu lăng mộ triệu đô của đại gia đất Cảng" và "Bi kịch người phố cổ sống trên... nóc nhà vệ sinh"

Khu lăng mộ triệu đô của đại gia đất Cảng

Quần thể lăng mộ của ông Vũ Hồng Khánh "ngự" trên mảnh đất rộng hơn 3.000 m2 giữa TP Hải Phòng. Để hoàn thành ngôi mộ "độc nhất vô nhị" này, ước chừng ông Khánh đã bỏ ra hơn 1 triệu USD.

Ông Vũ Hồng Khánh sinh ra trong ra đình công chức nghèo tại phố Cảng, từng tốt nghiệp khoa Chế tạo máy, ĐH Bách Khoa Hà Nội. Vốn ham mê sáng tạo máy từ nhỏ, chàng kỹ sư trẻ Vũ Hồng Khánh đã sớm nổi danh với những sáng chế máy như: chế biến xà phòng, máy ép gỗ, ép mùn cưa, máy cải tạo đồng cói, máy ép cói, máy chẻ cói, máy đan cói xuất khẩu, rồi đủ các loại máy móc phục vụ nông dân như máy cày, máy gặt, máy tuốt lúa, máy cắt cỏ…

Nhưng sáng tạo khiến ông "nức danh" nhất phải kể đến việc chế tạo máy uốn vành xe đạp bằng inox. Sáng chế này đã đem lại nhiều giải thưởng, bằng khen, bằng sáng tạo khoa học ViFOTEC. Đặc biệt, việc mở doanh nghiệp cung cấp vành xe đạp inox khắp Việt Nam và xuất khẩu sang Lào, Campuchia đã đưa tên tuổi Vũ Hồng Khánh lên hàng "đại gia" bậc nhất Hải Phòng thời bấy giờ.

Giờ chàng kỹ sư ngày nào đã trở thành ông lão 70 tóc muối tiêu, ông khề khà kể: "Cả tuổi trẻ cống hiến cho khoa học, làm bạn với dầu mỡ. Giờ về già, tôi chỉ khao khát tự tay xây mộ cho mình lúc nằm xuống".

Vậy là, để thỏa khao khát ông đã ngắm cho mình mảnh đất tại quận Kiến An, Hải Phòng làm nơi... yên nghỉ. Ông gặp tất cả những hộ dân xung quanh mảnh đất để thỏa thuận, ngã giá mua lại đất để mảnh đất được rộng rãi, vuông vức, dù đắt cỡ nào ông cũng mua. Cuối cùng, với 9 tỷ đồng, ông đã "có trong tay" mảnh đất 3.000 m2.

Để bắt tay xây dựng lăng mộ cho mình, ông Khánh đã khăn gói quả mướp vào tận khu vực núi Nhồi, Thanh Hóa để tự tay chọn những khối đá đẹp nhất, đắt nhất. Ông bảo: "Đá xanh, đá đen đủ tiêu chuẩn phải nguyên khối, nguyên tảng, không có đường vân dù chỉ nhỏ bằng sợi tóc, không màu sắc pha tạp". Vì thế, ông Kha không dùng cách khai thác bằng nổ mìn mà dùng sức người khai thác, bởi theo ông, đá khai thác bằng nổ mìn sẽ om, sức bền không tốt. Mỗi tảng đá như thế giá từ 10-30 triệu đồng.

Sau 5 năm cần mẫn làm việc của 3 anh em họa sĩ Trần Minh Tuấn cùng hàng trăm thợ lành nghề, khu trung tâm lăng mộ đã được hình thành.

 

Mô tả ảnh.

Khu trung tâm lăng mộ rộng chừng 200m2, lẩn khuất sau những hàng cau vua rợp bóng.

 

Mô tả ảnh.

Cổng vào lăng mộ được dựng bằng hai cột đá đen, mái cổng là một tấm đá đen lớn.

 

Mô tả ảnh.

Ở giữa lăng mộ là khối đá đen nặng 10 tấn, mặt trước là những dòng chữ khắc nội dung kể tài năng cũng như đóng góp của ông cho xã hội. Trên cùng tháp đá bức tượng bán thân của ông Khánh được chạm khắc tỉ mỉ.

 

Mô tả ảnh.

Toàn bộ phần khuôn viên lăng mộ đều được xếp bằng những khối đá trắng lớn, được mài giũa rất khít. Hầm mộ sâu trong lòng đất 4m, được bao bọc bởi những phiến đá khổng lồ, mỗi khối nặng 2,6 tấn. Ông Khánh dặn lại, khi nào ông và vợ nằm xuống, các con sẽ rút hết nước, nhấc nắp lăng mộ đưa thi hài ông và vợ xuống. Sau đó, sẽ cho nước lên nắp hầm cho... mát mẻ.

 

Mô tả ảnh.
Công trình được đặt tên là "vườn treo Babylon" gồm 3 bậc sàn bằng đá, 24 cột đá và một mái đá lớn. Ông Khánh coi đây là nơi nghỉ ngơi, thưởng trà.

 

Mô tả ảnh.
Vị đại gia này muốn xương cốt của mình nằm vĩnh hằng dưới một lớp nước để tạo sự kín đáo, yên tĩnh và cũng là để con cháu đời sau được tự hào về khả năng của ông cha mình.

 

Mô tả ảnh.

Căn biệt thự của ông Vũ Hồng Khánh "ngự" bên cạnh khu "lăng mộ triệu đô".

(Theo Zing)

"Bi kịch người phố cổ sống trên... nóc nhà vệ sinh"
,
Nếu như trên các tuyến phố mới ở Hà Nội, nhà siêu nhỏ, siêu mỏng là hệ quả của việc giải phóng mặt bằng, mở đường, thì ở khu phố cổ, bao đời nay, những căn nhà "hộp diêm" như là một "đặc trưng".
 
Những con ngõ như...địa đạo
 
Phố Hàng Đường, Hàng Ngang và những tuyến phố lân cận là nơi người dân sống như dưới... địa đạo. Khác với vẻ ngoài hào nhoáng, tinh tươm, phía sau những cửa hàng này là "hệ thống" nhà tầng kiên cố đã bạc màu thời gian như dính liền với nhau. Những con ngõ nhỏ vừa đúng một người đi, sâu hút, tối om. Nơi đó những căn nhà siêu nhỏ, vẫn đang tồn tại cùng cuộc sống chật chội đến ngạt thở. "Sống lâu đâm ra quen, giờ cũng thấy... bình thường" - bác Thanh ở ngõ 55 Hàng Ngang nói.
 
"Căn nhà" của gia đình anh Hà Đình Thành rộng khoảng 3m².
 
Ngõ 55 Hàng Ngang là một lối đi hẹp đến mức nếu không chú ý kỹ người ta dễ lầm tưởng đó chỉ là khoảng không làm ranh giới giữa hai căn nhà. Lối đi đã thấp và hẹp, lại được chắn ngang bởi một quán trà đá. Để vượt qua quán trà bước vào "địa đạo", chúng tôi phải trả lời hàng loạt câu thắc mắc của chủ quán: "Vào đấy hỏi ai?", "Không biết đường đừng vào!"...
 
Đặt chân bước vào ngõ là cảm giác lành lạnh. Lạnh bởi lối đi vừa hẹp, vừa tối, vừa thấp vừa ngoằn ngoèo. Con ngõ ngày tối đến mức, người ta phải thắp bóng điện suốt 24/24 giờ. Những chỗ ánh sánh của đèn điện không phủ đến, thì chúng tôi phải bật điện thoại để... soi đường. Thật bất ngờ khi hai bên ngõ này là... nhà ở.
 
Lòng vòng qua những ô cửa tối, lại đi xuống một cầu thang khác hun hút sang ngõ Nội Miếu. Không ai có thể giấu nổi sự ngạc nhiên đến lạ lùng nếu lần đầu đặt chân tới đây khi đang ở phố này,  bỗng chốc lại sang phố khác khi chỉ cần qua mấy cầu thang gỗ.
 
Các ngõ sâu hút của phố Hàng Buồm cũng không khác gì mấy so với Hàng Ngang. Mới đầu nhìn, ai cũng nghĩ chỉ có một hộ gia đình ở, nhưng không phải vậy. Bên trong căn hộ này, còn rất nhiều gia đình khác sinh sống hàng chục thậm chí hàng trăm năm rồi.
 
Nhà ở dưới gầm cầu thang
 
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn tìm hiểu về chuyện nhà cửa, sinh hoạt của những người dân phố cổ ở Hàng Vải, phường Hàng Bồ (Hoàn Kiếm - Hà Nội) ông Hoàng Văn Chinh, Trưởng ban Công tác mặt trận Khu dân cư số 6, phường Hàng Bồ dẫn chúng tôi tới ngõ 33. Ông Chinh cho biết, ngõ 33 là nơi quần tụ của hàng trăm nhân khẩu.
 
Từ phố lớn Hàng Vải, lách qua mấy con hẻm nhỏ cứ ngỡ như lạc vào một thế giới khác. Con hẻm bé tẹo hun hút, tối om như mực. Khi gặp người đi ngược chiều, cả hai phải nghiêng người "lách" mới lọt. Sự ồn ào của phố thị được thay bằng sự tĩnh lặng đến "rờn rợn". Đang lúi húi dò đường, ông Chinh rẽ vào một ô nhỏ tối om, thò tay bật chiếc đèn sợi đốt đỏ quạch. Trước mắt chúng tôi là "mật thất" của 3 nhân khẩu nhà anh Hà Đình Thành.
 
Đó là một góc chân cầu thang của căn hộ tập thể dễ đến cả trăm tuổi. Hai bên lối vào cầu thang chừng 2m chất đầy nồi niêu, xô chậu, bát đũa. Bên tường treo đầy quần áo, cạnh đó là bếp ăn không thể bé hơn. Chúng tôi băn khoăn về nơi ăn ngủ, học hành của lũ trẻ nhà anh Thành; ông Chinh liền mò mẫm sau đống quần áo treo bên bờ tường rồi mở toang cánh cửa bên mé cầu thang làm lộ ra "chiếc hộp" rộng chừng 3m2. Khoảng không gian ước chừng chỉ để vừa vặn một chiếc xe máy. Đó là nơi 3 nhân khẩu gia đình anh Thành sinh sống.
 
Bên trong căn hộ 3m² của gia đình anh Thành.
Bên trong căn hộ 3m² của gia đình anh Thành.
 
Bà Võ Thị Nga, cán bộ Ban chấp hành Hội phụ nữ phường Hàng Bồ cho biết: Gia đình anh Thành thuộc diện hộ nghèo. Là người gốc phố cổ nhưng khi lập gia đình chẳng có chốn nương thân. Cám cảnh, bà con khu phố họp nhau và đồng ý cho vợ chồng anh nương náu tại chân cầu thang khu tập thể. Chính quyền phường tạo điều kiện cho anh làm chân bảo vệ để kiếm đồng ra đồng vào. Hàng nước của chị Dung (vợ anh) cũng là tiền bà con trong tổ đóng góp lại. Gia đình khó khăn nhưng bù lại cháu Thủy rất chăm ngoan học giỏi. 10 năm liền Thủy đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.
 
Biết làm sao...
 
Chưa hết bàng hoàng với "căn hộ" nhà anh Thành, chúng tôi lại bị "sốc" với khu nhà của hộ ông Trần Đăng Tuyền.
 
Nằm trên nhà vệ sinh của khu phố ngõ 33, Hàng Vải, bốn bề được quây bằng cót ép mỏng, nhìn qua không ai nghĩ đó là nơi ăn ở của 8 con người.
 
Năm 1977, ông được bố mẹ vợ cho một căn nhà có diện tích vỏn vẹn 5m2 nằm kề với khu vệ sinh chung của cả khu phố. Trong diện tích chật chội đó, lần lượt tách làm 2 hộ khi các con ông lập gia đình. Để có nơi đặt chân cho ngần ấy con người, ông Tuyền buộc phải cơi nới thêm gác xép mà vẫn không đủ. Cực chẳng đã, vợ chồng ông xin khu phố lợp tôn, quây liếp trên nóc nhà vệ sinh để ở. Không gian nặng mùi xú uế. Dù vẫn biết ở như thế là ô nhiễm nhưng vẫn may chán là vì còn có chỗ chui ra chui vào!
 
Sau khi cơi nới, ông Tuyền dành hẳn một phòng rộng... 3m2 cho vợ chồng anh con trai. Nhìn căn phòng bé tẹo, bên tường treo chiếc ảnh cưới của vợ chồng trẻ, tường đối diện treo lủng lẳng vài bộ quần áo mà chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Dưới chân cầu thang là cửa của nhà vệ sinh chung, trước cửa bà Nhung (vợ ông) đang đứng nấu cơm. Bà nói như phân trần: "Đây là chỗ duy nhất có thể đặt bếp của nhà tôi, biết làm sao được cô ơi!!!".
 
Theo GĐ&XH

"Hải quân phối hợp hoạt động với Đoàn" hay la` kiềm chế để tuyên truyền

Vùng 2 hải quân phối hợp hoạt động với Đoàn

TT - Sáng 25-8, tại Nhơn Trạch (Đồng Nai) đã diễn ra lễ ký kết chương trình phối hợp hoạt động giữa các đơn vị thuộc vùng 2 hải quân với bảy tỉnh, thành đoàn khu vực Đông Nam bộ, đồng bằng sông Tiền, sông Hậu từ nay đến năm 2012.

Theo cam kết, các đơn vị sẽ tăng cường tuyên truyền, giáo dục để cán bộ, người dân địa phương ở tỉnh thành ven biển nhận thức sâu sắc và có những hành động cụ thể góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Đồng thời các bên sẽ phối hợp tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên...

H.THANH

3.000 đại biểu thanh niên Việt Nam "Theo chân Bác Hồ vĩ đại" làm nô tài

Hơn 10.000 đại biểu dự Liên hoan Thanh niên Việt - Trung
,

- 3.000 đại biểu thanh niên Việt Nam sẽ tham gia Liên hoan Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc từ 25 - 29/8 tại tỉnh Quảng Tây.

Đoàn đại biểu Trung Quốc tham gia Liên hoan gồm 7.000 thanh niên của tỉnh Quảng Tây và 300 người từ 30 tỉnh, thành phố, khu tự trị.

Mô tả ảnh.
Họp báo sáng 16/8 tại TƯ Đoàn về Liên hoan Thanh niên Việt - Trung. Ảnh: DT
Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam chia thành 7 nhóm đi 7 thành phố và tham gia các hoạt động chính như: Lễ khởi động Liên hoan tại cửa khẩu Hữu Nghị; hoạt động của thanh niên hai nước "Theo chân Bác Hồ vĩ đại"; thăm một số di tích gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam; thăm và giao lưu các nhà máy, giao lưu văn hóa, thể thao; tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, vì cộng đồng...

Các hoạt động chính tại Liên hoan Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc sẽ diễn ra ở 7 thành phố: Liễu Châu, Quế Lâm, Bắc Hải, Khâm Châu, Cảng Phòng Thành, Bách Sắc, Sùng Tả và kết thúc tại thành phố Nam Ninh.

Đặc biệt vào đêm Liên hoan Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc tại Nam Ninh ngày 28/8 sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc sắc của tuổi trẻ hai nước với sự tham gia của khoảng 32.000 thanh niên.

Đây là một trong những hoạt động nhân kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao song phương và Năm Hữu nghị Việt - Trung 2010 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng các bộ, ngành liên quan tổ chức. Liên hoan Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc nhằm mục đích vun đắp tình hữu nghị, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa thế hệ trẻ và nhân dân hai nước, góp phần tăng cường quan hệ "đối tác hợp tác chiến lược toàn diện" Việt - Trung.

Tại cuộc họp báo sáng nay (16/8) ở Hà Nội, ông Bùi Quốc Hùng, phó Trưởng Ban Quốc tế TƯ Đoàn cho biết, Trung Quốc khẳng định đã chuẩn bị chu đáo trong việc đón tiếp các đại biểu thanh niên Việt Nam cũng như tổ chức Liên hoan ở mọi khâu từ an ninh tới lễ tân, hậu cần hay y tế.

Báo chí trung ương Trung Quốc cũng đã đưa tin về sự kiện này. Tân Hoa xã dẫn lời phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Tây trong một cuộc họp báo rằng "đây là một trong những sự kiện quan trọng được tổ chức cho Năm Hữu nghị Việt - Trung năm nay".

  • Diệu Thúy

Chương Trình Đào Tạo Nô Tài

Chùm ảnh: Khởi động Liên hoan Thanh niên Việt - Trung

- 3.000 thanh niên Việt Nam đã tới tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc dự Liên hoan Thanh niên Việt - Trung kéo dài tới 29/8.

Tại Quảng trường Hữu nghị quan ở thành phố Bằng Tường, khoảng 1.500 thanh niên Việt Nam, Trung Quốc đã cùng tham gia lễ khởi động chương trình Liên hoan.

Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam chia làm 7 nhóm đi 7 thành phố (Liễu Châu, Quế Lâm, Bắc Hải, Khâm Châu, Cảng Phòng Thành, Bách Sắc, Sùng Tả), tham gia các hoạt động chính như hoạt động của thanh niên hai nước  "Theo chân Bác Hồ vĩ đại", thăm các di tích lịch sử gắn liền với cách mạng Việt Nam, tham dự các hoạt động văn hóa thể thao cũng như bảo vệ môi trường.

Chiều 25/8, lễ đón đoàn Việt Nam tới Khâm Châu đã diễn ra tại cửa khẩu Đông Hưng. Buổi tối cùng ngày, lãnh đạo thành phố Khâm Châu đã có buổi gặp mặt các đại biểu thanh niên Việt Nam.

Ngày 26/8, những hoạt động trong khuôn khổ chương trình Liên hoan Thanh niên Việt - Trung sẽ tiếp tục diễn ra tại các thành phố của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Sau khi tham dự hoạt động ở 7 thành phố, các đại biểu thanh niên Việt Nam sẽ cùng tham dự các hoạt động lớn của thanh niên hai nước tại thành phố Nam Ninh.  Vào đêm Liên hoan Thanh niên Việt - Trung tại Nam Ninh ngày 28, sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc sắc của tuổi trẻ hai nước với sự tham gia của khoảng 32.000 thanh niên.

Đoàn đại biểu Trung Quốc tham gia Liên hoan gồm 7.000 thanh niên của tỉnh Quảng Tây và 300 người từ 30 tỉnh, thành phố, khu tự trị.

Đây là một trong những hoạt động nhân kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao song phương và Năm Hữu nghị Việt - Trung 2010.

Dưới đây là những hình ảnh đầu tiên về sự kiện này:

Mô tả ảnh.
 Lễ đón đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam tới Khâm Châu
tại cửa khẩu Đông Hưng

Mô tả ảnh.
Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam tới cửa khẩu Đông Hưng

Mô tả ảnh.
Lãnh đạo đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam chụp ảnh cùng
lãnh đạo thành phố Khâm Châu, lãnh đạo đoàn đại biểu thanh
niên Trung Quốc

Mô tả ảnh.
Thiếu nhi Khâm Châu chào mừng đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam
tới thành phố

Mô tả ảnh.
Giao lưu văn nghệ giữa lãnh đạo thành phố Khâm Châu, lãnh
đạo đoàn thanh niên Việt Nam, Trung Quốc và đại biểu thanh niên
Việt - Trung
  • Diệu Thúy (từ Khâm Châu, Trung Quốc)
    Ảnh: Chu Ngọc
,

Hà Nội: Bàng hoàng 100 ngôi mộ “mất tích” trong đêm

Sau một đêm ngủ dậy, tất thảy người dân phường Dương Nội, quận Hà Đông (Hà Nội) đều bàng hoàng khi thấy gần 100 ngôi mộ của người thân táng tại nghĩa trang Đồng Chưa của phường bỗng dưng bị "chôn" thêm một lần nữa.

TIN BÀI KHÁC

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Gần một nửa nghĩa trang không hiểu vì sao lại ngập sâu trong hàng nghìn mét khối bùn đất khiến bà con không thể tìm thấy hoặc phân biệt được đâu là phần mộ của thân nhân gia đình mình. Tệ hại hơn, tất cả những ngôi mộ này đều thuộc diện hung táng và chưa kịp bốc hài cốt theo phong tục.

Quặn lòng người sống

Chúng tôi về Dương Nội đúng ngày xá tội vong nhân (Rằm tháng 7). Trong khi khắp nơi đang chuẩn bị cho ngày lễ Vu Lan cổ truyền thì tại đây, dưới cơn mưa tầm tã, hàng chục gia đình có phần mộ người thân đang bị vùi lấp dưới lớp bùn đất vẫn đội mưa đứng bên nghĩa trang.

Những nén nhang cháy dở, tiếng khóc, than vãn nỉ non, vàng mã ướt nhẹp cuốn theo từng cơn gió bay tứ tung khắp bãi tha ma. Bất chấp mưa gió bão bùng, những hộ dân này vẫn kiên nhẫn mặc áo mưa lội bì bõm trong bãi bùn cố tìm lại phần mộ người thân nhưng giờ chẳng khác nào mò kim đáy bể.

Người dân Dương Nội vẫn vô vọng tìm mộ người thân dưới cơn mưa tầm  tã
Người dân Dương Nội vẫn vô vọng tìm mộ người thân dưới cơn mưa tầm tã

Ông Đặng Bá Tám, trú tại tổ dân phố Quyết Tâm, phường Dương Nội vừa đưa cánh tay áo đẫm cả nước mưa và nước mắt cho biết: "Nhà tôi có 5 ngôi mộ bao gồm mộ anh trai, chị gái, mộ ông cụ thân sinh… bây giờ tất cả đều ngập trong bùn không thể biết được các cụ nằm ở chỗ nào nữa. Gia đình đã huy động tất cả anh em, con cháu ra đây từ mấy hôm nay để đào bới, khoanh vùng mà tìm, nhưng bất lực vì tất cả đều đã chìm sâu dưới 3-4 mét bùn đất.

Câu chuyện đau lòng tại nghĩa trang Đồng Chưa, phường Dương Nội bắt đầu từ sáng 22-8-2010 khi ông Nguyễn Hữu Châu, một cư dân tại đây đi làm đồng sớm phát hiện một nửa bãi hung táng của nghĩa trang đã bị ai đó đổ phế thải xây dựng lấp mất. Hốt hoảng, ông Châu lập tức chạy về báo tin cho những gia đình có phần mộ thân nhân chôn cất tại đây rồi lên thẳng UBND phường báo cáo sự việc.

Khi người dân có mặt tại nghĩa trang, ai cũng bàng hoàng bởi lượng đất bùn đổ vào đây quá nhiều, phải đến cả trăm xe ô tô trọng tải lớn, loại 15 hoặc 25 tấn chuyên chở VLXD với khối lượng lên tới cả nghìn mét khối. Tất cả những việc làm này sau đó được xác định chỉ diễn ra chóng vánh trong đêm 21 rạng sáng 22-8. Sau khi đi kiểm tra sơ bộ, người dân đã thống kê có ít nhất 70 ngôi mộ chưa được cải táng đã bị chôn vùi trong đó có cả mộ bố ông Châu.
 
Trường hợp gia đình ông Nguyễn Xuân Minh cũng đau lòng không kém. Trong tiếng khóc sụt sùi, ông Minh đau đớn nói: "Tôi không thể hình dung nổi cảnh tượng này. Tại sao trên đời này lại có kẻ độc ác và vô lương tâm đến thế? Bây giờ chúng tôi biết làm gì với khối lượng bùn đất khổng lồ này".
 
Nhà ông Minh có ít nhất hai ngôi mộ bị "chôn" sâu dưới bùn, trong đó mộ bố, mộ mẹ ông đã không thể xác định được vị trí. Cả cụ ông và cụ bà thân sinh của ông Minh mới mất năm 2006 và 2008, gia đình đang có dự định cải táng vào cuối năm nay. Nhưng trước sự việc này chắc chắn dự định nói trên sẽ không thể thực hiện được.
 

Nghe tin dữ xảy ra tại nghĩa trang của phường, cụ Nguyễn Văn Chinh năm nay 74 tuổi hiện là Trưởng ban khánh tiết làng La Cả thuộc tổ dân phố Hoàng Hanh, phường Dương Nội cũng đội mưa ra hiện trường cho biết: "Nghĩa trang Đồng Chưa là nơi mai táng người chết chủ yếu của địa phương chúng tôi. Khu nghĩa trang nằm sát bên đường Lê Văn Lương kéo dài nhưng chưa thuộc diện phải di dời. Việc đổ trộm phế thải lấp đi nhiều phần mộ là hành động không thể chấp nhận được. Đây là hành vi vô đạo đức, xâm hại mồ mả của một số người. Chúng tôi đã báo cáo vụ việc ngay hôm đó lên UBND phường Dương Nội, rất mong sẽ sớm tìm ra thủ phạm. Nhìn cảnh tượng này, những người sống đau lòng lắm. Mộ mẹ tôi cũng đang bị vùi dưới bùn".

 Liệu có tìm ra thủ phạm?

Ông Trịnh Như Hà - Phó Chủ tịch UBND phường Dương Nội cũng không giấu nổi sự căm phẫn: "Các anh về chứng kiến thì biết, rất nhiều ngôi mộ bị vùi dưới độ sâu 3-4 mét bùn đất ai mà không đau lòng. Nhà tôi tuy không có mộ bị lấp, nhưng trong dòng họ, gia tộc cũng có mấy trường hợp".

Ông Hà cũng cho biết, số lượng bùn đất này được xác định là bùn đất lấy lên từ những bãi cọc khoan nhồi của một trong số các công trình xây dựng đang tiến hành dọc đường Lê Văn Lương. Sau sự cố hy hữu xảy ra, ngày 22-8 xã đã khắc phục tạm thời bằng cách trích ngân sách địa phương thuê xe bốc đi được 5 chuyến. Tuy nhiên, do số bùn đất quá lớn, lại gặp mưa lớn, bùn nhão bị tuồn xuống phía dưới nghĩa trang nên máy xúc không thể tiếp tục làm việc được.

"Chúng tôi mới liên hệ với một số đơn vị để đặt vấn đề thuê phương tiện và nhân công nhằm xử lý triệt để cho nhân dân, tuy nhiên phía thi công đòi giá 90 triệu đồng nhưng cũng chỉ đưa bùn đất lên mặt đường, còn đổ đi đâu… kệ địa phương. Người dân sốt ruột, còn chúng tôi cũng đang cố gắng tìm cách khắc phục sớm nhất" - ông Hà cho hay.

Đường Lê Văn Lương kéo dài đoạn đi qua nghĩa trang Đồng Chưa của phường Dường Nội hai đầu đều có trạm barie bảo vệ của đơn vị thi công công trình. Điều đáng nói là có 1 trạm chỉ cách khu vực nghĩa trang khoảng hơn 100m và tất cả các xe tải đi qua khu vực này đều phải qua gác chắn kiểm soát.

Thế nhưng, khi lãnh đạo phường Dương Nội làm việc với trạm bảo vệ để tìm hiểu xem xe của doanh nghiệp nào đã làm việc trên vào đêm 21-8 thì nhận được câu trả lời là không hề hay biết. Số lượng đất bùn được đổ xuống nghĩa trang là rất lớn, trong một đêm phải có nhiều chuyến xe chạy vào đây. Thậm chí, sau khi đổ ra một số lượng lớn, đối tượng còn cho máy vào ủi số đất bùn trên xuống ngập hết nghĩa trang. Việc làm công khai, diễn ra trong khoảng thời gian dài nên việc gác chắn barie ở đây nói không biết là khó chấp nhận.

Hiện tại, vụ việc đã được UBND phường Dương Nội báo cáo với Cảnh sát môi trường quận Hà Đông và các cơ quan chức năng. Theo ông Hà, việc tìm thủ phạm không phải là vấn đề khó.

"Một việc làm vi phạm pháp luật, táng tận lương tâm và vô đạo đức thế này cần nhanh chóng điều tra để có biện pháp xử lý thích đáng" - ông Hà cho biết.

Theo ANTĐ

,

Khoảng lặng đằng sau nhà máy lọc dầu Dung Quất

SGTT.VN - Bây giờ ai về Dung Quất cũng thấy hào nhoáng bởi sự có mặt của nhà máy lọc dầu bề thế và hàng loạt công trình vệ tinh đồ sộ xung quanh. Thế nhưng, khi đi vòng ra phía sau những công trình hừng hực ấy, tìm đến những người dân từng nhường đất tổ tiên cho đại công trình Dung Quất, tôi như lọt vào một khoảng lặng, rất buồn!

Một góc xóm Động, nơi người dân tự dựng lều để mưu sinh dọc theo sông Đầm, đằng sau đại công trình Dung Quất. Ảnh: Phạm Anh

"Nhà tui hồi đó ở đằng kia, bây giờ còn thấy cây dừa lá rách xơ xác mướp đó!" Ông Bùi Hụi, 60 tuổi ở xóm Động, thôn Tuyết Diêm 1, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi đưa cánh tay đen đủi chỉ về hướng có khu bể chứa sản phẩm lọc dầu.

Lặng thầm xóm Động

Giọng nói của ông Hụi có âm hưởng buồn. Mà làm sao vui cho được khi sinh ra, lớn lên trong ngôi nhà, mảnh vườn, rồi đùng một cái phải nhường lại cho "bêtông cốt thép". Hỏi vì sao không về đất tái định cư, ông Hụi bảo, về đó có nước... cạp đất.

Ông Hụi vốn sống bằng nghề biển, mà nơi đất tái định cư lại cách đây cả chục cây số. Khổ nỗi, từ nhỏ đến lớn ông Hụi chỉ quen ngồi trên thuyền leo trên đầu ngọn sóng để đi. "Giờ biểu ngồi trên xe đạp, xe máy chạy, có cho tiền tỉ tui cũng... bó tay". Và đó là lý do sau khi giao 400m2 đất cho công trình bể chứa sản phẩm dầu khí, ôm 80 triệu đồng trong tay, vợ chồng ông Hụi lên khu tái định cư hơn một năm rồi quay về làm cái chòi ở tạm ven sông Đầm, nương theo con nước thuỷ triều để kiếm sống tạm bợ qua ngày.

Ông bảo, bao giờ Nhà nước không cho ở thì thôi, còn cho thì ông sẽ ở nơi này đến khi nào hết lao động nổi mới về khu tái định cư. Hằng ngày ông Hụi leo lên chiếc thúng chai thả 30 tấm rập ven bờ sông để bắt cá, cua bán đổi lấy gạo. Hôm nào khoẻ, ông leo lên thuyền đi bạn, cứ 2 giờ sáng đi, gần trưa lại về.

Không chỉ gia đình ông Hụi, mà ở cái xóm Động này, mỗi chòi lá là một cảnh đời khó nhọc... Bởi từ khi họ nhường đất rồi, cuộc sống của họ không khá hơn ngày trước bao giờ. Theo chân ông Hụi, tôi lội dọc mé sông leo lên nơi ở của vợ chồng anh Trương Ngọc Kinh. Bước vào nhà, thấy anh Kinh khó nhọc tay chống gậy, chân lê từng bước, tôi mới nhớ lời ông Hụi: "Thằng Kinh mới tội, nó bị liệt hai chân". Hỏi chuyện, anh Kinh cho biết, trong một lần theo thuyền ngư dân đảo Lý Sơn đi lặn ở Trường Sa, anh gặp phải con "nước độc" nên liệt toàn thân. Sáu bảy năm chữa chạy khắp nơi, hết nhà hết cửa, hết luôn mấy chục triệu tiền đền bù hỗ trợ nhà và đất, đôi chân anh Kinh mới được như bây giờ.

Anh kể, hai vợ chồng sống dựa vào con thuyền nan nhỏ, hàng ngày đánh lưới ven sông. Chuyện lò cò xuống thuyền đi đánh cá, bị té ngã lăn cù là chuyện cơm bữa. "Phải chi được nhận mấy chục triệu của tập đoàn Dầu khí thì đỡ biết chừng nào. Họ biểu vợ chồng tui vi phạm, tui chấp nhận vì nhờ ở sát mép sông tui mới sống được, chứ nếu về khu tái định cư thì gia đình tui chết đói thôi...", anh nói.

Ông Phùng Mười, 60 tuổi, một chủ quán tạm ven đường cho biết sau một thời gian ở khu tái định cư không cách gì để mưu sinh, nên phải quay về. "Hồi đi tái định cư, một đứa con đậu vào đại học Y dược TP.HCM, một đứa thì đang học cấp 3. Nói thiệt, nếu không về đây buôn bán có lẽ con tui giờ đi làm công nhân chứ không thành bác sĩ, kỹ sư như bây giờ..."

Bên lý bên tình

Như chim vào lồng

Lang thang ở các khu tái định cư ở Dung Quất, tôi gặp nhiều cảnh éo le. Như ông Phạm Ảnh ở khu tái định cư tây bắc Vạn Tường, xã Bình Trị. Quê ông Ảnh ở xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, vốn sống bằng nghề nông. Về nơi ở mới, gia đình ông chẳng có một miếng đất làm nông. Bí thế, ông Ảnh phải chạy vạy xin nước cơm, đồ ăn thừa ở các nhà, quán mang về nuôi heo. "Vợ chồng tui nuôi ba đứa con còn ở tuổi đi học, mà không có nghề ngỗng gì trong tay". Ông Ảnh tặc lưỡi rồi tự an ủi: "Kệ bà nó, cứ tới đâu hay tới đó, chứ biết làm sao!" Còn bà Nguyễn Thị Cảnh (50 tuổi) kể: "Ba tháng đầu về đây phải thắp đèn dầu. Còn giếng thì phải bỏ tiền ra đóng, mất khoảng 3,5 triệu đồng. Ở nhà quê, muốn chăn nuôi con bò, con heo nhưng đất quá chật. Mà nếu có nuôi cũng chẳng biết lấy gì cho chúng ăn".

Có bận trao đổi với tôi, ông Lê Quang Sơn, chủ tịch UBND xã Bình Thuận nói buồn: "Nói thiệt với chú em, nếu hỗ trợ tiền của tập đoàn Dầu khí quốc gia cho xóm Động ngay bây giờ thì có hàng chục người khác đã ổn định cuộc sống quay về dựng nhà, dựng cửa... làm rối thêm tình hình. Còn cảnh khó của bà con, ai cũng thấy rồi. Họ đi về tái định cư thì... đói, vì không có nghề gì để làm ăn sinh sống, mà quay về quê dựng lều, dựng nhà ở tạm thì vi phạm chính sách chung. Đằng nào cũng khó, chính quyền cơ sở càng khó hơn, bởi bên lý, bên tình...!"

Được biết, tập đoàn Dầu khí quốc gia hỗ trợ cho 1.776 hộ nhường đất để xây dựng đại công trình Dung Quất tổng cộng 200 tỉ đồng. Trong đó, 70 tỉ hỗ trợ an sinh xã hội trực tiếp cho hộ dân tái định cư; 130 tỉ còn lại đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh tại các khu tái định cư. Đến nay, các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng này nhiều nơi chưa triển khai và hàng trăm hộ dân vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ an sinh xã hội.

Theo ông Đoàn Dụng, bí thư huyện uỷ Bình Sơn, những người chưa nhận được tiền là do họ từ nơi tái định cư về quê cũ làm nhà trên đất Nhà nước đã đền bù, giải toả; một số khác thì các thành viên trong gia đình lấn chiếm đất, dựng nhà trên đất công trình.

Điều ấy cũng có nghĩa là, những ai vi phạm, giờ muốn nhận tiền hỗ trợ an sinh xã hội thì phải... dỡ nhà ngay tức khắc. Nhưng dỡ nhà đi thì họ làm sao để tiếp tục sống? Sông Đầm bây giờ thuỷ triều đang xuống. Rừng cây mắm trước mặt trơ ra chùm rễ vàng hoe khiến tôi liên tưởng đến đầu tóc trơ khô lâu ngày chưa cắt của anh Kinh...

bài và ảnh: Phạm Anh

Wednesday, August 25, 2010

RFI: So sánh hai chế độ độc đoán của Việt Nam và Trung Quốc

Thứ hai 28 Tháng Sáu 2010


Hội thảo "Các chế độ độc đảng ở Đông Á"
Thanh Phương
Các chế độ độc đoán ở châu Á có gì khác và giống nhau ? Giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam có gì tương đồng và những gì dị biệt ? Đó là những câu hỏi mà các chuyên gia sẽ tìm cách giải đáp trong một cuộc hội thảo sẽ diễn ra từ ngày 29/6 đến ngày 1/7 tại trường Đại học Thành phố Hồng Kông.
Tham gia hội thảo này sẽ có nhiều nhà nghiên cứu từ nhiều nước Hoa Kỳ, Mêhicô, Áo, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Anh Quốc, Nhật Bản, Úc. Trong số các diễn giả cũng có mặt những chuyên gia quen thuộc trên làn sóng RFI như giáo sư Carl Thayer, Vũ Quang Việt, Ngô Vĩnh Long.

Giáo sư Jonathan London trong một chuyến đi tại Lào Cai năm 2006
Giáo sư Jonathan London trong một chuyến đi tại Lào Cai năm 2006
Đứng ra tổ chức cuộc hội thảo này là một giảo sư trẻ, Jonathan London, Khoa Nghiên cứu quốc tế và châu Á thuộc Trường Đại học Thành phố Hồng Kông. Tuy là người Mỹ nhưng giáo sư Jonathan London nói và viết tiếng Việt rất giỏi, vì anh đã sống làm việc ở Việt Nam nhiều năm và nay vẫn thường về Việt Nam làm việc. RFI phỏng vấn giáo sư London.

Phỏng vấn Giáo sư Jonathan London
(15:47)
28/06/2010

 

Lần đầu tiên tập trận đổ bộ và bình định Bắc Triều Tiên


Quân đội Hàn Quốc tập trận chống khủng bố trên bộ 23/8/2010
Quân đội Hàn Quốc tập trận chống khủng bố trên bộ 23/8/2010
Ảnh: Reuters
Tú Anh

Trong cuộc tập trận chung mang tên Ulji Freedom Guide với Hoa Kỳ, quân đội Hàn Quốc đã thực tập đổ bộ kiểm soát và bình định Bắc Triều Tiên theo một kịch bản do bộ Thống Nhất soạn thảo.Cùng lúc đó, Seoul ban hành lệnh mới cho phép quân đội Hàn Quốc trả đũa ngay tức khắc mỗi khi Bắc Triều Tiên nổ súng vào lãnh hải của miền Nam.

Theo báo Dong A Jilbo trích lời một cấp chỉ huy quân sự Hàn Quốc xin giấu tên, thì trong đợt tập trận với Hoa Kỳ từ 16 đến 26 tháng 8, lần đầu tiên quân đội Hàn Quốc diễn tập dưới sự giám sát của bộ Thống nhất đất nước. Bộ Thống nhất đưa ra một kế hoạch gồm nhiều bước để đưa Bắc Triều Tiên hội nhập vào Hàn Quốc theo một kịch bản thống nhất bằng quân sự.

Trong quá khứ, cuộc tập trận Ulji Freedom Guide (Người hướng dẫn tự do) chỉ thực tập quản lý hành chánh miền Bắc. Lần này, kế hoạch của Hàn Quốc tiến xa hơn gồm cải tạo giáo dục và ổn định tình hình.

Huy động 56 ngàn quân Hàn Quốc và 30 ngàn quân Mỹ, chiến dịch tập trận mang tính chất phản công nhiều hơn là tự vệ thụ động. Mục tiêu giả định là đổ quân vào dòng sông Chuongchon cách Bình Nhưỡng 80 cây số về phía bắc trong trường hợp Bắc Triều Tiên xâm lấn miền nam.

Còn theo hãng Yonhap, một viên chức chính phủ xin giấu tên thẩm định rằng chiến dịch « bình định » này sẽ làm lãnh đạo Bắc Triều Tiên nổi giận thêm vào lúc quan hệ hai bên rất xấu. Cũng trong tình thế này, bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Tea-Young thông báo với Ủy ban Quốc phòng Quốc hội là quân đội đã nhận được chỉ thị mới đối phó với Bắc Triều Tiên. Từ nay, mỗi khi bị tấn công trên biển, hải quân sẽ phản pháo tức khắc thay vì phải bắn ba phát súng cảnh báo như từ trước đến nay.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai nhờ cháu thi hộ môn tin học trình độ A

Cảnh cáo
,
Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai - ông Nguyễn Văn Hạnh vừa bị Chủ tịch UBND tỉnh này - ông Phạm Thế Dũng ký quyết định kỷ luật cảnh cáo.
 
Trước đó, vào chiều 17/1/2010, tại phòng máy số 1 phần thi thực hành môn tin học trình độ A của Trung tâm ngoại ngữ - tin học Gia Lai (TP Pleiku), giám thị đã phát hiện một thí sinh số báo danh 463, phòng thi số 21 có tên Nguyễn Văn Hạnh (44 tuổi), ảnh dán trên giấy dự thi là Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai.

Qua quan sát giữa ảnh thẻ dự thi với người thật, các giám thị nhận ra người dự thi không phải là ông Nguyễn Văn Hạnh mà là một thanh niên mới ngoài 20.

Cán bộ coi thi đã báo cáo sự việc lên Chủ tịch Hội đồng thi về vụ việc. Biên bản được lập, người thi hộ tự nhận mình là Nguyễn Văn Chung, sinh năm 1987, cháu ruột ông Hạnh.

Theo Bee

Hàng trăm người dân bao vây, đập phá nhà máy vàng

 - Nửa đêm hôm qua (24/8) và rạng sáng nay (25/8), hơn 500 người dân tại 5 thôn của xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam đã bao vây và đập phá Nhà máy tuyển quặng vàng của Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu.

TIN LIÊN QUAN

 

Tan hoang nhà máy vàng Bồng Miêu

 

Cả đêm hôm qua và rạng sáng hôm nay, khu vực nhà máy khai thác vàng Bồng Miêu chìm ngập trong sự hỗn độn như một bãi chiến trường ngổn ngang đá sỏi và nhà xưởng, xe ô tô, máy móc…bị đập phá tan tành.

 

Theo ghi nhận, cảnh tượng đầu tiên hiện ra trước mắt là những thanh sắt nơi cổng vào nhà máy bị những người dân đập phá cong queo. Vương vãi trên lối cổng chính vào nhà máy là những cục đá, màn hình vi tính, ti vi, máy camera quan sát và kính vỡ… trải dọc theo những lối đi vào khu vực nhà máy và công xưởng.

 

Tại phòng y tế, nơi trước sân là bàn phẫu thuật bị lôi ra ngoài vứt chỏng chơ, trên lối đi vương đầy bơm kim tiêm và các loại thuốc rơi vãi. Đi vào phía trong khu nhà hành chính, đầy những cánh cửa kính bị đập bể. Những bờ rào lưới B40 vây quanh bảo vệ nhà máy bị cắt từng mảng.

BM-2.jpg
Dụng cụ y tế bị đập phá và vứt chỏng chơ trước sân

 

Đến sáng 25/8, cả nhà máy này đã phải ngừng hoạt động, toàn bộ dây chuyền tuyển quặng là khối sắt thép lạnh tanh, phía dưới nền là nước tràn ra bốc mùi nồng nặc của hoá chất xử lý khai thác vàng.

 

Ông Trần Hà Tiên, Phó Tổng Giám đốc nhà máy vàng Bồng Miêu đưa tay chỉ cả khu vực nhà máy ngổn ngang đất đá, thùng phuy hoá chất nằm lăn lóc, những tấm cửa kính bị đập vỡ toang hoác… 

Máy vi tính, camera quan sát bị đập nát vứt dọc lối đi vào  nhà máy
Máy vi tính, camera quan sát bị đập nát vứt dọc lối đi vào nhà máy
Ông Tiên kể lại rằng, cả đêm hôm qua và rạng sáng nay, bảo vệ nhà máy cùng lực lượng công an đã không thể cản nổi hơn 500 người dân trong khu vực tràn vào nhà máy đập phá, lấy quặng vàng.

 

Vụ đập phá giữa đêm khuya này đã gây thiệt hại lớn về cơ sở vật chất. Ông Trần Hà Tiên nói không biết đến bao giờ nhà máy có thể hoạt động trở lại.

 

Thống kê thiệt hại ban đầu từ Công ty vàng Bồng Miêu và báo cáo của UBND xã Tam Lãnh cho biết: Những người dân "tấn công" vào nhà máy vàng Bồng Miêu đã lấy đi 5 tấn quặng vàng, 2 thùng than hoạt tính có chứa 1 kg vàng. Toàn bộ cửa kính của phòng y tế bị đập vỡ, một số dụng cụ y tế, thuốc men bị mất.

 

Toàn bộ hệ thống camera quan sát đã bị đập phá và cửa kính của 5 xe ô tô bị bể do ném đá.

 

"Cái sảy nảy cái ung" 


Theo tìm hiểu của chúng tôi, sự việc người dân tràn vào nhà máy đập phá bắt nguồn từ một vụ việc cách đó 1 ngày.

 

Theo báo cáo khẩn của ông Bùi Quang Minh, Chủ tịch UBND xã Tam Lãnh gửi cơ quan chức năng huyện Phú Ninh và tỉnh Quảng Nam cho biết: Sự việc bắt đầu từ đêm 23/8, khi em Dương Văn Yên (SN 1991, trú tại thôn 5, xã Tam Lãnh) vào khu vực bãi thải quặng nhà máy để mót quặng vàng thì bị gí roi điện vào người phải đi cấp cứu, như VietNamNet đã thông tin.

 

BM-8.jpg
Kho chứa thùng than hoạt tính có chứa vàng bị đập phá và lấy đi 1 thùng có chứa 1 kg vàng vào sáng ngày 25/8
Bức xúc trước vụ việc con mình bị gí roi điện bất tỉnh, vào lúc 8 giờ sáng 24/8, ông Dương Văn Thanh, cha của em Yên cùng một số người dân kéo đến Công ty Vàng Bồng Miêu yêu cầu giải quyết.

 

Nhận được tin báo, lãnh đạo Công ty vàng Bồng Miêu phối hợp với chính quyền địa phương xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh và cơ quan công an giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, gia đình người bị hại vẫn không đồng ý và tự ý bỏ về.

 

Đến 14 giờ chiều cùng ngày, khi 2 xe ô tô đưa đón lực lượng bảo vệ và xe chở thực phẩm cung cấp cho công ty vào đến ngã ba An Lâu, trên đường vào nhà máy, thì bị hàng trăm người dân chặn lại. Đến 19 giờ cùng ngày, mặc dù công an và cơ quan chức năng của huyện và tỉnh kiên trì giải thích, nhưng người dân vẫn không chịu giải tán.

 

Ngay tại thời điểm đó, một số người quá khích đã lôi kéo hàng trăm người dân kéo đến và bao vây nhà máy khai thác vàng Bồng Miêu. Ông Bùi Quang Minh, Chủ tịch UBND xã Tam Lãnh cho biết: Đến 20 giờ đêm, số lượng người dân kéo vào bao vây nhà máy vàng Bồng Miêu lên đến 500 người. Một số đối tượng quá khích đã la hét, dùng đá tấn công lực lượng bảo vệ và phá cổng, hàng rào bảo vệ tràn vào nhà máy.

 

Sự việc kéo dài đến 2 giờ sáng ngày 25/8, khi lực lượng cơ động công an tỉnh đến hiện trường, đám đông mới chịu giải tán.

 

"Khi người dân phá cổng, hàng rào nhà máy tràn vào nhà máy đã đụng độ với lực lượng bảo vệ và cảnh sát cơ động nên đã có 2 người phụ nữ bị ngất xỉu và một người đàn ông trúng đá vào đầu bị thương tích. Hiện họ đang được điều trị tại bệnh viện đa khoa Quảng Nam…" - ông Bùi Quang Minh cho biết.

 

Được biết, trong buổi chiều 25/8, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã đến thị sát trực tiếp nhà máy vàng Bồng Miêu và đối thoại với hơn 1.000 người dân tại xã Tam Lãnh.

Vũ Trung

Đợt tin tặc mới nhằm các wesbite hải ngoại

Trang Talawas

Đây không phải là đợt phá hoại đầu tiên của tin tặc

Một loạt các website bằng tiếng Việt với nội dung chỉ trích chính quyền trong nước thông báo vừa bị tin tặc đột nhập máy chủ và xóa dữ liệu.

Thông báo của ban quản trị hai diễn đàn X-cafevn và Dân Luận viết: "Vào lúc chiều tối ngày 23/08/2010, tin tặc đã đột nhập vào server X-cafevn.org, và cũng là server của Dân Luận, xóa toàn bộ thông tin trên server, rồi đưa một thông báo deface".

Hai diễn đàn đông người truy cập này đã một lần bị tin tặc dùng thủ thuật từ chối dịch vụ (DDoS) làm cho tê liệt hồi tháng 1/2010.

Lý do của đợt tấn công hồi tháng 1, theo nhận định của ban quản trị hai diễn đàn, là "trùng vào thời điểm chính quyền Việt Nam xét xử bốn nhà bất đồng chính kiến: Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long về tội Hoạt động lật đổ chính quyền".

Tuy nhiên đợt tấn công mới nhất này dường như không đi kèm sự kiện chính trị nào ở trong nước.

Ban quản trị hai diễn đàn trên nói "không hiểu sao tin tặc làm như vậy" nhưng hứa sẽ quay trở lại hoạt động sớm.

Nhạy cảm chính trị

Tương tự, trang web Talawas cũng đã bị tin tặc đột nhập máy chủ vào chiều 23/08.

Thông báo của quản trị trang này cho hay đã giành lại quyền kiểm soát máy chủ sau hai tiếng đồng hồ và hiện đang tẩy trùng cũng như tìm cách khôi phục các dữ liệu.

Tuy nhiên việc tin tặc đột nhập được vào máy chủ đồng nghĩa nguy cơ bị tấn công trở lại rất cao.

Các trang web bất đồng chính kiến với trong nước khác như Thông Luận, Đàn Chim Việt và Tiền Vệ cũng bị đã tin tặc.

Hồi tháng Ba, bộ phận an ninh mạng của tập đoàn Google cho hay đã phát hiện ra chiến dịch tấn công các trang web nhạy cảm chính trị bằng tiếng Việt.

Hãng bảo mật McAfee trong khi đó cáo giác tin tặc có thể có liên hệ với chính phủ Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam sau đã lên tiếng bác bỏ cáo giác của Google và gọi đó là không có cơ sở .

Google còn nói tin tặc đã phát tán phần mềm ác tính (malware) qua phần mềm dùng để đánh font chữ tiếng Việt hoặc phần mềm khác để theo dõi người dùng máy tính hoặc tạo lỗi DDoS.

Tuesday, August 24, 2010

Nữ thủ quỹ can trường

Những người chống quan tham - Bài 8:

>> Bài 7: Lao đao vì đòi lại công bằng

TP - Có người nói chị sinh ra để khổ. Sinh ra là con nhà nghèo, mẹ mất sớm, lớn lên phải tự bươn chải để kiếm ăn và học hành. Khi làm cán bộ, chỉ vì bộc trực thẳng thắn, dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực, chị bị trù dập, đe dọa và cả trả thù nhưng chị không chùn bước.

Chị Dương Thị  Mỹ Anh khóc khi kể lại chuyện bị trù dập 	Ảnh: Kiến Giang
Chị Dương Thị Mỹ Anh khóc khi kể lại chuyện
bị trù dập. Ảnh: Kiến Giang.

Sóng gió cuộc đời

Chị Dương Thị Mỹ Anh, hiện công tác tại Đội Công trình đô thị (CTĐT) quận Cái Răng (Cần Thơ). Năm nay 46 tuổi, chị nói chưa được một ngày sung sướng. Nhà nghèo, đông anh em, hơn 10 tuổi chị đã mồ côi mẹ. Ở quê chị lúc đó chẳng ai đi học. Chị vừa vất vả ruộng đồng để giúp gia đình vừa làm thuê lấy tiền học.

Năm 1987, chị lấy chồng. Chồng chị bị tật ở chân từ nhỏ nên đi đứng khó khăn. Vợ chồng chị được cấp một căn nhà tập thể rộng chừng 20m2. Một năm sau chị sinh cháu trai đầu lòng. Vừa ra đời con trai bị bại não, nằm một chỗ. Chồng chị phải đi làm thuê để cùng chị lo cho bệnh tình của con.

Có lúc chồng chị bị lao, ho ra máu, có lúc tưởng chừng sắp chết. "Nếu lúc đó ảnh bỏ chị mà đi thì chắc mẹ con chị cũng đi theo"- Chị nhớ lại. Cuộc sống lúc đó bế tắc, tiền bạc không có nên chẳng biết xoay xở thế nào. Cũng may, bệnh tình anh dần hồi phục. Anh chị lại chạy ngược xuôi làm lụng để có tiền chữa bệnh cho con. Nhưng chữa khắp nơi bệnh tình con không thuyên giảm, con chị mất khi vừa tròn 11 tuổi.

Năm 1996, chị sinh cháu trai thứ hai khỏe mạnh và thông minh. Cháu năm nay học lớp 9, học giỏi. "Vợ chồng tôi chỉ còn trông mong vào cháu, đời tôi khổ nên ít lần được cười. Chỉ mong sao cháu học thật giỏi để không phụ công cha mẹ"- Chị tâm sự. Gia đình chị hiện sinh sống ở một căn nhà nhỏ tại phường Thường Thạnh (Cái Răng, Cần Thơ). Chồng chị mở quầy nhỏ trong nhà làm nghề sửa chữa điện tử, cùng chị lo cho đứa con trai, niềm hy vọng lớn nhất của anh chị.

Không chùn bước

Không gặp may trong cuộc sống, nhưng trong công việc cũng chẳng hơn gì. "Cũng tại cái tính thật thà mà ra", chị Mỹ Anh nói.

Lúc còn công tác ở UBND quận Cái Răng, thấy lãnh đạo ăn nhậu chi xài phung phí, chị phát biểu góp ý thẳng tại nhiều cuộc họp. Sau lần ấy, chị bị lãnh đạo ghét điều qua làm tạp vụ. Chị không ngại vừa làm, vừa đi học.

Năm 1997, chị lấy bằng tại chức cử nhân Luật và được bố trí làm ở phòng hành chính. Công việc nhẹ nhàng, dễ thăng tiến nên nhiều người khuyên chị an phận để được cất nhắc. Nhưng tính tình bộc trực, quen nói thẳng, góp ý lãnh đạo. Năm 2004, chị bị điều chuyển về Đội CTĐT quận làm việc, mất hai bậc lương. "Lúc đó tôi chấp nhận đi vì không thích làm việc với những người quen hạch sách và hoang phí" - Chị Mỹ Anh nói.

"Hai năm trời chị kiên trì đấu tranh, bị trả thù, cắt lương nên cuộc sống gia đình khó khăn, có lúc gần như bế tắc, chị nghĩ đến cái chết, buông xuôi... Nhờ có niềm tin sắt đá vào lẽ phải, chị vượt qua tất cả."

Về giữ chức thủ quỹ Đội CTĐT quận, thấy công nhân thiếu thốn, ngay cả đồ bảo hộ lao động cũng thiếu, một mình chị đấu tranh với lãnh đạo để cải thiện. Tháng 8-2009, chị làm đơn tố cáo đội trưởng Đội CTĐT Lê Văn Dũng lấy tiền của cơ quan uống nước, hút thuốc từ 600.000 đồng đến 700.000 đồng/tháng, lấy xăng cơ quan đổ cho xe cá nhân và gia đình từ 50 lít đến 70 lít/tháng, lấy tiền quỹ hàng chục triệu đồng để "quan hệ làm ăn"..."Anh em công nhân thì cực khổ không đủ nuôi sống gia đình trong khi lãnh đạo hoang phí. Thấy vậy tôi không chịu được"- Chị kể lại.

Sau khi biết mình bị tố cáo, ông Dũng phản ứng, đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động với chị. Trong lúc sự việc chưa được giải quyết thì Đội CTĐT quyết định điều động chị sang làm nhân viên Xí nghiệp Môi trường Đô thị. Hệ số ABC (hệ số tính thu thập hằng tháng) đang áp dụng cho chị bị hạ từ 2.0 xuống chỉ còn 1.5, ngang bằng với những anh chị em làm công việc thu gom rác hằng ngày.

Ngay sau đó, lãnh đạo đội buộc chị bàn giao giấy tờ sổ sách trong vòng 3 ngày. Phòng chị bị thay ổ khóa, không vào được. Khi biết chị bị chuyển công tác, hơn 30 công nhân làm đơn kiến nghị không thuyên chuyển chị. Lập tức những người này bị lãnh đạo gọi lên làm việc. Khi về, không ai dám gặp chị.

Cũng thời gian này, chị nhận được nhiều lời đe dọa, thậm chí bị theo dõi, lãnh đạo đội cắt lương. Hai lần chị đi đường bị tai nạn, một lần bị trẹo cổ chân, phải nhập viện điều trị. Gian nguy, chị không nản. Toàn bộ tài liệu liên quan sai phạm của ông Dũng được chị cung cấp cho nhiều cơ quan. Sợ bị theo dõi, chị phải ra khỏi nhà bằng đường tắt, đi gửi đơn tố cáo phải hóa trang để khỏi bị phát hiện. "Người ta làm mọi cách để ngăn cản nhưng tôi không sợ. Niềm tin sắt đá vào lẽ phải giúp tôi vượt qua tất cả"- Chị kể.

Sau này, sự việc tại Đội CTĐT quận Cái Răng được giải quyết rốt ráo. Ban giám đốc Cty CTĐT Cần Thơ phải rút lại quyết định điều động, phục hồi công việc và truy lĩnh tiền lương hai năm treo việc của chị. Ông Dũng được đưa ra "xử lý nội bộ", tạm đình chỉ công tác sau đó về hưu.

Chị nằm trong danh sách đề nghị khen thưởng của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Cần Thơ vì có thành tích tố cáo tham nhũng. "Nhiều người nói tôi đã thắng nhưng với tôi, cái được lớn nhất là giữ được lẽ phải"- Chị nói.

Kiến Giang

Thiên tài không đi lẫn với bầy cừu?


24/08/2010 06:12:26 AM (GMT+7)

>> Hiện tượng Ngô Bảo Châu: "Thông minh" hay "trí khôn"?
>> Nức lòng sự kiện GS Châu, tĩnh tâm ngẫm về vận nước
>> Nguyên PTT Vũ Khoan ngẫm về thành quả của Ngô Bảo Châu
>> Ngô Bảo Châu - Niềm tự hào của dân tộc Việt Nam!
>> "Rất khó để Việt Nam có những thành quả như GS Châu"
>> Từ Ngô Bảo Châu nghĩ về trí tuệ Việt Nam
>>
Sự thông minh và sự "chậm lớn" của người Việt

LTS: Sau những ngày cả xã hội vui mừng đón nhận thông tin GS Ngô Bảo Châu được vinh danh với giải thưởng Fields danh giá, mới đây Tuần Việt Nam nhận được bài viết của tác giả Thái Nam Thắng, đặt ra những vấn đề đáng suy ngẫm. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin đăng bài viết dưới đây.

Không có sự sáng tạo đích thực nào không đi liền hai chữ "tự do"

Mỗi người cần có khát vọng, cả dân tộc dám ước mơ? Liệu đó có thể là những tia lạc quan cho người Việt sau sự kiện Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận Giải thưởng Fields? Chắc chắn sẽ còn nhiều câu hỏi và dự cảm hơn thế, nhưng câu trả lời hình như đang bị che khuất đâu đó chung quanh những thông tin quá nhiều về lòng tự hào Việt Nam trong những ngày vừa qua.

Ai cũng hiểu, lòng tự hào như vậy cũng sẽ nhanh chóng đi qua. Nếu nói cho đúng, hiện tượng Ngô Bảo Châu đã đi vào lịch sử toán học thế giới. Ngô Bảo Châu sẽ chẳng còn là niềm tự hào riêng của người Việt, của "nền toán học Việt Nam", "trí tuệ Việt Nam".

Nhưng rồi đây có bao nhiêu "trí tuệ Việt Nam", "trí tuệ của nền toán học Việt Nam" có thể hiểu đầy đủ về "Bổ đề cơ bản" để diễn giải và ứng dụng nó trong tư duy toán học của người Việt hay ở các lĩnh vực khác liên quan đến toán học, đến đời sống thực tiễn?

Sự bí hiểm của một nghi vấn suốt 30 năm, làm đau đầu thế giới toán học, chả lẽ cuối cùng cũng chỉ đọng lại một mớ những mơ mơ hồ hồ trong cái "niềm tự hào" kiểu phong trào kia hay sao? "Của báu" mà không đủ khả năng để dùng, hay thuộc sở hữu của đỉnh cao trí tuệ Việt Nam, nhưng thế giới lại "mượn" để dùng, và dùng rất đúng chỗ, rất hiệu quả?

Sự vượt trội của một cá nhân xuất sắc cuối cùng đã làm lộ ra một sự thật trần trụi, nói như Lão Tử đó là "thiểu thắng đa" của đạo giảm trừ (đạo Trời). Tinh tuý chẳng bao giờ thuộc về số đông. Nếu tinh tuý mà thuộc về số đông thì nó chẳng còn gì là tinh tuý nữa. Đó là con đường độc thiện kỳ thân và cả sự khổ công "tu luyện" của "hoà thượng" Thích Toán Học (blog của GS Ngô Bảo Châu) trong nhiều ngày nghiền ngẫm, suy nghiệm về "công án" Langlands.

Có lẽ lời phát biểu gây ấn tượng đến nhiều người của GS Ngô Bảo Châu và được không ít báo trích lại đó là: "Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do".

Tinh tuý chẳng bao giờ thuộc về số đông
Gác chuyện "bám lề" sang một bên, nói chuyện tự do thôi. GS Ngô Bảo Châu đã nhận thức về hai chữ "tự do" ở đỉnh cao của vinh quang cá nhân. Thiết nghĩ, đó mới là niềm tự hào của người Việt Nam về Ngô Bảo Châu, và với câu nói này "hoà thượng" Thích Toán Học mới là người ngộ đạo (đạo toán học). Vậy giải thưởng kia còn danh nghĩa gì nữa trước hai chữ "tự do"?

Không có sự sáng tạo đích thực nào mà không đi liền với hai chữ "tự do". Tại sao mỗi người phải biến mình thành một cá nhân "ăn khớp" với xã hội, ăn khớp với những lề thói mà đôi khi chúng chỉ là một mớ bảo thủ hỗn độn được một ít trí khôn ranh mãnh và một vài dữ liệu không đầy đủ của tri thức nhào nặn ra?

Mỗi người không chỉ có một cơ chế tránh bụi bẩn khi gió cát nổi lên mà chính khi nhìn thấy bụi bẩn họ mới hiểu hết được tính chất ô nhiễm của thế giới và sự cùng tồn tại bất phân ly với thanh tĩnh. Điều khác biệt lớn nhất là làm thế nào để cộng tồn, để sống với bụi bẩn khi sự che lấp, gian dối biến ảo chung quanh đời người luôn làm sai lệch nhận thức thực tế, làm giới hạn sự tự do, để người ta không dám nghĩ, không dám nói, không dám hành động và không dám tự chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm?

Câu trả lời chỉ có thể đến từ một con người dám mãnh liệt bảo vệ sự tự do, sống với tự do.

Sự "tự sướng" khôi hài

Thật lạ lùng, có không ít người trong chúng ta hoan hô giải thưởng, hoan hô câu nói đĩnh đạc ấy, trong khi ý chí thì cùn nhụt, nhận thức thì đóng khuôn bởi bao nhiêu những lề luật. Con người nô lệ cho hoàn cảnh trong những điều kiện họ hoàn toàn có quyền chọn lựa sự tự do. Vậy phải chăng có quá nhiều người không muốn tự do, nhưng thích hoà mình vào tập thể để tung hô tự do?

Nếu đúng là như vậy thì đó chính là quy luật gia tăng của "đạo tiểu nhân" mà Lão Tử nói. Khi đạo tiểu nhân gia tăng thì chữ tự do làm gì còn môi trường trong lành đích thực để hít thở. Bởi sự xâm chiếm của cái số lượng, cái mạnh, cái cứng rắn, bạo lực từ bên ngoài sẽ bành trướng và chiến thắng.

Chỉ khi đạo của tự do (tự nhiên nhi nhiên) xuất hiện thì mới có thể "lấy yếu đánh mạnh", "lấy ít địch nhiều". Chỉ có như thế mới có thể phát hiện ra hiền tài, đề cao hiền tài, mới có thể hiểu được sức mạnh và công dụng lớn có khi nằm ở những sự giản đơn (đến bất ngờ). Những phức tạp rườm rà, luân hồi lên xuống trong đời sống sở dĩ diễn ra bất tận vì con người có đặc tính "tham sinh uý tử", không biết đặt mình vào cái chỗ nguy hiểm, cái chỗ mất tự do để khao khát tự do.

Đỉnh cao trí tuệ của dân tộc làm sao có thể đến từ thói quen "khi vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai". Cá nhân một khi đã đánh mất tự do của chính mình thì chỉ có thể vỗ ngực tự hào với những thứ tự do vô thưởng vô phạt, mà biểu hiện thường thấy là sự tự mãn hô to lên "tôi tự hào quá, tôi sẽ đặt ngay tên con tôi là Bảo Châu để lớn lên trí tuệ của nó cũng sẽ được 'nhập dữ liệu' như thế".

Đó là sự "tự sướng" khôi hài. Vì sự mất tự do lớn nhất chính ở lúc chúng ta tranh nhau vỗ tay và tung hô sự hùng vĩ của một cá nhân về cho một tập thể, bất chấp diễn trình nhân quả, sự nỗ lực sinh tử và cô đơn tận cùng của cá nhân. "Hoà thượng" Thích Toán Học sẽ mất đi danh hiệu ngộ đạo nếu ông khuyên mọi người hãy ước mơ đến cái tự hào của giải thưởng.

Tự do sẽ sinh ra tất cả những giải thưởng cao quý nhất của loài người. Giải thưởng ấy tự động để tự do rơi trở về với khái niệm "toàn mỹ" của chính nó, có nghĩa rằng "giải thưởng" ấy phải phục vụ con người, chứ nó không phải là cái tủ trang sức chứa đựng vô số những vàng, bạc, đá quý, kim cương, đô-la, biệt thự, hay phải phục vụ cho một cá nhân, tư tưởng tự xưng là ưu tú nào...


Không có sự sáng tạo đích thực nào mà không đi liền với hai chữ "tự do"

Sự tự do lớn nhất của một dân tộc không phải chỉ biết chấp nhận vinh quang là của chung, còn nhục nhã thì thuộc về chúng nó. Trí tuệ, nhục nhã, sai lầm, khuyết điểm đều phải là của chung, không nhìn vào sự thực ấy, cá nhân không thể khai phóng, không thể tự cởi trói để hướng đến tự do.

Thử hình dung, nếu GS Ngô Bảo Châu không thể chứng minh được "Langlands"? Chuyện gì sẽ diễn ra cho "nền toán học Việt Nam"? Lấy giáo lý nhân quả của Đạo Phật mà soi thì sẽ thấy, một hạt giống (của gien Việt) dù có tốt đến cỡ nào, nhưng nếu gieo vào một mảnh đất cằn cỗi thì nó có muốn trổ cành xanh lá, ra hoa kết quả cũng không bao giờ được.

Ngược lại một hạt giống bình bình dù năng suất không cao nhưng gieo vào một mảnh đất màu mỡ thì nó vẫn sẽ cho ra những kết quả mong muốn. Nói gần, nói xa để những người Việt tự trọng, mến yêu, thần tượng Ngô Bảo Châu nên dành một phút để cảm ơn nước Pháp.

Có thể GS Ngô Bảo Châu vẫn cần đến giải thưởng và sự vinh danh, nhưng "hoà thượng" Thích Toán Học thì chắc chắn luôn là một chiếc thuyền rỗng đáy, đừng chở cái gì theo mình cả, dù là cái huy chương "Fields" lấp lánh ánh vàng. Chỉ có như vậy, một ngày kia thiên tài mới không đi lẫn với bầy cừu


Lời kêu cứu của bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ ông Phạm Minh Hoàng giảng viên trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh

Lời kêu cứu

Kính gửi Quý vị trách nhiệm Mạng bauxite Việt Nam,
Kính gửi quý cơ quan truyền thông trong và ngoài nước,
Kính gửi bà con cô bác khắp nơi,

Tôi là Lê thị Kiều Oanh, 46 tuổi, hiện đang sinh sống tại Sài Gòn, đau buồn và uất nghẹn gửi thư này đến Quý Vị để báo động về việc nhà nước Việt Nam đã bắt giữ chồng tôi vào ngày 13 tháng 8 năm 2010 để điều tra chiếu theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.

Chồng tôi tên Phạm Minh Hoàng, 55 tuổi, hiện đang là giảng viên tại trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố HCM. Anh sang Pháp du học từ năm 1973. Hấp thụ lối giáo dục trung thực và bình đẳng với nhiều sáng tạo tại đây, anh luôn ước mơ ngày trở về quê hương sẽ là một nhà giáo để mong góp phần xây dựng tương lai tươi sáng cho giới trẻ Việt Nam.

Sau một chuyến về thăm cha mẹ bị bệnh vào cuối thập niên 90, cảm thương cho sự thiếu thốn về kỹ năng của các sinh viên Việt Nam, anh đã cố gắng thu xếp trở về quê hương, sẵn sàng từ bỏ cuộc sống an bình, đầy đủ phương tiện vật chất ở xứ người, trở về Việt Nam sống để săn sóc bố mẹ và nhận làm giảng viên tại trường Bách Khoa TP HCM để thực hiện giấc mơ của mình. Tâm huyết của anh là làm sao cho thanh niên Việt Nam ý thức được bổn phận và trách nhiệm để tích cực xây dựng một đất nước tiến bộ hơn về mọi mặt.

Ngoài những bức xúc về giáo dục và tuổi trẻ Việt Nam, trong gần 10 năm trở về sống trên quê hương, anh luôn khắc khoải về những vấn đề của đất nước, từ nạn tham nhũng đến những bất công trong xã hội. Anh cũng thường chia sẻ với tôi về tình trạng ô nhiểm môi trường sinh thái của Việt Nam. Khi nhà nước cho phép Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, anh đã than trời là tại sao có một quyết định vô cùng tai hại như vậy ? Nên khi đọc được bản kiến nghị yêu cầu ngưng khai thác bauxite ở Tây Nguyên, do Giáo Sư Nguyễn Huệ Chi, Nhà Giáo Phạm Toàn và Tiến Sĩ Nguyễn Thế Hùng khởi xướng, anh đã không ngần ngại ký tên và kêu gọi bạn bè anh nên ký tên vào bản kiến nghị này. Chuyện Hoàng Sa, Trường Sa và các vụ ngư dân ta bị Trung Quốc hà hiếp, bắt giữ đòi tiền chuộc là những chuyện mà anh rất bức xúc. Anh đã tham gia buổi tọa đàm về Biển Đông và Hải Đảo Việt Nam tổ chức tại Sài Gòn vào ngày 24 tháng 7 năm 2009 để tìm hiểu thêm về các vấn đề này.

Kính thưa quý vị,

Là một nhà giáo yêu nước, quan tâm đến các vấn đề giáo dục, môi sinh và chủ quyền đất nước, chồng tôi đã sống một cách lương thiện và trong sáng, nhưng nhà nước đã đáp lại bằng việc bắt giữ chồng tôi, mà không đưa ra được một bằng chứng nào cụ thể để kết tội, ngoài việc điều tra về các mối liên hệ bạn hữu của chồng tôi khi còn ở bên Pháp và việc tổ chức các khóa học miễn phí về kỹ năng mềm cho các em sinh viên trong thời gian qua.

Kỹ năng mềm là những kỹ thuật dạy về tâm lý để tạo sự tự tin ở mỗi con người, giúp họ có cách nhìn khoa học để thích nghi vào đời sống xã hội. Những kỹ năng này được giảng dạy rất nhiều ở môi trường Tây phương, đặc biệt là ở Mỹ cho các em học sinh ngay từ cấp trung học. Hiện nay có rất nhiều khóa chuyên môn loại này ở Việt Nam và rất được giới trẻ ưa chuộng.

Như vậy việc tổ chức những lớp học miễn phí này không lẽ là một cái tội hay sao ?

Còn những mối liên hệ bạn hữu khi chồng tôi còn ở bên Pháp, không lẽ nhà nước cũng cho là một cái tội hay sao ?

Việc bày tỏ và chia sẻ sự quan tâm trước thực trạng đất nước, đau cái đau của dân tộc, cũng là một cái tội hay sao ? Là một nhà giáo mà không biết xúc động, đau xót với những thăng trầm của xã hội, của đất nước thì làm sao có thể truyền dạy tinh thần yêu nước cho tuổi trẻ Việt Nam, những người sẽ phải gánh vác vận mệnh đất nước khi trưởng thành ?

Trước những tai ương bất ngờ đổ ập xuống gia đình tôi trong những ngày vừa qua, tôi quyết định gửi đến Quý Vị lá thư này để kêu cứu, để chồng tôi không bị bắt giữ một cách oan ức mà không ai hay biết. Tôi viết thư này trong tâm trạng ngổn ngang và lo âu. Lo âu về việc những người đang giam giữ chồng tôi có thể hãm hại anh ấy trong đêm đen mà không một ai hay biết. Lo âu về những thủ thuật ép cung của những người đang muốn gán ghép tội lỗi lên đầu chồng tôi và bôi đen những nỗ lực cao quí của anh ấy. Lo âu cho bé Trâm Anh, đứa con gái thân yêu của chúng tôi vừa mới lên 6 tuổi, cháu sẽ ra sao khi thiếu vắng sự dìu dắt của người bố thân yêu…

Kính mong Quý Vị lên tiếng và tiếp tay bảo vệ anh Phạm Minh Hoàng và những người yêu nước – những người đang muốn đóng góp cả cuộc đời mình cho ước mơ bảo vệ đất nước và xây dựng tuổi trẻ Việt Nam.

Xin chân thành cảm tạ sự quan tâm của toàn thể Quý Vị.

Lê thị Kiều Oanh
423 đường Nguyễn Tri Phương, Phường 8, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: +84 838 532 010 ;

Hay liên lạc với gia đình chúng tôi :
Ông Phạm Duy Khánh, email : dkhanh.pham@gmail.com

Vì không có điều kiện để gửi lá thư này đi, nên tôi đã nhờ anh Khánh chuyển đi giùm.

Dưới đây là 2 tấm hình của anh Hoàng :

Anh Hoàng và các em sinh viên của Đại Học Bách Khoa trong buổi tiệc Tất Niên ngày 28/01/2010

Anh Hoàng và con là bé Trâm Anh

Mới phát hiện rệp hút máu người ở Hà Nội, nhưng khỉ hút máu người thi ai cũng biết rồi



Ông Nguyễn Quang Thái, Trưởng Phòng Thí nghiệm động vật y học, Khoa Côn trùng - Ký sinh trùng - Động vật y học (Viện Vệ sinh phòng dịch quân đội), cho biết gần đây, tại khu vực nội thành Hà Nội đã xuất hiện rệp giường (Bedbug) hút máu người

Theo thông tin mà Viện Vệ sinh phòng dịch quân đội nhận được từ một khách sạn ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), có một khách nước ngoài bị côn trùng lạ đốt gây mẩn ngứa, khó chịu đến mức không ngủ được.

Cán bộ của viện đến và phát hiện nhiều vết máu li ti trên drap trải giường, khi lật lên, soi kẽ giường thì phát hiện nhiều con rệp giường, một loài côn trùng hút máu người. Đáng nói là, rệp giường xuất hiện ở nhiều nơi khác của khách sạn này.

Theo nhận định của cán bộ Viện Vệ sinh phòng dịch quân đội, rất có thể vị khách này là tác nhân mang theo rệp giường lẫn trong hành lý. Ngay sau đó, các phòng khách sạn đã được phun hóa chất diệt côn trùng như Fendona, Icon, Permethrin 5OEC nhưng nhiều con rệp giường vẫn sống.

Cách đây khoảng 10 năm, Viện Vệ sinh phòng dịch quân đội đã phát hiện rệp giường trong một số phòng ở tập thể. Trên thế giới, dịch rệp đang hoành hành tại Phần Lan, đặc biệt là ở Mỹ và các nước châu Âu khác như Anh, Pháp...

"Khi phát hiện rệp giường, nhất thiết phải tìm và tiêu diệt tận gốc. Vệ sinh chăn màn, giường chiếu, bàn ghế... bằng cách phơi nắng, xịt hơi nóng vào các kẽ giường, tủ - nơi có rệp giường trú ngụ. Có thể đun nước sôi, hòa với thuốc diệt rệp tưới vào các khe có rệp, làm mỗi tuần một lần, liên tục trong nhiều tuần đến khi hết rệp và cũng có thể sử dụng các hóa chất, dụng cụ chuyên dùng khác" - ông Thái khuyến cáo.
Theo các nhà khoa học, rệp giường là loài côn trùng thuộc bộ bọ xít (Hemiptera), có mùi hôi, cơ thể dẹt, kích thước khoảng 4 – 5 mm. Bình thường, cơ thể chúng có màu vàng nhạt, khi hút no máu người hoặc động vật chúng chuyển thành màu nâu đỏ. Vòng đời của rệp giường gồm 3 giai đoạn: Trứng, thiếu trùng và trưởng thành. Trứng màu trắng sữa hoặc trắng xanh, dài khoảng 1 mm. Thiếu trùng giống với rệp giường trưởng thành nhưng kích thước nhỏ hơn. Để hoàn thành sự phát triển từ trứng đến trưởng thành, cần thời gian từ 6 tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường và điều kiện dinh dưỡ

ng. Rệp giường hút máu vào ban đêm nhưng nếu điều kiện thuận lợi hoặc rệp đói lâu ngày, chúng cũng đốt người vào ban ngày.

Thời gian hút máu của rệp trưởng thành khoảng 5-10 phút, sau 2- 3 ngày, rệp lại hút máu một lần, thế nhưng, chúng có thể nhịn đói mà vẫn sống đến vài năm. Rệp giường cái đẻ trung bình 5 trứng/ngày và trong vòng đời của mình, chúng có thể đẻ tới 500 trứng.
http://hoa-hao.com/kktd/photos/ho_ac_qui.jpg

Đồng Nai rối như tơ vò!

Nếu người dân chấp thuận số tiền (120 tỉ đồng) mà Vedan bồi thường thì tỉnh Đồng Nai cũng chưa biết phải chia như thế nào

Dự kiến hôm nay (23-8), Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai và chính quyền các huyện Long Thành, Nhơn Trạch sẽ bàn phương án vận động dân chấp nhận 120 tỉ đồng bồi thường của Vedan và rút đơn khởi kiện
 
Thế nhưng, nếu người dân chấp thuận số tiền trên thì tỉnh Đồng Nai cũng chưa biết phải chia như thế nào.
 
Các địa phương bị thiệt hại ở tỉnh Đồng Nai cho rằng cách tính bình quân của
Sở Tài nguyên-Môi trường là muốn né tránh việc đi xác minh thiệt hại thực tế
 
Cào bằng là không ổn
 
Ông Lê Viết Hưng, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường (TN - MT) tỉnh Đồng Nai, cho rằng căn cứ trên số liệu của Viện Môi trường và Tài nguyên (MT - TN) thì xã Long Phước, huyện Long Thành được bồi thường thiệt hại hơn 17 tỉ đồng, chia cho hơn 300 ha nuôi trồng thủy sản, bình quân 1 ha sẽ được bồi thường 40 triệu đồng.
 
Trong khi đó, tại huyện Nhơn Trạch, xã Phước An được bồi thường 78 triệu đồng/ha và xã Phước Thái là hơn 50 triệu đồng/ha...
 
 Sở dĩ có sự chênh lệch giữa các xã, huyện là vì căn cứ trên tính toán của Viện MT-TN theo từng vùng phân bố ô nhiễm.
 
Đối với các hộ dân bị thiệt hại do đánh bắt thủy sản, ông Hưng đề nghị tính toán thiệt hại bình quân theo năm. Theo đó, mỗi hộ dân sẽ được nhận khoảng 600.000 đồng nhân cho số năm đánh bắt tương ứng.
 
Do cách tính của Sở TN-MT mang tính cào bằng nên đại diện các xã đã bác bỏ. UBND xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch cho rằng cách tính bình quân của Sở TN - MT là muốn né tránh việc đi xác minh thiệt hại thực tế.
 
Người dân khó mà rút đơn
 
Đại diện các địa phương cho rằng cách tính thiệt hại thực tế theo số liệu của Viện MT - TN cũng không ổn và chắc chắn sẽ bị dân phản ứng.
 
Ông Lương Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Phước Thái, dẫn chứng: "Cách tính của Viện MT - TN không công bằng vì dân xã này nằm ngay cống xả của Vedan nhưng lại có mức bồi thường quá thấp. Bên cạnh đó, các hộ cách nhau chỉ vài mét nhưng tỉ lệ thiệt hại lại quá khác nhau. Tính chung, toàn bộ thiệt hại của các hộ đánh bắt chỉ hơn 15 tỉ đồng, nếu tính trung bình thì mỗi năm một hộ đánh bắt của xã Phước Thái chỉ được 609.000 đồng".
 
Ông Nguyễn Văn Điền, Phó Chủ tịch UBND xã Long Thọ, bày tỏ: "Mức bồi thường chỉ hơn 600.000 đồng/năm là quá thấp làm sao dân chấp nhận được".
 
Theo ông Điền, nếu tính bình quân theo cách của Viện MT-TN  thì một hộ dân đánh bắt của xã này chỉ được bồi thường 150.000 đồng/năm. "Người dân khó mà rút đơn kiện" – ông Điền nhận định.

 

Khó vận động dân rút đơn kiện

 
Các luật sư tham gia tư vấn giúp dân khởi kiện tại huyện Long Thành cho rằng tỉnh Đồng Nai sẽ thất bại khi lấy ý kiến dân vì mức thiệt hại của họ quá cao so với 120 tỉ đồng mà tỉnh đòi Vedan bồi thường. Mặt khác, UBND tỉnh Đồng Nai đã "cầm đèn chạy trước ô tô" khi chưa hỏi ý kiến dân, chưa được dân ký đơn ủy quyền đã vội đòi Vedan bồi thường 120 tỉ đồng.
 
Theo một luật sư, tỉnh Đồng Nai lấy ý kiến dân là cần thiết nhưng nếu không được bồi thường thỏa đáng thì việc vận động dân rút 4.000 đơn kiện là không dễ dàng.
 
Do chưa có phương án khả thi nào nên Sở TN - MT tỉnh Đồng Nai vẫn đề nghị Hội Nông dân tỉnh và các địa phương tiếp tục lấy ý kiến rồi... tính sau.
Bài và ảnh: NGỌC BÍCH

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty