TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Friday, September 4, 2009

Mưa một đêm, Đà Nẵng ngập nặng

TTO - Mặc dù mưa dứt hẳn từ 4g sáng, nhưng mãi đến hơn 8g30 sáng nay (4-9), rất nhiều tuyến phố nội thị ở Đà Nẵng như Đống Đa, Mai Lão Bạng, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Hùng Vương, Nguyễn Văn Linh vẫn chìm trong nước.

Theo Ban chỉ huy phòng chống bão lụt Đà Nẵng thì đêm qua, lượng mưa đo được vào khoảng 220 mm. Mưa lớn kéo dài suốt đêm khiến cho khả năng tiêu thoát nước tại các khu dân cư của TP Đà Nẵng, đặc biệt là các khu dân cư nằm sâu như khu dân cư Đầm Rong (phường Thuận Phước, quận Hải Châu), khu dân cư Hòa An (phường Hòa An, quận Cẩm Lệ), khu dân cư Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu) bị cô lập hoàn toàn…

Theo thống kê sơ bộ tại quận Liên Chiểu có đến hơn 16 điểm ngập úng nghiêm trọng.

Cuộc sống của hàng nghìn người dân đô thị Đà Nẵng trong buổi sáng nay bị đảo lộn hoàn toàn. Nhiều người không thể ra đường vì nước ngập sâu trong nhà. Nhiều trường học không thể mở cửa cho ngày khai giảng mới như trường tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ. Lý do: nước ngập sâu đến nửa cổng trường.

Sau đây là những hình ảnh nhóm phóng viên TTO ghi được tại các điểm ngập nặng ở TP Đà Nẵng:

Một góc tuyến phố Hàm Nghi bị chìm trong nước úng - Ảnh: Quốc Nam

Hơn 8g sáng nhưng nước vẫn chảy xiết trên đường Mai Lão Bạng (phường Thuận Phước, quận Hải Châu) - Ảnh: Đ.Nam

Sáng nay 4-9, trường tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ ra thông báo cho học sinh nghỉ học vì nước ngập trường - Ảnh: T. Vũ

Tuyến phố Huỳnh Ngọc Huệ bị chìm trong nước, giao thông trong khu vực này hoàn toàn bị cô lập - Ảnh: Đ.Nam

Nước ngập nửa người nhưng người phụ nữ này vẫn phải đi trong nước - Ảnh: Đ.Nam

Quốc lộ 1A đoạn qua phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu ách tắc hàng giờ vì ngập nặng - Ảnh: T. Vũ

Trên đường Tôn Đức Thắng... - Ảnh: T. Vũ

Gia đình bà Hiền ở tổ 15 phường Hòa An suốt đêm không ngủ được vì nước ngập - Ảnh: Đ.Nam

Đến hơn 9 giờ sáng nay (4-9), khu dân cư Hòa An phường Hòa An vẫn chìm trong nước. Ảnh: Đ.Nam

Rất nhiều tài sản của các gia đình này đã bị nước úng tràn vào gây hư hại nặng (ảnh chụp tại quận Cẩm Lệ) - Ảnh: Đ.Nam

Khoanh tay nhìn nước ngập cả khu phố - Ảnh: Đ.Nam

Một người dân ở tổ 16 (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) được lực lượng cứu hộ đưa ra khỏi nhà do khu vực này nước ngập cao đến 3 - 4m. Ảnh: Đ.Cường

Chùm ảnh: Chưa bao giờ Đà Nẵng ngập cao đến thế

http://dantri.com.vn/c20/s20-348033/chua-bao-gio-da-nang-ngap-cao-den-the.htm


(Dân trí) - Như Dân trí đã thông tin, cơn mưa lớn kéo dài 2 ngày qua đã nhấn chìm nhiều tuyến phố chính trong trung tâm thành phố Đà Nẵng. Mưa ngập bất ngờ, ngoài suy nghĩ của nhiều người dân, đang khiến “nhịp” thành phố bị đảo lộn.
>> Đà Nẵng bất ngờ ngập trong biển nước
Sau trận mưa như trút vào nửa đêm, đến khoảng 8h sáng nay trời Đà Nẵng bắt đầu tạnh. Thời tiết đã bắt đầu hửng nắng nhưng những ai phải ra đường đều ngỡ ngàng vì đi đâu cũng nhìn thấy nước ngập.
Nhóm PV Dân trí đã ghi lại những hình ảnh ngập lụt sáng nay 4/9 tại Đà Nẵng mà nhiều người dân sống lâu năm ở thành phố này cho rằng “lần đầu tiên chứng kiến”.
Nước tấn công nhà dân.
Nhà hàng ngập ngang bảng hiệu.
Phố Hàm Nghi hàng ngày sầm uất là thế nhưng nay trở thành biển nước vắng người.
Cô giáo đến trường Hà Huy Tập “khác” với vẻ hàng ngày.
Trường Huỳnh Ngọc Huệ còn phải thông báo học sinh nghỉ sáng nay 4/9.
Nhiều chiếc xe ô tô dũng cảm băng qua đường Hà Huy Tập.
Nhưng cũng có xe chết máy phải nhờ cứu hộ.
Các tiệm sửa xe máy sáng nay đông khách hơn thường lệ.
Tranh thủ lội bắt cá giữa công viên.
Ai cũng bảo “lần đầu tiên tôi chứng kiến cảnh này”.
Nhóm PV

Những bẫy điện trên đường phố Sài Gòn


Dây điện trơ ra dưới gốc trụ chiếu sáng vòng xoay trước chợ Bến Thành.
Dưới chân một cột điện trên đường Nguyễn Trãi.
Dây điện đấu nối sơ sài.
Điểm nối điện tại một biển quảng cáo cũng là trạm xe buýt.
Công nhân kỹ thuật đang kiểm tra lại trụ đèn nơi xảy ra tai nạn ngày 31/8 khiến em Duy bị điện giật chết.

Hủy diệt rừng cấm

KTNT - Tiếng cưa máy ngày đêm vang lên trong các khu rừng thuộc dãy Hoàng Liên Sơn trên địa bàn các xã Long Khánh, Lương Sơn (Bảo Yên - Lào Cai). Những cây gỗ hàng trăm năm tuổi bị đốn ngã. Mỗi ngày trôi qua, nhiều khu rừng phòng hộ đầu nguồn bị tàn phá, biến thành khu đất trống, đồi trọc. Rừng đang kêu cứu trong khi chính nạn khai thác gỗ trái phép khiến không ít người dân phải trả giá rất đắt, đôi khi bằng cả tính mạng. Còn lực lượng chức năng dường như vẫn chưa có động thái tích cực để ngăn chặn tình trạng này.

Những con đường trải... gỗ

Từ trung tâm thị trấn Phố Ràng ngược Quốc lộ 70 khoảng 25km về tới bản Vuộc (xã Lương Sơn), chúng tôi không khỏi giật mình bởi tiếng cưa máy từ trong các khu rừng vọng ra. Hai bên đường, hàng trăm khúc gỗ đủ loại xếp ngổn ngang, chủ yếu là gỗ được khai thác trong rừng phòng hộ đầu nguồn. Ông Hoàng Văn Trọng, người dân địa phương cho biết: “Mấy hôm nay trời mưa nên xe chở gỗ không lên được. Mọi ngày cứ tầm chiều tối là có xe đến bốc gỗ, bao nhiêu cũng đưa đi hết”.

Ông Hoàng Văn Viễn, người được giao bảo vệ khu rừng giáp ranh giữa hai xã Lương Sơn và Long Khánh tâm sự: “Có lần phát hiện lâm tặc phá rừng, tôi liền báo lên cấp trên. Sáng hôm sau, một nửa đồi mỡ 3 năm tuổi của tôi bị bọn chúng phát sạch, chúng còn dọa đốt cả nhà”.

Cách bản Vuộc 5km là địa bàn xã Long Khánh. Dọc con đường ven các khu rừng đâu đâu cũng thấy gỗ, những khúc gỗ được xẻ vuông vắn lao từ đỉnh đồi xuống, toàn là những loại gỗ quý như: sến, táu, dổi, sồi, re...

Đang đi trên con đường quanh đồi bỗng chúng tôi nghe thấy tiếng nói: “Có ai ở dưới không, tránh nhờ lao gỗ”, chúng tôi tò mò đứng lại, tiếng gọi đó khiến một số người đang rửa chân tay ở bờ suối nhanh chân tránh, từ trên đỉnh đồi, một khúc gỗ ầm ầm lao xuống.

Chảy máu rừng nguyên sinh

Anh Nguyễn Văn Sứ, cán bộ xã Long Khánh cho biết: “Hiện nay, tất cả các khu rừng thuộc địa phận xã tôi đã bị lâm tặc khai thác hết, bây giờ để có gỗ lớn phải sang địa phận các xã Xuân Giang và Lâm Giang thuộc huyện Văn Yên (Yên Bái) mới có”.

Anh Sứ dẫn chúng tôi vào rừng, dọc con đường mòn thỉnh thoảng lại gặp những cái lán khai thác gỗ được dựng tạm bợ bên đường, bên cạnh lán là xác những cây gỗ đang mục nát theo thời gian. Khu rừng này vốn là rừng nguyên sinh nhưng giờ đây chỉ còn những cây tạp như vầu, nứa, chuối rừng... Chúng tôi hỏi: “Sao họ khai thác nhiều thế mà kiểm lâm không bắt?”, anh Sứ cho biết: “Bắt sao được, khi chỉ thấy bóng dáng người lạ xuất hiện trên địa bàn là người nhà gọi điện cho những người đang xẻ gỗ trong rừng dừng lại ngay. Vả lại họ toàn xẻ vào đêm khuya, kiểm lâm nào bắt lúc đó”.

Những thủ đoạn tinh vi của bọn lâm tặc khiến chính quyền địa phương phải “bó tay”. Chúng tôi quay về thôn Lủ 2, xã Long Khánh. Gần như gia đình nào ở đây cũng cất giấu gỗ. Gỗ được cưa xẻ thành hộp lớn, hộp nhỏ chất dưới gầm sàn, ở hiên nhà, có nhà còn ngâm đầy ao. Rất nhiều người than thở vì cuộc sống nghèo khó nên tranh thủ lên rừng xẻ gỗ làm nhà. Nhưng, cũng không ít người cho biết, gỗ đấy là hàng hoá, nếu được giá sẵn sàng bán ngay. Bán hết lại lên rừng xẻ tiếp.

Xưởng chế biến gỗ của ông Hoàng Văn Thảo.


Tại xã Long Khánh, gỗ mang lại nguồn thu không nhỏ, biết điều ấy nên không ít người dân lập xưởng dưới vỏ bọc chế biến gỗ sản xuất để dễ bề thu gom gỗ của lâm tặc mang đi tiêu thụ. Điển hình là hộ ông Hoàng Văn Thảo, xưởng nhà ông là nơi tập kết gỗ lậu lớn nhất xã Long Khánh. Người dân địa phương cho biết, cứ 1-2 ngày lại có xe đến vận chuyển gỗ.

“Đồi này trước đây là khu rừng rậm rạp, nhiều gỗ to, giờ muốn tìm thấy những cây gỗ như thế phải đi hết nửa ngày đường”, cụ Lương Văn Tính chỉ tay về phía quả đồi trọc ngậm ngùi nói.

Khai thác hết những cánh rừng nguyên sinh, lâm tặc còn ngang nhiên tàn sát không thương tiếc rừng phòng hộ đầu nguồn, điều đáng nói là chính quyền dường như không hay biết, thậm chí, phát hiện nhưng không hề xử lý. Trong suốt thời gian có mặt tại đây, chúng tôi không thấy bóng dáng của bất cứ kiểm lâm viên nào xuống cơ sở để sâu sát tình hình. Vậy nên, máu rừng vẫn rưng rưng chảy.

Cái giá phải trả

Dãy Hoàng Liên Sơn được biết đến là vùng núi non hùng vĩ với những cánh rừng già bát ngát, nguồn tài nguyên phong phú, rừng Hoàng Liên Sơn được ví như “lá phổi” của vùng Tây Bắc nhưng giờ đây nguồn tài nguyên quý giá này đang bị con người khai thác triệt để, cánh rừng xưa giờ đã biến thành bạt ngàn nương rẫy hay những khu đất trống mênh mông.

Hành vi phá rừng không thương tiếc của con người đã khiến họ phải trả giá bằng cơn lũ chưa từng có trong lịch sử 40 năm qua vào đầu tháng 8/2008 ở các tỉnh Tây Bắc. Lào Cai là nơi bị thiệt hại nặng nhất, trong đó xã Long Khánh có 9 người chết, hàng chục người bị thương, rất nhiều căn nhà và hàng trăm hécta hoa màu bị lũ cuốn trôi.

Từ năm 2002 đến nay, trên địa bàn xã đã có 2 người chết do bị gỗ đè, 5 người bị cưa máy cắt vào chân. Anh Ma Văn Quân, người xã Long Phúc, do nhà nghèo nên phải bỏ học về đây làm thuê, một lần do bất cẩn, chiếc cưa máy vô tình cắt ngang đùi khiến anh không còn đi lại dễ dàng như trước, trở thành gánh nặng cho gia đình.

Nhờ rừng mà mấy năm gần đây, người dân Long Khánh trở nên giàu có nhưng những tệ nạn xã hội như nghiện, chích hút ma túy, mại dâm cũng xuất hiện. Chỉ riêng năm 2008, xã có 3 người chết do chích ma túy, phần lớn tuổi đời còn rất trẻ.

Rời Long Khánh, tiếng cưa máy vẫn phảng phất bên tai như tiếng kêu cứu của những cây gỗ, con thú trong rừng, gieo vào lòng tôi nỗi lo không biết nạn khai thác rừng trái phép khi nào mới chấm dứt, cuộc sống người dân mới bình yên trở lại.

Hoàng Chiên - Nguyễn Doanh

Lênh đênh những phận nghèo


Mưu sinh trên hồ.
KTNT - Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), Cấm Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 4.000ha, chủ yếu là đồi rừng, chỉ có hơn 100ha đất canh tác nông nghiệp. 84,38% số hộ nghèo, cao nhất tỉnh hiện nay. Mặc dù trong những năm qua, xã được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia nhưng việc giảm nghèo vẫn là bài toán nan giải.

Nhọc nhằn người dân đất Cấm

Ông Hoàng Văn Thiết, Trưởng thôn Cấm, một trong những thôn nghèo nhất xã cho biết, thôn có 179 hộ (800 khẩu), hầu hết là hộ nghèo. Người dân thôn Cấm sống quanh hồ Cấm Sơn nên hằng năm chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai. Năm nào mưa ít thì cấy lúa còn được thu, năm mưa nhiều coi như mất trắng.

Đưa chúng tôi thăm cánh đồng lúa của thôn, ông Thiết chỉ tay về phía trước rồi nói: “Cuộc sống của cả thôn trông chờ vào đám lúa này. Nhưng chỉ cần một cơn mưa lớn là có thể mất trắng”.

Bản thân gia đình ông cũng trong tình cảnh loay hoay mãi không thoát được nghèo. Vợ ông cùng nhiều chị em khác phải sang Quảng Ninh gánh than thuê, kiếm tiền lo cho từng bữa ăn. Cánh đàn ông trong thôn ngày ngày ra hồ đánh bắt tôm, cá.

Cũng vì nghèo mà nhiều học sinh phải bỏ học giữa chừng, theo bố mẹ ngày đêm lênh đênh trên thuyền thả rọ tôm. Chính vì thế, đến nay cả thôn chỉ có 3 người theo học đến bậc THPT.

Chúng tôi tới thăm gia đình bà Lường Thị Ngoẹo, 76 tuổi, là gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhất của xóm Gãm. Bà Ngoẹo tuổi cao, sức yếu nhưng phải chăm sóc 5 đứa cháu ngoại bởi bố các cháu đã mất cách đây vài năm; mẹ phải đi Hà Nội làm thuê, thỉnh thoảng về cung cấp tiền để bà cháu sinh sống. Trong căn nhà ẩm thấp, bà Ngoẹo kể cho chúng tôi nỗi vất vả của cuộc đời. Bà sinh ra và lớn lên ở vùng đất Cấm Sơn này, bao năm qua, cái nghèo vẫn đeo bám. Hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến 2 cháu lớn của bà học đến lớp 5 phải nghỉ học ở nhà thả rọ tôm kiếm sống. Hiện còn 3 cháu đang theo học tiểu học và THCS nhờ nguồn chu cấp của mẹ. Hỏi chuyện cháu Phạm Văn Tưởng đang học lớp 6 về việc học hành, cháu tần ngần hồi lâu rồi trả lời không biết có theo học được đến hết lớp 9 không, vì từ nhà đến trường cách xa 5km đường đồi núi, nhiều đoạn phải lội hoặc qua đò, hôm nào cũng tối nhọ mặt người mới về đến nhà.

Ông Thiết cho hay, xóm có 11 nóc nhà đều nằm trong diện hộ nghèo, trong đó hộ bà Ngoẹo vừa được chính quyền xã, thôn hỗ trợ toàn bộ số ngói lợp lại mái nhà đã quá sập sệ.

Nỗ lực của chính quyền địa phương

Trao đổi với Bí thư Đảng uỷ xã Nông Văn Tới, chúng tôi được biết xã Cấm Sơn có 854 hộ (4500 khẩu) thì có tới 84,38% hộ nghèo. Theo anh Tới, nguyên nhân nghèo đói là do thiếu đất trồng lúa (bình quân mỗi khẩu chưa được 1 sào ruộng). Diện tích canh tác lại thường xuyên bị úng ngập do mưa lớn, nước hồ dâng cao. Sản xuất bấp bênh khiến các hộ thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu lương thực. Những diện tích đất canh tác không bị ngập nước, nhưng là ruộng bậc thang, lại xa hồ đập nên không chủ động được nước tưới. Xã có trên 2000ha đất lâm nghiệp, trong đó phần nhiều là rừng tái sinh, còn lại là đất đồi dốc bạc màu, năng suất cây trồng thấp. Ngoài ra, còn do trình độ canh tác của người dân lạc hậu, chậm đổi mới, nhất là việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi.

Nhận rõ những nguyên nhân trên, những năm qua, Đảng uỷ, chính quyền xã Cấm Sơn đã nỗ lực giảm nghèo bằng nhiều biện pháp. Đó là dành kinh phí hỗ trợ từ các Chương trình 134 và 135 cho việc hoàn thiện hệ thống đường điện, xây dựng trường học, trạm xá, kênh mương, trạm bơm điện. Chỉ tính 2 năm qua, từ nguồn vốn trên, xã đã tiến hành xây dựng đường điện tới các thôn, 2 trạm bơm điện và 2 trường học; sửa chữa, xây mới 28 nhà tạm, làm 10 bể nước, 28 giếng khoan cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Ngoài ra, xã còn liên hệ với Ngân hàng Chính sách xã hội cho người nghèo vay vốn phát triển sản xuất với tổng số tiền trên 3 tỉ đồng; tạo điều kiện cho người nghèo đi xuất khẩu lao động; mở các lớp dạy nghề, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông - lâm nghiệp. Đồng thời xã khuyến khích các hộ trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là áp dụng chăn nuôi theo mô hình trang trại. Nhờ những cách làm trên, đến nay các trường học, trạm xá trên địa bàn đều được xây dựng kiên cố, 100% các thôn đã có điện, số hộ nghèo giảm bình quân 5%/năm.

Với sự trợ giúp của Chương trình 134 và 135 cùng với những nỗ lực của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào các dân tộc Cấm Sơn đã từng bước đổi thay. Tuy nhiên, hiện tại số hộ nghèo của xã vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất tỉnh. Làm gì để thoát nghèo luôn là nỗi trăn trở của Đảng bộ và chính quyền xã. Đó cũng chính là ước mơ lớn của người dân Cấm Sơn hôm nay. Mong sự đầu tư lớn hơn và đồng bộ hơn từ cấp trên để Cấm Sơn sớm vượt qua đói nghèo.

Hoàng Dĩnh

Nước mắt tỷ phú giữa đại ngàn


Đại ngàn vùng tây Quảng Nam, vùng đất của cây sâm, cây quế vốn một thời nổi tiếng với những tỷ phú nông dân. Nhưng giờ đây, họ đang méo mặt vì hàng triệu cây quế phải chặt bỏ làm củi…

Vang bóng một thời

Nói đến miền rừng Quảng Nam, người ta sẽ nghĩ ngay đến vùng đất của vàng, cùng những sản vật nổi tiếng của cây quế, cây tiêu và cây sâm Ngọc Linh… Những sản vật của vùng đất “chưa mưa đã thấm” ấy một thời đã giúp hàng trăm nghìn hộ nông dân giữa rừng thẳm đổi đời vươn lên thành triệu phú.


Nhiều vườn quế hàng chục năm tuổi bán không ai mua

Rất nhiều nông dân giữa đại ngàn Trường Sơn nhờ cây quế mà giàu lên từ những năm 90 của thế kỷ trước đã từng khẳng định rằng, chỉ vài chục năm tới sẽ không còn cảnh đói ăn.

Thế mà nay, hàng trăm triệu cây quế đến tuổi khai thác chẳng ai thèm mua. Cuộc đổi đời trông chờ vào cây quế đã không thành hiện thực như mơ ước.

Thời cây quế là cây "vua" trong những năm 90 của thế kỷ trước, các cấp chính quyền địa phương đã vận động nhân dân vào cuộc quyết liệt. Riêng chuyện cây quế đã có hẳn một Nghị quyết và một ban chỉ đạo trồng quế từ tỉnh đến thôn, tổ.

Ngày đó, nhà nhà trồng quế, người người trồng quế. Khắp núi rừng Quảng Nam đi đâu cũng gặp quế, từ vườn nhà đến vườn rừng. Bên chái bếp, cạnh chum nước, bất kỳ nơi đâu cũng thấy cây quế hiện diện.

Nhờ vậy, cây quế được hồi sinh sau bao dâu bể của sự săn lùng ráo riết để xuất khẩu. Khi ấy, cây quế đang trên bờ của sự tuyệt chủng, bởi giá mỗi cây quế từ 10 đến 20 năm tuổi có giá từ 2-3 cây vàng, và được thương lái săn lùng ráo riết ngày đêm.

Trong giới tỷ phú nơi miệt rừng vùng Tây này, một cái tên được nhắc đến đó là Chiến “đại ca”, nguyên là Phó Giám đốc nông trường chè Quyết Thắng. Chiến từng một mình lái máy cày ngang dọc để đi xem rừng quế ngút ngàn của mình nơi vùng đất xã Ba, xã Tư huyện Đông Giang.

Những rừng quế ngút ngàn ở huyện miền núi cao Nam Trà My hàng chục năm tuổi đang chờ thương lái đến mua


Hồi đó Chiến “đại ca” đã từng tuyên bố hùng hồn rằng, 10 năm sau sẽ không còn cảnh lái máy cày đi thăm vườn quế của mình nữa mà thuê hẳn một đội thanh niên khoẻ mạnh để khiêng (cáng) ông đi thăm vườn quế theo kiểu điền chủ ngày xưa.

Mỗi chuyến thăm như vậy, chỉ cần bán mấy cây quế là đủ để trả tiền công cho đám thanh niên cáng mình vào rừng thăm quế.

Thậm chí, trong khát vọng của mình sau 15 năm khi bán quế, ông sẽ mua hẳn một chiếc máy bay trực thăng để đi thăm vườn quế của mình.

Nhưng bây giờ đã gần 20 năm trôi qua, tôi gặp lại ông trong một quán nhậu ở TP. Tam Kỳ. Hỏi chuyện cây quế và lời tuyên bố năm nào, Chiến “đại ca” bảo: "Bây giờ mà nhắc lại lời tuyên bố đó, coi chừng đám thanh niên lại kéo đến cáng mình vào rừng đánh cho nhừ xương. Bởi lấy tiền đâu mà trả, có bán cả rừng quế cũng không đủ tiền thuê người chặt chứ nói chi đến chuyện ăn chơi…".

Không riêng gì Chiến “đại ca”, mà trong giới “điền chủ” quế ở vùng cao Bắc, Nam Trà My, Tiên Phước, Đông Giang, Phước Sơn…đều méo mặt vì cây quế.

Thời... củi quế

Ông Hồ Xuân Lợi là một trong hàng nghìn “tỷ phú” đại diện cho những “điền chủ” quế ở xã Trà Mai, huyện Vùng cao Nam Trà My từ những năm 90 của thế kỷ trước.

Quế bán không ai mua. Nhưng vẫn phải ươm quế con để trồng

Ông cũng như hàng chục nghìn hộ nông dân miền núi cao này đã dốc bao công sức, mồ hôi cùng bạc tiền để trồng quế với khát vọng 10-15 năm sau sẽ đổi đời.

Chỉ tính riêng trong vườn nhà ông Lợi đã có trên 2.000 cây quế hơn 15 tuổi. Nếu ở cái thời vàng son của cây quế cách đây hơn 10 năm, có lẽ bây giờ ông Lợi đã là tỷ phú.

Còn bây giờ, ông Lợi ngồi đó với bao nỗi lo toan, khi những cây quế già tuổi vỏ dày đạt tiêu chuẩn xuất khẩu bắt đầu chết đứng chẳng một thương lái nào hỏi mua. Họa hoằn lắm, có vài thương lái đến hỏi giá rồi... một đi không trở lại.

Trong ngôi nhà gỗ xập xệ, ông Lợi đưa cặp mắt buồn nhìn vườn quế bên nhà, gạt vội nước mắt rồi ngâm nga câu thơ “Tiếc thay cây quế giữa rừng /Đắng cay ai biết, ngát lừng ai hay…”, mà ông bảo là chỉ đọc để an ủi nỗi lòng những người trồng quế như ông ở miền đất này.

Ông Lợi kể rằng, những năm gần đây không hiểu sao giá quế tụt dần, hiện chỉ còn khoảng 50% so với giá các năm. Nhưng cũng chẳng có người hỏi mua.

“Đã mấy năm ni nhà tui không trồng quế nữa mà chuyển sang trồng sắn để có cái ăn. Cả vườn quế mấy chục nghìn cây chờ đợi mấy chục năm ni bây giờ bán chẳng ai mua, khổ lắm, đói là cái chắc…” - ông Lợi tâm sự.

Không riêng gì gia đình ông Lợi mà hiện ở Nam Trà My hầu như gia đình nào cũng có quế chết khô do quá già.

Chỉ tính riêng tại huyện Nam Trà My có khoảng 2 triệu cây quế với diện tích gần 800 ha. Nhiều gia đình ở địa phương này đều tập trung trồng quế và bây giờ đang rơi vào cảnh đứng ngồi không yên.

Nhiều nông dân đành chặt quế để làm củi đốt

Nhiều hộ dân đã quyết định chặt bỏ cây quế để lấy đất trồng cây khác. Thậm chí, chặt quế để lấy đất trồng sắn. Bởi cây sắn giúp họ không bị đói trong những tháng ngày chờ đợi.


Tại thời điểm này, giá 1 kg quế kẹp khô loại 1 chỉ bán được khoảng 50 nghìn đồng, giảm hơn 250 nghìn so với trước đây. Còn quế thảo chỉ khoảng 15 nghìn/kg và quế cành thì khoảng 10 ngàn. Do giá quế quá thấp, công vận chuyển tốn kém nhiều nên các hộ thu mua cũng không còn mặn mà với quế.

Ông Nguyễn Ánh, chủ một đại lý thu mua quế xuất khẩu cho biết, mùa quế năm 2008 ông bị lỗ te tua vì quế không xuất được. Còn mùa quế năm nay, giá quá hạ nên ông đành phải đóng cửa, nghề quế kẹp nổi tiếng mấy đời ông đeo đuổi đành xóa sổ.

Theo tính toán, mỗi cây quế trồng sau 10 năm khai thác được 15 kg vỏ tươi, tương đương 3 kg vỏ khô. Với giá thu mua như hiện nay mỗi cây quế trồng sau 10 năm chỉ bán được khoảng 50 đến 60 nghìn đồng. Thấp hơn các loại cây trồng khác nhiều lần nên số phận của cây quế đang bị người nông dân chặt bỏ để làm củi đốt là điều khó tránh khỏi.

Điều đặc biệt là, mặc cho người nông dân điêu đứng với cây quế, nhưng nghị quyết HĐND các huyện miền núi Nam, Bắc Trà My, Nam Giang, Phước Sơn… vừa mới thông qua vẫn ưu tiên cho cây quế.

Các huyện này quyết định dành kinh phí từ ngân sách hàng năm để hỗ trợ nhân dân gieo ươm và trồng mới từ 50 đến 70 nghìn cây con và vận động các gia đình tự gieo ươm vài trăm ngàn cây để phát triển cây quế như một cây chủ lực trong xóa đói giảm nghèo.

Nghị quyết của chính quyền là vậy, nhưng hiện thời người nông dân đang chặt bỏ cây quế để làm củi. Nhiều chủ vườn đang khóc vì quế, khóc vì tiền của hàng chục năm trời đổ dồn vào cây quế đến bây giờ trắng tay…

Hoàng Anh-VNN

Làng chạy nợ...


Đồng tôm sú ở xã Kim Trung đìu hiu, cô quạnh.
KTNt - Có một thực tế đáng buồn đang xảy ra tại một số xã ven biển của huyện Kim Sơn (Ninh Bình) là số người bỏ quê lên thành phố làm ăn, trốn nợ ngày càng nhiều. Đã hơn 5 năm qua, kể từ khi người dân làm theo chủ trương bỏ lúa nuôi tôm của tỉnh cũng là chừng ấy thời gian họ ngậm đắng, nuốt cay vì thua lỗ và nợ nần chồng chất.

"Miền đất trắng"

Khoảng 11 giờ trưa, chúng tôi đến xã Kim Trung. Trong cái nắng như thiêu đốt, khung cảnh đìu hiu, vắng vẻ của những ao nuôi tôm càng làm không khí trở nên hiu hắt. Nhiều ao nuôi rộng tới vài hecta nằm im lìm, phẳng lặng. Nép mình ở góc đầm là những căn chòi được làm bằng phên nứa hay rơm rạ tạm bợ, chỉ cần một cơn gió mạnh, tất cả sẽ đổ sập xuống ao.

Tất cả những ngôi nhà ấy đều không có bóng dáng người chủ, cánh cửa lúc nào cũng im ỉm khép. Một vài đứa trẻ đang lom khom phơi rau câu trên bờ ao.

Loay hoay tìm kiếm, chúng tôi mới gặp được anh Nguyễn Văn Khoa, người nuôi tôm ở xóm 4. Không giấu nổi sự chán ngán, anh cho biết: “Hai ao tôm của tôi mất trắng. Từ đầu năm tới nay, cứ thả đợt giống nào là chết đợt đó. Chúng tôi ở đây ngoài nuôi tôm chẳng còn biết làm gì. Tính ra số nợ ngân hàng của gia đình tôi cũng lên tới gần trăm triệu đồng”.

Bên cạnh đầm tôm của anh Khoa là khu đầm hơn 3ha của ông Nguyễn Văn Bảy. ông Bảy là người có thâm niên gần chục năm trong nghề, nhưng tới giờ cũng không tránh khỏi tình trạng mất trắng. Cả khu ao của gia đình ông trông chẳng khác nào khu đầm hoang. “Vợ chồng tôi dành dụm được bao nhiêu vốn liếng đầu tư hết vào mấy ao tôm. Nhưng càng ngóng sau những lần làm lại thì thất bại càng nhiều. Tới giờ chúng tôi tay trắng. Ngay cả sổ đỏ của gia đình cũng đã bị ngân hàng thu giữ”, ông Bảy than thở.

Không chỉ xã Kim Trung, mà hàng ngàn hộ nuôi tôm ở Kim Hải, Kim Đông cũng lao đao vì tôm chết. Tình trạng tôm sú chết hàng loạt chỉ sau vài tháng nuôi khiến hàng trăm hộ dân điêu đứng.

Ông Cao Liên Hoan, Trưởng ban Địa chính xã Kim Trung cũng mất trắng vốn liếng vì tôm. Nhà có 3 ao nuôi, diện tích khoảng 3ha, gia đình ông đầu tư vài chục triệu đồng, đến giờ, khi tôm mới được bằng đầu ngón tay thì đột nhiên chết mà không rõ nguyên nhân. “Vài hôm nay, ông ấy như người mất hồn, công việc trên xã cũng bê trễ. Mấy chục năm công tác, dành dụm được chút vốn rồi đầu tư vào đầm nuôi tôm, tới giờ tay trắng vẫn hoàn tay trắng, khoản nợ ngân hàng đang treo lơ lửng trên đầu chưa biết tìm cách nào trả được”, vợ ông Hoan tâm sự.

Tất cả các hộ nuôi tôm trong vùng đều không xác định được nguyên nhân vì sao tôm chết hàng loạt? Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trung Đức, chủ Doanh nghiệp thuỷ sản Trung Đức, xóm 4 (Kim Trung), nguyên nhân có thể do hệ thống thủy lợi trong vùng chưa đồng bộ. Ngoài ra, con giống cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến thất bại của người nuôi tôm. Bên cạnh đó, việc người dân lấy nước vào ao nuôi trực tiếp từ các kênh mương mà không qua xử lý cũng khiến môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo ông Đức, mặc dù không rõ nguồn gốc xuất xứ của tôm giống, nhưng người nuôi vẫn mua cho kịp thời vụ nên mới có tình trạng tôm bị bệnh chết hàng loạt. Là người có thâm niên trong việc ương và cung cấp tôm giống, nhưng đến giờ ông Đức cũng phải chuyển sang hướng kinh doanh khác. “Nghề nuôi tôm, quan trọng nhất là phải hiểu rõ tình trạng môi trường ao nuôi cũng như nguồn gốc của con giống. Nếu bỏ qua một trong hai điều này thì coi như cầm chắc thất bại”, ông nói.

Chạy nợ...

Không còn mặn mà với con tôm, anh Nguyễn Văn Bằng ở xóm 4 (Kim Trung) quyết định bỏ xứ đi làm ăn xa. Cả gia đình có 4 khẩu, mấy năm nay chỉ trông vào ao đầm, khi tôm sú chết cũng là lúc gia đình anh xuống dốc. Ngôi nhà anh mới xây cũng treo biển bán. “Cho đến giờ, số nợ ngân hàng lên tới gần 200 triệu đồng, nếu cứ phiêu lưu cùng tôm không biết số nợ sẽ còn tăng lên bao nhiêu”, anh Bằng tâm sự.

Không riêng gì anh Bằng, hầu hết người dân trong vùng đều không mặn mà với chuyện nuôi tôm nữa. Đàn ông, thanh niên đến tuổi lao động kéo nhau đi làm ăn xa, ở nhà chỉ còn đàn bà và trẻ con.

Gia đình ông Trần Văn Hoàng ở xã Cồn Thoi có 4 người con, vì thất vận do tôm mà hai đứa lớn phải nghỉ học giữa chừng, đi làm thuê tận TP. Hồ Chí Minh, Cà Mau.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Xóm trưởng xóm 5 (xã Kim Trung) bộc bạch: “Những lao động chính đi làm ăn xa, ở nhà chỉ toàn đàn bà con trẻ, nhiều khi trong xóm có việc gì quan trọng tìm mỏi mắt cũng không ra người gánh vác”. Tôm chết, ao đầm chỉ còn trơ lại mặt nước lặng tăm và những mảng rong biển đua nhau xâm lấn. Đàn ông, người khoẻ mạnh đi làm ăn xa, ở nhà đàn bà và con trẻ mưu sinh bằng việc vớt rau câu.

Em Trần Văn Bình, 12 tuổi ở xóm 6 (xã Kim Đông) đang hăm hở vớt rong dưới lòng kênh, thấy chúng tôi lia máy ảnh lên chụp vội cúi người quay đi. Tôi hỏi vì sao? Bình nói: “Vì em sợ lên báo sẽ ngại với các bạn cùng lớp”. Cũng theo ông Tuấn, trong xóm, số hộ bỏ nhà đi làm ăn xa lên tới gần một nửa. Nhiều gia đình có con nhỏ cũng phải gửi lại cho ông bà để lên thành phố làm thuê.

Những ngôi nhà lúc nào cũng im ỉm khoá, sân vườn cỏ dại mọc um tùm, tường vôi lở loét, xanh rêu. Thậm chí có ngôi nhà đã vắng chủ vài ba năm nay. Không có người ở, không ai trông nom, những ngôi nhà này xuống cấp nhanh chóng.

Hệ lụy sau những lần tôm sú chết đã khiến nhiều người dân các xã ven biển của huyện Kim Sơn lao đao trong vòng nợ nần triền miên. Nhưng điều đau xót hơn nữa đối với các bậc cha mẹ là không biết tương lai của những đứa con sẽ ra sao trong khi hằng ngày họ vẫn phải vật lộn với những lo toan cuộc sống và cả những món nợ khổng lồ do tôm để lại.

Rời vùng nuôi tôm Kim Đông, Kim Trung, Kim Hải, điều khiến chúng tôi day dứt không phải là những đầm, ao hay ngôi nhà bỏ hoang; mà là hình ảnh những đứa trẻ khom lưng vớt rau câu giữa trưa nắng cháy da cháy thịt. Và còn một điều nữa khiến chúng tôi băn khoăn, đó là, khi phát động chủ trương, tỉnh, huyện kêu gọi người dân tham gia, những báo cáo thành tích rất hay, kết quả khả quan nhưng khi gặp sự cố lại chỉ một mình người nông dân gánh chịu?

Lã Văn Tài - Diệp An

Ông Đoàn Văn Kiển - Buôn Lậu

Vì sao chủ tịch Tập đoàn TKV bị kỷ luật?

TT - Chiều 3-9, ông Phạm Đức Duyên, trưởng ban tuyên giáo đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV), cho biết sáng nay (4-9) đảng ủy của TKV sẽ họp và nghe công bố quyết định kỷ luật mức cảnh cáo của Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đảng đối với ông Đoàn Văn Kiển, bí thư đảng ủy, chủ tịch HĐQT TKV.

>> Đề nghị dừng khai thác than tại Yên Tử
>> Điều chỉnh giấy phép khai thác than tại Yên Tử
>> Thống nhất tránh xâm hại di tích Yên Tử

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, Ủy ban Kiểm tra T.Ư cũng đã kiến nghị Ban cán sự đảng Chính phủ xem xét để Thủ tướng quyết định ông Kiển thôi giữ chức chủ tịch HĐQT TKV.

Ông Đoàn Văn Kiển

Tuy nhiên, theo ông Phạm Đức Duyên, ông Kiển trước mắt bị xử lý kỷ luật về mặt Đảng, còn về chức danh chủ tịch HĐQT TKV thì chưa có quyết định liên quan.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, ông Đoàn Văn Kiển (với cương vị tổng giám đốc rồi chủ tịch HĐQT TKV) bị kỷ luật do vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, trực tiếp ký quyết định hoặc cấp dưới ký quyết định cho Công ty cổ phần đầu tư thương mại & dịch vụ TKV, nơi em trai ông Kiển là Đoàn Văn Thức làm phó giám đốc, khai thác than không có giấy phép trong khu vực ranh giới quản lý của các mỏ thuộc TKV.

Ông Đoàn Văn Kiển còn vi phạm quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại kinh tế cho TKV trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa TKV và Công ty cổ phần Phát triển công nghiệp Quảng Ninh, khiến công ty này khai thác, chế biến và tiêu thụ hàng triệu tấn than trái phép.

Tàu chở than lậu bị bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh bắt giữ trong đợt truy quét xuất lậu than tháng 4-2008 - Ảnh: M.Q

Ông Kiển đã thiếu chặt chẽ trong việc khai thác và quản lý hàng hóa trong quá trình vận chuyển tiêu thụ, thiếu chủ động phối hợp với địa phương đề xuất các biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng khai thác than trái phép. Đối với việc chậm trễ trong xin cấp phép khai thác mỏ than, hoạt động khoáng sản, năm 2008 hàng loạt mỏ thuộc TKV đều chưa đổi giấy phép theo Luật khoáng sản. Nguyên nhân chính là ngành than chậm trễ trong việc quy hoạch tổng thể chiến lược phát triển toàn ngành.

Do đó không có căn cứ để các cơ quan nhà nước tiến hành cấp phép cho các đơn vị thuộc TKV. Mặc dù chưa có giấy phép nhưng TKV vẫn để các công ty con thỏa sức khai thác, góp phần làm tình hình khai thác, buôn lậu than thêm phức tạp.

Trước tình hình đó, tháng 4-2008 Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phải ra quân quy mô lớn trên toàn địa bàn để chấn chỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Duy Hưng cho biết ước tính có khoảng 10 triệu tấn than đã bị xuất lậu sang Trung Quốc, gây thiệt hại khoảng 4.500 tỉ đồng cho Nhà nước. Đến nay, cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố hàng chục vụ án với hàng trăm bị can liên quan đến việc khai thác trái phép, buôn lậu than để điều tra xử lý. Trong số các vụ án, bị can bị khởi tố điều tra có không ít cán bộ thuộc TKV và các ngành chức năng liên quan...

Ông Đoàn Văn Kiển từng bị kỷ luật cảnh cáo Đảng vào năm 2001. Thông báo của Hội nghị T.Ư 11 (lần 2) Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa VIII nêu rõ hội nghị đã thi hành kỷ luật thuộc thẩm quyền với hình thức cảnh cáo về chế độ trách nhiệm với ông Đoàn Văn Kiển, ủy viên T.Ư Đảng, tổng giám đốc Tổng công ty Than VN. Những sai phạm của ông Kiển hồi đó đã được Thanh tra Nhà nước (nay là Thanh tra Chính phủ) chỉ rõ tại kết luận thanh tra đơn vị này.

Kỷ luật khiển trách Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Trương Chí Trung

Đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa công bố trước Ban thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn quyết định kỷ luật Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Trương Chí Trung với hình thức khiển trách.

Theo quyết định của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Trương Chí Trung bị kỷ luật vì khuyết điểm, vi phạm trong thời gian ông còn làm thứ trưởng Bộ Tài chính. Cụ thể, từ tháng 4-2002 đến tháng 3-2008, ông Trương Chí Trung đã có khuyết điểm, vi phạm trong việc chỉ đạo áp mã hàng hóa đối với mặt hàng đầu thu truyền hình kỹ thuật số, cho hoàn thuế nhập khẩu đối với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh, sau đó xuất vào khu chế xuất và xử lý kết quả thanh tra đối với Công ty cổ phần Tân Tạo.

Ngoài ra, ông Trung còn thiếu chỉ đạo, kiểm tra việc Tổng cục Thuế xóa nợ cho một số doanh nghiệp và đồng ý trong việc xóa nợ cho Nhà máy thuốc lá Cửu Long, chậm hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ 1-1-2004, dẫn đến một số doanh nghiệp lợi dụng làm trái, vi phạm pháp luật bị khởi tố vụ án, khởi tố bị can, trong đó có cả cán bộ của Bộ Tài chính...

C.V.KÌNH

Bauxit cua Đoàn Văn Kiển - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản

Đặt nhà máy alumin ở Tây Nguyên là hợp lýĐặt nhà máy alumin ở Tây Nguyên là hợp lý
Lao Động số 95 Ngày 04/05/2009 Cập nhật: 7:51 AM, 04/05/2009


(LĐ) - Đó là khẳng định của lãnh đạo Bộ Công Thương với báo giới, trước hàng loạt ý kiến cho rằng: Đề nghị xem xét chuyển địa điểm nhà máy alumin ở khu vực Tây Nguyên ra khu vực ven biển để tăng được cao hơn hiệu quả kinh tế.

Chấp nhận giảm hiệu quả kinh tế

Theo giải thích của Bộ Công Thương, Tây Nguyên có nguồn tài nguyên bauxite lớn nhất cả nước. Chủ trương của Đảng và Nhà nước xây dựng và phát triển ngành sản xuất alumin ở đây nhằm mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên - là địa bàn đang hết sức khó khăn về kinh tế và xã hội. Phương án bố trí nhà máy alumin tại khu vực Tây Nguyên có thể có hiệu quả kinh tế thấp hơn so với phương án bố trí tại khu vực ven biển.

Nhưng việc đặt nhà máy tại đây sẽ bảo đảm yếu tố tích cực để góp phần phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên thông qua việc xây dựng tuyến đường sắt đa dụng, tạo thêm việc làm cho người dân địa phương, tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và các loại hình dịch vụ phục vụ cho ngành công nghiệp khai thác bauxite và chế biến alumin.

Việc làm này sẽ đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích của nhân dân địa phương, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Xuất phát từ việc cân nhắc các yếu tố nêu trên, lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định, quy hoạch định hướng địa điểm các nhà máy alumin đặt tại khu vực Tây Nguyên là hợp lý, phù hợp với chủ trương của Đảng và Chính phủ, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân địa phương.

Trước hàng loạt các ý kiến của dư luận bày tỏ sự nghi ngại về tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của việc bố trí các nhà máy alumin ở Tây Nguyên, lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định: Chính việc phát triển các nhà máy alumin tại Tây Nguyên tuy có giảm bớt hiệu quả kinh tế của dự án, nhưng đổi lại, việc làm như thế sẽ đảm bảo cho sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa kinh tế với phát triển văn hoá - xã hội ở vùng đất còn khó khăn như hiện nay.

Còn theo ông Đoàn Văn Kiển - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản VN (TKV): Sự hình thành cụm kinh tế công nghiệp bauxite khu vực sẽ kéo theo sự phát triển các ngành kinh tế dịch vụ như giao thông vận tải, cơ khí, xây dựng, thương mại, khách sạn và du lịch, vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống... Đây là tiền đề để tạo nên sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế khu vực từ thuần nông - lâm nghiệp sang kinh tế đa ngành nghề, trong đó có công nghiệp là thành phần kinh tế cơ bản.

Sẽ không để ô nhiễm môi trường Tây Nguyên

Có thể khẳng định rằng, mối lo lắng nhất hiện nay của dư luận là khả năng sẽ gây ô nhiễm môi trường do việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Khẳng định sẽ không để xảy ra vấn đề ô nhiễm môi trường, ông Đoàn Văn Kiển cho biết: Rút kinh nghiệm sâu sắc về vấn đề bảo vệ môi trường đối với việc khai thác than ở Quảng Ninh, TKV đã báo cáo lãnh đạo Bộ Công Thương để lập các phương án đối phó với vấn đề ô nhiễm môi trường, nghiên cứu rất kỹ các giải pháp bảo vệ môi trường, hoàn thổ sau khai thác đã được áp dụng tại Australia và Trung Quốc của các tập đoàn nước ngoài như Alcoa, Chalco... để ứng dụng trong quá trình khai thác bauxite tại Tây Nguyên.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, kết quả phân tích bùn đỏ của bauxite Tây Nguyên đã có kết luận tin cậy về thành phần bùn đỏ không có chất gây độc hại cho môi trường, không có chất phóng xạ và không thuộc loại rác thải nguy hiểm. Tuy nhiên, trong phần dung dịch bùn đỏ còn có lượng kiềm dư nhất định, độ PH³12,5. Lượng kiềm này có thể thẩm thấu, gây tác hại cho đất xung quanh và làm ô nhiễm nguồn nước; vì vậy, phải xử lý huyền phù bùn đỏ theo tiêu chuẩn xử lý chất thải nguy hiểm. Hiện nay, công nghệ hiện đại thải và chứa cách ly bùn đỏ đã đạt hiệu quả gần như an toàn tuyệt đối với môi trường và đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới.

Bộ Công Thương cho rằng, việc khai thác và chế biến bauxite ở Tây Nguyên không thể tránh khỏi gây ra những tác động môi trường nhất định; tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế của thế giới cho thấy những tác động môi trường này hoàn toàn có thể khống chế tới mức an toàn cần thiết. Vấn đề quan trọng là phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và giám sát các giải pháp bảo vệ môi trường ngay trong quá trình xây dựng cũng như quá trình vận hành các dự án alumin.

Được biết, vấn đề này đã được Chính phủ giao trách nhiệm cho Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì để phối hợp với các bộ, ngành và chính quyền địa phương liên quan kiểm tra, giám sát các giải pháp bảo vệ môi trường đối với các dự án khai thác và chế biến bauxite ở Tây Nguyên.

Công Thắng

Thursday, September 3, 2009

Một cầu vượt bộ hành trên đại lộ Đông - Tây bị nứt

Thứ Năm, 03/09/2009, 08:17 (GMT+7)

TT (TP.HCM) - Trưa 2-9, vài giờ sau lễ thông xe đại lộ Đông - Tây, giao thông trên con đường mới toanh này đã bị ách tắc tại một cầu vượt bộ hành đoạn giao với đường Nhiêu Tâm (P.5, Q.5, TP.HCM). Nguyên nhân: một trụ cầu xuất hiện vết nứt khá lớn, dầm cầu phía kênh Tẻ có dấu hiệu xệ xuống và có nguy cơ xảy ra đổ sập.

Hàng rào chắn đã được thiết lập ngăn không cho xe cộ qua lại dưới cầu vượt (chỗ khoanh tròn là vết nứt) - Ảnh: T.C.N.

Trả lời về sự cố, ông Vương Hoàng Thanh - phó giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và môi trường nước - cho biết tường cánh của trụ cầu vượt bộ hành này có hiện tượng bị nứt, nhà thầu phải tháo dỡ.

Đây là hạng mục không nằm trong giai đoạn 1 của gói thầu thông xe ngày 2-9. Để sửa chữa công trình, trong ngày hôm qua đại lộ Đông - Tây tạm dừng lưu thông hai làn xe trên đoạn đường dài 500m và vẫn cho lưu thông ba làn xe bên cạnh. Ban quản lý dự án đã yêu cầu nhà thầu thi công bảo đảm chất lượng để nghiệm thu công trình vào cuối tháng 10-2009.

T.C.NGHĨA - N.ẨN

Đề nghị cách chức Chủ tịch Tập đoàn Than - Khoáng sản

Cập nhật lúc 09:36, Thứ Năm, 03/09/2009 (GMT+7)

Một nguồn tin từ Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho hay, Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng vừa có quyết định kỷ luật cảnh cáo về Đảng và đề nghị cho thôi chức Chủ tịch TKV đối với ông Đoàn Văn Kiển.

Buông lỏng quản lý

Ông Kiển bị kỷ luật do vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, trực tiếp ký quyết định hoặc đề nghị cấp dưới ký quyết định cho Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ (nơi em trai ông Kiển là Đoàn Văn Thức làm Phó Giám đốc) khai thác không có giấy phép trong khu vực ranh giới quản lý của các mỏ thuộc TKV.

Mô tả ảnh.
Mỗi năm, ước tính có khoảng 10 triệu tấn than bị xuất lậu, gây thất thu và thiệt hại cho ngân sách Nhà nước khảng 4.500 tỷ đồng. Ảnh: VNN

Ông Kiển còn phải chịu trách nhiệm buông lỏng quản lý, thiếu chặt chẽ trong việc quản lý, khai thác và quản lý hàng hóa trong quá trình vận chuyển tiêu thụ, dẫn tới tình trạng khai thác than trái phép trong thời gian dài.

Ngoài ra, ông Kiển còn vi phạm quy định của Chính phủ (điều 5, Nghị định 16, ngày 7/2/2005) về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại kinh tế cho TKV trong việc ý kết, thực hiện hợp đồng hợp tác giữa TKV và Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp Quảng Ninh. Ông Kiển buông lỏng cho công ty này khai thác, chế biến và tiêu thụ hàng triệu tấn than trái phép.

Ngoài việc bị kỷ luật cảnh cáo về Đảng, ông Kiển còn bị đề nghị cho thôi chức Chủ tịch TKV.

Trước đó, đầu năm 2008, nhiều báo đã có loạt bài điều tra về tình trạng khai thác, xuất lậu than tại Quảng Ninh. Sau khi báo chí và lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh vào cuộc, cơ quan điều tra Công an tỉnh đã điều tra, khởi tố hàng chục bị can liên quan đến việc khai thác, xuất lậu than.

Theo thông tin từ lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, mỗi năm, ước tính có khoảng 10 triệu tấn than bị xuất lậu, gây thất thu và thiệt hại cho ngân sách Nhà nước khảng 4.500 tỷ đồng.

Đến ngày 31/7/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến về kiểm điểm trách nhiệm việc để xảy ra khai thác, kinh doanh than trái phép tại Quảng Ninh.

Thủ tướng giao Bộ Công thương chỉ đạo việc kiểm điểm trách nhiệm, có hình thức kỷ luật cụ thể đối với tập thể, các cá nhân có liên quan của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trong việc để xảy ra tình trạng khai thác, kinh doanh than trái phép tại Quảng Ninh.

Hai lần bị cảnh cáo về Đảng

Năm 2001, ông Kiển đã bị kỷ luật cảnh cáo về Đảng khi còn là Tổng Giám đốc Tổng công ty Than Việt Nam, sau khi Thanh tra Nhà nước (nay là Thanh tra Chính phủ) kết luận Tổng Công ty của ông vi phạm quy chế vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ, kinh doanh ngoại tệ trái chức năng luật pháp cho phép.

Theo kết luận của Thanh tra Nhà nước, cho đến năm 1999, tổng số các khoản nợ của Tổng công ty Than Việt Nam lên tới 3.030 tỷ đồng trong khi, năm 1998, Tổng công ty này mất cân đối hơn 126 tỷ đồng.

Đây là hệ quả tất yếu của hàng loạt sai phạm từ lãnh đạo Tổng công ty tới các đơn vị thành viên trong thời gian ông Kiển làm Tổng giám đốc (1995-2000). Sai phạm trong quản lý xuất khẩu than gây thiệt hại 1,2 triệu USD trong năm 1998 và 486.000 USD trong chín tháng đầu năm 1999.

Nguyên nhân là Ban xuất nhập khẩu của Tổng công ty đã không tham khảo ý kiến các ban tham mưu (kế hoạch giá thành, kế toán tài chính...) mà tự xây dựng bản dự kiến giá xuất khẩu trình ông Kiển phê duyệt.

Điều này dẫn tới việc nhiều hợp đồng xuất khẩu than được ký với giá thấp hơn cả giá dự kiến, gây thiệt hại cho chính thành viên của Tổng công ty Than Việt Nam là Công ty xuất khẩu và Hợp tác quốc tế (Coalimex).

Thất thoát, lãng phí vốn Nhà nước

Ngoài ra, theo kết luận của thanh tra, trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều sai phạm của Tổng công ty Than Việt Nam, gây thất thoát, lãng phí vốn của Nhà nước gần 2,1 tỷ đồng.

Nguyên nhân là lãnh đạo TKV đã có tiêu cực trong tổ chức đấu thầu, vi phạm các quy chế vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ.

Trong vụ vay 30 triệu USD vống trung hạn của Citicop (Hong Kong), Tổng công ty đã hạch toán 585.000 USD làm chi phí vay tiền nhưng thiếu chứng từ gốc.

4/6 liên doanh mà Tổng công ty Than tham gia đều kém hiệu quả và có sai phạm lớn, trong đó Liên doanh nhà máy Bia VICCO - Sài Gòn đến 30/4/1999 đã lỗ 4,1 tỷ đồng và nợ thuế tiền tỷ.

Cũng theo kết luận thanh tra, tổng số tiền sai phạm phải xử lý trong vài năm bị thanh tra lên tới hơn 270 tỷ đồng và gần 600.000 USD (riêng Văn phòng Tổng công ty là 170 tỷ đồng và hơn 585.000 USD).

Theo Tiền Phong

Xuân Tùng - Vũ Mai

Khát chữ nơi 'bốc mả', 'lò gạch'

Gập ghềnh đường đến trường:
Cập nhật lúc 07:13, Thứ Hai, 31/08/2009 (GMT+7)

- "Xóm bốc mả" ở khu phố 4 - phường 15, quận 8 (TP.HCM), những số phận trẻ thơ chẳng bao giờ mơ tới ngày được cắp sách tới trường. Đó cũng là nỗi niềm chung của những đứa trẻ "xóm lò gạch” ở xã Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương.

Ba đời không biết mặt chữ

Những thân hình gầy guộc, làn da đen kịt, người lấm lem bùn đất, đầu tóc rối bù… hàng chục đứa trẻ trong "xóm bốc mả" lân la khắp nghĩa địa, chúng nhảy từ ngôi mộ này sang ngôi mộ khác để chơi đùa. Đang vào tháng bảy âm lịch nên hầu hết bọn trẻ trong xóm đều đi “giật cô hồn” (đi giật tiền lẻ, trái cây cúng của người dân).

Không học hành, những đứa trẻ xóm bốc mả lay lắt chơi đùa, cuộc sống gắn liền với những nấm mồ. Ảnh: Thu Hòa

Mặc dù chỉ cách Trường Tiểu học Lê Lai và Nguyễn Nhược Thị chưa đến 1km nhưng khoảng 20 đứa trẻ đang trong độ tuổi đến trường ở "xóm bốc mả" lại chẳng biết đánh vần lấy 1 chữ cái.

Hơn thế nữa, các em chưa biết trường học là gì và cũng không hiểu... tại sao phải đi học.

Mỗi đứa trẻ ở "xóm bốc mả" có một hoàn cảnh éo le riêng nhưng chưa một gia đình nào trong đó thoát cảnh nghèo đói quanh năm.

Đưa tay chỉ ra đám bạn cùng trang lứa đang ngồi ăn cơm trên một ngôi mộ, Võ Ngọc Hân (12 tuổi) nói: “Tụi nó cũng không đứa nào được đi học, lang thang khắp nơi, khi nào đói thì kéo nhau ra bờ sông lượm đồ ăn”.

Võ Ngọc Dũng, cậu bé nhỏ nhất trong nhóm vừa nghe nhắc đến chuyện đi học liền lập tức khoe: “Con không đi học đâu, ở nhà đi lượm ve chai lấy tiền mua bánh ăn sướng hơn, với lại con phải ở nhà coi 2 em để ba con đi làm lấy tiền trả nợ”.

"Xóm bốc mả" chỉ hơn chục nóc nhà thì có hơn 20 đứa trẻ không được đi học vì đa phần là dân lao động nghèo nhập cư. Con cái không có giấy khai sinh, hộ khẩu, chẳng nhà trường nào chịu nhận.

Ba thế hệ nhà bà Võ Thị Dưa (53 tuổi) sống chung trong căn nhà lụp xụp được che tạm bởi vài tấm tôn cũ đã gỉ, nền đất lấp xấp nước. Trong căn nhà chưa đầy 20m2 ấy, không có ai đọc nổi mặt chữ.

“Cháu nội tôi hết năm nay được sáu tuổi nhưng không biết làm sao để xin cho nó đi học được vì tôi cũng không biết chữ. Với lại đi học thì tiền đâu ra mà nộp?” - Bà Dưa tâm sự.

Đến khi có lớp học phổ cập xóa mù chữ buổi tối trong khu phố, những đứa trẻ “xóm bốc mả” cũng chẳng cầm sách vở được lâu. Học được vài buổi tối, chúng lại nghỉ vì “không quen đi học”.

Bà Nguyễn Thị Đan Phượng - cán bộ chuyên trách dân số, gia đình và trẻ em UBND P.15 – Q.8 cho biết: Hầu hết "xóm bốc mả" đều là dân nhập cư, đa phần bọn trẻ không có giấy khai sinh, hộ khẩu nên không thể nhập học chính quy. Để tạo điều kiện cho các em được đến trường, lãnh đạo phường đã vận động, hướng dẫn phụ huynh trở về nguyên quán trích lục giấy chứng sinh để làm giấy tờ cho con đi học nhưng họ không đồng ý với lý do không có tiền.

“Chính quyền địa phương nhiều lần đến tận nhà động viên các em đi học lớp phổ cập ban đêm, trợ cấp đầy đủ các khoản nhưng chỉ được vài ngày là chúng lại bỏ lớp. Bọn trẻ không chịu đi học mà thích đi làm kiếm tiền hơn thì chúng tôi cũng đành chịu thôi” – bà Phượng nói.

Đừng gắn đời với gạch, cháu ơi!

Nằm giữa “làng đại học” (thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM) thế nhưng giấc mơ đến trường của những đứa trẻ ở "xóm lò gạch” xã Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương là điều xa xỉ.

Xóm lò gạch, nơi có nhiều đứa trẻ không được đến trường. Ảnh: Đỗ Ngà

Từ nhỏ, trẻ con “xóm lò gạch” đã phải ở nhà một mình từ sáng đến chiều vì cha mẹ chúng đi làm. Lên năm tuổi đã biết bưng từng viên gạch phụ giúp cha mẹ. Lên bảy, lên mười thì theo những đứa lớn hơn nhặt rác kiếm tiền về trang trải cuộc sống gia đình. Chúng không được học hành phần vì gia đình nghèo, phần vì không có giấy khai sinh.

Trong con ngõ của "xóm lò gạch", gần mười đứa trẻ đang chơi trò đánh trận giả, hò hét, chạy đuổi nhau một cách hồn nhiên. Cu Phước - 13 tuổi - háo hức chờ tới chừng nào lớp học sẽ "khai giảng".

Hiếu - 11 tuổi - khoe: “Bà nội mới mua áo mới cho con. Nội nói nay mai con sẽ đi học. Năm nay con được vào lớp 1… Thằng Lộc, thằng Hoài cũng thích đi học với con, nhưng mà mẹ nó nói nhà nó không có tiền, đi học phải mua quần áo mới, mua sách vở, đóng tiền học cho thầy nữa…”.

Cả xóm có gần mười đứa trẻ thì chỉ có hai ba đứa đi học, lớp học của chúng là một lớp học tình thương được ông bà Tư phụ trách.

Bé Ngân năm nay 10 tuổi đang học lớp 1 của "thầy Tư", được mấy anh chị sinh viên tình nguyện bên lớp tình thương cho cuốn sách giáo khoa, cuốn tập và chiếc cặp cũ. Nó luôn khoe với mấy đứa trong xóm mỗi khi nói đến chuyện học hành, niềm vui đến trường của nó đơn giản vì không bị ăn hiếp và có bạn để chơi.

Bé Ngân và Hiếu đang ôn bài. Ảnh: Đỗ Ngà
Bé Ngân và Hiếu đang ôn bài. Ảnh: Đỗ Ngà
Hỏi học được chữ nào rồi, bé Ngân nhanh nhảu lôi từ trong cặp ra cuốn sách cũ và kéo anh của nó là Hiếu ngồi vào chiếc ghế, cũng là bàn học đọc vang những gì mà nó đã học được ở lớp tình thương. Tiếng đọc trong veo bài tập đánh vần lớp 1.

Không có tiền để cho cháu mình theo học lớp chính quy, bà Nguyễn Thị Út vẫn tìm mọi cách cho hai đứa cháu nội mình là Nguyễn Hữu Hiếu và Nguyễn Thị Thu Ngân "biết đến cái chữ".

Bà Út tâm sự: “May nhờ có cậu sinh viên tình nguyện giới thiệu tôi biết được lớp học của ông bà Tư, hai đứa nhỏ chỉ học được 4 tháng rồi nghỉ hè, nhưng chúng nó được đi học là niềm hạnh phúc lớn lắm rồi.

Hiện giờ chúng tôi đang dành dụm chút tiền, chắc cũng phải bôn ba về quê một chuyến làm cho chúng cái giấy khai sinh, biết chắc là khó lắm nhưng để mãi như thế này chúng lớn lên cũng chẳng được xã hội thừa nhận…”.

Nơi bà Út và những gia đình khác từ miền Tây lên ở để làm gạch là những túp lều nhỏ, ẩm thấp lại lụp xụp được che bằng những tấm tôn cũ nát.

Hỏi ra mới biết, ngay cả túp lều nhỏ và lụp xụp kia cũng không phải của họ, mà được chủ lò gạch dựng lên cho ở. Nay mai, túp lều đó cũng không còn trú chân được bởi vì nơi đây thuộc khu qui hoạch của Đại học Quốc gia, chỉ trong năm nay tất cả đều phải giải tỏa.

Bà Tư nghẹn ngào: “Hai đứa nhỏ vừa tìm được lớp, học cái chữ còn chưa thuộc lòng, vậy mà chúng tôi lại sắp bôn ba tìm một chỗ ở mới, một công việc mới… Tôi cũng chẳng biết tháng ngày sau phải làm gì để kiếm sống nữa, gần 50 tuổi công việc tôi làm chủ yếu là đẩy xe, bưng, bốc gạch, chỉ mong sao cháu tôi đừng gắn đời nó với gạch như tất cả chúng tôi…”.

  • Thu Hòa - Đỗ Ngà

,

Wednesday, September 2, 2009

Khánh thành cầu đường bộ biên giới Việt Trung

(Dân trí) - Sau hơn 3 năm thi công trong điều kiện khó khăn, sáng 1/9, cầu đường bộ bắc qua thượng nguồn sông Hồng nối khu thương mại-công nghiệp Kim Thành (TP Lào Cai) với khu Bắc Sơn (thị trấn Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) đã chính thức thông xe.
Cây cầu này do các kiến trúc sư, cán bộ kỹ thuật của ngành giao thông vận tải Việt Nam và Trung Quốc phối hợp thiết kế xây dựng, thi công với tổng giá trị đầu tư khoảng hơn 10 triệu USD.

Đoàn xe qua cầu đường bộ Việt - Trung trong ngày khánh thành
Cầu thiết kế bê tông cốt thép dự ứng lực vĩnh cửu, có chiều dài 280 mét , rộng 21,5 mét. Trụ cầu tạo dáng hình chữ V trông khá vững chãi và đẹp mắt. Lòng cầu thiết kế đảm bảo 4 làn xe chạy hai chiều.
Cầu nằm trên trục đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai nối liền với đường cao tốc Hà Khẩu - Mông Tự - Côn Minh (Trung Quốc) vừa được đưa vào sử dụng.

Đại diện lãnh đạo Bộ giao thông vận tải Việt Nam, chính quyền tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và tỉnh Lào Cai (Việt Nam) tham dự lễ khánh thành đều đánh giá cao vị trí của cây cầu trên tuyến hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu - Côn Minh (Trung Quốc).

Đây cũng là công trình lớn của tỉnh Lào Cai và ngành giao thông vận tải Việt Nam chào mừng kỷ niệm 64 năm Quốc khánh 2/9.

Phạm Ngọc Triển

Việt Nam tự chế tạo máy bay như thế nào?

Câu chuyện khoa học
Cập nhật lúc 06:19, Thứ Tư, 02/09/2009 (GMT+7)
Trong dịp kỷ niệm Quốc khánh 2-9 năm nay, tại Bảo tàng Phòng không - Không quân Hà Nội, trưng bầy chiếc máy bay đầu tiên do quân đội thiết kế.


HL-1, chiếc máy bay đầu tiên do trong nước thiết kế, chế tạo đã bay thử nghiệm thành công ngày 1-2-1984 trên bầu trời Hà Nội.
Khoảng năm 1999-2000 báo chí ồn lên chuyện có hai ông “hai lúa” mầy mò chế tạo được máy bay; rồi sau đấy lại có tin các nhà khoa học thuộc Hội Cơ học Việt Nam cũng tự làm ra mẫu máy bay.
Mới đây, một “bí mật quân sự” được công khai: trong dịp kỷ niệm Quốc khánh 2-9 năm nay, tại Bảo tàng Phòng không - Không quân Hà Nội, trưng bầy chiếc máy bay đầu tiên do quân đội thiết kế, chế tạo từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước.
Như vậy trong vòng 30 năm qua ở nước ta đã có ba nhóm, thiết kế, chế tạo máy bay.
Có sự chuẩn bị bài bản
Từ đầu năm 1978, Quân chủng Không quân đã có dự án chế tạo máy bay với mục tiêu là: đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu và công nhân kỹ thuật ban đầu biết thiết kế, chế thử và tổ chức bay thử một số loại máy bay từ đơn giản đến phức tạp, làm nòng cốt cho nền công nghiệp hàng không sau này.
Đảm nhận dự án là Viện Kỹ thuật quân sự không quân (Viện KTQSKQ), nơi vốn tập trung được một lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật hàng không hùng hậu vào bậc nhất ở nước ta thời điểm ấy, hầu hết các kỹ sư hàng không đào tạo từ nước ngoài (chủ yếu từ Liên Xô cũ); bên cạnh đó sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước quân đội cũng tiếp thu được kho vật tư kỹ thuật của Mỹ nguỵ để lại khá dồi dào, trong đó có nhiều loại chuyên dụng cho không quân.
Một thuận lợi khác, lúc đó có một Việt kiều tại Pháp là công trình sư chế tạo máy bay Nguyễn Văn Phúc về nước, ông muốn bày tỏ lòng yêu nước của mình bằng việc truyền đạt kinh nghiệm nghề nghiệp cho các kỹ sư hàng không trẻ.
Như vậy đã hội tụ đủ những yếu tố cần thiết, để có thể bắt tay vào một công việc khó khăn, phức tạp chưa từng có tiền đề ở nước ta. Nhóm thiết kế chọn mẫu là loại cánh quạt nhỏ, nhẹ trinh sát, liên lạc trên không, mô phỏng theo máy bay Rallye-220 GT của Pháp.
Tiêu chuẩn thiết kế, như bình thường vẫn theo tiêu chuẩn của hàng không Liên Xô, song nhóm thiết kế đứng đầu là đại uý, phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) Nguyễn Văn Hải với sự tư vấn của ông Nguyễn Văn Phúc đã mạnh dạn chọn tiêu chuẩn còn rất xa lạ với Việt Nam, là FAR-25 của Mỹ, sự thành công về sau này của dự án cũng là do ngay từ đầu theo một tiêu chuẩn tiên tiến.
Đến tháng 7-1980, tức chỉ sau hơn một năm kể từ khi nhóm thiết kế và chế thử của Viện KTQSKQ vào cuộc, chiếc máy bay đầu tiên 4 chỗ ngồi mang ký hiệu TL-1 đã ra đời và bay thử thành công.
Cũng cần nói thêm là, động cơ máy bay khả năng trong nước không thể chế tạo được, mà chỉ là tính toán, lựa chọn, lắp ráp một loại động cơ cánh quạt của Mỹ sẵn có trong kho chiến lợi phẩm.
Sau thành công của máy bay đầu tiên, từ đầu năm 1981 nhóm thiết kế lại tiếp tục mẫu mới dùng trong bay huấn luyện có ký hiệu HL-1 và đến giữa năm 1987 chiếc HL-2 tiếp tục ra đời. Tiếc rằng sau đó, do điều kiện bị cấm vận của Mỹ, nền kinh tế nước ta lại đang gặp nhiều khó khăn, nên chương trình chế tạo máy bay của quân đội bị dừng lại.
Như vậy có thể nói, chương trình thiết kế, chế tạo máy bay của quân đội đã cơ bản đạt được những mục tiêu ban đầu đề ra, về sau quân đội còn chế tạo được thêm một số loại máy bay kiểu khác, cũng một phần nhờ có bước đi đầu tiên thành công.
Nhóm thiết kế, chế tạo máy bay của Viện KTQSKQ. Ảnh tư liệu

Cải tiến và làm quen
Sang sự kiện thiết kế chế tạo máy bay thứ hai. Những năm đầu của thế kỷ 21, Hội Cơ học Việt Nam đề xuất dự án chế tạo máy bay loại nhỏ, ký hiệu VAM-1, do GS.TS. Nguyễn Xuân Hùng chủ trì.
Và năm 2003, Thủ tướng chính phủ đồng ý cho bay thử nghiệm máy bay VAM-1, được cải hoán một số bộ phận như càng, thanh điều khiển… từ mẫu máy bay nhỏ Beaver RX550 của Canada.
Như nhận định của GS. TSKH. Bùi Song Cầu, Chủ tịch hội đồng nghiệm thu đề tài của Sở khoa học-công nghệ TP. Hồ Chí Minh : “Tự thiết kế, chế tạo ngay một chiếc máy bay hoàn toàn mới là chưa thể được. Vì vậy mua một chiếc máy bay của nước ngoài, nghiên cứu tiếp xúc và làm chủ để chế tạo từng bộ phận máy bay là bước tiếp cận đúng đắn của nhóm nghiên cứu”.
Ngày 8-12-2005, tại sân bay Nước Trong, Long Thành, Đồng Nai chiếc VAM-1, hai chỗ ngồi, tỷ lệ nội địa hoá 20% đã bay thử nghiệm được cho là thành công, cất hạ cánh 3 lần, bay trên không trung 24 phút, ở độ cao nhất là 875 mét.
Đáng lẽ theo kế hoạch, Hội Cơ học sẽ chế tạo tiếp VAM-2, tỷ lệ nội hoá 70% dự kiến bay thử vào năm 2006, song do nhiều nguyên nhân mà việc này không tiến hành được, chỉ dừng lại ở VAM-1.
Có nên khuyến khích không ?

Máy bay trực thăng do “hai lúa” chế tạo đưa ra nơi thử nghiệm, song cuộc bay sau đó không thành. Ảnh: TL.


Chuyện hai ông “hai lúa” cách gọi theo tiếng địa phương Nam Bộ) ở xã Suối Ngô (Tân Châu, Tây Ninh) tự bỏ tiền túi để chế tạo máy bay thời gian qua đã được báo chí nói đến nhiều.
Họ bắt đầu “dự án” từ năm 1999 và kéo dài đến tận giữa năm 2006 mới kết thúc, mà không đạt được thành quả gì ngoài hai mẫu máy bay lên thẳng lắp loại động cơ của… ô tô.
Do kết luận của hội đồng thẩm định của Bộ Quốc phòng (tháng 8-2006), là máy bay chưa đủ điều kiện bay, mà đến nay máy bay của “hai lúa” đã không thể cất mình lên khỏi mặt đất được phút nào!
Không ai nghi ngờ về động cơ trong sáng của hai ông, muốn có một chiếc trực thăng dùng trong việc đi tuần rừng (rừng được khoán bảo vệ) và làm một số việc như rải phân, thuốc trừ sâu.
Nhưng do hai ông không có kiến thức chuyên môn về hàng không, lại làm việc đơn độc, không có thông tin cập nhật, thì thất bại là lẽ đương nhiên.
Có lẽ đây là minh chứng rõ nhất cho việc tiến hành nghiên cứu, cải tiến không lượng sức và ngay từ đầu đã chọn sai đề tài. Nếu với nhiệt tình, cùng tay nghề chỉ là sửa chữa cơ khí nhỏ mà họ đi vào cải tiến máy móc, tìm đến những đề tài đơn giản, thiết thực ở địa phương thì chắc sẽ gặt hái được thành công.
Qua ba sự kiện chế tạo máy bay kể trên, cho thấy một thực tế hiển nhiên, dễ hiểu, song vẫn có một số người bỏ qua, đó là không thể làm một dự án khoa học công nghệ lớn, mà không có sự chuẩn bị chu đáo cả về nhân lực (chất xám) cùng cơ sở vật chất bảo đảm. Và đặc biệt là, với những công trình ta chưa có nhiều kinh nghiệm, rất cần vai trò của người cố vấn.
Gần đây, người viết bài này khi hỏi tiến sĩ đại tá Nguyễn Văn Hải về vai trò của công trình sư Nguyễn Văn Phúc trong việc thiết kế, chế tạo máy bay của nhóm Viện KTQSKQ trước đây, ông thẳng thắn trả lời: “Lúc đó nếu không có ông Phúc, chắc là chúng tôi đã chọn đề tài khác phù hợp hơn với khả năng của mình”.
Còn điều này nữa. Với sự mở cửa hội nhập hôm nay, thì việc tìm hiểu thiết kế chế tạo những loại máy bay thông dụng như trước đây không nên đặt ra, sẽ chóng vánh, hiệu quả hơn nhiều khi ta nhập đồng bộ dây truyền công nghệ tiên tiến của nước ngoài.
Vấn đề quan trọng là: chuẩn bị vốn liếng, cùng lực lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật đủ sức tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới hiện đại.
Phạm Quang Đẩu
,
Gửi cho bạn bè In tin này

8 tháng đầu năm, gần 46.000 người đi xuất khẩu lao động

01/09/2009 23:22

* Lao động VN được ưa thích tại Hàn Quốc
Trong tháng 8, cả nước đã đưa được 5.937 người (trong đó có 1.748 nữ) đi làm việc ở nước ngoài; nâng tổng số lao động đi xuất khẩu lao động 8 tháng đầu năm 2009 là 45.634 người, tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết.
Cũng theo Cục này, Đài Loan là nơi tiếp nhận lao động VN nhiều nhất, với 13.202 người (lao động nữ là 4.782), tiếp đó là Hàn Quốc: 5.549 người (785 nữ); Nhật Bản: 3.793 (999 nữ); Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE): 3.051 người; Libya: 2.660 người (219 nữ); Macau: 2.349 người (2.144 nữ); Malaysia: 1.666 người (1.015 nữ); LB Nga: 1.484 người (658 nữ) và các thị trường khác là 11.880 người.
Được biết, mục tiêu cả năm 2009 là đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
* Theo tin từ Bộ Ngoại giao, phát biểu tại "Ngày lao động VN tại Hàn Quốc (HQ) lần thứ 2" do Đại sứ quán VN tại HQ tổ chức cuối tuần qua tại Seoul (HQ), Bộ trưởng Lao động HQ Lee Young-hee cho biết: Lao động VN được đánh giá là cần cù, có kỹ năng và được các chủ sử dụng lao động HQ ưa thích. Theo ông Lee, hiện có hơn 45.000 lao động VN đang làm việc tại HQ. Bộ trưởng Lee cũng cho biết VN hiện đứng đầu danh sách 15 nước tham gia chương trình phái cử lao động (EPS) với HQ.
H.Dũng - H.Giang

"Chúng tôi đã bảo vệ lãnh tụ Hồ Chí Minh"

01/09/2009 05:29 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - Cuối năm 1944, gia đình ông bà Trịnh Văn Bô bắt mối với Việt Minh qua ông Khuất Duy Tiến, một yếu nhân của Đảng. Nghe ông Tiến bộc bạch quỹ Việt Minh bỏ ra 5 xu để mua báo cũng khó. Thế là ông bà bán ngay 16 hòm tơ bóng và xuất thêm ngân quỹ của nhà để đóng góp.
>> Chuyện về một nhân chứng lịch sử
Ông bà Trịnh Văn Bô
... Bây giờ trong ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, thư thả truớc chúng tôi đây là bà quả phụ Trịnh Văn Bô tức Hoàng Thị Minh Hồ, thân hình đã hơi đẫy với những sải chân chậm chạp nhưng thần thái vẫn hết sức tinh anh.
Tuổi 96, không nhiều lắm các cụ bà đến độ tuổi ấy mà vẫn mẫn tiệp lạ. Nét cười tuy có móm mém bởi tuổi tác nhưng ánh mắt vẫn long lanh không hề mờ đục, giọng cụ khoe và vang ấy là trời Phật độ cho tôi đấy...
Trong số chúng tôi ngồi đây, có những phóng viên mà cái thời điểm ngày 10-10-2003, khi gia đình bà Bô chuyển về 34 Hoàng Diệu này, người thì được mời, người thì được gọi (mà đều rất gấp?) rằng đang có một vụ nhảy dù nhà trái phép! Tốc táo đến nơi, thấy trên bậc thềm nhà 34 Hoàng Diệu, bà quả phụ Trịnh Văn Bô, cái can chống hờ đỡ một bên người, mái tóc cước rung rinh trong nắng sớm cười hiền hậu giọng sang sảng nào, mời các nhà báo lên nhà uống nước...
Các ký giả có mặt bữa đó đều phát hoảng! Hóa ra người nhảy dù là bà cụ Bô mà bao nhiêu năm mà họ đã quá quen mặt! Họ tíu tít theo chân cụ lên nhà chuyện vãn một hồi rồi ai về nhà nấy... Bởi có việc chi mà phải hỏi han với lại cật vấn? Những tờ giấy có những chữ ký cùng các dấu mộc đầy quyền lực ghi rất rõ cái việc cụ hợp pháp nhà 34 Hoàng Diệu này. Nhà cụ thì cụ cứ việc ở!
Trời Phật độ cho, phải chăng cái quả từ căn tính làm việc thiện? Câu chuyện sớm thu nay lùi tít về một quá vãng. Lời dặn của người cha già từng tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục với 11 người con “Việc nước cha chưa làm tròn, giờ cha đã già, sau này các con ai có điều kiện thì giúp nước thay cha”. Việc nước nghe sao to tát? Nhưng ngay từ hồi còn trẻ, cụ đã nghĩ việc thiện của từng người từng nhà dường như là cấu thành nên hồn nước?
Thành hôn khi 18 tuổi, gia đình chồng cũng là nhà tư sản, hai vợ chồng Trịnh Văn Bô ngay từ năm 1936 bắt đầu khai mở việc thiện bằng việc cúng 100 chiếc tiểu đại để chôn cất hài cốt khi di dời nghĩa trang Hợp Thiện. Rồi tiếp đó là việc như ủng hộ những người bị bom Mỹ, Nhật ở Đông Khê, Thất Khê , nạn nhân lũ lụt ở Hưng Yên, mua chăn cho trẻ sơ sinh... với số tiền hơn 4 vạn đồng Đông Dương.
Cuối năm 1944, gia đình ông bà Trịnh Văn Bô bắt mối với Việt Minh qua ông Khuất Duy Tiến, một yếu nhân của Đảng. Ông Tiến bộc bạch quỹ Việt Minh bỏ ra 5 xu để mua báo cũng khó. Ông bà bán ngay 16 hòm tơ bóng và xuất thêm ngân quỹ của nhà.
Đến tháng 7 năm 1945, trước thời điểm Tổng khởi nghĩa gia đình ông bà Trịnh Văn Bô đã ủng hộ cho Việt Minh tám vạn rưởi đồng Đông Dương trị giá 212,5 lạng vàng. Đến ngày tổng khởi nghĩa, ông Khuất Duy Tiến đưa hai ông bà vào Ban vận động Quỹ độc lập. Ông bà ủng hộ quỹ tiếp 20 vạn đồng tương đương với 500 lạng vàng và còn đi vận động cho quỹ này được hơn 1 triệu đồng Đông Dương.
Tôi ngước lên vị trí trang trọng treo tấm ảnh chụp tại Nhà Hát Lớn trong Tuần Lễ vàng lịch sử. Ông bà Trịnh văn Bô cùng thân mẫu của ông Bô, ông Phạm Văn Đồng và nhà tư sản Nguyễn Hữu Tiệp, nhà điền chủ Hà Thành (ông ngoại của GS Nguyễn Lân Dũng).
Trong Tuần lễ vàng, vợ chồng tôi cũng ở trong Ban vận động. Tôi lại đóng góp 117 lạng vàng, trong đó tiền riêng của vợ chồng tôi là 103 lạng, còn tôi đưa cho bà mẹ chồng lúc đó đã 85 tuổi một thoi to nhất (14 lạng) để cụ ủng hộ quỹ. Rồi vợ chồng tôi đi vận động để mọi người ủng hộ thêm trên 1.000 lạng vàng nữa.
Tôi cứ tiếp tục những công việc như thế, như lo đài thọ cho Thường vụ gồm các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Bùi Công Trừng... khoảng 15 người về ở nhà tôi.
Sau đó, ông Trường Chinh đi đón Bác Hồ về vào ngày 24/8/1945 và ở nhà tôi cho đến 27/9. Bác viết bản Tuyên ngôn Độc lập ở nhà tôi, số 48 Hàng Ngang. Suốt thời gian này gia đình tôi đài thọ hết từ ăn uống, tiệc tùng, may mặc, đi lại. Về sau, người Pháp người ta nói rằng “Bà Trịnh Văn Bô là Bộ trưởng Tài chính của Việt Minh”.
Tuần Lễ Vàng ở Nhà Hát lớn tháng 9- 1945 (Từ trái sang ông bà Trịnh Văn Bô. Cụ thân sinh ông Bô, ông Phạm Văn Đồng, nhà tư sản Nguyễn Hữu Tiệp. Ảnh tư liệu.
Cộng lại, cả tiền và vàng, gia đình nhà tôi ủng hộ cách mạng 5.147 lạng vàng. Khi về cướp chính quyền, ngân khố chỉ có 1,2 triệu đồng tiền Đông Dương, toàn giấy 1 đồng, 5 hào, 2 hào, 1 hào. Nhưng số thì rách, số thì nát quá không tiêu được. Gần như ngân khố quốc gia là rỗng.
Tiền ủng hộ nhiều như vậy, thế nhưng cái quý giá nhất tôi nghĩ không phải là số tiền đó mà chính là việc chúng tôi đã bảo vệ lãnh tụ Hồ Chí Minh trong suốt một tháng ba ngày và cả Thường vụ đi về, làm việc ở nhà tôi mà không xảy ra sự cố nào.
Chính ông Cụ đã gây cho tôi ấn tượng khó quên. Cứ như mình đã gặp một ông Bụt hiện hình... Khoảng 9 giờ tôi thường mang hoa quả, nước trà ngon lên mời cụ xơi.
Một lần, cụ đang đánh máy, thấy tôi lên cụ đứng dậy vươn vai và nói: “Cô chẳng có gì khổ, tuổi đời còn ít, đã có hai con trai, hai con gái, lại có cả cơ ngơi thế này”. Tôi nói: “Thưa Cụ cháu có cái nhục đó là cái nhục mất nước”. Cụ trầm ngâm khẽ khàng “Thế thì kiên trì, nhẫn nại cô nhé”.
Ôi chao chỉ mỗi một câu gọn ghẽ thế mà đang từ ngồi trên nhung lụa, bỏ tất đi với kháng chiến. Ở chiến khu, ngồi chuồng trâu nhai cơm với quả cọ om (muối) nhớ đến lời Cụ kiên trì nhẫn nại... Về sau này trúc trắc trong việc đòi cái nhà này lại gẫm đến câu kiên trì của Ông Cụ hồi nào... Hình như Trời Phật qua ông Cụ nói câu đó Trời Phật sẽ độ cho...
Anh bạn đồng nghiệp cùng đi mê mải với câu chuyện mà cụ từng chia xẻ với giới doanh nhân để góp phần làm ngắn lại khoảng cách về giàu nghèo hiện nay. Làm sao để đời sống nhân quần bớt u ám thêm phần ấm áp... Làm sao căn thiện đủ sức lây lan tỏa rộng trong cộng đồng...
Lại một lúc câu chuyện xôm tụ về những người không quen biết bất ngờ đến thăm cụ, đơn giản cụ là ân nhân của cách mạng. Chuyện một ông ở Yên Bái mới mang xuống tặng cụ lạng cao hổ! Vị khách không quen biết ấy giọng nói lập cập như có pha cả nước mắt bà ơi, nhiều gia đình như nhà ta đã góp của góp tình mà nuôi nên nước Việt mình đấy bà ạ.
Thế hệ chúng con có bổn phận là phải ghi ơn ấy phải nối chí ấy. Nhưng mà thời nay chả được mấy nguời... Lạng cao đó cụ ngâm thành hai chai rượu. Biếu bên thông gia một chai. Cụ cười, chai kia thì tôi uống... Cao hay cái tình, chả biết nhưng thấy khỏe ra nhiều...
96 tuổi, cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ vẫn tự tay ướp trà sen. Ảnh: Xuân Ba
.. Ngó suốt lượt gian phòng khách với những đồ đạc tuềnh toàng tầm tầm của nhà cụ, tôi để ý đến chiếc tràng kỷ chắc bây giờ có lẽ đã lạc mốt nhưng chắc phải bắt mắt với mọi thời đã lên nước thời gian bóng loáng.
Theo cái nhìn của tôi, cụ ghé tai nói nhỏ... Nghe mà hơi bàng hoàng! Hóa ra chiếc tràng kỷ ấy Ông Cụ đã từng nghỉ lưng hồi ở 48 Hàng Ngang những đêm ngồi miệt mài với Tuyên Ngôn Độc Lập... Rằng ngôi nhà cũng như toàn bộ đồ đạc nội thất 48 Hàng Ngang, gia đình cụ hiến tất để làm di tích lịch sử nhưng cụ đã giữ lại chiếc tràng kỷ này.
Khi giữ nó lại, cụ đã nghĩ đến một cái ngày nhỡ có mệnh hệ nào thì gia đình cũng còn một kỷ vật riêng về Ông Cụ... Hóa ra nghĩ mông lung vậy mà hóa thật... Chao ôi những là tao loạn cùng nhiêu khê của việc vật đổi sao rời...
Cụ chầm chạp đứng lên bước về phía tủ. Cụ lấy ra một lọ chè. Tỷ mẩn dốc ra, cụ gói thành 2 ấm nhỏ. Bất ngờ cụ vẫy tôi lại bảo mang về mà uống. Thứ chè này hằng bao năm cụ vẫn tự tay ướp sen này ông Cụ hồi ấy cũng dùng loại chè này đấy...
Trước lúc rời nhà cụ, ngước sang vệt xanh kế bên của hàng rào chè mạn của nhà 36 Hoàng Diệu, tôi chợt nghĩ lẩn thẩn rằng, biết đâu vào một bữa đẹp trời nào đó, những sải chân chậm chạp của cụ bà Trịnh Văn Bô cùng những bước chân chầm chậm vì tuổi tác của vị đặc đẳng công thần Võ Nguyên Giáp sẽ qua lại thăm nhà nhau?
Hàng xóm bây giờ thì đã đành nhưng có một thời đẹp hơn huyền thoại là anh Văn từ chiến khu cùng cụ Hồ về Hà Nội đã từng lưu lại nhiều ngày tại nhà 48 Hàng Ngang của cô chú Trịnh Văn Bô thân thương trong những ngày thu Hà Thành 64 năm trước!
Ghi chép của Xuân Ba
Gửi tin qua E-mail
In tin

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty