TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, June 29, 2010

Làm Phó Chủ Tịch Phường khó thế sao???

Nhiều cán bộ trẻ từ chối làm phó chủ tịch phường, xã

TT - Ngày 28-6, ông Trương Duy Hải, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Bến Tre, cho biết trong quá trình chuẩn bị nhân sự đại hội Đảng cấp xã vừa qua có khá nhiều cán bộ địa chính từ chối làm lãnh đạo, chủ yếu là chức danh phó chủ tịch xã, phường. Nguyên nhân là do họ tự thấy trình độ, năng lực chưa đáp ứng nên chủ động rút.

Cũng có người không muốn bị giảm thu nhập khi làm phó chủ tịch xã.

Một cán bộ địa chính xã có thâm niên 12 năm ở huyện Giồng Trôm so sánh: thu nhập lương công chức của anh hiện nay là 1,7 triệu đồng/tháng, cộng với các khoản thu nhập từ bộ phận "một cửa" và tham gia giải quyết hồ sơ đất đai của Tổ dịch vụ hành chính công huyện Giồng Trôm khoảng 700.000 đồng/tháng nữa.

Nếu làm phó chủ tịch xã nhiệm kỳ đầu tiên thì lương và thu nhập sẽ thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 1,4 triệu đồng/tháng.

Ông Nguyễn Thành Phong, phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, cho biết trong quá trình chuẩn bị nhân sự đại hội cấp xã, phường vừa qua, Tỉnh ủy rất chú trọng tìm kiếm đội ngũ trí thức trẻ làm lãnh đạo. Tuy nhiên, khi địa phương "chấm" một số cán bộ địa chính, tư pháp... thì nhiều người muốn rút lui vì cho rằng trình độ, năng lực chưa đáp ứng hoặc cân nhắc chuyện lương và thu nhập bị giảm ít nhiều nếu làm lãnh đạo.

Sau khi thuyết phục thì đa số đồng ý nhận nhiệm vụ mới, một số cương quyết từ chối.

V.TR.

Vietnam puts on its happy face -Việt Nam khoác một bộ mặt vui vẻ

But you shouldn't buy Hanoi's claims that it's a better place to invest than Thailand

by Roger Mitton
It has been sad to witness the unrest on the streets of Bangkok.

But it has been even sadder to see how some of Thailand's "fraternal" Asean partners have tried exploit its troubles.

Consider Vietnam.

Its ruling Communist Party has openly used the political crisis in Thailand to shore up ebbing support for its own one-party regime.

Journalists in Hanoi confirm that the government-controlled press has been instructed to give prominent coverage to the protests in Thailand and to paint a clear contrast between the unrest there and the stability at home.

The media has also been told to play up the notion that foreign businesses will now be more inclined to invest in Vietnam than in turbulent Thailand.

"It would be logical to say that foreign investors would move their investment from Thailand to Vietnam," Mr Pham Chien Khu, director of the Research Institute for Social Opinion, a division of the Communist Party's Commission of Propaganda told DPA, the German press agency.

"Foreign investors find Vietnam has a stable political regime, so those who have been investing in Thailand may now choose Vietnam instead."

Well, yes, they may. On the other hand, if they are savvy businessmen who take the trouble to do a little due diligence, they may not. The fact remains that Vietnam is still way behind Thailand on every parameter that any investor would evaluate.

In the World Bank's 2010 rankings, Vietnam is 93rd out of 183 countries in terms of ease of doing business. Thailand is 12th.

Indeed, despite all its social volatility, Thailand has notched up three decades of steady growth and remains Asean's second largest economy and the region's manufacturing hub. Its balance of payments, national reserves and currency remain strong - in contrast to the endemically weak dong, depleted reserves and burgeoning trade deficit in Vietnam.

And given Vietnam's double-digit inflation, restless labour force and lamentable infrastructure, it beggars belief that the party apparatchiks could even suggest that businessmen might favour them over Thailand. Wishful thinking, comrades. It is not going to happen.

Look at your own figures. Last year, foreign direct investment in Vietnam fell 70 per cent to US$21.5 billion ($29.8 billion) from US$71.7 billion in 2008.

Endemic corruption, a lack of accountability and transparency, and fearsome red tape are among the hurdles to foreign investment. Officials in Hanoi routinely announce schemes to fight corruption, but they always peter out when journalists are detained for reporting bribery scandals.

The situation will only get worse in the short term as officials jockey for posts ahead of the Communist Party's 11th national congress in January next year. This internal volatility will have a far greater impact on Vietnam's economy than the far-off protests in Bangkok.

Besides, Vietnam is hardly free of its own social unrest.

There has been a rising number of strikes, protests and land disputes in recent years, often affecting foreign businesses.

A few weeks ago, more than 10,000 workers walked off the job to protest low salaries and shocking conditions at a Taiwanese shoe factory in southern Dong Nai province.

On April 5, striking workers gathered on National Highway 1, causing massive traffic jams, and when the police arrived and arrested one striker, his colleagues surrounded the police officers and forced them to release the man.

Sounds a bit like the Red Shirts? Bear in mind there have been more than 330 similar strikes in the past six months in Vietnam.

Meanwhile, although tourist arrivals are down in Thailand, they have not fallen as much as in Vietnam where there was a year-on-year decrease of 18.7 per cent in foreign visitors last year.

On a trip to Washington last month, Vietnam's Prime Minister Nguyen Tan Dung promised sceptical US business leaders that his government would work to improve the investment climate and upgrade the appalling infrastructure.

Said Mr Nguyen: "The Vietnamese government is well aware of difficulties in the investment climate, first of all infrastructure like roads, ports and energy."

Keep this in mind when you hear the silly talk of investors switching from Thailand to Vietnam.

And do not be sucked in by those who say Vietnam is no longer a real Communist regime, but has somehow become a hotbed of free market capitalism. The Communist Party's key decision-making body, the Central Committee, ended its plenary session in March with a loud public call for more socialism in the coming decade.

It is almost 25 years since the policy of economic reform or "doi moi" was introduced to free up the market and allow entrepreneurs to flourish. Yet, it has never been properly applied and grossly inefficient state-owned enterprises still dominate the economy.

As a regional ambassador told me at the recent Asean Summit in Hanoi, there is no sense the regime knows what's going on in an economic sense. There is no direction. Until the party dinosaurs find some direction and loosen their rigid political and economic controls, Vietnam will not catch up with Thailand.

Roger Mitton is a former Asiaweek correspondent and former bureau chief in Hanoi and Washington for The Straits Times. He has reported on South-east Asia for 25 years.

Tháng Năm 18, 2010

Roger Mitton

Việt Nam khoác một bộ mặt vui vẻ – Nhưng đừng nghe lời Hà Nội rằng đây là nơi đầu tư tốt hơn Thái Lan.Thật buồn khi chứng kiến tình trạng rối loạn trên những đường phố Bangkok.

Nhưng càng buồn hơn khi thấy những đối tác "anh em" trong khối Asean đã tìm cách trục lợi từ những khó khăn của nước này.

Hãy xem Việt Nam.

Đảng Cộng sản đang nắm quyền của quốc gia này đã công khai dùng cơn khủng hoảng chính trị tại Thái Lan để vun xới sự hậu thuẫn đang tàn lụi đối với chính quyền độc đảng của chính họ.

Các nhà báo ở Hà Nội xác nhận rằng hệ thống truyền thông do chính quyền kiểm soát đã được chỉ đạo phải chú trọng việc tường thuật những cuộc biểu tình tại Thái Lan và vẽ ra một tương phản rõ nét giữa sự hỗn loạn tại đấy với nền ổn định trong nước.

Giới truyền thông cũng được lệnh nhấn mạnh quan điểm rằng những doanh nghiệp nước ngoài giờ đây sẽ muốn đầu tư vào Việt Nam hơn là ở Thái Lan bất ổn.

"Thật hợp lý để nói rằng các nhà đầu tư ngoại quốc sẽ chuyển những cơ sở đầu tư của họ từ Thái Lan sang Việt Nam," Ông Phạm Chiến Khu, giá đốc Viện nghiên cứu Quan điểm Xã hội, một đơn vị trực thuộc Uỷ ban Tuyên huấn của Đảng Cộng sản nói với cơ quan truyền thông DPA của Đức.

"Những nhà đầu tư nhận thấy Việt Nam đang có một chế độ chính trị ổn định, vì thế những ai đang đầu tư ở Thái Lan thay vì thế sẽ chọn Việt Nam."

Vâng, họ có thể làm thế. Nhưng mặt khác, nếu họ là những doanh nhân từng trải biết cất công tìm hiểu, có thể là họ sẽ không. Thực tế cho thấy rằng Việt Nam vẫn nằm xa sau Thái Lan trong tất cả những lĩnh vực mà các nhà đầu tư cần cân nhắc.

Trong bản xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đứng thứ 93 trên tổng số 183 quốc gia về điều kiện kinh doanh dễ dàng. Thái Lan đứng thứ 12.

Thật thế, bỏ qua mọi biến động xã hội, thái Lan đã ghi dấu ba thập niên tăng trưởng đều đặn và giữ nguyên là nền kinh tế lớn thứ hai trong khối Asean và là trung tâm sản xuất của khu vực. Khả năng thanh toán nợ, nguồn dự trữ quốc gia và giá trị đồng tiền vẫn đang mạnh – trái ngược với tiền Đồng cục bộ và yếu kém, nguồn dự trữ quốc gia cạn kiệt và tỉ lệ thâm thủng mậu dịch đang nảy nở ở Việt Nam.

Với tỉ lệ lạm phát lên đến con số hàng chục của Việt Nam, lực lượng nhân công bất ổn và cơ sở hạ tầng thảm hại, thật là quá hoang tưởng khi giới lãnh đạo đảng lại có thể cho rằng các doanh nhân ưa chuộng họ hơn là Thái Lan. Các đồng chí đang mơ mộng quá. Điều này sẽ không xảy ra.

Hãy nhìn vào những con số của quí vị. Năm ngoái, đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam giảm 70 phần trăm xuống còn 21,5 tỉ Mỹ kim so với 71,7 tỉ Mỹ kim trong năm 2008.

Nạn tham nhũng cục bộ, việc thiếu trách nhiệm và thiếu minh bạch cũng như những luật lệ đáng sợ là những trở ngại đối với đầu tư nước ngoài. Những quan chức ở Hà Nội thường xuyên công bố những biện pháp chống tham nhũng, nhưng chúng luôn mất hiệu quả khi những phóng viên bị bắt giữ vì tội tường thuật những vụ hối lộ tai tiếng.

Tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn trong một thời gian ngắn sắp đến khi các quan chức tranh nhau các vị trí trước thềm đại hội toàn quốc thứ 11 của Đảng Cộng sản vào tháng Giêng năm tới. Việc tranh chấp nội bội này sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đối với nền kinh tế Việt Nam so với những vụ biểu tình xa xôi ở Bangkok.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chẳng thực sự thoát khỏi tình trạng bất ổn xã hội của chính mình.

Con số các vụ đình công, phản đối và tranh chấp đất đai đang tăng trong những năm vừa qua, thường gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nước ngoài.

Vài tuần trước, hơn 10 nghìn công nhân đã đình công để phản đối mức lương thấp và điều kiện làm việc khủng khiếp tại một nhà máy giày Đài Loan ở phía nam tỉnh Đồng Nai.

Ngày 5 tháng Tư, những công nhân đình công đã tập trung tại Quốc lộ 1, tạo ra một vụ kẹt xe khổng lồ, và khi công an bắt giữ một công nhân, những đồng nghiệp của anh ta đã bao vây các nhân viên công an và bắt buộc họ trả tự do cho anh ta.

Nghe có vẻ giống phe Áo Đỏ ở Thái Lan? Nên nhớ rằng đã có đến 330 vụ đình công tương tự trong vòng sáu tháng qua ở Việt Nam.

Trong khi đó, mặc dù lượng du khách đến Thái Lan bị giảm bớt, con số này cũng không quá thấp so với Việt Nam, nơi sự suy giảm khách du lịch nước ngoài giảm 18,7 phần trăm chỉ trong vòng năm ngoái.

Trong chuyến đi thăm Washington tháng trước, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết với cái vị đứng đầu doanh nghiệp còn hoài nghi của Hoa Kỳ rằng chính quyền của ông sẽ làm việc để phát triển môi trường đầu tư cũng như nâng cấp cơ sở hạ tầng quá tệ hại.

Ông Nguyễn Tấn Dũng nói: "Chính phủ Việt Nam nhận thức rất rõ những khó khăn trong môi trường đầu tư, đặc biệt là cơ sở hạ tầng như đường xá, bến cảng và năng lượng."

Hãy lưu ý điều này khi bạn nghe những tuyên bố buồn cười về việc các nhà đầu tư chuyển hướng từ Thái Lan sang Việt Nam.

Và cũng không nên tin vào những ai nói rằng Việt Nam không còn là một chính thể Cộng sản thực thụ mà vì lý do nào đấy đã trở thành một điểm nóng thu hút thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản. Uỷ ban Trung ương, cơ quan toàn quyền quyết định của Đảng, vừa chấm dứt khóa họp toàn thể vào tháng Ba qua với lời hiệu triệu ầm ĩ tiến lên chủ nghĩa xã hội trong thập niên tới.

Đã gần 25 năm kể từ chính sách đổi mới kinh tế được đề ra nhằm giải phóng thị trường và cho phép doanh nghiệp nảy nở. Nhưng nó vẫn chưa được áp dụng một cách đúng đắn và những công ty nhà nước thiếu hiệu quả trầm trọng vẫn thống lĩnh nền kinh tế.

Trong Hội nghị Asean vừa qua ở Hà Nội, một đại sứ khu vực đã nói với tôi rằng không có cảm giác rằng chính quyền này hiểu biết tí gì về kinh tế. Chẳng có một phương hướng nào cả. Ngoại trừ khi những con khủng long của Đảng tìm được hướng đi và nới lỏng sự kiểm soát kinh tế và chính trị của họ, Việt Nam sẽ chẳng đuổi kịp được Thái Lan.

Roger Mitton là một cựu phóng viên Asiaweek và là cựu trưởng văn phòng tờ The Straits Times tại Hà Nội và Washington. Ông đã tường trình về Đông Nam Á trong 25 năm qua.

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

Nguồn: xcafe


RFI: Nhân loại sẽ lụi tàn trong khoảng 100 năm tới ?


Giáo sư Frank Fenner trên bục nhận giải thường khoa học của Thủ  tướng Úc năm 2002
Giáo sư Frank Fenner trên bục nhận giải thường khoa học của Thủ tướng Úc năm 2002
Tú Anh

Làm cách nào để cứu loài người khỏi họa diệt vong trong khoảng một thế kỷ tới đây ? Câu trả lời của nhà khoa học Úc Frank Fenner trên báo The Australian hôm 21/06/2010 là « vô kế khả thi ». Dù có làm gì đi nữa thì cũng quá trể . Loài động vật thượng đẳng sẽ biến mất khỏi trái đất này trong một thế kỷ tới. Vì những nguyên nhân nào mà tương lai nhân loại bi thảm đến vậy sao ? Có thể tin vào dự đoán của một cụ già 95 tuổi ?

Báo The Australian cho chúng ta biết là cụ già gần đất xa trời này không phải là một nhà khoa học háo danh. Ông nguyên là giáo sư Vi sinh vật học tại Đại Học Quốc Gia Úc lừng danh. Thành viên của Hàn lâm viện khoa học Úc và của Hiệp Hội Hoàng Gia. Giáo sư Frank Fenner là tác giả của hàng trăm công trình nghiên cứu và nhận được nhiều giải thưởng cao quý. Khoảng 20 dự phóng khoa học của ông đã được thực tế chứng minh.

Ở tuổi « tri thiên mệnh » nhà khoa học Úc rất ít khi trả lời phỏng vấn. Trong lãnh vực « tiến hóa » thì giáo sư Fenner là một chuyên gia toàn diện. Ông nghiên cứu hiện tượng này từ mức độ vô cùng nhỏ đến vô cùng lớn, từ phân tử đến hệ thống sinh thái và vũ trụ. Nhận định bi quan của ông dựa trên cơ sở nào ?

Theo giáo sư Fenner thì chúng ta bị diệt vong vì chúng ta đông quá. Nói cách khác thì chính tình trạng tăng dân số địa cầu là mối đe dọa cho dân địa cầu. Đây là nguyên nhân thứ nhất. Nguyên nhân dân số còn đi đôi với một xu hướng mà ông gọi là nạn « tiêu dùng hoang phí » sẽ đưa đến sự diệt vong.

Hậu quả đầu tiên của tình trạng đông dân là nạn đói. Khi dân số địa cầu lên đến 7,8 hay 9 tỷ người thì chiến tranh thực phẩm sẽ gia tăng. Một hậu quả nữa là làm hâm nóng bầu khí quyển. Hiệu ứng nhà kính hiện nay chỉ là bước đầu nhưng chúng ta đã thấy tác động đầu tiên. Ông thẩm định thêm là ngoài con người , nhiều loài sinh vật khác cũng bị diệt vong và hiện tượng này « không thể đảo ngược ».

Nhận định của giáo sư Fenner được nhiều nhà khoa học chia sẻ. Bão tố xảy ra thường xuyên hơn, lũ lụt dữ dội hơn, hiện tượng tan băng, đồng bằng bị xâm mặn, thời tiết oi bức hơn cộng với tình trạng ô nhiễm là những hiện tượng mà chúng ta đang thấy. Tình trạng thủy triều đen ở vịnh Mêhico là một thí dụ điển hình minh họa cho thái độ chạy theo lợi nhuận bất chấp hậu quả cho con người.

Một nhà sinh thái bạn thân của giáo sư Fanner tỏ ra lạc quan hơn. Giáo sư Boyden nói rằng : Frank có thể có lý nhưng một số đồng nghiệp của chúng tôi vẫn ôm hy vọng là nhân loại sẽ ý thức được tình trạng nguy ngập này và sẽ thay đổi lối sống đễ tồn tại lâu dài.

Từ đỉnh cao của tuổi thọ trời cho, vị giáo sư Úc này dành một chút suy tư cho các thế hệ mai sau : Cháu chắt của những thế hệ hiện nay sẽ phải đương đầu với một thế giới khó khăn hơn.

Bac Ho nup sau vay' ddan` ba`

Mỹ Duyên vào vai người yêu Nguyễn Ái Quốc

Trong phim 'Vượt bến Thượng Hải', nữ diễn viên đóng vai bác sĩ Phương Thảo, người bí mật đi theo chăm sóc, bảo vệ Nguyễn Ái Quốc khỏi tay sát thủ.
> Mỹ Duyên thể hiện 3 nhân vật trong một vở diễn/ Cục trưởng Cục Quản lý Giá giãi bày chuyện đóng phim

NSƯT Mỹ Duyên cho biết, vai nữ bác sĩ trong bộ phim nhựa do Việt Nam và Trung Quốc kết hợp thực hiện, để lại nhiều dấu ấn khó quên. Từ đầu tháng 3, nữ diễn viên cùng đoàn phim Việt có mặt và lưu lại trường quay Hoành Điếm (Trung Quốc) khoảng một tháng để thực hiện các cảnh quay.

"Chúng tôi phải thực hiện những cảnh quay trong thời tiết lạnh từ 3 đến 5 độ C. Mỗi ngày đoàn làm phim phải làm việc cật lực, có khi từ 5 giờ sáng hôm trước đến 2 giờ sáng hôm sau để có được những thước phim đạt yêu cầu", Mỹ Duyên kể.

"Vượt qua bến Thượng Hải" được bấm máy từ đầu tháng 3 tại phim trường Hoành Điếm, Trung Quốc. Phim có nhiều cảnh quay thực hiện tại Hạ Long, Thanh Hóa, Quảng Bình, Huế, Mỹ Sơn… Trong ảnh, Mỹ Duyên vào vai bác sĩ Phương Thảo, người bí mật bảo vệ và chăm sóc Nguyễn Ái Quốc.

Sự khắc nghiệt của thời tiết cũng như mật độ làm việc căng của đoàn phim khiến những ngày đầu của Mỹ Duyên trải qua khá khó khăn. Nhưng dần dần, môi trường làm việc chuyên nghiệp và sự cẩn thận, chỉn chu của đoàn phim khiến cô dễ dàng hóa thân vào vai nữ bác sĩ làm việc cho một nhà thờ Thiên chúa. Cô chia sẻ thêm, vai diễn ít lời thoại nhưng đòi hỏi diễn đạt sâu về nội tâm, nhất là trong ánh mắt, cử chỉ khi thể hiện tình yêu lớn lao với một nhà hoạt động cách mạng.

Khi được hỏi đánh giá thế nào về diễn xuất của Mỹ Duyên trong phim, đạo diễn Trung Quốc Phạm Đông Vũ (một trong hai đạo diễn của phim, phía Việt Nam là Triệu Tuấn) nói ngắn gọn: "Cô ấy diễn rất tốt!".

Mỹ Duyên và Minh Hải, người vào vai Nguyễn Ái Quốc.

Diễn cùng Mỹ Duyên trong phim là Minh Hải, nam diễn viên người Hà Nội vào vai Nguyễn Ái Quốc. Ngoài ra, phim còn có sự tham gia của ngôi sao Hoa ngữ Chương Diễm Mẫn trong vai Tống Khánh Linh. Diễm Mẫn được khán giả trong nước biết đến qua bộ phim Hiệp khách hành.

Vượt qua bến Thượng Hải là bộ phim nhựa dài 100 phút kể lại các sự kiện trong một năm kể từ khi Nguyễn Ái Quốc rời Hong Kong. Đây có thể xem là phần tiếp theo của bộ phim Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong ra mắt vào năm 2003.

Phim có bối cảnh ở Hạ Môn và Thượng Hải năm 1933, khi Nguyễn Ái Quốc tới Thượng Hải để tìm cách sang Liên Xô. Tại đây, ông gặp gỡ Tống Khánh Linh và qua bà, ông liên hệ được với bạn bè, cũng như thoát khỏi vòng vây của lực lượng đế quốc, phản gián.

Ông Nguyễn Xuân Hưng, Giám đốc hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam, cho biết Vượt qua bến Thượng Hải là dự án phim Hành trình qua ba bể trước đây, dựa theo kịch bản Phong vũ quá tam giang của các nhà văn Hà Phạm Phú, Lê Ngọc Minh (Việt Nam) và nhà văn Giả Phi (Trung Quốc). Khi được chuyển thể thành phim Vượt qua bến Thượng Hải, những chi tiết thật của lịch sử được hài hòa với yếu tố hư cấu của điện ảnh, mang đến cho bộ phim nét hấp dẫn riêng.

Mỹ Duyên thể hiện vai bác sĩ Phương Thảo đầy tâm trạng trong "Vượt qua bến Thượng Hải", khi cô phải bảo vệ người mình yêu thoát khỏi sự truy sát của anh ruột.

Một nhân vật hư cấu là Ngũ Lang, tên sát thủ được thực dân Pháp thuê ám sát Nguyễn Ái Quốc. Vai diễn này được thêm vào để làm đậm thêm tính cách kiên cường của vai nữ chính Phương Thảo, bởi Ngũ Lang chính là anh ruột của nữ bác sĩ.

Hiện tại, Vượt qua bến Thượng Hải sắp hoàn thành giai đoạn hậu kỳ, dự kiến ra mắt khán giả cả nước vào tháng 8.

Thất Sơn

Ý tấn công xã hội đen Trung Quốc


Vùng Toscana
DR
Tú Anh

Cảnh sát Ý tung lưới càn quét mạng lưới xã hội đen Trung Quốc bắt 24 người tịch biên 181 cơ sở bất động sản. Đó là kết quả chiến dịch bài trừ mạng lưới tội ác xã hội đen Trung Quốc tại 8 vùng nước Ý mà đặc biệt là ở Toscana.

Theo AFP, sáng nay (28/6) cơ quan cảnh sát tài chính ý gọi tắt là GDF thông báo : hơn 1000 cảnh sát tài chính đã tham gia vào chiến dịch chống xã hội đen từ rạng sáng hôm nay. Cảnh sát Ý lục soát , phong tỏa cơ sở xí nghiệp và tài khoản, tịch biên xe hơi sang trọng và bắt giam tổng cộng 24 người mang quốc tịch Ý và Trung Quốc.

Thông cáo của cảnh sát cho biết trên 100 xí nghiệp dính líu vào đường giây rửa tiền khổng lồ mà « trung ương » đặt giữa hai tỉnh Florencia và Prato. Các xí nghiệp này đã chuyển ngân lậu về Trung Quốc nhiều trăm triệu euro lợi nhuận từ các hoạt động bất hợp pháp. Nguồn tin cảnh sát không nói số tiền chính xác là bao nhiêu nhưng sau đó cho biết thêm về kết quả chiến dịch : 24 người bị bắt bị nghi ngờ là tòng phạm với mafia còn số tài sản bị tịch biên gồm 73 xí nghiệp, 181 cơ sở bất động sản và 166 xe hơi loại đắt tiền.

Hiện có khoảng 30.000 người Trung Quốc sinh sống tại vùng Toscana và đặc biệt là tại thành phố Prado, phần đông làm việc cho các xưởng may mặc và không có giấy tờ cư trú hợp pháp.

Bia Quốc học Huế "kêu cứu"

(Dân trí) - Tọa lạc ngay bên bờ Hương giang, trước mặt trường Quốc học Huế, Bia Quốc học luôn là bức bình phong lớn tôn lên vẻ đẹp sang trọng cho ngôi trường lịch sử này. Nhưng tiếc rằng tấm bia vào loại cổ nhất này đang xuống cấp trầm trọng.
Nhìn từ xa bia rất vững chắc nhưng lại gần thì…
 
Được xây dựng vào những năm 20 của thế kỉ XX, Bia Quốc học được xây theo kiểu dáng của đài tưởng niệm, đảm bảo các yếu tố truyền thống, hài hòa với môi trường, không gian kiến trúc của sông Hương, của trường Quốc học và các công trình kiến trúc đã có trong khu vực. 
 
Về hình thức nó được xây dựng theo hình dáng là một bình phong lớn, có hai tầng, có mái che, xây trên nền hai bậc cấp, chính giữa có huy chương treo trên một cái kim thánh. Thân và bệ đài được trang trí bằng theo phong cách kiến trúc thời Nguyễn.
 
...nứt toang hoác
 
Tuy nhiên hiện nay, bức bình phong này chưa nhận được sự quan tâm của cơ quan chức năng nên đã xuống cấp trầm trọng. Nhiều chỗ trên tường bị nứt toác, phần móng có nơi bị hư hại tạo thành hang ổ, còn nền được lát bằng xi măng cũng đã bị bong tróc, chỉ còn trơ trọi đất, trên nóc bình phong cỏ dại mọc um tùm… thậm chí trở thành "tấm bảng" cho nhiều bạn trẻ viết, vẽ bậy.
 
...bậc thang xuống cấp trầm trọng.
 
Không chỉ có vậy, nhiều bạn trẻ thiếu ý thức còn lên trên bình phong phóng uế bừa bãi, rác thải, kim tiêm vứt tràn lan… làm mất cảnh quan của một thành phố du lịch.
 
Rác thải, kim tiêm vứt bừa bãi.
 
Thiên Thư

Monday, June 28, 2010

Cha già bị con ruột hành hung

27/06/2010 0:17 
Ông Đông đang được cấp cứu tại bệnh viện - ảnh: Bình Nguyên

Đến chiều 25.6, ông Lê Văn Đông, 77 tuổi, ở tổ 44, khu vực 6, P.Nhơn Bình, TP Quy Nhơn (Bình Định) vẫn còn đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa TP Quy Nhơn trong tình trạng bị đa chấn thương.

Theo trình bày của ông Đông, chiều tối 23.6, khi ông đang ở nhà thì hai người con trai ruột của ông là Lê Thanh Nghị (40 tuổi) và Lê Thanh Cẩn (29 tuổi, cùng ở tổ 8, khu vực 4, P.Nhơn Phú, TP Quy Nhơn) đến gây chuyện. Cẩn ngang nhiên đập phá nhà của ông Đông (vốn là từ đường của gia đình); còn Nghị dùng cây gỗ dài hơn 1m không chỉ rượt đánh dã man cha mình vỡ đầu, thương tích ở tay, chân mà còn la lớn: "Bữa nay tao đánh chết mày". Con trai út Lê Thanh Tân (em sinh đôi với Cẩn) chạy đến can ngăn cũng bị dọa đánh chết phải bỏ chạy. Lúc này, hàng xóm tụ tập chứng kiến vụ việc khá đông nhưng không ai dám can ngăn vì Nghị quá hung hãn.

Khi thấy trên tay Nghị còn cầm một cây búa, ông Đông đã cố nhảy lên xe máy đang dựng trước nhà để chạy thoát thân, rồi tự đến Trạm y tế  P.Nhơn Bình nhờ băng bó. Do thương tích nặng và bị mất nhiều máu, ông Đông được chuyển lên bệnh viện tuyến trên cấp cứu.

Ông Đông có vợ là bà Nguyễn Thị Lũy (72 tuổi, ly thân từ năm 2004) và 8 người con (3 trai, 5 gái); trong đó Nghị, Cẩn và Lê Thị Thu Tuyết thường xuyên hành hung, chửi rủa ông kể từ năm 2008. Người cha đau khổ này đã nhiều lần gửi đơn đến HĐND, UBND, MTTQ VN và Công an P.Nhơn Bình yêu cầu can thiệp giải quyết nhằm bảo vệ tính mạng. Có tháng ông Đông gửi đến 4 lá đơn, nhưng đến nay tình trạng con cái hành hung cha ngày một nghiêm trọng hơn do sự thiếu quan tâm và kiên quyết xử lý của chính quyền địa phương.

Ông Đông bất bình: "Thằng con của tui (ý nói Nghị) quá ác độc, mất hết tính người rồi. Nó muốn đánh chết cha ruột để đòi chia tài sản thừa kế, nhưng nhà tui đang ở là nhà từ đường của ông bà để lại lo việc thờ tự nên không thể nào bán hoặc chia chác được. Tui kêu cứu nhiều nơi nhưng chẳng có ai đoái hoài tới. Ngày nào tui cũng bị mấy đứa con bất hiếu đòi đánh chết. Đến mức này thì tui chịu đựng không nổi nữa rồi".

Ông Đông là người có công cách mạng, đã được Chủ tịch nước tặng Huy chương Kháng chiến hạng nhì.

Bình Nguyên

Độc quyền điện là 'độc quyền về tiền và quyền'

Thực trạng cắt điện tại Việt Nam trong mùa hè này đang gây phẫn nộ từ các hộ tại thành thị, nông thôn và các doanh nghiệp.

Hiện cũng đang có những lời kêu gọi gây sức ép cải tổ mạnh ngành điện lực với khuyến cáo là chia nhỏ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nhằm để có cạnh tranh mang tính thị trường hơn cũng như đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định.

BBC Việt ngữ đã phỏng vấn Tiến sỹ Nguyễn Quang A, người đánh giá về điều được mô tả là sự độc quyền Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty