TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, August 27, 2011

Năm 2015, TP.HCM không còn người ăn xin? Đi đâu mà không còn?

TT - Sở LĐ-TB&XH TP.HCM vừa chủ trì cuộc họp giữa các ban ngành để tìm giải pháp chấm dứt tình trạng người lang thang, ăn xin trên địa bàn TP (lộ trình từ năm 2011-2015). Ông Lê Chu Giang (trưởng phòng bảo trợ xã hội Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết:

>> Giải quyết triệt để ăn xin?

Ăn xin tại chùa Việt Nam Quốc Tự, Q.10, TP.HCM - Ảnh: Minh Đức

- Sau nhiều năm thực hiện giải quyết, vấn đề người lang thang, ăn xin trên địa bàn TP.HCM có chuyển biến rõ. Số lượng người sinh sống tại nơi công cộng, tình trạng ăn xin, chèo kéo khách du lịch tại trung tâm thành phố đã giảm đáng kể. Đến năm 2009-2010, về cơ bản vấn đề này đã được giải quyết. Để duy trì và chấm dứt hoàn toàn vấn nạn xã hội này, việc xây dựng một kế hoạch cụ thể nhằm mục tiêu: "Giải quyết tình trạng người lang thang ăn xin, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn thành phố mang tính bền vững giai đoạn 2011-2015" là cần thiết.

* Những biện pháp cụ thể đã được đề ra? Tính khả thi ra sao?

- Những biện pháp cụ thể là: tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tập trung đối tượng, giáo dục pháp luật, tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề, định hướng cho đối tượng hội nhập cộng đồng. Bên cạnh đó còn phối hợp giữa các tỉnh, TP đưa đối tượng về địa phương, mở rộng nhà lưu trú cho người lang thang cơ nhỡ và đảm bảo an sinh xã hội cho nhóm yếu thế. Sau khi kế hoạch có sự góp ý hoàn chỉnh, được TP ban hành và tổng hợp tất cả các giải pháp, có sự phối hợp thực hiện giữa nhiều ban ngành liên quan, có sự ủng hộ của người dân TP thì chúng tôi tin rằng đến năm 2015 sẽ đạt được mục tiêu.

8.500 người lang thang, ăn xin

"Theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, đến năm 2010 TP.HCM đã tập trung hơn 8.500 người lang thang, ăn xin. Trong đó chỉ gần 900 người có địa chỉ cư trú tại TP.HCM, còn lại đến từ địa phương khác. Riêng Q.1 trong năm 2010 và sáu tháng đầu năm đã tập trung 1.031 người lang thang, ăn xin".

* Có ý kiến cho rằng việc trả các đối tượng ăn xin về địa phương không phải là biện pháp bền vững mà chỉ là biện pháp nhất thời?

- Đây được xem là một trong các giải pháp tạo điều kiện để người lang thang, ăn xin trở về quê hương tạo dựng lại cuộc sống. Chúng tôi nghĩ các chương trình hỗ trợ an sinh xã hội tại địa phương cùng với sự gắn bó tình cảm gia đình, làng xóm sẽ giúp họ dễ ổn định cuộc sống hơn.

* Công tác dạy nghề, tổ chức lao động, nâng cao trình độ văn hóa... sẽ được triển khai?

- Trong hai năm 2009-2010, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Gia Định đã phối hợp với các trung tâm bảo trợ xã hội (thuộc Sở LĐ-TB&XH) xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy một số nghề phổ thông như chăm sóc cây kiểng, cắt may, thợ nề... cho 542 người và dạy văn hóa cho 548 người. Tất cả đối tượng này đều được cấp giấy chứng nhận để dễ dàng hội nhập cộng đồng. Trong dự thảo kế hoạch 2011-2015, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Gia Định vẫn sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo này. Tuy nhiên chúng tôi sẽ linh hoạt hơn trong việc chọn nghề phổ thông phù hợp trình độ từng người để đào tạo họ.

* Dự thảo kế hoạch có đưa ra biện pháp xử lý các "băng nhóm ăn xin có tổ chức", các cá nhân cầm đầu, chuyên ép buộc trẻ em, người già phải đi ăn xin?

- Chúng tôi có đưa vào đó nội dung xử lý "người chăn dắt" lợi dụng trẻ em, người già, người tàn tật ăn xin để trục lợi, yêu cầu tổ chức xét xử lưu động nhiều vụ điển hình để răn đe. Đồng thời đề nghị Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan chức năng rà soát lại các quy định nào của pháp luật còn chưa phù hợp, chưa đủ sức răn đe để trình cấp thẩm quyền xem xét, bổ sung và sửa đổi.

* Dư luận cho rằng đến năm 2015 TP.HCM vẫn khó giải quyết cơ bản tình trạng người lang thang, ăn xin vì TP.HCM là nơi có số lượng dân nhập cư quá đông? Và kế hoạch này có vẻ duy ý chí?

- Tổng hợp các giải pháp và sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban ngành cùng sự ủng hộ của người dân, chúng tôi tin đến năm 2015 sẽ đạt được mục tiêu của kế hoạch. Theo dự thảo thì đến năm 2013, các quận trung tâm (1, 3, 4, 5, 6, 10, Bình Thạnh, Tân Bình, Phú Nhuận) không còn người lang thang ăn xin với ý nghĩa là khi có người ăn xin xuất hiện thì các quận, cơ quan thẩm quyền phải tập trung họ ngay về các cơ quan bảo trợ xã hội. Từ năm 2013-2015, các quận huyện còn lại sẽ duy trì, tiếp tục giải quyết tốt như các quận trung tâm để cơ bản không có người lang thang, ăn xin.

* Có ý kiến cho rằng khi người nghèo, người thuộc nhóm yếu thế được đảm bảo an sinh xã hội thì tình trạng lang thang, ăn xin như hiện nay mới thật sự chấm dứt. Thời gian tới những đối tượng này được tiếp cận để hỗ trợ, cải thiện, nâng cao chất lượng sống như thế nào?

- Sở LĐ-TB&XH tiếp tục phối hợp với nhiều sở, ngành, các cấp triển khai kịp thời các chính sách xã hội cho người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời chú trọng đẩy mạnh chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá, cũng như tích cực huy động nguồn lực từ nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tham gia các hoạt động bảo trợ xã hội. Các chính sách này thành công cũng góp phần kéo giảm số người yếu thế có nguy cơ tham gia đội ngũ người lang thang ăn xin trong xã hội...

BẢO ÂN thực hiện

Ủy ban Kiểm tra TƯ xem xét khiếu nại kỷ luật 8 đảng viên

Trong phiên họp lần thứ năm (22-26/8), ngoài việc xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng 8 đảng viên, Ủy ban kiểm tra trung ương đã xem xét việc thi hành kỷ luật một đảng viên, đề nghị Ban bí thư quyết định.

Theo Chinhphu.vn, trong phiên họp thứ năm, Ủy ban kiểm tra trung ương đã tham gia ý kiến về một số điểm trong tờ trình của Bộ Chính trị về việc xây dựng hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, chuẩn bị trình hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành trung ương khóa 11.

Ủy ban cũng kết luận kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng đối với Ban thường vụ và Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Lai Châu, Bắc Ninh, Đăk Nông và Đảng ủy Công an Trung ương; kết luận kiểm tra tài chính đảng đối với Ban thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai và Cục Quản trị T.78 thuộc Văn phòng Trung ương Đảng. 

Ủy ban đã xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với 8 đảng viên, trong đó giữ nguyên hình thức khai trừ ra khỏi Đảng 2 trường hợp, giữ nguyên kỷ luật cách chức vụ trong Đảng một trường hợp, giữ nguyên hình thức cảnh cáo 2 trường hợp, giữ nguyên kỷ luật khiển trách một trường hợp, hạ từ cảnh cáo xuống khiển trách một trường hợp, xóa hình thức kỷ luật khiển trách một đảng viên.

Ủy ban kiểm tra trung ương cũng xem xét giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng đối với một đảng viên, đề nghị Ban Bí thư xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Đồng thời, cơ quan này đã xem xét kết quả giải quyết đơn thư tố cáo đối với 2 đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. 

Cũng trong kỳ họp, Ủy ban đã xem xét việc thi hành kỷ luật đối với một đảng viên, đề nghị Ban Bí thư xem xét, quyết định theo thẩm quyền. 

Tại kỳ họp này, Ủy ban kiểm tra trung ương đã bầu ông Mai Trực, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; điều chỉnh phân công công tác đối với một số thành viên của Ủy ban.

Xuân Hoa

Những ngư dân tình nguyện chống 'thủy tặc'

Ý thức về hệ sinh thái vùng đầm phá đang bị xâm hại do con người đánh bắt theo hướng hủy diệt, những ngư dân ven phá Tam Giang (Thừa Thiên - Huế) đã góp tiền đóng thuyền, lập ra đội tự quản chống "thủy tặc".

Dọc con phá rộng nhất Đông Nam Á này hầu hết mỗi xã đều có đội tự quản nhằm ngăn chặn tình trạng người dân nơi khác đến dùng xung điện, giã cào đánh bắt thủy sản. Trong đó, đội tự quản thôn 8 xã Điền Hải (Phong Điền) hoạt động hiệu quả nhất bởi những ngư dân ở đây dám bỏ tiền túi và tình nguyện bỏ thời gian đi tuần tra.

pha tam giang
Đội tự quản của thôn 8 truy đuổi "thủy tặc" trên phá Tam Giang. Ảnh: Văn Nguyễn.

Trời chập choạng tối, hoàng hôn như dát vàng trên con phá mênh mông nước. Nhận được tin báo có chiếc thuyền đang dùng xung điện đánh cá, đội tự quản của thôn 8 tức tốc nổ máy thuyền 24 mã lực nhằm thẳng hướng thuyền lạ. Thấy bóng dáng đội tự quản, chiếc thuyền đang đánh bắt cá bằng xung điện vội thu dọn đồ nghề, nổ máy phóng mất hút.

Ông Phan Chính, trưởng thôn 8, cho biết đây chỉ là một trong hàng trăm chuyến truy bắt "thủy tặc" của đội tự quản. Tình trạng nhiều người dân chỉ thấy cái lợi trước mắt mà đánh bắt thủy sản bằng các phương pháp hủy diệt trên phá Tam Giang diễn ra rầm rộ từ năm 2000. Phía đội cũng đã bắt, lập biên bản 157 vụ và báo cáo lên Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh giải quyết.

Ông Phan Phưởi, 48 tuổi, đội trưởng đội tự quản thôn 8, bảo ngày trước có những thuyền đêm trên phá thu được hàng tạ cá, to nhỏ gì họ đều bắt hết. Sau khi tìm hiểu mới biết do người ta dùng xung điện, giã cào để đánh bắt.

"Ngư dân như chúng tôi sống nhờ vào phá từ khi lọt lòng đến giờ, con cháu mình mai kia cũng sẽ nối nghiệp, nếu để tình trạng đánh bắt theo kiểu tận diệt thì chẳng mấy chốc tôm cá sẽ hết. Nghĩ thế anh em trong thôn họp bàn quyết định thành lập đội tự quản", ông Phưởi nhớ về lần nhóm người trong thôn lên xã xin được thành lập đội tự quản bảo vệ thủy sản trên phá Tam Giang.

Nhờ những chuyến đi tuần tra bảo vệ đầm phá, tôm cả trong vùng được bảo vệ và ngày một sinh sôi. Ảnh: Văn Nguyễn.

Được xã chấp thuận nhưng truy đuổi các thuyền đánh bắt trái phép phải dùng thuyền. Sẵn lòng nhiệt huyết, anh em trong đội vận động gia đình, quyên góp thêm trong thôn đóng chiếc thuyền chuyên dùng cho việc đi tuần. Do thuyền công suất thấp nên nhiều cuộc truy đuổi phải về tay không.

"Anh em lại góp thêm tiền mua thuyền 16 triệu với 26 mã lực, gấp đôi so với chiếc cũ. Xăng anh em tụi tôi cũng góp mỗi người mỗi ít để đi tuần thường xuyên trên phá", ông Phan Đế, 42 tuổi, đội phó đội tự quản hồ hởi nói.

Ông Đế kể nhiều lần đội tịch thu xung điện, giã cào nhưng gặp người quá hoàn cảnh nên cả đội chỉ nhắc nhở rồi thả về. "Việc làm của đội nhằm cảm hóa, giải thích cho bà con hiểu tác hại của việc đánh bắt hủy diệt với hệ sinh thái đầm phá để làm ăn chân chính chứ không phải lập đội ra chỉ để bắt bớ những người đánh bắt phạm pháp".

Hơn 10 năm thành lập, đội tự quản thôn 8 đã nếm trải bao vui buồn, đổ mồ hôi và cả máu. Ngoài hàng chục chuyến tuần tra bị "thủy tặc" chống trả, 16 thành viên trong đội ai cũng nhớ lần ông Nguyễn Tần, 52 tuổi bị đánh gãy 2 xương sườn khi đang vận động một thuyền bỏ nghề giã cào.

Ông Tần kể lại, mùng 10 Tết năm 2007, ông cùng bốn anh em đi tuần thì nhận được điện báo có ba thuyền đang đánh bắt cá trái phép. Khi tới nơi, đội nhắc nhở những người trên thuyền thì bất ngờ bị chống trả. "Khoảng 20 thuyền của đội quân thủy tặc bao vây rồi ném đá, ván thuyền… vào chúng tôi. Tôi bị một thanh niên dùng thanh sắt dài đập mạnh vào hông và ngã quỵ", ông Tần nhớ lại.

Ông Nguyễn Tần với vết thương bên sườn trong lần truy bắt "thủy tặc". Ảnh: Văn Nguyễn.

Nhóm "thủy tặc" còn bắt trói những người trong đội tự quản rồi dong thuyền định thủ tiêu cả đội. Người dân thôn 8 đợi mãi không thấy đội đi tuần về nên chạy ra xem. Nhờ đó đội mới được giải cứu. Vụ việc được báo lên chính quyền. Công an huyện Phong Điền đã khởi tố vụ án và phạt tù kẻ đánh ông Tần. Sau chuyến đi sinh tử ấy, ông Tần chẳng sợ, còn vận động thêm 2 con trai cùng vào đội.

Làm việc chính nghĩa nhưng nhiều khi thành viên trong đội phải đối mặt với những tin nhắn đe dọa hoặc bị "thủy tặc" theo dõi phá ngư cụ. "Mình nhiều khi cũng buồn bực lắm, nhưng nghĩ mình làm vì lợi ích chung của xã hội nên kiên quyết bảo vệ đầm phá", ông Phưởi nói.

Ông Nguyễn Xuân Công, Chủ tịch UBND xã Điền Hải, cho biết từ khi những ngư dân thôn 8 lập đội tự quản, việc dùng xung điện, giã cào giảm rõ rệt. Nhờ đó, những ngư dân trong vùng có thể sống tốt với nghề cá trên phá Tam Giang.

Còn ông Cao Huy Tế, Trưởng công an xã Điền Hải thì bảo: "Đội tự quản của ngư dân thôn 8 giờ là khắc tinh của thủy tặc trong vùng. Chúng tôi đang nhân rộng mô hình ra các thôn còn lại và kiến nghị với Chi cục thủy hải sản có hình thức trợ cấp cho các đội hoạt động ổn định, lâu dài hơn".

Văn Nguyễn

'Hố tử thần' sau mưa lớn

Sáng 27/8, hố "tử thần" sâu và rộng khoảng hơn một mét xuất hiện tại góc ngã tư Bạch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình Thạnh) khiến giao thông khó khăn, xe cộ phải nhích từng chút để qua đoạn đường này.
> 'Hố tử thần' lại xuất hiện ở Sài Gòn/ 'Hố tử thần' tái xuất nuốt xe ba gác/'Đừng đổ hết lỗi cho chúng tôi về hố tử thần'

"Hố tử thần" xuất hiện ngay ngã tư Bạch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh. Ảnh: Hữu Công.

Người dân gần khu vực này cho biết, hố "tử thần" đã xuất hiện sau cơn mưa lớn đêm qua, gây hoảng sợ cho nhiều người đi đường. Để tránh sập "bẫy", những nhánh cây đã được cắm để cảnh báo nguy hiểm.

Theo ghi nhận của VnExpress,net, vị trí xuất hiện hố tử thần nằm ngay khu vực trước đây là công trình thi công và mới được tái lập lại mặt đường. "Có thể đơn vị thi công tái lập ẩu là nguyên nhân của việc sụt lún này", anh Vượng (40 tuổi) sống tại đây cho biết.

Anh TNXP này phải hoạt động liên tục để điều khiển giao thông tại khu vực xuất hiện "hố tử thần" vì xe cộ qua đây rất đông. Ảnh: Hữu Công.

8h sáng 27/8, vẫn chưa có đơn vị nào tiến hành khắc phục sự cố. Chỉ lực lượng thanh niên xung phong và CSGT có mặt để điều khiển giao thông vì đây là khu vực thường xuyên xảy ra ùn tắc, nhất là vào giờ cao điểm.

Hữu Công

Cách chức Phó bí thư xã sàm sỡ phụ nữ

Ủy ban kiểm tra huyện Cai Lậy (Tiền Giang) vừa kỷ luật cách chức ông Trần Văn Tưởng - Phó bí thư xã Cẩm Sơn vì đã có hành vi sàm sỡ rồi đánh một phụ nữ.

Trước đó, giữa tháng 7, Ủy ban kiểm tra huyện Cai Lậy đã nhận được đơn tố cáo ông Tưởng có hành vi sàm sỡ với một phụ nữ. Khi chị này phản ứng, vị phó bí thư xã đã đánh nạn nhân bầm tím mặt, sưng mắt.

Bức xúc trước hành vi của ông Tưởng, người nhà của người phụ nữ đã kéo đến cơ quan đòi... "thanh toán". Quá sợ nên ông phó bí thư xã Cẩm Sơn đã cho người thương lượng với họ để được bồi thường. Sau đó ông Tưởng đã bỏ nhiệm sở không lý do.

Kết quả xác minh của Ủy ban kiểm tra cho thấy nội dung đơn tố cáo ông Tưởng là đúng sự thật. Ngoài ra, vị cán bộ này còn bị tố cáo sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả.

Thiên Phước

Vinh Danh Đại tướng Giáp bằng nhạc Tàu ???

Xin nghe va` chia buồn cùng  Đại tướng,
Đó là ca khúc Tướng quân Võ Nguyên Giáp do nhạc sĩ Bùi Hoàng Yến sáng tác vào năm 2010, được trang web www.lichsuvietnam.vn hỗ trợ thu âm với sự trình bày của ca sĩ Huỳnh Lợi - giọng ca từng đoạt giải cuộc thi Tiếng hát Truyền hình TPHCM. CD ca khúc này cũng đã được những người thực hiện tặng Đại tướng và gia đình trong dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tuy nhiên, cho đến dịp mừng thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp 100 tuổi (25-8-1911 - 25-8-2011) lần đầu tiên trang web www.lichsuvietnam.vn mới giới thiệu rộng rãi ca khúc này. 
 

Tin Buồn: Gửi tiền ở ngân hàng Thụy Sĩ cũng phải đóng thuế

Thứ Bảy, 27/08/2011, 07:23 (GMT+7)

TT - Chính phủ Anh và Thụy Sĩ vừa đạt được một thỏa thuận lịch sử về việc đánh thuế các khoản tiền gửi của công dân Anh có tài khoản bí mật ở các ngân hàng Thụy Sĩ. Với thỏa thuận này, London dự kiến sẽ thu về hàng tỉ bảng Anh cho ngân khố quốc gia.
Báo Financial Times cho biết theo thỏa thuận, tài sản của công dân Anh gửi ở các ngân hàng Thụy Sĩ sẽ bị đánh thuế từ 27-48% trên tổng số tiền gốc được gửi và số tiền thuế này sẽ được gửi thẳng về Bộ Tài chính Anh. Thụy Sĩ cũng đồng ý trả trước cho Anh số tiền mặt 500 triệu franc Thụy Sĩ (630 triệu USD) vào tháng 5-2013.
Mỗi năm, Chính phủ Anh có thể sẽ yêu cầu Thụy Sĩ cung cấp thông tin về 500 cá nhân bị nghi ngờ có hành vi cất giấu tài sản tại các ngân hàng Thụy Sĩ. Thỏa thuận mới này sẽ có hiệu lực từ năm 2013 nếu được Quốc hội Thụy Sĩ thông qua và dự kiến đem về 5 tỉ bảng Anh (8,15 tỉ USD) cho Chính phủ Anh.
Bộ trưởng Tài chính Anh David Gauke nêu rõ thông điệp của Chính phủ Anh qua thỏa thuận này rất rõ ràng: không có chốn nào an toàn cho những kẻ trốn thuế. Đầu tháng 8, Thụy Sĩ cũng đã ký một thỏa thuận tương tự với Đức. Ước tính người Đức đang gửi khoảng 150 tỉ euro ở ngân hàng Thụy Sĩ.
Trước đó, Mỹ cũng đã mạnh tay điều tra tội trốn thuế mà đích nhắm là các ngân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ, nhất là UBS. Tháng 2-2009, UBS đã phải chi 780 triệu USD để giải quyết vụ việc và chuyển cho phía Mỹ danh sách 255 khách hàng của mình. Sau đó, UBS buộc phải chuyển thêm danh sách 4.450 khách hàng nữa.
H.NGUYÊN

Đến lược gia đình nhà văn Sơn Nam xin rút tên Sơn Nam khỏi Giải thưởng Nhà nước

'Sinh thời ông cụ không màng giải thưởng, danh vọng, chỉ muốn viết để kiếm sống và để đi vào lòng người đọc', gia đình nhà văn Sơn Nam nói về quyết định rút tên ông khỏi giải.
> Đề cử Giải thưởng Nhà nước về văn học: Thừa mà vẫn thiếu/ Nhà văn Sơn Nam qua đời

Bức thư xin rút giải được gia đình gửi đến nhà thơ Hữu Thỉnh từ hôm 25/8 qua bưu điện, dự kiến hôm nay (27/8) sẽ đến tay Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Tại giải thưởng Nhà nước năm nay, nhà văn Sơn Nam được đề cử với các tác phẩm: tiểu thuyết Hương rừng Cà Mau và tập truyện ngắn Hai cõi U Minh.

Nhà văn Sơn Nam. Ảnh: Nguyễn Đình Toán.
Nhà văn Sơn Nam. Ảnh: Nguyễn Đình Toán.

Thay mặt gia đình, ông Trần Đức Nghị, con rể của nhà văn Sơn Nam, cho biết: "Trước khi qua đời năm 2008, ông cụ cũng nghe phong thanh chuyện giải thưởng nhưng ông gạt đi. Ông cụ thường nói, người viết văn sống trong lòng người đọc là chính và ông viết cũng để kiếm sống, không mong được giải thưởng gì".

"Giờ đây ông cụ đã mất, gia đình chúng tôi không muốn đưa tên ông ra bình xét giải thưởng mà chỉ muốn cho người quá cố được yên nghỉ. Cả má tôi và vợ chồng tôi đều nhất trí như vậy", ông Nghị nói. Vợ của nhà văn, bà Đào Thị Phán hiện sống cùng vợ chồng ông Trần Văn Nghị - bà Đào Thúy Hằng (con gái cả của nhà văn Sơn Nam) tại một vùng quê ở Mỹ Tho.

Nhà văn Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tày, sinh năm 1926 tại Kiên Giang, mất năm 2008 ở tuổi 82. Các tác phẩm được biết đến của ông gồm có: Chuyện xưa tích cũ; Tìm hiểu đất Hậu Giang; Hương rừng Cà Mau; Chim quyên xuống đất; Hình bóng cũ; Bà chúa hòn; Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Bến Nghé xưa, Xóm Bàu Láng... Ngoài viết văn, ông còn là nhà báo và nhà nghiên cứu văn hóa.

Đến nay, đã có hai tên tuổi lão làng trong danh sách đề cử Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm nay xin rút lui, đó là nhà văn Sơn Tùng và Sơn Nam. Ở danh sách đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh, nhà văn Nguyên Ngọc cũng đã từ chối cơ hội được xét giải. Hội Nhà văn VN cho rằng hành động rút lui là "quyền và nguyện vọng" của nhà văn nên Hội hoàn toàn tôn trọng.

Pham Mi Ly

Trung Quốc sa thải người phát ngôn Bộ Đường sắt

TTO - Ngày 16-8, Bộ Đường sắt Trung Quốc thông báo đã sa thải người phát ngôn sau những chỉ trích dữ dội của người dân về cách xử lý ngôn từ của ông này trong thảm họa đường sắt vừa qua.
Ông Vương Dũng Bình trong buổi họp báo ngày 24-7 - Ảnh: Xinhua
Xinhua dẫn thông cáo từ Bộ Đường sắt xác nhận “đã sa thải người phát ngôn Vương Dũng Bình”, tuy nhiên không đưa ra lý do cụ thể.
Ông Vương Dũng Bình, 46 tuổi, trở thành tâm điểm sự giận dữ của dư luận Trung Quốc sau những phát biểu “không giống ai” của ông này về thảm họa tàu cao tốc ngày 23-7 khiến ít nhất 40 người thiệt mạng và gần 200 người khác bị thương.
Một điển hình tai tiếng nhất là khi được hỏi tại sao một bé gái lại được kéo ra từ đống đổ nát của con tàu sau khi Bộ Đường sắt đã xác nhận kết thúc chiến dịch cứu hộ, ông Vương thản nhiên trả lời: “Đó là điều kỳ diệu của cuộc sống”.
Một lần khác, khi được hỏi tại sao chính phủ lại đem chôn một số mảnh vỡ của con tàu cao tốc, ông Vương cho biết “làm như vậy để công tác cứu hộ dễ dàng hơn” và còn bồi thêm: “Các vị tin lời giải thích này hay không thì tùy, riêng tôi thì tôi tin”.
Kiểu trả lời né tránh và bất cẩn của ông Vương đã thật sự đổ dầu vào lửa, khi dư luận Trung Quốc còn đang phẫn nộ tại sao một tai nạn khủng khiếp như vậy lại xảy ra và liệu tàu cao tốc có an toàn. Một cuộc khảo sát trực tuyến trên mạng xã hội Weibo với 35.000 người tham gia cho thấy có đến 97% nói họ không tin bất cứ điều gì ông Vương phát biểu kể từ sau tai nạn.
Trong một diễn biến khác, Phó thủ tướng Trung Quốc Trương Đức Giang ngày 16-8 thông báo nước này sẽ tiến hành một đợt kiểm tra sâu rộng hệ thống đường sắt cao tốc để ngăn chặn những vụ tai nạn tương tự. Đợt kiểm tra bắt đầu từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9, sẽ “xóa bỏ những nguy cơ” và đảm bảo an toàn cho hệ thống đường sắt, ông Trương cho biết.-
Trước đó Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh tạm hoãn việc cấp phép xây dựng hệ thống tàu cao tốc cho đến khi hoàn tất báo cáo về độ an toàn. Chính phủ nước này cũng sẽ đánh giá lại những dự án tàu cao tốc đã được cho phép nhưng vẫn còn nằm trên giấy.
Đợt kiểm tra sắp tới sẽ được tiến hành bởi 12 nhóm bao gồm các quan chức chính phủ và các chuyên gia kỹ thuật. Các quan chức Bộ Đường sắt không có trong danh sách. Đây là nỗ lực mới nhất của chính phủ trong chiến dịch lấy lại niềm tin của người dân về hệ thống tàu cao tốc Trung Quốc. Ngoài ra, Xinhua cho biết bắt đầu từ ngày 16-8 các tàu cao tốc được thiết kế để đạt vận tốc 350, 250 và 200km/giờ sẽ chỉ được phép chạy với vận tốc tối đa lần lượt là 300, 200 và 160km/giờ.
XUÂN TÙNG

Đề xuất của các chuyên gia với Thủ tướng Dũng Đầu Bo`



Cập nhật: 15:58 GMT - thứ ba, 23 tháng 8, 2011
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đây vừa tập hợp một cuộc họp để nghe ý kiến góp ý của hơn 30 chuyên gia từ các viện nghiên cứu của chính phủ, các bộ ngành trung ương và các chuyên gia độc lập.
Trong số các chuyên gia và cựu viên chức chính phủ được mời tham gia góp ý với Thủ tướng có cựu Phó Thủ tướng, giáo sư Trần Phương, cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Trần Xuân Giá, cựu Thống đốc Ngân hàng nhà nước như ông Cao Sỹ Kiêm hay Nguyễn Văn Giàu, đại biểu Quốc hội như ông Võ Đại Lược và các chuyên gia độc lập từ nước ngoài về như ông Bùi Kiến Thành.
Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tổ chức một cuộc tham vấn chuyên gia rộng rãi như vậy, để lãnh đạo chính phủ nghe tiếng nói của các chuyên gia cả trong nước và nước ngoài.
Ông Bùi Kiến Thành, một chuyên gia độc lập chuyên về lĩnh vực tài chính là trong số những người tới đóng góp ý kiến với chính phủ trong cuộc họp tham vấn này.
Ông cho biết về những đề xuất của ông và các chuyên gia khác với chính phủ tại cuộc họp tham vấn này.

Friday, August 26, 2011

Cảnh ùn tắc giao thông lại bùng phát ở Hà Nội

Ôtô, xe máy ùn ùn nhích từng đoạn nhỏ, xe buýt nối đuôi nhau xếp hàng dài hàng chục mét... Vào thời điểm đầu chuẩn bị cho năm học mới giao thông thủ đô lại ùn ứ nghiêm trọng trong giờ cao điểm.
> Khai trương tuyến buýt mới nhằm giảm ùn tắc nội ô TP HCM.

Sau đợt nghỉ hè của học sinh, sinh viên, những ngày vừa qua Hà Nội lại rơi vào cảnh tắc đường thường xuyên, nhất là vào giờ cao điểm.
Các tuyến cửa ngõ thủ đô phía Tây, Nam như Giải Phóng, Trường Chinh, Nguyễn Trãi, Xuân Thủy... thường ùn ứ vào buổi chiều.
Đường Xuân Thủy đi Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn, nơi tập trung nhiều trường đại học những ngày qua chiều nào cũng ùn tắc.
Ngã tư vòng xoay Bưởi, Cầu Giấy, Láng.
Ngã tư Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh, xe chờ vài lần đèn đỏ mới có thể thoát qua.
Mật độ xe dày đặc, nhích từng cm một.
Người điều khiển xe máy đi kiểu chỗ nào trống lái vào, hết vòng lên vỉa hè rồi lại xuống đường.
Cả chục chiếc xe buýt nối đuôi nhau dài đi rùa bò trên đường.
Đường Cầu Giấy chiều 25/8.

Khánh Huyền

Vi` Sao nhà văn Nguyên Ngọc rút khỏi giải thưởng Hồ Chí Minh ?????

Sau khi nhà văn Sơn Tùng rút khỏi Giải thưởng Nhà nước, cây bút lão thành Nguyên Ngọc cũng từ chối cơ hội nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh dù ông lọt vào danh sách đề cử từ Hội đồng cấp Bộ lên Hội đồng cấp Nhà nước.
> Nhà văn Sơn Tùng rút khỏi Giải thưởng Nhà nước/ Đề cử Giải thưởng Nhà nước về văn học: Thừa mà vẫn thiếu

Trao đổi với VnExpress.net về việc rút tên khỏi đề cử, tác giả Rừng xà nu chỉ nói: "Tôi không làm hồ sơ và cũng không quan tâm đến chuyện này". Ông giải thích thêm, "đây chưa phải lúc thích hợp" để trả lời về lý do rút tên khỏi giải.

Đây không phải là lần đầu tiên nhà văn Nguyên Ngọc tỏ rõ thái độ thờ ơ với sự tôn vinh dành cho mình. Năm 2000, Nguyên Ngọc vắng mặt trong Lễ trao Huân chương Độc lập dành cho ông. Đại diện Hội Nhà văn đã phải mang Huân chương đến tận nhà của nhà văn. Ông cũng từng từ chối nhận Giải thưởng Nhà nước đợt đầu tiên. Ngoài ra, Nguyên Ngọc còn từ chối mọi hỗ trợ về vật chất cho việc sáng tác từ Hội Nhà văn.

Ông tâm sự với VnExpress.net: "Tôi là một người lao động bình thường. Tôi như một anh thợ mộc. Tôi làm ra sản phẩm, bán cho nhân dân và có thu nhập bằng sức lao động của mình. Anh thợ mộc có được ai đưa tiền cho để anh ta làm việc đâu".

Nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh: Thanh Phúc.
Nhà văn Nguyên Ngọc (phải). Ảnh: Thanh Phúc.

Đại diện cho Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Nguyễn Trí Huân cho biết, Hội đề cử nhà văn Nguyên Ngọc vào Giải thưởng Hồ Chí Minh năm nay và đề nghị làm hồ sơ cho ông, nhà văn đã đồng ý. Sau khi hồ sơ hoàn thành và được xét duyệt qua cấp cơ sở, nhà văn lại gửi thư xin rút khỏi giải.

Ông Nguyễn Trí Huân giải thích, việc các nhà văn rút tên khi đã được đề cử là chuyện "rất bình thường" khi xét các Giải thưởng Hồ Chí Minh hay Giải Nhà nước. "Tham gia hay không tham gia, đăng ký hay không đăng ký, đó là quyền và nguyện vọng của nhà văn, Hội hoàn toàn chấp nhận và thông cảm", ông nói.

Nhà văn Nguyên Ngọc được đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh với tập truyện Rẻo cao. Trong danh sách trình lên Hội đồng cấp Nhà nước ở lĩnh vực văn học còn có các tác giả Đỗ Chu, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Lê Lựu, Ma Văn Kháng…

Nhà văn Nguyên Ngọc, tên thật là Nguyễn Ngọc Báu, sinh năm 1932 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Ông là dịch giả, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn học danh tiếng và còn được coi là một chuyên gia về Tây Nguyên. Ở lĩnh vực sáng tác, Nguyên Ngọc nổi tiếng với các tác phẩm như Đất nước đứng lên, Rừng Xà Nu, Đất Quảng... Còn trong vai trò của một nhà phê bình, nghiên cứu, ông có công phát hiện và nâng đỡ những tài năng như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư...

Pham Mi Ly

Giá vàng lại chạm 46 triệu đồng

Sau ngày giảm sâu, vàng trong nước sáng nay lại tăng hơn 1 triệu đồng và băng qua ngưỡng 45 triệu đồng nhờ lực đẩy của giá quốc tế.
> Mua vàng 49 triệu đồng, bán giá 45 / Giá vàng quốc tế quay đầu đi lên

Vàng tăng hơn 1 triệu đồng mỗi lượng vào sáng nay. Ảnh: Tuệ Minh.
Vàng tăng hơn 1 triệu đồng mỗi lượng vào sáng nay. Ảnh: Tuệ Minh.

Đầu ngày, các thương hiệu lớn công bố mua bán tại Hà Nội là 45,5-45,92 triệu đồng, tăng mạnh 1,1 triệu đồng chiều thu mua và 1 triệu đồng bán ra so với chốt ngày hôm qua. Biên độ mua bán sáng nay ổn định ở khoảng 400.000 đồng. Còn nếu so với đầu ngày hôm qua, mỗi lượng cũng có mức tăng 500.000 đồng chiều mua và 600.000 đồng chiều bán.

Ngay sau đó, bất chấp giá thế giới giảm nhẹ về dưới 1.760 USD, các doanh nghiệp vẫn tăng giá thêm 100.000 đồng mỗi lượng. Lúc 8h37, các doanh nghiệp tại Hà Nội để giá ở 45,6-46,02 triệu đồng. Tại TP HCM, giá thu gom tương đương Hà Nội nhưng bán ra rẻ hơn 20.000 đồng.

Hệ thống DOJI sáng nay công bố giá vàng miếng mua bán lẻ tại khu vực Hà Nội lúc là 45,8-46,1 triệu đồng. Biên độ chênh lệch 300.000 đồng. Với mua bán sỉ, chiều gom vào cao hơn 50.000 đồng trong khi bán ra rẻ hơn 50.000 đồng so với giao dịch lẻ. Biên độ chênh lệch là 200.000 đồng. Theo thống kê của đơn vị này, trong ngày hôm qua, 70% khách hàng đi mua.

Thị trường quốc tế gần cuối phiên châu Á ghi nhận đà đi lên. Lúc đầu giờ sáng giờ Việt Nam, mỗi ounce có giá trên 1.765 USD. Tuy nhiên, đến 8h34, mức này tụt xuống chỉ còn dưới 1.760 USD và vẫn có dấu hiệu đi xuống.

Hôm nay là ngày thứ ba tỷ giá liên ngân hàng duy trì ở 20.628 đồng. Tại các ngân hàng thương mại, bảng niêm yết đầu ngày chưa có nhiều thay đổi. Vietcombank vẫn để giá thu gom ở 20.830 đồng, bán ra chênh thêm 4 đồng với mức kịch trần 20.834 đồng. Vietinbank cũng trong chiều hướng tương tự.

Tuy nhiên, thực tế, theo tìm hiểu của VnExpress.net, gần đây, tình trạng hai tỷ giá đang tái xuất tại một số nhà băng. Bảng niêm yết giá gần như không có tác dụng. Theo lời một nhân viên giao dịch ngân hàng quốc doanh trên phố Ngô Quyền cho biết, tùy mỗi điểm giao dịch và tình hình cung cầu, mức giá sẽ khác nhau. Theo chị này, hiện tại, có một số nhà băng đang tăng cường mua vào, bằng cách đẩy cả giá thu gom và bán ra lên kịch trần, biên độ chênh lệch mua bán bằng 0.

Tuệ Minh

Một số tiệm vàng Hà Nội ngừng giao dịch

Với lý do diễn biến giá thế giới quá thất thường, Bảo Tín Minh Châu và Phú Quý (Hà Nội) quyết định ngừng giao dịch từ 10h sáng nay để hạn chế người mua và gần 20 phút sau mới mở cửa trở lại trong sự thận trọng cao độ.
* Tiếp tục cập nhật
> Giá vàng lại chạm 46 triệu đồng / Giá vàng thế giới hồi phục

Đây không phải lần đầu tiên các cửa hàng bất ngờ ngừng giao dịch. Ảnh: Hoàng Hà

Đây không phải lần đầu tiên các cửa hàng bất ngờ ngừng giao dịch. Ảnh: Hoàng Hà

Sau hai ngày rơi tự do với biên độ gần 100 USD mỗi phiên, giá vàng thế giới sáng nay phát tín hiệu đi lên khiến nhiều người rồng rắn kéo đi mua vàng vì sợ giá sẽ lên nữa.

Theo ghi nhận của VnExpress.net, từ sáng sớm nhiều người dân Hà Nội đã đổ về phố vàng Trần Nhân Tông xếp hàng. Tuy nhiên tới gần 10h, cả Bảo Tín Minh Châu và Phú Quý - hai doanh nghiệp quy mô lớn nhất tại đây đồng loạt thông báo ngừng giao dịch trước sự la ó của khách hàng. Lời giải thích được đưa ra là hết vàng, và diễn biến giá quá thất thường.

Lúc này, cả hai doanh nghiệp đều niêm yết giá mua vào bán ra ở mức 46,40-46,90 triệu đồng một lượng dù giá thế giới chỉ là 1.771 USD một ounce, tương đương 44,5 triệu đồng một lượng quy đổi.

Nhiều khách hàng không thể chờ đợi đã phải bỏ đi đến nơi khác.

Gần 20 phút sau, Bảo Tín Minh Châu bắt đầu thông báo khách xếp hàng để giao dịch trở lại. Bảng giá đã thay đổi so với lúc trước, theo hướng đẩy mạnh giá bán ra, nới rộng khoảng cách với giá mua vào. Giá bán ra lúc 10h30 của cửa hàng này là 47,2 triệu đồng trong khi mua vào giữ nguyên. Giá vàng thế giới cùng thời gian này là 1.775,70 USD một ounce, tương đương hơn 44,6 triệu đồng một lượng quy đổi theo tỷ giá Vietcombank.

Tuy nhiên, thấy khách vẫn đông, Bảo Tín Minh Châu quyết định đóng cửa tầng hai, nơi chuyên phục vụ bán lẻ. Bảo vệ mời khách ra bên ngoài xếp hàng chứ không cho đứng bên trong để chờ như trước. Từng khách được mời vào mua chứ không được ồ ạt kéo vào. Ít phút sau, Bảo Tín Minh Châu quyết định tắt bảng giá điện tử.

Kế bên, hệ thống Phú Quý đã mở cửa trở lại từ 10h30, nhưng bảng giá cũng hoạt động chập chờn, chỉ có giá mua mà không báo giá bán.

Một số khách đầu giờ bỏ đi lên khu Hà Trung nay cũng đã kịp quay lại để xếp hàng. Một khách hàng cho biết lúc nãy phải mua trên Hà Trung với giá 47,3 triệu đồng một lượng trong lúc Bảo Tín Minh Châu niêm yết 46,9 triệu đồng mà không chịu bán.

Khi thấy Bảo Tín Minh Châu và Phú Quý mở cửa trở lại, giá trên Hà Trung bắt đầu dịu xuống còn 47,2 triệu đồng.

Hệ thống SJC Hà Nội - thành viên của Tập đoàn DOJI sáng nay vẫn mở cửa. Nhưng giao dịch cũng bị hạn chế. Khách mua lẻ vài chỉ đến dưới một lượng được nhận hàng ngay, nhưng mua vàng miếng trên một lượng đều bị viết giấy hẹn lấy hàng sau.

Tại Ruby Plaza, trung tâm giao dịch của SJC Hà Nội, bảng giá lúc 11h là 46 - 47,60 triệu đồng một lượng (mua vào - bán ra). Tuy nhiên, nhân viên giao dịch giải thích do không có ai bán ra nên công ty cũng không cập nhật mức giá mình mua vào mà vẫn giữ nguyên như buổi sáng. Thực tế có khách nào muốn bán, công ty sẵn sàng mua lại với giá 47 triệu đồng.

Hệ thống giao dịch của Tổng công ty Vàng Ngân hàng Nông nghiệp (AJC) vẫn hoạt động bình thường trong sáng nay. Tổng giám đốc Nguyễn Thanh Trúc cho biết công ty ông để giá thấp hơn thị trường 150.000 đồng một lượng, người đến mua đông hơn nhưng không có gì bất thường.

Theo phân tích của ông Trúc, thị trường có dấu hiệu khan hiếm nguồn cung nhưng không quá thiếu và chỉ mang tín cục bộ. Nguyên nhân chủ yếu là người dân mua nhiều hơn bán, trong khi các đầu mối nhập vàng chưa đưa về kịp.

"Nhu cầu mua vàng vật chất của thị trường châu Á những ngày này cũng rất lớn, nên đối tác phải giao hàng chậm lại vài ngày so với trước", ông Trúc lý giải.

AJC là một trong 5 doanh nghiệp được cấp phép nhập vàng đợt hai, cùng với SJC, DOJI, PNJ.

Bảo Tín Minh Châu và Phú Quý không phải là những đầu mối được nhập khẩu vàng. Nguồn cung của họ chủ yếu là mua từ dân và các đầu mối trong nước.

Tại TP HCM, các cửa hàng vàng vẫn hoạt động bình thường.

Tuệ Minh - Song Linh

Nguy cơ vỡ nợ dự án cầu Phú Mỹ

 

Yêu Nước theo kiểu Việt Cộng: Ghép bản đồ hành chính Trường Sa từ hạt càphê

Khánh Hoà:

Bản đồ hành chính Trường Sa ghép từ hạt càphê

Thứ Năm, 26.5.2011 | 10:13 (GMT + 7)

Ngày 25.5, Cty CP càphê Mê Trang (TP.Nha Trang, Khánh Hòa) đã công bố công trình phác thảo tác phẩm bản đồ hành chính huyện Trường Sa ghép từ hạt càphê, do các hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam và TPHCM thiết kế (ảnh).

Tác phẩm có kích thước 3mx6m, sử dụng khoảng 100kg hạt càphê, trên nền bản đồ có nhiều họa tiết tiêu biểu của nền văn hóa cổ đại Việt Nam như trống đồng, chim lạc..., tạo sự liên tưởng đến cuốn chiếu thư của triều đình cử Hải đội Bắc Hải kiêm quản Trường Sa xưa kia.

Cty sẽ huy động trên 200 học sinh, sinh viên và đại diện các tầng lớp xã hội tham gia ghép bản đồ, dự kiến sẽ hoàn thành và trưng bày tại Festival Biển 2011 - "Nha Trang - điểm hẹn" - diễn ra từ 11-15.6. Đây sẽ là tấm bản đồ Trường Sa lớn nhất được ghép từ hạt càphê, sẽ đăng ký xác lập kỷ lục Việt Nam.    

LƯU PHONG

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN phản đối phát biểu của ĐSQ Hoa Kỳ

TT - Trước phát biểu của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội bày tỏ lo ngại về việc một số người đã bị tạm giữ vào ngày chủ nhật 21-8-2011, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết "đây là phát biểu sai trái, không phù hợp". Phản ứng này của bà Nga được đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 25-8 tại Hà Nội.

Bà Nga nói: "Cần khẳng định ở Việt Nam các quyền tự do cơ bản của công dân được quy định rõ trong hiến pháp và các quy định của pháp luật, được bảo đảm trên thực tế. Cũng như tất cả các nhà nước pháp quyền khác trên thế giới, việc thực hiện các quyền tự do dân chủ của công dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Điều này đã được quy định rõ tại điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay các cơ quan chức năng của Việt Nam đã xử lý những người có hành vi tụ tập trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng. Bà Nga nói: "Việc làm này là theo đúng quy định của pháp luật để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội".

H.GIANG

Nghị sỹ Mỹ kêu gọi thả linh mục Lý

Cập nhật: 03:47 GMT - thứ năm, 25 tháng 8, 2011

LM Nguyễn Văn Lý tại tòa án ở Huế

Linh mục Nguyễn Văn Lý bị đưa trở lại trại giam vào tháng trước

Một nhóm 16 thượng nghị sỹ Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do cho linh mục bất đồng chính kiến Thadeus Nguyễn Văn Lý, người vừa bị đưa trở lại nhà tù.

Họ cũng cảnh báo vụ việc này có thể ảnh hưởng tới quan hệ song phương Mỹ-Việt.

Hôm 25/07, vị linh mục 64 tuổi đã phải quay lại cảnh tù đày sau khoảng thời gian một năm bốn tháng được tạm hoãn thi hành án để chữa bệnh ở Nhà Chung, Tòa Tổng giám mục Huế.

Hiện ông đang có khối u ở não và sức khỏe không được tốt.

Trong lá thư gửi tới Ngoại trưởng Hillary Clinton, các thượng nghị sỹ Mỹ viết: "Cha Lý hiện đang trong tình trạng sức khỏe yếu, và ông đã không làm gì ngoài việc cổ vũ cho các quyền tự do cơ bản của người dân Việt Nam một cách hòa bình".

"Chúng tôi đánh giá cao việc Bộ Ngoại giao đã ra thông cáo bày tỏ quan ngại về việc Cha Lý bị bắt trở lại (hôm 26/07), nhưng cần có thêm hành động."

Thư của các dân biểu cũng viết: "Chính phủ Việt Nam cần phải được nhắc nhở rằng nếu như họ tiếp tục ngăn cản người dân thể hiện quyền con người cơ bản một cách hòa bình thì điều này sẽ cản trở sự phát triển của quan hệ Mỹ-Việt".

Bức thư mới gửi do Thượng nghị sỹ Dân chủ Barbara Boxer thuộc tiểu bang California chấp bút, và trong số những người ký tên có Thượng nghị sỹ Jon Kyl từ bang Arizona, nhân vật cao cấp thứ hai của phe Cộng hòa tại Thượng viện.

Linh mục Lý bị Tòa án Nhân dân Thừa Thiên Huế phạt tù tám năm hồi tháng 04/2007 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

'Đối tác hàng đầu'

Đây không phải lần đầu tiên chính giới Hoa Kỳ lên tiếng về trường hợp linh mục Nguyễn Văn Lý cũng như các vụ mà họ cho là vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những chỉ trích này, quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù vẫn đang dần tiến triển, nhất là trong bối cảnh nảy sinh căng thẳng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương với hiện diện ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc.

Một thượng nghị sỹ Hoa Kỳ khác, ông Jim Webb, vừa có chuyến thăm lần thứ hai trong năm tới Hà Nội.

Ông Webb là Chủ tịch Tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.

Trong chuyến đi này, ông đã tiếp xúc hầu hết ban lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam. Báo chí trong nước nói trong cuộc gặp với Thượng nghị sỹ Jim Webb, tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định "Việt Nam coi trọng quan hệ với Mỹ như một đối tác hàng đầu có ý nghĩa chiến lược".

Tại Hà Nội, ông Webb nói với các nhà báo rằng Lầu Năm góc hiện đang cân nhắc dỡ bỏ hạn chế trong việc bán công nghệ quốc phòng cho Việt Nam.

Hiện Mỹ vẫn áp dụng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, đưa ra từ năm 1984, nhưng ông thượng nghị sỹ nói Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đang thảo luận "một cách cẩn trọng nhưng tích cực" với đối tác Việt Nam về chủ đề này.

Giá vàng rời mốc 45 triệu đồng

Sau những nỗ lực chạy nhanh hơn đà phục hồi của thế giới, giá vàng trong nước chiều nay cuối cùng cũng phải chấp nhận xu hưởng giảm. Lúc 16h44, vàng SJC chỉ còn 44,8 triệu đồng một lượng, giảm hơn 4 triệu đồng chỉ trong hai ngày.
> Chua xót mua vàng bình ổn giá / Nỗi đau mang tên Vàng

Thị trường châu Á phiên sáng nay nỗ lực đi lên và đã duy trì trên mốc 1.750 USD một ounce trong vài tiếng. Tranh thủ cơ hội này, các doanh nghiệp trong nước cũng mạnh tay tăng giá trở lại thêm trên 500.000 đồng một lượng thay vì mức mở cửa 45-45,3 triệu đồng.

Tuy nhiên, đến 15h nay, giá vàng miếng được các doanh nghiệp lớn tại TP HCM điều chỉnh giảm 350.000 đồng thu mua và bán ra so với cuối buổi trưa, niêm yết phổ biến ở mức 45,10-45,50 triệu đồng một lượng.

Cùng lúc, Tập đoàn DOJI giảm 150.000 đồng một lượng chiều bán ra 300.000 đồng một lượng chiều mua vào so với giá niêm yết đầu giờ sáng. Tại khu vực Hà Nội, 14h, giá bán lẻ vàng miếng SJC mà tập đoàn niêm yết là 45,1 - 45,6 triệu đồng (mua vào - bán ra). Biên độ mua bán chênh lệch khá lớn 500.000 đồng. Bán sỉ niêm yết ở mức mua vào 45,15 triệu đồng, bán ra 45,55 triệu đồng. Biên độ mua bán chênh lệch 400.000 đồng. 

Trong phiên giao dịch sáng nay, tại khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, tổng lượng giao dịch của Tập đoàn đạt 1.000 lượng, trong đó chủ yếu là khách hàng mua vào.

Đến 16h10, giá vàng SJC bán ra chỉ còn 45,35 triệu đồng một lượng, còn mua vào đã xuống dưới ngưỡng 45 (44,95 triệu đồng).

Gần một tiếng sau, SJC niêm yết giá mua vào - bán ra ở 44,4 - 44,8 triệu đồng một lượng.

Cùng thời điểm này trên bảng điện tử Kitco.com, giá giao ngay chỉ còn 1.710 USD một ounce, tương đương 43 triệu đồng một lượng quy đổi theo tỷ giá Vietcombank.

Sáng nay, sau khi mở cửa ngày giảm hơn 2 triệu đồng một lượng, xuống 45,3 triệu đồng, giá vàng trong nước đã nhanh chóng tăng tốc trở lại, vọt lên 45,85 triệu lúc 9h30, khi thị trường quốc tế có dấu hiệu phục hồi nhẹ.Lúc 9h45, giá vàng miếng được các doanh nghiệp lớn tại TP HCM tăng mạnh 450.000 đồng thu mua và 550.000 đồng bán ra so với buổi sáng, niêm yết phổ biến ở mức 45,45-45,85 triệu đồng một lượng. Một số hiệu vàng nhỏ lẻ còn đẩy giá bán ra lên 45,90 triệu đồng dù thị trường quốc tế chỉ điều chỉnh nhỏ giọt vài USD. Tính đến 9h45, mỗi ounce vàng thế giới giao dịch tại 1.761 USD. Nếu quy đổi ra tiên fVietej chỉ tương đương 44,15 triệu đồng một lượng.

Trước đó, mở cửa ngày, các doanh nghiệp vàng lớn tại TP HCM báo giá mua và bán quanh mức 45-45,30 triệu đồng, giảm 2,3 triệu đồng cả chiều thu gom và bán ra so với cuối ngày 24/6.

Tuy nhiên, sau đó 30 phút, khi giá quốc tế có dấu hiệu đi lên nhẹ, các doanh nghiệp đã nâng giá mua vàng lên 200.000 đồng và giá bán thêm 300.000 đồng, lên 45,20-45,60 triệu đồng mỗi lượng.

Giá vàng sáng nay mất hơn 2 triệu đồng. Ảnh: Lệ Chi

Cùng lúc, các hiệu vàng ngoài Hà Nội niêm yết giá mua vào bằng TP HCM nhưng bán ra cao hơn 20.000 đồng, lên mức 45,62 triệu đồng mỗi lượng.

Một số đại lý bán lẻ vàng SJC TP HCM khác sau khi chứng kiến giá vàng quốc tế giảm "điên loạn", đầu giờ sáng nay vẫn chưa cập nhật cả giá bán lẫn mua. Nhiều chủ hiệu vàng tại TP HCM có chung nhận định, trong lịch sử buôn bán vàng, đây là lần đầu tiên họ chứng kiến cảnh "điên cuồng của giá vàng". "Giá xuống, lên đều như trận cuồng phong", một chủ hiệu vàng thốt lên.

Trên thị trường thế giới, trong ngày giao dịch 25/6, giá vàng quốc tế mở cửa với mốc trên 1.840 USD sau đó rơi thẳng xuống dưới 1.750 USD một ounce, trước áp lực bán tháo của giới đầu tư, tương đương gần 44 triệu đồng một lượng vào lúc chốt phiên giao dịch New York. Thị trường vàng đang điều chỉnh ngoài sức tưởng tượng của giới kinh doanh.

Chốt phiên Nymex, giá vàng giao ngay tại thị trường Mỹ chỉ còn 1.754,5 USD một ounce, giảm 75,20 USD trong khi giá giao tháng 12 giảm tới 103 USD xuống 1.758 USD.

Đến phiên châu Á sáng nay, giá chưa xác định rõ xu hướng. Tính đến 8h10, mỗi ounce vàng đang giao dịch quanh mốc 1.760,60 USD. Trước đó, lúc 60h30 (giờ Hà Nội), giá giao ngay trên bảng điện tử Kitco.com chỉ còn 1.747,30 USD một ounce, tương đương 43,8 triệu đồng một lượng quy đổi (theo tỷ giá bán 20.834 đồng một đôla của Vietcombank). Mức quy đổi này thấp xa so với giá SJC vào lúc đóng cửa chiều 24/8, 47,45 triệu đồng một lượng.

Lúc 9h45, giá vàng quốc tế đang giao dịch quanh 1.761 USD, tăng không đáng kể so với mở cửa.

Áp lực bán chốt lời cùng với tâm lý lo lắng về thanh khoản trong dài hạn là nguyên nhân chính đẩy giá vàng đi xuống. Trước đó, hôm 23/8, Quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR đã xả toàn bộ số vàng họ mua gom trong tháng. Lượng bán ra của quỹ này trong phiên 23/8 là hơn 24,8 tấn vàng, xuống còn 1.259,57 tấn vàng, sau khi đã bán 6,3 tấn phiên liền trước.

Giới chuyên gia cũng nhìn nhận đà giảm hiện nay là đợt điều chỉnh mang tính kỹ thuật sau thời gian tăng liên tiếp và kéo dài. Ngoài ra, CME dự kiến theo chân sàn giao dịch vàng Thượng Hải để tăng phí giao dịch cũng là nguyên nhân khiến giới đầu tư thận trọng hơn.

Lệ Chi

Thursday, August 25, 2011

Giá vàng rời mốc 45 triệu đồng

Sau những nỗ lực chạy nhanh hơn đà phục hồi của thế giới, giá vàng trong nước chiều nay cuối cùng cũng phải chấp nhận xu hưởng giảm. Lúc 16h44, vàng SJC chỉ còn 44,8 triệu đồng một lượng, giảm hơn 4 triệu đồng chỉ trong hai ngày.
> Chua xót mua vàng bình ổn giá / Nỗi đau mang tên Vàng

Thị trường châu Á phiên sáng nay nỗ lực đi lên và đã duy trì trên mốc 1.750 USD một ounce trong vài tiếng. Tranh thủ cơ hội này, các doanh nghiệp trong nước cũng mạnh tay tăng giá trở lại thêm trên 500.000 đồng một lượng thay vì mức mở cửa 45-45,3 triệu đồng.

Tuy nhiên, đến 15h nay, giá vàng miếng được các doanh nghiệp lớn tại TP HCM điều chỉnh giảm 350.000 đồng thu mua và bán ra so với cuối buổi trưa, niêm yết phổ biến ở mức 45,10-45,50 triệu đồng một lượng.

Cùng lúc, Tập đoàn DOJI giảm 150.000 đồng một lượng chiều bán ra 300.000 đồng một lượng chiều mua vào so với giá niêm yết đầu giờ sáng. Tại khu vực Hà Nội, 14h, giá bán lẻ vàng miếng SJC mà tập đoàn niêm yết là 45,1 - 45,6 triệu đồng (mua vào - bán ra). Biên độ mua bán chênh lệch khá lớn 500.000 đồng. Bán sỉ niêm yết ở mức mua vào 45,15 triệu đồng, bán ra 45,55 triệu đồng. Biên độ mua bán chênh lệch 400.000 đồng. 

Trong phiên giao dịch sáng nay, tại khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, tổng lượng giao dịch của Tập đoàn đạt 1.000 lượng, trong đó chủ yếu là khách hàng mua vào.

Đến 16h10, giá vàng SJC bán ra chỉ còn 45,35 triệu đồng một lượng, còn mua vào đã xuống dưới ngưỡng 45 (44,95 triệu đồng).

Gần một tiếng sau, SJC niêm yết giá mua vào - bán ra ở 44,4 - 44,8 triệu đồng một lượng.

Cùng thời điểm này trên bảng điện tử Kitco.com, giá giao ngay chỉ còn 1.710 USD một ounce, tương đương 43 triệu đồng một lượng quy đổi theo tỷ giá Vietcombank.

Sáng nay, sau khi mở cửa ngày giảm hơn 2 triệu đồng một lượng, xuống 45,3 triệu đồng, giá vàng trong nước đã nhanh chóng tăng tốc trở lại, vọt lên 45,85 triệu lúc 9h30, khi thị trường quốc tế có dấu hiệu phục hồi nhẹ.Lúc 9h45, giá vàng miếng được các doanh nghiệp lớn tại TP HCM tăng mạnh 450.000 đồng thu mua và 550.000 đồng bán ra so với buổi sáng, niêm yết phổ biến ở mức 45,45-45,85 triệu đồng một lượng. Một số hiệu vàng nhỏ lẻ còn đẩy giá bán ra lên 45,90 triệu đồng dù thị trường quốc tế chỉ điều chỉnh nhỏ giọt vài USD. Tính đến 9h45, mỗi ounce vàng thế giới giao dịch tại 1.761 USD. Nếu quy đổi ra tiên fVietej chỉ tương đương 44,15 triệu đồng một lượng.

Trước đó, mở cửa ngày, các doanh nghiệp vàng lớn tại TP HCM báo giá mua và bán quanh mức 45-45,30 triệu đồng, giảm 2,3 triệu đồng cả chiều thu gom và bán ra so với cuối ngày 24/6.

Tuy nhiên, sau đó 30 phút, khi giá quốc tế có dấu hiệu đi lên nhẹ, các doanh nghiệp đã nâng giá mua vàng lên 200.000 đồng và giá bán thêm 300.000 đồng, lên 45,20-45,60 triệu đồng mỗi lượng.

Giá vàng sáng nay mất hơn 2 triệu đồng. Ảnh: Lệ Chi

Cùng lúc, các hiệu vàng ngoài Hà Nội niêm yết giá mua vào bằng TP HCM nhưng bán ra cao hơn 20.000 đồng, lên mức 45,62 triệu đồng mỗi lượng.

Một số đại lý bán lẻ vàng SJC TP HCM khác sau khi chứng kiến giá vàng quốc tế giảm "điên loạn", đầu giờ sáng nay vẫn chưa cập nhật cả giá bán lẫn mua. Nhiều chủ hiệu vàng tại TP HCM có chung nhận định, trong lịch sử buôn bán vàng, đây là lần đầu tiên họ chứng kiến cảnh "điên cuồng của giá vàng". "Giá xuống, lên đều như trận cuồng phong", một chủ hiệu vàng thốt lên.

Trên thị trường thế giới, trong ngày giao dịch 25/6, giá vàng quốc tế mở cửa với mốc trên 1.840 USD sau đó rơi thẳng xuống dưới 1.750 USD một ounce, trước áp lực bán tháo của giới đầu tư, tương đương gần 44 triệu đồng một lượng vào lúc chốt phiên giao dịch New York. Thị trường vàng đang điều chỉnh ngoài sức tưởng tượng của giới kinh doanh.

Chốt phiên Nymex, giá vàng giao ngay tại thị trường Mỹ chỉ còn 1.754,5 USD một ounce, giảm 75,20 USD trong khi giá giao tháng 12 giảm tới 103 USD xuống 1.758 USD.

Đến phiên châu Á sáng nay, giá chưa xác định rõ xu hướng. Tính đến 8h10, mỗi ounce vàng đang giao dịch quanh mốc 1.760,60 USD. Trước đó, lúc 60h30 (giờ Hà Nội), giá giao ngay trên bảng điện tử Kitco.com chỉ còn 1.747,30 USD một ounce, tương đương 43,8 triệu đồng một lượng quy đổi (theo tỷ giá bán 20.834 đồng một đôla của Vietcombank). Mức quy đổi này thấp xa so với giá SJC vào lúc đóng cửa chiều 24/8, 47,45 triệu đồng một lượng.

Lúc 9h45, giá vàng quốc tế đang giao dịch quanh 1.761 USD, tăng không đáng kể so với mở cửa.

Áp lực bán chốt lời cùng với tâm lý lo lắng về thanh khoản trong dài hạn là nguyên nhân chính đẩy giá vàng đi xuống. Trước đó, hôm 23/8, Quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR đã xả toàn bộ số vàng họ mua gom trong tháng. Lượng bán ra của quỹ này trong phiên 23/8 là hơn 24,8 tấn vàng, xuống còn 1.259,57 tấn vàng, sau khi đã bán 6,3 tấn phiên liền trước.

Giới chuyên gia cũng nhìn nhận đà giảm hiện nay là đợt điều chỉnh mang tính kỹ thuật sau thời gian tăng liên tiếp và kéo dài. Ngoài ra, CME dự kiến theo chân sàn giao dịch vàng Thượng Hải để tăng phí giao dịch cũng là nguyên nhân khiến giới đầu tư thận trọng hơn.

Lệ Chi

GIẶC Ở TRONG BỘ CÔNG AN

Trần Bình – Xứ Nghệ (danlambao) 
- Việc Hồ Cẩm Đào sắp xếp cho Lê Hồng Anh chễm chệ trong vị thế Thường trực ban Bí thư, không chỉ ém nhẹm được các thủ đoạn mà Lê Hồng Anh đã làm mà còn cho con cọp này mọc thêm cánh trong cương vị của một "Ngụy Trung Hiền mới" để báo cáo chính xác những biến động trong nội các và thi hành những kế sách ly gián để hạn chế phái cấp tiến thân Mỹ trong bộ chính trị và thẳng tay đàn áp Tôn giáo và người yêu nước một cách dễ dàng hơn...

Xét đi xét lại thì vẫn là "Y án" đó là bản chất và thủ thuật pháp lý của chế độ độc tài. Biết rõ như thế nhưng nhân sĩ, trí thức Việt Nam phải cam chịu vì nhiều lý do khác nhau nhưng cơ bản vẫn chưa thấy rõ đối tượng độc tài, nên vẫn bị quẫn quanh trong cái bẫy của Luật độc tài.

Ai cũng biết rằng: nền độc tài của Cộng sản Việt nam mang một sắc thái riêng, không cụ thể ở một kẻ nào mà là chung chung dưới danh nghĩa của một Bộ chính trị, nhưng trong 15 người đó lại bao hàm nhiều loại hình chung chung khác được nấp dưới cái "vỏ bọc nhân dân" nên cuộc đấu tranh của nhân sĩ tri thức trong và ngoài nước đều "chém gió" nhiều hơn là loại bỏ độc tài.

Căn cứ vào những diễn biến cụ thể từ khi Biến cố Thái Hà, Khâm sứ tới nay, mọi thủ đoạn của kẻ dấu mặt đều nhắm vào việc đàn áp người yêu nước, bách hại Tôn giáo và tự do thao túng luật pháp.

Những Phiên tòa xét xử Cha Nguyễn Văn Lý, Cù Huy hà Vũ, Gs Phạm Minh Hoàng, các dân oan Bến Tre… và sắp tới có nguy cơ sẽ xét xử các Thanh niên vừa bị bắt trong hơn 20 ngày qua, đã bộc lộ rõ tính phi pháp, lạm quyền không chỉ xem thường luật pháp mà còn chà đạp lên danh dự của quốc gia. Quyền Tư pháp và Hành pháp đã không còn trong tay của quốc hội và Tòa án nữa mà đã ngang nhiên chuyển sang Bộ Công an. Các Tòa án từ Trung Ương tới địa phương đã bị Bộ Công an khống chế bằng nhiều cách nên họ không giám lên tiếng bênh vực Công lý mặc dẫu biết quá rõ bản chất của sự việc.

Xâu chuổi các biến cố sự kiện từ Khâm sứ, Thái hà, Tam Tòa, Cồn Dầu, Cù Huy Hà Vũ, Đàn áp người Biểu tình và bắt cóc Thanh niên Công Giáo và Tin lành... Suy cho cùng, tất cả đều bị Trung Quốc chỉ đạo qua một nhân vật cực kỳ thâm hiểm, luôn ném đá dấu tay và dùng nhiều thủ đoạn bỉ ổi nhằm lột xác, phủi tay tội ác và tiếp tục leo thang quyền lực để khống chế Bộ Chính trị và Quốc hội Việt Nam – Đó là Lê Hồng Anh và tay chân trung tín của ông ta là Trần Đại Quang.

Cặp bài trùng và thế cờ liên hoàn này được bố trí và sắp xếp rất tinh vi nên ngay cả những người hiểu rõ vấn đề như cựu chủ tịch Quốc hội Nguyễn văn An cũng chỉ biết "trút nhớt cho lươn" qua câu nói " lỗi hệ thống" để yên vị lùi về và không giám nói gì thêm.

Tuy nhiên quyền lực của Lê Hồng Anh chỉ tồn tại và chi phối được chính sự khi Lê Hồng Anh cầm trọn trong tay quyền chỉ đạo Bộ Công an.

Việc Hồ Cẩm Đào dùng áp lực để ép Ông Dũng và Bộ Chính trị phải đưa Lê Hồng Anh vào "chuyên trách việc nội chính" của Bộ chính trị và chọn đặt Trần Đại Quang lên thay thế, trong bộ chính trị ai cũng biết rõ âm mưu thâm độc này nhưng phải "ngậm bồ hòn làm ngọt" vì phái cấp tiến chưa đủ mạnh.

Việc Hồ Cẩm Đào sắp xếp cho Lê Hồng Anh chễm chệ trong vị thế Thường trực ban Bí thư, không chỉ ém nhẹm được các thủ đoạn mà Lê Hồng Anh đã làm mà còn cho con cọp này mọc thêm cánh trong cương vị của một "Ngụy Trung Hiền mới" để báo cáo chính xác những biến động trong nội các và thi hành những kế sách ly gián để hạn chế phái cấp tiến thân Mỹ trong bộ chính trị và thẳng tay đàn áp Tôn giáo và người yêu nước một cách dễ dàng hơn.

Thế cờ liên hoàn này được vận dụng rất tinh vi và khôn khéo nhưng mục đích chủ yếu là "lấy mận thay Đào" Các tay chân cũ của Lê Hồng Anh và các thuộc hạ của Trần Đại Quang sẽ lần lượt thay màu cờ sắc áo trong nhiều chức trách mới ở Bộ Công an, Bộ Tư Pháp, sau đó là đưa về các tỉnh thành và từng bước loại bỏ các Bí thư, Chủ tịch để lên nắm quyền.

Con số 4732 Công an, bất ngờ và gấp gáp được thăng cấp trong giai đoạn này là vì cao trào dân chủ ở Việt nam đến quá nhanh, ngoài trù tính của Lê Hồng Anh nên ông ta phải gấp rút nâng lên và sẽ nhanh chóng thay áo, thay mũ cho những kẻ này khi âm mưu chưa bị lộ và từng bước phân vai công việc "trách nhiệm đen" về các tỉnh thành khi đang chi phối được quốc hội và phái cấp tiến. Chậm sẽ lộ và thất bại.

Thủ đoạn dùng người Việt để cai trị người Việt. Dùng đảng viên đảng cộng sản Việt nam để loại bỏ Phái cấp tiến Thân Mỹ trong Bộ chính trị và đàn áp giới tri thức yêu nước để phái cấp tiến tự tan rã là mục đích của Hồ Cẩm Đào hành động qua Lê Hồng anh và Trần Đại Quang. Bề ngoài bọn chúng bày ra nhiều hình thức mâu thuẫn và "tự mâu thuẫn" nhau rất bài bản. Các thủ đoạn ly gián và ra lệnh đàn áp rất tinh vi, đầy xảo thuật nên mọi tai tiếng và hậu quả của các thủ đoạn thì Phái cấp tiến phải lĩnh hết.

Những oan sai liên quan tới Đức Tổng Kiệt, việc đập tường rào nhà Cù Huy Hà Vũ, việc Y án Cù Huy Hà vũ, đặc biệt việc loại bỏ ông Hồ Đức Việt từ một ứng cử viên Tổng Bí Thư có tư tưởng Dân tộc cao, chỉ trong 02 tháng, bằng những ngón đòn thâm độc Lê Hồng Anh đã "mượn đao giết người", gạt phăng Hồ Đức Việt ra ngoài và mọi tai tiếng liên quan thì phái cấp tiến lĩnh hết còn Lê Hồng Anh và những thuộc hạ ngầm của ông ta không bị tai tiếng gì trước công luận.

Tất cả những "thành công" qua các thủ đoạn ấy đang được khép lại trong những trang bi sử của Bộ chính trị Việt Nam. Kẻ trúng kế phải ngậm bồ hòn làm ngọt và không còn cơ hội để thanh minh vì Lê Hồng Anh đã giăng bẫy kín kẽ, đã lợi dụng tối đa các khe hở của truyền thông trong nước và quốc tế, kể cả truyền thông liên quan tới Công giáo để vây kín dư luận trong và ngoài nước.

Sự lúng túng và những phản ứng chậm chạp nhiều khi xem ra lố bịch của Bộ chính trị Việt Nam trong những diễn biến gần đây không phải họ không nhìn ra vấn đề nhưng đang bị khống chế dưới nhiều hình thức mà một trong những yếu điểm của việc phải "ngậm bồ hòn làm ngọt" là không giám đụng tới Lê Hồng Anh vì mọi sự thật của Đảng cộng sản Việt nam đều đã được Bộ chính trị đảng cộng sản Trung Quốc chuyển giao cho Lê Hồng Anh. Ngay cả bảo bối danh dự cuối cùng của Quân đội Nhân Dân Việt Nam và đảng cộng sản Việt nam là thể trạng sống chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trước kỷ niệm ngàn năm thăng long tới nay cũng không còn năm trong tay của Quân đội và Phái cấp tiến trong Bộ chính trị Việt Nam nhưng nằm trong sự thao túng đầy nham hiểm của Lê Hồng Anh và Trần Đại Quang.

Nếu sự thật về Hồ Chí Minh đã bị Cộng sản Trung Quốc đạo diễn như thế nào thì sự thật về cuộc đời đầy tâm huyết với dân tộc và đầy tài trí của Tướng Giáp cũng đang và tiếp tục bị Cộng sản Bắc kinh thao túng như vậy. Bọn chúng không bôi nhọ được Tướng Giáp hôm nay nhưng nhiều mưu mô khác đã và đang được sắp xếp để từng bước thủ tiêu sự nghiệp và danh dự của Tướng Giáp.

Trong thực tế, Lê Hồng Anh và Trần Đại quang không dùng nhiều tới ngân sách quốc gia trong việc bách hại Tôn giáo, đàn áp người biểu tình và kết án người yêu nước vì ngân sách này được lấy trực tiếp từ tập đoàn độc tài Hồ Cẩm Đào. Bởi đó không chỉ hôm nay mà trong tương lai việc trả lương ngầm cho đám xã hội đen và những người thi hành án liên quan tới việc xét xử người yêu nước sẽ rất cao trong khi đó bảng lương "công chức" của họ vẫn không thay đổi và Bộ chính trị vẫn yên tâm là họ đang trung thành với đảng cộng sản Việt Nam.

Hai kẻ dấu mặt này sẽ lần lượt khống chế Bộ chính trị và Tòa án để áp dụng mọi thủ đoạn, đưa giới tri thức trẻ Việt Nam vào trại tập trung, làm công nhân cho Cộng sản Trung Quốc ngay trên quê hương, đất nước mình. Dự án xây dựng các khu đồn điền trên những lô đất Trung quốc ký thuê 50 năm đã ngầm khởi động. Mô hình những trại tập trung khổng lồ ở Việt nam đang gấp rút triển khai qua sự chỉ đạo ngầm của Lê Hồng Anh và Trần Đại Quang.

Một trong những hình thức quy chụp, kết tội và kết án giới nhân sĩ yêu nước là "âm mưu lật đổ chính quyền, theo các thế lực thù địch". Đây là một thuật ngữ rất "hợp pháp" và " đúng luật" để Lê Hồng Anh thẳng tay đàn áp người yêu nước và từng bước loại bỏ phái cấp tiến trong bộ chính trị Việt Nam.

Giải pháp nào cho một nền dân chủ thực sự ở Việt Nam mà không phải đổ máu và không gây chia rẽ khối đoàn kết tộc?

Gia tăng các trang mạng, phiên dịch sang tiếng Trung quốc và tiếng Anh các thông tin liên quan tới chủ quyền biển đảo để cho nhân dân Trung Quốc biết rõ tinh thần phản kháng của người Việt Nam và lật tẩy mọi âm mưu và tội ác của tập đoàn Hồ Cẩm Đào ở Trung Quốc và tay chân của nó ở Việt Nam.

Xuống đường biểu tình bất bạo động, có văn hóa và liên tục truyền thông là giải pháp tối ưu cho việc bảo vệ chủ quyền biển đảo?

Thắp nến cầu nguyện là công việc tâm linh cần thiết để nối kết tình đồng bào và là giải pháp tối ưu để giải trừ những tà khí của Tà quyền đang thao túng Bộ chính trị Việt Nam.

Bất hợp tác trong mọi tình tiết và các công đoạn liên quan tới việc điều tra, xét xử và kết án người yêu nước qua các điều 88, 79. Bất hợp tác vì có đưa chứng cứ thật thì nó cũng làm sang giả, có đi xem xét xử thì cũng không cho vào, có vào thì cũng không được nói, có nói thì nó cũng chẳng nghe, có nghe thì cuối cũng vẫn "Y án". Nên phải bất hợp tác ngay từ đầu. Cứ để cho tập đoàn Lê Hồng Anh tự bắt người, tự điều tra, tự xét xử và kết án một chiều. Giới nhân sĩ Việt Nam chỉ cần ra sức kêu gọi toàn dân lên án tội ác và công khai tẩy chay các bản án đó.

Phải loại bỏ Lê Hồng Anh và Trần Đại Quang. Ngày nào hai kẻ này còn tại vị thì máu người yêu nước phải đổ ra cách oan uổng và nhiều phiên tòa ô nhục sẽ mở ra như những cái cổng tù khổng lồ, lùa giới tri thức Việt Nam vào đó và thù oán của nhân dân sẽ chồng chất.

Ngày nào Thủ tướng chính phủ chưa công khai trưng cầu dân ý để bổ nhiệm một vị tướng lãnh liêm chính có đạo đức ở Quân đội hay một người có tài đức thực sự trong Bộ chính trị sang đảm nhận trọng trách của Bộ Công an thì các phong trào dân chủ và đòi chủ quyên biển đảo vẫn bị đàn áp và sẽ còn bị đàn áp dã man hơn.

Quân phải theo tướng. "Thượng bất chính hạ tắc loạn". Công an sẽ không bao giờ là Công an nhân dân Việt Nam khi Cựu Bộ trưởng và Bộ trưởng Công an là tay sai của tập đoàn cộng sản Trung quốc.

Tự thoái vị hoặc phải cách chức hai kẻ này là giải pháp quan trọng để an dân, các hình thức khác như lạm dụng đoàn thanh niên Hồ Chí Minh hay cựu chiến binh .. để tuyên truyền, vận động, sẽ chỉ là những trò lố, gây thêm thù hận với nhân dân và khi "bờ vỡ" sẽ không có cơ hội chuộc lỗi nữa.

Người yêu nước cũng sẽ chỉ căn cứ vào động thái trên để biết bản lĩnh của Bộ chính trị trước sự thao túng quá sâu và hết sức nham hiểm của Hồ Cẩm Đào.

Trong khi mong chờ những thay đổi mong manh nói trên chúng ta phải liên tục xuống đường. Phải thắp nến cầu nguyện. Phải liên tục truyền thông cho quốc tế và nhân dân biết rõ âm mưu thâm độc của Cộng sản Bắc kinh. Cương quyết bất hợp tác và hoàn toàn phủ nhận các phiên xử ô nhục liên quan tới người yêu nước.

Nếu Bộ chính trị không kịp thời ra tay trong thời điểm này thì vong quốc và vong thân. Khi 4732 con cờ của Lê Hồng Anh và Trần Đại Quang lan ra cả nước trong những vai trò chủ chốt của quyền lực từ cấp tỉnh tới cấp huyện thì Việt nam sẽ tiếp tục nghìn năm bắc thuộc.

Lịch sử đang sang trang. Hồn thiêng sông núi đang chổi dậy. Không chỉ chúng ta là những người đang sống bị nô lệ Cộng sản Bắc kinh mà vong linh các anh hùng Dân tộc cũng đang vùng lên giúp người công chính tiêu diệt những tàn dư của nó ở Việt Nam. Hãy vững tin và tất thắng.


Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty