TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, January 23, 2010

Đắc Lắc: Đàn chó bécgiê cắn chết một phụ nữ mót cà phê rụng


TT - Người phụ nữ xấu số đó là bà Phạm Thị Ngắn (55 tuổi, trú tại buôn H’drát, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc). Bà bị đàn chó bécgiê thuộc trang trại cà phê của một công ty cùng địa phương cắn chết khi mót cà phê rụng ở trang trại này chiều 21-1.
Các nhân chứng cùng đi mót cà phê với bà Ngắn cho biết khi đang mót thì một đàn chó bécgiê lao ra, những người khác nhanh chân leo lên cây còn bà Ngắn bị chó táp quật ngã xuống đất. Một người đàn ông của trang trại chứng kiến sự việc nhưng không can thiệp dù nạn nhân kêu la. Tại hiện trường, hầu hết các phần cơ đều bị chó cắn nát và ăn mất, toàn bộ da đầu, mặt bị mất.
Hiện cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ vụ việc.
H.V....

Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế của Mỹ yêu cầu đưa Việt Nam vào danh sách các nước "cần quan tâm đặc biệt"

Thanh Phương

Bài đăng ngày 22/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày  22/01/2010 17:22 TU

Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế của Mỹ

Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế của Mỹ

Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế của Mỹ hôm qua cho biết là trong bức thư đề ngày 6/1 vừa qua, trùng hợp với ngày xảy ra vụ đập phá thánh giá ở Đồng Chiêm, họ đã yêu cầu tổng thống Barack Obama đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, tức là danh sách các ''Quốc gia cần quan tâm đặc biệt ''.

Lý do là theo tổ chức này, tình hình nhân quyền ở Việt Nam tiếp tục xấu đi và chính phủ Việt Nam đã có những hành động đàn áp, hù doạ và cầm tù những nhà hoạt động cho dân chủ, tự do tôn giáo và quyền lao động. Theo dự đoán của Uỷ ban, tình hình nhân quyền ở Việt Nam sẽ còn xấu đi thêm khi càng gần đến Đại Hội Đảng lần thứ 11.

Friday, January 22, 2010

Tuyên bố của các Đại sứ EU về phiên tòa xét xử Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long (21/01/2010)

Các Đại sứ EU tại Hà nội bày tỏ quan ngại sâu sắc về quá trình tố tụng và kết quả của phiên tòa diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày thứ Tư ngày 20 tháng Một năm 2010.
Các bản án không phù hợp với quyền hạn cơ bản của tất cả mọi người trong việc có quan điểm của riêng mình và đưa ra các quan điểm một các hòa bình và tự do, phù hợp với Tuyên bố Nhân quyền Quốc tế và Điều 19 của Hiệp ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt nam tham gia.
Hơn nữa, sự nghiêm khắc của bản án, đáng lưu ý là 16 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với Trần Huỳnh Duy Thức, là không hề có tiền lệ trong những năm gần đây. Phiên tòa và các lời tuyên án là một bước thụt lùi đáng tiếc và nghiêm trọng cho Việt nam. Danh tiếng trên trường quốc tế và tiến bộ phát triển kinh tế lâu dài sẽ không thể có được nếu việc tự do thể hiện chính kiến, đặc biệt việc trao đổi và phát triển ý tưởng về những vấn đề quan trọng của con người và đất nước bị đàn áp.
Việc tiến hành phiên tòa cũng là một quan ngại: gia đình của các bị cáo đã không được cho phép tiếp cận phòng xử án; hệ thống âm thanh kết nối từ phòng xử án tới phòng dành cho các quan sát viên gần đó có chất lượng không tốt; và những lý lẽ của hai trong số bốn bị cáo rằng họ đã phải chịu áp lực và bị quấy rầy trong suốt quá trình điều tra đã bị Tòa án bỏ qua.
Các Đại sứ EU tái khẳng định thiện chí và hỗ trợ đối với Việt nam và sự sẵn sàng tiếp tục hợp tác với Việt nam. Tuy nhiên, chiều hướng tiêu cực được minh chứng bằng những bản án này và những bản án khác gần đây cần phải được hủy bỏ để tiềm năng đầy đủ của Việt nam trên tất cả các lĩnh vực, cả ở xã hội và kinh tế, có thể được thấy rõ.
Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt nam, 21 tháng 1 năm 2010

http://ukinvietnam.fco.gov.uk/vi/newsroom/?view=News&id=21610485

Một ký ức đẹp về Trần Huỳnh Duy Thức


16 năm tù, chỉ vì muốn quê hương trở nên tốt đẹp hơn 
Phương Nam (riêng cho Người Việt) 
LTS. Ngay sau khi phiên xử các nhà dân chủ, gồm Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Ðịnh, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung kết thúc, Tòa Soạn Người Việt nhận được bài viết của một độc giả “quen biết với Trần Huỳnh Duy Thức” từ hồi còn ở Việt Nam. Bài viết bao hàm một số kỷ niệm xưa, cảm động. Xin giới thiệu cùng độc giả.
***

 
Tôi quen Thức trong công việc, và rồi trở thành “anh em.”...

Báo Mỹ: Vc Sẽ Sụp Vì Tư Bản Gia Tộc

Báo Mỹ: VC Sẽ Sụp Vì Tư Bản Gia Tộc; Kinh Tế Tư Doanh VN Vẫn Do Đảng Viên Nắm

SAIGON (VB) -- Mạng lưới quyền lực của nhà nước CSVN đã cấu kết chặt với mạng lưới tài sản, và bàn tay cứng rắn của CSVN có thể sẽ biến các tiến bộ kinh tế tại VN vào một thảm họa xã hội.
Việt Nam sẽ đi về đâu? Chắc chắn là sẽ không bình yên. Báo Foreign Policy (foreignpolicy.com) hôm 21-1-2010 có bài viết nhan đề “Vietnam’s New Money” (Đồng Tiền Mới của VN) cho thấy một viễn ảnh u ám của kinh tế và xã hội VN, và dịch tóm tắt như sau.
Nhà phân tích Bill Hayton mở đầu bài viết bằng hình ảnh ngày 16-11-2008, kể về đám cưới của 2 doanh nhân tại khách sạn sang trọng Caravelle ở Sài Gòn: Chú rể là Nguyễn Bảo Hoàng, 36 tuổi, quản trị công ty đầu tư IDG Ventures Vietnam, và cô dân là Nguyễn Thanh Phượng, 27 tuổi, chủ tịch quỹ đầu tư VietCapital. Hai công ty của cô dâu chú rể kết hợp quản trị 150 triệu đô la các khoản đầu tư ở VN.
Cô Phượng là con gái Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng. Chú rể là Việt kiều công dân Mỹ, con của một gia đình chạy khỏi VN năm 1975 để trốn chế độ CS, bây giờ trở về để cưới con của một trong những người quyền lực nhất nước.
Đám cưới này biểu hiện cho thấy Đảng CSVN vẫn khống chế cả khu vực công lẫn tư. Nhiều hãng tư thực ra nguyên là hãng quốc doanh cũ (SOE) hay vẫn còn thuôc quyền nhà nước quản lý, và hầu hết vẫn điều hành bởi các đảng viên.
Hầu hết những người chỉ huy kinh tế tư doanh hiện này là do đảng chỉ định, hay gia đình họ, hay bạn bè của họ. Giới thượng lưu CSVN đang biến chủ nghĩa tư bản VN trở thành một kinh doanh gia đình. Và nếu phiên tòa xử 4 nhà dân chủ tuần này về tội lật đổ chính phủ có dấu hiệu nào, thì tình hình củng cố quyền lực đảng là diễn biến kinh sợ cho tương lai VN.
Có nhìều điển hình về mối quan hệ gia tộc và tiền bạc, quyền lực tại VN: một trong những người giàu nhất VN là Trương Gia Bình, chủ tịch công ty tin học lớn nhất VN, hãng FPT. Bình cùng là ngưoòi duy nhất tại VN thường được nhắc với nhãn hiệu “cựu phò mã” bởi vì Bình từng kết hôn với con gai1í cuả tướng Võ Nguyên Giáp.
Một thí dụ khác là Đinh Thị Hoa, người VN đầu tiên tốt nghiệp MBA, cao học kinh doanh, tại Đaị Học Harvard. Đầu thập niên 1990s, khi Ngân Hàngthế Giới muối kích động nền kinh tế tư doanh ở VN, mới cấp học bổng cho tuổi trẻ, trong đó có Hoa. Khi về VN, Hoa sử dụng kiến thức để lập công ty có tên là Galaxy, bây giờ sở hữu một hãng PR (tiếp thị quảng cáo), chủ hầu hết các hệ thoông tiệm ăn kiểu Tây Phương tại VN, một rạp hát lớn ở Sài Gòn, và cả một hãng sản xuất phim ảnh.
Trông thì đúng là mô hình kinh tế tư doanh thành công. Nhưng Galaxy là một trong nhiều công ty thuộc sở hữu của con cái các lãnh tụ đảng. Khi WB cấp học bổng cho Hoa, cha của Hoa là Thứ Trưởng Ngoaị Giao.
Việc kết hợp tài sản của cả nước vào tay các gia đình quyền thế tại VN đang bóp méo nền kinh tế này: kinh tế sẽ đi theo ý muốn của một số ít người, chứ không đi theo nhu cầu của đa số dân. Và mạng lưới chủ nghĩa xã hội bè cánh chia chác kinh tế đang trở thành một đe dọa cho ổn định tương lai VN. VN có cơ nguy gặp số phận của nhiều đứa con cưng trước kia của WB -- bùng nổ kinh tế, rồi sẽ sụp đổ.
Các hãng quốc doanh lớn nhất được hưởng nguồn tài trợ tiền không minh bạch cho các dự án tài chánh với rất ít hợp lý về kinh tế. Vào tháng 6-2008, tới 28 hãng quốc doanh xài 1.5 tỉ đô để thiết lập hay mua cổ phần trong các công ty quản lý tiền đầu tư, các hãng chứng khoán, các ngân hàng thương mại và các hãng bảo hiểm. Có 3/4 công ty tài chánh VN hiện sở hữu của các hãng quốc doanh lớn nhất (còn gọi là tổng công ty).
Với tiền dễ dàng xài như thế, nên mới xảy ra hiện tượng các hãng quốc doanh phải hối lộ khách hàng, cán bộ và thanh tra để nhắm mắt cho vi phạm luật. Câu hỏi là, vào thời khoảng khủng hoảng, Đảng CSVN có thể trừng phạt chính các đảng viên của họ không để đưa kinh tế đen naỳ trở lại vòng kiểm soát. Nhưng bao lâu nữa mới có thể làm thế?
Giới lãnh đaọ đảng CSVN có thể đứng kình với các công dân mới giàu đó hay không, và để đòi hỏi họ phải trao lại một phần tài sản xuyên qua đánh thuế để sẽ tạo phúc lợi cho những người nghèo ở các tỉnh xa hay không? Vụ kết án các nhà dân chủ tuần này có phaỉ là dấu hiệu cho thấy mạng lưới tham nhũng của đảng, của quyền lực và của đặc quyền hiện đã ra ngoaì vòng kiểm soát? Nếu thế, đồng tiền mới của VN có thể sụp đổ ngay dưới sức nặng của nó.

RFI: Việt Nam bị chỉ trích gay gắt về việc kết án nặng giới ly khai

Trọng Nghĩa
Bài đăng ngày 21/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày  21/01/2010 16:06 TU
Công an Việt Nam trước Tòa án Nhân dân (Reuters)
Công an Việt Nam trước Tòa án Nhân dân (Reuters)
Sau khi kết án 4 nhà đấu tranh cho dân chủ hôm qua, hôm nay, tòa án Hải Phòng đã y án 6 nhà bất đồng chính kiến khác trong phiên xử phúc thẩm, 6 năm tù đối với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, từ 2 đến 4 năm tù đối với các ông Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Kim Nhàn và Ngô Quỳnh. Giới quan tâm đến nhân quyền tại Việt Nam đều đã lên tiếng phản đối....

Hiệu trưởng Trường Luật Tulane lên tiếng về Lê Công Định


Stephen Griffin
Hiệu trưởng khoa Luật trường đại học Tulane Stephen Griffin
Từ thành phố New Orleans, bang Louisiana, giáo sư Stephen Griffin, quyền Hiệu trưởng khoa Luật của trường đại học Tulane, nơi luật sư Lê Công Định tốt nghiệp đã cho ban Việt ngữ biết như sau:

"Chúng tôi quan tâm về tình trạng của Lê Công Định, tốt nghiệp tại trường chúng tôi. Chúng tôi biết là anh đã bị tuyên một bản án được miêu tả là 'tương đối nhẹ' là 5 năm, sau khi nhìn nhận đã vi phạm luật pháp.

Dù chúng tôi vui vì anh không lãnh án tử hình về tội này, chúng tôi ủng hộ các nỗ lực mà các tổ chức nhân quyền như Human Rights Watch và Tổ chức Ân xá Quốc tế đã thực hiện để bênh vực cho anh.

Chúng tôi tin tưởng anh là làm điều đúng và chúng tôi ủng hộ bất kỳ nỗ lực nào khác để giúp anh hoặc giảm bớt hình phạt cho anh."

Trần Đông Chấn: Tiền đồng Việt Nam (VND) đang ở đâu và sẽ đi về đâu?

Những số liệu được công bố cho biết trong 3 năm từ 2005 đến 2007 tăng trưởng GDP của Việt Nam là 27% (tạo ra thêm khoảng 434 ngàn tỷ đồng giá trị sản phẩm quốc nội) nhưng lượng cung tiền lại tăng tới 135%. Điều này có nghĩa rằng nhà nước đã phát hành thêm một lượng tiền lớn hơn gấp nhiều lần trị giá của cải mà xã hội làm ra được trong 3 năm trên. Nếu lượng tiền đó được lưu thông hết vào thị trường thì sẽ tạo ra khả năng lạm phát lên đến 80% trong quãng thời gian này.

Thế nhưng con số lạm phát danh nghĩa từ 2005 đến 2007 đã được công bố là 27,6% (2005: 8,4%, 2006: 6,6%, 2007: 12,6%), như vậy ...

RFA: "Đại sứ Mỹ: Việt Nam đi ngược các cam kết về pháp trị và đổi mới"

Việt Long, phóng viên RFA
2010-01-21
Sau khi phiên xử án 4 người hoạt động cho dân chủ Việt Nam kềt thúc, giới ngoại giao và nhiều tổ chức dân chủ nhân quyền quốc tế đã lên tiếng chỉ trích vụ xử cùng những bản án đó của Việt Nam.

RFA PHOTO
Văn bản của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak về phiên tòa xử các nhà dân chủ Việt Nam hôm 21-1-2010.

Giới ngoại giao chỉ trích..

Thursday, January 21, 2010

"Những lời phát biểu tương đối đanh thép của anh Thức và anh Thăng Long thì hầu như ở ngoài này chúng tôi không được nghe..."

‘Sống ở VN đành chấp nhận vậy thôi’

Nguyễn Tiến Trung trước tòa ngày 20/1/2010
Nguyễn Tiến Trung trước tòa ngày 20/1/2010.
Gia đình Nguyễn Tiến Trung cho rằng họ không bất ngờ trước lời nhận tội của anh trong phiên tòa tại tp Hồ Chí Minh ngày 20/1.
Trả lời phỏng vấn của BBC Việt Ngữ, bà Lê Thị Minh Tâm, mẹ của Nguyễn Tiến Trung nói, "tấm lòng" với đất nước của Trung vẫn còn y nguyên, và khi Việt Nam "vẫn là độc đảng," mọi sự "đành chịu vậy thôi."...

Hàng loạt ông chủ “mất tích”

20/01/2010 0:14 
 
Hàng chục chủ doanh nghiệp ở Bình Dương, TP.HCM đột ngột “mất tích”, quỵt lương hàng ngàn công nhân, đẩy người lao động nghèo vào cảnh khốn đốn.
Theo thống kê của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương, trong năm 2009 đã có 10 chủ doanh nghiệp “mất tích”, quỵt lương hàng ngàn người lao động. Còn tại TP.HCM, có 13 doanh nghiệp (DN) làm ăn thua lỗ, chủ biến mất và nợ lương hàng tỉ đồng.
Công nhân khốn khổ
Sáng ngày 19.1, chúng tôi tìm đến Công ty TNHH Hason, sản xuất giày da đóng tại KCN Tân Định (xã Tân Định, H.Bến Cát, Bình Dương). Đã hơn 5 tháng Tổng giám đốc Oh Young Hwan và Phó tổng giám đốc Park Joung An (Hàn Quốc) bỏ trốn về nước, “xù” lương của 669 người lao động. Bên ngoài, tấm bảng thông báo có dán giấy của TAND H.Bến Cát triệu tập tổng giám đốc. Kế bên, dán thông báo của Cục Thi hành án tỉnh Bình Dương rao bán đấu giá tài sản của Công ty Hason với giá khởi điểm gần 7,4 tỉ đồng để thi hành... 22 bản án và quyết định của TAND H.Bến Cát, TAND Bình Dương và Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM.

 
Công ty TNHH Hason (Bình Dương) trong giai đoạn đóng cửa để chờ bán đấu giá - ảnh: H.Tuấn
Tranh thủ giờ nghỉ, chị Phạm Thị Trinh (29 tuổi) đạp xe đến Công ty Hason với hy vọng tìm kiếm thông tin vì nghe UBND tỉnh Bình Dương rót ngân sách trả lương cho công nhân. Chị Trinh kể: “Tôi làm...

Tàu cá Phú Yên bị tàu nước ngoài đâm chìm

21/01/2010 0:39 
(TNO) Sáng 20.1, tàu Golden Orient, quốc tịch Panama đã đâm chìm tàu cá PY-2132 của ông Nguyễn Văn Dũng (ở P.6, TP Tuy Hòa, Phú Yên) trong lúc hành nghề câu cá ngừ đại dương tại vị trí 13 độ 34' vĩ Bắc - 110 độ 22’ kinh Đông. Ngay sau đó, tàu Golden Orient đã nỗ lực cứu vớt 8 thuyền viên tàu PY-2132, đưa vào cảng Nha Trang (Khánh Hòa) an toàn.
* Bộ đội Biên phòng Phú Yên cho biết, sáng 20.1, tàu cá PY-90298 do ông Hồ Đức Dũng (ở P.6, TP Tuy Hòa) làm thuyền trưởng đã bị nạn do va vào đá ngầm tại tọa độ 9 độ 58' vĩ  Bắc - 114 độ kinh Đông. Tàu bị vỡ một phần nhưng vẫn nằm trên bãi đá nên 10 thuyền viên có thể đeo bám và ra tín hiệu cứu hộ. Đến chiều cùng ngày, một tàu cá Phú Yên và tàu Trường Sa của Hải quân VN đã đến cứu hộ 10 thuyền viên nói trên.
Đức Huy

Nhà báo Việt Nam phải 'phục vụ cho đất nước', nhu*ng ma` la` ddat nu*o*'c nao` va^.y ???

Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng so sánh các nhà báo với những chiến sĩ phục vụ cho đất nước
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam, nơi có nền báo chí được xem là một trong những nền báo chí thiếu tự do nhất thế giới, đã so sánh các nhà báo với những chiến sĩ phục vụ cho đất nước.

Bản tin hôm thứ Ba của hãng thông tấn Pháp trích thuật tin tức báo chí Việt Nam cho biết trong một hội nghị mới đây ở Hà Nội, ông Nguyễn Tấn Dũng nói rằng báo chí không nên loan tải những thông tin không có lợi cho đất nước, dân tộc.

Ông Dũng nói thêm rằng "sự thật lúc nào cũng là sự thật, nhưng phải chọn thời điểm nói lúc nào thì mới có lợi cho quốc gia, cho dân tộc."

Trong bảng xếp hạng tự do báo chí năm 2009, Hội Nhà Báo Không Biên Giới, một tổ chức quốc tế tranh đấu cho tự do báo chí, đã xếp Việt Nam vào hạng 166 trong tổng số 175 quốc gia.

Tháng trước, các nhà tài trợ Tây phương tuyên bố tại cuộc họp thường niên của Ngân hàng Thế giới và các giới chức khác rằng sự hạn chế mà chính phủ Việt Nam áp đặt đối với sinh hoạt truyền thông và những địa điểm internet như Facebook đe dọa tới tiến bộ kinh tế của Việt Nam.

Nguồn: AFP, VietNamNet

Người có án nặng nhất nói 'bị bức cung'

Ông Trần Huỳnh Duy Thức
Truyền hình chiếu cảnh ông Thức nhận tội trong quá trình điều tra
Gia đình ông Trần Huỳnh Duy Thức, người chịu án 16 năm tù và 5 năm quản chế, tại phiên xử bốn nhà hoạt động chính trị hôm 20/1, tiết lộ ông nói trước tòa rằng ông đã bị "nhục hình và bức cung"....

PHIÊN TÒA XÉT XỬ 4 NHÀ DÂN CHỦ


Wednesday, January 20, 2010

''Tòa có lắng nghe bên bào chữa, nhưng...''

Sau hai ngày xét xử, tòa phúc thẩm TP Hà Nội giữ nguyên mức án phạt đưa ra hồi tháng 10 đối với ba nhà hoạt động dân chủ Vũ Hùng, Phạm Văn Trội và Trần Đức Thạch.
Cả ba người này đều bị buộc tội 'Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam', vi phạm Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Mức án được giữ nguyên là ba năm tù cho ông Vũ Hùng, bốn năm cho ông Phạm Văn Trội và ba năm cho ông Trần Đức Thạch.
Luật sư Trần Vũ Hải của ông Vũ Hùng kể lại với BBC những gì ông lập luận trước tòa.

Án tù cho bốn nhà đối kháng

Hình ảnh phiên tòa (ảnh của VietnamNet)
Tòa sơ thẩm TP Hồ Chí Minh vừa tuyên án từ 5 năm tới 16 năm tù giam, thêm từ 3 tới 5 năm quản chế tại gia cho bốn nhân vật bất đồng chính kiến.

Biểu tình vì Nguyễn Tiến Trung ở London


Một cuộc biểu tình đã diễn ra trước Sứ quán Việt Nam ở London hôm nay, với mục đích phản đối việc Việt Nam đưa Nguyễn Tiến Trung cùng ba người khác ra tòa trong tuần này.
Cuộc vận động do Chi bộ Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ (mà Tiến Trung là thành viên sáng lập) tại Anh Quốc tổ chức.
Ngoài những người ở London, một số sinh viên người Việt đang học tại Oxford, Leeds cùng người Việt ở Pháp đã tham dự sự kiện kéo dài ba giờ đồng hồ hôm 19/01.
Mời quý vị bấm vào phần audio để nghe ý kiến một số người tham dự.

Bắt đầu xử bốn nhân vật bất đồng chính kiến

Hình ảnh phiên tòa (ảnh của VietnamNet)
Phiên sơ thẩm xét xử bốn nhà đối kháng tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bắt đầu sáng thứ Tư 20/01 tại TP Hồ Chí Minh.
Các bị cáo Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long theo

Trần Huỳnh Duy Thức đề nghị thay đổi Hội đồng xét xử

Cập nhật lúc 10:33, Thứ Tư, 20/01/2010 (GMT+7)
 - Đúng theo dự kiến, 8h sáng nay (20/1), TAND TP.HCM đã chính thức mở phiên tòa xét xử đối với các bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và Lê Công Định.

Phiên tòa do thẩm phán Nguyễn Đức Sáu, Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM làm chủ tọa. Thừa ủy quyền VKSND tối cao, đại diện VKSND TP.HCM giữ quyền công tố tại tòa gồm hai kiểm sát viên Đỗ Ngọc Oánh và Trần Văn Cảnh.

Phía các luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo có 3 luật sư có mặt tại tòa. LS Triệu Quốc Mạnh bào chữa cho bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức, LS Nguyễn Đoàn Thái Duyên Hải bào chữa cho bị cáo Nguyễn Tiến Trung. Ngay trong quá trình điều tra, bị cáo Lê Công Định từ chối quyền mời luật sư bào chữa. Bị cáo tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Các bị cáo tại phiên tòa khai mạc sáng 20/1. Từ trái qua phải: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Lê Công Định.

Riêng bị cáo Lê Thăng Long, tại phiên tòa sáng nay đã trực tiếp từ chối việc luật sư Nguyễn Minh Tâm ...

Dân “è cổ” đóng nhiều khoản thu vô lý

(Dân trí) - Người dân xã Trường Trung, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đang phải “è cổ” đóng góp nhiều khoản thu rất vô lý. Hộ nào không đóng góp thì sẽ bị “bêu dương” trên loa truyền thanh và bị đe rút ruộng.


Ông Tuấn bức xúc trình bày với PV

Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành chỉ thị 24 về việc “Tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân”. Tuy nhiên ở một vùng quê nghèo của huyện Nông Cống (Thanh Hóa), người dân vẫn đang phải “gồng mình” đóng góp nhiều khoản thu, trong đó có cả những khoản đã được Chính phủ bãi bỏ. ...

“ ẨN Ý” SAU “3 THÔNG ĐIỆP” CỦA ĐẠI SỨ TRUNG QUÔC TÔN QUỐC TƯỜNG?

Phạm Viết Đào.
http://vn.myblog.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=3242 

Mô tả ảnh.
Đại sứ Trung Quốc : Kinh nghiệm quý báu nhất rút ra trong tiến trình 60 năm quan hệ Trung - Việt đó là "hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại". Ảnh: Trường Sơn
AI ĐẤU TRANH; AI THẤT BẠI ?
CHÍN MUỒI RỒI CÁC CHÚ VIỆT NAM HÃY MANG "BÁT ĐĨA" RA; TRUNG QUỐC ĐANG ĐÓI VÀ KHỎE HƠN NÊN ĐỂ CÁC BÁC TRUNG QUỐC " XƠI TÁI " BIỂN ĐÔNG TRƯỚC XEM CÓ BỊ LÀM SAO ?!
QUẢ LÀ THÂM, THÂM, THÂM !

Trong cuộc tiếp xúc báo chí sáng ngày 6/1/2009, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam....

RFI: Hoàng Sa nổi lên trở lại thành điểm nóng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Trọng Nghĩa
Bài đăng ngày 18/01/2010
Cập nhật lần cuối ngày 18/01/2010 18:12 TU

Trước một loạt hành động mới đây của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền của họ tại Biển Đông, đặc biệt là tại vùng quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam cần công khai hoá vấn đề này hơn nữa trước công luận trong và ngoài nước để gây áp lực với Bắc Kinh. Theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, thái độ kín đáo cố hữu có nguy cơ làm chính quyền Việt Nam suy yếu, chỉ có lợi cho Trung Quốc.

Phi đạo dài 2.600 mét mà Trung Quốc đã xây dựng trên đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa(Ảnh : DR)
Trong thời gian gần đây, vấn đề Hoàng Sa nổi lên thành điểm nóng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, với việc Bắc Kinh có hàng loạt hành động nhằm áp đặt chủ quyền trên quần đảo vốn đã bị Trung Quốc dùng võ lực chiếm đóng từ tháng giêng năm 1974 đến nay. Hà Nội đã liên tiếp phản đối về mặt ngoại giao, đồng thời xác định trở lại chủ quyền của mình....

Chủ bút tạp chí rushfordreport: 'Doanh nhân Mỹ không nên im lặng' về vụ bắt và xử luật sư Lê Công Định và những người khác.


Greg Rushford là chủ bút tạp chí rushfordreport.com
Greg Rushford, nhà báo Mỹ tại Washington chuyên viết về đề tài ngoại giao và yếu tố chính trị trong mậu dịch, tỏ ra lo ngại trước sự im lặng của cộng đồng doanh nhân Mỹ trước vụ bắt và xử luật sư Lê Công Định và những người khác.
Ông Rushford, chủ biên của  Rushford Report, ...

Tuesday, January 19, 2010

Công an TQ đàn áp tàn bạo 10 ngàn công nhân đình công tại Giang Tô

Monday, 18 January 20100 y kien
12chinariotpolice200Nỗi bất mãn của công nhân Trung Quốc ngày càng lớn. Ảnh : DR
Theo  AsiaNews, cuối tuần trước khoảng 10 ngàn công nhân tỉnh Giang Tô đình công để phản đối giới chủ giảm lương, bất bình vì nơi làm việc bị ô nhiễm chất độc làm thiệt mạng ít nhất ba người. Cuộc đàn áp của công an gây thương tích cho khoảng 100 công nhân trong đó có nhiều phụ nữ. Hãng tin công giáo AsiaNews cho biết...

BBC: LS Định 'sẽ vẫn tự bào chữa'


Bà Ngọc Khánh, vợ luật sư Lê Công Định nói với BBC rằng chồng mình quyết định vẫn sẽ tự báo chữa trước tòa.
Ngày 20 va 21 tháng Giêng, tòa án tại Hà nội sẽ xét xử bốn nhân vật gồm luật sư Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, và Lê Thăng Long về tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 luật Hình sự.

Ông Chân Quang tự nhận là cháu ruột của hồ chí minh

Ai là Khủng Bố? Ai là kẻ Phá Hoại??


Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Còn 60 điểm tồn tại chưa được xử lý

Thứ Ba, 19/01/2010, 01:25 (GMT+7)

TT - Theo Công ty TNHH lọc - hóa dầu Bình Sơn (Quảng Ngãi), sau ba tuần tạm dừng để xử lý các điểm tồn tại kỹ thuật quan trọng, đến ngày 18-1 nhà máy đã hoạt động trở lại đạt 70% công suất và sẽ nâng dần công suất đạt 100% trong hôm nay (19-1).

Hiện nhà máy đã chế biến những mẻ sản phẩm dầu diesel, xăng A92 theo hệ thống ống dẫn đưa về bể chứa sản phẩm chuẩn bị xuất ra thị trường bằng đường tàu biển trong những ngày tới. Tuy nhiên, từ nay đến cuối tháng 2 vẫn còn hơn 60 điểm tồn tại kỹ thuật trong lĩnh vực: điện, cơ khí, hệ thống điều khiển tự động hóa... tại các phân xưởng công nghệ của nhà máy cần phải tiếp tục xử lý triệt để trước khi tiến hành bàn giao nhà máy.

Theo ông Nguyễn Hoài Giang - tổng giám đốc Công ty TNHH lọc - hóa dầu Bình Sơn, mặc dù tổ hợp Technip cùng các nhà thầu liên quan đã xử lý triệt để khoảng 171 điểm tồn tại kỹ thuật quan trọng trong ba tuần Nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm dừng, nhưng từ khi khởi động trở lại đến chiều 18-1 vẫn chưa thể xác định cụ thể mốc thời gian bàn giao nhà máy.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, tổ hợp Technip phối hợp cùng các nhà thầu phải hoàn tất việc xử lý triệt để lỗi tồn tại kỹ thuật và bàn giao Nhà máy lọc dầu Dung Quất cho Công ty TNHH lọc - hóa dầu Bình Sơn quản lý, chậm nhất trước ngày 25-2.

MINH THU

Quân Đội Csvn Được Mở Tập Đoàn Kinh Tế

Quân Đội CSVN Được Mở Tập Đoàn Kinh Tế; Kinh Doanh Thu Lợi Để Quân Đội Trung Thành Với Đảng; Kinh Tế Hợp Tác Xã Cũng Hồi Sinh

HANOI (VB) -- Trong khi hầu hết các nươc đang tăng tốc cho nền kinh tế tư doanh, ngoài nhà nước, thì chính phủ Hà Nội đi hướng ngược lại: vai trò đầu tàu trao cho các tập đoàn kinh tế Nhà nước, và đặc biệt thiết lập tập đoàn kinh tế từ các công ty hiện do quân đội CSVN kinh doanh, lý do là để tìm sự trung thành tuyệt đối từ các sĩ quan Bộ Quốc Phòng, khi biến các sĩ quan thành các giám đốc công ty....

CHUYẾN VIẾNG THĂM VIỆT NAM CỦA DÂN BIỂU LIÊN BANG HOA KỲ CAO QUANG ÁNH (Ý KIẾN CỦA MỘT NGƯỜI DÂN TRONG NƯỚC)

Xin được nhắc lại một lần nữa rằng tôi chỉ là một người dân Việt Nam, không ở Mỹ nên tôi không hề biết về nền chính trị cũng như sinh hoạt chính trị bên đó, tôi chỉ phát biểu những gì tôi thấy, tôi nghĩ về mục đích chuyến đi, cách viếng thăm và người dân Việt có biết gì đến ông Cao Quang Ánh hay không....

Trung Quốc là gì của Việt Nam?

Từ xưa đến nay, quan hệ Việt-Trung luôn phức tạp. Để có chiến lược ứng xử thích hợp, đã đến lúc phải thẳng thắn trả lời câu hỏi: Trung Quốc là gì của Việt Nam?...

Thie^n Du*o*`ng XHCN : Mua hàng 'ăn chửi'... vẫn vui

Cập nhật lúc 06:42, Thứ Hai, 18/01/2010 (GMT+7)
- Có những khách đến quán chửi để... vui, được vừa ăn vừa xem "biểu diễn". Có ông chủ bộc bạch: “Khách quen bị chửi rồi, giờ đổi ra tử tế có khi lại phá sản”.
Bán hàng chửi
Người Hà Nội vẫn thường hay nhắc đến chuyện bún mắng, cháo chửi để nói về một kiểu bán hàng kỳ lạ có một không hai này trên thế giới. Quán bún canh dọc mùng nổi tiếng ngon với món lưỡi, sườn, giò heo chấm xì dầu, cạnh chợ Ngô Sĩ Liên (Hà Nội) ít khi ngớt tiếng léo nhéo chua loét của bà chủ ngoài 50. Mỗi câu hỏi của khách là một cơ hội cho bà... "xả giận". ..

Why 'Made in China’ is a mark of shame

They say that the first step on the road to recovery is to admit you have a problem. Only now, as the public becomes aware that the "Made in China" label is tainted with a huge number of shoddy and dangerous products, are companies beginning to understand there is a serious problem. The next step is to ask: why do Chinese manufacturers behave so badly?

 By Paul Midler
The nature of the relationship between Chinese suppliers and Western importers is the key to the problem. Chinese factories are typically paid for their wares before they are shipped, so they have every reason to cut a corner or two.

Monday, January 18, 2010

RFI : Tòa án Hà Nội mở phiên xử phúc thẩm ba nhà bất đồng chính kiến

Thanh Phương
Bài đăng ngày 18/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày  18/01/2010 15:56 TU
Ngày 18/1 Tòa án Nhân dân Hà Nội đã mở phiên xử phúc thẩm ba nhà đấu tranh dân chủ là kỹ sư Phạm Văn Trội, nhà văn Trần Đức Thạch và nhà giáo Vũ Văn Hùng. Phiên xử phúc thẩm sẽ kéo dài hai ngày. Ngày 20 và 21/1 tới, Tòa án Nhân dân TP HCM sẽ đưa ra xử bốn nhà bất đồng chính kiến khác.
I
Trần Đức Thạch, Vũ Hùng, Phạm Văn Trội (từ trái sang phải)DR
Trần Đức Thạch, Vũ Hùng, Phạm Văn Trội (từ trái sang phải)
DR

Ai Đứng Đàng Sau Viettel???Viettel dồn dập đầu tư ra nước ngoài: Bước đi có suy tính?

Lao Động số 10 Ngày 13/01/2010 Cập nhật: 8:38 AM, 13/01/2010
Khách hàng giao dịch tại một gian hàng của Viettel.
(LĐ) - Trong một bài trả lời phỏng vấn trên báo ngày 12.1, TGĐ tập đoàn Viettel - ông Hoàng Anh Xuân - cho biết: "Trong năm 2010 Viettel sẽ mở rộng đầu tư sang Châu Phi, Châu Á và Mỹ Latinh".

Thông tin này thực ra không còn mới vì trước khi đại diện Viettel chính thức xác nhận vấn đề này với báo chí VN thì các phương tiện truyền thông nước ngoài đã đưa tin.

"Burma VJ", khi những nhà báo vô danh liều mạng quay bằng video cuộc nổi dậy các nhà sư Miến Điện

Bảo Thạch
Bài đăng ngày 15/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày  15/01/2010 17:38 TU
Hình ảnh trích từ phim "Burma VJ"
Hình ảnh trích từ phim "Burma VJ"
Bộ phim ‘‘Burma VJ’’ được hoàn thành như một tác phẩm tập thể, với những đoạn từ 3 phút đến 20 phút được nối kết lại. Mỗi mảng được quay lén lút. Theo nhiều nguồn tin, bốn trong số những tác giả vô danh đã góp công thực hiện bộ phim ‘‘Burma VJ’’ hiện nay vẫn còn bị giam giữ.

Tất cả bắt đầu vào mùa thu năm 2007 ...

Tại Việt Nam, phiên xử phúc thẩm 9 nhà ly khai bắt đầu từ ngày mai

Đức Tâm
Bài đăng ngày 17/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày  17/01/2010 15:21 TU
Một số nhà hoạt động dân chủ taị Việt Nam
Một số nhà hoạt động dân chủ taị Việt Nam
Theo AFP, nhiều nước phương Tây và các tổ chức bảo vệ nhân quyền đã bày tỏ sự lo ...

Sunday, January 17, 2010

Vụ Jetstar Pacific cho thấy môi trường kinh doanh ở Việt Nam vẫn còn nhiều rũi ro

Thanh Phương
Bài đăng ngày 15/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày  15/01/2010 13:39 TU
Hãng Jetstar Pacific (DR)
Hãng Jetstar Pacific (DR)
Hôm qua, giám đốc điều hành hãng hàng không Qantas của Úc, ông Alan Joyce đã bác bỏ bản báo cáo của Tổng cục Hàng không Dân dụng Việt Nam cho rằng hãng Jetstar Pacific, mà Qantas có phần hùn, đã có những sai phạm về mặt an toàn...

Sắp diễn ra một loạt vụ xử đối kháng

Nguyễn Tiến Trung khi bị bắt
Nguyễn Tiến Trung bị bắt ngày 07/07
Dự kiến bốn người hoạt động dân chủ sẽ bị đưa ra xử tại Toà án nhân dân TP. HCM trong hai ngày 20 và 21 tháng Giêng.
Các ông Lê Công Định, Trần Anh Kim, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung bị chính quyền bắt giữ năm ngoái, ban đầu với tội danh tuyên truyền chống nhà nước.
Sau đó, cáo trạng chống lại họ được tăng nặng lên, thành tội lật đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty