TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, October 24, 2009

Mỹ bổ sung viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam

Chính phủ Mỹ sẽ cung cấp 150.000 USD cho Tổ chức Save the Children nhằm hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ nạn nhân bão Ketsana. Bão Ketsana đổ vào cao nguyên miền trung Việt Nam làm gần 200.000 người mất nhà cửa và cướp đi 163 sinh mạng. Khoản tiền trên, được giải ngân thông qua văn phòng trợ giúp thảm họa nước ngoài của USAID (OFDA), sẽ nâng tổng viện trợ của Mỹ cho nạn nhân bão của Việt Nam trong năm nay lên 759.000 USD. Save the Children sẽ phân phát các bộ dụng cụ vệ sinh và đồ dùng gia đình như chăn, thùng đựng nước, ấm đun nước, nồi nấu ăn, màn chống muỗi, xà phòng cho gần 35.000 người đến hết cuối tuần này. Những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cơn bão tại các cộng đồng thuộc vùng sâu, vùng xa trên cao nguyên huyện ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị sẽ nhận được sự trợ giúp. Bão Ketsana đổ bộ vào Việt Nam hôm 29/9 với sức gió 150 km/h, gây ra lũ lụt nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ và ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng ba triệu người. Mai Trang

Tổng thanh tra: 'Họ từng mang đến tôi cả trăm nghìn USD'

"Tôi đã yêu cầu họ mang tiền về, nếu tiếp tục "nhì nhằng" thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Cần phải giải quyết minh bạch, nếu không thì người đưa quà sẽ coi thường mình", Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền trao đổi với báo chí về chủ đề quà biếu, chiều 23/10.
> Hơn 200 cán bộ nộp lại quà biếu

- Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm qua có 211 cán bộ nộp lại quà cho cơ quan, tổ chức với tổng giá trị 66,5 triệu đồng. Ông đánh giá thế nào trước ý kiến cho rằng số tiền nộp là quá ít so với tình hình thực tế?

- Dưới góc độ là cơ quan tham mưu cho Chính phủ về quy chế quà biếu, quà tặng tôi thấy đây là bước tiến bộ. Trước đây, trong báo cáo của các địa phương rất khó tập hợp được số liệu trên. Mặc dù số tiền nộp lại có thể chưa đúng với thực tế vì có thể một số người chưa nộp hoặc chưa báo cáo, nhưng cũng cho thấy chuyển biến về ý thức, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức.

Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền. Ảnh: Việt Anh.

- Trong hơn 200 người nộp lại quà biếu có bao nhiêu trường hợp nêu danh tính người đưa quà?

- Chúng tôi mới chỉ thống kê số người không nhận quà tặng, báo cáo lại cơ quan, còn ai tặng quà và có động cơ gì thì chưa phân tích được. Vừa qua, báo chí cũng có nêu trường hợp một cán bộ ở thành phố Hải Phòng nộp lại phong bì 20 triệu đồng của một cá nhân khác để tranh thủ phiếu bầu cho chức danh lãnh đạo thành phố. Đây mới chỉ là thông tin một phía, cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh.

Theo tôi, ở đây cũng có vấn đề chưa bình thường như tại sao ngay sau khi nhận quà anh không báo cáo ngay mà để thời gian dài mới báo cáo. Về nguyên tắc, Thành ủy Hải Phòng phải kiểm tra, làm rõ vấn đề. Thanh tra Chính phủ cũng đã giao cho Thanh tra Hải Phòng phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xem xét kiểm tra vụ việc.

- Trong năm 2010, các địa phương sẽ tiến hành đại hội Đảng bộ và bầu các chức danh lãnh đạo. Vấn đề giám sát quà biếu được các cơ quan chống tham nhũng đặt ra như thế nào?

- Chính phủ đã có quy chế quà biếu, quà tặng và công chức phải có nghĩa vụ thực hiện quy chế đó. Việc phát hiện vi phạm, trách nhiệm trước hết thuộc về các đơn vị, gắn liền với trách nhiệm cá nhân. Cán bộ không chỉ giữ mình trong sạch mà còn phải giám sát những người trong tổ chức. Trong phòng chống tham nhũng ý thức tự giác rất quan trọng, không thể hô hào chung chung. Tôi rất tán thành với nhận định của Quốc hội kỳ này là ý thức tự kiểm tra, giám sát nội bộ còn yếu.

- Cũng có ý kiến cho rằng các quy định hiện hành chưa làm rõ được hành vi tặng quà bình thường và hối lộ. Ông nói gì về ý kiến trên?

- Đúng là quy chế hiện nay chưa làm rõ được thế nào là quà biếu bình thường và hối lộ, còn "nhập nhằng" về động cơ tặng quà. Ví dụ một bác sĩ chăm sóc tận tình cho bệnh nhân, người nhà tặng quà cho bác sĩ để tỏ lòng, đó là chuyện tình nghĩa. Trường hợp khác, bác sĩ cố tình không chăm sóc bệnh nhân để vòi vĩnh gia đình họ. Hai hành vi đó mục đích khác nhau nhưng hiện quy chế chưa làm rõ được.

Cũng có ý kiến cho rằng cần quy định rõ số tiền cụ thể, nếu nhận quá bị coi là bất thường. Tuy nhiên tôi cho rằng, quy định cụ thể như vậy là máy móc.

- Trên cương vị Tổng thanh tra, ông ứng xử với các trường hợp tặng quà như thế nào?

- Trong quan hệ anh em, bạn bè, đồng nghiệp mà tôi thấy rằng không bị lệ thuộc, chi phối tác động tôi sẽ xử sự đúng người như bình thường. Tuy nhiên, trong công việc dứt khoát không có chuyện này. Ví dụ tôi đang tiến hành thanh tra, hoặc cơ quan đang chuẩn bị đề bạt cán bộ mà anh dùng quà biếu, đưa tiền thì đây là chuyện không bình thường.

Có những vụ giải quyết khiếu kiện, thanh tra họ mang đến cho tôi có lần cả trăm ngàn USD, tôi yêu cầu họ mang về. Tôi nói rằng, tôi không chấp nhận thái độ như vậy, nếu anh tiếp tục "nhì nhằng" thì tôi sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Do đó, nhiều người đã phải mang tiền về. Theo tôi phải giải quyết cho minh bạch nếu không thì người đưa quà sẽ coi thường mình.

- Cũng liên quan đến vấn đề quà tặng, qua tài liệu mà phía Nhật Bản chuyển cho Việt Nam, đã hé lộ điều gì về nghi án hối lộ PCI?

- Sau khi phía Nhật Bản cung cấp tài liệu, hiện việc dịch thuật đã hoàn tất. Đây là công việc mất nhiều thời gian, tiền bạc. Tài liệu của phía Nhật Bản lấy từ khai báo của các quan chức PCI là có đưa tiền nhưng chứng cứ đưa tiền ở đâu, đưa cho ai, đưa như thế nào thì cần điều tra rõ.

Thời gian qua, chúng ta tập trung vào dịch thuật tài liệu vụ án do phía Nhật Bản cung cấp, sau đó mới tiến hành các bước điều tra tiếp theo. Các cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu xem xét, khai thác các yếu tố có dấu hiệu phạm tội để điều tra Hiện tôi chưa thể tiết lộ quá trình điều tra vụ án.

Việt Anh

Trung Quốc vào Lào, Việt Nam làm gì?

Hồng Nga

Hồng Nga | 2009-09-28, 8:40

thatluong.jpg

Quan hệ Việt Nam - Lào mới đây lại được lãnh đạo hai bên một lần nữa khẳng định là "quan hệ đặc biệt".

Thế nhưng mối thâm tình này đang phải đối diện với nhiều thách thức, mà một trong những thách thức lớn nhất là tới từ phương Bắc.

Tân Hoa Xã vừa loan tin Trung Quốc sẽ chế tạo và phóng vệ tinh viễn thông cho Lào.

Vệ tinh "Laos-1" theo mô hình vệ tinh Đông Phương Hồng của Trung Quốc sẽ được tên lửa Trường Chinh mang lên quỹ đạo Trái đất trong một thời điểm chưa được công bố.

Đi kèm với nó, sẽ có một trung tâm thu nhận vệ tinh và một hệ thống truyền thông hiện đại.

Hợp đồng nhiều triệu đôla này được công bố ngay sau chuyến thăm Trung Quốc hồi đầu tháng của Tổng Bí thư đảng Nhân dân Cách mạng Lào Choummaly Sayasone.

Đây chỉ là một trong các dự án đồ sộ mà Trung Quốc giành quyền tham gia ở Lào trong những năm gần đây, bên cạnh các công trình cơ sở hạ tầng và khai khoáng khác.

Báo chí đã nói nhiều tới sự gia tăng hiện diện của người Trung Quốc tại xứ sở Triệu voi.

Bàn tay khát tài nguyên của Trung Hoa vươn tới tận các ngóc ngách của đất nước Lào.

Trung Quốc nay chiếm khoảng 40% tổng đầu tư nước ngoài tại đây, đẩy Việt Nam xuống vị trí thứ ba.

Thương mại song phương Trung-Lào trong tương lai gần cũng sẽ nhanh chóng vượt ngưỡng 1 tỷ đôla, con số vẫn bị coi là "khó thực hiện" đối với thương mại Việt-Lào.

Người Trung Quốc vào đến đâu, thì người Việt Nam lại bị đẩy xa người Lào hơn một chút.

Gắn bó bởi số phận

Hồi mới vào nghề, tôi đã từng ngồi xe com-măng-ca đi trên đường quốc lộ 9 đầy ổ gà, xóc tung người.

Con đường nối với miền Nam Lào này là nơi xảy ra chiến sự dữ dội trong cuộc chiến Việt Nam, khi Lào đỡ lưng cho quân đội Bắc Việt đánh Mỹ.

monk.jpg

Tôi cũng đã từng đến Xiêng Khoảng bị Mỹ bỏ bom tơi bời, hàng chục năm sau cuộc chiến vẫn còn các hố bom sâu hoắm.

Nước Lào vì gắn kết với miền Bắc Việt Nam mà gánh chịu số bom mìn nhiều hơn Hoa Kỳ đổ xuống trong cả Thế chiến II.

Tôi từng gặp người Lào Hmong phiêu dạt sang xứ Guyane tận bên Nam Mỹ sau khi thất trận trong chiến tranh du kích chống người Việt Nam và phe cộng sản Lào những năm 60-70.

Và gần đây nhất, tôi đã có những buổi chiều ngồi ngắm hoàng hôn xuống trên bờ sông Mekong ngay giữa thủ đô Vientiane, thấy bóng dáng nhỏ bé của các chị, các cô người Quảng Trị cần mẫn gánh hàng rong chào mời khách thập phương.

Ở đâu cũng thấy dấu vết của một mối dây liên hệ giữa hai dân tộc mà bàn tay của số phận đã đẩy đến với nhau.

Hàng vạn bộ đội Việt Nam bỏ mạng tại Lào, tới nay chưa tìm thấy hài cốt.

So với người "anh em" khác ở Đông Dương là Campuchia, Lào "thuần" hơn và thân Việt Nam hơn.

Cụm từ "quan hệ đặc biệt" ra đời từ hơn 30 năm trước, khi cuộc sống chính trị-kinh tế ở nước Lào bị Việt Nam hoàn toàn chi phối.

Một ông già người Việt sống hơn nửa cuộc đời tại xứ Lào từng ví von với tôi: đây là "tình nghĩa vợ chồng", "gừng cay muối mặn".

"Đồng cam cộng khổ cả đời như thế, còn gì nữa mà không tin nhau."

Thế nhưng thế thời đã khác. Lào cũng đã mở cửa hòa nhập cộng đồng quốc tế.

Mô hình liên minh kiểu Chiến tranh lạnh không thể tồn tại lâu hơn.

Và lãnh đạo ngay cả ở các nước độc tài toàn trị cũng bắt đầu hiểu ra rằng, sự đói nghèo cùng cực về kinh tế của người dân chính là đe dọa cho thể chế.

Việt Nam không thể cạnh tranh với Trung Quốc về tiềm lực và ảnh hưởng kinh tế. Vậy Việt Nam giữ bạn bằng gì?

Một thời gian dài, như chính một số lãnh đạo Việt Nam sau này thừa nhận, Việt Nam không biết thêm bạn bớt thù. Và nếu như không có thay đổi trong nhìn nhận và chính sách, cũng khó lòng mà giữ được bạn.

Đồng nghiệp ban tiếng Miến Điện của tôi, anh Soe Win Than, vừa có bài viết rất hay về cuộc "hôn nhân không tình yêu" giữa Miến Điện và Trung Quốc.

Anh viết: "Trong một mối quan hệ được xây dựng trên cơ sở quyền lợi, khi một đối tác thấy không còn có lợi để tiếp tục thì mối quan hệ sẽ chẳng thể tồn tại thêm được nữa."

Thế nhưng nhiều cuộc hôn nhân tạm gọi là lâu dài chưa chắc đã hạnh phúc nếu không có lòng tin và sự tôn trọng từ cả hai bên.

Quý vị đã từng tới Lào hay chưa? Việt Nam phải làm gì khi Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở Lào? Hãy chia sẻ với Hồng Nga bằng cách bấm vào chữ  Bình luận ở góc trên tay phải.


Thanh niên hiện nay rất quan tâm đến biển đảo

Thứ Bảy, 24/10/2009, 07:25 (GMT+7)

Tuổi Trẻ tiếp tục đề xuất chọn một ngày làm Ngày biển và hải đảo VN
TT - Ngày 23-10, 300 đại biểu đến từ 19 tỉnh thành phía Nam đã sôi nổi trao đổi kinh nghiệm tại hội nghị “Tuyên truyền biển đảo và phân giới cắm mốc quý 4-2009” do Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức tại TP.HCM. Tất cả đại biểu đều thống nhất ý kiến: giới trẻ hiện nay rất coi trọng và quan tâm đến vấn đề biển đảo.
Ông Phạm Văn Linh, phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương, nhận định: “Chúng tôi cho rằng ý thức quan tâm về biển đảo luôn được thanh niên VN coi trọng. Bằng chứng là có sự tham gia của rất đông thanh niên ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong các hoạt động kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên môi trường biển, về cứu hộ cứu nạn”.
Trước đó, ngày 21-10 tại Nha Trang đã diễn ra hội nghị cùng chủ đề này dành cho các tỉnh khu vực miền Trung - Tây nguyên. Tại hội nghị này, báo Tuổi Trẻ đã có những  đề xuất cho công tác tuyên truyền biển đảo thời gian tới.
Trong đó, báo Tuổi Trẻ đề nghị Ban Tuyên giáo trung ương tăng cường công tác chỉ đạo việc thông tin tuyên truyền về biển đảo và phân giới cắm mốc nhiều hơn nữa, xác định cụ thể nội dung cần tập trung tuyên truyền để các địa phương và các cơ quan truyền thông chủ động hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, tăng cường soạn thảo tài liệu tuyên truyền chính thống để phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Báo Tuổi Trẻ cũng đề xuất lãnh đạo các cấp nhanh chóng chọn một ngày trong năm làm Ngày biển và hải đảo VN.
Một vấn đề nữa Tuổi Trẻ đề xuất là cần quan tâm tuyên truyền, tạo điều kiện cho giới trẻ và các đối tượng nhân dân khác nhau như doanh nhân, giới trí thức được đến thăm và làm việc, nghiên cứu tại các vùng biển và hải đảo của VN, đặc biệt là Trường Sa và nhà giàn DK1.
* Sáng 23-10, tại TP.HCM đã diễn ra buổi giao lưu kỷ niệm 48 năm “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cũng là ngày thành lập lữ đoàn 125 hải quân. Các thế hệ chiến sĩ của lữ đoàn, người già, người trẻ đều nhắc đến con đường mòn trên biển Đông một cách thân thương như đó chính là con đường về nhà mình, một cách tự hào như đó là con đường một đời họ đã chọn.
Đường Hồ Chí Minh trên biển là tên gọi của tuyến đường vận tải bí mật trên biển Đông được thiết lập ngày 23-10-1961 với nhiệm vụ vận chuyển vũ khí từ miền Bắc vào chi viện cho quân giải phóng miền Nam, song song với đường mòn Hồ Chí Minh trên bộ xuyên dãy Trường Sơn. Chuyến trinh sát đầu tiên của đoàn 759 (sau này là lữ đoàn 125) trên một chiếc tàu gỗ với bảy thủy thủ xuất bến ở Nhật Lệ (Quảng Bình) sau tám ngày đã cập bến Vàm Lũng (Cà Mau).
Từ đó, hàng ngàn lượt tàu chuyên chở hàng trăm ngàn tấn vũ khí, khí tài, thuốc chữa bệnh và cả bộ đội đã vượt hàng triệu hải lý từ Bắc vào Nam trong sự bao vây, phong tỏa của đối phương, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh (4-1975), lữ đoàn 125 đã tham gia giải phóng các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa thuộc quần đảo Trường Sa.
MINH THÙY - PHẠM VŨ

Người nước ngoài phạm pháp tại TP.HCM: Lắm chiêu, nhiều trò

Thứ Bảy, 24/10/2009, 07:39 (GMT+7)

TT - Ngày 23-10, tại hội nghị sơ kết việc thực hiện chỉ thị của UBND TP.HCM về quản lý người nước ngoài, các cơ quan chức năng cho biết người nước ngoài phạm pháp đang có chiều hướng gia tăng cả về quy mô, tính chất, mức độ...

Một người châu Phi hành nghề rửa chén tại một tiệm bán cơm ở Q.Tân Phú, TP.HCM - Ảnh: Trung Cường

Theo thông tin tại hội nghị, nhiều cộng đồng người nước ngoài tập trung cư trú bất hợp pháp trên địa bàn TP.HCM nhưng lại tổ chức hội đoàn với sự quản lý, điều hành rất chặt chẽ mà không xin phép cơ quan thẩm quyền của VN. Có cộng đồng người nước ngoài cư trú trái phép, nhất là ở Q.Tân Bình, lên tới hàng chục ngàn người.

Vi phạm sử dụng lao động

Thống kê của Công an TP cho thấy nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vi phạm quy định sử dụng lao động người nước ngoài, có gần 3.000 người trong tổng số khoảng 17.000 người chưa đăng ký giấy phép lao động nhưng đang làm việc tại các công ty đóng trên địa bàn TP. Đa số lao động nước ngoài không có trình độ học vấn cao (chiếm 70,5%), chủ yếu dựa vào chứng nhận kinh nghiệm năm năm làm việc tại nước sở tại. Số lao động này tập trung chủ yếu trong ngành da giày, may mặc - những ngành nghề mà lao động VN còn thiếu việc làm.

Các văn phòng đại diện của người nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn thua lỗ, không tuân thủ các quy định của pháp luật VN cũng có chiều hướng gia tăng trong thời gian qua. Đặc biệt đã xuất hiện các văn phòng đại diện nước ngoài được thành lập với trụ sở chỉ... vài mét vuông.

Các văn phòng đại diện này thành lập với mục đích đầu tư kinh doanh nhưng lại không thực hiện đúng chức năng đăng ký mà chuyển qua bảo lãnh cho người nước ngoài vào VN. Cơ quan chức năng VN đã xử phạt, thậm chí rút giấy phép nhưng lại chuyển đi nơi khác, mang theo con dấu mà không thông báo đóng cửa, ngưng hoạt động.

Đa số các văn phòng đại diện dạng này đều không đăng ký, kê khai lao động người nước ngoài dẫn tới việc không thể quản lý hoặc thu thuế thu nhập. Các báo cáo tại hội nghị cũng cho biết Sở Công thương TP.HCM đã thu hồi 400 giấy phép thành lập văn phòng đại diện nhưng hầu hết chưa có văn phòng đại diện nào làm thủ tục đóng cửa.

Một người nước ngoài gốc Phi sống lang thang ở Q.Tân Phú, TP.HCM - Ảnh: T.Cường

Phạm pháp hình sự

Theo phân tích của Công an TP.HCM, thủ đoạn mới nổi lên là các đối tượng người nước ngoài hứa vay vốn cho các doanh nghiệp để lấy tiền hoa hồng trước, nhưng sau khi lấy được tiền thì lặn mất tăm. Điển hình như vụ Keo Sovann (quốc tịch Campuchia) cùng một số đối tượng nhận tiền dịch vụ tới 1,5 triệu USD để làm hợp đồng vay vốn cho các doanh nghiệp VN nhưng đã biến mất cùng số tiền dịch vụ. Một loạt đường dây vận chuyển ma túy lớn (đơn vị tính bằng kilôgram) từ Ấn Độ vào VN để tiếp tục đưa qua Trung Quốc cũng bị phát hiện và bắt giữ. Nhiều người nước ngoài nhập cảnh

VN nhiều lần, thông thuộc địa hình và gây án liên tục như vụ các đối tượng người Indonesia gài đinh vào bánh xe để trộm tiền với số lượng hàng chục ngàn USD hoặc hàng trăm triệu đồng... Một vài nhóm người nước ngoài kinh doanh bất hợp pháp, thực hiện cả việc chứa chấp mại dâm, ma túy gây mất an ninh trật tự và có dấu hiệu của các tổ chức tội phạm quốc tế đã vào VN.

Tại hội nghị, UBND TP khẳng định phải kiên quyết điều tra, xử lý hình sự các đối tượng phạm pháp hình sự, giải quyết dứt điểm tình trạng người nước ngoài sống lang thang, cư trú trái phép. Đồng thời kiến nghị Chính phủ nghiên cứu nâng mức xử phạt đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lên gấp 10 lần hiện nay; đề nghị Chính phủ hướng dẫn cụ thể việc phối hợp các ngành để trục xuất lao động nước ngoài bất hợp pháp.

P.MINH ĐỨC


  •  

Hòn Đát bi đát

Lao Động số 239 Ngày 22/10/2009 Cập nhật: 8:02 AM, 22/10/2009
Người dân Hòn Đát sống tạm bợ trong những ngôi nhà tạm bợ.
(LĐ) - Những đứa trẻ thơ đói nghèo theo mẹ cha ra lập nghiệp ở vùng dự án di dãn dân Nguyên Xuân tại Hòn Đát thuộc xã miền núi Sơn Nguyên, huyện Sơn Hoà (Phú Yên) với mong ước được cơm no, áo ấm, được cắp sách đến trường.

Thế nhưng, ước mơ ấy của chúng không trở thành hiện thực khi dự án Nguyên Xuân bị "gãy" giữa chừng. Và cuộc sống của hàng chục trẻ thơ, hàng chục gia đình bỗng chốc rơi vào cảnh lao đao, tạm bợ, đói rách giữa chốn thâm sơn cùng cốc...

Phải mất gần 2 tiếng đồng hồ, chúng tôi mới vượt qua con đường "đau khổ" dài 15km với những con suối mang tên Công An, Hòn Lầu; dốc Đứng, dốc Nhớt cao dựng đứng...! Khi nghe tiếng gà gáy lạc lõng giữa ban trưa ở phía trước con đường, cũng là lúc chúng tôi bắt đầu đặt chân vào làng Hòn Đát.

Ông Oi Rọ (79 tuổi) - người dân Hòn Đát, vừa gặp chúng tôi, đã nói ngay: "Lâu lắm mới thấy người "ngoài làng" ghé thăm. Chắc các anh đi đường vất vả lắm! Mà nói thiệt, đường sá đến làng này còn đi được vào mùa nắng, chứ mùa mưa lũ thì... "nội bất xuất, ngoại bất nhập".

Trạm, trường bỏ hoang, con em bệnh, dốt


Vừa dựng chiếc xe cà tàng trên đoạn đường ở đầu làng, chúng tôi thấy ngay hai công trình lớn trạm y tế và trường học nằm cận kề nhau được xây dựng khá kiên cố, nhưng bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm, phủ kín cổng, tường rào. Đang mùa tựu trường, nhưng tuyệt nhiên trường không thấy bóng thầy - cô, học sinh đâu cả, thay vào đó là  từng đàn bò đang gặm cỏ rào rào trên sân trường!

Ông Oi Rọ cho biết, trạm y tế được xây dựng từ năm 2003 trên diện tích 135m2 với kinh phí đầu tư 224,8 triệu đồng, nhưng đến nay chưa một ngày hoạt động. Ở đây chỉ có một y tá thôn được đào tạo cấp tốc 3 tháng, làm việc tại nhà với nhiệm vụ duy nhất là cấp phát thuốc sốt rét theo Chương trình phòng, chống sốt rét quốc gia. Chính vì thế, công việc y tế thôn tại Hòn Đát coi như bỏ trống! Và trẻ em ở đây thường xuyên bị đau bệnh không có thuốc thang chữa trị.

Mới đây, em Lê Anh Hào - con của bà Võ Thị Bích Hồng bị sốt cấp tính nặng vào lúc 2 giờ sáng phải khiêng đi đường rừng 16 cây số vào bệnh viện ở thị trấn Củng Sơn để điều trị. Cũng vì không có y tế, không tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình, nên người dân ở đây vô tư đẻ. Chẳng hạn, nhà La Lang Thái có 5 con, Ma Nhiệt (4 con), Y Tạ (4 con), nhà Y Huế có đến 8 con...

Con đường vào làng bị băm nát chỉ sau cơn mưa đầu mùa.


Lãng phí nhất là ngôi trường gồm 2 phòng học và 2 phòng ở của giáo viên (tổng trên diện tích 196,5m2, kinh phí đầu tư 242,9 triệu đồng) xây dựng xong từ tháng 8.2005, nhưng không sử dụng và đã xuống cấp. Hiện một số người dân "mượn" phòng học trống để chứa lúa, sắn, trong khi nhiều con em ở đây không có trường học, đành chịu mù chữ! 

Chị Võ Thị Kim Thanh - bức xúc nói: "Ngày tôi đến đây lập nghiệp dắt theo đứa con trai Trần Phi Hùng đang học lớp 2, tưởng vào đây có trường, có thầy - cô dạy học, nào ngờ trường bỏ hoang, Hùng phải nghỉ học. Còn đứa con trai 7 tuổi đành gửi về quê nội ở xã An Cư (huyện Tuy An) để học lớp 1. Mới 7 tuổi phải xa cha, mẹ nên cháu khóc hoài...".

Vợ chồng chị Hờ Điệp - dân tộc Chăm H' Roi, có 5 con, nhưng 2 con lớn đã nghỉ học. Vì không có trường, gia đình chị Hờ Điệp dù kinh tế quá khó khăn cũng đành "bấm bụng" gửi hai con về quê ngoại ở buôn Suối Cau (xã Sơn Hà) cách xa khoảng 30 cây số để được đi học. Do học muộn, nên cháu Hờ Trăng đã 13 tuổi, nhưng mới học lớp 3 và cháu Y Dố (11 tuổi), học lớp 2!...

Ông Nguyễn Văn Thân - Phó ban Quản lý dự án dãn dân thôn Nguyên Xuân - cho hay, hiện ở bậc tiểu học có 30 em, trong đó 23 em không được đi học, chỉ có 7 em được gia đình gửi về quê nội, ngoại, hoặc người thân để theo học các trường trong và ngoài huyện...

Dự án "đem con bỏ chợ"! 


Dưới những tán rừng Hòn Đát tốt tươi, chúng tôi bắt gặp những ngôi nhà tranh, vách liếp quá cũ kỹ, xập xệ, dột nát... Nhìn những đứa trẻ thơ ở Hòn Đát đen trùi trũi, đói rách, không học hành... không ai không thương cảm, xót xa! 41 hộ dân phải "ly hương, ly gia" đi theo tiếng gọi của dự án dãn dân thôn Nguyên Xuân.

Những tưởng nơi ở mới này sẽ đổi đời cho bao người dân vốn nghèo đói, đông con, vậy mà sau 6 năm "bám trụ", cuộc sống của họ vẫn hoàn đói nghèo, vẫn nhà tranh, vách liếp, vẫn đèn dầu leo lét và vẫn đêm đêm đau đáu ước mơ có ánh điện, trạm y tế,  trường học (có trạm, trường, nhưng không hoạt động), chợ, cây cầu qua suối đường làng...

Bên căn nhà nhỏ mái tranh, vách tường vá đùm, vá chặp bằng cây rừng, dừng phên liếp, ông Oi Rọ than thở: " Quê cũ tôi ở xã Phước Tân, khi nghe tuyên truyền khu dãn dân Hòn Đát, tôi tiên phong đưa gia đình đi. Tất cả các hộ gia đình đến nơi ở mới này đều được tiếp nhận và được hỗ trợ tiền 4,5 triệu đồng, nhưng không được nhận đất ở, đất sản xuất nông nghiệp. Vì thế, bà con tự khai phá đất và làm nhà tạm để ở, rồi lên rừng đốt than, làm rẫy để kiếm sống qua ngày.

Ông Oi Rọ (79 tuổi) sống nghèo khổ trong ngôi nhà của mình.



Mấy năm gần đây, bà con phát triển trồng mía, nhưng không hiệu quả, vì đường sá đi lại cách trở, nên người mua "ép" giá mía chỉ còn phân nửa so với giá thu mua của nhà máy!". Trong số 41 hộ dân ở Hòn Đát có 12 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang lâm vào cảnh khó khăn! Chị H' Phèn - dân tộc Chăm H' Roi, ở trong căn nhà tạm bợ, trống hoác như cái... chuồng gà - bức xúc nói: "Năm 2003, gia đình tôi ở xã Sơn Định vào đây lập nghiệp, không có một tấc đất sản xuất. 6 năm nay, gia đình tôi phải đi làm thuê, làm mướn, thiếu thốn mọi bề, cái bụng không đủ ăn, con cái không được học hành... Hiện ở đây cuộc sống của nhiều hộ dân tộc thiểu số quá khó khăn, nên đã bỏ làng ra đi như hộ ông Ma Hạnh, Ma Hằng, H' Lý, Y Sọt...".

Theo Sở Kế hoạch - Đầu tư Phú Yên đánh giá: "Đây là vùng dự án độc lập, xa khu dân cư, khó khăn nhiều mặt cả lĩnh vực sản xuất, đời sống, sinh hoạt, giao thông trắc trở". Hiện nay, người dân Hòn Đát sống dựa vào diện tích mía đồi, 5ha sắn và hoa màu khác cùng 27 con bò. 100% nhà đều xây dựng tạm bợ.

Điều đáng nói hơn từ khi lên Nguyên Xuân lập nghiệp mặc dù bà con có tên trong danh sách được di dãn dân của dự án, nhưng gần như 6 năm rồi Nguyên Xuân không có chính quyền và họ cũng thật sự không biết mình là dân xã nào, không được thụ hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước...

"Đến đợt điều tra dân số vừa qua (1.4.2009), chính quyền mới công bố chính thức dân trong vùng dự án thuộc xã Sơn Nguyên quản lý" - ông Nguyễn Đạt - Phó thôn Nguyên Xuân - nói.

Vì sao dự án di dãn dân Nguyên Xuân không triển khai xây dựng đồng bộ các công trình phúc lợi phục vụ dân sinh, không quan tâm lo đời sống cho dân..., để rồi những người dân tiên phong đi theo "tiếng gọi" của dự án "đem con bỏ chợ" này phải chịu nhiều cay đắng, thiệt thòi, đói nghèo đến cùng cực như vậy! Cuộc sống của người dân Hòn Đát sẽ càng bi đát hơn, nếu như chính quyền địa phương và các ngành chức năng không sớm khắc phục hậu quả của dự án "đem con bỏ chợ" này!

Lưu Phong

Bị còng tay bắt về đồn vì... không mang giấy CMND

TT - Sáng 23-10, trong khi đang ngồi uống nước trước cổng Công ty cổ phần Dịch vụ và vận tải ôtô số 6 (Công ty 6) ở TP Đà Nẵng, bà Cao Thị Ngọc Anh (thường trú ở Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị hai cán bộ Công an P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu đến yêu cầu cho xem giấy chứng minh nhân dân (CMND).

Do giấy CMND bị mất trước đó nên bà Anh đã bị hai cán bộ công an này còng tay đưa về đồn trước sự chứng kiến đầy ngạc nhiên của nhiều người.

Trả lời báo chí, trung tá Lê Đáng - phó trưởng Công an P.Hòa Khánh Bắc - xác nhận thông tin này. Tuy nhiên danh tánh của hai cán bộ công an không được tiết lộ. Theo trung tá Lê Đáng, hai cán bộ công an phường nhận lệnh xuống hiện trường rồi tiến hành bắt giữ đưa bà Anh về đồn là vì trước đó Công an P.Hòa Khánh Bắc nhận được lời đề nghị từ phía Công ty 6 cho rằng những ngày qua có một nhóm người thường xuyên tụ tập trước cổng công ty tìm cách gây rối (trong đó có bà Anh). Theo trung tá Đáng, việc còng tay, bắt giữ bà Anh với lý do không mang theo giấy CMND là sai.

Theo đơn kêu cứu của bà Anh, bà đã cùng nhiều công nhân xây dựng từ công trình thủy điện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) tìm vào Đà Nẵng gõ cửa Công ty 6 để đòi tiền lương nhưng bất thành.

Chim ác còn biết "khóc" đồng loại , sao công nhân đi đòi nợ lương, lại bị công an còng tay???


Khoa học - Môi trường

Thứ Sáu, 23/10/2009, 22:44 (GMT+7)
TTO - Một nhà khoa học Mỹ khẳng định chim ác là cũng biết thương xót và có nghi thức riêng tiễn biệt những đồng loại chẳng may mất mạng.


Chim ác là - Ảnh: Daily Mail
Với những hành vi hung dữ và thói quen bắt gà con, chim ác là gây ấn tượng không đẹp với con người. Nhưng tiến sĩ Marc Bekoff - một chuyên gia về hành vi động vật của Đại học Colorado (Mỹ) - từng chứng kiến 4 con chim ác là đứng bên cạnh xác một đồng loại với bộ dạng ủ rũ.
"Một con tiến tới và mổ nhẹ vào xác bạn rồi lùi lại. Một con khác cũng làm tương tự. Sau đó một con bay đi rồi mang về vài cọng cỏ. Nó đặt cỏ bên cạnh xác đồng loại. Một con khác cũng làm như vậy. Thế rồi cả bốn con đứng yên vài giây và từng con một bay đi", Bekoff kể.
Sau khi Bekoff đưa câu chuyện trên lên tờ Emotion, Space and Society, ông nhận được email của nhiều người nói họ từng chứng kiến cảnh tượng quạ và ác là tiễn biệt đồng loại chết.
Phát hiện của Bekoff có thể làm dấy lên tranh cãi về việc con người có phải là sinh vật duy nhất có cảm xúc phức tạp hay không. Nhiều nghiên cứu trước đây đã tìm thấy bằng chứng về nghi thức đưa tang ở khỉ đột, hành vi thông cảm với đồng loại ở chuột và tình bạn ở mèo.
"Chúng ta không thể biết suy nghĩ hay cảm xúc của chúng, nhưng nếu ai đó từng chứng kiến nghi thức tiễn biệt của ác là, họ chắc chắn sẽ tin rằng những con chim đang tiễn biệt bạn của chúng", Bekoff viết trên tạp chí Emotion, Space and Society.
Bekoff khẳng định voi cũng biết thông cảm với đồng loại. Vị tiến sĩ kể rằng trong một lần theo dõi một đàn voi ở Kenya, ông nhận thấy có một con bị què chân nên nó đi rất chậm. "Cả đàn voi cũng bước chậm và liên tục dừng lại để chờ con voi không may mắn. Mỗi khi dừng lại chúng đều nhìn quanh để cảnh giới. Cảnh tượng ấy khiến tôi kết luận rằng những con voi khỏe mạnh trong đàn rất quan tâm và thông cảm với con bị què", Bekoff nhận xét.
Những người phản đối quan điểm của Bekoff cho rằng ông đã cố tình nhân cách hóa những hành vi của động vật, tức là gán cho chúng những cảm xúc mà chúng không có. Nhưng vị tiến sĩ lập luận rằng các dạng cảm xúc phát triển ở con người và động vật vì chúng làm tăng cơ hội sống sót của các cá thể. "Phủ nhận sự tồn tại của cảm xúc ở động vật là hành vi không phù hợp với khoa học chân chính", ông nói.
HẢI DƯƠNG (Theo Daily Mail)
30 công nhân xây dựng Công trình thuỷ điện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) bị quỵt nợ:
Đòi nợ lương, bị công an còng tay

Lao Động số 241 Ngày 24/10/2009 Cập nhật: 8:31 AM, 24/10/2009

Thiếu tá Lê Đáng xin lỗi bà Ngọc Anh vì chiến sĩ mình đã còng bắt vô cớ người LĐ.
(LĐ) - Ngày 23.10, bà Cao Thị Ngọc Anh, đại diện cho 32 công nhân thi công công trình xây dựng thuỷ điện A Lưới, TT-Huế đến trụ sở Cty CP thương mại và dịch vụ ôtô 6, Đà Nẵng để đòi nợ lương gần 300 triệu đồng từ 2 năm nay.

Tại đây bà vô cớ bị còng tay, bắt về trụ sở công an phường Hoà Khánh Bắc, quận Liên Chiểu... Bà Ngọc Anh kêu cứu báo chí, lập tức được công an phường trả tự do, xin lỗi. Song vấn đề ở chỗ người lao động bị lừa đảo, quỵt nợ đến khốn khổ không được bảo vệ, lại còn bị ức hiếp đến đường cùng...
Bắt người vì sợ manh động

Bà Cao Thị Ngọc Anh, quê Hà Tĩnh cùng ông Nguyễn Quang Tuấn, quê Tân Lạc, Hoà Bình được uỷ nhiệm của nhóm công nhân (CN) gồm 32 người để tiếp tục đòi nợ lương mà XN thương mại và dịch vụ xây dựng công trình giao thông (trực thuộc Cty CP thương mại và dịch vụ ôtô 6 - Cty ôtô 6) từ chối trả cho họ từ đầu năm 2008 đến nay.

Sáng 23.10, theo lời khất hẹn trả nợ của lãnh đạo Cty mẹ, bà Ngọc Anh đến - Cty ôtô 6 để đòi nợ thì bị lãnh đạo Cty kêu công an bắt. Điều đáng nói, là dù người lao động đi đòi nợ lương một cách chính đáng, không có hành vi gây rối trật tự, công an biết rõ nhưng vẫn còng tay, bắt về phường.

Chúng tôi có mặt tại trụ sở Công an phường Hoà Khánh Bắc, quận Liên Chiểu sau lời kêu cứu của bà Ngọc Anh, thì lập tức Phó Công an phường - thiếu tá Lê Đáng - trả tự do và xin lỗi bà Ngọc Anh.

Ông Đáng trình bày: "Cty ôtô 6, đã nhiều lần đề nghị công an phường đến giải quyết việc một số người lao động (NLĐ) đến trụ sở Cty đòi nợ, gây rối. Tuy nhiên, qua xác minh, chúng tôi không phát hiện NLĐ có biểu hiện gây mất trật tự, vụ việc cũng không thuộc trách nhiệm công an phường nên chúng tôi không can thiệp. Nhưng sáng 23.10, lãnh đạo Cty này đã đến trực tiếp CA phường tiếp tục đề nghị, tôi chỉ đạo 2 chiến sĩ xuống cơ sở xem xét, mời NLĐ về để hướng dẫn, đề phòng trường hợp do quá bức xúc dẫn đến sự manh động".

"Nhưng do còn non trẻ, hành động thiếu tế nhị mà các chiến sĩ của chúng tôi đã sai trái, còng bắt NLĐ về phường". Ông Đáng thành thật xin lỗi bà Ngọc Anh và mong báo chí thông cảm: "Con dại cái mang.

Các chiến sĩ trẻ, như con em mình, tôi sẽ chấn chỉnh sau. Công an xin lỗi vì hành động bắt người sáng nay" - ông Đáng nói.

Công an đòi được tiền XN, Cty sẽ trả nợ

Trả lời PV Báo Lao Động về việc để nợ kéo dài 2 năm không trả cho CN, TGĐ Cty ôtô 6 - ông Bùi Mạnh Hùng - cho biết, Cty đã khoán trọn gói dự án 1,7 tỉ đồng cho XN. Việc XN tuyển lao động thời vụ, không ký hợp đồng lao động, không có hồ sơ pháp lý nên chúng tôi không có cơ sở để giải quyết.

Ông Hùng thừa nhận XN trực thuộc của mình có tổng nợ với NLĐ gần 300 triệu đồng. Nhưng, ông Hùng nói, ngay Cty ôtô 6 cũng là nạn nhân của XN con. "GĐ XN - ông Đinh Vũ Hùng - đã giả chữ ký của tôi, 3 lần ra Ngân hàng NNPTNT chi nhánh quận Bình Thạnh, TPHCM để rút gần 500 triệu đồng. XN cũng đã đầu tư 750 triệu đồng khác, Cty ôtô 6 cũng đã chi cho công trình tại A Lưới 85 triệu đồng... nhưng ông Đinh Vũ Hùng đã "ôm tiền" quỵt cả Cty lẫn NLĐ, bỏ dở cả công trình. Đã thế ông Hùng còn tạm ứng từ dự án này 1,3 tỉ đồng"- Tổng GĐ Bùi Mạnh Hùng cho biết.

Hiện,  Cty ôtô 6 đã tố cáo hành vi nói trên của ông Đinh Vũ Hùng, đề nghị công an điều tra, khởi tố vụ án. Khi nào làm rõ, công an buộc ông Hùng trả lại tiền cho Cty thì chúng tôi sẽ ưu tiên trả nợ cho CN. Về hành động gọi công an bắt NLĐ, ông Bùi Mạnh Hùng cho biết là do bà Ngọc Anh liên tục ăn vạ trước Cty, nhắn tin đe doạ, nhục mạ ông.

Với cách "ưu tiên giải quyết" theo kiểu lý giải của TGĐ  Cty ôtô 6 Bùi Mạnh Hùng, chắc chắn còn lâu NLĐ mới đòi được nợ. Trong khi đó, bà Ngọc Anh cùng nhiều NLĐ khác đã lâm cảnh cầm nhà, bán xe để lo chi phí ăn uống, trả nợ vật tư... tại công trình từ năm 2007 đến cuối năm 2008.



Thanh Hải

Khu Y tế kỹ thuật cao TPHCM: Khởi công rồi... để đó

Thứ Năm, 22/10/2009, 08:47

TP - Sau lễ động thổ diễn ra hoành tráng vào tháng 10 năm ngoái, đã hơn một năm trôi qua, Khu Y tế kỹ thuật cao  TPHCM ở phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân  vẫn chỉ là bãi đất với cỏ mọc um tùm.

Trao giấy chứng nhận và động thổ hơn một năm trước...
…đến nay dự án vẫn án binh bất động. Ảnh: Lê Nguyễn

Ngày 9/10/2008, Liên doanh giữa Cty dịch vụ Hoa Lâm Việt Nam và Cty Shangri - La Healthcare Investment Pte.Ltd Singapore động thổ Khu Y tế kỹ thuật cao  với sự chứng kiến của lãnh đạo các cấp.

Dự án với diện tích hơn 40ha và đầu tư khoảng 400 triệu USD này được chủ đầu tư hứa hẹn sẽ đem lại một môi trường chăm sóc sức khỏe toàn diện bằng kỹ thuật cao đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau hơn một năm triển khai, những lời hứa hẹn vẫn chỉ là trên giấy.

Ngày 21/10, khi chúng tôi có mặt tại Khu Y tế kỹ thuật cao, ngoài một văn phòng nhỏ được xây dựng nằm trơ trọi bốn bên cỏ mọc, còn lại vẫn là bãi đất hoang; tường rào bao quanh và một vài chiếc xe khách đỗ tạm.

Đi vòng quanh khu đất rộng hơn 40 ha, chúng tôi không thấy bóng dáng công nhân, không một tiếng máy xúc máy đào... Mọi việc vẫn án binh bất động như những gì mà hơn một năm trước đây khi Liên doanh này động thổ.

Tại cổng chính ở đường Kinh Dương Vương và phía góc đường 17A, đường Tên Lửa, chỉ vỏn vẹn hai tấm bảng quy hoạch dự án Khu Y tế kỹ thuật cao đã được UBND TPHCM phê duyệt.

Bao giờ?

Theo như những gì mà Liên doanh này đưa ra tại lễ động thổ cách đây hơn một năm, ngoài khu chức năng được xây dựng trong khu liên hợp này như chăm sóc hội chẩn và bệnh viện giảng dạy; Phòng xét nghiệm; Trung tâm nghiên cứu và khu chăm sóc y tế; Khu chăm sóc y tế đặc biệt; Học viện công nghệ và khoa học y khoa..., Khu Y tế kỹ thuật cao còn có cả khu lưu trú dành cho người nhà bệnh nhân 25 tầng; trung tâm bán lẻ đồ dùng thiết bị chăm sóc y tế, câu lạc bộ...

Theo thiết kế mà phía liên doanh đầu tư đưa ra, Khu Y tế kỹ thuật cao có khả năng chăm sóc điều trị một năm lên tới 45.000 bệnh nhân nội trú và 30.000 bệnh nhân ngoại trú với tổng cộng 1.700 giường bệnh. Dự án này được dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2010- 2011.

Phóng viên đã liên lạc với lãnh đạo của công ty trên để tìm hiểu tiến độ của dự án, nhưng đại diện phía công ty trên không trả lời máy.

Theo tìm hiểu của Tiền Phong, được sự chỉ đạo của UBND TPHCM, Sở Y tế TPHCM thành lập Ban chỉ đạo và nhóm xây dựng tiêu chuẩn thực hiện dự án Khu Y tế kỹ thuật cao vào năm 2001. Theo đó, UBND TPHCM có chủ trương chấp thuận cho tám bệnh viện của TPHCM được đầu tư xây dựng cơ sở chẩn đoán, điều trị kỹ thuật cao tại Khu Y tế kỹ thuật cao.

Tuy nhiên, đến năm 2006, tám bệnh viện không triển khai được việc xây dựng. Vì vậy năm 2007, UBND TPHCM quyết định giao cho liên doanh Công ty dịch vụ Hoa Lâm và Shangri-La Healthcare Investment Pte.Ltd đầu tư một liên hợp y tế tại khu Y tế kỹ thuật cao này.

Lê Nguyễn

Một thiếu niên ngã vào taluy tử vong, do bị công an đạp?

Thứ Sáu, 23/10/2009, 17:41

Hiện nhiều người dân phường Vinh Tân (TP Vinh, Nghệ An) đang rất xôn xao về cái chết của em Nguyễn Thế Phương (16 tuổi, học lớp 10A, Trường THPT Hữu Nghị).

Theo lời người dân kể lại, Phương và hai bạn là Phan Văn Cường (23 tuổi) và Nguyễn Văn Tùng (16 tuổi), cùng ở khối Phúc Vinh và Phúc Lộc - phường Vinh Tân, đi trên một xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm nên bị công an đuổi đánh.

Chiều 22/10, bà Nguyễn Thị Lan - mẹ của Phan Văn Cường - kể lại: "Lúc 22h đêm 21/10 khi nghe tin Cường bị tai nạn trên đường Nguyễn Phong Sắc (phường Hưng Dũng, TP.Vinh), gia đình tôi cử người đến đưa cháu về trạm xá phường cấp cứu.

Sau đó, Cường kể Tùng và Phương ngồi sau xe do Cường điều khiển. Do cả ba đều không đội mũ bảo hiểm nên bị sáu cảnh sát mặc sắc phục rằn ri đi trên ba xe máy rượt đuổi.

Khi tiến sát xe của Cường, một cảnh sát dùng gậy cao su quất vào cổ Tùng. Một cảnh sát khác đạp vào bánh xe trước làm xe bị ngã. Phương đập đầu vào taluy ven đường bị vỡ sọ, chết tại chỗ. Tùng bị gãy tay và xương vai. Cường cũng bị thương nặng".

Đại tá Hồ Xuân Hòa - trưởng Công an TP Vinh - khẳng định: "Hiện vụ việc đang được công an khẩn trương điều tra, làm rõ. Nếu công an vi phạm thì chắc chắn sẽ bị xử lý nghiêm".

Theo Tuổi Trẻ

Sinh viên bức xúc vì bị 'lừa' tại festival cầu Long Biên

Cập nhật lúc 16:15, Thứ Sáu, 23/10/2009 (GMT+7)

- Rất nhiều sinh viên tham gia lễ hội festival cầu Long Biên bức xúc khi tới giờ này vẫn chưa nhận được tiền thù lao. Thay vì lời "hứa hẹn" sẽ được trả 100.000 đồng/ca ban đầu, ban tổ chức hiện chỉ "hứa" có thể thanh toán 100.000 đồng/ngày.

Thù lao từ 100.000/ca biến thành 100.000 ngày

Mô tả ảnh.
Festival quy tụ gần 300 sinh viên tham gia hỗ trợ với nhiều vai trò. Ảnh: Hạnh Phương
Tham gia làm tình nguyện viên cho festival cầu Long Biên tại HN trong 2 ngày 10 và 11/10 có gần 300 sinh viên ở các trường đại học Hà Nội. Ngoài 5 nhóm lẻ với số lượng 10 sinh viên/nhóm, còn có hàng chục nhóm nhỏ (6 người/nhóm) khác thuộc ĐH Hà Nội, Học viện Ngoại giao.

Khi sự kiện đã kết thúc gần 2 tuần, sau nhiều lần đi lại, làm việc với thành viên BTC festival cầu Long Biên, đến cuối giờ chiều ngày 22/10, mới chỉ có một lượng nhỏ các bạn sinh viên tình nguyện được nhận thù lao. Thay vì được hưởng 100.000 đồng/ca (3 tiếng) như lời "rao" tuyển tình nguyện viên ban đầu của BTC, các bạn sinh viên chỉ được trả 100.000 đồng/ngày và 20.000 tiền phụ cấp.

Tuy vậy, hơn 100 bạn sinh viên khác của Học viện Ngoại giao đến thời điểm này vẫn phải chờ, chưa biết khi nào sẽ được nhận khoản thù lao ít ỏi này từ BTC sau nhiều lần "hẹn lên hẹn xuống" bởi danh sách được nộp lên còn phải chờ BTC đi xác minh. Do không ký kết vào bất cứ bản giao kèo nào với ban tổ chức, cũng không có giấy tờ xác minh việc các bạn sinh viên có đi làm tình nguyện viên festival hay không (ngoài chiếc thẻ Staff) nên rất nhiều bạn sinh viên lo ngại không thể nhận tiền, dù chỉ với 100.000/ngày.

Nguyễn Sang (Học viện Ngoại giao) bức xúc: "Trước khi sự kiện này diễn ra, chúng em truyền nhau thông tin về việc tuyển tình nguyện viên với thù lao 100.000 cho 1 ca 3 tiếng, 3 ca mỗi ngày. Khi đến đăng ký, bọn em gặp trực tiếp anh Thế Anh với tư cách là trợ lý của dự án tại 31A Văn Miếu. Anh Thế Anh cũng đã xác nhận số tiền thù lao đó là đúng. Ngày 11/10 có một số bạn hỏi anh Thế Anh là bao giờ lấy được tiền. Anh ấy chỉ nói là: Có thể là ngày 13! Tối 17/10, anh Thế Anh có gọi cho trưởng nhóm của Học viện Ngoại giao và ĐH Hà Nội nói là có sự nhầm lẫn về tiền lương và hẹn mọi người tới gặp trực tiếp để nói chuyện. Ngày 19/10, chúng em có đến gặp bà Nguyễn Nga để đàm phán và nhận câu trả lời: Bây giờ cô không có tiền, muốn kiện sao thì kiện. Cô ấy còn nói: đã là tình nguyện thì không lấy tiền".

Bạn Đặng Vân cũng tỏ ra bất bình về lối cư xử của BTC: "Đối với rất nhiều bạn sinh viên, tham gia Festival không phải vì số tiền 100.000 đồng/ca như BTC hứa hẹn từ đầu mà là để được hòa mình vào không khí lễ hội độc đáo này. Kết thúc Festival, BTC có đính chính lại về tiền lương của sinh viên tình nguyện nhưng trước khi có đính chính này thì các bạn  nhóm trưởng đã phải mất công, mất thời gian đến trụ sở mà không ai ra tiếp. Những hành động của BTC khiến cho sinh viên tình nguyện cảm thấy rất thất vọng và mất lòng tin. Thật khó mà tin tưởng BTC sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ tổ chức Đại Lễ 1000 năm Thăng Long sắp tới với phong cách làm việc thiếu chuyên nghiệp và có phần "lợi dụng sinh viên tình nguyện" như thế này. 

Mô tả ảnh.
Nhiều sinh viên tình nguyện bức xúc về cách tổ chức thiếu chuyên nghiệp của festival. Ảnh: Hạnh Phương
Cuối giờ chiều 22/10, sau khi làm việc với báo VietNamNet, bạn Nguyễn Sang đã tới Ngôi nhà Nghệ thuật 31A Văn Miếu HN để nhận tiền sau rất nhiều cuộc tiếp xúc không thành công. Sáng 23/10, Sang cho biết nhóm lẻ của bạn gồm 10 sinh viên tham gia festival cầu Long Biên đã nhận được thù lao 240.000đồng mỗi người cho hai ngày 10 và 11/10.

Tuy nhiên, khi đến lấy tiền thì các nhóm phải ký vào một bản hợp đồng có ghi số tiền nhưng ngày ký lại là 8/10 và ghi rõ: các bạn sinh viên tình nguyện sẽ được nhận tiền vào ngày 22/10. Bản hợp đồng được "hợp pháp hoá" sau khi kết thúc lễ hội được gần 2 tuần chứ không phải trước festival như ghi trong biên bản.

Nguyên nhân do "thông báo nhầm lẫn"

Vì không có bất cứ giao kèo nào được thực hiện nên việc đòi thù lao của các bạn sinh viên tham gia hết sức khó khăn và trên thực tế đã có rất nhiều bạn chán nản, bỏ cuộc, coi như mình bị cú lừa đầu đời. "Chúng tôi được biết là ngày 13/10 lên 31A Văn Miếu lấy tiền (theo lời anh Thế Anh - trợ lý trưởng ban tổ chức festival cầu Long Biên - PV). Đến hôm nay là 21/10 vẫn không có. Ban tổ chức thông báo là họ đã có nhầm lẫn, lẽ ra là 100.000/ngày (3 ca) chứ không phải 100.000/ca như đã nói. Tất cả mọi chuyện như vậy. Tôi quá thất vọng về ban tổ chức và cách làm việc của họ", bạn Đỗ Hồng nói.

Khi liên lạc với anh Thế Anh, trợ lý trưởng ban tổ chức festival cầu Long Biên, đồng thời là đầu mối liên lạc với các bạn sinh viên tình nguyện để hỏi về những thắc mắc mà các bạn sinh viên nêu, anh Thế Anh khẳng định mình cũng là một tình nguyện viên tham gia festival và không phải là người của Ngôi nhà Nghệ thuật 31A Văn Miếu. Theo như anh Thế Anh khẳng định trong cuộc tiếp xúc trực tiếp với phóng viên VietNamNet trưa 23/11 thì hiện tại BTC đã thanh toán cho "cỡ vài trăm bạn". Trong khi đó, khi liên hệ với người của 31A Văn Miếu thì chị nhân viên ở đây cho biết, tất cả những bạn chưa được thanh toán thù lao sẽ phải đợi xác minh và đề nghị liên lạc lại vào thứ Hai tuần tới.

Giải thích về "sự nhầm lẫn" trong vấn đề thù lao trả cho các bạn sinh viên, anh Thế Anh cho biết: "Ngôi nhà Nghệ thuật 31A Văn Miếu phát ra một thư mời tuyển tình nguyện viên và tôi là người tiếp nhận các bạn sinh viên, phân ca, triển khai các bạn đứng bảo vệ trên cầu. Thông tin tuyển tình nguyện viên do Ngôi nhà nghệ thuật có ghi rõ là mức thù lao trả cho mỗi sinh viên tình nguyện là 100.000/ngày. Người gửi thông tin là bạn Hương do thời gian đó đang bận việc cưới hỏi nên bàn giao thông tin lại không chuẩn do vậy tôi hiểu là 100.000/ca.

Đây là lỗi của tôi. Nhưng nếu bàn giao lại bằng giấy tờ hẳn hoi thì lại là vấn đề khác. Nhưng do có quá ít người tham gia tổ chức festival nên bàn giao với nhau chủ yếu bằng miệng khiến thông tin không được chuẩn. Sau festival tôi cũng đã gửi thư xin lỗi tới các bạn nhóm trưởng để chuyển đến các sinh viên trong nhóm. Bên phía cô Nguyễn Nga, mình cũng thông cảm cho cá nhân cô, vận động được quá ít tiền, nên việc trả thù lao cho các bạn sinh viên cũng chỉ có giới hạn" (!?)

Mô tả ảnh.
Một sinh viên tình nguyện hướng dẫn cho khách nước ngoài lưu bút tích trên tấm vải trắng cài trên cầu trong ngày khai mạc festival. Ảnh: Hạnh Phương
Ngày 20/10, đại diện cho BTC festival cầu Long Biên là anh Thế Anh đã gửi thư xin lỗi các bạn trưởng nhóm sinh viên tình nguyện (sau nhiều lần làm việc, giục giã), trong đó thừa nhận: "Do thông tin trong nội bộ ban tổ chức chưa thông suốt nên tôi - Thế Anh - hiểu nhầm và thông báo cho mọi người là 100.000/người/ca. Nay tôi xin lỗi vì đã đưa ra thông tin chưa chính xác. Ban tổ chức đã thống nhất sẽ hỗ trợ thêm 20.000 VND/người/ngày. Như vậy mức hỗ trợ tài chính là: VND 120.000/người/ngày (x 2 ngày)".

Tuy nhiên, đến thời điểm này, hàng trăm bạn sinh viên vẫn chưa biết chính xác khi nào mình có thể nhận được tiền. Không biết lá thư xin lỗi của ban tổ chức có thể làm dịu lòng các bạn sinh viên đến đâu nhưng có một điều chắc chắn là hành động thiếu chuyên nghiệp của BTC, dù là vô tình hay hữu ý đã làm tổn thương đến nhiều người. Có lẽ số tiền 100.000 kia không còn nhiều ý nghĩa nữa.

  • Bích Hạnh

Dân Bắc Hàn lâm vào cảnh "cùng cực"

Phái viên Liên Hợp Quốc kêu gọi Bắc Hàn từ bỏ chính sách "quân sự đứng đầu"

Phái viên Liên Hợp Quốc đã chỉ trích tình trạng nhân quyền tại Bắc Hàn là "cùng cực" và nói một phần ba dân số nước này đang bị đói ăn một cách không cần thiết.

Phái viên Liên Hợp Quốc phụ trách vấn đề Bắc Hàn nói nước này không phải là nghèo, và kêu gọi hãy từ bỏ chính sách "quân sự đứng đầu".

Phái viên Vitit Muntarbhorn nói Liên Hợp Quốc chỉ có thể giúp đỡ chưa tới hai triệu người, vì thiếu đồ viện trợ.

Ông nói việc thiếu đồ là do hậu quả của phản ứng quốc tế trước các cuộc thử hạt nhân và hỏa tiễn của Bình Nhưỡng.

Ông Muntarbhorn nói việc cung ứng lương thực cũng đã bị ảnh hưởng do nỗ lực của nước này trong việc kiểm soát hoạt động kinh tế, đặc biệt là chuyện hạn chế vai trò của phụ nữ.

Chuyên gia nhân quyền người Thái, từng là Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về vấn đề Bắc Hàn từ năm 2004, đang trình bản phúc trình cuối cùng lên cuộc họp của các thành viên Liên Hợp Quốc.

Ông nói: "Tình trạng nhân quyền tại nước này vẫn rất cùng cực, do cách áp dụng quyền lực tại đây: bao vây, kiểm soát và tàn nhẫn."

"Trong lúc nhiều người dân đang phải chịu cảnh đói nghèo khốn khổ, phải chịu cảnh thiếu thốn dài hạn lương thực và đồ nhu yếu phẩm khác thì bản thân quốc gia đó vẫn đang có đầy tài nguyên khoáng sản, nhưng lại bị giới chức kiểm soát."

"Các thế lực thù địch"

Ông Muntarbhorn nói tình hình lương thực đã được cải thiện cho tới giữa năm; Chương Trình Lương Thực Thế Giới đã tiếp cận được với nước này nhiều hơn so với trước, và đang đến được với chừng sáu triệu người cần giúp đỡ.

Tuy nhiên, ông nói, đến giữa năm 2009, nguồn viện trợ quốc tế đã bị thiếu hụt.

Nguồn viện trợ quốc tế cho Bắc Hàn đã giảm mạnh sau vụ thử hạt nhân thứ nhì của Bình Nhưỡng.

Ông nói tình hình bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc, được đưa ra sau khi Bắc Hàn thử thiết bị hạt nhân thứ hai hồi tháng Năm, sau vụ thử đầu tiên hồi 2006.

Ông nói Chương Trình Lương Thực Thế Giới chỉ có thể giúp chưa tới hai triệu người.

Ông Muntarbhorn vẫn chưa được phép vào Bắc Hàn. Thay vào đó, ông phải dựa vào thông tin từ các tổ chức của Liên Hợp Quốc hoạt động tại nước này, các nhóm nhân quyền và người tỵ nạn chạy sang Nam Hàn, Nhật Bản và Mông Cổ.

Bản phúc trình nói rằng tình hình đã trở nên tồi tệ hơn do các nỗ lực của nhà nước trong việc kiểm soát hoạt động kinh tế.

Theo bản phúc trình, phụ nữ dưới 49 tuổi không được phép buôn bán; một số khu chợ đã bị đóng cửa. Các quy định này dẫn tới một số vụ đụng độ giữa những người buôn bán là phụ nữ và giới chức.

Phái viên Liên Hợp Quốc nói phụ nữ cũng bị cấm đi xe đạp, phương tiện di chuyển chính để đi làm, và bị buộc phải mặc váy thay vì quần dài.

"Việc khai thác người dân đã trở thành thứ đặc quyền nguy hiểm của giới cầm quyền cấp cao."

Ông Muntarbhorn mô tả đó là bầu không khí đàn áp, các điều kiện tồi tàn trong tù và nói người dân bị gửi đi các trại cải tạo lao động thậm chí chỉ vì những lý do như không đến chỗ làm theo đúng quy định hay xem phim Hàn Quốc.

Phó đại sứ Bắc Hàn tại Liên Hợp Quốc Pak Tok-hun nói bản báo cáo là "hoàn toàn bóp méo, dối trá, sai sự thật, do các thế lực thù nghịch bày đặt ra."

Friday, October 23, 2009

Những phát ngôn gây "sốc cảm xúc"


"Yêu cầu TQ bồi thường cho ngư dân VN", "phải cấm bán tài nguyên thô ra nước ngoài", "trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám". Những ngày giữa tháng 10 này, có nhiều phát ngôn khiến người nghe phát... sốc vì xúc động, vui, buồn, bực bội.

Yêu cầu TQ bồi thường thiệt hại cho ngư dân VN

Chiều 21/10, Bộ Ngoại giao đã triệu ĐS Trung Quốc tại Việt Nam đến để trao công hàm phản đối việc nhân viên vũ trang Trung Quốc có những hành động vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam trên đường tránh bão cách đây hơn ba tuần. (VietNamNet, 21/10)

Trong công hàm, Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm những nhân viên vũ trang có hành động đối xử thô bạo với ngư dân Việt Nam, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam, đồng thời có các biện pháp ngăn chặn không để những hành vi tương tự tái diễn.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao VN

Việc làm của Bộ Ngoại giao chắc chắn là hành động ấn tượng nhất của Chính phủ tuần vừa qua, vì nhiều ý nghĩa: Đây là phản ứng mạnh mẽ nhất nhằm bảo vệ ngư dân Việt Nam trước phía Trung Quốc, kể từ khi Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động và yêu sách đòi chủ quyền trên Biển Đông (khoảng hai năm trở lại đây).

Thái độ quyết liệt đó của Nhà nước là điều người dân đã hy vọng và mong đợi từ lâu.

Sẽ phải cấm bán tài nguyên thô ra nước ngoài

"Ta bây giờ phần lớn là bán tài nguyên, nên vừa rồi cũng có phê phán chỗ này chỗ kia. Đã đến lúc phải đi sâu vào chế biến và Chính phủ sắp tới chắc phải có quy định theo hướng cấm bán tài nguyên thô ra nước ngoài" - Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh phát biểu tại phiên thảo luận tổ về dự thảo Luật thuế tài nguyên của QH. (Tuổi Trẻ, 22/10)

Những phân tích của Tổng Bí thư, tuy không đề cập trực tiếp và cụ thể tới những dự án bán tài nguyên gây tranh cãi, nhưng cũng là một tín hiệu gửi đến các cá nhân và tổ chức lâu nay vẫn giữ thứ tư duy làm giàu và phát triển nhờ xúc tài nguyên đi bán. Sẽ đến lúc mà thời kỳ phát triển dựa vào việc xuất khẩu các sản phẩm "săn bắn, hái lượm" được phải chấm dứt.

Nhân thân tốt vẫn cứ được chiếu cố

Tổng TTCP Trần Văn Truyền
Mặc dù trong dư luận, đã có không ít ý kiến phản đối việc xét xử kết hợp "tình" và "lý", giảm nhẹ tội vì yếu tố "nhân thân tốt", nhưng Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền lại vừa một lần nữa khẳng định, người có nhân thân tốt vẫn cần được pháp luật chiếu cố.

Liên quan tới "nghi án" công ty PCI hối lộ quan chức Việt Nam, ông Truyền nhận xét:  "Nếu anh tiền án, tiền sự thì xử lý khác. Còn bản thân anh trước đó đến nay không làm gì có lỗi, tích cực, tận tụy, vì lý do nhất thời có hành động khác đi; hoặc cả gia đình từ xưa đến nay cống hiến cho Tổ quốc, cách mạng, chỉ vì một lỗi nào đó mình xử một người mà làm cả một dòng họ, gia đình bị ảnh hưởng thì cũng nên xem xét". (VietNamNet, 22/10)

Luật pháp, nếu thật sự công bằng và nghiêm minh, thì luôn xử lý đúng người, đúng tội, không có chuyện "xử một người mà làm cả một dòng họ, gia đình bị ảnh hưởng". Nói cách khác, người nào vi phạm pháp luật thì người đó sẽ bị xử lý, không ảnh hưởng gì tới dòng họ, gia đình, mà cũng không thể lấy dòng họ, gia đình ra làm khiên làm mộc che đỡ cho hành vi sai phạm của cá nhân.

Với cách xét xử theo hướng giảm nhẹ tội cho người có nhân thân tốt, không chừng tòa đang mở đường cho những nhân vật thuộc diện "con cháu các cụ" vi phạm pháp luật. Đã có "nhân thân tốt" lót cho rồi, sợ chi?

Ngoài ra, Tổng Thanh tra nói vậy thì lại hơi... tội nghiệp cho những người tuy đang tốt nhưng trong quá khứ chẳng may có tiền án, tiền sự.

Nhìn chung, ở địa vị Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Trần Văn Truyền không nên đưa ra những nhận xét có thể tác động tới cơ quan tư pháp (vốn phải độc lập với hành pháp).

Đừng "làm khó" các nhà khoa học!

Các ý kiến phản hồi cho thấy Dự thảo thông tư "Hướng dẫn thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học công nghệ" do Bộ Khoa học - Công nghệ (KHCN) xây dựng đang có những quy định mang tính chất của "vòng kim cô" đối với các nhà khoa học.

Chẳng hạn, Dự thảo có quy định buộc các tổ chức nghiên cứu KHCN chỉ được nghiên cứu các lĩnh vực mà pháp luật cho phép (diễn giải đơn giản). Điều này thật ra rất khó thực hiện cho cả bên ra quy định lẫn bên tuân theo quy định. Bởi vì pháp luật phải liệt kê ra cả một danh sách những lĩnh vực cho phép nghiên cứu khoa học, trong khi lẽ ra chỉ nên lập danh sách lĩnh vực cấm nghiên cứu, đỡ phức tạp hơn.

Bên cạnh đó là việc Dự thảo quy định, thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận thành lập tổ chức KHCN chỉ là 5 năm, hết 5 năm phải đi đăng ký lại; nếu mất giấy phép phải làm lại các thủ tục từ đầu như khi cấp mới và phải có thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng...

Thủ tục này, so với việc thành lập doanh nghiệp, lằng nhằng hơn nhiều. Đối với các nhà khoa học - những người luôn cần được hưởng tự do để có thể sáng tạo - thì đây thật sự là mớ thủ tục hành chính làm họ mất thời gian và tâm sức.

Thế nên GS Trần Văn Tuấn (Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, VUSTA) đã phải nhấn mạnh: "Nếu thực sự mong muốn khoa học nước nhà phát triển, nhà nước cần có niềm tin hơn vào các nhà khoa học và tạo điều kiện để họ phát huy hết năng lực của mình. Đừng làm khó các nhà khoa học". (Đất Việt, 21/10)

HN tái khởi động dẹp hàng rong vỉa hè

Sau hơn một năm Hà thành thực hiện các quyết định 02, 20 về xử lý hàng rong, vỉa hè trên hơn 60 tuyến phố nội đô, "cuộc đấu tranh" của chính quyền với hàng rong vỉa hè vẫn chưa chấm dứt.

"Tình hình vi phạm tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường của Hà Nội đã tương đối trầm trọng. Không thể để Thủ đô đón 1.000 năm Thăng Long nhếch nhác thế này" - ông Hoàng Thanh Bình, Trưởng Phòng Cảnh sát trật tự Công an Hà Nội, tuyên bố. (VietNamNet, 20/10)

Ông Bình cho rằng nguyên nhân là do có sự chùng xuống của các lực lượng chức năng, nhất là đội ngũ chỉ đạo, khiến các lực lượng thực thi ở dưới vốn đã mỏng cũng buông vì không đủ sức.

Ai cũng biết thành phần kinh tế cá thể, với tính chất cơ động, làm ăn nhỏ lẻ, rất dễ "làm loạn" đường phố bất cứ khi nào có thể, và khiến bộ mặt thành đô Thăng Long - Hà Nội nghìn năm tuổi bị "nông thôn hóa". Tuy nhiên, việc hàng rong vẫn duy trì sức sống rất dai dẳng, bất chấp mọi chiến dịch "đánh dẹp", cho thấy những gì chính quyền đang làm hình như chỉ là giải pháp tạm thời, phần ngọn, chứ không phải tận gốc rễ.

Vấn đề quan trọng ở đây là phương pháp và thời điểm dẹp bỏ hàng rong vỉa hè đã hợp lý chưa, người dân đã "tâm phục khẩu phục" chưa, đã có cách nào bố trí việc làm và mưu sinh cho những con người chỉ biết bám vỉa hè mà sống hay chưa?

Chính quyền, công an, dân phòng, quản lý thị trường, v.v. có thể bức xúc, xử lý quyết liệt, nhưng nếu chỉ làm để... lập thành tích chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, thì e rằng cũng chỉ như bắt cóc bỏ đĩa. Mọi sự rồi sẽ đâu lại vào đấy, cố gắng lắm thì giữ được bộ mặt thủ đô sạch đẹp cho tới sau dịp 10/10/2010.

Kết cục buồn của vụ náo loạn ở An Khê

"Công an thị xã An Khê (Gia Lai) vừa chính thức công khai xin lỗi nhân dân trên địa bàn thị xã về thái độ, tác phong ứng xử của một số cán bộ, chiến sĩ công an xung quanh vụ náo loạn vừa qua tại thị xã An Khê có liên quan đến cái chết của ông Phạm Ngọc Đến, bị cảnh sát giao thông truy đuổi do không đội mũ bảo hiểm" - Trưởng công an thị xã An Khê Nguyễn Văn Thắng cho biết. (Tuổi Trẻ, 18/10)

Lẽ ra việc công an công khai xin lỗi dân như vậy có thể được chọn là một "hành động ấn tượng" của tuần, vì dù sao đó cũng là chuyện... hiếm. Tuy nhiên, cuối cùng, cách xử lý vụ việc đã khiến lời xin lỗi trở thành chưa đủ, và thậm chí câu chuyện còn là một ví dụ về sự vi phạm nguyên tắc "mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật".

Ấy là vì, công an có hành vi bạo hành đối với công dân, sử dụng vũ lực không thích hợp với mức độ sai phạm của dân và cuối cùng làm chết người, thì chỉ bị "kỷ luật cảnh cáo", "khiển trách", "bố trí lại công tác", và "xin lỗi". Trong khi đó, 11 công dân, do không kìm được sự phẫn nộ mà quá khích, "bạo hành" ngược lại với công an, thì bị khép vào tội "gây rối trật tự công cộng" và khởi tố.

Một cái kết không thỏa đáng.

"Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám"

GS Phan Huy Lê
GS sử học Phan Huy Lê vừa đưa ra một thông tin gây sốc, 64 năm sau sự kiện kho xăng của quân Pháp ở Thị Nghè bị đốt cháy (khoảng giữa tháng 10/1945) bởi một (hoặc một số) người được cho là "anh Đuốc Sống" Lê Văn Tám.

GS Lê cho biết, do không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt kho xăng nên GS sử học Trần Huy Liệu đã dựng lên câu chuyện về thiếu niên anh hùng Lê Văn Tám.

Ông Phan Huy Lê nhấn mạnh: "Lúc bấy giờ, GS Trần Huy Liệu đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời, nên GS nói rõ là muốn tạo dựng nên một biểu tượng anh hùng để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta... Điều căn dặn của GS Trần Huy Liệu là: Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa". (Khoa học và Đời sống, 14/10)

GS Lê kể lại câu chuyện, đồng thời đề nghị thái độ ứng xử với biểu tượng Lê Văn Tám: "Tôi nghĩ rằng tất cả các đường phố, trường học, công viên... mang tên Lê Văn Tám vẫn để nguyên, vẫn được tôn trọng như một biểu tượng với nội dung giải thích đúng sự thật... Mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực".

Chắc chắn sẽ còn gây nhiều tranh luận và tốn nhiều giấy mực, nhưng - xét trên khía cạnh phải sòng phẳng với lịch sử, "trả lại cho Cesar những gì của Cesar" - có thể nói cách ứng xử mà GS Lê đề xuất là chừng mực và đúng đắn.

Còn về những sự thật lịch sử xoay quanh nhân vật Lê Văn Tám cũng như độ tin cậy của câu chuyện về GS Trần Huy Liệu, thì người dân Việt Nam có quyền đòi hỏi các nhà khoa học, các sử gia vào cuộc nghiên cứu để đưa ra câu trả lời chính xác.

  • Đoan Trang(tổng hợp và bình luận)

Lao vào hiện trường tai nạn giao thông để… “săn số”

(Dân trí) - Vừa thấy có tai nạn, nhóm người hớt hải chạy đến, hỏi tới hỏi lui, loanh quanh toàn những câu liên quan tới con số: Nạn nhân bao nhiêu tuổi? Biển số xe bao nhiêu? Dép nạn nhân số mấy?... Tất nhiên nhóm người này không quan tâm đến sự sống chết của nạn nhân…

Một vụ tai nạn giao thông thương tâm vừa xảy ra trước cây xăng Ngọc Diệp (số 2 xa lộ Hà Nội, quận Thủ Đức, TPHCM). Xe container mang BS 65N-1811 kéo theo đầu kéo mang BS 65R-0135 do anh Lê Văn Tiên (29 tuổi) điều khiển, lưu thông từ hướng ngã tư Thủ Đức về cầu Sài Gòn, đến địa điểm trên thì có một xe mô tô BKS 53X6-5269 do một người đàn ông điều khiển vượt lên. Trong khi vượt, chiếc xe máy và người điều khiển bị cuốn vào bánh sau của chiếc xe container, người điều khiển xe máy dính vào khe giữa hai bánh sau xe container, bị kéo đi gần 15m, tử vong tại chỗ. 

 

Ngay sau khi xảy ra tai nạn, rất đông người tập trung tại hiện trường, một phụ nữ chạy lại tay cầm nắm nhang đốt cho người xấu số, kèm theo đó là mấy tờ tiền mệnh giá từ 2.000 đến 10.000 đồng. Xung quang chị này có mấy người đứng lố nhố ngó nghiêm kiếm tìm những… con số.
 


Một người đàn ông đang cố gắng nhìn biển số chiếc xe vừa gặp tai nạn.

 

Không phải người phụ nữ đang "cầu siêu" cho người xấu số mà đó là thủ tục xin số. Những tờ tiền cúng sau đó sẽ được chủ nhân lấy lại, hay còn gọi là "xin lộc". Họ sẽ tìm những con số trong dãy số sê-ri tiền để… đánh đề.

 

Với những người chậm chân đến sau, không thể vào hiện trường "xin lộc" thì họ có cách khác để "săn số". Đứng ngay bên tôi, một phụ nữ ngoài 50 mươi tuổi hỏi gấp: "Nạn nhân bao nhiêu tuổi? Nam hay nữ? Đọc dùm bác cái biển số xe…". Tôi quay lại, ngạc nhiên nhận ra chính người phụ nữ này mấy hôm trước cũng hỏi tôi những câu tương tự ở một vụ tai nạn khác.

 

Bà cho biết tên là Bảy L, nhà ở phường Trường Thọ, quận Thủ Đức. Bà kể, cách đây khoảng 4 năm, trong một lần đi làm, bà gặp vụ TNGT, "vô tình" nhìn thấy biển số của chiếc xe máy văng ra và nhớ những con số đó. Về nhà bà xúi mấy người hàng xóm mua vé số theo số đó, không ngờ họ trúng, tặng bà một số tiền nhỏ.

 

Từ đó về sau, bà L chuyển qua "nghề săn số" từ các vụ TNGT. Nghe ngóng ở đâu có tai nạn là bà tức tốc tìm đến hiện trường, ghi lại tất cả các con số có liên quan, thậm chí cả số giày, số dép của nạn nhân.
 
Lẫn trong số những người nhiệt tình giúp đỡ người bị nạn cũng có không ít người chỉ "săm soi" săn tìm các con số.

 

Trong một diễn biến của vụ TNGT xảy ra trước số nhà  1093 quốc lộ 1A, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân. Khi chiếc xe tải mất lái lao thẳng lên lề đường đẩy cả tấn phế liệu vào một quán cà phê nằm sát bên rồi đâm vào một tiệm điện cơ gần đó, trong lúc mọi người đang khẩn trương hô hào nâng các thanh sắt nặng cả tạ ra để cứu người đang bị mắc kẹt bên trong thì lại có vô số người đứng ngoài bình thản ngó nghiêng ghi chép. Họ tranh thủ  lúc cơ quan chức năng chưa kịp phong tỏa hiện trường để ghi lại biển số xe, số nhà, có khi cả số chứng minh thư của nạn nhân...

 

Khi hiện trường đã bị phong tỏa, nhiều người vẫn chạy đến hỏi ngược hỏi xuôi về các con số. Thấy chúng tôi đang ghi chép, 2 cô gái rất trẻ chạy lại hỏi tới tấp: "Số xe bao nhiêu vậy anh? Nhà số mấy, nạn nhân bao nhiêu tuổi?". Chúng tôi không nói thì hai cô gái năn nỉ: "Anh làm ơn cho em đi, nếu mai vào mấy lô thì em tìm anh báo đáp, có mất mát gì của anh đâu, tại em không vào đó được nên mới hỏi anh".

 

Theo lời một bác xe ôm, ở quận Thủ Đức có cả một xóm chuyên sống bằng "nghề săn số" từ các vụ tai nạn. Không biết các con số đó "linh" đến mức nào, chỉ thấy có người đã mất hết nhà cửa.

 

Một chiến sĩ CSGT quận Thủ Đức đang xử lý vụ tai nạn cho biết, mỗi khi ở khu vực có tai nạn là người dân tập trung lại rấy đông gây ùn tắc nghiêm trọng. Nhiều người dừng lại vì hiếu kì, cũng có một số lượng người khá đông tìm đến để "săn số". Với họ, những con số khi đó có ý nghĩa hơn nhiều so với sự an nguy của nạn nhân.

 

Trung Kiên

Nếu Tổ Quốc Không Còn Biển

"…Nếu Tổ Quốc không còn biển, Dân tộc tôi sẽ chết đuối trên bờ, Chết đuối trên cao nguyên, Chết đuối trong bùn bô-xít…"


Mất Hoàng Sa, Trường Sa
Rồng Việt Nam không còn chỗ núp
Không có lối ra
Tổ Quốc như bị giam trong ngục

Xin Ngô Quyền trở về
Xin Trần Hưng Đạo trở về
Dìm quân xâm lược
Tổ Quốc nguy nan
Mỗi người Việt Nam
Hoá thành cọc nhọn

Bán đảo Đông Dương biển mất gần hết
Hồng Hà biết chảy về đâu?
Cửu Long rồi giãy chết?
Linh hồn cha Lạc Long Quân
Không còn chốn đi về

Cái lưỡi bò ngoại tộc
Rót vào tai nhà đương cục
Mười sáu chữ vàng
Miệng vờ ôm hôn
Tay lừa bóp cổ
Lưỡi bò đang liếm sạch Biển Đông

Trọng Thuỷ xưa
Từng dùng lưỡi bò tỏ tình
Lừa tình cướp nỏ
Lừa tình cướp nước
Trong miệng người anh em
Giấu một lưỡi bò

Nếu Tổ Quốc không còn biển
Dân tộc tôi sẽ chết đuối trên bờ
Chết đuối trên cao nguyên
Chết đuối trong bùn bô-xít

Tổ Quốc không chịu chết
Biển Đông gầm đang hoá Bạch Đằng Giang




Sài Gòn 11-9-2009
Trần Mạnh Hảo





Dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm tới mức báo động


29/09/2009

Theo thông báo ngày 15 tháng 9 vừa rồi của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm từ mức $23 tỉ hồi tháng 12 năm ngoái xuống còn $17.6 tỉ hồi tháng 6 vừa rồi. Số dữ trữ này chỉ đủ cho 3 tháng nhập khẩu theo tốc độ hiện nay.

Theo báo cáo của Citi Bank, việc dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm tới 23.5% như vậy là một tin xấu đối với thị trường. Nó phản ánh bức tranh hoàn toàn trái ngược với hầu hết các nước Châu Á khác nơi có dự trữ không đổi (Malaysia, Singapore) hoặc tăng lên đáng kể tính từ đầu năm.

Theo ANZ, lý do chính của hiện tượng này là thâm hụt thương mại của Việt Nam vẫn đang tồi đi khi nhập khẩu tăng mạnh hơn xuất khẩu. Trong khi đó, đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư tài chính (FPI) vẫn hết sức ảm đạm.

Vietnam trade development

Việc dự trữ ngoại hối giảm nhanh đang tạo ra áp lực buộc Việt Nam phải phá giá đồng nội tệ và gây khó khăn cho việc phát hành thêm trái phiếu của nhà nước. Citi Bank dự báo lãi xuất của trái phiếu 5 năm sẽ phải tăng trên 10% (khoảng 10.3% tới 10.5%).

Trên thực tế, Việt Nam đã nới rộng biên độ giao dịch của VNĐ và USD tới mức (-5%, +5%) từ hồi tháng Ba năm nay. Đó là lần thứ 2 trong vòng một năm trở lại đây Ngân hàng Nhà nước đã nới lỏng biên độ giao dịch (lần đầu vào tháng 11 năm 2008, khi NHNN nâng biên độ từ mức 2% lên 3%). 

Biểu đồ 1: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam qua các năm

Du tru ngoai hoi cua VN

Gần đây, nguyên thống đốc NHNN cũng gợi ý trên báo Saigon Times Daily rằng cần phải phá giá "nhẹ" đồng Việt Nam để ổn định thị trường tiền tệ và thúc đẩy xuất khẩu. Theo ANZ, mức "nhẹ" mà ông Thúy nói tới sẽ vào khoảng 4%, nâng tỉ giá VNĐ so với USD lên mức 18,500 VNĐ ăn một USD. Theo ngân hàng này, thị trường nước ngoài đang dự đoán tỉ giá VND-USD vào khoảng 19,500 trong khoảng một năm tới.

Đại biểu Quốc hội muốn Thủ tướng báo cáo vụ PCI

Cập nhật lúc 07:36, Thứ Sáu, 23/10/2009 (GMT+7)

 - Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga, cử tri rất đỗi băn khoăn vì trong vụ án PCI, tòa đã xét xử với các tội danh khác hẳn với những nghi vấn ban đầu là đưa và nhận hối lộ.

Vì sao chậm trễ?

Mô tả ảnh.
Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp QH Lê Thị Nga. Ảnh: LN

Trao đổi với VietNamNet, Tổng Thanh tra Chính phủ, ĐBQH tỉnh Bến Tre Trần Văn Truyền cho rằng, vụ án Huỳnh Ngọc Sĩ vừa rồi chỉ xem xét trách nhiệm cá nhân, có biểu hiện vụ lợi cá nhân nên có thể xem đó là tham nhũng cũng đúng nhưng trên thực tế chỉ là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng tài sản trái phép, thu lợi.

Tài liệu liên quan đến vụ việc hiện đã dịch xong nhưng các cơ quan đang tiếp tục nghiên cứu, phân tích các yếu tố có liên quan.

"Vụ việc này rất phức tạp. Phía Nhật xác định là có đưa tiền hối lộ nhưng đưa ai, có đến tay người nhận không thì căn cứ cũng chưa rõ vì tài liệu này là một phía. Họ lấy lời khai từ cán bộ hoặc cá nhân của họ mà nguyên tắc trong hình sự của ta là trọng chứng cứ chứ không trọng cung. Nếu chỉ nghe lời khai hoặc lấy cung của một người nói ra thì đó chỉ là một căn cứ tham khảo", ông Truyền cho hay.

Tuy nhiên, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga khẳng định, điều mà đại biểu và cử tri quan tâm nhất là làm rõ thực hư và khởi tố về tội đưa và nhận hối lộ. Đoàn công tác phía Việt Nam đã được cử sang Nhật Bản để làm rõ về các tội danh này.

"Vụ việc này được chất vấn lên Thủ tướng năm ngoái. Vậy lần này Thủ tướng, với tư cách Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương  phải báo cáo với Quốc hội tại sao lại để chậm trễ đến một năm nay rồi. Phía Nhật có cung cấp đủ hồ sơ không? Dịch tài liệu gặp phải những vướng mắc gì?", bà Nga nói.

Báo cáo mà Chính phủ gửi riêng đại biểu về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng tiếp tục khẳng định nhiều thành tích, tiến bộ, nhưng theo bà Nga, một vấn đề nổi lên là chất lượng của công tác điều tra, truy tố, xét xử vẫn hạn chế và tình trạng vi phạm thời hạn điều tra còn nhiều. Không riêng vụ PCI mà nhiều vụ án khởi tố từ năm 2006, 2007 cho đến nay vẫn chưa kết thúc được.

Trong khi đó, bà Nga nói, nhiều vụ án tham nhũng kết thúc bằng hình phạt án treo. "Nếu bị cáo được hưởng án treo đúng pháp luật thì không  sao. Nhưng với những vụ án trọng điểm đề nghị tòa án tối cao xem lại xem như vậy có đúng pháp luật không? Phải có trả lời cho dư luận, tránh băn khoăn", bà Nga khẳng định.

Đánh giá lại ban chỉ đạo cấp tỉnh

Một số đại biểu Quốc hội cũng đặt vấn đề xem lại hiệu quả của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng cấp tỉnh.

Theo ông Lê Văn Cuông (Thanh Hóa), cơ quan này hiện nay mới chỉ có thành tích duy nhất là... họp.

"Hiệu quả của ban chỉ đạo cấp tỉnh không cao, hoạt động lúng túng. Có ban chỉ đạo không biết mình phải làm gì. Ngược lại, có ban lại can thiệp quá sâu vào công việc của các cơ quan tố tụng", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói.

Theo bà Nga, cơ quan chỉ đạo phòng chống tham nhũng này phải độc lập với các cơ quan tổ chức, cá nhân có khả năng tham nhũng nhưng hiện nay, cơ quan này quản lý số cơ sở vật chất rất lớn, chủ tịch UBND lại làm trưởng ban...

"Chúng tôi đề nghị đánh giá lại xem có nên tiếp tục tồn tại ban chỉ đạo cấp tỉnh này không", bà Nga nói.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong báo cáo giám sát về đấu tranh phòng chống tham nhũng đã khẳng định, tham nhũng vẫn xảy ra ở nhiều ngành, nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tính chất, hành vi, thủ đoạn tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp với nhiều phương thức thực hiện, che giấu hành vi phạm tội.

Bà Lê Thị Nga: Tôi có ý kiến hỏi Thanh tra Chính phủ là tại sao luật có từ năm 2005, sau 4 năm thực hiện mà năm nào cũng bảo là "đạt được kết quả bước đầu" mà không thấy có bước thứ hai?. Sau đó Thanh tra Chính phủ đã sửa lại là có kết quả tích cực, nhưng tích cực lại định tính quá, cần phải định lượng cụ thể hơn.

  • Lê Nhung

Quảng Ngãi: Cắt xén gạo hỗ trợ đồng bào bị bão


Cập nhật lúc 06:36, Thứ Sáu, 23/10/2009 (GMT+7)

  - Trên giấy tờ, không ít người có tên, có chữ ký nhận gạo hỗ trợ của Chính phủ, nhưng thực tế họ không nhận được kg gạo nào hoặc nhận không đủ số gạo như đã ghi. Chuyện xảy ra ở thôn 4, xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.  

Nhiều người nghèo bị thiệt hại trong cơn bão số 9 vừa qua đã không được nhận đủ số gạo do Chính phủ hỗ trợ. Chưa hết, trong danh sách phân phát gạo còn có dấu hiệu kê khống tên, giả chữ ký của người dân.

Có tên, có chữ ký nhưng không có gạo

Trong cơn bão số 9 vừa qua, tỉnh Quảng Ngãi được Chính phủ hỗ trợ 2.500 tấn gạo để cứu đói cho những gia đình bị thiệt hại. Số gạo này đã được tỉnh khẩn trương phân bổ về các địa phương để giúp dân.

Thôn 4, xã Đức Tân, huyện Mộ Đức được phân bổ 2,84 tấn gạo để hỗ trợ cho dân. Dựa trên danh sách mà thôn gửi lên, trung bình mỗi nhân khẩu nhận 15kg gạo.

Theo danh sách nhận gạo cứu trợ này, nhiều người dân cho biết họ không nhận đủ số gạo như đã ghi. Ảnh: Trà Giang

Theo danh sách, toàn thôn 4 có trên 300 hộ được nhận gạo cứu trợ của Chính phủ, nhưng trên thực tế, nhiều hộ dân không nhận đủ số gạo theo quy định như trong danh sách thống kê. Thậm chí nhiều người có tên trong danh sách được nhận hỗ trợ nhưng lại không có gì.

Tiếp xúc với phóng viên VietNamNet, nhiều người dân ở thôn 4 xã Đức Tân rất bức xúc vì cho rằng gạo hỗ trợ bị cắt xén.

 

Gia đình bà Trần Thị Sáu (59 tuổi) thuộc diện nghèo, lại bị thiệt hại nặng trong cơn bão số 9 vừa qua. Theo danh sách nhận gạo cứu trợ thì bà Sáu có 2 khẩu, số gạo được nhận là 30kg. 

Thế nhưng phản ánh với VietNamNet, bà Sáu cho biết, bà chỉ được ông Châu Thanh Hưng, phó thôn 4 gọi đến nhận 15kg gạo mà thôi. Còn chữ ký nhận đủ 30kg như trong danh sách, bà Sáu khẳng định không hề ký.

Ngoài trường hợp bà Sáu, còn có trường hợp người dân có tên có chữ ký trong danh sách nhưng không được nhận gạo. Điển hình, ông Nguyễn Liền (đối tượng già, neo đơn) có tên trong danh sách nhận gạo cứu trợ (15kg) và có cả chữ ký nhưng ông cũng cho biết không hề nhận được ký gạo nào.

Trong khi những người có tên nhưng không có gạo, thì trong danh sách nhận đủ 30kg gạo lại xuất hiện những cái tên rất "lạ". Chẳng hạn, ông Lê Hồng Việt, có tên trong danh sách nhận gạo nhưng chúng tôi đi hỏi khắp thôn thì người dân ở đây lại không biết nhà ông Việt đâu. Một số người già nhớ mang máng rằng, trước đây ở thôn có Lê Hồng Việt, nhưng đã bán nhà đi cách đây mười mấy năm rồi (!?).
 

Trưởng thôn bất ngờ, phó thôn né tránh 

Chúng tôi đem những vấn đề trên đặt lên bàn UBND xã Đức Tân, nhưng ông Nguyễn Văn Từ, Phó Chủ tịch UBND xã Đức Tân chỉ cho biết, sau khi tỉnh phân bổ gạo cứu trợ của Chính phủ về, ngày 11/10, UBND xã đã tiến hành họp các thôn để triển khai phân bổ. Sau đó, dựa trên danh sách thống kê của thôn, xã phân bổ gạo về. Ông Từ nói việc phân bổ như thế nào đều giao hết cho thôn.

Còn ông Lê Ngọc Tám, văn phòng UBND xã Đức Tân cam đoan với chúng tôi rằng không hề có chuyện cắt xén gạo của dân. Thế nhưng khi chúng tôi đưa ra những bằng chứng thì ông Lê Ngọc Tám im lặng rồi bỏ đi.

Khi hỏi về những trường hợp người dân không nhận đủ số gạo như đã kê khai trong danh sách với ông Lê Na, trưởng thôn 4, xã Đức Tân thì ông tỏ ra khá bất ngờ. Ông Na cho biết mặc dù ông là trưởng thôn 4, nhưng mọi việc cấp phát gạo hỗ trợ đều giao cho phó thôn là Châu Thanh Hưng thực hiện.

Trước mặt phóng viên VietNamNet, ông Na tỏ ra không đồng ý việc làm trên và gọi điện ngay cho ông Châu Thanh Hưng hỏi vì sao một số đối tượng có tên, có chữ ký trong danh sách nhưng không nhận được gạo cứu trợ thì ông Hưng bảo "gạo còn để ở nhà chưa phát". Sau đó, ông Na gọi điện yêu cầu ông Hưng tới ngay UBND xã để làm việc nhưng ông Hưng không đến.

Bà Trần Thị Sáu có tên trong danh sách ghi nhận 30kg nhưng thực tế bà chỉ nhận 15kg. Bà Sáu cam đoan không hề ký nhận gạo như trong danh sách. Ảnh: Trà Giang

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, ngoài tình trạng cắt xén bớt gạo hỗ trợ của những gia đình bị thiệt hại do bão số 9; kê khống tên thì việc phân bổ gạo cứu trợ tại thôn 4 cũng có dấu hiệu bất thường, không ít gia đình khá giả vẫn có tên trong danh sách nhận gạo. 

Ông Châu Thanh Hoa (anh ruột của ông Châu Thanh Hưng, phó thôn 4) cũng bức xúc: "Hôm trước tôi thấy trước nhà có một túi gạo 15kg nhưng không biết là của ai. Hỏi ra thì mới biết là gạo hỗ trợ lụt bão. Quả thật nhận số gạo trên tôi không vui bởi rất nhiều gia đình bị thiệt hại có hoàn cảnh khó khăn hơn nhưng không được nhận". Ông Hoa kể tiếp: "Hôm sau, tui nói với nó (ông Hưng) thì nó bảo không nhận thì mang qua trả. Tui bực quá nói, sẽ đem lên UBND xã trả chứ không trả cho thôn".  

Dù số gạo hỗ trợ không lớn nhưng việc bớt xén cũng như cách phân phát không minh bạch ở thôn 4 xã Đức Tân làm cho nhiều người dân ở đây rất bất bình.

  • Trà Giang
,

Video: Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Loretta Sanchez Vận Động Hạ Viện Hoa Kỳ Thông Qua Dự Luật Tự Do Internet Tại Việt Nam



http://www.youtube.com/watch?v=tk_sCCn_vxA

Những ngược đời không chấp nhận được


2009-10-22

Khoảng 5 năm nay, ngư dân Việt Nam thường xuyên gặp nạn trên Biển Đông trong chiều hướng ngày càng đáng ngại. Vấn đề không phải là bão táp phong ba - dù rằng số cơn bão đe dọa VN hiện nhiều hơn trước - mà phát xuất từ xứ đàn anh Phương Bắc.

AFP photo

Nay người ngư dân VN khi ra khơi có hai mối lo: lo bão và lo tàu Trung Quốc

Tổng hợp tin tức, Thanh Quang trình bày vấn đề này sau đây:

Nhân tai Trung Quốc

Vụ "nhân tai" xảy đến cho ngư phủ VN gần đây nhất là hồi cuối tháng 9 vừa rồi, khi bão số 9 ập đến vùng biển Miền Trung VN với những đợt sóng cuồn cuộn dữ dội cao ngất trời trước khi hoành hành nghiêm trọng trong đất liền, thì 16 chiếc tàu đánh cá xa bờ chở hơn 200 ngư dân đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi phải liều mạng, bất kể những đợt nổ súng xối xả trước đó, đã giương cờ trắng tiến vào quân cảng Hữu Nhật mà hải quân TQ xây trên quần đảo Hoàng Sa của VN. Nơi đây, sau 3 ngày tránh bão an toàn, các ngư phủ VN gặp nạn.

Báo mạng VietnamNet thuộc trong số một ít tờ báo trong nước đưa tin này. Hôm Thứ Tư 14 tháng 10, VietnamNet có bài tựa đề "Chuyện kể của những ngư dân trở về từ cõi chết", mở đầu rằng "đã hơn 7 ngày trôi qua, trên gương mặt của những ngư dân trở về từ cõi chết nơi biển khơi xa vẫn chưa hết bàng hoàng. Bởi hơn 200 ngư dân của 17 con tàu đánh bắt không chỉ bị bão quật tơi bời mà còn bị đánh đập, trấn cướp hết tài sản".

Bài báo trích dẫn lời kể của các ngư phủ ấy cho biết hải quân Trung Quốc đã thực hiện "cuộc bố ráp, cướp bóc, đánh đập tàn nhẫn" ngư dân VN.

Vẫn theo bài báo thì "sau 2 ngày đêm bị bão đánh tơi tả. Khi bão tan lại bị cướp và bị đánh, 17 tàu đánh cá của bà con ngư dân lại càng tả tơi hơn. Trên đường trở về đất liền, các tàu đánh bắt không còn máy móc liên lạc, chỉ trông chờ vào chiếc la bàn nhỏ xíu dò dẫm tìm đường về và bị sóng biển sau bão tiếp tục đánh trôi dạt tứ tán."

Nó ngược đời: đối với nhân dân thì hết sức tàn bạo mà đối với kẻ bành trướng nó xâm phạm đất đai của tổ tiên ta thì lại nhún nhường, bạc nhược, ươn hèn đến mức như thế.

Nhà báo Bùi Tín

Gần 3 tuần sau khi xảy ra vụ này, Hà Nội vẫn im hơi bặt tiếng, ngoại trừ Hội Nghề Cá Việt Nam chính thức phản đối Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Việt Nam, cho rằng "hành động ngăn cản, không tiếp nhận và cứu hộ người bị nạn khi gặp bão trên biển của bất kỳ ai đều là hành động vô nhân đạo, không tuân thủ quy định quốc tế về cứu hộ người gặp nạn trên biển. Đặc biệt hành động ngược đãi, đánh đập ngư dân, trong đó có trẻ em, và cướp bóc, phá hoại tài sản, ngư cụ của ngư dân sau khi đã cho trú tránh bão là một hành động dã tâm".

Vụ hơn 200 ngư phủ Việt Nam lâm nạn như vừa nói xảy ra khi chưa đầy 3 tháng trước đó, chiếc tàu đánh cá Quảng Ngãi 2203 đang hoạt động tại vùng biển Việt Nam giữa Bình Định-Phú Yên bị một chiếc "tàu lạ" đâm vào và rồi bỏ chạy mất – diễn biến mà blogger Osin, tức nhà báo Huy Đức, có lần nhận xét liên quan đến giới cầm quyền Việt Nam rằng "Tàu thì lạ, sự hèn hạ thì quen". Báo điện tử Hà Nội Mới hồi tháng 7 vừa rồi trích dẫn lời chủ tàu Quảng Ngãi 2203, ông Đặng Nhâm, cho biết vào lúc trời mưa to, sóng lớn đập vào mạn tàu, thì "đột nhiên mọi người nghe tiếng va chạm 'đùng' rất mạnh ở phía sau khiến chiếc tàu nghiêng hẳn sang một bên. Một số thủy thủ rơi xuống biển, những người còn lại bị va mạnh vào thành tàu. Máu chảy rất nhiều vì hầu hết đã bị thương. Và khi ông nhìn lại thì thấy một chiếc tàu lớn đang chạy qua với tốc độ rất nhanh..."

Cũng hồi tháng 7 năm nay, Trung Quốc bắt giữ một chiếc tàu đánh cá Quảng Ngãi với 13 ngư dân khi họ đang di chuyển tránh áp thấp nhiệt đới tại khu vực đảo Hoàng Sa. Báo mạng Pháp Luật trích dẫn lời thân nhân của số ngư dân bị bắt vừa nói cho biết ông Quốc liên tiếp điện về cho gia đình họ "hối nộp tiền chuộc" tàu (khoảng 450 triệu đồng) và số ngư dân ấy, khiến, theo lời chị Bùi Thị Giàu, vợ một ngư dân lâm nạn, than rằng "....gia đình chị lâm vào cảnh bế tắc và cũng chưa có cơ quan chức năng nào đến thăm hỏi".

Trước đó, tàu cảnh sát biển võ trang của Trung Quốc cũng từng tấn công ngư dân Việt Nam ở phía Tây Vịnh Bắc Bộ khiến gây thương vong tại khu vực hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam; các ngư dân sống sót trở về cho biết họ bị bắn ở địa điểm cách đường phân định 10 hải lý về phía Tây.

Có lẽ một trong những vụ thương tâm nhất là hồi tháng Giêng năm 2005, cảnh tang tóc, đau thương đã diễn ra tại làng chài Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, sau khi 9 tàu hải quân Trung Quốc bao vây 2 chiếc tàu đánh cá Việt Nam ngay trong lãnh hải Việt Nam và nổ súng khiến 9 ngư dân chết tại chỗ, 7 người khác bị thương nặng, 8 người bị bắt giữ cùng toàn bộ tàu thuyền, ngư cụ. Điều trớ trêu là những nạn nhân còn sống sót này bị Tòa án Trung Quốc kết tội hải tặc.

Đó là chưa kể màn ảnh truyền hình của Trung Quốc còn cho chiếu cảnh sát biển Trung Quốc trang bị hùng hậu áp chế tàn nhẫn ngư phủ Việt Nam vốn không một tấc sắt trong tay, khiến họ phải lạy lục xin tha mạng.

Nhún nhường bạc nhược

Giữa lúc ngư dân Việt Nam ngày càng gặp nạn cướp biển từ Trung Quốc ngay tại vùng lãnh hải Việt Nam, thì giới lãnh đạo Việt Nam nói chung ứng phó với xứ đàn anh "môi hở răng lạnh" Phương Bắc ra sao? Từ Paris, nhà báo Bùi Tín, cựu đại tá Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, nhận xét:

Đảng, Nhà nước và nhân dân VN luôn ghi nhớ sự giúp đỡ quý báu của Trung Quốc dành cho Việt Nam.

Thượng tướng Trần Bỉnh Đức

Nhà báo Bùi Tín: Rõ ràng là càng ngày họ càng nhân nhượng. Tôi lấy những cái nhân nhượng rất là nguy hiểm như là họ (để Trung Quốc) lấn đất, lấn biển; thế rồi bão vừa rồi đó, ngư dân ta đến trú ở đấy thì nó (Trung Quốc) cướp, nó đánh ngư dân, thế nhưng mà họ (Hà Nội) im thin thít đấy. Anh là chính quyền thì anh phải bảo vệ dân trước hết chứ! Tại sao anh lại nhu nhược, anh không dám phản đối những cái việc làm phạm pháp, phạm về luật biển, phạm về ký kết giữa hai nước? Trong những trường hợp thiên tai là phải giúp đỡ lẫn nhau cơ mà? Theo tôi thấy là thái độ nhu nhược mà anh em dùng cái chữ gần như là "đầu hàng" đối với kẻ bành trướng, thì thái độ đấy nhân dân ta không có thể chấp nhận nổi. Nó ngược đời: đối với nhân dân thì hết sức tàn bạo mà đối với kẻ bành trướng nó xâm phạm đất đai của tổ tiên ta thì lại nhún nhường, bạc nhược, ươn hèn đến mức như thế.

Đời đời hữu nghị?

Có lẽ một diễn biến minh họa rõ nét nhất cho nhận xét vừa rồi của nhà báo Bùi Tín là hệ thống báo chí "lề phải" của Việt Nam hết lòng ca tụng "đại lễ quốc khánh" ngày 1 tháng 10 của nước đàn anh Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa với "những hoành tráng, vũ khí hiện đại chưa từng có...", giữa lúc giới lãnh đạo Đảng, Quốc Hội, Nhà nước, Chính Phủ CHXHCN Việt Nam gởi "điện mừng" cho lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính Phủ CHND Trung Hoa, rằng "...Chúng tôi rất vui mừng trước sự phát triển ngày càng sâu sắc và những thành quả hợp tác rất quan trọng của mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nhà nước VN-TQ theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt...". "Điện mừng" của Hà Nội cho biết thêm "Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân VN hết sức quý trọng và luôn luôn mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị với Đảng, nhà nước, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc anh em; sẽ làm hết sức mình cùng phía Trung Quốc không ngừng vun đắp cho nhân dân 2 nước Việt-Trung đời đời hữu nghị với nhau..."

Và cho dù có 'lỡ lầm' mất Ải Nam Quan thì cũng cần ghi dấu 'Hận Nam Quan' cho con cháu mai sau biết được rằng: Nước Việt Nam ta hình cong chữ S, liền một dải từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau...

Phó TBT Nguyễn Trung Dân

Cách nay không lâu, hồi tháng 3 vừa rồi, khi Thủ Tướng VN Nguyễn Tấn Dũng long trọng tiếp đón Thượng tướng Trần Bỉnh Đức, Tổng tham mưu trưởng Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc, không quên nhắc lại rằng "Đảng, Nhà nước và nhân dân VN luôn ghi nhớ sự giúp đỡ quý báu của Trung Quốc dành cho Việt Nam", thì một tháng trước đó, Phó Thủ tướng VN Phạm Gia Khiêm thực hiện quyết định của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bằng cách ban thưởng huân chương lao động hạng nhì cho ông Vũ Dũng lúc đó còn là thứ trưởng ngoại giao, vì điều gọi là "thành tích xuất sắc trong công tác biên giới, lãnh thổ...Có nhiều sáng kiến, tìm tòi giải pháp, đi đến kết thúc đàm phán và hoàn thành việc phân giới cắm mốc, giữ vững chủ quyền lãnh thổ" của Việt Nam.

Những cư xử nhã nhặn và đời đời biết ơn đó của Hà Nội đối với Bắc Kinh diễn ra giữa lúc giới cầm quyền Việt Nam gán ghép những tội danh như "xâm phạm an ninh quốc gia", "lợi dụng quyền tự do, dân chủ để xâm hại quyền lợi nhà nước" khiến không ít người dân Việt dám bày tỏ lòng ái quốc để phản đối sự lấn lướt, bành trướng, cao ngạo...không cần che giấu nữa của Phương Bắc, đã không tránh khỏi cảnh tù tội, đọa đày.

Qua bài "Ai Phải Trả Lời" phổ biến hồi tháng rồi, nguyên phó tổng biên tập Nguyễn Trung Dân của tờ Du Lịch bị nhà nước VN đình bản nêu lên câu hỏi "Mà tội gì?", rồi ông viết tiếp rằng "Có chăng là tội muốn nói lên cho mọi người biết rằng VN vẫn có – và có nhiều – những thanh niên sẵn sàng xuống đường (và sẵn sàng chết) cho Hoàng Sa, Trường Sa của VN. Và cho dù có 'lỡ lầm' mất Ải Nam Quan thì cũng cần ghi dấu 'Hận Nam Quan' cho con cháu mai sau biết được rằng: Nước Việt Nam ta hình cong chữ S, liền một dải từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau..."

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty