TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, February 26, 2011

Kiệt quệ vì... sâu biển

Thursday, February 24, 2011

Ruộng đồng khô khát

TTO - Theo Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum Nguyễn Trung Hải, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có gần 600 ha lúa đã bị hạn và hơn 1.000 ha lúa có nguy cơ bị hạn. Nhiều hồ đập đã trơ đáy, cây lúa đang khát nước trầm trọng.

>> Hàng trăm giếng nước khô đáy

Ông Phan Hùng bên giếng khoan chống hạn

Đồng ruộng ngay trạm bơm nước từ sông Đăk Bla, xã Đoàn Kết cũng bị khô nứt nẻ

Người dân dưới đập chứa nước Cà Tiên (xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum) cho biết chưa có năm nào đập lại khô hạn sớm như năm nay. Lòng hồ nứt toác không còn một giọt nước. Cánh đồng lúa dưới chân đập gần một tháng nay đang khát nước trầm trọng.

Người dân phải tận dụng lại một số giếng khoan từ những năm trước và khoan thêm một số giếng mới để bơm nước tưới cho cây lúa. Nhưng lượng nước giếng khoan có hạn, đường ống dẫn nước nhỏ, công suất máy bơm nhỏ... không đủ nước tưới cho ruộng lúa.

Nếu trời không mưa, tiếp tục bơm nước tưới lúa thì  vụ đông-xuân này bà con lỗ nặng. 

Theo Trưởng phòng Kinh tế thành phố Kon Tum Nguyễn Ngọc Thuấn, hiện Kon Tum đang chỉ đạo UBND các xã, phường, các hợp tác xã tập trung nguồn lực để chống hạn, cứu lúa cho dân. Theo đó, UBND thành phố lập kế hoạch đầu tư trên 110 triệu đồng để hỗ trợ tiền nhiên liệu (xăng, dầu, nhớt, điện...) và mua máy bơm nước cứu cây lúa. 

QUANG VĂN

Wednesday, February 23, 2011

Chinese Dissident Exiled in Taiwan and the Jasmine Revolution




Chính quyền Sài Gòn, Hải chiến Hoàng Sa - Chính quyền Hà Nội , Sợ Tàu Lạ

Sự thật về sự kiện Hoàng Sa 1974

Cách đây hơn 3 thập kỷ, ngày 19/01/1974, quân đội Trung Quốc đã tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc này đang do chính quyền Sài Gòn quản lý.

Vậy mà, ngày 19/1/2011, mạng Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc (www.scio.gov.cn) đăng tin dưới dạng sự kiện về việc Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam với nội dung như sau: "Ngày 19/1/1974, quân và dân quần đảo Tây Sa của ta (Trung Quốc) tiến hành tự vệ phản kích nguỵ quân miền Nam Việt Nam - kẻ đã liên tục xâm phạm lãnh hải, không phận, cướp chiếm các đảo và gây thương vong cho ngư dân ta, bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ".

Vậy sự thật của sự kiện Hoàng Sa tháng 1/1974 là gì? Là một cuộc đáp trả tự vệ của quân dân Trung Quốc như mạng thông tin trên tuyên bố, hay là một cuộc xâm lược một vùng đất có chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam?

Chủ quyền không thể chối cãi

Hơn ba thập kỷ qua, trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung có những bước thăng trầm, Việt Nam vẫn luôn khẳng định Hoàng Sa cùng với Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của mình. Bởi vì chủ quyền ấy đã được minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và Nhà nước Việt Nam đã quản lý và khai thác vùng lãnh thổ trên biển Đông này.

Sơ đồ các hướng tấn công trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974

Sự xác lập chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa (cũng như với Trường Sa) được minh chứng không chỉ bằng những tài liệu do người nước ngoài ghi chép như sách Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán viết năm 1696, hay của nhiều tác giả Tây phương như Le Poivre(1749), J,Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlaff (1849)...; cũng như những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể liên quan đến hoạt động của các Đội Hoàng Sa xưa ở cửa biển Sa kỳ và đảo Lý Sơn (Cù lao Ré), mà còn được ghi lại trên nhiều thư tịch, trong đó có những văn bản mang tính chất Nhà nước của Việt Nam.

Cho đến nay chúng ta vẫn có bằng chứng đầy đủ về chủ quyền của nhà nước Đại Việt (gồm cả Đàng Ngoài của các chúa Trịnh và Đàng Trong của các chúa Nguyễn đều tôn phò nhà Lê) qua
Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ (của Đỗ Bá Công soạn năm Chính Hoà thứ 7-1686) và sách Phủ Biên Tạp Lục của bác học Lê Quý Đôn (1776)...

Tấm bản đồ trong
Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng:

"Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm... Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn..."


Bìa chủ quyền Hoàng Sa ở Việt Nam được dựng vào những năm 1930. Ảnh: chụp tại phòng lữu trữ tư liệu Hoàng Sa, Đà Nẵng
Còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa.

Với sách Phủ Biên Tạp Lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (1776), Hoàng Sa còn được mô tả kỹ hơn. Năm 1775, Lê Quý Đôn được Chúa Trịnh cử vào vùng đất Phú Xuân lãnh chức Hiệp trấn để lo việc bình định hai trấn mới thu hồi được từ Chúa Nguyễn là Thuận Hoá và Quảng Nam. Sách dành nhiều trang để mô tả về các "Đội Hoàng Sa" và "Bắc Hải" của chúa Nguyễn tổ chức cho dân vùng Tư Chính, Quảng Ngãi tổ chức thường kỳ việc vượt biển đến Hoàng Sa để thu luợm các sản vật đem về đất liền. Những tư liệu thu thập tại địa phương xã An Vĩnh (Cù lao Ré) còn nói tới "Đội Quế hương" cũng là một hình thức tổ chức do dân lập xin phép nhà nước được ra khai thác ở Hoàng Sa.

Qua thời Nguyễn, kể từ đầu thế kỷ XIX, trong điều kiện nước Việt Nam (dưới triều Gia Long) và Đại Nam (kể từ triều Minh Mạng) đã chấm dứt tình trạng cát cứ và phân tranh, thống nhất quốc gia thì việc quản lý lãnh thổ được ghi chép đầy đủ và lưu trữ tốt hơn. Tấm bản đồ được lập thời Minh Mạng Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ vẽ rất rõ cả một dải lãnh thổ gồm những đảo trên biển Đông được ghi chú là "Vạn lý Trường Sa" (tên gọi chung cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quan niệm đương thời).

Hai bộ sách địa lý quan trọng của triều Nguyễn là phần Dư Địa Chí trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833) đều đề cập tới Hoàng Sa trong phần viết về phủ Tư Nghĩa và đều chép lại những nội dung của các tài liệu trước, trong đó có hoạt động của các "Đội Hoàng Sa".

Bộ chính sử Đại Nam Thực Lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn liên tục cho đến thập kỷ đầu của thế kỷ XX đều nhiều lần ghi lại các sự kiện liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa như một bộ phận của lãnh thổ quốc gia. Ngay trong phần Tiền Biên chép về các tiên triều, bộ biên niên sử này cũng nêu lại những sự kiện từ thời các Chúa Nguyễn liên quan đến các quần đảo này.

Một thống kê cho thấy trên bộ sử này, trong phần chính biên ghi chép cho đến thời điểm in khắc đã có 11 đoạn viết về những sự kiện liên quan đến hai quần đảo này. Nội dung cụ thể như là việc nhà nước điều cho thuỷ quân và Đội Hoàng Sa ra đảo để "xem xét và đo đạc thuỷ trình" (quyển 50,52...đời Gia Long); cử người ra Hoàng Sa "dựng miếu, lập bia, trồng cây", "vẽ bản đồ về hình thế", "cắm bài gỗ dựng dấu mốc chủ quyền" (quyển số 104, 122, 154, 165 đời Minh Mạng).

Ngoài ra còn các bộ sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ(1851) cũng ghi rõ những công việc nhà nước Đại Nam đã thực thi trên lãnh thổ Hoàng Sa. Và đặc biệt quý giá là những châu bản của các vị vua triều Nguyễn (tức là có thủ bút của nhà vua) có liên quan đến Hoàng Sa. Giá trị của những văn bản gốc này là sự thể hiện quyền lực của người đứng đầu quốc gia đối với vùng lãnh thổ này. Ví như, phê vào phúc tấu của bộ Công ngày 12-2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua viết :"Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước (ta), rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữ "Năm Bính Thân Minh Mạng thứ 17, họ tên cai đội thuỷ quân phụng mệnh đi đo đạc, cắm mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu"; hay các châu phê về việc thưởng phạt người có công tội khi thực thi trách nhiệm ở Hoàng Sa, đạc vẽ bản đồ v.v...

Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 - một trong bốn tàu tham gia trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 - Ảnh tư liệu

M
ãi đến năm 1909, lần đầu tiên Trung Quốc mới đề cập đến chủ quyền của mình đối với khu vực lãnh thổ này. Điều đó cho thấy, trong suốt 3 thế kỷ trước đó (XVII-XIX), các tài liệu thư tịch của Nhà nước Việt Nam kế thừa nhau đã liên tục thể hiện chủ quyền lịch sử và thực tiễn quản lý‎ đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa.

Đến cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, Pháp với tư cách bảo hộ Việt Nam đã tiến hành quản lý Hoàng Sa - Trường Sa. Trong những lần tranh cãi giữa chính quyền bảo hộ Pháp và Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa, Pháp đã 2 lần yêu cầu Trung Quốc đưa vấn đề ra toà án quốc tế giải quyết, nhưng Trung Quốc không đồng ý.

Chủ quyền của Việt Nam còn được các nước thừa nhận ở một Hội nghị quốc tế quan trọng. Tháng 9/1951, tại Hội nghị Sanfrancisco, với 46/51 phiếu, các nước đã bác bỏ đề nghị trao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Cũng tại Hội nghị này, đại diện chính quyền Việt Nam lúc đó đã tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có nước nào phản đối.

Trận hải chiến sinh tử tháng 1/1974

Bất chấp thực tế chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc đã tiến hành cuộc xâm lược quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 khi nó đang được quản lý bởi Chính quyền Sài Gòn.

Từ đầu tháng 1/1974, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động khiêu khích quân đội của Chính quyền Sài Gòn đang đồn trú, thực hiện sự quản lý trên quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 11-1-1974 khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đang được chính quyền Sài Gòn quản lý, là một phần lãnh thổ của họ. Ngay sau tuyên bố nói trên, hải quân Trung Quốc đã mở màn chiến dịch xâm chiếm Hoàng Sa bằng cách tung nhiều chiến hạm và tàu đánh cá vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa.

Ngày 12-1-1974, ngoại trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền Sài Gòn đã cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động gây hấn của Trung Quốc

Ngày 16/1/1974, Chính quyền Sài Gòn đã ra tuyên bố với những bằng chứng rõ ràng về pháp lý, địa lý, lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo. Đồng thời Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn đã đưa bốn chiến hạm ra vùng biển Hoàng Sa để ngăn chặn các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa của lực lượng vũ trang Trung Quốc nhưng với thái độ ôn hoà, kiềm chế.

Ngày 18/01/1974, Trung Quốc tăng viện thêm quân, chiến hạm tới quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 19/01/1974, Trung Quốc và Việt Nam Cộng hoà đã có trận hải chiến ở khu vực đảo Quang Hoà.

Ông Lữ Công Bảy, người đã có mặt trong cuộc hải chiến Hoàng Sa 35 năm trước trong vai trò là thượng sĩ giám lộ trên chiến hạm HQ-4 hồi tưởng lại: "Đúng 8g30, phía Trung Quốc nổ súng trước. Một loạt đạn đại liên và cối 82 bắn vào đội hình người nhái Việt Nam làm hai binh sĩ tử thương và hai bị thương. Nhưng chỉ huy phía Việt Nam không thể ra lệnh cho các tàu nổ súng vì lực lượng người nhái đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm.

Đúng 10g20, bốn chiến hạm HQ-4, HQ-5, HQ-10, HQ-16 đồng loạt khai hỏa. Như đã chuẩn bị trước, hạm trưởng Vũ Hữu San ra lệnh "bắn". Chiến hạm di chuyển với tốc độ cực nhanh, khói đen bốc lên ngùn ngụt, thân tàu rung lên bần bật vì trúng đạn, vì tiếng dội của các khẩu đại bác vừa khai hỏa.

Chiến hạm HQ-4 chạy uốn lượn như con rắn, hết sang phải lại sang trái nên đã tránh được loạt đạn đại bác của đối phương. Thế rồi các cột nước bùng lên, đạn rít xung quanh tàu vèo vèo. Một mảnh đạn phạt lủng đài chỉ huy, văng ra trúng chân trung úy Roa đang cố gắng theo dõi tàu Trung Quốc qua màn hình rađa. Thượng sĩ nhất giám lộ Ry trúng mảnh đạn nơi cánh tay trái. Hạ sĩ giám lộ Phấn, xạ thủ đại liên 30 trên nóc đài chỉ huy, bị thương nơi ngực, máu thấm đỏ cả áo. Tiếng la ơi ới của các anh em bị thương vọng lên đài chỉ huy.

Trong bộ đàm tôi đã nghe tiếng bạn tôi, trung sĩ nhất giám lộ Vương Thương, báo cáo: HQ-10 đã bị trúng đạn, hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử thương, hạm phó Thành Trí trọng thương ngay bụng. Hầu hết sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ trên đài chỉ huy đều bị tử thương và bị thương rất nặng" (Trích Hoàng Sa - tường trình 35 năm sau: 30 phút và 35 năm - Nguồn: Tuổi Trẻ).

Trận hải chiến chỉ diễn ra trong vòng 30 phút. 74 binh sỹ Việt Nam Cộng hòa đã hi sinh.

Ngày 20/01/1974, Trung Quốc đã điều động thêm máy bay oanh tạc các đảo VNCH đóng giữ. Tính đến thượng tuần tháng 02/1974, Trung Quốc đã tạm chiếm quần đảo Hoàng SA và thiết lập căn cứ quân sự tại đây.

Tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc chặn đường tàu VN trên đường ra Hoàng Sa. Ảnh tư liệu


Ngay sau khi Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm toàn bộ các đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa do VN quản lý, ngày 19-1-1974 và 14-2-1974 chính quyền Sài Gòn đã ra tuyên cáo về việc Trung Quốc "xâm lăng trắng trợn bằng quân sự" và tái khẳng định về chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa.

Ngày 20-1-1974, ngoại trưởng chính quyền Sài Gòn cũng đã gọi điện và gửi thư cho chủ tịch Hội đồng Bảo an và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị những biện pháp cần thiết trước tình hình khẩn cấp về việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa.

Trong khi đó, ngày 26-1-1974, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN cũng đã ra tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và công bố lập trường "về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ" của VN.

Hành động dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc đã vi phạm Điều 2 của Hiến chương LHQ. Trước các hành động đó, các nước như Liên Xô, Hà Lan, New Zealand, Indonesia..., các tổ chức quốc tế như Tổng Liên đoàn Lao động thế giới, các lực lượng thanh niên Italia, Hội đồng công dân Australia, Viện Nghiên cứu xã hội Australia, Ủy ban Đại học Australia bảo vệ Đông Dương,...đã lên tiếng phản đối hành động xâm lược lãnh thổ bằng vũ lực của Trung Quốc. Đồng thời, cũng trong năm 1974, HĐBA LHQ đã thông qua Nghị quyết 3314 định nghĩa về hành vi xâm lược bằng vũ lực.

Sau ngày miền Nam giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN đã nhiều lần tuyên bố khẳng định Hoàng Sa là của VN. Và ngày 5-6-1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa miền Nam VN đã lên tiếng bác bỏ những thông tin xuyên tạc về Hoàng Sa - Trường Sa và khẳng định hai quần đảo này là thuộc chủ quyền VN, từ trước đến nay đều do người VN quản lý.

Vậy đã rõ sự thật lịch sử về sự kiện Hoàng Sa 19/01/1974. Lịch sử vốn không thể che đậy, càng không thể tô vẽ hay xuyên tạc. Sử liệu còn đó, nhân chứng vẫn còn đó.

Trong khi lãnh đạo hai Đảng, hai nước luôn nhấn mạnh phương châm mười sáu chữ vàng và "bốn tốt" trong quan hệ Việt - Trung, những bài viết như trên đáng phải phê phán bởi nó sẽ làm vẩn đục tình hữu nghị, hợp tác mà lãnh đạo và nhân dân hai nước đang nỗ lực xây dựng.

Bị tàu nước ngoài đâm lòi ruột

Thứ Ba, 22/02/2011 17:39

(NLĐO)- Hồi 16 giờ 10 phút ngày 21-2, Đài Thông tin Duyên hải (TTDH) TPHCM nhận được tín hiệu kêu cứu từ tàu cá BD 95378 về việc bị một tàu dầu nước ngoài đâm gần chìm, làm 1 người bị thương nặng.

Theo tin báo của thuyền trưởng tàu cá BD 95378, khi đang ở cách Malaysia khoảng 72 hải lý về phía tây - bắc, tàu này đã bị một tàu dầu của nước ngoài đâm vào. Trên tàu có 7 người, trong đó 1 người bị thương nặng, lòi ruột.
 
Thông tin báo nạn này được chuyển ngay tới Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải Khu vực III (Vũng Tàu MRCC) và Cơ quan Phòng, chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tại địa phương. Nhân viên Đài TTDH Việt Nam cũng đã kết nối liên lạc với Trung tâm Cấp cứu Bệnh viện Sài Gòn để tư vấn, hướng dẫn những người trên tàu cách chăm sóc, cấp cứu bệnh nhân bị lòi ruột.
 
Theo TTXVN, đến 20 giờ ngày 21-2, tàu BD 95378 bị chìm. Rất may, tàu BD 95110 đang cách tàu này 25 hải lý kịp thời cứu các thuyền viên gặp nạn.
 
Rạng sáng nay, 22-2, 6 thuyền viên bị nạn đã an toàn, riêng thuyền viên Võ Xuân Cường do mất máu quá nhiều nên tử vong sau đó.

Kênh Ba Bò đen, thối và sủi bọt trắng xóa

Kênh Ba Bò ô nhiễm nặng trở lại sau tết

Nước kênh Ba Bò đen, thối và sủi bọt trắng xóa. Ảnh: Thanh Long

SGTT.VN - Theo phản ánh của người dân sống dọc kênh Ba Bò, khu phố 2, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, sau tết, kênh Ba Bò có biểu hiện ô nhiễm nghiêm trọng hơn.

Nước kênh đen, có mùi hôi thối nặng, nhất là vào thời điểm ban đêm, bọt trào trắng kênh vào tầm 4-5 giờ sáng mỗi ngày. Ông Huỳnh Thanh Long, một người dân, bức xúc: "Tôi nghe chính quyền tỉnh Bình Dương thông báo đã cải thiện được nước kênh Ba Bò, nhưng cải thiện đâu không thấy, nước thải ô nhiễm vẫn bị lén xả đầy ra đó, trong khi dự án cải tạo kênh Bà Bò vẫn "đang được tiến hành".

Cảnh báo về tự do báo chí Việt Nam

Báo Việt Nam

Việt Nam có trên 700 báo và tạp chí

Liên minh Báo chí Đông Nam Á (Seapa) trong phúc trình thường niên nhận định rằng Việt Nam sẽ tiếp tục kiểm soát chặt tự do báo chí trong năm 2011.

Tổ chức theo dõi báo chí khu vực này vừa công bố phúc trình 2011 hồi đầu tháng.

Trong đó, Seapa đưa ra dự báo: "Dựa vào hành động của chính phủ Việt Nam trong năm qua, có thể sẽ có thêm việc trấn áp báo chí, nhất là trấn áp các bloggers, dù chỉ để nhằm hạn chế thách thức mà các thành phần dân chủ có thể sẽ đặt ra đối với nỗ lực giải quyết khó khăn kinh tế của chính quyền".

Tổ chức này nhấn mạnh khía cạnh kinh tế của các quyết pháp nhà nước, với lý do Việt Nam đang gặp nhiều thách thức về kinh tế, nhất là tình trạng lạm phát.

Seapa cũng nói tới vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong điều hành chính sách đối với báo chí. Theo đó, tuy được mô tả là nhân vật cải cách, ông Dũng đã có nhiều hoạt động chống lại giới bloggers khi họ phổ biến các thông tin về các dự án bauxite ở Tây Nguyên.

Việc ông được trông đợi sẽ tiếp tục một nhiệm kỳ thủ tướng nữa được cho là sẽ tiếp tục xu hướng này.

Một năm nhiều sự kiện

Seapa nhìn lại một năm 2010, khi Việt Nam nắm chức chủ tịch luân lưu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

Phúc trình của tổ chức này nhận xét rằng các chỉ trích gia và các blogger, mà nhiều người bị bắt và bị xử tù trong năm qua, có thể sẽ không đồng ý với nhận định của chính phủ rằng 2010 là một năm "thành công" của Việt Nam.

Theo phúc trình, sự phát triển của các blog ở Việt Nam đã lấp đầy khoảng trống của các chủ đề mà báo chí nhà nước vì lý do chính trị đã không đăng tải.

Cũng chính vì vậy mà bàn tay kiểm duyệt muốn vươn tới các blog cá nhân và các trang tin điện tử.

Chủ đề "nóng" nhất trên các trang mạng thời gian gần đây, theo nhận xét của Seapa, là tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và các nhượng bộ mà chính phủ Việt Nam dành cho các công ty Trung Quốc làm ăn ở trong nước, nhất là trong lĩnh vực khai thác bauxite.

Chính phủ Việt Nam đã dùng Điều 88 và Điều 79 trong Luật Hình sự để trấn áp những người bất đồng chính kiến.

"Với chiếc ghế chủ tịch Asean và hội nghị Đảng Cộng sản vào đầu năm 2011, nhà chức trách đã không chần chừ trong việc siết chặt kiểm soát internet, từ các quán càphê internet tới trang mạng Facebook."

"Ngoài ra, họ cũng bắt giữ các blogger tiếp tục viết về chủ đề quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, bauxite, các nhà báo ủng hộ dân chủ, luật sư và nhà hoạt động."

Seapa đưa ra dẫn chứng nhiều tên tuổi những người bị bắt và bỏ tù trong một năm qua, trong đó có nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, luật sư Lê Công Định, blogge Điếu Cày, luật sư Lê Thị Công Nhân, các nhà báo tự do Uyên Vũ và Trăng Đêm, blogger Tạ Phong Tần, blogger Anh Ba Sài Gòn, giảng viên Phạm Minh Hoàng và một số người khác.

Không chỉ bắt giữ và bỏ tù những người nói trên, nhà nước Việt Nam còn có các hành động chặn các trang blog mà họ cho là có ý kiến bất đồng, và hạn chế truy cập các trang mạng "có vấn đề".

Tự do internet

Hôm 15/02, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton trong bài phát biểu quan trọng về tự do internet cũng nêu tên Việt Nam trong số các quốc gia "hạn chế ngôn luận trên internet".

Bà Clinton nói Hoa Kỳ cam kết thúc đẩy tự do internet trên toàn cầu và cảnh báo các nước độc tài không nên tìm cách hạn chế internet vì sẽ "không thể thành công".

Đáp lại nhận xét của ngoại trưởng Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga tuần trước tuyên bố: "Ở Việt Nam các quyền tự do, dân chủ của mọi người dân, trong đó có quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận được ghi rõ trong Hiến pháp, pháp luật và được đảm bảo thực hiện trên thực tế".

"Ở Việt Nam, mọi công dân đều được pháp luật bảo vệ, đồng thời phải tôn trọng pháp luật. Người vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng các quy định của pháp luật."

Bà Nga nói thêm: "Chúng tôi cho rằng trong quan hệ giữa các quốc gia, mọi khác biệt cần được trao đổi trên tinh thần xây dựng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau."

Tuesday, February 22, 2011

VOA BI HACKED


Monday, February 21, 2011

Biểu tình tại nhiều thành phố ở Trung Quốc

Chiều chủ nhật 20.2, hàng trăm người đã tụ tập biểu tình tại một số thành phố ở Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải. Những cuộc biểu tình này sau đó đã bị lực lượng an ninh giải tán êm thắm, một vài người bị bắt giữ.

Cảnh sát kêu gọi người dân giải tán trước rạp chiếu bóng Hoà Bình ở Thượng Hải chiều 20.2. Ảnh: Reuters

Tại Bắc Kinh, hàng trăm người tụ tập yên lặng trước cửa hàng McDonald's gần quảng trường Thiên An Môn, không giăng biểu ngữ lẫn hô khẩu hiệu, thậm chí không trả lời các nhà báo.

Tại Thượng Hải, nhiều người biểu tình trước rạp chiếu bóng Hoà Bình.

Một cảnh sát nói với phóng viên báo Chosun Ilbo (Hàn Quốc): "Chẳng có gì xảy ra cả, ông có nhìn thấy gì không?".

Trung Quốc sau đó đã tăng cường an ninh ở nhiều thành phố lớn. Một số đài báo cho biết một số người Trung Quốc ở nước ngoài đã kích động biểu tình thông qua mạng internet, tin nhắn.

Hôm nay 21.2, báo Hoàn Cầu (tiếng Anh) của Trung Quốc có bài bình luận nhận định rằng các cuộc cách mạng đang lan rộng từ Tunisia đến Ai Cập và Trung Đông, và "một số người ở Phương Tây mong muốn Trung Quốc sẽ là một Ai Cập kế tiếp. Điều đó là hoàn toàn không thể".

Bài báo cũng kêu gọi người dân Trung Quốc kiên nhẫn trước một số vấn đề khó khăn của xã hội.

Một số người tụ tập ở quận Wangfujing, Bắc Kinh, hô to: "Chúng tôi muốn có cái ăn, muốn có việc làm, muốn nhà, muốn công bằng". Ảnh: EPA

Cảnh sát có mặt tại các điểm dự kiến sẽ có người tụ tập. Ảnh: EPA

Cảnh sát giải tán người biểu tình tụ tập trước cửa hàng McDonald's ở Bắc Kinh chiều 20.2. Ảnh: EPA

Một người biểu tình quá khích bị bắt giữ. Ảnh: Reuters

H.S (tổng hợp)

TQ siết chặt an ninh trên khắp nước để đối phó với lời kêu gọi biểu tình

Trung Quốc đã gia tăng hiện diện của các lực lượng an ninh trên toàn quốc hầu đối phó với lời kêu gọi dân chúng qua internet khuyến nghị tổ chức biểu tình trên khắp nước để tỏ tình đoàn kết với cuộc "cách mạng hoa nhài" tại Trung Đông.

Cảnh sát kêu gọi người dân rời khỏi 1 địa điểm tụ họp trước 1 rạp chiếu phim ở Thượng Hải, Trung Quốc, Chủ Nhật 20/2/2011
Hình: AP

Cảnh sát kêu gọi người dân rời khỏi 1 địa điểm tụ họp trước 1 rạp chiếu phim ở Thượng Hải, Trung Quốc, Chủ Nhật 20/2/2011

Chia sẻ

Tin liên hệ

Hôm Chủ nhật người ta thấy xuất hiện trên mạng lưới Internet lời kêu gọi biểu tình khắp Trung Quốc để đánh dấu điều mà bản tin này gọi là "Cuộc Cách Mạng Hoa Nhài của Trung Quốc."

Lời kêu gọi này đến với tất cả những người Trung Quốc nào cảm thấy là quốc gia họ đầy bất công, kể cả những bậc phụ huynh có con em bị bệnh tật vì sữa nhiễm độc do lòng tham của con buôn, những người dân bị tịch thu, triệt hạ nhà đất một cách bất công và những người quá bất bình vì tình trạng các quan chức chính phủ nhũng lạm quyền thế.

Lời hiệu triệu trên mạng kêu gọi người dân hãy đến những địa điểm được chỉ định trong các thành phố Trung Quốc, theo dõi các diễn biến, và nếu có đủ can đảm, hãy lớn tiếng đưa ra các đòi hỏi.

Hôm Chủ nhật tại Bắc Kinh, mấy trăm người đã lặng lẽ tụ tập trước một tiệm bán thức an nhanh gần quảng trường Thiên An Môn tại trung tâm thành phố.

Những tiếng động thực sự nghe thấy được từ đám đông là do cảnh sát sắc phục xông xáo vào trong đám đông tìm cách giải tán họ. Theo những người chứng kiến tận mắt thì người biểu tình không hô khẩu hiệu hay trương biểu ngữ và cũng không trả lời các ký giả ngay tại hiện trường.

Trước ngày tụ họp hôm Chủ nhật, nhà chức trách Trung Quốc đã bắt giam một số những nhà tranh đấu ôn hòa, kể cả các luật sư bênh vực nhân quyền có tiếng tăm.

Nhân vật tranh đấu trên mạng Tian Tian cho biết sáng Chủ nhật cô đã nhìn thấy một chiếc xe không bảng số đã chở luật sư Hứa Chí Dũng bị bắt đem đi khi cô đến căn nhà tại Bắc Kinh của ông Đằng Bưu, một luật sư khác đã bị bắt đem đi trước đó.

Cô nói rằng cô tin là những vụ bắt bớ này có liên hệ với các cuộc biểu tình hôm Chủ nhật vì nhà cầm quyền tra vấn những người hoạt động cho nhân quyền về những dự tính của họ và bảo họ không nên ra ngoài.

Trong khi đó các cuộc biểu tình tại Trung Quốc đang ghi thành tích trên mạng Xã Hội Internet Twitter bằng dấu hiệu nhắc nhở hashtag có một ngàn người tham dự để tin nhắn nội trong một phút tính đến chiều tối Chủ nhật.

Nhiều người tham gia trang mạng Twitter nói về cuộc biểu tình tại Bắc Kinh đồng ý rằng "có rất nhiều người tham dự trên mạng", nhưng khó có thể nói ai trong số những người này đã thực sự đến tận nơi biểu tình.

Một người tham gia mạng này ngụ ý rằng chẳng có chuyện gì xảy ra và nói diễu rằng mọi người nên ra về vì trong đám đông biểu tình chỉ toàn là cảnh sát mặc thường phục mà thôi!

Sunday, February 20, 2011

Đặc phái viên của Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc thông báo về kết quả Đại hội XI

Hồ Cẩm Đào tiếp đặc phái viên Việt Nam

Ông Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương ĐCS Việt Nam

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương ĐCS vừa có chuyến thăm Trung Quốc.

Ông Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư ĐCS Trung Quốc vừa tiếp ông Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương ĐCS Việt Nam tại Bắc Kinh.

Ông Hoàng Bình Quân sang Trung Quốc với tư cách đặc phái viên của tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Chuyến đi của ông Quân sang Trung Quốc có "nhiệm vụ" thông báo về kết quả Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, báo Việt Nam đưa tin.

Cạnh đó người đứng đầu Ban Đối ngoại Trung ương chuyển lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mời ông Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam.

Chưa có tin nói phía Trung Quốc nhận lời mời, theo bản tin của một số thông tấn xã.

Đáp lại ông Hồ Cẩm Đào "đề nghị" đặc phái viên Hoàng Bình Quân chuyển lời mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng "sớm" sang thăm chính thức Trung Quốc, tin của TTXVN cho hay.

"Đảng và chính phủ Trung Quốc coi quan hệ với Việt Nam là mối bang giao lâu dài và có tầm chiến lược," Tân Hoa Xã trích lời ông Hồ Cẩm Đào nói.

Trong khi đó ông Hoàng Bình Quân chuyển lời thăm hỏi và cám ơn của tân Tổng bí thứ ĐCS Việt Nam tới lãnh đạo Trung Quốc.

Bà Nguyễn Phương Nga - PNN Bộ Ngoại giao VN

PNN Bộ Ngoại giao VN phản đối Trung Quốc tập trận tại Hoàng Sa.

Và nói thêm ban lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc với Trung Quốc để phát triển quan hệ song phương.

Phản đối

Trước đó một ngày Việt Nam vừa chính thức phản đối Trung Quốc diễn tập phòng thủ tại quần đảo Hoàng Sa.

Hôm 17/2, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga nói: "Việc hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập tại quần đảo Hoàng Sa là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này."

Bà Phương Nga lên tiếng sau khi Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc đưa tin cuộc diễn tập được tiến hành hôm 03/02.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt mọi hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, không để xảy ra sự việc tương tự trong tương lai; cùng các bên liên quan thực hiện nghiêm túc DOC, góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông."

Chu Tich Triet Dancing

Khi mê tín được gắn dấu quốc gia

TT - Từ “mê tín” được từ điển Wiktionary định nghĩa như sau: 1. (danh từ) Lòng tin không căn cứ, cho rằng có những sự việc nhất định đem lại hạnh phúc hoặc gây ra tai họa. 2. (động từ) Tin một cách mù quáng.
Nhiều nạn nhân ngất xỉu trong lúc vượt rào vào xin ấn đền Trần tối 16-2 tại Nam Định
Tôi cho rằng: Mê tín nằm trong một dãy trạng thái tâm lý nhân loại, từ “niềm tin” qua “tín ngưỡng”, đến “mê tín”. Các trạng thái này tất nhiên nương tựa nhau, chuyển hóa nhau. “Mê tín” có thể bị tăng tiến hoặc được thuyên giảm nhờ “niềm tin” được điều chỉnh, mà sự điều chỉnh ấy lại là kết quả tác động của nhận thức, của tri thức.
Ở VN, cũng đã có những giai đoạn, các chuẩn “duy lý” thông tục bị thô thiển hóa đã lấn át những tập quán và tín ngưỡng cổ truyền, đẩy chúng vào khu vực hoạt động giấu giếm, phi pháp.
Tình hình đã khác đi từ thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, khi các lễ hội xưa dần dần được phép hoạt động công khai trở lại, hơn thế còn trở thành niềm hứng khởi của cả dân gian lẫn các giới quan chức, bởi chúng được coi như nguồn bổ sung cho những niềm tin đang lung lay trước các làn sóng văn minh của thời đại.
Song chính sự tái bùng nổ của lễ hội cũng chính là nguồn khích lệ cho sự trỗi dậy của các loại “mê tín” vốn chưa bao giờ rời bỏ cộng đồng cư dân từ thượng cổ đến hiện tại vốn chủ yếu chỉ sống với nghề nông, phụ thuộc vào nắng mưa ấm lạnh của thời tiết và những biến động xã hội mà người ta khái quát thành sức mạnh của ông Trời.
Hầu hết các lễ hội đều gắn với những “mê tín” nhất định, mà một trong những biểu hiện nổi bật là ở khát vọng của công chúng thủ đắc những “tín vật”, “linh vật” nhất định.
Nắm được “bí kíp” này, các nhà tổ chức các loại lễ hội khác nhau đều đang ra sức khai thác tâm lý mê tín của công chúng, làm sống lại những “linh vật”, “tín vật” vốn có từ xa xưa, thậm chí “sáng tác” ra những “linh vật”, “tín vật” mới.
Tờ giấy hoặc mảnh vải có đóng “quốc ấn” (tân tạo) quân chủ, chiếc túi đựng một ít hạt ngũ cốc được xem là “lộc” của triều đình quân chủ... - ấy là những “linh vật” được phục chế từ những tín điều đã tồn tại thời quân chủ: tin vào vận may do vua quan ban phát, xem nó là “lộc trời”, “lộc vua” - một niềm tin mà chẳng biết do định hướng nào, các nhà tổ chức lễ hội ngày nay lại muốn khơi dậy trong tâm thức cư dân hiện đại? Giá trị văn hóa truyền thống ư? Loại “giá trị” tuân phục, cầu lộc rơi lộc vãi từ các vua quan - đâu phải hệ giá trị cần được dung dưỡng trong thời đại của các nguyên lý dân chủ, công bằng, văn minh?
Hơn thế, các nhà tổ chức lễ hội hiện đại ở ta còn muốn “sáng tác” ra những “linh vật”, “tín vật” mới, như là vừa muốn làm sống lại vừa muốn tạo thêm càng nhiều càng hay những sinh hoạt của thời trung đại trong ý thức và đời sống của cư dân.
Một điều đáng nói là hầu hết những lễ hội kể trên đều gắn với hoạt động tham dự, thậm chí chủ trì của quan chức cao cấp, hoặc do các tổ chức chính thống chủ trì, với tư cách những lễ hội chính thống ở tầm quốc gia. Tức là những tín ngưỡng, những “mê tín” ấy đã mặc nhiên được đóng dấu quốc gia.
Trong một tình thế như vậy, không khó để thấy trước rằng tâm lý chuộng “mê tín” ngày càng gia tăng. Bởi khi giới quản lý xã hội, quản trị cộng đồng cũng mang những niềm tin, “tín ngưỡng”, “mê tín” ngang với mức của công chúng dân cư, thì không có cách gì làm vơi bớt hay phai nhạt sự “mê tín” của số đông cư dân được cả.
LẠI NGUYÊN ÂN

Khai tử quán “cơm không tù” trên quốc lộ 1A

Thứ Năm, 17.2.2011 | 09:07 (GMT + 7)

(LĐ) - Nhà hàng Nam Hải Vân - quán "cơm không tù" đầu tiên của Đà Nẵng, đặt tại 522 Nguyễn Lương Bằng, QL1A, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng đã bị bỏ hoang phế sau gần 3 năm đưa vào hoạt động.

Để góp phần giải quyết từng bước nạn "cơm tù" chặt chém hành khách trên hành trình Bắc - Nam, năm 2004, UBND TP.Đà Nẵng đã cấp cho Cty du lịch và dịch vụ Đà Nẵng 6.000m2 đất mặt tiền QL1A để xây dựng nhà hàng khang trang. Quán "cơm không tù" này được đầu tư gần 5 tỉ đồng với các dịch vụ khép kín gồm nhà hàng ăn uống đạt chuẩn, phục vụ trên 500 thực khách cùng lúc, bãi đỗ xe 3.000m2, đáp ứng 30-40 xe đỗ, ngoài ra còn có hệ thống nhà vệ sinh, tắm giặt, nghỉ ngơi, mua sắm... Tuy nhiên, chỉ hoạt động cầm chừng thời gian ngắn, hiện nhà hàng này đang bị bỏ hoang phế.

T.Hải

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty