TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, December 19, 2009

Ngư dân nợ ngập đầu 'biết lấy chi để trả'

Cập nhật lúc 09:19, Thứ Sáu, 18/12/2009 (GMT+7)
 - "Làm răng mà sống hả trời"... 43 gia đình ở huyện đảo Lý Sơn chưa biết làm thế nào để trả được những món nợ chồng chất sau khi  trụ cột  của họ - những người ngư dân bị phía Trung Quốc bắt giữ, tịch thu hết tài sản ở ngoài khơi vùng biển Hoàng Sa.


Mất tàu, cái đói bao vây


Thuyền trưởng kiêm chủ tàu QNg -66398-TS Dương Lúa theo cha lên tàu đi biển từ năm lên 7. 15 tuổi, anh đã là ngư dân lành nghề. Được sự động viên, giúp sức của cha và bà con họ hàng, anh mạnh dạn vay mượn tiền để đóng mới tàu cùng trang thiết bị hơn 800 triệu đồng.
 Đóng tàu ra khơi được hơn 10 năm nay, anh vẫn còn hơn 300 triệu đồng nợ chưa trả được. "Mỗi chuyến ra khơi nếu trời yên biển lặng còn kiếm được miếng cơm cho vợ con. Nếu gặp bão gió thì coi như đói. Mà đã nghèo lại còn gặp nạn mới khổ…".

 Tàu anh Lúa đã hai lần bị Trung Quốc bắt giữ. Lần đầu, năm 1999, bị bắt giữ hơn 25 ngày, phải nộp phạt hơn 180 triệu đồng. Chị vợ ở nhà chạy đôn, chạy đáo vay mượn để gửi tiền sang chuộc tàu và cứu chồng trở về.

 Chị Nguyễn Thị Hương, vợ anh Lúa kể trong nước mắt: "Lần bị bắt đó, cả nhà chạy vay mượn để lo nộp phạt. Đưa được tàu về, vợ chồng tui dự định bán tàu lên bờ. Nhưng bán tàu thì biết sống bằng nghề gì đây? Rồi còn 13 anh em cùng tàu, vợ con, cha mẹ họ sẽ như thế nào? Thế là cố bám. Lần này thì bị thu giữ tàu, mất trắng rồi. Nợ ngập đầu biết lấy chi để trả…".



LS 1.JPG
Những con tàu - gia sản lớn nhất và là nơi bấu víu trong cuộc mưu sinh cơm áo của hàng trăm phận đời khó nghèo ở làng chài An Hải, huyện đảo Lý Sơn.  


Vợ chồng anh Lúa không biết những ngày tới sẽ sống ra sao, rồi chuyện học hành của mấy đứa nhỏ. "Kiểu ni chắc phải cho mấy đứa nghĩ học, chớ tiền mô mà lo cho nổi".

Hoàn cảnh của chủ tàu, thuyền trưởng Lê Văn Lộc cùng 14 ngư dân của mình cũng không hơn khá hơn: "Mình đánh bắt trên vùng biển của mình mà giống như đi ăn cắp, cứ rình rập, lo sợ. Đang đánh bắt, thấy tàu lạ là phập phồng. Khổ lắm, lần ni thì bị bắt và cướp luôn tàu, coi như mất trắng cả cơ nghiệp…".

Trong số 43 ngư dân trở về từ Hoàng Sa, người thì vợ ốm, con nhỏ dại, người thì cha mẹ già. Gia đình đều trông chờ vào những chuyến đi biển của họ. Giờ đây tất cả đều lâm vào cảnh khốn khó.

Vẫn sẵn sàng ra khơi

"Đói là cái chắc, không ra được biển, cứ nằm nhà kiểu ni, không biết lấy cái chi để nuôi vợ con, cha mẹ già tổng cộng hơn 10 người", lão ngư Lê Thân ngao ngán.

Ở huyện đảo Lý Sơn, hàng nghìn ngư dân với gần 100 tàu bị Trung Quốc bắt giữ trong những năm qua. Nhiều chủ tàu nợ nần chất chồng.

Hàng trăm ngư dân lên bờ tứ tán khắp nơi để làm thuê kiếm sống, nhưng không thể nuôi nổi vợ con.



LS 3.JPG
Nếu được giúp đỡ, tui sẽ tiếp tục đóng tàu ra khơi để làm ăn và khẳng định chủ quyền đất nước - Thuyền trưởng Dương Lúa nói.



Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Nguyễn Văn Hước cho hay: "Bà con ngư dân ở đây nghèo lắm, huyện cũng nghèo. Biết bà con ngư dân bị đánh cướp ngoài khơi trở về trắng tay, đói. Nhưng không biết phải làm thế nào. Huyện đã nhiều lần báo cáo lên tỉnh xin hỗ trợ bà con trong lúc khốn khó này". 
Bí thư huyện ủy Trần Huy Thông nói bây giờ phải tập trung giúp bà con ngư dân trắng tay trở về.
Ông Thông bảo rằng chuyện bà con bị đánh cướp ở Hoàng Sa, chính quyền địa phương sẽ kiến nghị lên tỉnh, Chính phủ hỗ trợ, trước mắt là giúp đỡ để bà con ổn định đời sống.
Trong khi đó, các thuyền trưởng và thuyền viên đều khẳng định, nếu có tàu, họ sẵn sàng lại đóng tàu ra khơi để làm ăn và khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Lão kình ngư Dương Lúa quả quyết: "Mấy trăm năm trước, nếu tính từ Hải đội Hoàng Sa, cha ông chúng tôi đã làm chủ khải thác vùng biển Hoàng Sa này. Vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc, phận con cháu chúng tôi phải tiếp tục khẳng định chủ quyền. Nếu được Nhà nước kịp thời giúp đỡ, tui sẽ đóng lại tàu và tiếp tục ra vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam để đánh bắt".  

  • Vũ Trung


Bắt về nước sau khi tốt nghiệp, nhiều du hoc sinh VN phản đối kịch liệt

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=105695&z=157
medium_VN_91213594_hoc.JPG

Sinh viên Việt Nam tìm hiểu một số trường đại học ở Hoa Kỳ đến Hà Nội mở một hội chợ về giáo dục Hoa Kỳ ngày 28 Tháng Chín 2009 vừa qua. (Hình: AFP/Getty Images)







HÀ NỘI (TH) - Bộ Giáo Dục Ðào Tạo Việt Nam vừa đưa ra một dự thảo nghị định bắt sinh viên du học không được ở lại nước sở tại quá 3 năm kể từ khi tốt nghiệp bất kể là du học bằng học bổng hay từ tiền tự túc.
Nhiều tờ báo ở Việt Nam bàn tán sôi nổi về đề tài này trong mấy ngày qua mà nhiều người cho là không khả thi kiểu “hành là chính.”
Không những vậy, dự thảo qui định mới còn bắt những du học sinh sau khi tốt nghiệp phải đóng thuế thu nhập tới 40% dù đã phải đóng thuế cho nước sở tại.
Dự thảo qui định của Bộ Giáo Dục Ðào Tạo đòi hỏi sinh viên du học làm công tác tuyên truyền chính trị và phải báo cáo định kỳ cho các cơ quan của nhà nước từ chuyện học đến chỗ ở sau mỗi học khóa 3 tháng. Ngoài ra, nếu không tuân theo các qui định này, nếu sinh viên sau khi tốt nghiệp về nước, bằng cấp chuyên môn đã học sẽ không được nhà nước công nhận, coi như bằng giả.
Theo bản tin của VietnamNet, “Quy chế này áp dụng đối với mọi công dân đang được đào tạo ở nước ngoài, không phân biệt nguồn kinh phí đào tạo, bao gồm: học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, người dự khóa học bồi dưỡng ngắn hạn từ 90 ngày đến 1 năm; các tổ chức, cá nhân làm công tác lưu học sinh ở trong và ngoài nước.”
Một mặt thì muốn kiểm soát chặt chẽ các sinh viên du học, nhưng lại để một lỗ hổng cho các con ông cháu cha vừa đi du học vừa là đầu cầu chuyển tiền ăn cắp, ăn hối lộ ra ngoại quốc. Theo cuộc phỏng vấn của VietnamNet với ông Trương Duy Phúc, phó cục trưởng Cục Ðào Tạo với nước ngoài (Bộ GD-ÐT) ngày 15 Tháng Mười Hai, 2009, du học tự túc “ở lại lao động tự do cho các cơ sở nước ngoài... không liên quan đến quy định này và muốn ở lại bao lâu thì tùy.”
Nhưng “sẽ là hoàn toàn bất hợp lý khi ép buộc các du học sinh tự bỏ tiền ra du học phải về Việt Nam trong vòng 3 năm. Họ đã tự bỏ tiền ra để đầu tư cho tương lai của họ, vậy cũng nên có quyền tự lựa chọn nơi làm việc của mình miễn là không vi phạm pháp luật.” Sinh viên ban tiến sĩ toán Ðỗ Ðức Hạnh (Ðại Học UC Berkeley, California) viết trong thư kiến nghị đại diện cho khoảng 800 sinh viên cao học gửi Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo Việt Nam, phổ biến trên VietnamNet.
Ông Hạnh nói thêm, “Theo dự thảo trên, việc áp dụng quy chế này cho tất cả các du học sinh, dù tự túc hay tự xin học bổng du học là đi quá giới hạn của Bộ GD-ÐT.”
Ông Ðỗ Ðức Hạnh kết luận bức thư, gọi đó là “một dự thảo có quá nhiều kẽ hở sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tiêu cực nảy sinh trong quá trình thực hiện.”
Ông Hạnh và các người khác đều phản đối dự thảo qui định đánh thuế thu nhập tới 40% (vì coi như mức thu nhập cao ở Việt Nam) trong khi nếu có việc làm, đã phải đóng thuế cho nước sở tại rồi.
Hiện tượng “chảy máu chất xám” xảy ra với tất cả các nước đang phát triển có sinh viên đi du học ở các nước tiên tiến. Một số không nhỏ sau khi đã tốt nghiệp, ở lại nước sở tại kiếm làm, lập gia đình, xin nhập tịch. Nếu chấp nhận trở về nước ngay, rất có thể họ không kiếm được việc làm hợp với khả năng hiểu biết chuyên môn mới được đào tạo. Hoặc lương bổng rất thấp, không đủ sống, chưa kể đến sự chèn ép, phe đảng trong hệ thống.
“Theo tôi, đây là quy định không có tính khả thi, đặt vấn đề như vậy có lẽ phù hợp hơn với thời bao cấp, khi mà toàn bộ lưu học sinh (LHS) đi học bằng học bổng của Nhà nước. Hiện nay lưu học sinh đi học có học bổng nhà nước thì đã phải chịu những quy định liên quan đến học bổng đó rồi, còn những người đi học tự túc thì không có lý do gì để buộc người ta phải về nước sau ba năm.” Ông Nguyễn Minh Thuyết, một đại biểu quốc hội Việt Nam nói trên tờ Tuổi Trẻ.
Cô Ðỗ Mai Trang, (cựu sinh viên tại Trường ÐH Quốc gia Singapore), phát biểu trên tờ Tuổi Trẻ, “...đánh giá của tôi là có nhiều nội dung quan trọng trong dự thảo không có tính khả thi và chưa phù hợp thực tế. Trước hết, về mặt quản lý, LHS đi đào tạo bằng học bổng của Nhà nước thì có nghĩa vụ phải tuân thủ các quy định, trong đó có việc bắt buộc trở về làm việc, cống hiến trong nước như một điều kiện để được nhận học bổng.”
Cô nói thêm, “Nhưng đối với những du học sinh tự túc, tự bỏ tiền đi học ở nước ngoài, nếu cũng quản lý họ bằng một quy định chung với người đi học bằng tiền nhà nước sẽ không hợp lý. Mà có muốn quản lý chắc phải bằng giải pháp nào khác, chứ bằng cách như đề xuất trong dự thảo quy chế sẽ không khả thi, sẽ bị lách luật bằng nhiều cách...”
Theo phúc trình của Viện Giáo Dục Quốc Tế công bố vào cuối năm 2008, tổng số sinh viên du học ở Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng kỷ lục 45% và là mức tăng cao nhất trong các quốc gia. Sinh viên từ Việt Nam đã tăng đều đặn kể từ năm 1999, nhưng tăng mức vượt bực trong 2 năm qua với 31% trong năm 2007 và 45% trong năm 2008, đưa số sinh viên từ Việt Nam lên 8769 người, lần đầu tiên lọt vào số 13 quốc gia có nhiều du học sinh vào Hoa Kỳ.
Sinh viên du học tự túc từ Việt Nam đến Úc có lẽ nhiều nhất, hiện có khoảng 21,000 ngàn người vì tốn kém ít hơn ở Mỹ và các quốc gia tây phương khác rất nhiều. Khoảng hơn 5,000 sinh viên đang du học ở Nga vì giáo dục ở đây cũng tương đối rẻ hơn và cha mẹ sinh viên cũng có thể từng được đào tạo ở đây trong khi Việt Nam với nước này đang có những mối quan hệ đối tác chiến lược được “nâng lên tầm cao mới.” (TN)

Đập phá tại công ty Vinaxuki vì bất đồng thu hồi đất

(Dân trí) - Hàng trăm người dân xã Tiền Phong (huyện Mê Linh, Hà Nội) đã quây kín nhà máy ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) dùng gạch ném, đốt nhà kho của công ty vì không đồng ý với phương án đền bù, giải phóng mặt bằng mở rộng nhà máy.

Cổng chính của nhà máy bị phá hỏng.
Sự việc bắt nguồn từ việc một số hộ dân trong xã không đồng ý với mức tiền đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ dự án mở rộng nhà máy ô tô Xuân Kiên. Đồng thời, nhiều người còn cho rằng nhà máy hiện tại gây ra nhiều tiếng ồn và xả nước thải độc hại ra môi trường.
Sáng 17/12, khi UBND huyện tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của các hộ thôn Do Thượng, rất đông người dân trong xã đã tụ tập, ngăn cản không cho máy xúc vào giải phóng mặt bằng.
Một số người đã dùng túi nước bẩn, gạch đá ném vào những người tổ chức cưỡng chế. Nhiều người đứng chật kín đường dẫn từ đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài vào xã Tiền Phong. Cột điện và các thân cây được kéo đến, chắn ngang đường, ngăn cách toàn bộ con đường khu vực trước cổng nhà máy.
Đã có xô xát giữa lực lượng chức năng và những người dân quá khích.
Sự việc trở nên căng thẳng vào đầu giờ chiều khi một số người tung tin rằng có 2 người đã thiệt mạng trong cuộc xô xát. Hàng trăm người đã ồ ạt ném gạch vào trong công ty, phá tường rào xung quanh, xông vào khu nhà kho của công ty châm lửa đốt.
Ngọn lửa bùng lên nhanh chóng, lan rộng, thiêu rụi toàn bộ khu nhà kho rộng hàng ngàn mét vuông. Các công nhân, nhân viên của công ty dùng vòi phun nước và các bình chữa cháy dập lửa nhưng không thể ngăn nổi ngọn lửa ngày càng bùng mạnh. Một ngôi nhà 2 tầng sát công ty cũng bị những người quá khích châm lửa đốt cháy trơ khung. Hơn chục chiếc ô tô trong kho bị thiêu rụi. Theo phản ánh của lãnh đạo công ty Xuân Kiên thì số ô tô này chủ yếu là của khách mang đến bảo dưỡng.

Sau khi tăng cường lực lượng an ninh, tình hình được ổn định hơn. Một số người đã bị bắt tạm giam.


Nhà kho bị thiêu rụi, hàng chục ô tô chỉ còn trơ khung.
Đến sáng 18/12, khu vực trước cổng nhà máy ô tô Xuân Kiên vẫn có nhiều người tụ tập. Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát được tăng cường tối đa, bảo vệ toàn bộ các lối vào nhà máy nên không còn việc người dân ném gạch đá vào bên trong nữa.
Làm việc với UBND xã Tiền Phong để tìm hiểu nguyên nhân vụ việc, ông Vũ Văn Dương - Phó Chủ tịch xã phụ trách kinh tế - chỉ cho biết là do người dân không đồng ý với phương án đền bù giải phóng mặt bằng. Còn nội dung cụ thể của dự án mở rộng nhà máy ô tô Xuân Kiên và các phương án đền bù ông nắm không rõ.
Ông Dương cũng không cung cấp được cho phóng viên quyết định thu hồi đất cũng như quyết định cưỡng chế thu hồi đất của các hộ có đất trong dự án. Những quyết định trên, theo ông Dương thì phải lên huyện chứ “xã không nắm được”.
Hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục xử lý để ổn định tình hình.

Tiến Nguyên

Đội phó kiểm tra thuế làm việc theo tinh thần của Chủ Tịch Triết


Nhận phong bì chứa 9 triệu đồng từ đại diện một doanh nghiệp tư nhân, vừa bỏ vào túi áo khoác, bà Trương Thị Thủy, Đội phó kiểm tra thuế của Chi cục Thuế Đà Lạt bị Phòng PC 15 Công an Lâm Đồng ập vào bắt quả tang.

Bà Trương Thị Thủy ký vào biên bản nhận hối lộ chiều 17/12. Ảnh: Đỗ Quyên
Chiều 17/12, tại hiện trường, cơ quan chức năng khám xét người bà Thủy, phát hiện trong túi áo khoác của bà có một phong bì được dán kín, bên trong chứa 9 triệu đồng.
Biên bản của cơ quan điều tra ghi nhận, số tiền này được một chủ doanh nghiệp tư nhân chung chi cho cán bộ thuế. Biên bản ghi rõ, trong đó 4 triệu đồng tiền chi cho hai tháng, 5 triệu còn lại doanh nghiệp gửi cho sếp của bà Thủy.

Tang vật bị cơ quan chức năng tạm giữ. Ảnh: Đỗ Quyên
Cơ quan chức năng đã lập biên bản và tạm giữ tang vật cùng bà Thủy, để điều tra làm rõ.
Đỗ Quyên

Slovakia nêu vấn đề nhân quyền với Việt Nam

Ông Triết gặp ông Gasparovic trong chuyến thăm các nước châu Âu
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết trong cuộc hội đàm tại Bratislava hôm 17/12 đã nói với Tổng thống Ivan Gasparovic rằng ''nhân quyền được tôn trọng ở Việt Nam".
"Luật của mỗi nước khác nhau. Luật dựa trên điều kiện địa lý và lịch sử khác nhau của mỗi nước nên không thể áp dụng luật của nước này cho nước khác,'' ông Triết được thông tấn xã CTK trích thuật đã nói với chủ nhà.
Nhưng theo ông Gasparovic, mọi nước đều phải đảm bảo nhân quyền, "Chúng tôi vì vậy đã nhấn mạnh trong cuộc hội đàm rằng nhân quyền không phải chỉ là vấn đề của Việt Nam hay Slovakia, mà là một vấn đề toàn cầu," ông Gasparovic nói.
Trước đó nhiều tổ chức phi chính phủ ở Slovakia, kể cả Amnesty International và People in Danger, đã vận động để chuyện nhân quyền được đưa vào nghị trình hội đàm giữa hai nguyên thủ quốc gia.
Tuy vậy, không như hồi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào viếng thăm Slovakia hồi tháng Sáu, đã không xảy ra cuộc biểu tình phản đối nào trong chuyến thăm của ông Triết.
Trong chuyến viếng thăm các nước Âu châu lần này, ông Triết cũng đã hội đàm với Đức Giáo hoàng Benedict XVI khi ghé Rome.
Nghị quyết EU
Tháng trước, Nghị viện Âu châu đã chỉ trích vấn đề nhân quyền của Việt Nam và thông qua một nghị quyết yêu cầu chính quyền ngưng đàn áp những người đòi hỏi tự do lập hội và tự do tín ngưỡng.
Hà Nội đã cực lực bác bỏ các cáo giác vi phạm nhân quyền.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga mô tả nhận định của các dân biểu châu Âu là "hoàn toàn sai trái".
Bà Nga nói: "Chúng tôi hết sức thất vọng khi ngày 26/11/2009 Nghị viện Châu Âu lại một lần nữa thông qua Nghị quyết về Việt Nam với những nhận định hoàn toàn sai trái, thiếu khách quan, thiếu thiện chí về tình hình thực tế ở Việt Nam".
"Việc thông qua Nghị quyết này đi ngược lại lợi ích quan hệ giữa Việt Nam và EU và gây bất bình trong nhân dân Việt Nam," bà nói trong một thông cáo.
Các dân biểu châu Âu đồng thuận kêu gọi chính phủ Việt Nam ''chấm dứt trấn áp và sách nhiễu đối với các môn đồ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, trả tự do cho Hòa thượng Thích Quảng độ và khôi phục hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, tiến tới hủy bỏ hình phạt tử hình, cho phép đại diện châu Âu giám sát thường xuyên tình hình tự do dân chủ, ngôn luận, bảo vệ nhân quyền và phụ nữ ở Việt Nam.
Các nghị quyết của Quốc hội châu Âu thường không mang tính áp chế.

Việt Nam ''cấm lạm dụng internet''

Từ trái: Công chúa Letizia, Hoàng hậu Sofia, Quốc vương Juan Carlos, Hoàng tử Felipe và vợ chồng ông Triết tại điện Oriente ở Madrid,  14/12/2009.
Hoàng gia Tây Ban Nha chiêu đãi Chủ tịch Triết và phu nhân hôm 14/12
Trả lời một tờ báo trung tả ở Tây Ban Nha nhân chuyến thăm Madrid, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nói Việt Nam "không cấm internet, nhưng cấm việc lạm dụng internet".
Ký giả J.P. Velazquez-Gaztelu của tờ báo khá phổ biến, El Pais, hỏi tại sao Việt Nam lại ra lệnh chặn mạng xã hội Facebook để bị các nơi chỉ trích?
Ông Triết không trả lời thẳng câu hỏi mà giải thích: "Thông tin phát tán trên internet cần phải tuân thủ luật pháp quốc gia.''
''Ở Việt Nam, chúng tôi không cho phép phát tán thông tin khích động nổi loạn chống nhà nước xã hội chủ nghĩa, phá hoại đoàn kết dân tộc, vi phạm an ninh quốc gia và quốc phòng, xúi giục bạo động, tuyên truyền văn hóa và lối sống không phù hợp với văn hóa Việt Nam, cũng như thông tin không đúng, hay xuyên tạc làm ảnh hưởng đến thanh danh của cá nhân và tổ chức.
"Chúng tôi không cấm việc sử dụng internet; chúng tôi cấm việc lạm dụng internet,'' ông Triết nói.
Nhân chuyến viếng thăm các nước Âu châu, đoàn Việt Nam khi đến Madrid muốn kêu gọi thêm đầu tư của Tây Ban Nha vào Việt Nam, vốn chỉ mới có 7,4 triệu euro trong một thị trường 86 triệu dân.
'Quán triệt dân chủ'
Khi được hỏi liệu Việt Nam trong tương lai có thể có một nền dân chủ kiểu Tây phương với đa nguyên và bầu cử tự do, ông Triết nói: "Tôi nghĩ tất cả mọi nước, kể cả Việt Nam, đều có một khái niệm chung về dân chủ và nhân quyền
"Như các bạn cũng biết, Việt Nam từng là nạn nhân của chủ nghĩa thực dân và đế quốc, chúng tôi phải tranh đấu để giành độc lập. Điều đó cho thấy chúng tôi đã quán triệt dân chủ và quyền của người dân, và tôi có thể khẳng định rằng Việt Nam yêu nhân quyền
"Khi đất nước tuyên bố độc lập năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Điều đó cho thấy gần 70 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo khác của Việt Nam đã đặt tiêu chuẩn cho dân chủ.
"Dân chủ được trải nghiệm ở Việt Nam trong khuôn khổ luật pháp của Việt Nam; khuôn khổ luật pháp của một nước không thể bị áp đặt bởi một nước khác,'' ông Triết nói.
Khi được hỏi về cuộc chiến ở Afghanistan, ông Triết nói: "Tôi hy vọng nhân dân Mỹ và nhân dân Afghanistan sẽ không phải đau khổ vì hậu quả của những sai lầm của Hoa Kỳ, như họ đã làm ở Việt Nam.
"Chúng tôi kiên quyết lên án khủng bố dưới mọi hình thức, nhưng đồng thời chúng tôi tin rằng cuộc chiến chống khủng bố phải tuân thủ luật pháp quốc tế và phải dựa trên sự độc lập, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, và quyền tự quyết của các nước".
Ông Triết ca ngợi Tổng thống Barack Obama là người có cái nhìn mới về chuyện thế giới nhưng hy vọng ông ấy s̃e làm những gì đã hứa vì đó chỉ mới là ý tưởng. "Nói dễ hơn làm,'' ông trả lời ký giả Velazquez-Gaztelu của báo Pais ở Madrid.

Friday, December 18, 2009

Khi dân tự đập nhà mình

Thứ Sáu, 18/12/2009, 03:08 (GMT+7)
TT - Vì xây nhà trong vùng quy hoạch, những nông dân “nghèo có tiếng” ở xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam phải cầm búa tự đập nhà mình. Về lý thì không cãi được nhưng về tình, nếu người xây nhà đáng trách một thì những người có trách nhiệm đáng trách chục lần hơn.


Chị Nguyễn Thị Kim Thu và con bên nền ngôi nhà mới đập - Ảnh: Khải Minh
Mới đây, mười gia đình ở thôn Lệ Sơn phải đập tan hoang nhà của mình - những ngôi nhà chỉ mới làm xong 1-2 tháng trước.
Đập nhà mà như đập vô gan, vô ruột

Nhà được đền bù dù cũng nằm trong vùng quy hoạch
Theo ông Nguyễn Thiện Sỹ, có chín hộ làm nhà ngay trên tuyến đường quy hoạch nhưng được ban đền bù giải phóng mặt bằng huyện Duy Xuyên đền bù, hộ ít nhất 60 triệu đồng, hộ nhiều 150 triệu đồng.
Lý do là chín hộ này làm nhà sau khi tỉnh có quy hoạch (8-10-2008) nhưng trước khi quy hoạch này được công bố (thời gian giữa hai công đoạn này là bốn tháng).
Ông Trần Hữu Măng, 54 tuổi, kể: “Thằng Quang không đành đoạn đập, nó biểu tôi “Cha đập giùm con”. Ngày tôi đập nhà thì nó khăn gói vô Sài Gòn làm thợ hồ”. Trong 35 triệu đồng xây nhà, một nửa là tiền vợ chồng anh Quang dành dụm từ đám cưới hai năm trước, còn nửa kia là tiền mồ hôi nước mắt cả chục năm trời gánh nước tưới rau, tưới mè trên đồng cát cháy Duy Nghĩa của vợ chồng ông Măng.
“Nhà tôi bảy đứa con, thằng Quang cưới vợ đã lâu mà vẫn phải ở chung nhà, ra đụng vô chạm bất tiện. Thấy vợ chồng tích lũy chút ít, tôi cho thêm để làm cái nhà ra riêng. Đất của nhà tôi canh tác mấy đời ni. Ai ngờ làm nhà xong lại phải chịu cảnh tan nát như bỏ bom thế này”.
Cách nhà của anh Trần Văn Quang một vạt khoai lang là một nền nhà đổ nát khác của anh Huỳnh Văn Lễ - con rể ông Măng. “Chú nhìn coi, tụi nó đâu phải làm nhà quấy quá để nhận tiền đền bù. Nhà tô, quét vôi sáng trưng, điện kéo đầy đủ, giếng nước cũng đóng. Thằng Lễ còn làm hòn non bộ, vườn hoa trước nhà để chơi cây, chơi cá. Ai hay bông tàn, cá chết như ri...”.
Trưa nắng chang chang mà một phụ nữ vẫn bồng con đứng nhìn trân trân cái nền nhà đổ nát nằm cạnh một túp lều bằng tôn sập sệ. Chị tên là Nguyễn Thị Kim Thu, 29 tuổi. Đứa con nhỏ bồng trên tay bị bệnh tim bẩm sinh, đã mổ một lần nhưng chưa khỏi. Do con bệnh tật nên cưới nhau đã lâu, vợ chồng chị mới dựng được túp lều tôn để ở.
Hai năm sau, anh chồng xin được làm công nhân, có chút ít tiền mới bàn chuyện dựng ngôi nhà. Nhà mới vừa xong thì xã đưa quyết định bảo đập. “Không đập không được vì ngày nào đài truyền thanh xã cũng nêu tên rêu rao, nói rằng không tự giác đập để chính quyền cưỡng chế sẽ phải bồi thường tiền cưỡng chế cho chính quyền. Ngôi nhà ni vay mượn tiền mà làm, tiền bạc không còn, để xã đập lấy tiền đâu bồi thường cho xã. Chính em cầm búa đập anh ơi. Đập nhà mà như đập vô gan, vô ruột mình...”.


Căn nhà của ông Diệu vẫn còn nguyên - Ảnh: Khải Minh
Chính quyền làm gương... méo
Dự án khu dân cư làng chài ven biển được UBND tỉnh công bố ngày 27-2-2009. Người ra quyết định buộc các hộ dân xây nhà trái phép trong vùng quy hoạch phải tháo dỡ nhà cửa cũng chính là người bị kỷ luật vì làm nhà trong vùng quy hoạch: ông Nguyễn Hoàng Diệu - phó bí thư Đảng ủy xã, chủ tịch UBND xã Duy Nghĩa. Ông Diệu làm nhà tháng 3-2009, đến tháng 6 “noi gương” ông, ông Phạm Ngọc Tứ - chủ tịch Ủy ban MTTQ VN xã Duy Nghĩa - cũng làm nhà ngay thôn Lệ Sơn.
Thấy cán bộ làm nhà trót lọt nên 23 hộ dân ào ạt làm nhà theo, chủ yếu trong tháng 8-2009. Đến tháng 11-2009, hai ông Diệu, Tứ bị Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Duy Xuyên kỷ luật mức khiển trách. Điều làm người dân đau lòng nhất là khi họ đào móng làm nhà, không thấy ai đến ngăn chặn để họ làm nhà hoàn thành, ở 1-2 tháng rồi mới “trát” giấy buộc tháo dỡ.
Ông Phạm Tuyển, thôn trưởng Lệ Sơn, cũng nói: “Lúc đầu, thấy dân chở vật liệu làm nhà đi nườm nượp trên đường, tôi điện báo xã đến xử lý, chẳng ai đến cả. Rốt cuộc phải đập phá hàng chục ngôi nhà gây tốn kém cho dân cả tỉ đồng”.
Tất cả 23 ngôi nhà vi phạm quy hoạch đều bị buộc tháo dỡ không được đền bù. Trong số đó, theo ông Nguyễn Thiện Sỹ - phó bí thư Đảng ủy xã, có 13 hộ làm nhà có nhu cầu chính đáng còn 10 hộ làm nhà cố ý để hưởng đền bù.
Trong dự án có quy hoạch khu tái định cư Lệ Sơn. Quy hoạch công bố gần hết năm rồi mà chưa thấy rục rịch xây dựng gì, trong khi đóbiết bao gia đình cần tái định cư vì nhà cửa cũ nát, chật chội. Và trong khi người dân dù đứt ruột vẫn phải cầm búa đập nhà mình thì hai căn nhà xây trái phép của cán bộ xã là ông Diệu và ông Tứ vẫn “hoành tráng”, không ai đụng đến. Ông Diệu, người ra quyết định buộc các hộ dân làm nhà trái phép phải tự tháo dỡ, đã không ra cho mình một quyết định tương tự.
KHẢI MINH

Ông bà mình thường nói "Nhỏ không chịu học,Lớn lên chỉ đứng đường mà ăn thôi con ạ ! "






http://quanviahe.multiply.com/video/item/218/218




Vì Sao Việt Nam thua MãLai trong trận bóng đá chung kết SeaGames 2009



Bài học bi đánh cắp



Thursday, December 17, 2009

Chủ tịch nước ngừng chém gió chuyển qua ngâm thơ - (Tây Ban Nha 15.12.2009)


Hạ tầng tại các Khu đô thị mới: Nỗi khổ ai hay

17/12/2009 06:55

Một góc Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, quận Thanh Xuân.     Ảnh: Trung Kiên
(HNM) - Theo đánh giá của UBND TP Hà Nội, tốc độ xây dựng, phát triển đô thị trong thời gian qua rất nhanh, diện mạo TP khang trang, hiện đại hơn, song trong quá trình thực hiện, nhiều dự án, một số chủ đầu tư chỉ quan tâm lợi ích của DN nên chưa thực hiện đúng các nội dung đã được phê duyệt.


Nhiều đô thị hiện nay vẫn chưa được hạ ngầm các tuyến cáp viễn thông, điện lực, một số khu đô thị không bảo đảm vệ sinh môi trường, thiếu chợ, trường học… Ngày 7-12, Đoàn kiểm tra liên ngành của TP Hà Nội đã bắt đầu tiến hành kiểm tra 34 dự án khu đô thị mới, khu nhà ở nhằm phát hiện sai phạm về quy hoạch, hạ tầng xã hội - kỹ thuật…

Thiếu hạ tầng

Đầu năm 2008, gia đình anh Huy (quận Long Biên) chuyển đến sống tại nhà P6 thuộc KĐT mới Việt Hưng (Long Biên) trong niềm vui khôn tả. Môi trường sống trong lành, giá nhà hợp lý, chất lượng xây dựng bảo đảm... thoạt đầu cuộc sống của anh chị diễn ra khá êm ả. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, những bất tiện bắt đầu bộc lộ. Ban đầu là chuyện đi chợ mua sắm. Tiếng là KĐT mới với hàng chục khu nhà cao tầng, tập trung hàng nghìn hộ dân sinh sống nhưng cả KĐT không có nổi một khu chợ dân sinh, việc mua sắm hằng ngày đều trông vào một siêu thị mi ni. Tiếp đó là chuyện trường lớp. Dù quỹ đất còn rất rộng, nhiều nơi cỏ dại mọc um tùm, nhưng cả KĐT không có một ngôi trường tiểu học hay THCS cho trẻ, các bậc phụ huynh buộc phải tận dụng mọi mối quan hệ để chạy chọt cho con học trái tuyến. Bức xúc trước những cái "thiếu" và "yếu" tại KĐT Việt Hưng, anh Huy đành bán nhà, chuyển đến nơi ở khác.

Tại KĐT Nam Trung Yên, tình cảnh của hàng trăm hộ dân còn có phần "bi đát" hơn. Cuối năm 2005, công tác GPMB dự án đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa được thực hiện, gần 2.000 người dân tại hai phường Nam Đồng và Phương Liên được bố trí đến khu tái định cư Nam Trung Yên với lời hứa về một khu chung cư tiện nghi, hiện đại. Nhưng chỉ sau 4 năm, dù đã được sơn sửa, KĐT này vẫn tiếp tục xuống cấp. Tường lún nứt, vữa bong tróc, màu sơn loang lổ theo gió mưa, nhiều hố ga mất nắp trống hoác... nhưng điều khiến người dân ở đây bức xúc nhất chính là thiếu chợ. Phản ánh lên BQL dự án nhiều lần nhưng không được đáp ứng, người dân đành khắc phục bằng cách họp chợ ngay trong các khu chung cư. Cũng như bất cứ một khu chợ tạm, chợ cóc nào, "chợ" trong chung cư cũng bày bán đủ thứ, từ dưa cà, mắm muối đến thực phẩm tươi sống như tôm, cá, lợn, gà... Hành lang và phòng khách được nhiều gia đình tận dụng "mở quán" bán đồ ăn sáng. Trên tất cả các tầng nhà, hàng loạt panô, biển quảng cáo dịch vụ "cắt tóc gội đầu", "sơn sửa móng tay"... treo lủng lẳng. Cảnh buôn bán, giao nhận hàng hóa, ăn uống... nhộn nhịp tại các chung cư cao tầng của KĐT Nam Trung Yên đã phá vỡ không gian khép kín, đẹp đẽ vốn có của các KĐT, biến nơi đây thành những khu "chợ" nhếch nhác, rất khó coi. Cũng vì thiếu chợ, khuôn viên quanh các khối nhà, nơi được dành cho cây xanh bóng mát cũng bị người dân chiếm dụng để trồng rau. Chiều chiều, cảnh người dân tay cầm cuốc, xẻng, xô chậu chăm bón từng luống rau, khiến quang cảnh KĐT chẳng khác nào như một vùng quê.

Trắng trường học

Theo ban quản trị các khu chung cư, chợ cóc mọc lên trong KĐT là tất yếu, bởi nhà cao tầng mọc lên san sát như vậy nhưng chủ đầu tư lại "quên" xây dựng siêu thị và chợ dân sinh, hàng loạt công trình thiết yếu khác như bệnh viện, trường học, khu vui chơi... đều bị bớt xén. Bà Nguyễn Thị Mai, ở KĐT mới Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai) cho biết, vợ chồng bà đang sống cùng với gia đình người con trai cả và hai đứa cháu nội. Do KĐT không có trường học nên cháu lớn phải đưa đi học xa nhà, còn cháu bé hơn 2 tuổi, ông bà phải thay nhau chăm sóc. Tương tự, các KĐT Việt Hưng, Đầm Trấu... dù đã được đưa vào sử dụng nhiều năm nay nhưng vẫn trong tình trạng "trắng" trường, đặc biệt là hệ thống trường tiểu học, THCS. KĐT mới Mỹ Đình tiếng là nơi tập trung nhiều trường học, nhưng hầu hết là hệ thống trường dân lập "chất lượng cao", học phí từ 2,5 đến 3 triệu đồng/tháng nên chả mấy nhà có đủ điều kiện kinh tế cho con em theo học. Đa số phụ huynh phải chạy vạy xin cho con vào học tại các trường công lập cách nhà cả chục cây số. Một "nỗi khổ" khác mà phần lớn cư dân tại các KĐT mới phải chịu đựng, đó là cảnh sống chung với bầu không khí của "đại công trường". Do thi công theo lối "cuốn chiếu" để tận dụng thời gian và quay vòng vốn nên khi một khu chung cư vừa hoàn thiện xong cũng là lúc "hàng xóm" bắt đầu động thổ. Kết quả, hàng trăm hộ dân phải sống trong tiếng ầm ầm của máy khoan, máy xúc hoạt động suốt ngày đêm. Những tuyến đường dẫn vào các KĐT bị băm nát bởi xe chở VLXD trọng tải lớn nườm nượp ra vào công trường...

Theo quy hoạch, phần lớn các KĐT mới, khu tái định cư (TĐC)... đều phải được trang bị đầy đủ hệ thống điện, đường, trường, trạm, sân chơi... cho người dân. Nhưng trên thực tế, nhà đầu tư và các đơn vị thi công chỉ xây nhà xong rồi bán, việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng (CSHT) bị "bỏ quên" hoặc thực hiện rất chậm trễ.

Để bảo đảm chất lượng sống của người dân và xây dựng những KĐT hiện đại, văn minh, đã đến lúc UBND thành phố và các ngành chức năng cần tiến hành tổng kiểm tra tại các KĐT, khu TĐC, yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị thi công thực hiện xây dựng theo đúng quy hoạch ban đầu, khắc phục ngay những cái thiếu và yếu về CSHT để không còn những KĐT "nhà quê" trong lòng thành phố.

Quốc Bảo

Từ Liêm là huyện có nhiều dự án đoàn sẽ kiểm tra nhất với 10 dự án nằm trên địa bàn và 3 dự án có liên quan tới các quận, huyện khác. Đó là các dự án Khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì, Trung Văn, Cổ Nhuế, Xuân Phương, Mễ Trì Hạ; các dự án nhà ở tại xã Trung Văn, Tây Nam xã Mễ Trì; khu tái định cư phục vụ xây dựng khu đô thị mới Hà Nội; Khu đô thị đại học và Khu đất đài phát sóng phát thanh Mễ Trì; Khu đô thị mới Phùng Khoang (huyện Từ Liêm và quận Thanh Xuân); Khu đô thị mới Cầu Giấy và Thành phố giao lưu (huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy).

Quận Hoàng Mai có 8 dự án bao gồm các khu đô thị mới Đại Kim, Thịnh Liệt, Tây Nam hồ Linh Đàm, Kim Văn - Kim Lũ, Hoàng Văn Thụ; Khu chức năng đô thị Ao Sào; Khu chức năng đô thị Trũng Kênh và Khu di dân tái định cư Đồng Tàu.

Ngoài ra, còn dự án liên quan tới cả ba địa bàn Hoàng Mai, Thanh Xuân và Thanh Trì là dự án Khu đô thị mới Tây Nam Kim Giang cũng được đưa vào danh sách kiểm tra.

Công nhân chỉ được đi vệ sinh 2 lần/ngày(!)

Lao Động số 287 Ngày 17/12/2009 Cập nhật: 8:59 AM, 17/12/2009

Khoảng 750 CN Cty MJ Apparel đình công ngày 16.12.
(LĐ) - Ngày 16.12, khoảng 750 CN làm việc tại Cty MJ Apparel (100% vốn Hàn Quốc, chuyên sản xuất may mặc tại khu phố 3, phường Trảng Dài, TP.Biên Hoà, Đồng Nai) đã đình công với bức xúc: Bị ép tăng ca, không được hưởng BHXH và đặc biệt không những do không "nín" được việc đi vệ sinh, CN bị trừ thi đua, mà Cty còn cắt cử bảo vệ giám sát ngay cả khoản... tế nhị này.

“Quá tam ba bận”, không nín thì... phạt!

Khi vụ đình công của 750 CN nổ ra, LĐLĐ TP.Biên Hoà cùng các đại diện ban ngành và chính quyền đã khẩn trương đến làm việc với các bên liên quan.



Hàng loạt CN đã tố cáo với đoàn cũng như báo chí, Cty MJ Apparel đặt ra quy định vừa gây phẫn nộ, lại tạo cảnh bi hài: CN chỉ được phép đi vệ sinh 2 lần/ngày bất kể vệ sinh “nặng” hay... “nhẹ”! Muốn đi, phải lấy thẻ vệ sinh tại tổ trưởng và phải chịu sự giám sát của bảo vệ Cty tại khu vực nhà vệ sinh, kể cả nam lẫn nữ. Oái oăm, Cty chỉ cấp 3 thẻ đi vệ sinh cho 1 tổ 50 người.


CN Võ Văn Thuận nói: “Tổ thì đông người nên nhiều lúc “đau” quá, không thể chờ được, chúng tôi phải chạy đi khi không thẻ...!”. Mà như vậy thì theo quy định Cty, vượt quá 3 lần sẽ bị trừ thi đua, ảnh hưởng đến thu nhập.


Ông Lee Sang Sup - GĐ Cty MJ Apparel - biện minh rằng, vì làm việc theo dây chuyền nên phải đặt ra thẻ vệ sinh để tổ trưởng kiểm soát được và bố trí người vào vị trí bị khuyết khi CN đi vệ sinh.


Tại biên bản làm việc với Cty do ông Phạm Đình Đức (hoà giải viên Phòng Lao động TP.Biên Hoà) ký, đến ngôn từ của văn bản hành chính cũng không giấu được sự bức xúc lẫn bi hài: “Cty phải xem xét lại việc đi vệ sinh của NLĐ vì đây là khoản... tự nhiên và tế nhị. Cty không được cho bảo vệ theo dõi khi NLĐ đi vệ sinh!”.

Không tăng ca, miễn thưởng

Quy định ngày làm việc 8 tiếng, nhưng CN Cty phải làm việc từ 7h đến 17h30. Bức xúc hơn, CN Nguyên Thị Út còn tố, Cty buộc CN phải tăng ca liên tiếp 3 ngày 3 đêm. “Nếu CN không chịu tăng ca cũng “quá tam ba bận” như việc đi vệ sinh thì bị Cty cắt thưởng. Bản thân tôi, không chịu tăng ca, bị tổ trưởng lập biên bản đề nghị Cty chuyển công tác ngay!” - CN Võ Văn Thuận uất ức!


Các CN cho biết, nhiều năm liền Cty chỉ cho CN ăn 5.500 đồng/suất cơm giữa ca, CN liên tục kiến nghị mới đây Cty mới nâng lên thành 6.500 đồng/suất, nhưng cũng chỉ giúp “no bụng” chứ không đủ “chất” để NLĐ phục hồi sức. Nhiều CN đã làm việc hơn 1 năm, quá dư thời gian theo quy định (3 tháng trở lên được đóng BHXH), nhưng họ cũng không được Cty đảm bảo quyền lợi này...


Đoàn hoà giải đã yêu cầu Cty MJ Apparel phải tuân thủ đúng quy định pháp luật VN như không được ép NLĐ làm thêm giờ; phải công khai rõ ràng về đơn giá sản phẩm cho NLĐ biết; phải xây dựng kế hoạch phép hằng năm; phải thực hiện đúng theo Luật BHXH. Cty MJ Apparel cũng phải phối hợp với ban chấp hành CĐCS có kế hoạch và sớm công bố tiền thưởng tết cho CN biết.


Ngô Sơn


Người nước ngoài bất hợp pháp ở VN - Bài 2: Đứng đường... chờ việc

16/12/2009 23:47

Hai người nước ngoài đang lấy hàng quần áo đặt mua tại một shop trên đường Trương Vĩnh Ký (Q.Tân Phú) - Ảnh: Minh Nam
“Ở VN kiếm sống quá dễ”, một thanh niên ngoại quốc đã nói với chúng tôi như thế. Nhưng cái “dễ” mà anh này diễn tả không phải là kiếm tiền dễ mà là không bị kiểm tra gắt gao, không cần visa lao động, không cần tay nghề, vẫn có thể kiếm được việc làm. >>  Bài 1: Phố "Tây ba lô" Tân Phú
Khoảng 12 giờ trưa giữa tháng 12.2009, đang lưu thông trên đường Nguyễn Thái Học, Q.Tân Phú, chúng tôi bỗng giật mình khi 3 chiếc xe máy chở 6 người nước ngoài phóng nhanh, lạng lách trên đường rồi tấp vào một khu chợ. “Họ mua thực phẩm về tự nấu ăn đó”, chị K. bán rau cho biết. Sau khi lững thững đi bộ đến từng quầy mua vài quả cà, bó rau bỏ vào bịch ni-lông trên tay, cả 6 người lên xe phóng đi.
Lấy vợ, sinh con...
“Họ làm gì kiếm sống?”, chúng tôi hỏi H., một người Nigeria, ăn mặc lịch sự đang trông quán cơm cho vợ ngồi gần đó. H. nói anh quen biết rất nhiều người trong số đó vì là đồng hương, đa số mua bán quần áo, giày dép và một số đang tìm việc. H. bảo anh sang VN được gần 3 năm. Lúc đầu, cũng mua quần áo bị lỗi ở một số công ty đem về nước bán, dần rồi hết vốn, giờ anh chuyển sang làm cho một văn phòng đại diện của người Nigeria. Tuy nhiên, H. cũng thở dài: “Lương bấp bênh lắm, có tháng 300 USD, có tháng không có đồng nào”. Chỉ vào cô vợ trẻ vừa bán cơm cho khách vừa coi chừng cô con gái, tóc xoăn, mắt to tròn cứ quấn lấy mẹ, H. nói kinh tế gia đình trông hết vào đấy.

Ben có thể làm bất cứ việc gì mà bạn thuê, chỉ cần bạn trả cho anh ta một bữa cơm.



Đang nói chuyện thì có một anh tấp xe vào mua cơm, H. giới thiệu: “Anh này có cái shop trên đường Độc Lập. Những người mở shop kinh doanh như vậy ở VN giờ cũng nhiều”. Cũng giống như H., anh này đã lấy vợ là người VN và có hai con.
Câu chuyện của chúng tôi bị cắt ngang bởi một người đến chào H. Anh này giới thiệu mình tên Monoh, sang VN một thời gian và đang là giáo viên tiếng Anh của một trường ở Bình Dương. Monoh hớn hở khoe, anh vừa xin được giấy phép mở văn phòng đại diện và như vậy đồng nghĩa với việc anh sẽ có giấy tờ hợp pháp ở VN.

 
Cuối tuần, John thường đến chơi bóng cho nhóm VLC ở quận Tân Bình
Ở một bàn bên cạnh, nhóm người khác vừa ăn cơm, vừa cười nói vui vẻ. Hai thanh niên khoe tối qua vừa tán tỉnh mấy cô gái trong tiệm hớt tóc nam ở đường Phạm Phú Thứ, Q.Tân Bình. “Tối qua đổi 100 USD, vào đó gội đầu đã xin được số điện thoại của một em”, một anh vừa kể vừa đưa tay xoa cái đầu trọc không còn sợi tóc.

Lawrence, đến từ Zimbabwe

Qua đợt kiểm tra hành chính một số kho hàng nằm trên địa bàn Q.Tân Phú vào giữa năm 2009, Công an Q.Tân Phú đã phát hiện nhiều công nhân người nước ngoài làm việc tại đây đều không có giấy phép lao động, hết hạn visa, thậm chí người chủ thuê kho hàng mua bán áo quần cũng là khách du lịch. Tất cả những người này đã bị cơ quan công an xử lý vi phạm hoạt động sai mục đích nhập cảnh.

Vất vả lắm, chúng tôi mới “bám” theo được hai người trên tay cầm một bọc đồ đang đi bộ khá nhanh trên đường Thành Công. Sau gần 20 phút đi bộ vòng qua nhiều tuyến đường, họ vào một căn nhà nằm trong hẻm trên đường Nguyễn Văn Ngọc. Trong đó có hơn 10 người đang lựa chọn từng đống quần áo, giày dép rồi bỏ vào những thùng carton lớn... Một người dân ngụ ở khu vực này cho biết, họ đến đây thuê nhà khoảng 2 năm nay, mua quần áo tồn kho ở các doanh nghiệp may, phân loại đóng gói gửi về nước...
“Chỉ cần một bữa cơm”
Trong những lần chat, nói chuyện với Lawrence đến từ Zimbabwe, chúng tôi được biết, anh tới TP.HCM đã gần 2 năm và muốn định cư ở đây lâu dài vì so với đất nước anh, VN “dễ sống hơn nhiều”.
Law kể rằng, trước đây Zimbabwe được biết đến như một trong những quốc gia phát triển nhất châu Phi, từng được mệnh danh là “Rổ bánh mì của châu lục”, đời sống người dân khá ổn định. Nhưng trong nhiều năm trở lại đây, Zimbabwe đang rơi vào cảnh khó khăn do lạm phát, vì thế nhiều người tản đi các nước tìm kế sinh nhai. Law và nhóm bạn quyết định sang VN. Vì ngôn ngữ chính của Zimbabwe là tiếng Anh nên Law dễ dàng xin được việc tại 2 trung tâm Anh ngữ ở Q.Tân Bình và huyện Bình Chánh. Tuy nhiên, chỉ có Law là may mắn như thế, còn lại những người khác trong nhóm làm việc chỉ để “to make rice a day” - kiếm cơm qua ngày. Để minh chứng cho điều này, Law chỉ tay qua anh bạn vạm vỡ, cao gần
1,9 mét, giới thiệu tên là Benzites. “Ben có thể làm bất cứ việc gì mà bạn thuê, chỉ cần bạn trả cho anh ta một bữa cơm”.
Tại một điểm bán quần jeans cũ trên đường Âu Cơ, chúng tôi gặp hai anh chàng vạm vỡ đang khiêng hai túi to đựng quần áo xuống xe trong cái nắng oi ả. Chị bán hàng trạc 30 tuổi bảo chiều nào cũng mướn họ chở đồ từ nhà ra chỗ bán. “Một chuyến như thế là 15 ngàn đồng, cả đi lẫn về là 30 ngàn đồng, ngoài ra không thấy họ làm gì. Những ngày trời mưa không ra bán hàng được thì họ không có tiền, phải xin cơm bạn bè hoặc ăn thiếu tại quán quen”, chị này nói.
Cũng có người thuê được xe gắn máy, chạy xe ôm chở những người đồng hương mới sang còn lạ nước lạ cái chưa rành đường đi vừa để giúp nhau, vừa mưu sinh. “Chạy vậy thôi, chứ làm gì có bằng lái xe”, một bác tài “Tây” thú nhận.
Dạo quanh các sân đá bóng 11 người ở Sài Gòn như sân cây Sộp, sân Trung tâm Huấn luyện bay, sân Thành Long, sân Trung tâm Thể dục thể thao Công an thành phố (Đầm Sen)... vào những ngày cuối tuần sẽ thấy thấp thoáng bóng dáng của những cầu thủ nghiệp dư ngoại trên nền cỏ xanh. Khang, một cầu thủ đá “chầu”, cho biết giá thuê “cầu thủ ngoại” đá phong trào chừng 100 - 200 ngàn đồng/trận, gọi là có liền. Khang chỉ chúng tôi một vài điểm tập kết mà những cầu thủ này hay đến như khu vực Cầu Đỏ (Q.7), Phạm Ngũ Lão (Q.1)...
“Không thể nuôi nhiều như thế”
Theo giới thiệu của một người quen, chúng tôi liên lạc với ông Tr. (ở Q.12) đặt vấn đề thuê một “cầu thủ” ngoại đá độ, không ngần ngại ông giới thiệu cho chúng tôi 4, 5 người mà ông biết. “Vào những ngày cuối tuần, tụi nó chạy show dữ lắm. Gặp mấy độ lớn, kiếm cũng được không ít tiền, nếu thắng”, ông Tr. cho hay. Theo ông Tr., những “cầu thủ” này cũng nhiều dạng, thuê nhà ở nhiều quận ven thành phố.
Minh, thành viên của Câu lạc bộ VLC cho biết, trong câu lạc bộ của anh cũng nuôi một “cầu thủ” đến từ Cameroon, tên John. “Chủ yếu là bao John ăn uống ngày hôm đó và cho 50 - 100 ngàn đồng/trận. Bữa trước, hắn dẫn 4, 5 người đồng hương đến xin việc, nhưng câu lạc bộ là do tiền của các thành viên góp vào thuê sân chơi nên không thể nuôi nhiều như thế”.
Trong những ngày thâm nhập vào thế giới thu nhỏ của những người nước ngoài gốc Phi ở Sài Gòn, chúng tôi được biết đa số họ nhập cảnh vào VN với mục đích đi du lịch nhưng thực chất họ muốn tìm việc làm, lập nghiệp dài lâu. Do họ tự phát chứ không được công ty xuất khẩu lao động nào hướng dẫn nên khi đến VN đa số thất nghiệp. Thời gian đầu còn tiền, họ thuê khách sạn ở nhưng chẳng bao lâu thì cháy túi, nợ nần nên sống lang thang, ai thuê gì làm nấy. Có thời gian, hàng chục người tụ tập tại Q.Thủ Đức, ra đứng đường chờ việc. Thậm chí, có lúc họ khiêng đồ, dọn nhà... chỉ để kiếm cơm.
Nhóm PV Xã hội

Tham nhũng, tố tham nhũng ai có tội?

Việt Hùng, thông tín viên RFA
2009-12-15
Vụ án “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích quốc gia…” xử tướng công an Trần Văn Thanh hôm 7-12 tại Đà Nẵng tiếp tục gây sự chú ý trong dư luận về quyền “bảo vệ” và “xử phạt” người tham nhũng và tố cáo tham nhũng tại Việt Nam.

Capture from Youtube
Ông Nguyễn Bá Thanh
Lên tiếng với Ban Việt Ngữ, Đài Á Châu Tự Do, ông Đỗ Xuân Hiền, nguyên Trưởng ban Kinh tế Đà Nẵng, huyện ủy thường vụ Đà Nẵng, với tư cách, người có  liên quan trong vụ án cho rằng, “phiên tòa này hoàn toàn trái pháp luật. Chánh án Trần Mẫn đã làm thay cả bên Viện Kiểm sát Tối cao. Cá nhân ông và một số người sẽ tiếp tục ra Hà Nội tham dự phiên tòa tái thẩm lại sẽ diễn ra vào mùa xuân 2010 tại Hà Nội”. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Việt Hùng, từ Đà Nẵng ông Đỗ Xuân Hiền thuật lại phiên tòa.

Tố cáo tham nhũng bị đưa ra tòa

Ông Đỗ Xuân Hiền: Buổi sáng họ xử, không cho ai vào dự, bà con đấu tranh la lên thì cuối cùng buổi chiều họ cho vào dự. Phiên toà hôm đó (07-12) tất cả mọi người tham dự đều bị ức chế…
Việt Hùng: Theo chỗ chúng tôi ghi nhận, luật sư Phạm Hồng Hải là người đứng ra bào chữa cho ông Trần Văn Thanh. Tại phiên toà luật sư Phạm Hồng Hải đã dựa vào những bằng chứng nào để bào chữa ông Trần Văn Thanh vô tội?
Nói rằng vụ án này là  “lợi dụng quyền tự do dân chủ làm hại đến nhà nước, hại đến tập thể, cá nhân…”, nhưng mà không có ai kiện cáo, không có ai khiếu nại hết. Ông Trần Văn Thanh chẳng qua là người chống tham nhũng chứ không có phổ biến tài liệu nói xấu ai, vu khống ai, hay ảnh hưởng tới ai.

Ông Đỗ Xuân Hiền: Dựa vào những bằng chứng như, công an thành phố Đà Nẵng đã giựt dây vụ án, chứ thực chất mà nói trong vụ án này không có ai kiện cáo, không có ai bị hại vì vậy mà 5 luật sư bào chữa tại phiên tòa chứ không riêng luật sư Hồng Hải đều đưa ra bằng chứng cho rằng 3 bị can (Trần Văn Thanh, Dương Tiến và Nguyễn Duy Linh) hoàn toàn vô tội.
Nói rằng vụ án này là  “lợi dụng quyền tự do dân chủ làm hại đến nhà nước, hại đến tập thể, cá nhân…”, nhưng mà không có ai kiện cáo, không có ai khiếu nại hết. Ông Trần Văn Thanh chẳng qua là người chống tham nhũng chứ không có phổ biến tài liệu nói xấu ai, vu khống ai, hay ảnh hưởng tới ai.
Toàn là những tài liệu pháp luật cho phép. Mà hiện nay đối với đảng CSVN và chính phủ nước CHXHCN Việt Nam cũng yêu cầu mọi người chống tham nhũng vì đảng và nhà nước gọi tham nhũng là một quốc nạn.
Như thế ông Trần Văn Thanh là người phát hiện ra tham nhũng và cùng với ông Nguyễn Duy Linh và ông trung tá công an Dương Tiến, một nhà báo, Trưởng đại diện cho báo Công an TP HCM tại Hà Nội cũng chống tham nhũng đúng pháp luật.

Tại phiên toà, bản bào chữa cho các bị can của luật sư không những bào chữa cho các bị can mà còn lên án luôn Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng, Công an Đà Nẵng, Tòa án Đà Nẵng đã vi phạm pháp luật, vu khống cho 3 người này.

Tại phiên toà, bản bào chữa cho các bị can của luật sư không những bào chữa cho các bị can mà còn lên án luôn Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng, Công an Đà Nẵng, Tòa án Đà Nẵng đã vi phạm pháp luật, vu khống cho 3 người này. Và đồng thời cũng là đề nghị Tòa án cấp trên đưa 3 cơ quan này ra xử trước pháp luật. Bên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng đồng tình và kết luận 3 người này (Trần Văn Thanh, Dương Tiến và Nguyễn Duy Linh)  không có tội.

Phiên tòa đầy mâu thuẫn

Việt Hùng: Vâng, bên Viện Kiểm sát Tối cao là cơ quan công quyền thừa hành việc khởi tố và truy tố trong các vụ án, nhưng nay trong vụ án này bên Công tố Viện kháng án là ông Trần Văn Thanh không có tội. Theo thông thường người ta hiểu nếu bên Công tố Viện không khởi tố và truy tố nữa thì trên nguyên tắc Tòa tha bổng. Nay thì Tòa đã làm thay công việc của bên Công tố Viện.  Bằng kinh nghiệm làm việc trong thành ủy Đà Nẵng, theo ông việc này có thường xảy ra hay không?
Ông Đỗ Xuân Hiền: Không. Chính ông luật sư Phạm Hồng Hải cũng như luật sư Thu Hà tuyên bố trong nhiều năm làm luật sư bào chữa trước tòa thì đây là lần đầu tiên có một phiên toà như thế này. Từ trước đến nay đất nước Việt Nam chưa có phiên toà nào như thế này.
Viện Kiểm sát đáng lẽ là cơ quan buộc tội, nhưng cơ quan buộc tội tuyên án vô tội, rồi 5 luật sư bào chữa cho 3 bị cáo cũng tuyên bố là vô tội, nhưng riêng với Tòa nói có tội, như vậy là có mâu thuẫn của phiên toà. Chánh án kiêm luôn cả Viện Kiểm sát.

Hiện nay bên Viện Kiểm sát Tối cao đã ra kháng nghị bản án chứ không phải kháng nghị phiên tòa. Kháng nghị bản án vừa rồi  và phản án là phiên toà sẽ được xử tái thẩm lại vào đầu mùa xuân tới 2010 tại Hà Nội. Viện Kiểm sát đáng lẽ là cơ quan buộc tội, nhưng cơ quan buộc tội tuyên án vô tội, rồi 5 luật sư bào chữa cho 3 bị cáo cũng tuyên bố là vô tội, nhưng riêng với Tòa nói có tội, như vậy là có mâu thuẫn của phiên toà. Chánh án kiêm luôn cả Viện Kiểm sát.
Tại tòa, công tố viên của Viện Kiểm sát không cãi vì họ xác nhận vụ án vô tội. Họ bảo vệ danh dự nên không cãi. Mỗi lần luật sư bào chữa phát biểu, bên công tố Viện đứng dậy nói cảm ơn luật sư và cho là luật sư phát biểu hay, đúng! Nhưng bên Tòa, ông Chánh án không cho phát biểu. Ông Chánh án (Trần Mẫn) này là một ông “vừa biên và tự diễn” chứ sự thật ra trong phiên tòa 2 ông Thẩm phán ngồi hai bên đều không có ý kiến gì.
Ông Chánh án này là ai? Ông Trần Mẫn, em ruột bà Trần Thị Thủy. Bà Trần Thị Thủy là vợ ông Nguyễn Văn Chi, ông Nguyễn Văn Chi là uỷ viên Bộ chính trị, kiêm Trưởng ban Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đảng CSVN là bạn thân của ông Nguyễn Bá Thanh (Bí thư thành ủy Đà Nẵng, Uỷ viên trung ương), vì vậy mà họ bao che, nhưng mà không được ông ơi. Hiện nay tình hình sau phiên xử họ rình rập, xoi mói…khắp mọi nơi, bởi vì vụ án bắt đầu mở ra một vụ “tham nhũng Nguyễn Bá Thanh” không thể chối cãi nữa. Bây giờ những bản bào chữa của các luật sư tại phiên toà đang được tung ra cả nước rồi.

Cảnh cáo, thanh trừng hay bao che?

Việt Hùng: Chính quyền cho rằng, đây là vụ án “lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích quốc gia…” trong khi dư luận tại Đà Nẵng cho rằng đây là Vụ án bao che cho tham nhũng?
Đây là vụ án bao che cho Nguyễn Bá Thanh. Những người có trách nhiệm ở Trung ương bao che cho Nguyễn Bá Thanh. Hiện nay rõ ràng bộc lộ 2 phe. Một bên chống tham nhũng và một bên bao che tham nhũng. Đây là một vụ án lịch sử của Việt Nam.

Ông Đỗ Xuân Hiền: Vâng, đúng, bao che cho tham nhũng. Đây là vụ án bao che cho Nguyễn Bá Thanh. Những người có trách nhiệm ở Trung ương bao che cho Nguyễn Bá Thanh. Hiện nay rõ ràng bộc lộ 2 phe. Một bên chống tham nhũng và một bên bao che tham nhũng. Đây là một vụ án lịch sử của Việt Nam.
Việt Hùng: Dựa vào đâu mà bên Viện Kiểm sát Tối cao lại đưa kháng án lên Tòa Tối cao là sẽ xử tái thẩm phiên này vào quý I năm 2010 tại Hà Nội.
Ông Đỗ Xuân Hiền: Kháng án, kháng bản án, bởi vì Viện Kiểm sát Tối cao tuyên bố vô tội. 5 luật sư bào chữa họ tuyên bố sẽ làm đơn kháng án lên Tòa án Tối cao là 3 người này vô tội. Chỉ có riêng một mình ông Trần Mẫn tuyên bố có tội thôi. 
Việt Hùng: Như vậy có thể nói bên luật sư bào chữa cũng như 3 bị cáo sẽ kháng án và bên Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cũng kháng án lên Tòa án Tối cao hay sao thưa ông?
Ông Đỗ Xuân Hiền: Vâng, vâng.
Việt Hùng: Theo tin tức mà ông ghi nhận, phiên tòa xử tái thẩm sẽ diễn ra vào mùa xuân 2010 tại Hà Nội, cụ thể là thời gian nào…
Ông Đỗ Xuân Hiền: Ngày cụ thể tôi chưa biết được.
Việt Hùng: Nếu trong phiên xử tái thẩm tại Hà Nội, cá nhân ông, ông có ra Hà Nội tham dự hay không?
Ông Đỗ Xuân Hiền:  Tôi phải đi chứ.
Việt Hùng: Có ý kiến vẫn bảo lưu ý kiến khi cho rằng đây là cuộc tranh giành quyền lực, bởi vì vào năm tới 2010 là thời điểm sẽ diễn ra Đại hội XI đảng CSVN. Phiên xử tái thẩm này lại xử tại Hà Nội vào thời điểm trong thời gian chuẩn bị cho Đại hội đảng?
Ông Đỗ Xuân Hiền: Hoàn toàn tôi không nhất trí là tranh giành quyền lực. Bởi vì quyền lực ở đây không thể tranh giành, hai ông (Trần Văn Thanh - Nguyễn Bá Thanh) hai địa vị khác nhau. Ông Trần Văn Thanh  là thiếu tướng công an, Chánh thanh tra Bộ Công an.
Việt Hùng: …tranh giành quyền lực, câu hỏi chúng tôi đặt ra ở đây là các phe nhóm “thanh trừng” nhau?
Ông Đỗ Xuân Hiền: Bây giờ dùng cái đó thanh trừng tôi cho là chưa biết thanh trừng ai…, nhưng trước mắt tôi cho rằng đây là bao che cho tham nhũng, bởi vì những tài liệu chứng cứ tham nhũng của Nguyễn Bá Thanh. Chính quyền họ từng hỏi tôi dựa trên cơ sở nào mà nói ông Nguyễn Bá Thanh tham nhũng, hối lộ? Tôi chứng minh cho họ và họ cũng không nói gì thêm và cuối cùng họ lặng thinh. Ông Nguyễn Bá Thanh ông lấy tiền tỷ chứ không phải chuyện chơi…
Thậm chí mấy ông quan to hỏi tôi mấy vấn đề như thế này, họ hỏi tôi dựa trên cơ sở nào nói ông Nguyễn Bá Thanh tham nhũng, hối lộ? Tôi đã phân tích ông Nguyễn Bá Thanh lấy bao nhiêu tỷ, tôi dùng bằng chứng là tài liệu 77 của Viện Kiểm sát Đà Nẵng trước đây về “Tài liệu tham nhũng Nguyễn Bá Thanh”, chứng cứ giấy tờ còn đó rồi cuối cùng họ hỏi tôi có biết ông Nguyễn Bá Thanh lấy tiền làm những việc gì không? Thì tôi trả lời ông Thanh làm gì thì “các ông” là những người trong cơ quan điều tra, các ông có quyền điều tra và kết luận thì sao ông lại hỏi tôi? Thì họ không trả lời, không nói nữa.
Việt Hùng: Chúng tôi xin được cám ơn ông Đỗ Xuân Hiền.
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved

Một kiểu phá rừng


Thứ Năm, 17/12/2009, 07:13 (GMT+7)

TT - Hiện nay ở TP Đồng Hới (Quảng Bình), hầu như công sở, trụ sở công ty, xí nghiệp, hàng quán nào cũng có cây xanh lớn được đưa từ rừng về trồng làm cảnh. Nơi nhiều thì năm bảy cây, nơi ít thì hai ba cây tùy độ rộng hẹp của khuôn viên.


Hàng cây lội được trồng trước mặt tiền quán cà phê đang xây dựng cạnh bể bơi Đồng Hới - Ảnh: L.G

“Cây ở rừng bị bứng gốc đưa về làm đẹp cho các khuôn viên công sở, nhà hàng, khách sạn, hay trồng chơi trong sân nhà dân ở TP Đồng Hới và khắp nơi trong tỉnh cũng là một kiểu phá rừng” - anh Phan Văn M., ở P.Nam Lý, TP Đồng Hới, người từng có thời gian săn lùng cây cảnh từ rừng về bán, thừa nhận.
Theo anh M., loại cây bị săn lùng nhiều nhất trong những năm qua là cây mưng, được coi là phát lộc về mùa xuân. Loại cây này sống ven sông, suối, góp phần ngăn chặn tình trạng xói mòn bờ sông, suối do nước lũ nhờ vào bộ rễ chùm dày bám sâu vào đất. Nhưng hiện nay ở nhiều khu vực rừng của tỉnh Quảng Bình, cây mưng dường như đã bị tìm “diệt” triệt để.
Chỉ cần đi một vòng các công sở, hàng quán và cả nhà dân, bất cứ đâu trong tỉnh cũng thấy cây mưng hiện diện. Có những quán cà phê ở Đồng Hới trồng đến hàng chục gốc mưng trông mà xót xa.
Một hai năm trở lại đây ở TP Đồng Hới người ta chuyển sang tìm các loại cây rừng cổ thụ khác. Ngoài các loại “cổ điển” như mưng, sanh, si, đa, đùng đình... vẫn được săn lùng đưa về phố trồng, hiện nay người ta đang săn tìm ráo riết một loại cây làm cảnh mới là cây lội. Cây lội rất lớn, thuộc hàng khó tìm. Ở một quán cà phê đang được xây dựng sát khu vực bể bơi tổng hợp Đồng Hới (thuộc P.Đồng Phú) có gần chục cây lội vừa được chủ nhà hàng mua về trồng ở mặt tiền quán. Gốc cây lội lớn nhất phải hai người ôm mới xuể.
“Đây là loại cây dễ sống nên người ta ưa chuộng, nhiều người đặt mua mãi mà không có. Trồng nó giữa phố nhìn rất hoành tráng, hơn tất cả các loại cây dùng làm cảnh khác hiện nay” - một công nhân xây dựng ở công trình nói trên cho biết.
Thông thường, để đưa được một cây lớn từ rừng về xuôi, người ta phải đào quanh nó và phá đi một khoảng rừng rộng cả chục mét vuông. Nhiều khi phải phá bỏ hàng chục cây khác xung quanh cây được chọn mới bứng được cây theo ý muốn. Không riêng gì Quảng Bình, nhiều người xót rừng thắc mắc tại sao đến nay kiểu phá rừng nói trên vẫn không bị một cơ quan chức năng nào về bảo vệ rừng hỏi han” gì?
L.GIANG


Chuyến đi Mỹ lãnh giải Nhân quyền cho Mẹ

Đỗ Thủy Tiên, viết riêng gửi RFA
2009-12-15
Tôi vừa trở về sau chuyến đi Washington DC vào giữa tháng 12. Chuyến đi thực sự rất mệt mỏi, nhưng những điều nó đem lại quả thực quý giá và có ý nghĩa đối với tôi.
Hình do Đỗ Thủy Tiên gửi đến RFA
Phát biểu tại lễ trao giải. Hình do Đỗ Thủy Tiên gửi đến RFA
Gia đình tôi đang ở tình trạng vô cùng khó khăn. Mẹ tôi bị bắt vì đã lên tiếng và đấu tranh cho cái đúng và lẽ phải, giờ bà không thể liên lạc với bất cứ ai bên ngoài, thuốc men thì không được phép nhận một chút nào (họ nói dối là trong tù có thuốc) trong khi đang phải chịu đựng tiểu đường và lao phổi trong điều kiện tồi tệ ở chốn lao tù. Bố và em tôi luôn bị công an theo dõi hàng ngày trong mọi hoạt động bên ngoài.
Em gái tôi còn rất nhỏ - 12 tuổi, cái tuổi chưa đủ để chịu đựng sự thiếu vắng mẹ và những khó khăn hay đau khổ khó vượt quá, tôi lo cho em nhất, em còn rất bé và nhạy cảm, không hiểu em có thể giữ tinh thần vững vàng để học hành cho tốt không. Sắp tới ngày 13 tháng 12 là sinh nhật em, tôi chỉ mong em cố gắng vượt qua mọi khó khăn trước mắt và chăm sóc cho bố, cho bà, chờ đến ngày mẹ về.
Bố tôi giờ đã mất việc, bị đồng nghiệp, bị hàng xóm nhìn với con mắt kỳ thị và xa lánh, tôi hiểu bố tôi cảm thấy khó khăn như thế nào - và nhất là khi bị cách ly khỏi mẹ tôi, hơn 2 tháng trời không biết tin tức gì về bà cũng như tình trạng sức khỏe, thậm chí không thể vào gặp để gửi thuốc, hay chỉ để nhìn thấy bà vài giây, để nói vài câu.
Bà ngoại tôi đã già lắm, tuổi già chỉ muốn ở gần con cháu thì lại phải xa con gái và cháu gái (tôi đang học ở Pháp). Gần đây tinh thần bà suy sụp nặng nề vì lo cho con gái và nhớ thương cháu gái, và bà còn vừa bị gãy chân bởi một tai nạn gây ra bởi xe máy (mà chúng tôi nghi ngờ là đòn thù của lũ bất nhân). Đôi lúc chỉ biết an ủi bà qua điện thoại, nghe giọng bà thều thào mà lòng đau như cắt.

Tài chính của gia đình giờ chỉ còn nhờ vào sự giúp đỡ của bạn bè - những người có điều kiện hơn ở nước ngoài. Bản thân tôi giờ đang cố gắng tìm một việc làm để tự trang trải chi phí học hành cũng như sinh hoạt ở Pháp. Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn là vậy, nhưng tôi vẫn luôn gắng gượng chống đỡ bản thân - tôi không cho phép mình suy sụp hay quỵ ngã, tôi luôn cố gắng quên đi nỗi đau đớn để vươn lên cố gắng trong cuộc sống cũng như học hành.

Mới đây, khi vụ việc của mẹ tôi được nhiều người biết đến, rất nhiều cô bác đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi. Có bác Phượng, bác Bảo lo cho tôi nơi ăn chốn ở trong những ngày xa nhà đi kêu gọi cho tự do của mẹ. Có chú Bình giúp đỡ tôi trong chuyến đi Bỉ gặp cộng đồng châu Âu (EU).
Và trong chuyến bay sang Mỹ an toàn, có anh Hoàng Tứ Duy ở Mỹ đã luôn luôn đồng hành cùng tôi trong mọi cuộc đi lại, gặp gỡ với chính giới. Ngoài ra tôi có được visa để sang Mỹ cũng là nhờ sự giúp đỡ, thúc đẩy của các cô các bác và nhất là sự can thiệp của dân biểu Loretta Sanchez.

Chuyến đi đã diễn ra thành công tốt đẹp. Ngày 10/12 tôi đã được gặp gỡ với 2 dân biểu Joseph Cao và dân biểu Loretta Sanchez tại tòa nhà của quốc hội Mỹ ; Sau đó chúng tôi gặp với ông Matt Palmer, Deputy Director for Mainland Southeast Asia Affairs và bà Susan O’Sullivan, Senior Advisor, Bureau of Democracy Human Rights & Labor tại Bộ Ngoại Giao Mỹ.

Ngày hôm sau tôi cũng có thêm một số cuộc gặp gỡ với các dân biểu trong quốc hội Mỹ khác như Chris Smith, Dan Lungren, Zoe Lofgren và tổ chức quốc tế Human Rights Watch để kêu gọi họ quan tâm và giúp đỡ cho gia đình tôi và nhất là mẹ tôi bằng cách cho họ thấy những gì chúng tôi đang phải chịu đựng và các nỗ lực của mẹ tôi trong nhiều năm qua. Họ tỏ ra rất quan tâm, thông cảm và lắng nghe, và họ đã hứa sẽ làm tất cả những gì có thể.
Đặc biệt nhất là tôi đã có vinh dự được tham dự lễ trao giải của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam tại Court Hotel, và được thay mặt mẹ tôi nhận giải thuởng cao quý này. Tôi đã trả lời nhiều bài phỏng vấn về mẹ và con đường của mẹ, đã chụp rất nhiều ảnh kỷ niệm với các cô bác mà tôi mới chỉ nghe tên chứ chưa được gặp.
Chú Nguyễn Bá Tùng, Chủ Tịch Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

Và thực sự khi nhìn ảnh mẹ ở đó, tôi đã vô cùng xúc động. Mẹ tôi đã đấu tranh, đã xả thân, đã hy sinh và giờ mẹ tôi đã được đền đáp xứng đáng. Tôi đã được rất nhiều các cô, các chú, các bác, các ông, các bà đón tiếp rất nồng nhiệt bởi họ yêu quý mẹ tôi - tác giả của nhiều tác phẩm lên tiếng thay cho những người dân nghèo khổ, của những cuộc tranh đấu bất tận cho cái đúng, cho lẽ phải, cho dân tộc.
Và điều đó khiến tôi thực sự hạnh phúc. Hạnh phúc vì thấy mẹ tôi được yêu quý và kính trọng như mẹ thực sự đáng được hưởng. Và hạnh phúc vì khi gặp khó khăn hoạn nạn, mẹ không hề đơn độc, không hề một mình mà vẫn có rất nhiều người ở bên mẹ, lên tiếng cho mẹ, bảo vệ mẹ, tranh đấu và bước tiếp con đường mà mẹ đang bị gián đoạn. Dù đang ở trong tù nhưng tôi tin là mẹ vẫn đang vững tin vào con đường mình đã chọn, vào những người đồng nghiệp mà mẹ có.

18 tuổi, tôi biết thế nào là đúng, thế nào là sai và đâu là điều nên làm. Tôi đã làm tất cả những gì có thể ở Mỹ để kêu gọi sự giúp đỡ cho gia đình, cho tự do của mẹ tôi và cho công bằng của tất cả mọi người. Tất cả những gì tôi đã trải qua những ngày qua thật sự là những điều vô cùng có ý nghĩa.
Ở một xứ sở của tự do và công bằng, mẹ tôi thực sự được tôn trọng và được người ta nhìn nhận đúng với giá trị con người mẹ, và mẹ tôi cũng như gia đình tôi không hề đơn độc. Mẹ ơi, bố ơi, bà ơi, gia đình mình ơi, vững tin lên nhé ! Con yêu cả nhà.

Và nhân đây xin cảm ơn tất cả các cô, các chú bác, các ông bà đã giúp đỡ mẹ cháu và gia đình cháu, trực tiếp hay gián tiếp, bằng nhiều cách khác nhau. Đặc biệt nhất là bác Phượng, bác Bảo, chú Bình, và anh Duy đã sát cánh và đồng hành bên cháu, bên em những ngày này :). Không có mọi người thực sự mọi việc sẽ rất khó khăn với em.

Kính tặng Mẹ trong lao tù
Ngày 12.12.2009
------------------------------
(Đỗ Thủy Tiên là con gái của Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. Cô đang du học tại Pháp và sang Mỹ nhận giải thưởng Nhân Quyền thay cho Mẹ đang trong tù ở Việt Nam.)

Gia đình Nguyễn Tiến Trung nói gì về tội “lật đổ chính quyền nhân dân”?

Gia Minh, phóng viên RFA
2009-12-16
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới hôm thứ Hai 14 tháng 12 vừa qua ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho nhà bất đồng chính kiến trẻ Nguyễn Tiến Trung.

Photo courtesy Hoai Nam
Bà Lê thị Minh Tâm (trái) thân mẫu Nguyễn Tiến Trung, chụp ảnh lưu niệm với gia đình GS Echard trong ngày tốt nghiệp đại học INSA của con trai.
Lời kêu gọi này được đưa ra sau khi thân phụ của Nguyễn Tiến Trung vừa có chuyến đến thăm con tại trại giam, và bày tỏ quan ngại về mức án tử hình đối với tội danh mới mà cơ quan chức năng buộc cho Nguyễn Tiến Trung theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Gia Minh đã hỏi chuyện bà Lê thị Minh Tâm, thân mẫu Nguyễn Tiến Trung về những thông tin liên quan.

Sắp bị xét xử

Gia Minh:  Thưa bà Nguyễn Thị Minh Tâm. Một số tổ chức và cơ quan thông tấn quốc tế vừa có một số thông tin về tình hình của Nguyễn Tiến Trung, vậy phía gia đình thì có những tin tức gì mới?
Bà Lê Thị Minh Tâm:  Hôm 10 tháng 12 vừa rồi thì ba Trung có lên thăm và gặp Trung được nửa tiếng. Tình hình sức khỏe thì vẫn bình thường, Trung có nói là đến khoảng cuối tháng này thì đưa ra xét xử, còn sự việc cụ thể như thế nào thì gia đình chưa được thông báo.
Gia Minh:  Chỉ được gặp nửa tiếng nhưng là theo định kỳ hay đột xuất?
Bà Lê Thị Minh Tâm:   Theo qui định của trại giam thì mỗi tháng được gặp người thân một lần, nhưng chúng tôi làm đơn thì không được trrả lời, từ đó gia đình cho như thế là không được đi thăm cho nên một mình Ba của Trung lên trại giam để đóng tiền, nhưng bất ngờ họ cho vào thăm chứ không biết trước.

Trung đã chấp nhận luật sư bào chữa.Tháng trước người ta đã thông báo bằng miệng là đã chuyển tội danh của Trung sang Điều 79.
Bà Lê Thị Minh Tâm

Gia Minh:  Hẳn nhiên Ba của Trung về cũng cho biết về tình hình sức khỏe, tinh thần của Trung trong dịp thăm vào ngày 10 tháng 7, xin bà chia sẻ về điều đó?
Bà Lê thị Minh Tâm:  Trung vẫn khỏe, tinh thần thì vững vàng. Trung đã chấp nhận luật sư bào chữa.Tháng trước người ta đã thông báo bằng miệng là đã chuyển tội danh của Trung sang Điều 79.

Đối diện án tử hình?

Gia Minh:  Mức án phạt cao nhất của Điều 79 là tử hình, và gia đình rất lo ngại về điều này?
Bà Lê Thị Minh Tâm:  Vâng, với bản án mà thay đổi tội danh thì gia đình cũng bất ngờ vì Trung không làm điều gì và không bao giờ Trung có ý định lật đổ chính quyền nhân dân cả. Điều này cũng rất bất ngờ và xa lạ từ trước đến nay đối với các nhà hoạt động dân chủ.
Trung không làm điều gì và không bao giờ Trung có ý định lật đổ chính quyền nhân dân cả.
Bà Lê Thị Minh Tâm

Gia Minh:  Trong quá trình gặp gỡ thì Trung có nói đến điều đó không?
Bà Lê Thị Minh Tâm:   Không biết Trung có nói gì với Ba của Trung không, nhưng tôi được biết là Trung không nói gì nhiều về bản án. Hai bên chỉ được phép nói chuyện với nhau về sức khỏe, về gia đình thế thôi.
Gia Minh:  Trước đây thì bà có cho biết là Nguyễn Tiến Trung nói tự bào chữa, nay thì chấp nhận luật sư; vậy luật sư đã gặp Nguyễn Tiến Trung chưa và có gặp gia đình không?
Bà Lê Thị Minh Tâm:   Luật sư đã gặp một lần rồi và trong tuần này sẽ gặp nữa và tòa án, cơ quan điều tra đã cho phép rồi. Luật sư cũng đã gặp gia đình
Gia Minh:  Quan tâm của Luật sư khi đến gặp gia đình là điểm nào?
Bà Lê Thị Minh Tâm:   Tôi không hiểu là khi gặp Trung với luật sư thì hai bên thống nhất cách bào chữa như thế nào; nhưng  có phù hợp thì Trung mới chấp nhận. Luật sư cũng muốn là bào chữa làm sao để cho Trung được ‘nhẹ nhàng’ nhất, và nhanh chóng được trả tự do nhất.
Gia Minh:  Ở Việt Nam lâu nay có nhiều vụ án mà người ta gọi là ‘vụ án chính trị’ và các luật sư tham gia bào chữa thì cũng không đạt được điều mong muốn. Bà có thấy trước điều đó?
Bà Lê thị Minh Tâm:  Từ trước đến nay thì hầu như là như vậy và gia đình cũng đã thấy như vậy. Nhưng có luật sư thì dù sao bị can cũng thấy vững tâm hơn
Gia Minh:  Vụ việc xảy ra đối với Nguyễn Tiến Trung nhưng có ảnh hưởng gì lớn đến gia đình không từ phía láng giềng, cơ quan chức năng?
Bà Lê thị Minh Tâm:  Thật ra đối với những người chung quanh thì chúng tôi thấy bình thường thôi, mọi người cũng hiểu cả, cũng muốn có chia xẻ. Còn đối với chính quyền thì chúng tôi đã nghỉ hưu rồi.
Gia Minh:  Cám ơn Bà.

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty