TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, January 7, 2012

Kỳ tài đất Tiên Lãng : cuộc chinh phục lời nguyền của biển và Đảng Cướp Cộng Sản Việt Nam

Chỉ có ở ĐS&PL Thứ Năm, 22/07/2010-8:33 AM
Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển

Anh Vươn (bên trái) và tác giả bên cống Rộc

Đã biết về anh cách đây mấy năm, biết về cuộc đời đầy sóng gió và bão táp, biết cả những nỗi đau và day dứt hằn sâu tâm can con người anh, nhưng tôi chưa có dịp tìm hiểu sâu về cuộc đời nhiều bi hùng ấy. Trung tuần tháng 7 vừa qua, tôi lại có dịp về Tiên Lãng, đúng vào ngày có dự báo cơn bão Conson chuẩn bị đổ bộ vào nước ta, để ngồi với anh, nghe anh kể về cuộc chinh phục lời nguyền của biển...


Chinh phục "thần" biển
Câu tôi nói vui với anh, ngay khi biết về những việc anh đã làm, là cái tên anh nó vận vào đời anh nhiều quá. Anh tên là Đoàn Văn Vươn, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, T.P Hải Phòng. Dường như, khi cha mẹ sinh ra anh đã có dự cảm về cuộc đời đứa con mình nên đã đặt cho anh cái tên lạ lạ: Vươn. Cái tên như gửi gắm một hi vọng: anh sẽ vươn ra biển khơi, chinh phục cuộc đời, chinh phục biển cả để thoả lòng mong mỏi của người cha già với nguyện ước "con hơn cha, nhà có phúc".
Đối với người dân vùng biển, biển luôn là người mẹ nuôi dưỡng những khát khao. Biển cũng là nguồn tài nguyên thuỷ hải sản vô giá và cũng là nỗi lo sợ, ám ảnh trước những cơn bão tố. Một trận cuồng phong có thể san bằng tất cả! Hơn ai hết, Đoàn Văn Vươn, người con của một vùng biển nghèo hiểu rõ điều đó. ở tuổi hừng hực chí trai, sức trẻ, anh đã đầu quân đi bộ đội. Môi trường quân đội đã thêm một lần nữa rèn giũa ý chí, nghị lực cho anh. Rời quân ngũ năm 1986, trở về địa phương, anh chỉ có một khát khao duy nhất, chinh phục chính miền đất quê mình để làm kinh tế. Để có cái ăn, để có cái mặc. Mặc dù đã nhanh chóng trang bị kiến thức bằng một tấm bằng đại học Nông lâm, nhưng anh lại từ chối làm cán bộ Nhà nước. Từ bỏ mộng quan trường ở thời điểm đó là một quyết định "lạ đời", nhất là khi có bằng cấp trong tay. Đoàn Văn Vươn đã quyết làm một người nông dân thực thụ. Quyết làm một điều mà trước anh không ai dám nghĩ đến, chứ đừng nói là bắt tay làm.
Bỏ bằng đại học đi làm nông dân
Tiên Lãng có một địa danh gắn với sự dữ dội của biển và nghèo khó của con người: cống Rộc. Mỗi mùa mưa bão đến, sóng biển, gió biển ào ạt ngập lụt, đói kém thì sự cùng cực mà người dân nơi đây phải gánh chịu, phải chống đỡ trong kiệt quệ tinh thần, vật chất không gì diễn tả nổi. Trên một con đê trải dài ngút ngát, cống Rộc như một hiệp sỹ dũng cảm đối đầu với biển cả để bao bọc, chở che cho những người dân trót gắn đời mình vào phận biển. Nhưng sức mạnh khủng khiếp của thiên tai đã không biết bao lần bắt cống Rộc phải đầu hàng và cũng vì thế nó thành nỗi khiếp sợ mỗi khi bão biển, nước biển vượt qua phòng tuyến này. Lúc đó chỉ là mênh mông trời nước. Lòng người cũng dậy sóng theo từng con nước lớn.
Hiểu rõ điều đó, Đoàn Văn Vươn đã quyết làm một điều gần như không tưởng: chinh phục "thần" biển. Chinh phục cả nỗi khát khao không chịu đầu hàng số phận. Thế là từ cuối những năm 80, những viên đá đầu tiên được chàng trai Đoàn Văn Vươn mang đến trong cuộc trường chinh lấn biển, tạo hành lang bảo vệ để lấy diện tích khai thác nuôi trồng thuỷ sản. Chuyện đời, đâu dễ như nói.
Bằng cách nào để khuất phục biển? Đó là câu hỏi ngày đêm Đoàn Văn Vươn trăn trở. Anh đã bỏ hàng tháng trời để ăn biển, nằm biển, lắng nghe từng cơn sóng thuỷ triều lên, xuống, mải miết tìm đáp án. Không có sách vở nào dạy, không có kinh nghiệm tiền lệ nào để học theo. Chỉ có một điều đang dần lớn lên - Đó là ý chí. Bão lòng người đang dần lớn hơn bão biển. Nó dường như muốn phá tung khao khát đang bùng cháy trong anh. Đoàn Văn Vươn đối diện với hàng ngàn thách thức, suy tư. Khi đã hiểu rõ quy luật con nước, hiểu rõ thời điểm nào cần "ra tay" để bắt đầu, thì anh vấp phải không ít sự dèm pha.
Cái sự dám khuất phục "thần" biển của Đoàn Văn Vươn chả hiểu thế nào lại lan ra khắp vùng, lan ra cả các địa phương khác, trong đó có vùng đất Tiền Hải của tỉnh Thái Bình.  Anh kể: "Lúc đó có một người chuyên khai thác các vùng đất ven biển của huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, để làm ăn. Khi biết tôi có ý định chinh phục vùng biển quê Tiên Lãng này, người ấy đã thông qua nhiều người thách thức tôi, rằng nếu tôi làm được, sẽ sẵn sàng mất cho tôi một chiếc xe máy đẹp. Người ấy mỉa mai, diễu cợt việc làm của tôi. Người vùng biển, nói là làm, người kia thách thức tôi chắc vì nghĩ tôi không làm nổi. Mặt khác, tôi hiểu đây còn là một sự thách đấu. Lúc đó, một chiếc xe máy đẹp có thể ví như con xe Camry bây giờ. Người thách đấu tôi không sợ, chỉ sợ Trời thách đố tôi thôi", anh nói, mắt nhìn xa xăm. "Đã thế tôi càng quyết tâm làm".
Đã có người bảo Vươn dại như con vích. Một con vật kỳ lạ của biển, là hay lôi ngược lại người ta. Nếu muốn bắt nó vào bờ, thì thay vì lôi nó vào bờ, người ta lôi nó ra... biển để nó đi theo chiều ngược lại. Cũng có người bạo mồm nói, thằng Vươn dám đi  khuất phục "thần" biển là việc làm mạo hiểm.
"Vui sao nước mắt lại trào"
Nhiều năm trờiN, người dân nơi đây chứng kiến Đoàn Văn Vươn cùng anh em họ hàng quần quật lao vào cuộc trường chinh lấn biển. Có khi hôm trước làm, hôm sau sóng biển san thành bình địa. Hôm sau nữa  lại làm, sóng biển lại biến sức người thành bong bóng. Có khi nhìn thấy ít đất, đá còn bám trụ sau con sóng mà rơi nước mắt, Vươn đã tự đặt câu hỏi, thế này thì đến bao giờ? Hay là mình thất bại? Cứ thế, cứ thế, từng hạt đất bám trụ, từng viên đá trơ gan bám trụ là lại thêm một tia hi vọng. Một ngày trôi qua là khắc khoải chờ đợi một ngày mới, công sức bỏ ra không biết bao nhiêu mà kể hết.
Nói với chúng tôi, anh bồi hồi nhớ lại: "Nếu tính sơ sơ, đã có trên 20.000 m3 đất, đá được đưa đến đây, trên vùng đất ven biển Tiên Lãng mà các anh đang đứng trong cuộc chinh phục biển cả của tôi. Nói ra chính tôi cũng ngỡ ngàng,  tôi làm như mê, như say. Bởi  chỉ còn phía trước để tiến, chỉ còn biển để vươn ra. Tôi không có đường lùi, bởi thành công chỉ có cách duy nhất với tôi, đó là vươn ra biển".
Anh Đoàn Văn Vươn
Ngoài hàng chục ngàn m3 đất, đá đó, là biết bao sức người, sức của. Vừa lấn biển, chỉnh trị dòng nước triều dâng, vừa trồng cây bám đất, đã biết bao lần cây trồng lên lại bị biển nuốt trôi. Mất sạch. Tiếp tục trồng lại từ đầu, hàng ngàn cây bần, cây vẹt đã theo con sóng lẫn vào trùng khơi. Tiếp đó, không chỉ đất đá, hàng trăm tấn xi măng được đưa vào để tiếp thêm sức gắn kết thô mộc của đất và đá... Cuối cùng Trời không phụ lòng người, dòng chảy của biển ngoài đê biển cống Rộc đã bị khuất phục mà chuyển hướng. Phía chân đê có chỗ sâu gần 2 m, cốt âm, đã được nâng lên cốt dương. Từ đó hàng chục héc ta đất bãi bồi ven biển hình thành. Cũng theo đó, gần 70 ha rừng vẹt ngăn sóng biển đã bám trụ thành công. Không có tiếng vỗ tay.
Ngày nhìn thấy thành công trong mắtN, trong lòng, thoả khát khao của ước mơ ngàn đời "xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều",  lại là ngày nước mắt ầng ậc tuôn trào. Một nỗi đau câm nín, ngày đón nhận sự thành công mà có người đã nói là không tưởng đó, Đoàn Văn Vươn đã một mình đi lang thang ven biển. Đi trên chính phần đất bồi ven biển mà công sức anh đã tạo nên. Một mình vừa đi vừa lẩm nhẩm gọi tên đứa con gái xinh xắn dễ thương của mình, để tưởng nhớ đến nỗi đau và mất mát của riêng anh. Con gái anh, đứa con gái 8 tuổi ngây thơ và thân thương, nó cũng mang trong mình dòng máu chinh phục biển cả của bố đã vĩnh viễn ra đi. Và lý do cũng chính vì con nước biển trào dâng dẫn đến việc cháu chết đuối ở cống Rộc, trong chính những ngày bão tố ầm ầm, khi đó cũng là lúc anh đang chinh phục biển. Nỗi khiếp đảm khi nhắc lại chữ cống Rộc với người dân xứ này giờ trở nên thanh bình kỳ lạ. Anh đã thành công, cống Rộc trở nên yên ả trước phong ba, bão tố. Còn anh, một mình hứng nỗi đau câm lặng.
Anh không nói, nhưng vị đồng nghiệp đi cùng bảo, sự thành công trong việc trồng rừng chắn sóng, lấn biển của anh đã khiến người Nhật quan tâm. Một số chuyên gia nguời Nhật cũng đã tìm đến anh để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Ngẫm ra, anh cũng là bậc kỳ tài  rồi. Vậy mà 3 năm gặp lại, kể từ ngày biết anh, anh vẫn thế, mộc mạc và thuần hậu. Những việc anh làm có trời biết, đất biết. Còn việc đời và mất mát của anh, tôi cũng chỉ chia sẻ được phần nào. Bởi có những lúc, lòng người còn dậy sóng hơn biển cả. Đứng với anh trên con đê nơi có cống Rộc, phóng tầm mắt nhìn ra, ngút ngát một mầu xanh,  mầu xanh tươi từng thấm đẫm cả máu, mồ hôi và công sức. Phía xa hình như đang có một cơn giông...
Quang Trung



Thứ sáu, 6/1/2012, 16:01 GMT+7

Cận cảnh vụ cố thủ trong nhà, bắn trọng thương 4 cảnh sát

Trước việc 4 cảnh sát và 2 quân nhân bị những người cố thủ trong ngôi nhà giữa đầm nuôi thủy sản bắn trọng thương, Công an Hải Phòng huy động cả trăm cảnh sát tới ứng cứu, truy bắt hung thủ.
> Truy lùng 3 hung thủ bắn trọng thương cảnh sát
> 4 cảnh sát bị bắn trọng thương khi tham gia cưỡng chế

Sáng 5/1, đoàn công tác của UBND huyện Tiên Lãng, Hải Phòng gồm hơn 100 cảnh sát, quân đội và bộ đội biên phòng... tổ chức cưỡng chế thu hồi hơn 50ha đầm nuôi thủy sản, trồng cây ăn quả tại vùng bãi bồi ven của gia đình Đào Văn Vươn (52 tuổi, xã Vinh Quang). Nhà chức trách xác định, ông Vươn đấu thầu khu vực này nhiều năm hiện đã hết hạn và không chịu đóng thuế trong thời gian dài.
Sáng 5/1, hơn 100 cảnh sát, bộ đội... ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) tham gia cưỡng chế thu hồi hơn 50ha đầm nuôi thủy sản, trồng cây ăn quả tại vùng bãi bồi của gia đình Đào Văn Vươn (52 tuổi) do đã hết hạn thuê và người này không chịu đóng thuế trong thời gian dài. Ảnh: Báo Hải Phòng
Khi một tổ công tác tiếp cận ngôi nhà thì một quả mìn tự chế Vươn gài trong vườn phát nổ khiến 2 cảnh sát huyện Tiên Lãng bị hất văng, bất tỉnh. thượng tá Phạm Văn Mải (Trưởng công an huyện Tiên Lãng) dẫn đầu tổ công tác khác tiếp cận lại ngôi nhà và kêu gọi Vươn tự nguyện giao nộp vũ khí, chấp hành lệnh cưỡng chế. Bất ngờ từ bên trong, ông Vươn cùng người nhà liên tiếp bắn súng đạn hoa cải khiến
Khi tổ công tác tiếp cận ngôi nhà của Vươn, một quả mìn tự chế gài trong vườn phát nổ khiến 2 cảnh sát bị hất văng, bất tỉnh. Trưởng công an huyện Tiên Lãng Phạm Văn Mải dẫn đầu tổ công tác khác tiếp cận ngôi nhà, kêu gọi Vươn giao nộp vũ khí, chấp hành lệnh cưỡng chế. Bất ngờ từ bên trong, Vươn cùng người nhà liên tiếp bắn súng đạn hoa cải khiến 6 người bị thương. Ảnh: VOV.
Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca, hàng trăm cảnh sát phối hợp với các lực lượng được huy động đến giải quyết.
Hàng trăm cảnh sát phối hợp với các lực lượng được huy động đến bao vây khu vực giải tỏa. Ảnh: VOV.
Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca
Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca (người cầm loa) trực tiếp chỉ huy lực lượng tiếp cận ngôi nhà. Ảnh: NLĐ.
Dù lực lượng chức năng thuyết phục, vận động, ông Vươn và một số người thân vẫn cố thủ trong nhà.
Dù lực lượng chức năng thuyết phục, vận động, Vươn và một số người thân vẫn cố thủ trong nhà. Ảnh: Pháp luật TP HCM.
Đến 12h trưa, sau nhiều tiếng các lực lượng mới tiếp cận được ngôi nhà. Lúc này, ông Vươn cùng người thân đã kịp bỏ trốn.
Sau 4 tiếng giằng co, 12h trưa ngày 5/1, các lực lượng mới tiếp cận được ngôi nhà. Lúc này, Vươn cùng người thân đã kịp bỏ trốn, ngôi nhà trống không.
Bình ga có lắp kíp nổ nhưng chưa bị kích nổ.
Trong đầm, công an tìm thấy bình ga có lắp kíp nổ nhưng chưa hoạt động. Ảnh: Báo Hải Phòng.
thu tại hiện trường 2 bình ga loại 12kg, nhiều dây điện, kíp nổ, dao, kìm dùng để gây án.
Tại hiện trường, cảnh sát thu 2 bình ga loại 12kg, nhiều dây điện, kíp nổ...
dao, kìm dùng để gây án được tìm thấy.
... dao, kìm dùng để gây án được tìm thấy. Ảnh: Báo Hải Phòng.
6 cán bộ bị thương đang được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Viện Mắt trung ương.
4 cảnh sát và 2 cán bộ huyện đội bị thương được cấp cứu tại Bệnh viện Việt - Tiệp (Hải Phòng), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Viện Mắt trung ương. Ảnh: Báo Hải Phòng.
Xe chở lực lượng chức năng
Xe chở lực lượng chức năng tới giải quyết vụ việc xếp chật kín hai bên đường. Ảnh: Báo Hải Phòng.
Hàng trăm người dân cũng kéo đến xem.
Hàng trăm người dân cũng kéo đến xem.
Nguyễn Lê

Friday, January 6, 2012

Hà Nội: Xe SH bốc cháy trên phố Thái Hà

- Đang lưu thông trên đường, chiếc xe SH bỗng bốc khói mù mịt khiến cho chủ xe và người đi cùng phải "bỏ của chạy lấy người".
TIN BÀI KHÁC

Vụ việc xảy ra vào sáng nay (ngày 6/1) tại ngõ số 3 phố Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo những người chứng kiến, vào thời điểm trên, hai nam thanh niên điều khiển chiếc xe SH đi vào trong ngõ số 3 thì bất ngờ thấy khói mù mịt bốc lên từ thân xe. Ngay sau đó, ngọn lửa cũng bùng lên.

Chiếc xe SH bị cháy vào sáng nay (Ảnh: VTC News)

Quá hoảng sợ, hai nam thanh niên đã vứt xe để bỏ chạy. Sau đó, cùng với sự hỗ trợ của người dân ở đó, chủ xe đã xin nước để dội vào xe dập lửa.

Do được dập cháy kịp thời nên chiếc SH đã may mắn được "cứu thoát". Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chủ xe đã phải mở cốp, cắt dây điện.

Được biết, chiếc Honda SH này là xe mới mua, xe chưa đăng ký biển số.

Ngày hôm qua (5/1), tại sân trường THCS Đồng Nguyên, phường Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh, một chiếc xe Air Blade cũng bốc cháy gây hoảng hốt cho nhiều người. Chủ nhân của chiếc xe là chị Thu Phương (33 tuổi) ở Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Chị Phương cho biết, vừa đỗ xe tại sân trường thì người phụ nữ này phát hiện đuôi chiếc xe Air Blade đột ngột bốc khói và cháy. Ngay sau đó, chị Phương và nhiều người xung quanh đã nhanh chóng dập lửa nên xe chỉ bị cháy phần gầm xe.

Chiếc SH bị cháy tại Bắc Ninh (Ảnh: Dân trí)

Trước đó, cũng tại Bắc Ninh, vào sáng ngày 1/1/2012, đã xảy ra vụ cháy xe SH mang BKS 29X6 – 0099 tại đường Nguyễn Công Hãng, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Liên tiếp nhiều vụ cháy xe xảy ra trong thời gian gần đây mà chưa tìm được nguyên nhân chính xác đã khiến nhiều người tham gia giao thông sử dụng phương tiện xe máy đã không khỏi cảm thấy lo lắng, bất an.

Lê Minh
(Tổng hợp)

Liệu kinh tế Trung Quốc có bị đổ vỡ không?


Hãy ngắm nhìn bức tranh sau : tỷ lệ tăng trưởng cao gần đây chủ yếu dựa vào sự bùng nổ của ngành xây dựng và lại được tiếp nhiên liệu bởi giá bất động sản dâng cao, thể hiện rõ nét các các dấu hiệu kinh điển của bong bóng kinh tế. Một sự tăng trưởng nhanh về tín dụng , đa phần không thông qua kênh ngân hàng chính thống mà chủ yếu bằng con đường " tín dụng đen" không ai kiểm soát nên không nằm dưới sự giám sát cũng như chẳng được bảo lãnh bởi chính phủ. Và giờ đây thì bong bóng đang nổ tung nên có đủ mọi lý do thực sự để lo ngại về một cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính.

Liệu các bạn nghĩ tôi đang mô tả nền kinh tế Nhật cuối những năm 1980 ? Hay là tôi đang mô tả kinh tế Mỹ năm 2007 ? Tất nhiên tôi đã hoàn toàn có thể làm như  thế. Vậy mà tôi lại  đang nói về kinh tế Trung Quốc, một điểm mới nổi lên như  địa chỉ nguy hiểm trong nền kinh tế thế giới mà sự xuất hiện của nó, quả thật vào thời điểm này là rất không đúng lúc .

Tôi đã do dự khi đánh giá tình hình kinh tế Trung Quốc, cũng một phần vì  rất khó biết thực sự điều gì đang diễn ra nơi đây. Tất cả các số liệu thống kê kinh tế vốn dĩ vẫn là khuôn mẫu nhàm chán nhất mà khoa học nghĩ  ra, thể nhưng các con số của Trung Quốc lại mang tính hư cấu hơn cả những gì là hư cấu nhất. Tôi đã nhờ các chuyên gia thực thụ về Trung Quốc để được hướng dẫn, thế nhưng không có tới 2 chuyên gia nào nói về một điều giống nhau.

Chưa hết, ngay cả số liệu chính thức cũng có lắm điều không ổn và những tin tức gần đây đã đủ độ kịch tính để gióng lên những hồi chuông cảnh báo.

Điều đáng ghi nhận nhất trong nền kinh tế Trung Quốc mười năm qua là cách thức tiêu dùng của hộ gia đình, cho dù có tăng nhưng  vẫn luôn đi sau tốc độ tăng trưởng tổng thể. Tiêu dùng hiện chỉ chiếm khoảng 35% GDP, tức là một nửa của Hoa Kỳ.

Vậy thì ai sẽ là người mua hàng hóa và dịch vụ mà Trung Quốc làm ra ? Một phần của câu trả lời là chính chúng ta , nhưng do tỷ lệ của tiêu dùng trong  nền kinh tế đang suy giảm nên  Trung Quốc  lại càng phải dựa nhiều hơn vào thặng dư thương mại để giữ cho sản xuất hoạt động.Tuy nhiên câu chuyện lớn hơn theo nhãn quan của Trung Quốc lại là chi cho đầu tư là khu vực chiếm gần nửa GDP của quốc gia.

Một câu hỏi rất hiển nhiên là với nhu cầu tiêu dùng khá thấp, vậy lấy gì để thúc đẩy đầu tư ?  Câu trả lời là ở một phạm vi lớn, động lực của đầu tư nằm ở quả bóng bất động sản được bơm liên tục. Đầu tư vào bất động sản đã tăng gấp đôi trong GDP kể từ năm 2000 và hơn một nửa mức tăng trưởng  chung là do đầu tư mang lại.

Phần còn lại của tăng trưởng chắc chắn cũng lại do các công ty tăng lượng hàng bán phục vụ ngành xây dựng.

Liệu chúng ta có thực sự biết rằng bất động sản đã ở tình trạng bong bóng không ? Vâng, nó đã thể hiện rõ mọi dấu hiệu : đó không chỉ là tăng giá mà còn là cơn sốt đầu cơ mà ai ai cũng biết từ kinh nghiệm của chúng ta mấy năm trước ở vùng duyên hải Florida.

Có một sự song trùng  với những gì đã diễn ra với Hoa kỳ : khi tín dụng bùng nổ thì đa phần không từ ngân hàng xuất ra mà lại do hệ thống "ngân hàng đen" thiếu giám sát, không được bảo đảm thực hiện. Ở đây có những khác biệt rất lớn nếu xem xét một cách chi tiết : " ngân hàng đen" ở Mỹ có phong cách luôn tham dự vào các công ty  có uy tín ở phố Wall và những tổ hợp công cụ tài chính, trong khi đó " tín dụng đen " ở Trung Quốc lại có xu hướng đi theo các ngân hàng ngầm thậm chí là các cửa hàng cầm đồ. Còn hậu quả thì giống nhau : ở Trung Quốc cũng như Mỹ mấy năm trước, hệ thống tài chính đã bị tổn thương nhiều hơn là số liệu mà các ngân hàng chính thống công bố.

Giờ đây thì rõ ràng quả bóng đang nổ  và nó sẽ gây ra bao nhiêu sự tổn thương đối với nền kinh tế Trung Quốc và thế giới?

Một số nhà bình luận nói rằng không nên lo lắng vì Trung Quốc có những nhà lãnh đạo mạnh mẽ và thông minh, họ sẽ làm mọi điều cần thiết để đối phó với sự suy thoái. Trong suy nghĩ của họ có một  hàm ý rằng Trung Quốc có thể làm mọi điều định làm vì không phải quan tâm đến những  tế nhị của dân chủ.

Tuy vậy, đối với tôi thì những lập luận đó vang lên như những lời có cánh cuối cùng. Sau tất cả những gì đã xảy ra, tôi còn nhớ rẩt rõ khi nhận được sự bảo đảm tương tự về kinh tế Nhật vào những năm 1980 , lúc đó các quan chức sáng láng của bộ tài chính dường như đang nắm chắc mọi thứ trong tầm tay. Và sau đó lại vẫn là những bảo đảm rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ lặp lại những sai lầm đã làm cho Nhật bản bỏ lỡ một thập niên , nhưng trên thực tế chúng ta đang làm còn kém hơn cả Nhật.

Dù gì đi chăng nữa, những tuyên bố về cải cách kinh tế từ miệng các quan chức Trung Quốc không làm cho tôi ngạc nhiên đến mức mất đi tính nhạy bén và tỉnh táo. Nhìn nhận một cách cụ thể thì cách thức mà Trung Quốc chỉ trích người nước ngoài -- mà một trong những biện pháp đó là  áp đặt mức thuế trừng phạt lên việc nhập khẩu xe ô tô sản xuất tại Mỹ , sẽ không có tác dụng hỗ trợ cho nền kinh tế Trung Quốc , trái lại chỉ đầu độc các mối quan hệ thương mại và cũng không chứng tỏ rằng đây là một chính phủ đã trưởng thành nên biết làm việc gì phải làm.

Một câu chuyện tiếu lâm kể lại rằng khi mà chính phủ Trung Quốc không bị ràng buộc bởi tính pháp quyền trong điều hành thì nó sẽ bị ràng buộc bởi tham nhũng tràn lan, điều đó có nghĩa là những gì thực tế đang diễn ra ở các địa phương có thể không giống với những gì mà Bắc Kinh chỉ thị.

Tôi hy vọng rằng ở đây tôi là một người cảnh báo thừa. Thế nhưng không thể không lo lắng : câu chuyện của Trung Quốc nghe rất giống với tình trạng kiệt sức mà chúng ta đã chứng kiến ở những nơi khác. Kinh tế thế giới đã gánh chịu sự hỗn loạn từ Châu Âu nên quả thực không cần thêm một tâm chấn của khủng hoảng nào nữa.

Phạm Gia Minh dịch từ New York Times

* Tác giả Paul Krugman là nhà kinh tế học đã đoạt giải  Nobel về kinh tế

Người Hà Nội Mới = Bạo hành Osin như thời trung cổ?


TP - Xối nước nóng vào chỗ kín, bắt ô sin dùng miệng dọn bỉm, ép nhai cả bát ớt cay... Đó là nội dung tố cáo của bà Phạm Thị Phương (SN 1953, ở huyện Ứng Hoà, Hà Nội). Theo đó, vụ việc xảy ra ngay tại địa bàn phường Kim Mã, quận Ba Đình (Hà Nội).

BS đang kiểm tra các vết bỏng trên người bà Phương
BS đang kiểm tra các vết bỏng trên người bà Phương.

Từ thông tin qua đường dây nóng, tối qua nhóm PV Tiền Phong có mặt tại BV Đa khoa Vân Đình, huyện Ứng Hoà, chứng kiến cảnh bà Phương vừa được người nhà đưa vào cấp cứu với nhiều vết bỏng khắp vùng lưng, bụng, vùng kín, cùng nhiều vết thâm tím trên mặt...

Bà Phương gắng gượng kể lại câu chuyện bị bạo hành với các PV. Theo lời kể đứt quãng của nạn nhân, giữa tháng 9-2011, qua người giới thiệu, bà Phương đến giúp việc cho gia đình bà M. (ở ngõ 95 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).

Do đã có tuổi, làm việc chậm chạp, bà Phương thường xuyên bị bà chủ chửi bới, không cho ăn, dùng tay chân đánh, dùng dép ghè vào mặt, hoặc tiện vớ được cái gì cũng đánh... Thậm chí, có lần bà Phương còn bị bà M. bắt phải ăn... phân của cháu ngoại bà ta ở trong bỉm.

Bà Phương kể tiếp, đỉnh điểm, cách đây khoảng một tuần, bà M. bật bình nước nóng rồi ép bà Phương vào nhà tắm, lột sạch quần áo.

Sau đó, bà chủ bật nước nóng hết cỡ, xối vào ngang bụng bà Phương và vào bộ phận sinh dục. "Sau lần đó, tôi bị bỏng nặng, đi vệ sinh rất đau đớn, song không được bà chủ cho đi BV. Bà M. mua về một lọ thuốc rồi xịt vào chỗ bỏng của tôi, giam tôi ở trong nhà" - bà Phương nói.

Đến sáng qua (5-1), bà Phương được bà chủ gọi xe ôm, cho ra bến xe để về quê. "Bà ta đưa cho tôi 1 triệu đồng, doạ không được nói với người nhà là bị đánh đập, tra tấn, phải nói là bị ngã cầu thang và bỏng mỡ, không sẽ cho người về tận xã "xử" cả nhà tôi" - bà Phương tiếp chuyện. Đến chiều cùng ngày, phát hiện bà Phương có dấu hiệu không bình thường, gia đình bà Phương gặng hỏi mới hay chuyện, liền tức tốc đưa bà vào BV Vân Đình cấp cứu.

Bị đánh do nghi trộm tiền


Rất đông người nhà bà Phương bày tỏ sự phẫn nộ với phóng viên Tiền Phong.

Vẫn theo bà Phương, ngoài nguyên nhân do bà làm việc chậm chạp, gần đây bà M. dựng chuyện bị mất trộm 5 triệu đồng, đổ cho bà lấy cắp và tra khảo hằng ngày. Đáng chú ý, bà Phương cho biết dưới sức ép của bà M., trước khi được rời thoát khỏi "địa ngục trần gian" này, bà Phương đã phải viết giấy nhận nợ số tiền trên và bị gia chủ tịch thu chứng minh thư.

"Bà ta tuyên bố không trả tiền công giúp việc 4 tháng qua của tôi, thậm chí còn khám xét đồ đạc, trấn lột 1,9 triệu đồng tiền công tôi làm giúp việc cho một gia đình khác trước đó mà tôi dành dụm để chi tiêu cá nhân" - bà Phương khóc.

Trong tối qua, rất đông người nhà bà Phương có mặt bên giường bệnh, bày tỏ sự bức xúc cao độ với PV Tiền Phong. Một số y bác sỹ Khoa Ngoại BV Vân Đình cũng lên tiếng mong muốn cơ quan chức năng sớm vào cuộc làm rõ vụ việc.


Ngay trong tối qua, bà Phương cũng đã hoàn thiện lá đơn tố cáo khẩn cấp, có dấu đỏ xác nhận của Công an xã Đại Cường, Ứng Hoà. Dự kiến, sáng nay người nhà bà Phương sẽ chuyển lá đơn trên đến Công an phường Kim Mã và Công an quận Ba Đình.

Trao đổi với PV Tiền Phong, bác sỹ Nguyễn Văn Phú (Trưởng khoa Ngoại BV Vân Đình) cho biết, bà Phương nhập viện chiều cùng ngày, với thương tích bỏng độ 2 và 3, diện tích bỏng 18%, tập trung ở vùng bụng dưới, mông, đùi, nguy hiểm nhất là bỏng ở bộ phận sinh dục, rất dễ để lại di chứng...

Kíp trực đã tiêm thuốc chống sốc bỏng, kháng sinh và truyền dịch cho bệnh nhân. Nếu những ngày tới diễn tiến bệnh nhân nặng hơn, sẽ phải chuyển tuyến trên.

BS Tuấn (khoa Ngoại) cho biết thêm, vùng miệng nạn nhân cũng bị bỏng (khá phù hợp với lời tố cáo của bà Phương là do bị ép nhai ớt và uống nước sôi - PV). Cũng theo BS Tuấn, 2 bàn chân bệnh nhân bị phù nặng, có dấu hiệu phù do thiếu dinh dưỡng (phù hợp với lời bà Phương rằng thường xuyên bị gia chủ bỏ đói - PV)...

Gia đình nạn nhân bị nhắn tin đe doạ

Theo gia đình bà Phương, sau khi bà Phương được thả về nhà, gia đình bà liên tục nhận được điện thoại và tin nhắn de doạ từ số máy 09... 610. Ngay trong tối qua, lúc PV Tiền Phong có mặt tại BV Vân Đình, số máy trên tiếp tục gọi và nhắn đến 6 cuộc có nội dung đe doạ vào máy điện thoại của bà Nguyễn Thị Vĩnh, em dâu bà Phương.

Xin trích đăng một số tin nhắn: "Tao không giải quyết được vụ này thì kiểu gì đêm 30 Tết và sáng mồng Một bọn tao sẽ đến xông nhà cho mày đấy"; "Mày không nghe máy thì tốt nhất mày ra mở cửa cho bọn tao ngay. Đừng để tao đổ xăng vào nhà đấy"; "Mày không dám nghe máy à. Tao lấy địa chỉ ở chứng minh thư của con Phương tao cho người về tận nhà mày, lôi cổ con kia (bà Phương - PV) ra đập cho một trận, mày nên nhớ 3 chữ XÃ HỘI ĐEN nó như thế nào hiểu không"... Con mày làm kế toán ở Hà Nội tao biết rồi"... 

Công an vào cuộc

Ngay trong đêm qua, từ địa chỉ do bà Phương cung cấp, một mũi PV Tiền Phong đã tìm đến nhà bà M. trong ngõ 95 Kim Mã để xác minh thông tin 2 chiều. Tuy nhiên, gia đình này khóa trái cửa, đi vắng.

Tại trụ sở Công an phường Kim Mã, ngay sau khi tiếp nhận thông tin về vụ việc từ PV Tiền Phong, Trung tá Lê Hùng, Trưởng Công an phường đã yêu cầu cảnh sát khu vực xuống ngõ 95 Kim Mã xác minh, song cũng không gặp được gia chủ. Theo người cảnh sát khu vực, gia đình bà Phương làm giúp việc mới thuê lại ngôi nhà trên được vài tháng, người chồng thường xuyên đi công tác xa. Gia đình này cũng chưa gây mất an ninh trật tự tại khu vực sinh sống.

Trung tá Hùng cũng cho hay, tính đến đêm 5-1, Công an phường chưa nhận được bất kỳ đơn thư, hay phản ánh nào của người dân về việc gia đình trong ngõ 95 bạo hành, gây thương tích cho người giúp việc. Công an phương sẽ lập tức xác minh, điều tra làm rõ thông tin PV Tiền Phong phản ánh.

Công Minh - Lê Dương - Bảo Thắn

Kia Morning bốc cháy, một cô giáo thoát nạn

Trên đường đến trường, cô Hương thấy ngọn lửa bốc lên từ đuôi xe, rồi tiếng nổ lớn phát ra trong khi không thể thoát ra ngoài do cửa bị chốt.
> Hai xe khách cháy rụi trước cổng công ty chè

7h30 sáng 6/1, đang chạy trên quốc lộ 5, phường Hùng Vương (Hồng Bàng, TP Hải Phòng), ôtô Kia Morning bỗng nhiên bốc cháy.

Chủ xe Trần Thị Diễm Hương (32 tuổi) cho biết, đang trên đường đến trường THCS An Hồng (An Dương) dạy học thì ngọn lửa bốc lên từ phía sau và lan rộng ra toàn bộ xe. Cô rẽ vào lề đường để dừng lại thì tiếng nổ lớn phát ra từ cuối xe.

Ảnh:
Chiếc xe Kia đỏ bị lửa thiêu rụi. Ảnh: Thùy Anh.

Thấy lửa lan rộng, giáo viên này vội vàng mở cửa xe nhưng do cửa bị chốt nên phải đạp cửa, kịp thời thoát ra ngoài trước khi ngọn lửa trùm kín chiếc Kia.

10 phút sau hỏa hoạn, cảnh sát cứu hỏa có mặt, dập tắt đám cháy nhưng chiếc xe mua từ năm 2009 hư hỏng hoàn toàn. Cơ quan chức năng đã khám nghiệm hiện trường, tìm nguyên nhân tai nạn.

Gần đây liên tiếp xảy ra những vụ cháy xe. Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện 72% vụ cháy xe máy và 50% vụ cháy ôtô vẫn chưa xác định nguyên nhân. Trong khi đó, nhiều chuyên gia lại cho rằng do xăng kém chất lượng.

Ngày 4/1, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo Thủ tướng về việc kiểm tra, theo dõi chất lượng xăng, dầu.

Thùy An

Cuộc cưỡng chế đã được cảnh báo 'sẽ có đổ máu'

> Hải Phòng: Đấu súng, sáu chiến sĩ bị thương

Trước khi cuộc cưỡng chế diễn ra, một số chủ đầm đã gửi "tối hậu thư" đến cấp lãnh đạo huyện Tiên Lãng đe doạ nếu cưỡng chế, sẽ có đổ máu. Và cuối cùng thương vong đã xảy ra…

 
Lực lượng CSCĐ bao vây ngôi nhà. Ảnh: Tiền Phong

Trong chiều 5-1, tại buổi họp báo, ông Lê Văn Hiền-Chủ tịch huyện Tiên Lãng cho biết: 6 CBCS gồm Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã bị thương trong vụ dùng súng, mìn tự tạo tấn công lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế khu vực đầm nuôi trồng thủy sản của hộ ông Đoàn Văn Vươn (SN 1963 trú tại xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng).

Nặng nhất là anh Vũ Anh Tuấn (33 tuổi, đại úy, quyền đội trưởng đội CSĐT tội phạm về ma túy Công an huyện Tiên Lãng) bị nhiều vết thương vùng cổ và ngực. Thượng sỹ Đỗ Xuân Trường (cán bộ đội CSĐT tội phạm về ma túy) bị vỡ nhãn cầu trái. Thượng tá Phạm Văn Mải (Trưởng Công an huyện Tiên Lãng) bị nhiều vết thương vùng lưng và chân, trong đó có 1 viên đạn nằm giữa gan và thận...

Chưa chịu dừng lại, khi lực lượng công an, quân đội tiến vào căn nhà trông đầm thì có một số đối tượng cố thủ, bất ngờ dùng súng hoa cải nã liên tiếp nhiều phát đạn vào các chiến sĩ công an, quân đội. Sau khi nổ súng, các đối tượng rút vào cố thủ trong căn nhà.

Đến 12h cùng ngày, lực lượng Công an đã phải sử dụng biện pháp mạnh, bắn lựu đạn cay vào ngôi nhà rồi lập tức áp sát xông vào bên trong. Tuy nhiên, lúc này trong này, các đối tượng đã bỏ trốn qua khu vực rừng phòng hộ ở ngay sát cạnh ngôi nhà. Lực lượng Công an đã thu giữ 1 số bình ga, vỏ kíp nổ, bình ác quy, dây điện là phương tiện gây nổ.

Theo một số người dân trên địa bàn, việc thu hồi đầm nuôi trồng thủy sản của UBND huyện Tiên Lãng có điều chưa minh bạch, chủ trương chia lại đất trong quy hoạch phát triển sân bay vừa không đúng với chủ trương giao đất nông nghiệp lâu dài, ổn định đã khiến cho gia đình ông Vươn và một số chủ đầm khác phản ứng tiêu cực tới việc thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng.

Trước khi UBND huyện Tiên Lãng tiến hành cưỡng chế, một số chủ đầm đã gửi "tối hậu thư" đến cấp lãnh đạo huyện với nội dung nếu cuộc cưỡng chế xẩy ra, sẽ có đổ máu. Và thương vong đã xảy ra…

Theo Nguyễn Lê
An ninh thủ đô

TQ xem xét lại thuế cho ông Ngải Vị Vị

Cập nhật: 12:55 GMT - thứ sáu, 6 tháng 1, 2012

Ông Ngải Vị Vị

Giới chức trách TQ sẽ xem xét lại vụ đòi truy thu thuế đối với ông Ngải Vị Vị

Giới chức trách Trung Quốc đồng ý trước yêu cầu của ông Ngải Vị Vị muốn chính quyền xem xét lại việc phạt thuế 2.4 triệu đô la Mỹ mà cơ quan thuế đòi "truy thu thuế" của ông.

Hồi tháng 11/2011, nghệ sĩ Trung Quốc vốn hay nói thẳng này đã bị buộc tội trốn thuế liên quan tới công ty TNHH Phát triển Văn hóa Giả của ông.

Ông đã phải đặt cọc trị giá 1.3 triệu đô la Mỹ theo quy định của pháp luật để kháng nghị và luật sư của ông đã viết đơn dài 9 ngàn chữ yêu cầu từ tuần trước.

Ông cho biết các quan chức nói với ông qua điện thoại vào hôm thứ Tư là việc xem xét này sẽ được hoàn thành trongvòng hai tháng.

Ông đã có thể trả tiền đặt cọc sau khi khoảng 30.000 người ủng hộ đã gửi tiền cho ông.

Ông Ngải Vị Vị cho biết các cáo buộc chống lại ông là một việc làm của giới chức có thẩm quyền nhằm buộc ông phải im tiếng không chỉ trích chính phủ.

Nghệ sĩ Trung Quốc nổi tiếng thế giới này đã bị bắt hồi tháng 4 năm 2011 và bị giam giữ trong 81 ngày, mà không ai biết ông đã bị giam ở đâu.

Ông bị áp đặt một lệnh cấm phát biểu khi được thả hồi tháng Sáu, nhưng ông vẫn tiếp tục tweet và nói chuyện với giới truyền thông quốc tế. Sau đó ông bị buộc tội trốn thuế.

Hồi năm ngoái, ông Ngải Vị Vị được tạp chí ArtReview nêu danh là nghệ sĩ có quyền lực nhất trên thế giới.

"Chúng tôi hy vọng rằng cơ quan thuế sẽ nghiêm túc xem xét trường hợp này," luật sư của ông Ngải Vị Vị, Phố Chí Cường, nói với hãng tin AFP.

"Nếu chúng tôi không hài lòng với kết quả, chúng tôi có thể sẽ đưa vụ này ra tòa," ông nói thêm.

Tướng công an chết đuối ở Mũi Né

Cập nhật: 13:24 GMT - thứ sáu, 6 tháng 1, 2012

Biển Việt Nam

Tướng Đông và đồng nghiệp thiệt mạng khi đi tắm biển

Hai công an cao cấp của Việt Nam trong đó một thiếu tướng chết đuối khi đi tắm biển ở Mũi Né, Phan Thiết nơi thanh tra ngành công an đang họp.

Báo chí trong nước nói Tướng Phan Văn Đông, phó chánh thanh tra Bộ Công an và Thượng tá Lê Văn Thắng, phó chánh thanh tra công an An Giang đi tắm biến lúc từ 5-5h30 sáng 6/1/2012.

Tờ Bấm Thanh Niên dẫn lời người dân địa phương nói nơi hai lãnh đạo công an thiệt mạng ở khu vực biển Long Sơn "nước sâu, dòng chảy xiết, sóng đánh rất mạnh".

'Chủ trì hội nghị'

Bấm Tuổi Trẻ nói lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể của hai công an lúc 8h30 sáng cùng ngày.

Báo này cũng nói Thiếu tướng Đông là một trong những người chủ trì hội nghị thanh tra ngành công an toàn quốc đang diễn ra tại Mũi Né trong hai ngày 5-6/1.

Tướng Đông là một trong năm phó chánh thanh tra của Bộ Công an và là một trong ba phó chánh thanh tra mang hàm tướng, theo thông tin từ trang Bấm thanhtravietnam.vn.

Báo Bấm Công an nhân dân nói cùng chủ trì hội nghị thanh tra ở Mũi Né còn có Thiếu tướng Nguyễn Thế Báu, chánh thanh tra Bộ Công an và Thiếu tướng Ma Văn Kỳ, phó chánh thanh tra.

Trang tin của ngành công an cũng nói hội nghị nhằm "trang bị, bổ sung, cập nhật những kiến thức cần thiết" cho thanh tra của 63 tỉnh và thành phố ở Việt Nam.

Quan chức công an Trung – Việt hợp tác

Cập nhật: 12:49 GMT - thứ sáu, 6 tháng 1, 2012

Ông Mạnh Kiến Trụ, Bộ trưởng Công an Trung Quốc ca ngợi hợp tác hai ngành công an Trung - Việt

Lãnh đạo ngành công an Trung Quốc, ông Mạnh Kiến Trụ và Bộ trưởng Việt Nam, Tướng Trần Đại Quang họp bàn về các mối quan tâm chung và những biện pháp hợp tác hai bên trong bối cảnh hai đảng cộng sản lo ngại về ổn định nội bộ.

Theo Tân Hoa Xã đưa tin về chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Công an Việt Nam, ông Mạnh Kiến Trụ, uỷ viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi mối hội đàm hai bên là "đầy tính xây dựng".

Ông Mạnh được trích lời nói:

"Chúng tôi hy vọng hai bên sẽ tăng cường hợp tác nhằm ngăn ngừa và diệt trừ vượt biên trái phép, các vụ lừa đảo về viễn thông, tội phạm ma tuý, khủng bố và các tội phạm khác, nhằm đảm bảo an ninh và ổn định cho hai quốc gia, và ở vùng biên giới."

Tướng Quang được báo chí Trung Quốc trích lời nói Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ nước này "gắn liền tầm quan trọng vào tình hữu nghị với Trung Quốc".

Được biết ông Trần Đại Quang cũng có buổi gặp mặt với ông Chu Vĩnh Khang, thuộc Ban thường vụ Bộ Chính trị của đảng cầm quyền tại Trung Quốc.

Ông Chu nhấn mạnh đến các cuộc trao đổi giữa hai bộ công an Trung Quốc và Việt Nam.

Ông nói đến tầm quan trọng của việc hợp tác cho mục tiêu củng cố vị trí cầm quyền của hai đảng cộng sản và đảm bảo an ninh, ổn định.

Tướng Trần Đại Quang là một trong hai lãnh đạo cao nhất của ngành công an trong Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, bên cạnh đại tướng Lê Hồng Anh.

Chuyến thăm Trung Quốc của Tướng Quang diễn ra không lâu sau khi Phó Chủ tịch Trung Quốc, ông Bấm Tập Cận Bình thăm Việt Nam để thúc đẩy quan hệ song phương vốn có nhiều căng thẳng vì tranh chấp biển đảo trong năm 2011.

"Chính quyền VN ngày càng lo lắng về các diễn biến của Mùa Xuân Ả Rập cùng các đợt phản đối lan rộng ở nước láng giềng Trung Quốc cũng là cộng sản"

Báo Financial Times

Lo ngại an ninh

Trong năm 2011, các biến chuyển trên thế giới và cả ở Trung Quốc cũng như vùng Đông Nam Á khiến chính quyền Trung Quốc và Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến chủ đề an ninh.

Hợp tác hai ngành công an Trung – Việt diễn ra trong bối cảnh chung là có sự lo ngại trong cả hai Đảng Cộng sản về tình hình nội bộ.

Bình luận gần đây của tác giả Bấm Gordon Chang trên trang Foreign Policy (29/12/2011) cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thua cuộc chiến về ý tưởng phát triển xã hội và biện pháp duy nhất là trấn áp.

Ông Chang viết:

"Đảng Cộng sản, vì không còn khả năng hóa giải bức xúc xã hội, đã chọn cách tăng cường trấn áp ở mức cao chưa từng có trong hai thập niên qua. Chính quyền đã trùm lên các làng quê và đô thị một 'tấm chăn công an và an ninh có vũ trang', và tăng giám sát mọi phương thức truyền thông,"

Tướng Trần Đại Quang là một trong hai lãnh đạo cao nhất của ngành công an trong Bộ Chính trị

Cũng theo các bình luận của truyền thông Phương Tây, năm 2011 là năm Việt Nam tăng cường trấn áp các nhân vật vận động dân chủ.

Bài blog của phóng viên Bấm Ben Bland trên trang Financial Times gần đây viết:

"Chính quyền do Đảng cộng sản chỉ đạo ở Việt Nam thường liên tục bắt các nhà hoạt động, các luật sư và người biểu tình ôn hòa. Nhưng các nhà ngoại giao nước ngoài nói hiện tượng này bị tăng lên trong năm qua vì tác động cũng tăng của các quan chức công an trong hệ thống chính trị khép kín ở Việt Nam,"

Ông Bland cũng viết rằng:

"Các nhà lãnh đạo cao nhất [ở Việt Nam] sợ bối cảnh kinh tế đầy giông bão làm tăng nguy cơ bất ổn xã hội."

Ngoài ra, ông Bland trích giới ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam cho rằng, "Chính quyền ngày càng lo lắng về các diễn biến của Mùa Xuân Ả Rập cùng các đợt phản đối lan rộng ở nước láng giềng Trung Quốc cũng là cộng sản".

Còn nhà phân tích Gordon Chang từ Hoa Kỳ nhận xét về Trung Quốc rằng vì sự kiểm soát tăng cao nên không lấy làm lạ là trong một cuộc điều tra trên mạng gần đây, các chữ 'kiểm soát' và 'ngăn chặn' được chọn là những từ ngữ phổ biến nhất ở Trung Quốc năm 2011.

Dân Keangnam biểu tình vì chủ đầu tư "hành xử lạ"

SGTT.VN - Tưởng như Keangnam Vina đã có thiện chí với cư dân để đưa đến cho những chủ nhân đích thực của tòa nhà hiện đại nhất thủ đô những dịch vụ thực sự đẳng cấp và tương xứng sau buổi họp với ban đại diện lâm thời ngày 26.12.2011. Thế nhưng, các hộ dân sinh sống ở toà nhà hiện đại nhất Việt Nam lại bị một phen sững sờ vì yêu sách thu tiền… rất lạ cũng như cách nói một đằng, làm một nẻo của phía chủ đầu tư.

Như các báo đã đưa tin trước đó, mâu thuẫn giữa cư dân toà nhà Keangnam Landmark Tower và chủ đầu tư lại một lần nữa "dậy sóng" vì nhiều dịch vụ, tiện ích tại đây sẽ bị cắt giảm với lý do " mức phí chỉ đủ như vậy."

Gần 1.000 người sử dụng... 1 thang máy

Cư dân toà nhà Keangnam biểu tình chống tăng phí dịch vụ hồi đầu tháng 12.2011.

Như để cho cư dân "biết tay," phần lớn dịch vụ trong tòa nhà đã bị cắt giảm không thương tiếc. Chung cư với hơn 900 hộ dân chỉ còn 4 nhân viên vệ sinh, 2 người lau dọn cho một tòa nhà 48 tầng.

Chưa hết, an ninh của cả khu vực rộng lớn này sẽ chỉ giao cho 2 vị trí. Bức xúc nhất, theo nhiều người là việc thang máy bị cắt giảm một cách tối đa, chỉ còn 2 thang máy phục vụ cho gần nghìn người.

Về việc cắt giảm thang máy, theo nhiều người dân tại Keangnam, đây là hành vi cố tình vi phạm tài sản chung của cư dân. Đại điện cư dân nơi đây giải thích, mức giá 3.000USD/m2 mà người dân phải bỏ đã dựa trên hệ số 8 thang máy và 2 thang hàng cho tòa nhà với mật độ hơn 400 căn hộ.

"Mật độ trung bình được quy định chung cho các tòa nhà khi xây dựng là một thang máy phục vụ từ 50-60 hộ dân (tương ứng khoảng hơn 200 người)", anh Hải, một cư dân Keangnam kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nhận định. Với việc cắt chỉ còn 2 thang máy đi lại, hiện mật độ này gấp 4 lần cho phép. Hơn 200 hộ dân, tương ứng 800-900 người/thang máy, dẫn đến tình trạng quá tải, ảnh hưởng thời gian và cuộc sống của người dân.

Quyết định của chính quyền bị... dịch sai

Với việc không thu gom rác, bắt bà con tự đưa rác từ các tầng xuống hầm, chỉ có 2 người lau dọn cho cả một tòa nhà 48 tầng, ban quản lý đã vi phạm và "dịch sai" quyết định của thành phố, bác Trạch, phó ban đại diện lâm thời cư dân Keangnam cho biết.

Theo đó, trong khi quyết định 4520 qui định rất rõ ràng: Quét dọn vệ sinh diện tích công cộng (bao gồm cả thu gom rác) của tòa nhà đảm bảo sạch gọn (1 lần/ngày). Với 2 người, làm việc giờ hành chính, không thể vệ sinh hết 1/3 số tầng của tòa nhà, thật không hiểu nổi cách hành xử của ban quản lý, bác Trạch ngán ngẩm.

Bức xúc tăng cao khi ngày 2.1.2012, dù "không đủ tiền" trả lương nhân viên thu dọn rác, nhưng các nhân viên phụ trách việc này lại được chỉ đạo mở toang cửa khu đổ rác để mùi bay ra các hành lang. Cư dân tầng 24 tòa nhà A kể: "Em cứ ra đóng cửa phòng khu rác lại thấy một chị vệ sinh ra mở toang, em hỏi sao lại làm thế, thì cô này nói, em được lệnh là phải luôn mở cửa phòng này, nếu đóng mà bị phát hiện sẽ bị trừ lương!".

Khi ban đại diện lâm thời tiến hành thuê công ty vệ sinh bên ngoài để giúp cư dân đổ rác thì lập tức hai thang máy chở hàng, rác cũng là 2 thang thoát hiểm của tòa nhà bị khóa lại.

Chị Mai, trưởng ban đại diện lâm thời bức xúc: "Với việc khóa cầu thang thoát hiểm, chỉ đạo mở cửa để mùi rác bay ra hành lang, họ đang cố tình chèn ép cư dân, làm ảnh hưởng môi trường sống cũng như trực tiếp hủy hoại tài sản chung của cư dân..."

"Họ không cung cấp dịch vụ cho chúng tôi, đến khi mọi người phải tự làm thì họ lại ngăn cản. Đây phải chăng là cách tôn trọng người dân của phía chủ đầu tư?" anh K., một người dân sinh sống tại toà tháp B của Keangnam Landmark Tower đặt câu hỏi.

Keangnam không đủ đẳng cấp cung cấp dịch vụ cho cư dân

Cư dân Keangnam đang phải đóng những khoản phí lớn trong khi dịch vụ lại rất kém.

Mọi việc chưa dừng ở đó, ngày 3.1.2012, nhiều hộ dân xuống đóng phí đã bị từ chối vì lý do, họ chưa đóng đủ phí dịch vụ trong những tháng xảy ra tranh chấp giữa hai bên, cụ thể là tháng 11 và 12.2011.

Đại diện Keangnam Vina đưa ra yêu cầu, nếu muốn đóng mức phí mới, họ phải trả tiền hai tháng cuối năm 2011 với mức giá 18.700 đồng/m2.

Điều này, lại một lần nữa châm ngòi cho lửa giận của nhiều cư dân sinh sống tại đây.

"Họ đã đánh đố cư dân bằng việc thu phí chỉ trong 3 ngày từ 3-5.1.2012, 3 ngày với một nhân viên để thu phí của 900 hộ dân đã là quá quắt lắm rồi. Tôi xếp hàng 3 tiếng đồng hồ mới đến lượt thì cô nhân viên thản nhiên bảo:"Nhà chị phải đóng phí tháng 11,12 mới thu tiếp tháng 1." Tôi đồng ý đóng mức tạm thu mà Keangnam đã đề xuất là 4.000 đồng/m2 thì được trả lời là phải đóng mức 18.700 đồng/m2," chị Hiền ở tầng 33 nhà B bực bội.

Mức phí 18.700 đồng/m2 đã bị mọi người phản đối ngay từ Keangnam đưa ra vào cuối tháng 10, từ việc phản đối này mới dẫn đến hàng loạt vụ việc chướng tai, gai mắt, coi thường cư dân, phớt lờ pháp luật của Keangnam. "Chả có lý gì mà bây giờ chúng tôi lại phải đóng", chị Hiền nói thêm.

Hơn nữa, trong tháng 11 và 12.2011, phía chủ đầu tư đã đơn phương cắt rất nhiều dịch vụ như bể bơi, phòng thể dục, phòng trẻ em, thậm chí những tiện ích tối thiểu như ánh sáng, bảo vệ, lễ tân cũng đã bị "tiết giảm" tối đa. "Những dịch vụ đơn giản như vậy, họ cũng đã tự ý cắt bỏ, thì lý nào lại đòi thu theo mức phí chót vót mà họ tự đưa ra," chị Hà, cư dân tòa nhà A nói.

Cô Q., cư dân tòa nhà A thì bất bình, quãng thời gian Keangnam đòi thu mức phí ngất ngưởng kia, an ninh của toà nhà thậm chí còn bị xâm phạm, hậu quả là một người dân bị côn đồ hành hung ngay trong khu chung cư. Lại thêm sự kiện ầm ĩ khi Keangnam cắt thang máy, chặn lối về của hàng trăm hộ dân, làm sao mà họ có thể phách lối như thế được.

Phải chăng họ muốn chúng tôi không đóng được phí tháng 1 để rêu rao là: cư dân đến 4.000 đồng/m2 cũng không đóng? Và việc cắt giảm dịch vụ, cũng là một "chiêu hiểm" nhằm chia rẽ nội bộ cư dân, cố ý hướng dư luận đến hiểu sai bản chất vấn đề "đấu tranh" của cư dân là muốn rẻ thì dịch vụ kém, còn kêu gì, cô Q. bức xúc.

Chúng tôi không cần rẻ. Chúng tôi phản đối mức phí Keangnam đưa ra không phải vì nó cao, mà vì nó không được dựa trên hạch toán thu chi và mấu chốt nhất là không hề tương xứng với dịch vụ cư dân được hưởng, cô Q. khẳng định.

Thẳng thắn hơn, chị Nga, cư dân tòa nhà B chia sẻ: "Tôi bỏ mười mấy tỷ để mua 2 căn nhà ở đây, chưa một ngày chậm bất cứ một khoản nào, nên không phải tôi không có tiền đóng dịch vụ, kể cả là 20 nghìn đồng hay 50 nghìn đồng. Chẳng qua là cái dịch vụ đang có ở đây đến 4.000 đồng cũng chẳng đáng, nếu bà con không vì kêu gọi của ban đại diện hãy hợp tác với ban quản lý thì 4.000 đồng tôi cũng không đóng".

Anh Hà, một thành viên ban đại diện cư dân cho biết: "Chính quyền và các cơ quan chức năng đã yêu cầu Keangnam và Chestnut minh bạch cơ chế cấu thành giá, cư dân thì sẵn sàng hợp tác để cùng với họ đưa ra các dịch vụ cần thiết với các tiêu chí đi kèm (chúng tôi đã gửi cho họ bản kê các yêu cầu về dịch vụ từ tháng 7/2011). Cư dân hoàn toàn sẵn lòng đóng phí cao, nhưng Keangnam lại không cho thấy họ có thể cung ứng được các dịch vụ đẳng cấp. Những dịch vụ tối thiểu nhất họ cũng cố tình cắt giảm. Cư dân thực sự không hiểu, họ kinh doanh theo đẳng cấp nào và văn hóa nào?''.

Không phải chúng tôi không có tiền hoặc không đủ đẳng cấp để hưởng dịch vụ cao cấp, mà chính họ - Keangnam Chestnus không đủ đẳng cấp để cung cấp các dịch vụ ở mức trung bình, chứ đừng nói là cao cấp, anh Hà ngao ngán nhận định.

Chính vì những hành xử thiếu thiện ý, bắt chẹt cư dân của ban quản lý, một lần nữa cuộc sống của các cư dân tòa nhà Keangnam lại lao đao và Ban đại diện lâm thời cư dân Keangnam buộc lại phải đâm đơn tố cáo công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Keangnam Vina lên Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng sớm can thiệp để các cư dân có thể được an cư trong căn hộ tiền tỷ của mình, nhất là khi năm âm lịch đang cạn ngày, Tết cổ truyền của người Việt Nam đã cận kề.

Vietnam +

Cháy xe, sự im lặng và trách nhiệm công bộc?

Chuyện 89 chiếc ô tô, xe gắn máy cháy nổ có thể là chuyện "nhỏ" so với gần 40 triệu chiếc (xe máy và ô tô) đang lưu thông trên đường nhưng đó lại là chuyện của cái cửa sổ đặc biệt bị cháy - một hoặc rất nhiều cánh cửa rất lớn dẫu xét theo góc độ xã hội hay xét theo trách nhiệm của người quản lý!

Năm 2011 vừa qua đi với không ít những nỗi đau, những buồn vui, những chuyện động trời... Nhưng, có thể nói rằng hiện tượng cháy xe máy, xe ô tô diễn ra liên tục, đã làm người dân vô cùng hốt hoảng, và tiếp đó, rất đau đầu...Vì không rõ nguyên nhân, trước sự im lặng khó hiểu của các cơ quan có trách nhiệm. Đó có thể nói cũng là một trong những sự bi hài đáng trách nhất?

Tại sao sự bất an và sự thờ ơ mãi song hành?

Tổng cộng, trong năm 2011, cả nước có 89 vụ cháy ô tô, xe máy (trong đó ô tô chiếm 50 vụ, xe máy là 39 vụ) làm hai người chết, hai người bị thương cùng với sự thiệt hại về tài sản lên đến nhiều tỷ đồng. Số vụ việc gây cháy nổ "không rõ nguyên nhân" đối với ô tô là 50% (25/50), đối với xe máy là 72% (31/39) (VietNamNet, ngày 4/1/2012).

Điều đáng quan tâm hơn cả là kể từ khi có vụ cháy xe đầu tiên (đầu tháng 12/2010) đến khi cơ quan đầu tiên nhận trách nhiệm là Bộ Giao thông Vận tải (tối 3/1/2012) vừa qua là gần vừa tròn 13 tháng(!)

13 tháng có cả người chết và người bị thương. 13 tháng để có một cuộc họp báo. 13 tháng để dân tự bơi, tự nghĩ, tự hiểu, tự lo và 13 tháng để các doanh nghiệp có xe bị cháy hốt hoảng...

Bởi sự sụt giảm kinh doanh, sự nghi ngờ về thương hiệu, sự khó hiểu từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với "mức độ an toàn khả tín của chính quyền, theo nghĩa 'lặng im là một phần của quy kết" (điều cốt tử bảo đảm cho sự an lành về môi trường kinh doanh). Rồi việc tăng - giảm sức mua của xã hội (người dân); trật tự và an toàn giao thông (ổn định xã hội)..., chắc chắn là những điều không hề nhỏ một chút nào.

Các con số thống kê không hề nhỏ, và sự hoang mang, nhức nhối tâm lý xã hội liên tục căng thẳng, nói lên nhiều điều lắm. Nó buộc chúng ta phải bàn, ít nhất theo nghĩa hẹp có thể là để những ngày sau, những năm sau, không còn tái diễn sự lạnh lùng của vô cảm, sự thờ ơ của trách nhiệm và sự ít đi những cái chết vô lý- những tổn thất không đáng có về nhân mạng, tài sản, niềm tin.

Trước hết, phải ghi nhận tinh thần dám chịu trách nhiệm (dù rất muộn màng) của Bộ GTVT. Trong một loạt các "thành viên" về nguyên tắc có thể có liên quan như Bộ Công thương, Petrolimex, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Hiệp hội Bảo vệ Người tiêu dùng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, thì chỉ duy nhất, cuối cùng, Bộ "phụ trách đi lại" lên tiếng (dẫu xe có đang đỗ bị cháy vì bị cố tình đốt hay do hỏa hoạn).

Cái tinh thần "kiên trì lặng thinh" ấy nó nói lên rằng tình trạng "lắm thầy rầy ma" là một thực tế hiển nhiên, nhằm dễ bề thoái thác trách nhiệm của các bậc công bộc của dân. Tại sao sự bất an của xã hội, sự thờ ơ của trách nhiệm cứ tiếp tục mãi song hành, cho dù báo chí nói nhiều đến cách mấy đi nữa?

Một chiếc xe máy bốc cháy trên cầu Chương Dương hôm 14/12. Ảnh: VietNamNet

"Cha chung không ai khóc"

Xét về phương diện xã hội, việc mỗi tuần có hai cái xe máy - ô tô bị cháy không thể coi là chuyện bình thường. Đã không bình thường thì nhất định phải có những nguyên nhân đặc thù. Xe - máy của nhiều hãng khác nhau, được dùng ở nhiều nước (có điều kiện chế tạo công nghiệp, khí hậu tương tự) nhưng chỉ duy nhất nước ta là cháy nổ liên tục.

Dĩ nhiên không thể quy lỗi cho nhà sản xuất hay chập điện thông thường. Nếu loại trừ gói nguyên nhân thông thường thì lẽ ra phải tìm ra, truy ra nhanh chóng "thủ phạm" dẫu gián tiếp cố tình hay cố ý.

Mặt khác, một trong những hậu quả nhiều hệ lụy đối với các chủ doanh nghiệp sản xuất - nhập khẩu xe - máy, là càng để mối nghi ngờ kéo dài thì nguy cơ sứt mẻ về thương hiệu, giảm sút về uy tín là càng trở nên đương nhiên.

Tại sao không đặt câu hỏi rằng nếu không sớm tìm ra các nguyên nhân gây cháy nổ, các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài sẽ cho rằng các cấp bậc quản lý để mặc cho doanh nghiệp tự chống chèo, mà chỉ cần biết là thu thuế đủ hay không?

Sự tổn hại này không nhỏ hơn - thậm chí lớn hơn mức độ thiệt hại kinh tế do cháy nổ gây ra. Bởi nó đánh rất mạnh vào lòng tin và sự yên tâm của các nhà đầu tư, mức độ khả tín trong cạnh tranh công bằng. Ai dám chắc các vụ cháy nổ là không do những kẻ xấu muốn vùi dập một vài thương hiệu nào đó?

Điều cuối cùng - cái nguy hại lớn nhất đó là sự im lặng khó hiểu trên đây đã làm trầm trọng hơn căn bệnh vô cảm của nhận thức về tính trách nhiệm của Nhà nước. Thật buồn khi mọi sai sót đều đổ lên đầu Nhà nước, trong khi Nhà nước đã có các cơ quan chuyên trách đảm nhiệm các phần việc cụ thể?

Năm 2005, Malcol Gladwell trong cuốn sách The Tipping Point (Điểm nút của vấn đề) đã phát triển ý tưởng về "lý thuyết cửa sổ vỡ" của hai nhà tội phạm học là James Q. Wilson và George Kelling để khẳng định rằng: "Đừng nên xem nhẹ những chuyện nhỏ. Chúng có thể tạo nên những biến đổi to lớn. Nếu có thể tạo ra những thay đổi cho một thành phố thì cũng có thể tạo nên những thay đổi cho một đất nước".

Câu chuyện về "cửa sổ vỡ" kể rằng nếu thấy một cánh cửa bị vỡ vụn mà không ai quan tâm thì những người khác đương nhiên tin rằng không ai quan tâm và chẳng ai phải chịu trách nhiệm về chuyện đó! Và, thế là, tai họa của sự hư đốn xã hội sẽ bắt đầu!

Vậy, "ai" là "người" phải chịu trách nhiệm chính? Cơ quan công an chậm trễ điều tra cho có hay Bộ Công thương không kiểm soát nổi chất lượng mua bán xăng dầu? Hay Bộ GTVT không kiểm định tốt chất lượng phương tiện tham gia lưu thông? Hàng loạt câu hỏi của cái gọi là "cha chung không ai khóc" đã làm cho người dân  ... khóc, vì phải lãnh đủ, lãnh lâu dài và bất lực mọi hậu họa...

Năm 2005, Malcol Gladwell trong cuốn sách The Tipping Point (Điểm nút của vấn đề) đã phát triển ý tưởng về "lý thuyết cửa sổ vỡ" của hai nhà tội phạm học là James Q. Wilson và George Kelling để khẳng định rằng: "Đừng nên xem nhẹ những chuyện nhỏ. Chúng có thể tạo nên những biến đổi to lớn. Nếu có thể tạo ra những thay đổi cho một thành phố thì cũng có thể tạo nên những thay đổi cho một đất nước".

Câu chuyện về "cửa sổ vỡ" kể rằng nếu thấy một cánh cửa bị vỡ vụn mà không ai quan tâm thì những người khác đương nhiên tin rằng không ai quan tâm và chẳng ai phải chịu trách nhiệm về chuyện đó! Và, thế là, tai họa của sự hư đốn xã hội sẽ bắt đầu!

Chuyện 89 chiếc ô tô, xe gắn máy cháy nổ có thể là chuyện "nhỏ" so với gần 40 triệu chiếc (xe máy và ô tô) đang lưu thông trên đường nhưng đó lại là chuyện của cái cửa sổ đặc biệt bị cháy - một hoặc rất nhiều cánh cửa rất lớn dẫu xét theo góc độ xã hội hay xét theo trách nhiệm của người quản lý!

"Choáng" vì sân bay không có đèn tín hiệu dẫn đường!

Sân bay dù là quốc tế hay quốc nội, đều không thể thiếu thiết bị chiếu sáng để định vị dẫn đường. Tại sao vấn đề quan trọng đặc biệt hàng đầu như thế lại bỏ qua khi thiết kế và thẩm định một dự án? Ai phải chịu trách nhiệm về hậu quả thảm họa khi xẩy ra và thiệt hại kinh tế do những chuyến bay không thực hiện được cho hành khách?

Tôi viết bài này là "người thực- việc thực" thay cho thư ngỏ gửi Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng phản ảnh sự tắc trách không đáng có của hàng không nước ta- một ngành giao thông hiện đại tiên tiến bậc nhất có vị trí quan trọng trong kinh tế - an ninh- quốc phòng và đối ngoại.

Sân bay là công trình quốc gia đặc biệt quan trọng, nơi đón tiếp các nguyên thủ quốc gia, các chính khách, chuyên gia cao cấp, thương gia , khách du lịch, thương gia, các nhà khoa học, các cán bộ công chức Nhà nước và nhiều tầng lớp nhân dân thường xuyên đi lại.

Sân bay còn là công trình đặc biệt quan trọng được lập dự án thiết kế, thẩm định, thi công, nghiệm thu đưa vào sử dụng trong điều kiện chặt chẽ theo Luật Hàng không dân dụng VN, luật Xây dựng ... để đảm bảo an toàn tính mạng cho phi hàng đoàn và hàng khách.

Vậy nhưng, có những sân bay được xây dựng đưa vào hoạt động gần đây đã bộc lộ sự bất cập.

Chuyện cứ như... đùa

Tôi bay đến sân bay Đồng Hới- Quảng Bình trên máy bay hiện đại Airbus - A320 với sức chở 150 hành khách của Hãng hàng không Quốc gia (VNA) thứ ba ngày 20/12/2011 với giá vé cao ngất, tương đương với giá vé từ TP HCM đi Hà Nội. Máy bay hạ thấp độ cao đáp xuống đường băng lúc 11 giờ trưa, ngồi hàng ghế ngoài nhìn xuống sân bay mà tối tăm mờ mịt một màu chì. Chỉ đến khi máy bay gần chạm đất mới nhìn thấy lờ mờ các vật xung quanh và đường băng. Thầm cảm ơn một chuyến bay may mắn an toàn.

Thế nhưng hai ngày sau, người bạn của tôi tháp tùng một vị khách đặc biệt ngồi trên xe lăn đáp xuống sân bay Đồng Hới cũng vào giờ đó. Anh kể lại rằng máy bay đến đó phải lượn trên trời nhiều vòng, phát thanh viên trên máy bay liên tục thông báo "quý khách yên tâm do điều kiện thời tiết xấu nên có thể sẽ đáp xuống trễ giờ".

Thế nhưng hơn một giờ sau không thể đáp xuống đường băng, họ phải ngậm ngùi bay vòng trờ vào để đáp xuống sân bay Đà Nẵng. Đến sân bay hành khách đều nhận được một lời xin lỗi lịch thiệp của Hãng hàng không VNA do nguyên nhân thời tiết. Sau đó hãng đề nghị quý khách nào có nhu cầu xuống sân bay ĐN sẽ được làm thủ tục, ai không xuống sẽ được bay trở lại TPHCM.

Trước hai sự lựa chọn đó, hành khách trong đó có người già, trẻ em, người ngồi xe lăn chỉ còn sự lựa chọn duy nhất là xuống Đà Nẵng để " tùy nghi di tản " mạnh ai người đó tìm thuê phương tiện taxi để về Đồng Hới, với quãng đường trên 300 km giữa cái lạnh buốt giá.

Tìm hiểu, trao đổi với những người "Quảng Bình quê ta ơi", tôi mới vở nhẽ: Sân bay Đồng Hới không có thiết bị chiếu sáng đường băng. Nếu như phi công hôm đó liều lĩnh đáp xuống sân bay theo chủ nghĩa "kinh nghiệm" thì thảm họa sẽ là khó lường cho cả hành khách cùng phi hành đoàn. Chuyến bay của tôi trước đó chỉ hai ngày cũng là hết sức liều lĩnh, khi viên phi công hạ cánh trong điều kiện thời tiết sương mù mà đường băng không có lấy một chiếc đèn tín hiệu.

Dù rất may là chưa có những vụ tai nạn xẩy ra khi phi công liều mạng đáp xuống sân bay Đồng Hới trong điều kiện trời mưa to và mùa đông sương mù, song giả dụ đi, không may tai họa xảy ra thì thiệt hại trước hết thuộc về "thượng đế", còn thiệt hại của VNA cũng không nhỏ, tính bằng hàng chục ngàn USD cho một chuyến bay vòng trở lại ...

Tại sân bay Đồng Hới từ khi đưa vào sử dụng đến nay đã có rất nhiều những chuyến bay như thế, đủ thấy mức độ mất an toàn và sự quan liêu tắc trách của ngành hàng không khi thẩm định và nghiệm thu để đưa vào sử dụng một sân bay thuộc loại hiện đại.

Sân bay Đồng Hới - Quảng Bình

Ai phải chịu trách nhiệm?

Ngày 9/9/1988, máy bay của Hàng không Quốc gia Việt Nam (VNA) gặp nạn khi thực hiện thao tác hạ cánh xuống sân bay quốc tế Don muong- Băng cốc- Thái Lan trong điều kiện trời mưa làm cả phi hành đoàn, hành khách quốc tế và Việt Nam tử nạn.

Chín năm sau, ngày 3/9/1997, máy bay của VNA đang đến gần sân bay quốc tế Pochentong, thủ đô Phnom Penh (Camphuchia) thì rơi trong lúc hạ cánh trong mưa, làm 65 trong số 66 hành khách thiệt mạng, máy bay bị phá hủy hoàn toàn. Nguyên nhân, do phi công đã liều lĩnh hạ cánh xuống sân bay khi trời mưa to không nhìn rõ đường băng.

Đó là những sân bay quốc tế có thiết bị phương tiện điều hành không lưu tốt, có hệ thống chiếu sáng đường băng mà còn như thế, thì sân bay hiện đại nước ta, dù hiện đại đến đâu mà không có lấy thiết bị chiếu sáng đường băng, nếu phi công liều lĩnh hạ cánh trong mưa thì quả thật coi tính mạng mình, phi hành đoàn và hành khách "rẻ như bèo" .

Trở lại câu chuyện sân bay, làm xong công việc nhưng không có chuyến bay nên tôi đành vào Huế để "bay cùng VNA". Trời mùa đông xám xịt, mưa nặng hạt thế nhưng nhà ga vẫn thông báo có máy bay.

Từ phòng chờ đứng quan sát hoạt động trên đường băng, khoảng 15 phút đèn hiệu đường băng sân bay bật sáng, máy bay đáp xuống nhẹ nhàng trên đường băng. Và sau đó không lâu đèn hiệu chiếu sáng được tắt, tốn kém chiếu sáng sân bay khoảng 150 kW tương đương khoảng 2000000 VND cho một lần máy bay hạ cánh.

Tôi chợt chạnh lòng khi chiếc máy bay không đáp xuống được sân bay Đồng Hới, phải bay vòng trở lại tốn những 1 giờ bay. Lại bay tiếp 300 km tương đương với chuyến bay Hà Nội- Vinh tốn kém khoảng 10000 USD. Hành khách nếu không xuống ĐN thì phải trả họ về sân bay xuất phát, tốn những 30000 USD. Rồi lại phải tiếp tục chở họ bay chuyến khác xuống Đồng Hới ...

Ôi, cả một vòng luẩn quẩn như thế, làm sao hàng không nội địa không thua lỗ. Chưa nói đến hành khách trong chuyến bay đó, phải tự thuê xe 300 km từ Đà Nẵng về Đồng Hới tương đương với một vé "VNA" mà họ phải bỏ tiền túi ra mà chịu.

Được biết không chỉ chuyến bay hôm đó là duy nhất mà từ khi khai thác sân bay Đồng Hới đến nay, đã có rất nhiểu chuyến bay như thế. Ngành hàng không đã tốn kém tới hàng trăm ngàn USD cho nhiều chuyến bay, trong khi chi phí lắp đặt cho hệ thống đèn chiếu sáng đường băng khoảng 400 triệu VND, tương đương 20 000 USD mà thôi. Cái giá đó quá nhỏ so với tài sản một chiếc máy bay và tính mạng của phi hành đoàn cùng hành khách.

Được biết không chỉ chuyến bay hôm đó là duy nhất mà từ khi khai thác sân bay Đồng Hới đến nay, đã có rất nhiểu chuyến bay như thế. Ngành hàng không đã tốn kém tới hàng trăm ngàn USD cho nhiều chuyến bay, trong khi chi phí lắp đặt cho hệ thống đèn chiếu sáng đường băng khoảng 400 triệu VND, tương đương 20 000 USD mà thôi. Cái giá đó quá nhỏ so với tài sản một chiếc máy bay và tính mạng của phi hành đoàn cùng hành khách.

Luật Hàng không dân dụng VN đã có hiệu lực cùng các quy phạm, tiêu chuẩn thết kế, thẩm định, thi công, nghiệm thu chất lượng công trình đưa vào sử dụng. Tại sao lại có thể thiếu thiết bị tín hiệu an toàn cho cất hạ cánh của một sân bay?

Sân bay dù là quốc tế hay quốc nội, đều không thể thiếu thiết bị chiếu sáng để định vị dẫn đường. Tại sao vấn đề quan trọng đặc biệt hàng đầu như thế lại bỏ qua khi thiết kế và thẩm định một dự án? Ai phải chịu trách nhiệm về hậu quả thảm họa khi xẩy ra và thiệt hại kinh tế do những chuyến bay không thực hiện được cho hành khách?

Phải chăng khi thi công và nghiệm thu sân bay Đồng Hới, họ đã để sót hạng mục rất quan trọng này. Và VN còn có bao nhiêu sân bay nữa không có đèn tín hiệu dẫn đường. Xin nhường lời cho cơ quan chức năng trả lời !

Việt Nam đã có Luật Hàng không dân dụng, đã tham gia Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế, đồng thời là thành viên của ICAO và IATA. Quy định của ICAO và IATA cũng như của Luật HKDDVN đều rất nghiêm ngặt về tín hiệu dẫn đường để đảm bảo an toàn cho máy bay cất cánh, hạ cánh.

Một quốc gia văn minh điều hành xã hội bằng pháp luật, một ngành hàng không hiện đại, tiên tiến mà để xẩy ra như thế, phản ảnh một sự sơ hở lớn về quản lý an toàn hàng không theo luật định.

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty