TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Saturday, March 6, 2010
RFA: Hàng trăm gia đình khánh kiệt, quân đội vô can? (phần 1 & 2))
Trân Văn, phóng viên RFA
2010-03-05
Hôm 4 tháng 3, hàng trăm người dân ngụ tại các tỉnh Quảng Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã đổ về thành phố Vinh, biểu tình trước Bộ Tư lệnh Quân khu 4. Vì sao, mời quý vị theo dõi Trân Văn tường trình...Chết vì uất
VOA: TS Trần Lê Anh: VN không dễ kềm chế lạm phát
Chia sẻ
Friday, March 5, 2010
Trạm cân Dầu Giây: Thu 3 tỉ đồng, gây thiệt hại 70 tỉ đồng
TT - Theo ông Nguyễn Văn Điệp - thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh Đồng Nai, đến nay trạm cân Dầu Giây đã xử phạt hơn 3,7 tỉ đồng các xe chở hàng quá tải, Công an tỉnh Đồng Nai xử phạt 4,8 tỉ đồng đối với xe trốn trạm cân. Tuy nhiên, cũng theo ông Điệp, ước tính kinh phí sửa chữa tái lập mặt đường cần khoảng 70 tỉ đồng.
----------------------------
Ngày 3-7, hội nghị sơ kết ba tháng hoạt động của trạm cân Dầu Giây (Đồng Nai), ông Nguyễn Thuận Phương - tổng giám đốc Khu Quản lý đường bộ 7 - cho biết hoạt động của trạm cân Dầu Giây đã tạo được ý thức tuân thủ pháp luật của người điều khiển xe. Tuy nhiên, trong ba tháng qua cũng bộc lộ những bất cập ở các thiết bị máy móc của trạm cân.
Trạm cân Dầu Giây hướng từ ngã ba Dầu Giây về TP.HCM - Ảnh: T.T.D. |
Đại diện Công ty cổ phần công nghệ tự động Trí Việt (đơn vị lắp đặt các thiết bị tự động ở trạm cân) khẳng định "đến nay chương trình đã hoạt động tương đối ổn định, đáp ứng được các yêu cầu sử dụng". Nhưng ông Dương Văn Quý - chánh văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Đồng Nai - nói ông vừa nhận được thông tin các thiết bị ở trạm cân lại hư hỏng.
Theo ông Quý, không phải do có trạm cân nên xe quá tải giảm mà thực chất vẫn tăng, các thiết bị tự động bị hỏng nên không đọc được xe quá tải vượt trạm cân. Bức xúc về việc hư hỏng các thiết bị ở trạm cân, ông Ngô Quang Đảo - cục phó Cục Đường bộ VN - chỉ đạo từ nay đến ngày 15-7 phải làm mọi điều cần thiết để các thiết bị hoạt động tốt. Nếu các thiết bị vẫn tiếp tục hư hỏng thì căn cứ vào hợp đồng kinh tế để xử lý.
Theo ông Nguyễn Văn Điệp - thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh Đồng Nai, đến nay trạm cân Dầu Giây đã xử phạt hơn 3,7 tỉ đồng các xe chở hàng quá tải, Công an tỉnh Đồng Nai xử phạt 4,8 tỉ đồng đối với xe trốn trạm cân. Trong khi đó, người dân ở tỉnh Đồng Nai rất bức xúc vì xe trốn trạm cân làm khoảng 50km đường tỉnh, đường địa phương bị hư hỏng nặng nề. Theo ông Điệp, ước tính kinh phí sửa chữa tái lập mặt đường cần khoảng 70 tỉ đồng.
Đại diện Công an tỉnh Đồng Nai cho rằng cần xem xét lại vị trí đặt trạm cân. Qua khảo sát có 16 tuyến đường tỉnh và huyện né trạm cân. Để xử lý xe né trạm cân, lực lượng cảnh sát giao thông và Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai lập bốn chốt kiểm tra nhưng điều trở ngại là không thể duy trì các chốt kiểm tra thời gian dài do không đủ lực lượng.
Ông Ngô Quang Đảo nhìn nhận tình trạng xe né trạm cân đã gây hư hỏng đường và gây bức xúc cho người dân là có thật. Ông đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Bộ Giao thông vận tải hỗ trợ kinh phí cho địa phương sửa chữa đường. Theo ông Đảo, không nên đặt vấn đề dẹp bỏ trạm cân Dầu Giây, vì trạm cân là công cụ của Nhà nước để bảo vệ đường bộ. Đồng thời đây cũng là trạm thí điểm nằm trong quy hoạch 27 trạm cân trong cả nước đã được Thủ tướng phê duyệt.
N.ẨN - H.KHƯƠNG
Giải mã “thiết bị lạ” tại trạm cân Dầu Giây
TT - Ngày 4-3, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết đang tiến hành giải mã cơ chế hoạt động của "thiết bị lạ" được lắp đặt tại trạm cân Dầu Giây.
Sau khi "thiết bị lạ" bị phát hiện và được khắc phục, hệ thống trạm cân Dầu Giây trở lại hoạt động bình thường (ảnh chụp ngày 4-3) - Ảnh: Hoàng Khương |
Theo ông Nguyễn Hữu Sào - trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an Đồng Nai, cơ quan điều tra đang tiến hành xem xét việc "thiết bị lạ" có ảnh hưởng gì đến hệ thống trạm cân và mức độ thiệt hại (nếu có) để làm cơ sở điều tra, xử lý.
Xe tải dồn ứ Đêm 3 và rạng sáng 4-3, có mặt tại khu vực trạm cân, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều xe quá tải dồn ứ ở hai đầu trạm cân. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết sau sự cố phát hiện "thiết bị lạ", xe quá tải không còn ngang nhiên qua trạm cân như trước. |
Theo tài liệu của Tuổi Trẻ, thiết bị trên là một bảng mạch điện tử hoàn chỉnh có gắn một số linh kiện điện tử. Thiết bị này được đấu nối vào dây vòng từ hệ thống cân động của trạm cân. Ông Trần Quang Dũng, giám đốc Công ty Trí Việt (nhà thầu lắp đặt thiết bị cho trạm cân), cho biết vòng từ là một thiết bị bắt buộc và là một phần cấu tạo của hệ thống cân động.
Chức năng chính của vòng từ là phát hiện phương tiện, truyền dữ liệu về trung tâm. Nếu vòng từ bị nhiễu hoặc bị tác động bởi một thiết bị khác sẽ ảnh hưởng toàn bộ hệ thống cân động. Thỉnh thoảng hệ thống cân động bị "treo", bảng điện tử hiện biển số xe, tải trọng sơ bộ chập chờn, thậm chí màn hình đen hoàn toàn... là do vòng từ có vấn đề. Đề cập "thiết bị lạ" được lắp đặt thêm vào vòng từ, ông Dũng khẳng định "chắc chắn có tác động đến hệ thống" làm cân động hoạt động không chính xác.
Về cơ chế hoạt động của "thiết bị lạ", ông Dũng nói sau khi phát hiện, cơ quan điều tra đã niêm phong nên ông không có nhiều thời gian nghiên cứu để đưa ra nhận xét chính xác. Tuy nhiên, theo ông, có khả năng thiết bị này được điều khiển vô tuyến (bằng remote).
Mổ xẻ mục đích của việc lắp đặt "thiết bị lạ", ông Dũng cho rằng "không loại trừ có ai đó muốn phá hoại Công ty Trí Việt (hạ uy tín) hoặc phục vụ ý đồ tiêu cực". Ông Phan Hiền, phó tổng giám đốc Khu quản lý đường bộ VII (KQLĐBVII), nói: "Hiện chưa có kết quả điều tra của công an nên chưa thể nói gì. Theo tôi, việc xuất hiện "thiết bị lạ" ở đây là có mục đích, có tác dụng". Còn ông Nguyễn Thuận Phương, tổng giám đốc KQLĐBVII, phỏng đoán "có thể ai đó muốn làm tê liệt hệ thống trạm cân".
Trong khi đó, theo Cơ quan điều tra Công an Đồng Nai, muốn biết được cơ chế hoạt động cũng như ảnh hưởng của nó đến các thiết bị khác như thế nào, mức độ thiệt hại ra sao cần phải giám định và có sự tham gia của các chuyên gia kỹ thuật.
Trạm cân như một... gánh nặng
Như Tuổi Trẻ đã đề cập, trước khi vụ việc bị phát hiện, hệ thống cân động tại trạm cân Dầu Giây liên tục bị lỗi kỹ thuật và diễn ra trong thời gian dài. Các cơ quan chức năng tỏ ra bế tắc trong việc tìm nguyên nhân và khắc phục sự cố. Việc phát hiện "thiết bị lạ" cho thấy có một lỗ hổng rất lớn về công tác kiểm tra, quản lý, trong đó có cả trách nhiệm của cơ quan chủ quản.
Trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Thuận Phương cho biết: "Tuần nào chúng tôi cũng cử tổ công tác ra kiểm tra. Lãnh đạo KQLĐBVII cũng thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo. Việc quản lý, điều hành trạm cân có sự phân công trách nhiệm rõ ràng. Nếu hư hỏng thiết bị thì có bộ phận nghiệp vụ của phòng quản lý vận tải phương tiện người lái phối hợp với trạm cân, nhà thầu (Công ty Trí Việt) giải quyết. Riêng tủ đựng thiết bị cân động (nơi phát hiện "thiết bị lạ") có trạm trưởng Nguyễn Tuấn Đạt và hai nhân viên phòng máy trung tâm Nguyễn Xuân Chiến, Dương Quốc Thái quản lý và giữ chìa khóa. Về việc tại sao kiểm tra mà không phát hiện "thiết bị lạ", chúng tôi sẽ xem xét lại trách nhiệm ở khâu nào, người nào. Lãnh đạo KQLĐBVII chỉ kiểm tra bao quát, chỉ đạo chung chứ không thể kiểm tra chi ly từng cái một được".
Vì sao dư luận liên tục phản ảnh về tình trạng chập chờn của thiết bị mà lãnh đạo KQLĐBVII không kiểm tra tới nơi tới chốn, ông Phan Hiền trả lời: "Thiết bị lạ" không phải có từ lâu mà chúng tôi không biết. Theo phía công an, nó mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Còn việc phát hiện và báo công an cũng do chúng tôi chủ động làm".
Lý giải về việc hoạt động của trạm cân không như mong đợi khiến dư luận bức xúc, ông Phương tỏ ra băn khoăn: "Do đây là trạm cân hoạt động thí điểm nên từ khi hoạt động đến nay phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Việc KQLĐBVII được giao quản lý một trạm cân như thêm một gánh nặng vì trách nhiệm rất lớn".
HOÀNG KHƯƠNG
Luật sư Trịnh Hội với tổ chức VOICE kiện Việt cộng lên LHQ
Việt Nam : Nhiều Tiến Sĩ Chính Trị , nhưng từng đào tạo chính khách.
VỤ CHÓ CẮN CHẾT NGƯỜI Ở ĐẮK LẮK :Nhân chứng quyết bảo vệ sự thật
Tuy nhiên, cả hai nhân chứng này - chị Giang Thị Bích Điệp và chị Nguyễn Thị Thanh Trâm - đều không đến. “Chỉ có cha, mẹ họ đến nên VKS không làm việc. Sắp tới, VKS sẽ tiếp tục gọi chị Điệp và chị Trâm lên làm việc để lấy lại lời khai” - ông
Trao đổi với chúng tôi, cả chị Điệp và chị Trâm đều cho rằng lâu nay họ bị công an hỏi quá nhiều nên “sợ”, không dám lên làm việc với VKSND TP Buôn Ma Thuột.
Lời chúc cho người dân chài
Riêng tôi, tôi muốn gửi lời chúc này đến những người dân chài đất Việt, những ngư dân đang đánh bắt cá xa bờ của các tỉnh ven biển miền Trung từ Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi…
Bởi lẽ năm vừa qua, chính họ đã không ít lần bị lâm nạn trên biển mà kẻ đã bức hiếp họ chính là những tàu của Trung Quốc, “người anh cả” đang sử dụng chính sách gặm nhấm với tham vọng trở thành kẻ bá chủ Biển Đông.
Thursday, March 4, 2010
Luật Thủ đô: Không nên chạy đua vì 1.000 năm
Không nên gấp vì 1.000 năm
Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (9/2), Chính phủ đã xin bổ sung đưa dự án Luật Thủ đô vào chương trình nghị sự của Quốc hội năm 2010.
Không những vậy, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường còn đề xuất thông qua dự án Luật này ngay lần đầu tiên trình ra Quốc hội (tháng 5/2010).
1ha rừng một đêm cháy 4 lần
Tin liên quan:
Vào lúc 20 giờ 30 phút ngày 2/3, tại núi Vắng xã Sơn Thủy, huyện Hương Sơn đã xảy ra một vụ cháy rừng thông xen lẫn tràm.
Do trời nóng, gió Tây Nam thổi mạnh nên chỉ trong một
thời gian ngắn một diện tích rừng lớn đã thiêu cháy. Ảnh: Sỹ Thông
|
Anh Phúc kể lại vụ cháy này xảy ra rất lạ lùng khi
mọi người trong gia đình anh đã dập lửa xong xuôi nhưng chưa kịp về đến
nhà thì lại thấy lửa bốc cháy trở lại. Ảnh: Hà Vy
|
“Bán đất rừng là hành động tự sát”
TIN LIÊN QUAN |
---|
Những vùng đất đang được cho thuê (Ảnh: VNN) |
Wednesday, March 3, 2010
Tiền Giang: máy cắt lúa liên tục gặp nạn
Dân Oan Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Bình Dương Biểu Tình Tại Saigon Ngày 22-02-2010
Công ty “cấm cửa” công nhân vào làm việc ?
Công nhân XN II, Công ty Hải Vinh ngồi lì trước văn phòng chờ đợi câu trả lời thỏa đáng của ban giám đốc công ty sáng 2/3. |
Cang` ngay` cang` man ro*.
Chùm ảnh: Hừng hực cuộc chiến của các "ông cầu"
>> Chùm ảnh: Phiên chợ trâu cuối cùng năm Sửu
>> Chùm ảnh: Tránh trâu chẳng xấu mặt nào
>> Những ký ức đầy bóng hình... trâu
Năm nay chiến thắng cuối cùng đã thuộc về "ông cầu" có SBD 16 của ông Hà Hữu Chúc, thôn Thắng Lợi, xã Hải Lựu.
Năm nào cũng vậy, khán đài nơi diễn ra các cặp chọi trâu luôn chật kín người.Năm nay, lễ hội đã thu lượng khách kỷ lục: hơn 3 vạn người.
|
Chuẩn bị đưa trâu vào sới chọi.
|
Giờ phút chiến đấu đã tới, các "ông cầu" được chăm sóc và huấn luyện kỹ càng nên "đô hăng" và kỹ năng chiến đấu đều rất điêu luyện.
|
Việt Nam vay hơn 25 tỷ yên ODA Nhật
- Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Sakaba Mitsuo ký công hàm trao đổi chiều nay (2/3) ở Hà Nội về việc Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam hơn 25 tỷ yên ODA vốn vay.
Dự án cầu Cần Thơ sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản. Ảnh: VNN |
Như vậy, tổng cam kết ODA vốn vay của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong năm tài khóa 2009 đạt 145,631 tỷ yên, cao nhất từ trước đến nay.
Khoản vay này nhằm triển khai 5 dự án. Đó là xây dựng nhà ga hành khách - cảng hàng không quốc tế Nội Bài, làm đường nối từ cầu Nhật Tân đi sân bay Nội Bài, xây cầu Cần Thơ, khôi phục cầu quốc lộ 1 giai đoạn 3 (đoạn Cần Thơ - Cà Mau) và dự án phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Công hàm trao đổi ký kết quy định các điều kiện khung cho việc cung cấp và sử dụng hơn 25 tỷ yên tín dụng ưu đãi nói trên. Trên cơ sở các điều kiện khung này, trong tháng 3, tại Hà Nội, Bộ Tài chính Việt Nam và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) sẽ ký 5 hiệp định tín dụng cụ thể cho 5 dự án nói trên.
Vào tháng 10 năm ngoái, công hàm trao đổi liên quan đến các dự án vốn vay ODA cho Việt Nam lần 1 của năm tài khóa 2009 đã được ký kết, chính thức đánh dấu "sự trở lại" của các khoản vay ODA của Nhật dành cho Việt Nam, kể từ khi bị tạm thời dừng lại vào cuối năm 2008.
Nhật Bản chính thức nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam năm 1992 và triển khai vốn vay ODA nhằm hỗ trợ cho chính sách Đổi mới của Việt Nam. Từ đó đến nay, tổng vốn ODA (bao gồm viện trợ không hoàn lại và tín dụng ưu đãi) cam kết của Nhật Bản dành cho Việt Nam đạt 1.557 tỷ yên.
Công bố Sách trắng ODA hồi tháng 4/2009, Đại sứ Sakaba Mitsuo cho hay Việt Nam đã bắt đầu trả nợ vốn vay ODA cho Nhật Bản. Năm 2007, con số trả nợ của Việt Nam đạt gần 125 triệu USD trên tổng số 640 triệu USD.
Theo Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam Motonori Tsuno, trung bình mỗi năm Việt Nam có thể phải dành 20-25 tỷ yên (4.000-5.000 tỷ đồng) trả nợ ODA cho Nhật.
Tuy nhiên, cả ông Đại sứ lẫn Trưởng đại diện JICA đều khẳng định Nhật Bản "không lo lắng về năng lực trả nợ của Việt Nam".
Xuân LinhRFVN: Nhà máy lọc dầu Dung Quất: điển hình tính “ưu việt” của cách quản trị XHCN!!!
Tuesday, March 2, 2010
Tôi vẫn là tôi giữa phòng thẩm vấn
Đăng ngày 27/02/2010 lúc 04:56:58 EST
Đề tài: Hoạt Động Dân Chủ
Tôi vẫn là tôi
giữa phòng thẩm vấn
Nguyễn
Thượng Long
Chiến lược thuê đất của Trung Quốc
Đất nông nghiệp châu Phi là một trong những hướng Trung Quốc nhắm đến trong chiến lược thuê đất của mình. Ảnh: landcoalition.org
Trong nhiều năm qua, người Trung Quốc đã thuê đất đai ở khắp các châu lục trên thế giới.
Hình Ảnh : Mếu với… hội Lim!
Lạm phát tại VN có thể lên tới 2 con số vào năm 2010
Mặc Lâm, phóng viên RFA
2010-03-01
Ngân Hàng Phát Triển Châu Á vừa đưa ra thông báo tỏ ý lo ngại cho việc lạm phát tiếp theo sau suy thoái kinh tế của nhiều nước khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam là một trong các nước được đánh giá là sẽ có tình trạng lạm phát có thể lên tới hai con số trong năm nay.
GSTS Vũ Văn Hóa, Trưởng Khoa Kinh Tế Tài Chánh - Đại Học Quản Lý Kinh Doanh chia sẻ them về vấn đề này.
Dự trữ ngoại tệ
Mặc Lâm: Thưa, trước tiên xin cảm ơn Giáo Sư đã cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
Thưa ông, việc Ngân Hàng Nhà Nước quyết định tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng USD và tiền đồng VN tăng thêm 603 đồng tương đương với 3,3% thì Giáo Sư có cho rằng động thái này sẽ làm cho hàng nhập khẩu đội lên và kéo theo lạm phát trong năm nay hay không?
GS Vũ Văn Hóa: Tôi cho rằng việc này cũng coi như một sự phá giá của đồng VN, tức là cái tình trạng nhập siêu của Việt Nam ngày nay lại càng gia tăng. Mà hiện nay, nếu theo tỷ giá này thì nó càng gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu, điều đó là điều hiển nhiên rồi.
Tôi cho rằng điều này cũng không thể nào khác được bởi vì trong tình trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay, tất cả các mặt hàng nhập ngoại đều khan hiếm cả, quỹ ngoại tệ trong nước thì cũng không có nhiều, thế thì bây giờ đành phải theo chiều hướng như đã biết.
Chính phủ chỉ có thể là tăng tỷ giá lên nhằm mục đích là hạn chế tình trạng nhập khẩu, thì việc chi tiêu ngoại tệ cũng giảm bớt, cái đó cũng khả dĩ là bớt nhu cầu chi tiêu.
GS Vũ Văn Hóa
Mặc Lâm: Trước đây nhà nước đã tỏ ra khá lo ngại trong việc tăng tỷ giá sẽ kéo theo khó khăn cho việc chi trả nợ nước ngoài. Giữa hai phải chọn một, theo Giáo Sư thì nhà nước nên quyết định thế nào, thưa ông?
GS Vũ Văn Hóa: Theo tôi thì con đường mà hiện nay Việt Nam có thể làm được là vẫn tăng tỷ giá lên để có thể găm được một ít ngoại tệ ở trong nước, và có thể có một điều kiện là làm thế nào đó cho tình trạng ngoại tệ bớt đi ra nước ngoài hơn để tăng ngoại tệ.
Chứ bây giờ mà trả nợ cho nước ngoài thì như anh biết đấy, tức là cái thực lực về tiền tệ của dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện nay cũng không phải là nhiều mà còn dùng cho nhiều mục tiêu, do đó mà việc tăng vốn ngoại tệ trong nước để mà trả nợ nước ngoài thì rất hạn chế. Cho nên trong tầm tay thì chính phủ chỉ có thể là tăng tỷ giá lên nhằm mục đích là hạn chế tình trạng nhập khẩu, thì việc chi tiêu ngoại tệ cũng giảm bớt, cái đó cũng khả dĩ là bớt nhu cầu chi tiêu anh ạ.
Xem xét lại các khoản chi
Mặc Lâm: Theo các chuyên gia kinh tế nhận định thì rất nhiều công trình có đầu tư lớn của nhà nước đang còn dở dang và những công trình này không thể ngừng lại được. Để giải quyết chúng nhà nước phải chấp nhận bỏ thêm một số tiền rất lớn trong ngân sách. Liệu việc này ảnh hưởng ra sao đối với lạm phát?
GS Vũ Văn Hóa: Vâng, tôi nghĩ là bây giờ tình trạng lạm phát thì ai cũng đã nhìn thấy rõ mà cái này thì các nhà khoa học và kinh tế cũng đã cảnh báo cho chính phủ, không phải là từ bây giờ mà từ năm ngoái rồi. Đương nhiên là về tình trạng của nền kinh tế thì những khoản chi bất đắc dĩ thì nhà nước vẫn phải chi thôi.
Bây giờ không thể kềm chế được cho nên biện pháp quan trọng nhất hiện nay là phải xem xét lại, tức là cơ cấu lại các khoản chi thường xuyên của chính phủ. Cái thứ hai nữa là có thể trong thời gian tới nhà nước cũng có thể phải phát hành thêm trái phiếu, có thể là công trái trong đợt tới để giảm bớt số tiền trong lưu thông. Tôi nghĩ là hai nguồn đó ở trong nước thì trong tầm tay, thế còn bây giờ như anh biết đấy, tức là các nguồn ODA hoặc FDI vào thì nhiều khi nó được sử dụng không hiệu quả lắm, mà chủ yếu là dành cho các khoản chi công nghiệp chế biến.
Còn các công nghiệp khác ở trong nước thì ODA và FDI rất là ít cho nên chúng tôi cũng chưa biết là chính phủ sẽ làm như thế nào, nhưng mà chúng tôi cũng có khuyến cáo là chính phủ nên xem xét lại, tức là cơ cấu lại các khoản chi của chính phủ, không dàn trải, phải nâng cao hiệu quả. Đồng thời phải suy nghĩ đến việc phát hành công trái phiếu trong đợt tới.
Bây giờ không thể kềm chế được cho nên biện pháp quan trọng nhất hiện nay là phải xem xét lại, tức là cơ cấu lại các khoản chi thường xuyên của chính phủ.
GS Vũ Văn Hóa
Mặc Lâm: Mới đây Ngân Hàng Phát Triển Châu Á vừa đưa ra nhận định là trong năm nay Việt Nam sẽ phải đối phó với lạm phát lên đến hai con số. Giáo Sư có chia sẻ gì về những đánh giá này, thưa ông?
GS Vũ Văn Hóa: Tôi nghĩ là lạm phát hiện nay nó đúng trong thực tại mà chưa thống kê hết thôi, chứ còn nếu thống kê hết thì nó có thể đến 2 con số trong hiện nay rồi, bởi vì bắt đầu từ đầu tháng 3 giá điện tăng. Trước đó thì chúng ta thấy giá dầu tăng liên tục, từ đầu năm tới giờ mới được 2 tháng mà tăng 2 lần, trong khi một số nước lân cận như Singapore hoặc Philippinnes thì nó tăng thấp hơn. Thế thì tình trạng lạm phát lên đến 2 con số thì tôi cho là hiện thực và nó cũng đúng tầm, đúng với điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay.
Mặc Lâm: Xin cám ơn Giáo Sư.
GS Vũ Văn Hóa: Vâng. Xin chào anh.
Điện và chó
Monday, March 1, 2010
Lê Thị Công Nhân sắp ra tù
Nói chuyện với BBC từ Hà Nội, thân mẫu của Công Nhân, bà Trần Thị Lệ, cho biết bà đã được thông báo từ cơ quan công an, rằng sẽ cho xe chở Công Nhân về nhà từ trại giam số 5, Thanh Hóa.
"Thế nhưng tôi vẫn quyết định lên trại giam từ sớm để đón con. Giây phút đầu tiên mãn hạn tù của Công Nhân, là mẹ, tôi không thể không có mặt."
Bà Lệ nói tinh thần của con gái bà rất tốt tuy "Công Nhân đếm từng ngày cho tới lúc được thả tù".
Theo bà, công việc đầu tiên mà hai mẹ con bà sẽ làm là khám bệnh cho Lê Thị Công Nhân, vì "Không có gì quý hơn sức khỏe".
Bà cũng thừa nhận là còn 3 năm quản chế tại gia nữa, và "rất nhiều khó khăn thách thức" ở phía trước nữ luật sư 30 tuổi này.
Làm sao chủ tịch tỉnh dám dọa đại biểu Quốc hội?
ĐBQH Lê Văn Cuông (Ảnh: Lê Anh Dũng) |
Vấn đề "nhạy cảm" hay là sự né tránh trách nhiệm?
Đảng phải là Đảng của dân tộc
LTS: Bàn về việc chuẩn bị cho Đại hội Đảng XI sắp tới, TS. Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông nói điều băn khoăn lớn nhất là làm thế nào để các văn kiện Đại hội sắp tới có thể thực sự tiếp nhận được trí tuệ của mọi tầng lớp xã hội chứ không phải làm chiếu lệ, hình thức. Đừng lạm dụng từ "nhạy cảm" hay để lại vấn đề bức xúc cho nhiệm kỳ sau để né tránh những trọng trách đất nước đang đặt lên vai Đảng.
Hỏi dân một cách hình thức là vô trách nhiệm với dân tộc
- Một nội dung quan trọng trong Hội nghị Trung ương sắp tới sẽ bàn về việc xây dựng các văn kiện cho Đại hội Đảng toàn quốc. Vừa rồi, Thủ tướng Chính phủ cũng đã "đặt hàng" báo chí chắt lọc, phản ánh những ý kiến đóng góp của người dân cho Đảng. Cá nhân ông kỳ vọng gì vào vấn đề này?
- TS. Mai Liêm Trực: Câu hỏi này làm cho tôi nhớ lại sự kiện Đại hội VI cách đây 25 năm. Thời kỳ đó toàn Đảng và cả nước cũng sôi nổi thảo luận để chuẩn bị cho ĐH. Kết quả là các văn kiện cuối cùng của ĐH so với bản dự thảo đã khác nhau rất nhiều.
Ông Mai Liêm Trực. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Với những tư duy rất mạnh mẽ như là "Nói thẳng nói thật", "Đổi mới hay là chết", đã khơi dậy được ý thức đóng góp của đảng viên và nhân dân để từ đó đưa được những tiếng nói thực tiễn đến các cấp cao nhất mà những cấp cao nhất khi soạn Dự thảo chưa lường hết được những sôi động của thực tiễn và trí tuệ xã hội.
Cần học tấm gương cố Tổng bí thư Trường Chinh, ông vốn là người khá nguyên tắc, cứng nhắc, kinh viện, nhưng với cái tâm với dân tộc, với trách nhiệm với Tổ quốc, ông đã lắng nghe từ thực tế cuộc sống để mà thay đổi, để quyết liệt đổi mới.
Chính những điều đó đã tạo nên bước ngoặt cho sự phát triển của dân tộc chúng ta trong 25 năm đổi mới vừa qua.
Tôi hy vọng là Đại hội lần này sẽ có nhiều những thảo luận sôi động để mỗi người với trí tuệ và khả năng của mình được đóng góp cho việc xây dựng đường lối, chính sách đưa đất nước phát triển giàu mạnh.
"Năm 1945 chỉ có 5000 Đảng viên, Đảng ta giành chính quyền, rồi lãnh đạo đất nước trong muôn vàn khó khăn, thù trong giặc ngoài, mà nay cả 3 triệu Đảng viên, là chính Đảng duy nhất nắm quyền, lãnh đạo đất nước đang có những bước đi lên thì sao lại phải sợ, phải né tránh những vấn đề gọi là "nhạy cảm"?" |
Trăn trở lớn nhất là chúng ta có thể làm tốt hơn vì tiềm năng trong đất nước của chúng ta vẫn còn rất lớn. Làm sao và bằng cách nào khai phóng mọi nguồn lực để bứt phá trong giai đoạn phát triển sắp tới là câu hỏi lớn nhất mà thời cuộc đang đặt ra.
Do đó, điều tôi băn khoăn, lo lắng là: liệu các văn kiện trong Đại hội sắp tới có thể tiếp nhận được những trí tuệ của mọi tầng lớp nhân dân cũng như những mong mỏi đề xuất từ cuộc sống nhất là từ cơ sở hay không? Hay chúng ta chỉ làm chiếu lệ, hình thức, mà biểu hiện là các văn bản dự thảo trước khi lấy ý kiến nhân dân và các văn bản sau khi có ý kiến của nhân dân đóng góp sôi nổi, đầy trách nhiệm mà chả khác là bao.
Làm như vậy là thiếu trách nhiệm với đất nước, với dân tộc, nếu những cá nhân được giao nhiệm vụ chuẩn bị các văn kiện mà làm như vậy thì cần phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm.
Tận mắt chứng kiến việc giao đất rừng cho người nước ngoài
Ngoài diện tích đất ruộng, các hộ dân ở thôn Song Sài xã Đông Quan chỉ biết trông chờ vào diện tích đất trồng rừng để mưu sinh. (Ảnh: Duy Tuấn). |
'VN sẽ thất bại trong quốc tế hóa Biển Đông'
"Hà Nội tưởng rằng càng nhiều nước tham gia vào tranh chấp thì sức mạnh thương lượng của Việt Nam vợ́i Trung Quốc càng lớn."
Nhiều nhân vật đối lập Cuba 'tuyệt thực'
Orlando Zapata Tamayo chết hôm thứ Ba tại một bệnh viện ở thủ đô Havana sau 85 ngày tuyệt thực.
BBC: Sẽ có hàng trăm lao động TQ tại Nhân Cơ
Dự án sản xuất alumin Nhân Cơ, do Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư, sẽ gồm hai nhà máy được xây dựng trên diện tích 850ha, chưa bao gồm phần khai thác mỏ.
Sunday, February 28, 2010
401 phản hồi bài “Không xử lý hình sự vụ chó cắn chết người”
Nga bắt giữ 220 người Việt tại xưởng may “đen”
Công nhân Việt làm việc tại một xưởng may “đen” ở gần
ga điện ngầm Perovo, Matxcơva (ảnh chụp tháng 12-2009) - Ảnh: Thế Anh
|
Bắc Kinh 'đang ngày càng mạnh bạo' ở khu vực biển Đông
Chưa bàn giao Dung Quất vì ‘100 lỗi kỹ thuật’
Và một trăm lỗi kỹ thuật làm cho nhà máy bị lỡ hẹn (một lần nữa) ngày bàn giao.
"Nhà máy lọc dầu Dung Quất chưa thể bàn giao vào ngày 25/2/2010 như kế hoạch ban đầu vì hiện tại vẫn còn 100 điểm tồn tại kỹ thuật vẫn chưa được xử lý triệt để," một quan chức nhà máy cho mạng tin chính phủ hay.
Cao To^'c dài 60 km, 3 tuần , hơn 300 sự cố.
> Những sự cố hy hữu trên đường cao tốc dành cho ôtô / 'Đua' tốc độ trên đường cao tốc đầu tiên dành cho ôtô