TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Saturday, September 24, 2011
Thi công ẩu, bà hỏa thiêu rụi nhà dân
24/09/2011 20:27:43 - Sáng 24/9, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại nhà 386B Lê Hồng Phong, phường Phước Long, TP Nha Trang (Khánh Hòa) khiến một người bị thương nặng và thiệt hại nhiều tài sản có giá trị. Tại hiện trường, đám cháy đã thiêu rụi toàn bộ gian bếp, tầng hầm và phòng khách của căn nhà. Nhiều vật dụng có giá trị như ti vi, tủ lạnh, máy giặt, điện thoại... đều cháy thành than. Bà Phan Thị Minh (57 tuổi), chủ ngôi nhà bị cháy, cho biết: Nhà kế bên đang xây dựng nên xin được tháo hàng rào sắt trên tầng hai nhà bà Minh để tô nhà đang xây. Lúc đầu bà không cho sau chủ thầu sang năn nỉ nên bà đồng ý. Tôi có việc đi một lát, lúc về thấy nhà đã cháy rụi.
Một người hàng xóm gần đó cho biết: Khoảng 9h, bỗng nghe nhiều tiếng nổ lớn khiến người dân hoảng hốt. Khi họ chạy ra xem thì thấy một công nhân đã để cây gậy thép chạm vào dây điện lưới phía trên làm chập điện. Sau đó ngọn lửa bùng phát. Vụ tai nạn khiến công nhân này bị phỏng nặng, rơi từ tầng hai xuống, phải cấp cứu tại bệnh viện. Một người công nhân khác may mắn thoát chết. Trong nhà bà Minh còn có một người đang ở dưới tầng hầm, khi ngọn lửa bùng phát người này cũng đã kịp chạy thoát. Lực lượng chức năng đã huy động 2 xe cứu hỏa và dập tắt đám cháy 1 giờ sau đó. Vụ việc đang cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ. Vũ Khuê |
Miền Trung: Đường sạt lở, tàu thuyền hư hỏng
NGƯỜI DÂN TỴ NẠN CỘNG SẢN ỦNG HỘ CÁC BẠN TRẺ TRONG NƯỚC
Demokratie And Pluralismus = Biểu Ngữ Dân Chủ và Đa Đảng Cho Việt Nam tại Germany. Hình ảnh minh họa: Sinh hoạt biểu tình tuần qua trên khắp các châu lục. 16 xin được cám ơn và vinh danh các chiến sĩ Paltalk như William P. , Trương Nhân, … đã kiên trì chuyển tải tin tức, hình ảnh đều đặn mỗi ngày. Úc Châu – Melbourne (Đêm Thắp Nến). Đồng ca: Phải Lên Tiếng- Anh Bằng Bài đọc suy gẫm: Họ Trả Lời Y Chang Nhau tức "Tranh Luân" - trích từ Face Book của Joyce Ann Nguyễn, một người 17 tuổi, tuy còn bé và mới tị nạn cộng sản 1 năm tại Norway (Na-Uy) nhưng có cái nhìn sâu sắc về những luận điệu, trả lời giống hệt nhau của các "cán hay cớm mạng còn gọi là CAM" mỗi khi họ tranh luận trên các diễn đàn internet. Có 1 điều tôi nhận ra thế này, sau khi tranh luận với nhiều người khác quan điểm chính trị. Châu Âu – Pháp- Balê (Paris) Germany – Frankfurt am Main. Châu Mỹ- Đông Bắc Hoa Kỳ- Thủ phủ Washington D.C. (nhà của bác Obama). Biểu tình trước tòa lãnh sự tàu. - Nếu bạn hỏi vì sao họ có thể làm ngơ và ko quan tâm tới những vấn đề của đất nước, họ sẽ nói VN ko cần những người như bạn. Thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana. Tiểu bang Utah. Tây Bắc Hoa Kỳ- Tacoma City – Seatle bang Washington (quê hương của Bill Gate, Microsoft) - Nếu bạn chê TQ, họ sẽ chê Mỹ. Northern California- San Francisco: Trưóc tòa lãnh sự tàu. Trưóc tòa lãnh sự việt cộng. SanJose- California (nơi mệnh danh là thủ đô văn hóa của người tị nạn) "Cực" Nam Cali- San Diego Đồng bào từ mọi bang của Hoa Kỳ tụ về trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New-York để biểu tình to phản đối cả tàu cộng lẫn việt cộng trong ngày 19/9/2011. Hình dưới: Boston- Tiểu bang Massachusetts - Nếu bạn viết bài về chính trị, và nói VN ko có tự do dân chủ, xã hội lắm bất công, họ sẽ bảo bạn là kẻ phản quốc, thất bại trong cuộc sống và đem lòng hận thù. Á Châu – Việt Nam – Sài Gòn. Biểu tình dưới mưa. Tin chi tiết HLTL Blogspot - Nếu bạn hỏi thế tại sao bây giờ người ta vẫn ra đi bằng hàng trăm hàng ngàn cách khác nhau, họ sẽ im lặng. Joyce Anne Nguyen. |
Mức lương tối thiểu vần còn quá thấp
RFA 09.23.2011Hơn 98% công chức Việt Nam nói rằng mức lương tối thiểu đang áp dụng cho cán bộ, viên chức và sĩ quan quá thấp, không đảm bảo nhu cầu thối thiểu cho người hưởng lương. Đây là kết quả được Bộ nội vụ công bố trong một hội thảo về chính sách tiền lương được tổ chức ở Hải Phòng ngày hôm nay. Để có được kết quả này, Bộ Nội vụ đã tiến hành khảo sát ở 15 tỉnh thành, và 3 bộ là Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ khoa học công nghệ và Bộ Y tế. Đây là một trong những họat động được hỗ trợ thực hiện bởi dự án hỗ trợ cải cách hành chính của Bộ Nội vụ do UNDP tài trợ. Khảo sát cho thấy từ năm 2003 đến nay, mức lương tối thiểu đã điều chỉnh tăng 7 lần từ 210,000 đồng một tháng lên 830,000 đồng một tháng, tăng hơn 295%, cao hơn mức tăng chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng GDP. Các ý kiến từ cuộc khảo sát và tại hội thảo cho rằng nên đưa mức lương tối thiểu áp dụng với cán bộ công chức lên bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp để động viên khuyến khích cán bộ, công chức gắn bó, tận tâm với công việc, làm tròn trách nhiệm, và chống tham nhũng. Hiện mức lương tối thiểu áp dụng cho người lao động tại các doanh nghiệp được quy định từ 1 triệu 400 ngàn đến 2 triệu đồng một tháng tùy vùng. |
'Xây tượng đài hoành tráng cũng như nhà nghèo nuôi voi chơi'
"Hình thức làm công trình tưởng niệm bây giờ đã rất khác. Gần đây nhất, kỷ niệm sự kiện 11/9 ở Mỹ, họ cũng không làm những tượng đài cao vút, đồ sộ trên nền 2 tòa tháp cũ", ông Phạm Trung, Trưởng ban Mỹ thuật hiện đại (Viện Mỹ thuật) trao đổi với VnExpress. |
Tượng mẹ VN anh hùng đã xong mô hình xi măng tỷ lệ 1/1. Ảnh: Vũ Huy Thông. |
Về quy hoạch mặt bằng, cấu trúc tổng thể cũng không thỏa mãn, dàn trải, rời rạc, mặc dù về sau có thêm tiểu cảnh cây xanh trong không gian chung. Có thể lấy một ví dụ bằng hàng trụ biểu bên ngoài. Tác giả cố gắng khai thác những hình tượng nghệ thuật, mô típ chạm khắc dân gian, như hoa sen, mây, đàn nhạc, chân dung phụ nữ... nhưng khi càng lồng ghép thì thấy sự tả kể, vụn vặt càng lộ rõ.
Nói thẳng là những minh họa đó mang tính cải lương, "tân cổ giao duyên" và nó càng làm cho tính chất tưởng niệm và chủ đề về mẹ VN bị dàn trải, sức thuyết phục về mặt nghệ thuật không cao, mang nặng tính dân gian nhiều hơn là tính bác học, chuyên nghiệp.
- Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho rằng, tượng hoành tráng mới thể hiện hết tầm vóc của mẹ VN anh hùng, xứng tầm thế giới, ông nghĩ sao về điều này?
- Tư duy thẩm mỹ của người Việt từ hàng nghìn năm nay đều do điều kiện khí hậu và điều kiện kinh tế quy chiếu. Người Việt không có tư duy phát triển theo chiều cao, không có truyền thống làm tượng đài, tượng ngoài trời. Các công trình kiến trúc thường phát triển theo chiều ngang, tiêu biểu như các cung điện ở Huế và đình chùa khắp cả nước.
Từ năm 2006, Viện Mỹ thuật VN tổ chức hội thảo về điêu khắc ngoài trời VN hiện đại. Rất nhiều ý kiến cảnh báo tượng đài ngoài trời VN ngày càng xấu đi, xa rời thẩm mỹ truyền thống của người Việt. Vậy có nên làm tượng đài nữa không? Thế nhưng, sau hội thảo không thấy tình hình tiến bộ mà càng có nhiều tượng đài to và xấu hơn.
Có thể là do kinh tế phát triển nên nhiều nơi, nhiều người muốn làm to hơn song điều ngược lại là hiệu quả xã hội từ các công trình đem lại rất hạn chế. Càng làm, các công trình tượng đài càng tiêu tốn nhiều và không tạo ra được những điểm nhấn thẩm mỹ thị giác bởi tính công thức và minh họa cổ động rập khuôn, không đạt được thành tựu về giáo dục cộng đồng và giáo dục thẩm mỹ.
Ở VN hiện nay rất ít người có khả năng làm tượng đài mà cả tư duy lẫn tay nghề tốt. Những công trình hoành tráng sử thi chỉ đếm trên đầu ngón tay, ví dụ Mẹ Tổ quốc của ông Nguyễn Hải, tượng Nhà tù Lao Bảo của Phạm Văn Hạng, tượng đàiNgã ba đồng Lộc của Lê Đình Quỳ, một số tác phẩm của Phan Gia Hương, Lưu Danh Thanh, Tạ Quang Bạo... Tức là rất ít người làm được những công trình mà có cảm giác có tính hoành tráng, sử thi. Ngay cả các sáng tác của họ, chất lượng nghệ thuật cũng không ổn định.
Các trường đào tạo của chúng ta không có chuyên ngành đào tạo điêu khắc hoành tráng, trừ ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Các trường khác chỉ dạy điêu khắc tượng tròn, còn điêu khắc ngoài trời đòi hỏi kinh nghiệm và hình thức đào tạo riêng thì ta không có.
Các trụ biểu với nhiều họa tiết. Ảnh: Vũ Huy Thông. |
- Là nhà nghiên cứu nghệ thuật, ông đánh giá thế nào về xu hướng làm tượng đài đồ sộ hiện nay?
- Hiện nay trên thế giới người ta không làm tượng đài như ở ta nữa. Ngay cả Trung Quốc cũng làm rất ít, chuyển sang những hình thức khác. Gần đây nhất, kỷ niệm 10 năm sự kiện 11/9 ở Mỹ, tại khuôn viên của tòa tháp đôi bị đánh sập, họ không làm những tượng đài cao vút, đồ sộ mà tại nền 2 tòa tháp cũ, họ đào hai cái hồ vuông, nước chảy liên tục vào đấy, xung quanh ghi tên những người thiệt mạng. Ngày tưởng niệm họ chiếu 2 cột đèn laser lên trời, kỹ thuật không có gì ghê gớm nhưng ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Hình thức làm công trình tưởng niệm bây giờ đã rất khác. Các nước có nhiều hình thức đáng học hỏi chứ không như của ta, hàng chục năm nay vẫn công - nông - binh giơ tay và tượng đài thành công thức, mang nặng tính cổ động, minh họa.
Tất cả điều đó chứng tỏ sự không tiến bộ về thẩm mỹ đến nỗi có ý kiến tiêu cực rằng nên xếp tượng đài vào lĩnh vực xây dựng, không bàn về thẩm mỹ nữa; hay nên chăng dừng xây tượng đài cho đến sau 2020, để lúc đó kinh tế ổn định, các điều luật rõ ràng hơn thì mới bàn... Trong một cuộc hội thảo do Hội Mỹ thuật VN tổ chức cách đây vài năm, có nhà điêu khắc có thâm niên và uy tín trong việc làm tượng đài ở nước ta từng dũng cảm thừa nhận: "Tượng đài là nơi làm kinh tế của các nhà điêu khắc".
- Nhân nói về bệnh phì đại, ông đánh giá thế nào về mối liên hệ của phong trào đua nhau làm cái to nhất, lớn nhất, lập kỷ lục ở VN hiện nay?
- Thực ra, bệnh thành tích, bệnh muốn chứng tỏ mình là biểu hiện của sự thụt lùi văn hóa, một biểu hiện của sự thích ồn ào, khoe mẽ của tính thực dụng kiểu "trọc phú" chơi trội. Bởi vì, mình phải biết mình là ai. Dân tộc VN có truyền thống văn hóa lâu dài hàng nghìn năm, truyền thống chống ngoại xâm. Tuy nhiên, kinh tế VN thì chỉ mới thoát nghèo và nước ta về lãnh thổ, dân số là nước trung bình trên thế giới. Chúng ta có quyền tự hào ở những khía cạnh nhất định, thế nhưng khi cả xã hội đua nhau làm mọi thứ mà cái gì cũng muốn ghi vào kỷ lục, nhưng giá trị thực chất thì rất đáng ngờ, thì nó gây nên một cơn sốt mà có nhà văn hóa đã nói là "sự lên đồng tập thể". Ở đây, rõ ràng thể hiện sự trục trặc về văn hóa, một lối sống bề nổi, chụp giật và ngạo mạn.
Tôi có thể khẳng định, với hình thức làm tượng đài ngày càng phóng to về quy mô, bảo thủ về hình thức và kỹ thuật, tiêu tốn ngày càng nhiều tiền mà lại lồng ghép nhiều công năng trái chiều.... thì đó sẽ là một sự thất bại về mặt nghệ thuật của VN. Tượng mẹ VN là ví dụ chung cho sự thất bại này.
Nói cách khác, xây dựng tượng đài được ví như nhà nghèo nuôi voi cưỡi chơi, tốn kém vô cùng, và sự ảnh hưởng về mặt giáo dục tinh thần, xã hội cho cộng đồng ngay tại khu dân cư có công trình xây dựng và cho văn hóa nói chung là không cao, nếu không nói là rất đáng ngại nếu tượng đài đó chất lượng xây dựng, thẩm mỹ xấu.
Ông Phạm Trung: "Nhiều công trình điêu khắc to lớn, kềnh càng, khoa trương khánh thành gần đây đã kéo thụt lùi thẩm mỹ điêu khắc, nghệ thuật tượng đài trở về như những năm 1960-1970, nặng tính chất minh họa, cổ động". Ảnh: Nguyễn Hưng. |
- Vậy theo ông công trình này nên làm thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại trong khi đã triển khai dự án được 4 năm?
- Khi làm tượng đài, có nhiều yếu tố chi phối. Hội đồng thẩm định địa phương có nhiều thành viên không có chuyên môn nhưng lại có tiếng nói quyết định và ra những bài toán mà các nghệ sĩ phải làm theo, thành ra đẽo cày giữa đường...
Tôi cho rằng, dư luận có thể cứ phản đối, còn địa phương họ vẫn sẽ cứ làm nếu không có chỉ đạo nào từ cấp cao hơn. Theo nghệ sĩ Đinh Gia Thắng, chi phí phóng tượng chỉ là 1/2 của con số hơn 410 tỷ đồng, còn lại là các hạng mục, sân vườn. Nếu địa phương có thực tâm cầu thị thì họ sẽ cắt bớt các hạng mục khác. Thực ra nếu họ dùng tiền ấy làm nhà tình nghĩa, làm bệnh viện, trường học thì giá trị nhân văn hơn nhiều.
- Cá nhân ông, nếu có thẩm quyền, ông sẽ xử lý như thế nào?
- Nói thẳng, nếu có thẩm quyền tôi sẽ không cho làm ngay từ đầu, mà lựa chọn nhiều phương án khác, thậm chí có thể mở nhiều cuộc thi, tìm kiếm các đồ án, giải pháp trên phạm vi cả nước. Công trình nên chọn phương án xây dựng vừa phải, tinh xảo. Vẫn có thể lấy mẹ Thứ làm mô thức chung, hoặc hình tượng nào đó khái quát được lịch sử văn hóa dân tộc, nhưng cái chính phải là chọn được người sáng tác có nghề. Bài toán ấy phụ thuộc vào đề bài, công trình được đặt ở đâu, ý nghĩa, yêu cầu cụ thể, vị trí đặt thì sẽ ra hình thức cụ thể. Khi càng cô đọng, xúc tích thì công trình càng có tính biểu tượng, đại diện cho văn hóa dân tộc.
Tôi cũng mong rằng, nhà quản lý nên cầu thị, dừng hãm bớt tốc độ xây tượng đài. Đây không chỉ ý kiến của riêng tôi mà nhiều chuyên gia trong ngành kiến trúc, mỹ thuật từng phát biểu.
Biểu quyết của độc giả trên VnExpress.net từ chiều 20/9 đến chiều 23/9. |
Nguyễn Hưng thực hiện
Bà ăn xin nuôi cháu bị bỏ rơi vào đại học
1:07 pm thứ năm, ngày 09 tháng sáu năm 2011- chuyên mụcTin Tức|Sự Kiện Hàng Ngày |Chúng tôi tìm đến nhà bà Trần Thị Nguyệt (số nhà 22 ngõ Hai Bà Trưng, TP.Nam Định) khi trời đã chập choạng tối. Thứ ánh sáng nhờ nhờ ập vào căn phòng bé xíu như hộp diêm, càng khiến khung cảnh nhuốm màu nghèo khó.
|