Lao Động số 295 Ngày 26/12/2009 Cập nhật:
9:08 AM, 26/12/2009
|
||
(LĐ)
- Theo thông tin từ các Cty lữ hành, mặc dù vào dịp cuối năm - mùa du
lịch đang sôi động thì lượng khách quốc tế vào VN vẫn giảm.
Trong khi đó khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài lại tăng khá mạnh.
Mục tiêu 4,5 triệu lượt khách: Thất bại! Nếu như coi tháng 9.2009 là bắt đầu cao điểm của mùa du lịch thu hút khách quốc tế vào VN thì đây cũng là thời điểm đánh dấu sự sụt giảm nghiêm trọng. Cụ thể trong tháng 9.2009, lượng khách quốc tế đến VN chỉ ước đạt 294.000 lượt, sụt giảm gần 7% so với tháng 8.2009. Sang đến tháng 10.2009, lượng khách quốc tế vào VN còn sụt giảm thê thảm hơn khi mà chỉ có 227.859 lượt khách. Mức sụt giảm lên tới gần 15% so với tháng 9.2009 và giảm tới 16,3% so với cùng kỳ năm 2008. Đến tháng 11.2009, lượng khách quốc tế vào VN tăng khá mạnh với khoảng 387.871 lượt. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2008, con số này vẫn chỉ bằng hơn 88%. Tính chung 11 tháng năm 2009, lượng khách quốc tế vào VN chỉ là hơn 3,4 triệu lượt. Khoảng cách thêm 1,1 triệu lượt khách trong tháng 12.2009 là... bất khả thi và đẩy mục tiêu của ngành du lịch năm 2009 là đón 4,5 triệu lượt khách quốc tế thất bại hoàn toàn. Theo phân tích của các chuyên gia thì thực chất trong năm 2009, dù VN có thực hiện chương trình “Ấn tượng VN”, song đã có không nhiều đột phá để thu hút khách nước ngoài. Ngay tại Hà Nội, một trung tâm du lịch được cho là hấp dẫn với du khách quốc tế, thì trong suốt một năm qua, thành phố này đã không có thêm được sản phẩm du lịch hay dịch vụ gì mới mẻ. Trong khi đó, nạn chèo kéo tại các điểm du lịch như hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn diễn ra. Đặc biệt, các tour và sản phẩm du lịch vẫn chỉ là sự nhàm chán là đi xíchlô ngắm phố cổ, đi bộ, xem múa rối... Bên cạnh đó, một vấn đề mà tại thời điểm này, ngành du lịch vẫn phải sát sao chỉ đạo việc chống đầu cơ, nâng giá phòng khách sạn trong dịp lễ, tết cuối năm. Sở dĩ xảy ra việc này là bởi dù thực hiện chương trình “Ấn tượng VN”, song một số Cty lữ hành nhỏ và tư nhân lại lợi dụng nâng giá, đầu cơ trục lợi. Du lịch nước ngoài hút khách Thực tế là du lịch nội địa cũng hút khách, song xu hướng đi du lịch nước ngoài thì tăng mạnh hơn. Một trong những lý do khiến khách du lịch VN đi du lịch nước ngoài là bởi du lịch trong nước không có gì khởi sắc, kém hấp dẫn và đặc biệt là chất lượng dịch vụ thì càng kém xa ở nước ngoài. Các hãng lữ hành cho biết đến thời điểm này, lượng khách đăng ký tour dịp Noel và Tết dương lịch đều tăng so với cùng kỳ 2008. Điểm đến của các tour này vẫn là những thị trường dễ tính và rẻ như: Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc... Anh Đức Tùng - đại diện một DN du lịch - cho biết, lượng khách đăng ký đi du lịch nước ngoài đã tăng khoảng 20% - 25% so với năm ngoái. Trong khi đó, giá của các tour này lại hoặc không tăng, hoặc giảm nhẹ do các đối tác cùng kết hợp thực hiện các tour du lịch tiết kiệm. Một chuyên gia du lịch ta thán rằng: Lấy làm lạ khi lữ hành VN có thể kết hợp được với đối tác để tổ chức tour giá rẻ, song lại khó kết hợp với trong nước để giảm giá và tổ chức những tour du lịch hấp dẫn.
Phạm Anh
|
||
Một số quốc gia châu Âu đã phản đối việc gia hạn này, trong đó có Anh quốc.
Đại diện Anh, Lord Mandelson nói: "Tôi thất vọng về việc EU quyết định gia hạn thuế chống phá giá. Đáng ra họ phải để cho các loại thuế này hết hiệu lực như hạn định".
Ông Mandelson cho rằng gia hạn thuế chống phá giá "phương hại tới thương mại, ảnh hưởng uy tín của châu Âu và buộc khách hàng phải trả giá cao đúng lúc kinh tế gặp khó khăn".
Ông kêu gọi EU "từ bỏ chủ nghĩa bảo hộ".
Trong khi việc gia hạn này có lợi cho các nhà sản xuất giày châu Âu, người tiêu dùng sẽ phải trả nhiều tiền hơn khi mua giày.
Việt Nam chưa có phản ứng tức thời về việc này, nhưng hôm 17/12/2009, khi Đại sứ các thành viên Liên minh Châu Âu (COREPER) bỏ phiếu (với 10 phiếu thuận, 13 phiếu chống và 4 phiếu trắng) ủng hộ việc gia hạn thêm 15 tháng đối với thuế chống bán phá giá, Việt Nam đã lên tiếng phản đối.
Đây là quyết định bất công, thiếu công bằng, không khách quan, không phản ánh đúng thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng giầy dép tại Việt Nam.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định "các doanh nghiệp giầy da Việt Nam không bán phá giá, không có ý định và cũng không đủ khả năng theo đuổi chính sách này trong một thời gian dài như vậy vì họ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu gia công cho các đối tác nước ngoài, trong đó có nhiều doanh nghiệp thuộc Liên minh Châu Âu".
Việt Nam cũng đề nghị các nước thành viên Liên minh Châu Âu và Uỷ ban Châu Âu xem xét vụ việc này một cách khách quan và công bằng, sớm bãi bỏ hoàn toàn thuế chống bán phá giá.
Trung Quốc thì trả đũa EU bằng quyết định áp thuế các mặt hàng kim loại như đinh và khóa.
Giày sản xuất tại Trung Quốc và Việt Nam chiếm khoảng 30% thị phần tại châu Âu.