TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, December 4, 2010

Phát hiện 42 quả đạn cối trong vườn nhà dân


04/12/2010 19:15:06

Sáng nay 4/12, lực lượng công binh của Tỉnh đội Kon Tum đã tiến hành rà phá bom mìn và phát hiện 42 ngòi nổ, đầu đạn của loại đạn cối 82 ly tại sau vườn nhà ông A Pưh, làng Đăk Choah xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum.

TIN LIÊN QUAN

Trước đó, ngày 3/12, lực lượng tìm kiếm mộ liệt sĩ của Binh đoàn Đăk Tô trong quá trình tìm kiếm mộ liệt sĩ đã phát hiện một số bom, mìn ở dưới độ sâu khoảng 1mét tại vườn nhà ông A Pưh. 

TTXVN cho hay, ngay sau khi nhận được thông tin, Tỉnh đội Kon Tum đã cử lực lượng công binh đến tiến hành rà, phá bom, mìn ở khu vực trên. Đến 15h chiều nay việc rà phá bom mìn đã hoàn thành. Hiện lực lượng công binh đang tiếp tục tiến hành tiêu huỷ số đầu đạn trên.

Đây là lần thứ 2 liên tiếp lực lượng công binh của Tỉnh đội Kon Tum phát hiện và rà phá thành công bom, đạn, mìn còn sót trong chiến tranh có trên địa bàn Kon Tum. 

Trước đó ngày 1/7 lực lượng công binh cũng đã rà phá và tiêu huỷ thành công 140 ngòi nổ, pháo và đạn trong chiến tranh còn sót lại ở giữa lòng thành phố.

H.C. Nguyên

Phá camera, đột nhập biệt thự của chủ tịch huyện


Thứ bảy, 4/12/2010, 10:12 GMT+7


Mới lên chức chủ tịch huyện được một thời gian, ông Hùng "đau đầu" vì biệt thự của gia đình nhiều lần bị đột nhập. Kẻ lạ mặt mặc quần áo đen trũi, vào phòng ông nhưng chỉ lấy duy nhất một cây viết.

Sáng 4/12, thông tin từ Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch UBND huyện Long Phú (Sóc Trăng) đã gửi yêu cầu nhờ cử lực lượng điều tra về việc nhà ông liên tục bị kẻ lạ đột nhập trong những ngày gần đây.

Qua xác minh bước đầu, 3 lần gần nhất, kẻ gian đã dỡ mái ngói, cạy cửa sổ để vào phòng làm việc trong căn biệt thự của ông Hùng tại ấp Cảng, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề (Sóc Trăng).

Mặc dù kẻ gian lục tung quần áo, sổ sách và phá hỏng hệ thống camera nhưng không lấy gì ngoài chiếc bút máy. Khi bị phát hiện, kẻ lạ luôn mặc quần áo đen trũi này nhanh chóng lẫn vào bóng đêm biến mất.

Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra xác định làm rõ động cơ đột nhập nhà Chủ tịch huyện của "hắc y nhân".

Thiên Phướ
c


Quốc lộ 1A thủng lỗ chỗ sau mưa lũ


Thứ bảy, 4/12/2010, 15:55 GMT+7


Hai tuần sau lũ quét, tuyến đường trọng yếu Nam - Bắc đoạn đi qua Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định đã bong tróc và xuất hiện những hố thủng. Mặt đường xấu khiến người tham gia giao thông liên tục bị tai nạn.

Bà Trần Thị Cúc ở thị trấn Sông Vệ, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) cho hay, những hố sâu loang rộng kết hợp với đường lở xói tại hai bên đầu cầu sông Vệ khiến người đi đường bị vấp ngã liên tiếp.

Riêng đoạn từ thị trấn sông Vệ trở ra đến thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, có đến hàng chục nghìn ổ voi, ổ gà, ổ "khủng long" lõm sâu kéo thành vệt dài ở giữa lòng đường.

Những hố ổ gà, ổ trâu xuất hiện dày đặc trên mặt đường Quốc lộ 1A đoạn qua Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín
Những hố ổ gà, ổ trâu xuất hiện dày đặc trên mặt đường Quốc lộ 1A đoạn qua Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín

Tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, nơi không bị lũ ảnh hưởng nhiều nhưng mặt đường quốc lộ 1A vẫn bong tróc nhựa nặng nề. Nhiều đoạn ổ gà có bán kính đến hơn một mét, sâu có nơi đến 20 cm.

Là lái xe thường xuyên chở khách trên tuyến đường từ thành phố Quảng Ngãi đi Đà Nẵng, ông Hồ Minh Đạo cho biết, trước đây khi đường chưa bị hư hỏng nặng, thông thường chở khách đi Đà Nẵng chỉ mất 3 tiếng đồng hồ, giờ phải chạy thêm gần một giờ nữa mới đến nơi.

"Cả nhà xe lẫn hành khách đều chịu mất nhiều thời gian vừa ê ẩm, mệt mỏi vì đường quá xấu", ông Đạo nói.

Tương tự tại tỉnh Bình Định, sau những đợt mưa lũ liên tiếp trong tháng 11, tuyến Quốc lộ 1A từ địa phận huyện Phù Mỹ đến thành phố Quy Nhơn mặt đường cũng bị cày xới tạo ra hàng loạt ổ voi, ổ gà trên khắp mặt đường. Đáng ngại là hầu hết lớp mặt trên các cây cầu nằm trong đoạn đường này đều bị bong tróc, mố cầu bị sụt lún, xuất hiện vết nứt kéo dài, chiếm hết cả mặt đường.

Nhiều vết nứt, sạt lở trên những cây cầu, trơ cả cây sắt. Ảnh: Trí Tín
Nhiều vết nứt, sạt lở trên những cây cầu, trơ cả cây sắt. Ảnh: Trí Tín

"Mỗi khi có mưa lớn, nước mưa lấp kín các khoảng trống trên đường, người đi đường nhất là vào ban đêm khó tránh khỏi tai nạn bất ngờ. Nhiều xe khách vì tránh hầm hố trên đường buộc phải lách qua trái hoặc phải sang cả làn đường người đi xe máy", một người dân nói.

Đây là tuyến vừa được nâng cấp theo dự án cải tạo mạng lưới đường bộ sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Việc nâng cấp chỉ mới thực hiện cách đây một năm.

Đại diện Khu quản lý đường bộ 5 xác định, đợt mưa lũ kéo dài trong tháng 11 đã làm hư hỏng nghiêm trọng mặt đường mới thi công xong tại các gói thầu số 16, 17, 21đến 28. Tổng diện tích bị hư hỏng lên tới 49.000 m2, chiếm từ 5 đến 10% diện tích mặt đường.

Đoạn đường này vừa tiến hành bảo trì bằng việc thảm bù một lớp bê tông nhựa dày 5 đến 10 cm, tổng kinh phí gần 200 tỷ đồng. Do vẫn đang trong giai đoạn bảo hành nên toàn bộ chi phí khắc phục sẽ do nhà thầu chi trả và nguồn tiền đền bù từ bảo hiểm.

Cả cột cây số cũng bị xô ngã vì sạt lở đường. Ảnh: Trí Tín
Cả cột cây số cũng bị xô ngã vì sạt lở đường. Ảnh: Trí Tín

Nguyên nhân ban đầu gây hư hỏng nặng nhiều đoạn đường trên quốc lộ 1A được xác định là do mưa lũ. Mặt đường bị ngâm nước quá lâu trong khi vẫn duy trì lưu thông phương tiện nên bong tróc, hư hỏng.

Tuy nhiên, kỹ sư Nguyễn Văn Thùy, người có thâm niên hơn 15 năm hành nghề tư vấn, giám sát cầu đường tại Quảng Ngãi cho rằng, quốc lộ hư hỏng, bong tróc là do chất lượng công trình quá kém chứ không thể đổ lỗi do mưa lũ.

Theo ông Thùy, sở dĩ có tình trạng trên là do khi thi công chưa được giám sát kỹ phần lu nén đường, nên dễ xuất hiện tình trạng bong các lớp nhựa bên trên. Mặt khác, có thể các đơn vị thi công không sử dụng chất phụ gia kết dính nền đường để giảm bớt chi phí nên chỉ cần mưa triền miên dài ngày, xe cộ qua lại liên tục thì dễ dàng bong ra tạo thành hố.

Chất lượng đường quá xấu nên tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua các tỉnh miền Trung đang trở thành nỗi lo về an toàn của các tài xế, nhất là khi lưu thông vào ban đêm.

Trí Tí
n


Hầm bộ hành bị lấn chiếm


Thứ bảy, 4/12/2010, 11:54 GMT+7

Một số khác đã hoàn thành nhưng lại bị chiếm dụng làm nơi đun nấu của các hộ dân xung quanh.
Cửa hầm bán hàng nước...
... để đồ đạc...
... và dưới hầm là nơi ngủ, nghỉ của người dân.
Có hầm được dùng làm nơi bày hàng Giáng sinh.
Trong khi đó, hầm đường bộ Ngã Tư Sở được đánh giá là có số lượng người qua lại nhiều nhất cũng khá vắng vẻ.

Lê Hiế
u


Hầm bộ hành bị bỏ hoang


Thứ bảy, 4/12/2010, 11:54 GMT+7

Hầm đường bộ trên đường Phạm Hùng được xây dựng từ nhiều năm trước nhưng vẫn bị bỏ hoang.
Hầu hết gạch ốp tường đều đã bị bong tróc.
Chiếc khóa cửa bám đầy bụi vì lâu ngày không được sờ tới.
Bên trong hầm đường bộ trên đường Khuất Duy Tiến...
... bị vứt đầy rác.
Những thiết bị bằng sắt đều hoen gỉ.
Thậm chí, người dân cho hay, vũng nước ứ đọng nhiều tháng nay ở hầm trên đường Phạm Hùng.
Một số hầm đang được tu sửa...
... trở thành nơi ở của công nhân xây dựng.

>> Xem tiếp

Lê Hiế
u


Hầm bộ hành ở thủ đô bị bỏ hoang, xâm lấn


Thứ bảy, 4/12/2010, 11:54 GMT+7


Được đầu tư hàng triệu USD để giúp người dân qua đường an toàn, nhưng từ vài năm nay, nhiều hầm bộ hành ở Hà Nội đang bị xuống cấp. Nhiều hầm trở thành nơi ở, chứa đồ, chứa rác, bán hàng...
Ổ tệ nạn từ những hầm bộ hành hoang phế

*Ảnh: Hầm bộ hành bị bỏ hoang

Hà Nội hiện có khoảng 20 hầm đường bộ nằm trên đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, ngã tư Kim Liên và Ngã Tư Sở. Hầm trên đường Phạm Hùng được khởi công từ cuối năm 2002, với tổng mức đầu tư mỗi công trình 2,5-3 tỷ đồng. Từ đầu tháng 3/2007, một số bắt đầu mở cửa.

Tuy nhiên, 4 hầm được mở cửa trên đường Phạm Hùng rất vắng người. Một nhân viên vệ sinh tại hầm gần siêu thị Big C Thăng Long cho biết, khu vực này rất đông người qua lại, nhưng hầu hết đều băng qua đường chứ không chịu đi xuống hầm.

Lý giải nguyên nhân, chị Thủy ở gần bến xe Mỹ Đình phản ánh phía dưới hầm bốc mùi khó chịu, không có bảo vệ nên nhiều khi trở thành nơi ngồi nghỉ của một số tay anh chị. "Vào buổi tối, nếu có việc phải sang bên kia đường, tôi thường chọn cách băng qua dòng xe cộ bởi không có bảo vệ nên đi dưới hầm chỉ sợ gặp bọn cướp giật, nghiện hút ngồi dưới đó", chị nói.

Một hầm đường bộ bị người dân xâm lấn. Ảnh: Lê Hiếu.

Do chưa được đưa vào sử dụng nên một số hầm còn bị chiếm dụng. Điển hình, hầm gần đường Lê Văn Lương kéo dài lâu nay trở thành nơi ở và bán hàng của người dân. Trước cửa hầm là bàn ghế, cốc chén, phía dưới có đầy đủ đồ dùng sinh hoạt như giường tủ, tivi, bát đĩa... Theo một số xe ôm, việc chiếm dụng này xảy ra từ lâu nhưng không thấy ai xử lý.

Một hầm đường bộ trên đường Phạm Hùng, gần điểm đầu đại lộ Thăng Long cũng bị người dân chiếm làm nơi bán nước. Và để tiện cho việc sinh hoạt cũng như làm việc, những công nhân xây hầm ở ngay phía dưới.

Một số hầm đối diện tòa nhà CT5 Phạm Hùng không được sử dụng nên trông rất nhếch nhác. Trong dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long, để đảm bảo mỹ quan, chúng được khoác lên mình lớp áo mới là những tấm pano cỡ lớn. Sau đại lễ, lớp áo bị bỏ đi, để lại những mảng tường thô kệch cùng những thanh sắt trơ trọi.

Thậm chí, nhiều hầm đường bộ được khóa trái cửa, có thể thấy rõ lớp gạch men ốp trên tường bị bong tróc, để trơ lại những bức tường bê tông nham nhở, những cánh cửa, khung sắt bên trong hầm cũng hoen gỉ. Có hầm, rác được đổ thành đống và nước ngập sâu cả mét.

Khung sắt được dùng để căng tấm pano phục vụ đại lễ không được tháo dỡ, để trơ ra bức tường bị bong tróc hết gạch ốp. Ảnh: Lê Hiếu.

Đẹp nhất và luôn sáng đèn là hầm đường bộ Ngã Tư Sở. Tuy nhiên với 12 cửa lên xuống và vài chục biển chỉ dẫn, hầm này đã trở thành "mê cung" thách đố người đi bộ, đặc biệt đối với những người đầu tiên qua đây.

Chị Hạnh, bán nước ngay cửa hầm phía đường Láng cho biết, nhiều người xuống đi bộ, nhưng 5 phút sau thấy quay lên phàn nàn chẳng biết đi thế nào vì quá nhiều biển chỉ dẫn.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Lưu Tuấn Cường, Trưởng phòng dự án 3, Ban quản lý dự án Thăng Long, đơn vị chịu trách nhiệm thi công hầm đường bộ, cho biết một số hầm hoàn thiện, đã được giao cho Sở Giao thông Vận tải và chỉ vài ngày nữa sẽ mở cửa phục vụ người dân.

"Còn hai hầm trên đường Phạm Hùng, gần Trung tâm Hội nghị Quốc gia sẽ được bàn giao sau. Để tránh mất mát, hư hỏng thiết bị trong hầm, chúng tôi phải khóa cửa", ông Cường nói thêm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội lại khẳng định: "Chúng tôi mới đi khảo sát và phối hợp cùng Ban quản lý dự án Thăng Long kiểm đếm, chứ các hầm chưa được bàn giao cho Sở. Sau khi tiếp nhận, chúng tôi sẽ lắp đặt hệ thống biển báo và sẽ nhanh chóng mở cửa các hầm".

Về tình trạng hầm đưa vào sử dụng nhưng ít người qua lại, đặc biệt là việc bị lấn chiếm, ông Tân khẳng định sẽ kiểm tra, có biện pháp để xử lý.

Lê Hiế
u


Kiều hối có thể đạt 7,3 tỉ đô la trong năm 2010

VIỆT NAM - TIỀN TỆ - 
Bài đăng : Thứ sáu 03 Tháng Mười Hai 2010 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 03 Tháng Mười Hai 2010


Một khách hàng đang đếm số đô la Mỹ vừa lãnh được từ một ngân hàng ở Hà Nội. Ảnh chụp ngày 29/11/2010.
Một khách hàng đang đếm số đô la Mỹ vừa lãnh được từ một ngân hàng ở Hà Nội. Ảnh chụp ngày 29/11/2010.
Reuters
Thụy My

Lượng kiều hối gởi về Việt Nam trong năm nay (2010) có thể đạt mức 7,3 tỉ đô la, tăng đến 14% so với năm ngoái. Hãng tin Reuters trích phát biểu hôm qua 2/12 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu, trong cố gắng trấn an thị trường về tình trạng thiếu hụt đô la Mỹ.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Giàu cho rằng nguồn ngoại tệ bổ sung trên sẽ tiếp sức đáng kể cho thị trường nội địa, nếu đề nghị khuyến khích sử dụng sản phẩm của công nghiệp lọc dầu nội địa thay cho xăng dầu nhập khẩu được Bộ Thương mại nhất trí.

Được biết nhà máy lọc dầu duy nhất của Việt Nam là Dung Quất có công suất 140.000 thùng dầu một ngày, chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu trong nước, có nghĩa là phải bảo đảm lượng ngoại tệ để nhập khẩu số xăng dầu còn thiếu.

Báo Sài Gòn Tiếp Thị dẫn lời ông Giàu cho biết, dự kiến thâm hụt trong năm nay là 4 tỉ đô la ; nhưng nguồn kiều hối dồi dào cộng với vốn đầu tư và các nguồn thu khác như du lịch, đã giúp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
 

TAGS: KINH TẾ - TIỀN TỆ - VIỆT NAM

Bị cảnh sát thu máy vì... quay phim


TT - Sáng 30-11, hơn 20 cảnh sát 113, công an và dân quân Bình Dương đã được huy động đến khu vực ngã ba Bình Thung (xã Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương) để xử lý việc "ba thanh niên quay phim bị công an bắt giữ".

Công an áp giải tài xế và một nhân viên công ty về Công an xã Tân Đông Hiệp -  Ảnh: A.Thoa

Ông Nguyễn Văn Quý, giám đốc Công ty TNHH XD - TM Minh Tân, cho biết trước đó vào chiều 29-11, xe tải của công ty bị một số cảnh sát giao thông huyện Dĩ An yêu cầu dừng lại kiểm tra.

Cảnh sát lập biên bản nhưng tài xế không chịu ký thì cảnh sát giao thông lấy giấy tờ xe rồi bỏ đi. Sáng 30-11, ông Quý và hai người làm chung công ty là tài xế Nguyễn Duy Liệu (32 tuổi, Vĩnh Phúc) và anh Đỗ Tuấn Anh (30 tuổi, Ninh Bình) có đến Công an huyện Dĩ An hỏi rõ sự việc nhưng không gặp được công an thu giữ giấy tờ.

Sau đó ba người đến khu vực ngã ba Bình Thung và quay phim các cảnh sát giao thông đang làm việc thì lập tức bị khoảng bốn người mặc sắc phục công an đến khống chế rồi lấy máy quay.

Công an đã yêu cầu anh Liệu và anh Tuấn Anh về trụ sở Công an xã Tân Đông Hiệp để làm việc.

Công an xã Tân Đông Hiệp cho hay đang tiến hành lập biên bản để điều tra làm rõ mục đích quay phim. Qua kiểm tra cho thấy trong xe máy của họ có một cây rìu. Hiện công an đang tạm giữ một máy chụp hình và xe máy.

A.THOA - Đ.TUYÊN


Ngày 7/12, xem xét yêu cầu hoãn nợ của Vinashin


04/12/2010 01:10:55

Buổi thảo luận được tổ chức xuất phát từ việc trong đề nghị hoãn thanh toán của Vinashin, ông TGĐ Trương Văn Tuyến không hề đưa ra bất kỳ kế hoạch thay thế nào.

TIN LIÊN QUAN

Các chủ nợ của khoản vay 600 triệu USD kỳ hạn 8 năm mà Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) nhận trước đây sẽ họp mặt vào ngày 07/12 nhằm thảo luận về yêu cầu hoãn thời hạn thanh toán cho tập đoàn đã gần như lâm vào phá sản này, Basis Point hôm nay 3/12 cho biết.
 
Cũng theo nguồn tin từ Basis Point, tổ chức tư vấn cho nhóm chủ nợ trên là Elliott Advisors và Standard Chartered Bank.

TGĐ Vinashin, ông Trương Văn Tuyến
TGĐ Vinashin, ông Trương Văn Tuyến

Trước đó, ngày 29/11, Tổng Giám đốc Vinashin Trương Văn Tuyến đã chính thức gửi đơn xin khất nợ sau khi nhận được ít nhất hai yêu cầu bằng văn bản đòi thanh toán khoản vay đầu tiên trị giá 60 triệu USD đáo hạn vào ngày 20/12 theo thỏa thuận ban đầu.
 
Nguồn tin riêng của Basis Point tiết lộ, trong đề nghị hoãn thanh toán của Vinashin, ông Tuyến không hề đưa ra bất kỳ kế hoạch thay thế nào.
 
Một quan chức ngân hàng nhận định: "Thật khó để quyết định nên làm gì lúc này khi không có sự rõ ràng trên văn bản từ Vinashin về thời gian cụ thể cũng như cách thức để thanh toán các khoản vay trên. Đây là một mốiquan tâm lớn và các ngân hàng sẽ thảo luận về vấn đề này vào thứ Ba tới."
 
Được biết, 5 tỷ USD trong khoản nợ của Vinashin đã được phát hành trái phiếu với mức 67% mệnh giá trên thị trường, tuy nhiên các nhà đầu tư chỉ muốn mua ở mức dưới 60% mệnh giá.
 
Tại cuộc họp báo hôm 19/11, Chủ tịch tập đoàn Vinashin Nguyễn Ngọc Sự cho biết: "Chúng tôi đã liên lạc, thảo luận với các chủ nợ và xin dời thời hạn thanh toán các khoản vay sang tháng 12/2011".
 
Khoản vay 600 triệu USD, với Credit Suisse là ngân hàng quản lý sổ đầu tư duy nhất, được ký kết năm 2007 và có thời gian ân hạn 3,5 năm, kết thúc vào 20/12. Sau đó, các khoản thanh toán cơ sở sẽ được trả đều đặn trong 6 tháng một cho đến khi đáo hạn vào tháng 6/2015.
 
Ít nhất 20 ngân hàng khác và nhà đầu tư tham gia đã cho Vinashin vay dưới sự bảo lãnh của Chính phủ Việt Nam.
 
Trong số các ngân hàng này có Bank of Kaohsiung, Bank of Taiwan, Depfa, Dexia Bank, Dresdner Bank, DZ Bank, Erste Bank, Kookmin Bank, Malayan Banking, National Bank of Kuwait, StanChart và Taiwan Cooperative Bank.
 
Các quan chức Chính phủ hồi tháng Sáu đã tuyên bố Vinashin đã trên bờ vực phá sản và sẽ được cơ cấu lại.
 
Chính phủ sẽ không dùng Ngân sách trả nợ cho Vinashin mà doanh nghiệp phải tự vay tự trả. Việc tái cơ cấu vốn của công ty mẹ sẽ tái tập trung vào những hạng mục chính là đóng tàu và sửa chữa tàu biển.
 
Các công ty con thuộc các lĩnh vực ngoài cũng như những dự án chưa được hoàn thiện bao gồm một số tàu chưa đóng xong đang được chuyển giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PNE) và tập đoàn Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
 
(Theo Reuters)


Thị trường TV cuối năm "nóng" cùng LCD, LED 2D


03/12/2010 23:06:03

 - Với thiết kế đẹp, mỏng, tiện lợi, giá thành phải chăng, 2 dòng sản phẩm TV LCD và LED 2D hiện đang là tâm điểm săn lùng của các thượng đế. 

TV LCD hút khách

Xuất hiện trên thị trường trong một thời gian dài, TV LCD không còn lạ lẫm so với người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều sản phẩm công nghệ mới của TV LCD ra đời cùng với tính năng ưu việt của nó, đã thực sự làm hài lòng đa số  khách hàng.
 

df
Nhiều sản phẩm công nghệ mới của TV LCD ra đời cùng với tính năng ưu việt.


Đại diện siêu thị điện máy TCL tại Hà Nội cho biết, cùng thời điểm này năm ngoái, trên thị trường Hà Nội, siêu thị chỉ bán được khoảng 300 – 450 chiếc TV LCD/tháng, nhưng năm nay, số lượng tiêu thụ lên tới khoảng gần 1500-2000 sản phẩm/tháng với những kiểu dáng có kích thước chủ đạo như: 24inch, 26inch, 46inch, 55inch...

Còn tại siêu thị điện máy Trần Anh, trong tháng 9,10 vừa qua dòng LCD 32 – 40 với các mẫu như: 32BX300 (7.650.000 đồng/chiếc), 32C350 (6.490.000/chiếc), 32X20 của Panasonic (6.690.000 đồng/chiếc), 32L400 của Sharp (5.890.000 đồng/chiếc) được khách hàng lựa chọn nhiều nhất. Trung bình Trần Anh bán được 90 – 130 chiếc/ngày, tháng cao điểm bán ra khoảng 1.500 – 2.000 chiếc.

TV LCD có ưu điểm là tiết kiệm điện hơn, bảo vệ mắt tốt hơn. Màn hình LCD có một lợi thế nữa là nó có thể sử dụng làm màn hình máy vi tính, đặc biệt là với dòng màn hình có kích thước vừa phải như 24 inch, 22inch, 19inch. Những sản phẩm này có thể kết hợp vừa làm TV, vừa làm màn hình máy vi tính.

Chính những ưu việt như vậy nên sản phẩm này được một nhóm đối tượng khách hàng như các cặp vợ chồng trẻ mới cưới, các gia đình có không gian nhà hẹp, hay gia đình có con nhỏ, muốn có phòng riêng cho con mà có nhu cầu sử dụng máy tính và tiết kiệm mua màn hình máy tính thì mua một chiếc TV LCD có thể làm màn hình máy tính.

Theo nhận định của các đại lý điện tử, các dòng sản phẩm của TV LCD đến cuối năm nay vẫn là lựa chọn số 1 của người tiêu dùng.

LED 2D "cháy hàng"

Bên cạnh sức hút của TV LCD, LED 2D cũng gây được cảm tình với phần đông thị hiếu khách hàng yêu công nghệ và có điều kiện kinh tế khá giả. Mặc dù, giá trung bình của mỗi sản phẩm ngót nghét trên dưới 20 triệu đồng, nhưng các "thượng đế" vẫn sẵn sàng móc hầu bao để đem về một "con" LED 2D thời thượng.
 

LED TIVI LG 32'' 100 HZ giảm giá còn 9.690.000đ.


Dòng TV LED, tích hợp công nghệ đèn LED nên mỏng hơn rất nhiều so với các sản phẩm TV thông thường, mỏng hơn 70% so với TV LCD. Ví dụ một TV LCD có độ dày khoảng 7cm thì TV LED chỉ khoảng 3cm và nó có thể tiết kiệm điện tốt hơn TV LCD (khoảng 50%). LED giúp sản phẩm có kiểu dáng mỏng, rõ nét, mang tới chất lượng hình ảnh đẹp hơn.

Hơn nữa, TV LED ít tỏa nhiệt nên nó có lợi trong việc tiết kiệm điện và không ảnh hưởng đến môi trường nhiều. Hiện các nhà sản xuấy TV trên thế giới Samsung, Sony, Sharp... đều dùng model LED làm sản phẩm chủ đạo.

Theo siêu thị điện máy Trần Anh tại Hà Nội, LED 2D được họ nhập về từ tháng 7 năm nay hầu hết là của Samsung, Sony và đang bán khá chạy. Dòng LED Samsung loại 32C6900 (16.500.000 đồng/chiếc), và dòng LED 2D Sony loại  40EX600 (23.900.000đồng/chiếc) được tiêu thụ nhiều nhất. Trong khi đó, TV 32 LED 5300 của Plasma tại siêu thị Pico Plaza lại có sức mua lớn nhất., trung bình mỗi tháng khoảng 300 chiếc được tiêu thụ.

Anh Nguyễn Đình Sơn, Quản lý gian hàng Điện tử Trần Anh cho hay: "Hiện dòng LED của Sony tại siêu thị đã bán hết sạch. Từ tháng 7 đến nay chúng tôi nhập khoảng 500 chiếc và đã tiêu thụ hết. Trong đó, có khoảng gần 40 khách đặt hàng trước".

Bên cạnh dòng sản phẩm TV LED 2D, sự hiện diện của TV 3D với nhiều tính năng độc đáo cũng gây  được sự quan tâm của khách hàng. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, tại các siêu thị điện tử, những người hỏi xem sản phẩm này chỉ mang tính chất tò mò, thử cho biết.

Giá thành sản phẩm quá đắt cũng như nguồn phát thiếu là lý do khiến người tiêu dùng không mặn mà lắm với dòng sản phẩm này.
 

f
TV 3D KDL-46NX710 giá bán 55.900.000đ

Anh Phan Tú (32 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: "Giá của loại này quá đắt, cái thấp nhất cũng tầm 25 – 26 triệu, khủng nhất là trên 100 triệu, thử hỏi mấy ai dám chơi sang như vậy?! Với lại bất tiện ở chỗ phải đeo kính khi xem, mà những người có vấn đề về thị lực sẽ bị ảnh hưởng nếu xem trong thời gian dài. "

Muốn chọn TV tốt, đừng chú trọng vào giá rẻ!

Đại bộ phận khách hàng mua sản phẩm TV LCD thường dựa vào cảm tính của mình là chọn thương hiệu, kiểu dáng bên ngoài và giá cả. Tuy nhiên, khách hàng ngoài những vấn đề đó ra nên tìm hiểu một chút về những thông số kỹ thuật của TV như như độ phân giải, độ tương phản, tần số quét...

Bạn đừng chú trọng vào giá quá rẻ, vì có những thứ không phải cái gì rẻ cũng tốt. Tốt hay không hãy xem vào nguồn phát. Nếu nguồn phát mà tốt, thì xem TV sẽ tốt. Một gợi ý nhỏ là thay vì mua một chiếc TV 13 triệu, bạn để tiền đó mua một chiếc TV 8 triệu và để 5 triệu ấy mua đầu thu VTC HD xem hình ảnh đẹp hơn. Đầu VTC HD phát nguồn phát HD nên mình xem rất đẹp. Giá giao động từ 4,3 triệu – 4,8 triệu.

Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến tần số quét của nó khoảng 100Hz hoặc 200Hz của TV LCD. Dòng LCD thông thường là 50Hz, còn tần số xem đẹp là 100Hz sẽ cho hình ảnh đẹp hơn, đặc biệt là trong những pha chuyển động nhanh, cảnh cũng nét hơn.

Nếu không quan tâm đến tần số quét, bạn hãy xem ở những chuyển động nhanh nó không bị rung là TV chất lượng tốt.
 

Các siêu thị giảm giá rầm rộ

* Lễ hội giảm giá tại Trần Anh (Cs1: 202 Tây Sơn – Hà Nội; Cs2: 174 Đường Láng, Hà Nội) từ ngày 3/12 – 9/12/2010:

- Mua TV LCD 32'', model: 32LD330, giá NY: 7.990.000đ tặng 1.300.000đ cùng giá treo xoay chính hãng.

- Mua TV LCD Panasonic 32'', model: TH-L32C20V, giá NY: 7.490.000đ tặng 1.000.000đ, tặng thêm nồi canh supor

- Mua TV LCD SHARP 42'', model: LC-40L500M, giá NY: 17.000.0000đ, giảm 24%, tặng thêm lò vi sóng Sharp.

* Hương Anh (cs1:149A Phố Huế, Hà Nội - cs2: C4 Giảng Võ, Hà Nội, cs3: số 6 Điện Biên Phủ) cam kết bán giá rẻ nhất thị trường

- Kể từ ngày mùng 7/11/2010, Hương Anh cam kết bán ra thị trường Tivi Led, Tivi LCD, Tủ lạnh, Máy giặt, Tủ mát, Tủ đông với giá rẻ nhất thị trường, không bao gồm giá Shock của các chương trình khuyến mãi, với số lượng không hạn chế.

Trường hợp các sản phẩm của Hương Anh bán giá cao hơn thị trường so sánh với giá của tất cả các siêu thị lớn Trên toàn TP Hà Nội, Hương Anh sẽ điều chỉnh để bán bằng giá rẻ nhất mà các siêu thị điện máy đưa ra và tặng thêm 1 nồi Sharp SL 02 hoặc 100.000đ tiền mặt.


Nguyên


Quảng Nam: Cầu đang sửa thì… sập


03/12/2010 19:51:00

Khoảng 4h chiều nay 3/12, trong lúc đơn vị đang thi công đang sửa chữa cầu Gò Nổi (còn gọi là cầu Đen, nằm trên tuyến đường ĐT 610B, xã Duy An, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) thì bất ngờ nhịp cầu dài 100m giữa trụ số 5 và số 6 đổ sập xuống sông.

Trao đổi với báo chí, ông Trương Văn Cận, Giám đốc Sở GT-VT tỉnh Quảng Nam cho biết, nguyên nhân ban đầu được xác định do dòng chảy thay đổi, cộng thêm hai trụ cầu số 5 và số 6 bị sụp lún trong đợt lũ lụt vừa rồi chưa kịp gia cố.

Rất may lúc cầu sập không có người và phương tiện lưu thông nên không gây thiệt hại về tính mạng và tài sản. 

Cầu Đen bị mưa lũ làm gãy hai trụ, nay đã sập một một nhịp. Ảnh: C.T
Cầu Đen bị mưa lũ làm gãy hai trụ, nay đã sập một một nhịp. Ảnh: C.T

Trước đó, Khoảng 10h ngày 16/11, nước lũ trên sông Thu Bồn chảy mạnh đã làm hai nhịp cầu số 5 và 6 của cầu Gò Nổi (tức cầu Đen, nằm giữa hai huyện Điện Bàn và Duy Xuyên) bị sụt lún đến gần 50cm.

Hiện ngành giao thông tỉnh Quảng Nam đang phối hợp với các lực lượng chức năng chốt chặn hai đầu cầu, không cho xe cộ qua lại. 

Cũng theo ông Trương Văn Cận, Sở GT-VT Quảng Nam đã điện báo cho Bộ GT-VT xin cấp thêm thiết bị, vật tư để gấp rút khắc phục sự cố.

(Theo NLĐ) 


"Chợ" mua bán máu: GĐ bệnh viện "không hay biết"?!


03/12/2010 16:00:09

 - Sau khi nghe phóng viên Bee.net.vn phản ánh về "chợ" mua bán máu trước cổng Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), PGS - TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện "giật mình" nói:  "Việc mua bán máu ở tầm vi mô nên chúng tôi không hay biết".

TIN LIÊN QUAN

Vị giám đốc này đã giới thiệu chúng tôi gặp Trưởng khoa Huyết học – Truyền máu của Bệnh viện, TS - BS Nguyễn Thị Huê.

TS - BS Nguyễn Thị Huê cho biết, chính bà cũng đã nghe qua một vài thông tin "cò mồi" mua bán máu xuất hiện tại khu vực bệnh viện, nhưng cơ chế hoạt động như thế nào thì không hay rõ.

Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm khi tiếp xúc với người nhà cho máu, bà Huê cho biết mình có thể phát hiện ra ai là người nhà bệnh nhân cần cho máu, ai là những người "bán máu chuyên nghiệp".

Theo bà Huê, để xảy ra tình trạng có một thế giới "cò" mua bán máu kiếm lời là do nhu cầu về máu trong bệnh viện là rất nhiều, trong khi tình trạng thiếu máu xảy ra ở hầu hết các bệnh viện trong cả nước. Có những bệnh nhân cần truyền đến hơn 20 đơn vị máu, trung bình mỗi ngày bệnh viện cần khoảng 80 đến 100 đơn vị máu.

Ngược lại, bệnh viện chỉ thu gom được nhiều thì khoảng 50 đơn vị máu. Hầu hết phải đặt mua bên ngân hàng máu của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, đôi khi vẫn không đủ máu để cung cấp cho bệnh nhân.
 

Người nhà bệnh nhân cho máu tại BV
Người nhà bệnh nhân cho máu tại BV


Để khắc phụ việc thiếu máu trong viện, hiện nay, các bệnh viện vẫn đang kêu gọi người dân hiến máu (mỗi lần hiến máu được Nhà nước bồi dưỡng 130 nghìn đồng/250 ml – tương đương 1 đơn vị máu) hoặc nhận quà tặng và thẻ chứng nhận đã hiến máu nhân đạo. Có thể thấy, so với việc bán 1 đơn vị máu được 400 – 500 nghìn đồng, nhiều người nghiễm nhiên lựa chọn tham gia vào thế giới mua bán máu bên ngoài bệnh viện.

Giải thích về thời gian cửa sổ là 6 tháng như các "cò" rỉ tai người bán máu, TS Huê cho rằng, sau khi máu đươc thu gom, phân loại, các bác sĩ trong khoa tiến hành sàng lọc và xét nghiệm bằng các kít nhanh âm tính sẽ được truyền cho bệnh nhân. Không phải cửa sổ là 6 tháng như các "cò" đã đồn thổi.

Thế nhưng, bà Huê tỏ ra bất lực: "Việc mua bán máu này xảy ra bên ngoài bệnh viện, nằm ngoài quyền kiểm soát của chúng tôi. Hơn nữa, khi người nhà bệnh nhân đã khăng khăng nhận người cho máu là "người nhà bệnh nhân" thì chúng tôi cũng chịu!"

Bà Huê nhấn mạnh để "cắt đường sống" của "cò" máu chỉ có biện pháp duy nhất là tăng nguồn hiến máu, vận động toàn dân hiến máu, khi nguồn máu cung cấp dồi dào thì người nhà bệnh nhân sẽ không phải mua máu ngoài "chợ".

WHO khuyến cáo không dùng máu của người nhà bệnh nhân

Trao đổi về vấn đề này, ThS Bạch Quốc Khánh, Phó Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, trong những thời kỳ thiếu máu thì bệnh viện vẫn phải vận động người nhà hiến máu.

Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo, các ngân hàng máu "không nên lấy máu của người nhà bệnh nhân" vì: Những người bán máu chuyên nghiệp thường trà trộn vào làm người nhà bệnh nhân đi cho máu chứ ít khi trực tiếp người nhà cho máu.

Những người bán máu chuyên nghiệp thường đi bán nhiều, khiến chất lượng máu không tốt. Theo quy định, thời gian 3 tháng người bán máu toàn phần mới có thể phục hồi hoàn toàn.


Phương Thúy


Friday, December 3, 2010

Lạm Phát Tăng, Vn Ghìm Giá, Quốc Tế Tố Vn Phạm Luật Wto

Việt Báo Thứ Sáu, 12/3/2010, 12:00:00 AM

Lạm Phát Tăng, VN Ghìm Giá, Quốc Tế Tố VN Phạm Luật WTO

Bản tin đàì VOA cho biết rằng Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát giá cả đối với một số hàng hóa nhằm kiềm chế tỉ lệ lạm phát đã tăng tới mức hai con số. 
Trong khi đó, bản tin đài RFI cho biết chính sách kiểm soát giá của Việt Nam bị chỉ trích là vi phạm luật lệ WTO.
Bản tin VOA ghi nhận theo bản tin hôm thứ tư của tờ Wall Street Journal cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho các bộ nhanh chóng áp dụng các biện pháp kiểm soát giá cả của nhiều loại hàng hóa và sản phẩm trên thị trường trước dịp Tết Nguyên Đán Tân Mão. 
Chỉ thị này cũng yêu cầu các bộ và chính quyền địa phương ra sức nâng cao lượng cung ứng và bình ổn giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, như gạo, thịt, gia cầm, sữa, rau quả, xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng. 
Các số liệu của chính phủ Việt Nam cho thấy chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 11 đã cao hơn 11% so với năm trước.
Trong khi đó, đài RFI nói rằng chính sách kiểm soát giá của Việt Nam bị chỉ trích là vi phạm luật lệ WTO.
RFI nói, từ ngày 01/10 vừa qua, luật lệ về kiểm soát giá cả do chính quyền Việt Nam ban hành đã bắt đầu có hiệu lực. Quy định mới này cho phép các định chế Nhà nước áp đặt các biện pháp gọi là "ổn định giá cả", chẳng hạn như trong trường hợp giá cả tăng nhanh hơn chi phí sản xuất. Biện pháp này đã gây lo ngại trong giới doanh nhân nước ngoài ở Việt Nam và họ vừa lên tiếng phản đối.
Phát biểu vào hôm nay nhân Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, tổ chức mỗi năm hai lần dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, ông Hank Tomlinson, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Hà Nội cho rằng chính quyền Việt Nam đã vi phạm luật lệ của Tổ chức Thương mại Thế giới mà Việt Nam là thành viên.
Theo hãng tin Pháp AFP, ông Tomlinson đã nhận định là việc kiểm soát giá cả không những không có hiệu quả, mà lại còn phản tác dụng, cản trở đà tăng trưởng của Việt Nam. Ông đồng thời bày tỏ thái độ quan ngại trước việc luật lệ mới này chủ yếu tập trung vào hàng nhập khẩu của các công ty nước ngoài.
Đối với ông Tomlinson, đây là "một hành động vi phạm rõ ràng từ ngữ cũng như tinh thần các cam kết của Việt Nam khi xin gia nhập WTO."
Đàì RFI cũng ghi nhận thêm, rằng không chỉ có phía Mỹ, Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam EuroCham cũng lên tiếng tố cáo một bộ luật ''tạo thêm gánh nặng hành chánh'' cho giới sản xuất từ than, sữa cho trẻ em, cho đến xăng dầu, thép và các sản phẩm khác. Lý do là các quy định mới buộc doanh nghiệp phải khai báo giá cả, đặc biệt là giá bán lẻ.
Phòng Thương mại Úc cũng bày tỏ thái độ "hết sức dè dặt" về các biện pháp kiểm soát giá cả của chính quyền Việt Nam.
Cho đến nay, Hà Nội vẫn luôn luôn bác bỏ những lời cáo buộc cho là Việt Nam đã vi phạm luật lệ của Tổ chức Thương mại Thế giới. Đối với phía Việt Nam, các biện pháp kiểm soát giá cả kể trên hoàn toàn hợp lệ. Chính quyền Việt Nam hiện đang cố gắng kềm hãm đà lạm phát đã lên tới 11,09% trong tháng 10 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức trần 8% đã đề ra.


Bà Trung Tá Công An Lái Xe Cán Chết Người, Biến Luôn...


 Việt Báo Thứ Sáu, 12/3/2010, 12:00:00 AM

Bà Trung Tá Công An Lái Xe Cán Chết Người, Biến Luôn...

Hải Phòng: Một nữ trung tá công an gây tai nạn giao thông chết người... và sau đó được xe đặc dụng công an chở đi biến dạng.
Bản tin của báo SGTT ghi nhận, rằng theo nguồn tin của Sài Gòn Tiếp Thị, khoảng 23 giờ ngày 27.11, tại khu vực trước cửa nhà số 134, 136, đường Lý Thánh Tông, phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Người điều khiển xe đã cán chết một thanh niên tại chỗ và làm một người khác đi cùng nạn nhân này bị thương nặng.
Bản tin nói rằng, theo các nhân chứng, chiếc xe du lịch 4 chỗ đã đâm thẳng vào hai thanh niên đứng trên vỉa hè, hất tung một người lên capo rồi đẩy thẳng vào cột điện khiến thân thể anh này bị bẹp dúm, tử vong tại chỗ. Người thanh niên còn lại bị hất văng sang bên cạnh, bị chấn thương nặng. Trên chiếc xe gây tai nạn có một phụ nữ và một nam thanh niên ngồi hàng ghế trước…
Khi lực lượng công an quận Đồ Sơn đến nơi xảy ra tai nạn, người phụ nữ trên xe gây ra vụ tai nạn đã được đưa lên xe chuyên dụng để tránh sự phán ứng của người dân.
Được biết, người bị tử vong tại chỗ là anh Ngô Tân Cương (SN 1983), anh Đỗ Tuấn Hiệp (SN 1984) bị đa chấn thương vùng mặt, đầu…Cả hai cùng trú tại phường Ngọc Hải, quận Đồ Sơn. Hai anh này trước đó rủ nhau đi hát karaoke. Sau cuộc hát, nhóm bạn anh Cương vừa sang đường, hai anh dừng lại ngoài cửa quán karaoke nghe điện thoại thì bất ngờ bị chiếc xe du lịch lao tới, đâm thẳng vào.
Cũng theo nguồn tin của Sài Gòn Tiếp thị, người phụ nữ trên xe gây tai nạn được xác định là trung tá N.T.L.A, SN 1972, một phó trưởng phòng An ninh, công an thành phố.
Đặc biệt, bà trung tá công an làm chết người này vẫn chưa gặp gia đình nạn nhân, theo báo SGTT:
"Ông Ngô Quang Trực, thương binh hạng 3/4, cha nạn nhân Ngô Tân Cương xác nhận với các phóng viên, hôm đưa tiễn anh Ngô Tân Cương về nơi an nghỉ cuối cùng, ông N.T.T, cha của người gây ra cái chết cho con ông cũng có mặt để chia buồn cùng gia đình ông. Ông Trực cho biết thêm: cô L.A, con gái ông N.T.T, người lái chiếc xe vẫn chưa tiếp cận gia đình người bị hại."
Trang blog Dân Làm Báo cho thêm tin riêng rằng, "Người phụ nữ lái xe gây chết người đó là Nguyễn Thị Lan Anh, sinh năm 1972, là Trung tá Phó Trưởng phòng An Ninh (tình báo) công an thành phố Hải Phòng. Bà Lan Anh là con gái của ông Nguyễn Thế Thưởng, nguyên Phó Giám Đốc công an thành phố Hải Phòng mới vừa nghĩ hưu…
...Người nhà của anh Ngô Tân Cương cho hay, trong đám tang của anh Cương thì ông Nguyễn Thế Thưởng, cha của bà trung tá, Phó phòng tình báo công an Hải Phòng có đem đến 20 triệu đồng, họ chỉ nói là cầm tiền lo phúng điếu gì đó còn gặp nhau nữa. Bà Lan Anh thì chưa ra mặt. Đối với gia đình anh Đỗ Tuấn Hiệp thì ông Nguyễn Thế Thưởng có đem đến 10 triệu đồng và xin nhắc chuyện làm giấy bãi nại.
Một nguồn tin từ Hải Phòng thì bà Nguyễn Thị Lan Anh đang làm Phó trưởng phòng quản lý xuất nhập cảnh PA18 công an Hải Phòng, nhưng chúng tôi xác minh lại thì bà Nguyễn Thị Lan Anh làm bên an ninh, tình báo. Nơi đây là nơi ký lệnh bắt giam và điều tra các nhà dân chủ yêu nước như Phạm Thanh Nghiên, ông Nguyễn Xuân Nghĩa…"


Vụ Bán đứng người lao động: Thu giấy phép các cơ sở môi giới vi phạm


 
03/12/2010 0:14 
Người lao động ký nhận tiền hỗ trợ để về quê - ảnh: Lâm Viên 

Hôm 2.12, tại UBND xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, khi người thanh niên tên Nghĩa buộc nhóm 10 lao động trả 4,5 triệu đồng mới cho về nhà, công an huyện đã tạm giữ Nghĩa để làm rõ.

Bước đầu, đối tượng khai tên Võ Trọng Nghĩa, thường trú thôn K'Long A, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), làm nghề phụ xe kiêm môi giới việc làm để tăng thêm thu nhập. Theo thông tin ban đầu, Nghĩa gọi điện thoại cho một số người ở xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, đến Lâm Hà thu hái cà phê với giá 150.000 đồng/ngày (4,5 triệu đồng/tháng) và bao ăn.

Chiều 1.12, 10 người (đều là dân tộc Tày) khăn gói lên đường. Nhưng khi đến nơi, Công ty TNHH Minh Nghĩa (xã Tân Hà, huyện Lâm Hà) chỉ đồng ý trả lương 1,7 triệu đồng/tháng. Người lao động không đồng ý, đòi về nhà thì Nghĩa buộc phải trả 4,5 triệu đồng mới cho về. Không có tiền mua vé xe và cảm thấy bị lừa, những người lao động này tìm đến Công an xã Tân Hà nhờ giúp đỡ.

Sáng 2.12, khi Nghĩa đến trụ sở UBND xã buộc người lao động trả tiền thì bị tạm giữ. Một người lao động cho biết đã chứng kiến 2 lao động nữ không chấp nhận đi làm liền bị một người của Công ty TNHH Minh Nghĩa dùng cán chổi đánh, sau đó không biết đưa đi đâu.

Chiều 2.12, tại UBND xã Tân Hà, ông Nguyễn Đức Tài, Phó chủ tịch UBND huyện Lâm Hà, chủ trì cuộc họp đột xuất để giải quyết vụ việc Bán đứng người lao động mà Báo Thanh Niên đã phản ánh. Theo Phòng LĐ-TB-XH huyện Lâm Hà, trên địa bàn huyện hiện có 6 cơ sở hoạt động môi giới việc làm, nhưng hoạt động bất hợp pháp.

Sáng cùng ngày, công an đã buộc tất cả 6 cơ sở trên ngưng hoạt động. Ông Lê Văn Xuyên, Phó công an huyện Lâm Hà, cho biết lúc cao điểm mùa hái cà phê, huyện tiếp nhận đến 10.000 lao động nhập cư; việc quản lý lực lượng này khá phức tạp, vì nhiều người không mang giấy tờ tùy thân.

Tối 2.12, Công an huyện Lâm Hà cho biết vẫn tạm giữ Võ Trọng Nghĩa để điều tra làm rõ mối quan hệ giữa Nghĩa và các công ty môi giới. Công an huyện sẽ đề nghị Sở KH-ĐT Lâm Đồng thu hồi giấy phép kinh doanh của các công ty môi giới việc làm trên địa bàn huyện chưa ký quỹ, chưa được Sở LĐ-TB-XH cấp phép hoạt động.

Lâm Viên


Đường về của những cô gái bán thân


 
03/12/2010 0:02 
Nhân viên an ninh sân bay Changi (Singapore) áp giải các cô gái Việt Nam trước khi cho họ lên máy bay tại ga hành khách giá rẻ để trục xuất  - Ảnh: Thục Minh 

Hai cô gái vừa thoát khỏi một nhà chứa trên đảo Borneo vui mừng cảm ơn Văn phòng Báo Thanh Niên tại Singapore. Đó là số ít may mắn. Còn các cô khác bị trục xuất như tội phạm. Có cô "trở về" bằng một nắm tro.

Cuộc giải cứu may mắn

Chiều 23.11, Văn phòng BáoThanh Niên tại Singapore nhận được một cuộc gọi từ số máy di động ở Việt Nam. Người gọi là một thanh niên trẻ, giọng miền Nam chất phác, tên R. Anh R. cho hay người yêu đã dạm hỏi của anh đang kêu cứu từ một nhà chứa ở thành phố Miri, bang Sarawak của Malaysia. Tên cô là B., 26 tuổi, dạy học ở TP.HCM.

Theo lời thuật của anh R., ngày 12.11.2010, chị B. cùng một người bạn gái khác mà anh không biết tên đi du lịch thăm một cô bạn người Việt ở thành phố Miri, giáp với Brunei, trên đảo Borneo. Đây là lần đầu tiên các cô đi nước ngoài. Họ đi máy bay từ TP.HCM sang Brunei, rồi được chị họ của cô bạn ở Miri đón và đưa sang Sarawak ngay trong ngày 12.11. Người này đã thu hộ chiếu của hai cô gái để "giữ giùm, tránh bị mất". Hai cô được đưa về một nơi mà anh R. nói là quán cà phê Red Box (cái hộp đỏ) ở địa chỉ Pelita 2763. Tại đó, hai cô lập tức bị bắt "tiếp khách". Thấy quá bất ổn, chị B. gọi điện về cho anh R., khóc lóc và nói muốn trốn về, nhưng hộ chiếu đã bị người ta giữ.

Tôi hỏi anh R. rằng chị B. có biết người bạn của mình làm "tiếp viên" không? R. trả lời "có" và vò đầu bứt tóc: "Bây giờ em mới nghĩ sao mình ngu quá, biết vậy mà còn để bạn gái ra đi. Nhưng tại bạn em chưa đi nước ngoài lần nào, nên em nghĩ cho bạn đi để biết đó biết đây. Chỉ đi 5 ngày rồi về". R. cho tôi số điện thoại di động của B. ở Malaysia và nhờ tôi giúp để cứu B. R. cũng dặn tôi rằng B. chỉ nghe điện thoại được từ 1 đến 4 giờ chiều, và có thể cũng bị người ta theo dõi, nên đôi khi phải dùng tiếng lóng.

Tôi lần tìm trên Google, không có cái gọi là Red Box ở thành phố Miri. Từ các trang web du lịch cho đến các trang blog cá nhân, chỉ có Rex Box Karaoke MV, mà theo mô tả của một số blogger là ở tầng trên của cơ sở này có những phòng "cá nhân" tối om và "nhiều gái Trung Quốc". Tôi không chắc về điều này.

Tôi gọi điện, B. bắt máy, nhưng nói khẽ rằng có người ở gần nên không tiện nói chuyện, bởi "có thể mấy người đó cũng là tay chân của chủ". B. hứa sẽ gọi lại, nhưng sau đó cô chỉ gửi một tin nhắn ghi âm vào điện thoại của tôi. Mẩu tin nói bằng thứ ngôn ngữ gì tôi không hiểu.

Tôi gọi điện báo cho Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia. Sau đó gửi một công văn đề nghị sứ quán điều tra và hỗ trợ công dân nếu đúng sự thật.

Sáng 26.11, anh R. gọi điện lại, vui mừng thông báo rằng cảnh sát Miri đã vào cuộc, ra lệnh người chủ phải trả lại hộ chiếu và giải quyết cho hai cô gái về nước trong vòng 3 ngày, bằng không họ sẽ "có hành động". R. cũng cho hay người chủ và các thuộc hạ đã hằn học, hăm dọa, thậm chí đánh cô B. Họ dọa: "Khi mày về đến sân bay Việt Nam, tính mạng của mày tụi tao không bảo đảm", anh R. kể.

R. tiết lộ: "Đến nước này vợ em mới nói thật. Nó thật sự có ý định qua đó làm… kiếm tiền trong vòng 12 ngày. Không ngờ qua đó chứng kiến thực tế, thấy quá sợ. Nhưng muốn về thì đâu có dễ!". (R. và B. xưng hô với nhau là "vợ", "chồng". Và phải chăng vì Brunei cho công dân Việt Nam lưu trú tối đa 14 ngày nên B. dự định "làm việc" 12 ngày thôi? - PV).

Sáng 30.11, B. và cô bạn đi cùng lên máy bay từ Miri đi Kuala Lumpur, rồi từ đó bay thẳng về TP.HCM. Họ về đến nơi khoảng 7 giờ tối. Trưa 1.12, R. gọi điện và cho tôi biết anh đang đưa người yêu đi "tẩm bổ", vì B. "ốm và xanh xao". R. rối rít cảm ơn và nhờ tôi nói với phía đại sứ quán "xóa hết" các giấy tờ, bởi "lỗi chính là do vợ em". "Vợ em nói nếu không có cảnh sát vào cuộc quyết liệt, rất có thể bên kia họ đã thủ tiêu vợ em để bịt đầu mối", R. kể. Anh nói thêm nếu biết ai có ý định đi kiếm tiền bằng cách đó ở nước ngoài, "tụi em sẽ khuyên can".

Bị trục xuất

Vợ em nói nếu không có cảnh sát vào cuộc quyết liệt, rất có thể bên kia họ đã thủ tiêu vợ em để bịt đầu mối

Anh R., chồng chưa cưới của cô B

Hằng ngày, trên các chuyến bay giá rẻ từ Singapore về TP.HCM và ngược lại, tôi gặp không ít cô gái Việt Nam bị trục xuất. Không biết tiếng Anh, nhìn cách ăn mặc khi vừa bước chân xuống máy bay và vào làm thủ tục nhập cảnh, hải quan sân bay Singapore lập tức đặt các cô vào diện nghi vấn, sau đó có thể trục xuất.

Nhân viên sân bay lục xét và "lùa" các cô gái bị trả về ngay trước mặt hành khách khác. Khi hành khách lên máy bay thì các cô bị dẫn ngược lại khu vực làm thủ tục. Các cô là những người lên máy bay sau cùng, ngồi ở những hàng ghế trống sau cùng, cạnh nhà vệ sinh.

Có lần chuyến bay từ Singapore về TP.HCM bị tạm hoãn 1 giờ, hành khách được cho ra khỏi máy bay thư giãn, chờ lên máy bay lại. Riêng có 3 cô gái bị một nữ an ninh canh giữ như tội phạm. Một cô vừa bấm điện thoại để gọi thì bị cô an ninh thu máy. Tôi thấy tức nên hỏi: "Tại sao chị thu máy của cô ta?". Cô an ninh độp lại: "Đó không phải chuyện của cô". Sau đó, các cô gái mới nói nhỏ cho tôi biết: "Tự nhiên tụi em mới qua, họ không cho nhập cảnh, đuổi về".

Bỏ mạng ở xứ người

Một nữ an ninh sân bay Changi canh giữ 3 cô gái Việt Nam bị trục xuất - Ảnh: Thục Minh

Tôi từng biết có ít nhất 3 cô gái Việt Nam bỏ mạng ở Singapore trong lúc "hành nghề". Trong đó, 2 cô phục vụ quán karaoke, theo khách làng chơi về nhà họ "mua bán" và bỏ mạng tại nhà của khách. Trong khi khách "bình an vô sự" thì cha mẹ của các cô đau đớn, vay mượn để sang Singapore đem tro cốt của con về.

Trường hợp thứ ba là cô Vũ Thị Hồng M., 31 tuổi, thiệt mạng hôm 17.9. M. cũng là "cư dân phố đèn đỏ", rồi kết hôn với một người đàn ông Singapore lớn tuổi và thất nghiệp. Đẻ được một đứa con, người chồng giành nuôi, M. về Việt Nam, dăm ba tháng qua thăm chồng con vài ngày. 4 giờ sáng ngày 17.9, khi M. đang đứng nói chuyện điện thoại trước một tiệm karaoke ở khu đèn đỏ Geylang thì không may bị một taxi mất lái, tông chết ngay tại chỗ. Hôm sau, người chồng đem thi thể M. đi hỏa táng. Về nguyên tắc, người chồng được quyền định đoạt toàn bộ tiền đền bù cho cái chết của M.!

Tại Malaysia, hồi tháng 7 năm nay, 6 cô gái Việt từ 18 - 30 tuổi trên đường đi từ bang Johor ở phía nam lên một thành phố ở phía bắc thì xe gặp tai nạn. 5 cô thiệt mạng, 1 cô bị thương. Hai người đàn ông đi cùng bị thương nhẹ. Báo chí và cảnh sát Malaysia nghi ngờ những người này nằm trong một đường dây buôn người.

Thục Minh (VP Singapore)


Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty