TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, August 14, 2010

Vĩnh Phúc: Phó bí thư thị ủy Phúc Yên tự ý bỏ ra nước ngoài

SGTT- Gần một tuần nay, dư luận tỉnh Vĩnh Phúc xôn xao khi hay tin ông Nguyễn Thanh Toản, phó bí thư thị ủy thị xã Phúc Yên tự ý bỏ đi nước ngoài mà không xin phép cơ quan, không thông báo với gia đình.

Trao đổi với phóng viên SGTT chiều 13.8, bí thư thị ủy thị xã Phúc Yên, ông Nguyễn Văn Vịnh xác nhận, phó bí thư Nguyễn Thanh Toản đã tự ý xuất cảnh sang Malaysia cùng hai con trai là Nguyễn Tùng Lâm, 12 tuổi và Nguyễn Văn Tùng, 4 tuổi từ ngày 9.8. Trước khi rời Việt Nam và cho đến hôm nay,ông Toản không có liên lạc gì với cơ quan và gia đình. Ban thường vụ thị ủy Phúc Yên đã có văn bản báo cáo với thường trực tỉnh ủy Vĩnh Phúc vì sự ra nước ngoài bất ngờ của ông Toản.

Bí thư thị ủy Phúc Yên Nguyễn Văn Vịnh cũng cho hay, hiện nay các cơ quan chức năng của tỉnh Vĩnh Phúc và gia đình ông Toản đã vào cuộc "truy tìm" ông Toản để tìm hiểu nguyên nhân vì sao một cán bộ chủ chốt của thị xã Phúc Yên lại có hành động xuất cảnh không minh bạch. Thông tin ban đầu cho biết ông Toản cùng hai con trai đến sân bay Nội Bài để bay sang Malaysia vào lúc 13 giờ 40 phút ngày 9.8. Hai giờ sau, vợ ông Toản (hiện vẫn ở Việt Nam) đã báo cáo thị ủy Phúc Yên về sự ra đi đột ngột của chồng và con mình.

Theo các cán bộ thị ủy thị xã Phúc Yên, phó bí thư Nguyễn Thanh Toản năm nay 41 tuổi, nguyên là phó giám đốc sở Công thương Vĩnh Phúc được luân chuyển về thị ủy Phúc Yên từ tháng 11.2009 giữ chức phó bí thư thị ủy phụ trách về công tác cơ sở Đảng. Tại đại hội Đảng bộ thị xã Phúc Yên nhiệm kỳ 2010-2015 tổ chức ngày 1.8 vừa qua, ông được bầu lại giữ chức phó bí thư thị ủy. Ông Toản được đánh giá là cán bộ mẫn cán trong công việc.

Hữu Lực

Friday, August 13, 2010

Bắc Ha`n muốn trả nợ Cộng hòa Czech bằng...củ sâm

Thứ Sáu, 13/08/2010, 04:01 (GMT+7)

TT - Cộng hòa Czech đang xem xét đề nghị trả bớt một phần nợ 10 triệu USD mà Bình Nhưỡng nợ Prague bằng... 20 tấn nhân sâm. Đây là số tiền thiết bị máy móc mà CHDCND Triều Tiên đã mua của Tiệp Khắc trước đây.

Số nhân sâm này, theo BBC, chiếm khoảng 5% tổng nợ và sẽ vượt xa lượng tiêu thụ nhân sâm hằng năm của Czech, hiện chỉ khoảng 1,5 tấn.

"Trong một phiên họp thảo luận về giải quyết khoản nợ này, chúng tôi đã gợi ý với họ là sẽ nhận hàng hóa và một trong những lựa chọn là sâm nhập khẩu" - Thứ trưởng Tài chính Cộng hòa Czech Thomas Zidek nói với AFP.

Nhân sâm được coi là một loại thần dược có thể chữa bệnh vô sinh, mất ngủ, viêm khớp, lão suy và nhiều bệnh khác. Nhân sâm Triều Tiên được coi là loại có chất lượng tốt nhất ở châu Á và trên toàn thế giới.

Tháng trước, một đoàn đại biểu từ Bình Nhưỡng đã đến Prague xin được ân hạn 95% khoản nợ. Phía Czech tuyên bố yêu cầu đó là "không thể chấp nhận" và gợi ý trả bằng hàng hóa.

Tuy nhiên, do khối lượng nhân sâm đề nghị quá lớn, Bộ Tài chính Czech đã đề xuất Bình Nhưỡng trả bằng quặng kẽm mà Prague có thể tái chế hoặc bán lại.

Hiện Bình Nhưỡng đang suy nghĩ và theo người phát ngôn của Bộ Tài chính Czech Radek Lezatka thì "các cuộc thương lượng sẽ tiếp tục".

H.M.

Tướng Trung Quốc cảnh báo Việt Nam

Khu trục hạm John S. McCain tại Đà Nẵng

Một lãnh đạo hải quân Trung Quốc nói trên truyền hình rằng Việt Nam "sẽ hối tiếc" về việc hoạt động hải quân chung với Mỹ tại Biển Đông.

Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Phượng Hoàng, một kênh thân Bắc Kinh đặt tại Hong Kong, Đô đốc Dương Di nói Việt Nam "đang chơi trò chơi nguy hiểm là kích động hai cường quốc đối đầu nhau nhằm hưởng lợi".

Việt Nam và Hoa Kỳ hiện đang có các hoạt động hợp tác hải quân, diễn ra trong một tuần nhằm kỷ niệm 15 năm thiêt lập quan hệ ngoại giao.

Thiếu tướng Dương nói trên kênh Phượng Hoàng: "Việt Nam là nước đang có tranh chấp lãnh thổ rất gai góc với Trung Quốc tại Biển Đông".

"Việt Nam muốn dùng quyền lực của Mỹ để đối trọng với Trung Quốc. Thế nhưng nói cho cùng thì (Việt Nam) sẽ chỉ là quân tốt thí trong ván cờ của Mỹ."

Ông nói: "Tôi sợ rằng Việt Nam trong tương lai sẽ phải hối tiếc về việc này".

Tướng Dương Di nhắc lại chính sách ngoại giao thời kỳ Chiến tranh lạnh của Hoa Kỳ, trong đó Mỹ lôi kéo Trung Quốc về phía mình để đối trọng với Liên Xô.

"Cả thế giới đều biết tính thực dụng của người Mỹ."

Ông nói Pakistan từng là một trong các đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong Chiến tranh lạnh, nhưng rồi bị Mỹ bỏ rơi.

Tránh ra khỏi Biển Đông

Bắc Kinh đã cảnh báo Washington tránh xa ra khỏi các vùng biển gần Trung Quốc, đặc biệt là khu vực Biển Đông đang tranh chấp.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn có mặt tại các vùng biển Đông Hải, Biển Nhật Bản, và Biển Đông. Phát ngôn viên Lầu Năm góc Geoff Morrell tuần trước còn khẳng định hàng không mẫu hạm USS George Washington sẽ tham gia một cuộc tập trận nữa với hải quân Nam Hàn tại Hoàng Hải ngoài khơi bán đảo Triều Tiên.

Một vị thiếu tướng khác của Trung Quốc, ông La Nguyên, chỉ trích việc Hoa Kỳ cương quyết điều hàng không mẫu hạm tới khu vực này, cho rằng Mỹ không biết tôn trọng quyền lợi quốc gia của các nước khác.

Ông La viết trong bài bình luận trên tờ nhật báo của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc: "Nước nào cũng cần được tôn trọng, quân đội nào cũng phải oai phong... có ăn miếng trả miếng thì cũng cần sòng phẳng."

Tướng La cũng cho rằng áp lực quân sự đang đè nặng lên các nhà hoạch định chính sách của Bắc Kinh.

Nói chung dư luận Trung Quốc cho rằng việc hàng không mẫu hạm USS George Washington tới neo đậu gần biển Đà Nẵng cho đoàn cán bộ Việt Nam ra thăm quan, cũng như hoạt động trao đổi giữa hải quân Mỹ-Việt, đều là các động thái thách thức Trung Quốc.

Thursday, August 12, 2010

Việt Nam: Thiên đường FDI, thiên đường cho ai?

Bài đã được xuất bản.: 12/08/2010 06:00 GMT

Theo ông Trần Đình Thiên, phân nửa số Doanh nghiệp (DN) FDI hoạt động ở Việt Nam khai lỗ. Không phải chỉ lỗ 1, 2 năm mà lỗ triền miên. Điều này thật là lạ. Tại sao tại một thiên đường đầu tư mà đa số các nhà đầu tư vẫn kêu lỗ? Mà kêu lỗ triền miên như vậy sao không thấy mấy nhà đầu tư nước ngoài bỏ đi? Nhiều khi tôi trộm nghĩ có phải chính vì cái sự "lỗ" này mà Việt Nam trở thành thiên đường đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài không? Chỉ có thể giải thích là việc kêu lỗ như vậy để trốn thuế và để chuyển giá.

LTS: Tuần Việt Nam trao đổi với TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Theo ông, cơ cấu thu hút FDI vào Việt Nam hiện nay có những vấn đề gì đáng lưu ý?

Ông Trần Đình Thiên: Thành tích lớn nhất của thu hút FDI mấy chục năm qua là thúc đẩy tăng trưởng, góp phần chuyển dịch cơ cấu, nâng cao trình độ công nghệ, giúp mang lại phương thức kinh doanh mới cho nền kinh tế.

Nhưng nhìn toàn cục và dài hạn, nếu ta khôn ngoan hơn thì lợi ích có được từ FDI chắc chắn còn lớn hơn, sức lan toả phát triển còn mạnh mẽ hơn nữa. Nếu nhìn FDI từ mục tiêu cải thiện cơ cấu công nghiệp, nâng cấp nguồn nhân lực, liên kết với doanh nghiệp trong nước, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu - cái đáng được coi là mục tiêu hàng đầu của việc thu hút FDI - thì chưa làm được bao nhiêu. Nhiều dự án FDI còn tạo ra tranh chấp nguồn lực phát triển gay gắt với các doanh nghiệp trong nước, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Các dự án nước ngoài đăng ký đầu tư cho đến nay vẫn chủ yếu tập trung vào khai thác tài nguyên, đất đai và một số ngành dịch vụ gắn với lợi thế tự nhiên - như resort và sân golf chẳng hạn. FDI đổ vào các ngành công nghệ cao, tạo ra lợi thế cạnh tranh mới cho nền kinh tế còn rất khiêm tốn.

Có thể nói FDI trong thời gian qua chủ yếu đóng vai trò là công cụ thực hiện mô hình tăng trưởng hướng tới tốc độ tăng trưởng GDP chứ chưa nhằm mục tiêu ưu tiên chiến lược là cải thiện chất lượng tăng trưởng, nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế và của các doanh nghiệp Việt Nam.

Có vẻ thành tích thu hút FDI những năm qua bây giờ mới bộc lộ rõ hạn chế, giống như mặt trái của tấm huân chương. Để đến mức như vậy, theo ông mọi cái sai bắt nguồn từ đâu?

- Từ việc chúng ta duy trì quá lâu một mô hình tăng trưởng "chiều rộng", đi liền với đó là một hệ thống thể chế mang tính thiên vị, phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc những khu vực kinh tế khác nhau. Từ định hướng ưu tiên "chiều rộng", nặng về tốc độ tăng trưởng, trong điều kiện một nền kinh tế lúc đầu rất khát vốn, việc thu hút FDI được xét duyệt có phần dễ dãi, coi nhẹ các yêu cầu chất lượng và các mục tiêu dài hạn, ít chú ý và chưa khuyến khích đúng mức các dự án FDI có tiềm năng đóng góp cải tạo cơ cấu, tạo hiệu ứng lan tỏa phát triển ra khu vực doanh nghiệp nội địa, giúp tạo lập vị thế "chuỗi toàn cầu" của sản phẩm Việt Nam, v.v.

Đây là một thực tế mà hậu quả chỉ bộc lộ sau một thời gian dài. Khi đó thì, ôi thôi, nền kinh tế đã lâm vào tình thế "ăn năn thì đã muộn".

"Nhiều khi tôi trộm nghĩ có phải chính vì cái sự "lỗ" này mà Việt Nam trở thành thiên đường đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài không? Chỉ có thể giải thích là việc kêu lỗ như vậy để trốn thuế và để chuyển giá". Ảnh: Lê Nhung.

Tận dụng chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài những năm qua, các DN nước ngoài tập trung đầu tư vào những lĩnh vực có nhiều ưu đãi nhất, có nhiều khe hở chính sách nhất, nhờ đó, dễ kiếm lợi nhất. Như khai thác tài nguyên, sản xuất xi măng, thép, sử dụng lao động gia công chất lượng thấp. Đó là những ngành công nghệ thường là không cao, được hưởng lợi nhiều nhờ vốn. Nhưng đó cũng thường là những ngành tranh chấp các nguồn lực khan hiếm - điện, nước sạch, nguyên liệu, nhân lực, mặt bằng, thậm chí, cả vốn ngân hàng - với các doanh nghiệp trong nước một cách quyết liệt. Và trong cuộc cạnh tranh này, nói chung các doanh nghiệp trong thường bị yếu thế hơn.

Hậu quả lâu dài là đến khi công nghiệp trong nước phát triển thì tài nguyên cạn kiệt.

Phát triển dễ dãi theo kiểu như vậy liệu có bền vững không? Đây cũng là vấn đề gắn với mô hình tăng trưởng, gắn với tầm nhìn chiến lược.

Vậy ông lý giải thế nào khi có quan điểm cho rằng việc các nhà đầu tư ồ ạt đổ vốn vào Việt Nam có chứng tỏ Việt Nam có môi trường đầu tư tốt, nền kinh tế phát triển ổn định?

- Việt Nam luôn cố gắng để trở thành "thiên đường" đầu tư. Nhiều ý kiến quốc tế đánh giá một cách không khách sáo rằng Việt Nam đang là địa chỉ đầu tư hấp dẫn bậc nhất thế giới. Có vẻ là thiên đường thật, Trên thực tế, Việt Nam có sức cạnh tranh thu hút đầu tư rất mạnh, vượt trội nhiều nền kinh tế khác. Thành tích thu hút dự án và vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam có lẽ ít nước sánh được. Thành tích đó là có thật, không thể phủ nhận.

Nhưng vẫn rất cần "lật" mặt sau của tấm huy chương lên để xem xét. Nghe ai khen quê mình là thiên đường đầu tư thì sướng tai thật. Nhưng cần lưu ý rằng cho đến bây giờ, sau 25 năm thu hút FDI được coi là thành công, với 35-40 tỷ USD đã vận hành thực tế, cơ cấu kinh tế của Việt Nam vẫn nặng về khai thác tài nguyên và gia công, lắp ráp. Hãy nhìn vào cơ cấu xuất khẩu, nơi FDI có vị thế nổi bật nhất mà xem, - đến 70-75% kim ngạch xuất khẩu vẫn là khoáng sản thô, sản phẩm gia công hay lắp ráp đơn giản. Với cơ cấu kinh tế dịch chuyển như vậy; lực lượng doanh nghiệp bản địa lớn lên chậm như vậy, môi trường bị ô nhiễm nhiều như vậy, sau khi đã thu hút được nhiều chục tỷ USD FDI như phân tích ở trên thì phải đặt ra câu hỏi "Việt Nam là thiên đường đầu tư của ai vậy?"

Còn có câu chuyện khác nữa. Đó là có đến hơn nửa số DN FDI hoạt động ở Việt Nam khai lỗ. Không phải chỉ lỗ 1, 2 năm mà lỗ triền miên. Điều này thật là lạ. Tại sao tại một thiên đường đầu tư mà đa số các nhà đầu tư vẫn kêu lỗ? Mà kêu lỗ triền miên như vậy sao không thấy mấy nhà đầu tư nước ngoài bỏ đi? Nhiều khi tôi trộm nghĩ có phải chính vì cái sự «lỗ» này mà Việt Nam trở thành thiên đường đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài không?

Chỉ có thể giải thích là việc kêu lỗ như vậy để trốn thuế và để chuyển giá. Điều này có nguyên nhân từ những sơ hở chính sách.

Vì một mặt họ khai lỗ để tránh thuế (tận dụng ưu đãi thuế của Chính phủ dành cho họ), để chuyển giá. Mặt khác, họ vẫn tiếp tục "xơi ngon" các thứ tài nguyên khan hiếm mà đáng ra doanh nghiệp trong nước phải được ưu tiên tiếp cận, được ưu đãi khai thác để lớn nhanh. Nên nhớ rằng kể cả trong trường hợp khai lỗ thật, nhưng việc FDI tập trung nhiều vào khai thác tài nguyên vẫn mang lại cho các đối tác nước ngoài những lợi ích chiến lược khác, ngoài mục tiêu lợi nhuận trực tiếp, ngắn hạn.

Chúng ta phải đặt câu hỏi: tại sao số dự án thép lại đổ vào Việt Nam nhiều như vậy? tại sao dự án khai thác xi măng lại nhiều như vậy? Rồi sân golf, resort, v.v. Chỉ riêng vùng đất Vũng Áng - Hà tĩnh bé nhỏ đã chứa mấy dự án thép khổng lồ, với công suất lên tới 18-20 triệu tấn. Hay như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với lợi thế tuyệt vời về du lịch, lại có đến 15-18 dự án thép, với công suất lên tới hàng chục triệu tấn. Hình như tỉnh nào cũng tận lực mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài về để khai thác nhanh tài nguyên của địa phương mình, với những điều kiện ưu đãi nhất. Có người gọi đó là cuộc đua cùng xuống đáy. Đúng như vậy đấy. Nguồn thu ngân sách địa phương tăng nhanh, một ít việc làm được tạo ra, một số người giàu lên, v.v. - bảng thành tích ngắn hạn đẹp đẽ, có tính "nhiệm kỳ" che lấp mất những tổn hại chiến lược quốc gia dài hạn. Đó là điều phải suy nghĩ một cách nghiêm túc và khách quan.

Chính phủ đang kêu gọi đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011 - 2020 theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Theo ông, thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn tới cần tái cấu trúc thế nào để bắt nhịp với mục tiêu nói trên?

- Muốn thay đổi chiến lược FDI thì phải thay đổi mô hình tăng trưởng. Nhưng nếu để thay đổi mô hình tăng trưởng thì phải khởi động từ những mảng, những vấn đề cụ thể, ví dụ từ việc thay đổi quan niệm về vai trò và chức năng của các thành phần kinh tế, từ chiến lược FDI và từ những thứ khác nữa.

Thử triển khai cách tiếp cận đó từ trục cốt lõi là xây dựng nền công nghiệp hiện đại. Rõ ràng, với nội lực trong nước, cũng không có cơ sở nào để xây dựng nhanh nền công nghiệp hiện đại. Mà nền công nghiệp hiện đại thì lại có nền tảng là các ngành công nghiệp hỗ trợ. Vậy mà đối với Việt Nam, sau mấy chục năm chuyển đổi và tiến hành CNH, HĐH, cho đến nay, công nghiệp phụ trợ vẫn không phát triển, cơ bản vẫn dừng lại ở vạch xuất phát.

Các DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có mục tiêu tối cao là lợi nhuận, chứ không phải sang để giúp Việt Nam xây dựng nền công nghiệp hiện đại. Vì vậy, họ muốn tận dụng lợi thế của Việt Nam khi phát triển công nghiệp phụ trợ để kiếm lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên, Việt Nam loay hoay mãi vẫn không xây dựng và phát triển nổi các ngành công nghiệp hỗ trợ. Mà không có công nghiệp hỗ  trợ thì doanh nghiệp Việt Nam không thể kết nối vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trên thực tế, cho đến nay, chúng ta chưa tạo lập được những cơ sở kết nối đó. Có nghĩa là chúng ta đã không hội nhập được từ ngay trên đất nước mình, ngay cả khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tận nơi để tạo sự kết nối như vậy.

Mười năm trước, khi ta đang thu hút nhiều vốn đầu tư bằng mọi giá, mọi cách có thể được thì chiến lược FDI khác. Nhưng rõ ràng, không thể áp dụng chiến lược đó vào Việt Nam tại thời điểm này.

Kết quả sau 10 năm đầu tiên thu hút FDI có thể nói là thắng lợi. Nhưng 10 - 15 năm tiếp sau đó là những cảnh báo nguy cơ thua cuộc trong chiến lược FDI với nhiều hệ quả khác nhau.

Thời gian tới, chúng ta cần thay đổi những điểm mấu chốt nào để phát huy vai trò của FDI?

Trước hết là phải thay đổi mấy quan niệm lớn. Một là quan niệm về khu vực kinh tế chủ đạo mà không có nguyên tắc rõ ràng, dẫn tới chỗ phân biệt đối xử "theo lý lịch" giữa các thành phần kinh tế, tạo ra bất bình đẳng trong phát triển. Hai là thay đổi quan niệm về nền công nghiệp hiện đại với cấu trúc nền tảng chính là công nghiệp hỗ trợ. Tiếp theo đó, chức năng của các khu vực kinh tế phải được định rõ - kinh tế nhà nước có chức năng gì là chính, kinh tế tư nhân và FDI có những vai trò chức năng gì? Từ đó mới xác định đầu tư theo hướng nào cho hiệu quả. Đừng để lợi ích trước mắt, cục bộ làm mờ mắt. Nếu hướng trọng tâm vào phát triển công nghệ cao thì phải hạn chế khai khoáng. Chức năng FDI là gì trong quan hệ với các khu vực phải xác định rõ để đưa ra điều kiện lựa chọn, đánh giá và thẩm định chiến lược.

Ví dụ, các địa phương có nhiều titan phải đứng trước hai lựa chọn, nếu khai thác titan thì thôi làm du lịch. Chọn lựa phương án nào cho hợp lý để tránh xung đột, mâu thuẫn về lợi ích.

Phải đưa ra những quy tắc trò chơi phù hợp định hướng chứ không thể chỉ nói chung chung. Chẳng hạn, chỉ cấp phép cho các DN dùng đến một ngưỡng bao nhiêu điện, bao nhiêu nước để sản xuất một lượng xác định tài sản trong bối cảnh phát triển mới.

Về mặt chức năng, ít người không biết rằng FDI có những lợi thế hơn hẳn nguồn vốn trong nước về công nghệ nghệ, về quản lý và về thị trường. Với những lợi thế đó, không ban thưởng thêm quá mức cho loại khen này. Ngược lại, phải chú trọng hơn đến tính cảnh báo sớm về thiên tai, địch họa. Nói chung, Chính phủ và Nhà nước nên dành cho các doanh nghiệp FDI những chức năng để khai thác được lợi thế cao nhất. Đổi lại, ta cho họ những ưu đãi sòng phẳng khác.

Có mấy nguyên tắc định hướng phát triển DN trong giai đoạn tới thế này:

+ Những gì mà DN trong nước có lợi thế làm được thì dứt khoát phải dành sân chơi cho DN trong nước.

+ Chống độc quyền dưới mọi hình thức.

+ Căn cứ theo lợi thế của các khu vực DN để phân bổ nguồn lực; tuy nhiên, không nhất thiết theo những quy định hay nguyên tắc cứng nhắc.

+ Tạo thể chế tốt nhất (vượt trước) để đón nhận các cơ hội lớn và thách thức lớn từ bên ngoài.

+ Việc của nhà nước là tạo môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh. Khung khổ thể chế phải vượt trước, để những DN trình độ cao sẽ vào và phát huy hiệu quả, chứ không phải khuyến khích DN có công nghệ làng nhàng

Ông có biết hiện địa phương nào thu hút FDI hiệu quả nhất?

- Bình Dương làm tương đối tốt.

Thời gian đầu, việc xây dựng KCN VSIP đã giúp Bình Dương bùng nổ kinh tế. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ thấp kéo theo hệ luỵ dùng nhiều lao động; đô thị phát triển không tương xứng với CNH nên ngay sau đó, xuất hiện những áp lực xã hội nặng nề. Vì thế, tuy FDI thúc đẩy tăng trưởng mạnh nhưng cũng gây áp lực tăng trưởng rất mạnh.

Vì thế, sau đó, Bình Dương phải chuyển hướng sang thu hút đầu tư xây dựng Tổ hợp Đô thị - công nghiệp - Thương mại hiện đại. Bằng cách đó, Bình Dương chuyển gọn gàng từ trình độ công nghiệp cơ khí sang Hiện đại hóa, chuyển sang đẳng cấp đô thị - công nghệ cao, giải toả được áp lực nhân lực. Đây là cách chuyển hướng rất nhanh, hiệu quả.

Có coi Đồng Nai là một ví dụ khác, ngược lại. Đồng Nai là địa phương có khu công nghiệp đầu tiên của VN. Thế nhưng đến bây giờ, Đồng Nai vẫn chưa chuyển sang được đẳng cấp công nghiệp mới, cao hơn. Thực tế, Đồng Nai vẫn giẫm chân tại chỗ trong khung khổ thể chế phát triển FDI quá cũ kỹ.

Rõ ràng, bài học của Bình Dương cũng là một kinh nghiệm cho VN. Những tỉnh đi sau có thể học và rút kinh nghiệm từ Bình Dương về thu hút đầu tư để làm tốt hơn.

Xin cảm ơn ông.

Wednesday, August 11, 2010

Ddảng Vi~ Ddai. vo*'i Nhu*~ng Y' Tuong? Vi~ Cuo^`ng: Bắn mây' ngăn mưa dịp đại lễ

Nếu 'bắn mây' ngăn mưa dịp đại lễ sẽ tốn 1 tỷ USD

Chiều 10/8, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý với đề xuất không "bắn mây" ngăn mưa và không triển khai dàn kèn đồng 1.000 người, dàn hợp xướng 1.000 người biểu diễn dịp đại lễ.
> Hà Nội sẽ làm cổng chào bằng hoa, cây xanh/ Quà tặng khách mời dịp đại lễ sẽ tiết kiệm/ Gắn đá ruby cho 1.000 con rồng mừng đại lễ nghìn năm

Trước đó, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã nêu ý kiến, do không duyệt binh trên không vào sáng 10/10, nên không cần thiết phải "bắn mây" phòng thời tiết xấu, vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo an toàn. Thay vào đó, nếu trời mưa lớn thì thành phố sẽ có phương án chuyển tới Trung tâm Hội nghị quốc gia để tổ chức đại lễ.

Vấn đề của Chủ tịch Hà Nội đưa ra dựa trên một số ý kiến của các ngành chức năng khi lo ngại Hà Nội mưa lớn trong những ngày diễn ra đại lễ 1000 năm. Tuy nhiên, kinh phí cho việc này là khá lớn. Mỗi lần "bắn mây" để ngăn mưa trong 3 ngày có thể tiêu hết hơn một tỷ USD.

Hà Nội sẽ không "bắn mây" ngăn mưa dịp đại lễ. Ảnh: Hoàng Hà.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long chiều 10/8, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao sự chuẩn bị của các Tiểu ban thuộc Ban chỉ đạo quốc gia cho 3 hoạt động chính trong 10 ngày. Dự kiến, Lễ khai mạc vào sáng 1/10 tại vườn hoa Lý Thái Tổ; Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành sáng 10/10 tại Quảng trường Ba Đình và Đêm hội văn hóa nghệ thuật vào tối 10/10 tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình.

Phó thủ tướng lưu ý UBND Hà Nội về khâu xét duyệt các kịch bản của các hoạt động trên và chuẩn bị kỹ lưỡng bài phát biểu tại Lễ mít tinh, bài giới thiệu các khối diễu binh. "Những bài viết này phải thật đầy đủ, trang trọng, khái quát ý nghĩa văn hóa, quá khứ và tương lai của thủ đô 1000 năm văn hiến, anh hùng", ông Hùng nhấn mạnh.

Phó thủ tướng cũng đồng ý với đề xuất của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch không triển khai dàn kèn đồng 1.000 người, dàn hợp xướng với 1.000 người trước khán đài B, C tại Quảng trường Ba Đình, mà thay vào đó là khối quần chúng hể hiện bài hát ngợi ca Hà Nội tại sáng 1/10; cho phép lắp đặt màn hình LED phục vụ nhân dân theo dõi truyền hình trực tiếp mít tinh, diễu binh, diễu hành.

Về sự kiện Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới, Phó thủ tướng đề nghị Hà Nội chuẩn bị thật chu đáo khi mở cửa cho khách tham quan Hoàng thành Thăng Long trong dịp diễn ra đại lễ và tổ chức Lễ đón nhận quyết định di sản vào sáng 1/10.

Theo Ban tổ chức, đến nay, phần kịch bản Khai mạc 10 ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đã được phê duyệt. Theo đó, sân khấu cho Lễ khai mạc 10 ngày đại lễ ở vườn hoa Lý Thái Tổ được thiết kế giống như cung điện, chính giữa là một cuốn thư, hai bên là dàn trống, kèn do hàng trăm nghệ sĩ diễn viên biểu diễn.

Xung quanh hồ Hoàn Kiếm trong 10 ngày đại lễ sẽ có 5 sân khấu nhỏ hơn với các chủ đề như "Lịch sử anh hùng", "Thăng Long- Hà Nội Thủ đô văn hiến"; "Thăng Long - Hà Nội, thành phố Vì Hoà bình"; " Hội nhập và phát triển", "Hà Nội là trái tim cả nước" dành cho các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế biểu diễn phục vụ công chúng.

Đoàn Loan

Người Trung Quốc nắm nhiều dự án trọng điểm của VN

Trong cuộc chạy đua giành giật thị phần, hàng nội vẫn chưa thắng trên sân nhà. Những gói thầu lớn của Việt Nam đều rơi vào tay doanh nghiệp ngoại đặc biệt là các nhà thầu Trung Quốc.

Tại hội thảo người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam diễn ra ngày 6/8, bà Phạm Thị Loan, Ủy viên Ủy ban tài chính và ngân sách Quốc hội đưa ra con số khiến nhiều người giật mình. Theo bà Loan, hiện có tới 90% các dự án tổng thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận hành; hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức chìa khoá trao tay) của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm, trong đó chủ yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim.

Có tới 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia. Xét riêng về điện, đã có nhiều dự án tỷ USD rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Tiêu biểu phải kể đến dự án điện Quảng Ninh 1, 2 với giá trị 400 triệu USD, điện Mỹ Tân 2 với số vốn 1,3 tỷ USD, điện Duyên Hải 1 là 4,4 tỷ USD...

Từ nay đến năm 2025, Việt Nam cần 117 tỷ USD phục vụ cho các công trình xây dựng hạ tầng. "Việt Nam cần xây dựng nhiều dự án hạ tầng lớn. Nếu các gói thầu trọng điểm tiếp tục rơi vào tay Trung Quốc thì vấn đề an ninh năng lượng, an ninh quốc gia thực sự đang rất đáng lo ngại", bà Loan thẳng thắn.

Ảnh: Hoàng Hà
Nhiều dự án liên quan đến điện rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Hà.

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là hồ sơ mời thầu các dự án lớn thường được giao cho các tư vấn nước ngoài soạn thảo. Các tiêu chuẩn được đưa vào hồ sơ một cách máy móc, sao chép lại từ các tài liệu được đánh giá là đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, rất ít doanh nghiệp Việt Nam lọt qua vòng sơ tuyển để dự thầu.

Ví dụ như trong lĩnh vực điện năng, ông Thành minh họa, ngoại trừ những trường hợp được chỉ định thầu, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ còn khả năng làm thầu phụ. Thậm chí nếu đơn vị Trung Quốc trúng thầu, doanh nghiệp Việt Nam khó có khả năng làm thầu phụ, vì nhà thầu nước bạn đã cung ứng hầu như tất cả vật tư, kể cả các bu-lông, ốc vít, và lao động phổ thông.

"Đối với các gói thầu với quy mô nhỏ, việc soạn thảo hồ sơ mời thầu có phần mềm hơn. Một số doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện để dự thầu lại vướng phải các vấn đề chi phí lập hồ sơ đúng tiêu chuẩn và 'chi phí quan hệ' vô cùng lớn", ông Thành nói.

Ông Thành nhấn mạnh, chính việc thất thoát chi phí công có khi lên tới 30%, chi phí quan hệ của Việt Nam lớn đã tạo ra thất thế cho hàng nội hiện nay.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, nhà nước cần có quy định cụ thể hơn trong cơ chế đấu thầu, khuyến khích các doanh nghiệp dùng hàng nội. Các chỉ tiêu của hàng Việt cần phải được quy định rõ ràng trong các văn bản, bởi thực tế chưa có tiêu chí rõ ràng về hàng nội và hàng ngoại. Ông Phong minh họa, không ít mặt hàng sử dụng linh kiện ngoại, nhưng lắp ráp ở Việt Nam vẫn được nhiều người coi là hàng nội.

Các chuyên gia kinh tế tham dự hội thảo này cũng bày tỏ, việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước không được quan tâm đúng mức, khiến hàng hóa nước ngoài thường được ưu tiên sử dụng và doanh nghiệp ngoại có cơ hội thắng thầu. Khi gói thầu lớn rơi vào doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ nhập siêu ngày càng lớn hơn. Trong khi đó, nhập siêu là vấn đề lớn nhất của kinh tế trong nước năm 2010.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, 7 tháng qua, nhập siêu hàng hóa đạt 7,4 tỷ USD, bằng 19,4% kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu trong tháng 7 ước tính đạt 1,15 tỷ USD, chiếm 19,8% kim ngạch xuất khẩu, con số này khiến nhiều người lo ngại khi cận kề mức cho phép 20% (chỉ tiêu mà Chính phủ đặt ra). Trong đó, nhập siêu về máy móc lên tới 60-70% tổng cơ cấu nhập siêu.

Hoàng Lan

Ý kiến bạn đọc :
1, 2, 3, , 4

Tuesday, August 10, 2010

"Phát hiện, ngăn chặn hàng tấn tài liệu phản động"- Nhưng con` hàng triệu triệu tấn nữa

 - Chiều nay (10/8), Bộ Thông tin - Truyền thông đã trao tặng kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông" cho 11 cán bộ Cục Kỹ thuật nghiệp vụ II - Tổng cục An ninh, Bộ Công An (A23).

Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Lê Doãn Hợp đã trao kỷ niệm chương và hoa cho 11 cán bộ. Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Công an Nhân dân (19/8/1945 - 19/9/2010).

Cục Kỹ thuật nghiệp vụ II được giao nhiệm vụ sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phối hợp với các lực lượng chủ động đấu tranh với âm mưu hoạt động của các loại tình báo, gián điệp, phản động và tội phạm khác.

Theo Cục trưởng Cục Kỹ thuật nghiệp vụ II Lương Hữu Quang, thực tiễn công tác đấu tranh cho thấy hiện nay, các thế lực thù địch và đối tượng tội phạm khác đã và đang triệt để lợi dụng những thành tựu phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin, trong đó có các dịch vụ bưu chính viễn thông.

Ảnh: XL
Ảnh: XL

Ông nói đây là những điều kiện thuận lợi mà đối tượng tình báo, gián điệp, phản động lưu vong và các thế lực thù địch ở nước ngoài đã và đang triệt để lợi dụng để hoạt động thông tin liên lạc, liên minh liên kết, phát tán các tài liệu có nội dung tuyên truyền chiến tranh tâm lý, phản động, gửi các bưu kiện, trong đó có chất lạ, vật lạ, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chuyển tiền và phương tiện hoạt động cho số đối tượng cơ hội chính trị chống đối, đối tượng phản động lợi dụng dân tộc, tôn giáo… để hoạt động chống Việt Nam.

Thời gian qua, trong phối hợp cùng với các đơn vị liên quan thuộc ngành bưu chính viễn thông, lực lượng Kỹ thuật nghiệp vụ II đã phát hiện, ngăn chặn hàng tấn tài liệu có nội dung chiến tranh tâm lý phản động, hàng chục gói bưu phẩm, bưu kiện có chứa vũ khí, chất lạ, ma túy… đặc biệt ngăn chặn hàng chục chiến dịch chống Đảng và Nhà nước Việt Nam do các thế lực thù địch và đối tượng phản động lưu vong phát động và lợi dụng dịch vụ bưu chính viễn thông để tuyên truyền vào Việt Nam.

Thành công của lực lượng Kỹ thuật nghiệp vụ II góp phần làm thất bại âm mưu, hoạt động lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Trong thời gian tới, các đơn vị của Bộ Thông tin - Truyền thông sẽ tiếp tục hợp tác với Tổng Cục An ninh tổ chức triển khai thực hiện các văn bản, nghị định, quy định, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Chính phủ liên quan đến công tác đảm bảo an ninh trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, triển khai tới lực lượng chức năng thuộc Bộ Công an và các doanh nghiệp bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, thực hiện có hiệu quả Thông tư liên tịch số 06 về đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin do lãnh đạo hai Bộ đã ký.

Bộ trưởng Lê Doãn Hợp cho biết ngay trong thời gian tới, Bộ cũng sẽ phối hợp với Tổng  cục An ninh - Bộ Công an bàn cơ chế phối hợp thực hiện quản lý sàng lọc thông tin trên mạng.

  • Linh Thư
,

'Cảm giác buồn và thất vọng'

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo (áo nâu) tại Đại hội Hội Nhà văn  VN 7

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã nhiều lần gửi góp ý cho Đảng

Đại hội Hội nhà văn Việt Nam lần thứ 8 vừa kết thúc tuần trước tại Hà Nội, với việc nhà thơ Hữu Thỉnh tiếp tục làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ ba.

Ngoài chuyện nhân sự, đại hội lần này cũng chộn rộn sự kiện một số đại biểu khi lên đọc tham luận hay phát biểu đã bị cản trở.

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo kể lại với BBC việc ông bị cắt microphone khi đang phát biểu:

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo: Tôi có viết bài tham luận rất dài, đã nộp lên ban lãnh đạo Hội nhưng họ không cho đọc. Vậy nên hôm 05/08 tôi chỉ xin lên phát biểu mấy câu.

Họ cũng không cho lên, nên mấy người bạn ở bên cạnh mới giành lấy chiếc micro đưa cho tôi. Tôi vừa nói được mấy chữ 'Kính thưa' thì micro tắt tiếng. Thế là tôi phải bước lên trên chỗ bục chủ tọa để dùng micro trên đó.

Mới nói được như thế này:"Kính thưa quý vị, hình như tôi đã đi nhầm địa chỉ. Tôi cứ tưởng đây là đại hội nhà văn, nhưng hình như lại là đại hội chính trị, tranh giành quyền lực."

"Tại sao mà chúng ta lại để không khí trở nên căng thẳng và thiếu văn hóa đến như vậy? Tôi thấy các vị đã đánh tráo khái niệm."

Nói đến đó thì micro tắt tiếng. Tôi không biết nên vẫn tiếp tục nói thêm một lúc.

Sau đó thì ông Hữu Thỉnh và ông Hữu Ước trên đoàn chủ tịch có giải thích là lý do kỹ thuật, ông Thỉnh cũng xin lỗi tôi ở trong đại hội. Thế nhưng khi tôi bước xuống thì âm thanh trở lại bình thường.

Nhà văn Bùi Minh Quốc xin phát biểu nhiều lần cũng không được phát biểu. Cuối cùng khi ông được lên nói, có nhắc đến Trường Sa - Hoàng Sa và tinh thần yêu nước, thì bị đuổi xuống.

BBC: Thưa ông, bây giờ nhìn lại thì cảm giác về đại hội vừa qua của ông là như thế nào ạ?

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo: Rất chán, rất buồn và tiếc là mình đã tham gia, mất thời gian vì trình độ văn hóa của đại hội quá thấp.

Nó không phải là đại hội của những nhà văn, những người có văn hóa, đại diện cho trí tuệ và tâm hồn dân tộc... mà như một đám rác rưởi, tôi xin lỗi phải nói thật là như thế.

Ngay tổ chức hội nhà văn, nó chỉ có ở môt số nước cộng sản. Nhà nước lập ra hội, cấp kinh phí hoạt động. Ai trả tiền thì mình phải làm cho họ, phục vụ mục đích của họ.

Đảng Cộng sản lập ra hội, thì hội viên phải viết theo đúng định hướng và chỉ thị của Đảng. Đảng nói sao anh viết vậy, đó là mục đích của hội.

BBC: Xin nói về bản tham luận mà ông viết trước Đại hội Hội nhà văn lần này - dường như ông kêu gọi một sự trung thực trong sáng tác và cuộc sống xã hội?

Cứ nói dối mãi thì xã hội, đất nước làm sao mà tiến lên được? Một dân tộc dối trá là dân tộc sẽ bị diệt vong.

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo: Trước đại hội, tôi nhận được giấy mời viết tham luận của ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch hội khóa 7. Tôi cũng biết là có một cuộc hội thảo của ban Tuyên giáo Trung ương trước đó mấy ngày, kêu gọi văn nghệ sỹ nhìn thẳng vào hiện thực của đất nước.

Tôi liền kết hợp hai yếu tố để viết một bài tham luận, tựa đề là 'Chỉ có sự thật mới giải phóng con người, giải phóng văn ḥoc và đất nước'.

Bản tham luận này chủ yếu dựa trên lý luận của Karl Marx. Ông Marx đã có câu 'Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý'.

Luận điểm của tôi là đất nước Việt Nam chúng ta, từ khi Đảng Cộng sản cầm quyền, thì cứ dần dần đi xa khỏi quỹ đạo của sự thật. Cứ đi mãi vào quỹ đạo của sự nói dối.

'Lộng giả thành chân'- cứ nói dối mãi rồi quen đi và tin rằng điều mình nói dối là sự thật. Từ đời cha tới đời con, từ đời con tới đời cháu, thành ra cứ nói dối mãi.

Vậy thì xã hội, đất nước làm sao mà tiến lên được? Một dân tộc dối trá là dân tộc sẽ bị diệt vong.

Việt Nam đang trên bờ nguy hiểm: biển mất, đảo mất, báo chí thì không được lên tiếng, người dân không được lên tiếng. Nhà văn của chúng ta thì không nói đến những điều bức xúc nhất của dân tộc.

Đà Nẵng: Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ tài trợ xây dựng Trung tâm cảnh báo bão

(Dân trí) - Hôm nay, 9/8, UBND TP Đà Nẵng và Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ (The U.S.Pacific Command) đã tổ chức khánh thành Trung tâm cảnh báo sớm và quản lý lụt bão. Trung tâm do Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ tài trợ với tổng vốn đầu tư hơn 450.000 USD.

Trung tâm cảnh báo sớm sẽ góp phần giảm thiểu thiệt hại do mưa bão
 
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng  Phùng Tấn Viết, Đà Nẵng là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, với những trận bão lớn, lũ lụt kéo dài gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho nhân dân.

Việc Trung tâm cảnh báo sớm và quản lý lụt bão đi vào hoạt động sẽ góp phần giúp thành phố Đà Nẵng chủ động trong công tác phòng chống lụt bão, giảm thiểu thiệt hại khi mùa mưa bão đang đến gần trong năm nay và về lâu về dài.

Trong thời gian tới, phía Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ các trang thiết bị cảnh báo sớm và quản lý lụt bão, thuộc Dự án hỗ trợ phòng chống lụt bão cho bảy tỉnh miền Trung.

                                          Khánh Hiền

Cha già đứng khóc giữa toà vì bị con lừa chiếm nhà

- Một người mẹ gần đất xa trời đau khổ tuyệt vọng vì đứa con trai chiếm đoạt toàn bộ số tiền tích cóp để phòng tuổi già. Một người cha bất lực đứng khóc giữa toà vì đứa con gái lừa chiếm đoạt ngôi nhà làm nơi thờ tự. Hai nỗi đau của các bậc làm cha làm mẹ mà tôi đã chứng kiến nơi chốn pháp đình.

 

Cha, con và pháp đình

 

Quá buồn sau phiên tòa sơ thẩm, người mẹ bệnh nặng rồi qua đời. Trước lúc chết, bà chỉ mong lấy lại ngôi nhà mà đứa con ruột cậy có tiền, có quyền đã đang tâm chiếm đoạt để làm nơi hương khói ông bà. Người cha đã gánh tiếp "hành trình" đi kiện qua nhiều phiên xét xử để đòi lại căn nhà thờ tự.

 

Vào tháng 4, phiên xử phúc thẩm của TAND Tối cao tại Đà Nẵng về vụ kiện đã diễn ra. Hai cha con kéo nhau ra chốn pháp đình để nhờ phân xử là nguyên đơn T.V.D  (SN 1943, trú tại TP Hội An) và bị đơn là con gái T.T.H (SN 1974, cùng trú tại TP Hội An).

 

Nơi hàng ghế dành cho những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là một đại gia đình với 6 thành viên gồm người cha già và những đứa con. 

Cuối cùng, Toà phúc thẩm Tối cao tại Đà Nẵng cũng tuyên án: ""Bác đơn kháng cáo và tuyên giữ nguyên bản án số 01/2009/DS-ST ngày 26-5-2009 của TAND Quảng Nam  với nội dung: "Bác đơn khởi kiện của ông D. đối với bà H. về "yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho tài sản".

NUOC MAT 1.jpg
Nỗi đau của người cha nơi chốn pháp đình khi cha con cùng kéo nhau ra toà  (Ảnh: XN)

Kết thúc phiên xử, ông D. lê từng bước chân nặng nề rời toà trong buổi trưa nắng như đổ lửa. Hai hàng nước mắt tuôn rơi trên gương mặt khắc khổ của người cha già đã từng sinh và nuôi 5 đứa con khôn lớn, trưởng thành. 

Hơn 3 tháng sau ngày phán quyết của toà, tôi tìm về Hội An để gặp ông D. ngay nơi căn nhà mà hai vợ chồng ông tạo dựng và nuôi dạy các con thành người. Bên góc nhà, trên chiếc bàn thờ nhỏ nghi ngút khói hương là di ảnh của bà C. vợ ông. 

Ông D. kể trong nghẹn ngào: Ngôi nhà số 15 đường Phan Bội Châu, TP. Hội An (Quảng Nam) là do vợ chồng ông ky cóp xây dựng và được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sổ đỏ) vào ngày 28-9-2001. 

Khoảng 3-2006, bà C. bị tai biến nặng, tê liệt nửa người, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên ông D. nhờ con gái đến Ngân hàng NN&PTNT Hội An thế chấp sổ đỏ, vay 10 triệu đồng và đã trả được 5 triệu đồng.

 

Khoảng 3 tháng sau, T.T.H là con gái ông ở nước ngoài hay tin mẹ đau ốm nên về thăm. Ông bảo H. đến Ngân hàng NN&PTNT Hội An trả số tiền vay còn lại và lấy sổ đỏ về cho ba mẹ. Chừng 15 ngày sau, H. về nhà cùng với một người khách và nói "con có mua được lô đất ở xã Cẩm Nam (TP Hội An), nhưng vì con là Việt kiều không đứng tên trong giấy tờ mua bán đất được. Nhờ ba mẹ đứng tên giúp để hoàn tất thủ tục mua bán đất cho hợp lý". 


Nghe con gái nói vậy, vợ chồng ông lấy làm mừng vì con mình mua được đất nên ký ngay vào toàn bộ giấy tờ H. đưa cho mà không cần kiểm tra đã ký những gì.

 

Vào đầu năm 2008, H. và em trai là T.H.M xảy ra mâu thuẫn. Lúc này H. lớn tiếng chỉ vào mặt em trai nói: "Mày cút ra khỏi nhà này, vì nhà này là của tao, ba mẹ đã làm giấy tờ giao quyền sở hữu cho tao rồi". 

Khi đó,  ông D. mới biết sự thật, bởi số giấy tờ mà H. nhờ vợ chồng ông ký vào giấy tờ mua đất ở Cẩm Nam là "Hợp đồng tặng cho nhà và quyền sử dụng đất ở" (ngôi nhà số 15 Phan Bội Châu vợ chồng ông đang ở).

Kể xong câu chuyện đau lòng của mình, ông D. bảo: Ở đời cha mẹ ai lại đi kiện con. Nhưng sự đời có ai biết chữ ngờ, con cái lại đi lừa cha mẹ. Và ông ngồi nhìn ra khoảng sân trước nhà thở dài…

Nước mắt chảy ngược

 

Ở cái tuổi gần đất xa trời, bà Lương Thị Lụa (SN 1926, thôn Vân Thạch, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, Quảng Nam) không tin được rằng chính đứa con mình đứt ruột đẻ ra, nuôi khôn lớn trưởng thành lại đang tâm chiếm đoạt toàn bộ số tiền bà tích góp cả một đời lam lũ để phòng thân tuổi già.


Câu chuyện bà khai nơi chốn pháp đình khiến nhiều người và cả Hội đồng xét xử cũng phải giật mình khi người con trai của bà, ông Nguyễn Đồng (SN 1951, thôn Vân Thạch) ngược đãi, hắt hủi và chiếm đoạt số tiền gần 50 triệu đồng của bà.

 

Để đòi lại số tiền mà người con ruột chiếm đoạt, bà Lụa lại lọ mọ chống gậy đến toà nhờ giải quyết. Tại phiên xử sơ thẩm ngày 21-8-2009, TAND huyện Núi Thành đã tuyên buộc ông Nguyễn Đồng phải trả lại số tiền trên cho bà Lụa.

 

Mặc dù toà án đã tuyên phần thắng thuộc về người mẹ già tội nghiệp, nhưng suốt hơn 1 năm trời sau đó ông Đồng vẫn không chịu chấp hành bản án, mà còn có ý thách thức cơ quan Thi hành án huyện Núi Thành.

NUOC MAT.jpg
Bà Lụa với nỗi đau xé lòng khi đứa con rứt ruột đẻ ra đã chiếm đoạt toàn bộ số tiền giành dụm cho tuổi già.

Theo hồ sơ tại TAND huyện Núi Thành, ngày 28-3-2008 bà Lụa gửi số tiền 45 triệu đồng tại Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNN huyện Núi Thành. Đến ngày 29-12-2008 đến hạn tất toán tiền gửi, ông Nguyễn Đồng là con của bà Lụa đã chở bà đến Chi nhánh ngân hàng để rút số tiền trên và số tiền lãi là 4.053.800 triệu đồng, tổng cộng 49.053.800 triệu đồng. 

Rút xong, bà Lụa giao quyền đứng tên gửi số tiền trên cho ông Đồng. Ông Đồng gửi số tiền 45 triệu đồng trong thời gian 2 tháng. Đến ngày 2-3-2009 ông Đồng đến rút số tiền gốc trên và cả số lãi 538.600 đồng, rồi ông Đồng gửi tiếp số tiền 45 triệu đồng đó trong thời gian 4 tháng.

 

Đến ngày 17-4-2009, ông Đồng đã rút hết toàn bộ số tiền 45 triệu đồng đã gửi và cả 172.500 đồng tiền lãi. Số tiền này ông Đồng khai đã sử dụng vào những việc riêng như xây mộ, làm nhà, chữa bệnh cho bản thân ông. Căn cứ vào những chứng cứ cụ thể tại phiên tòa, lời khai của hai bên bà Lụa và ông Đồng cùng những người có nghĩa vụ liên quan, TAND huyện Núi Thành tuyên buộc ông Nguyễn Đồng phải trả lại cho bà Lương Thị Lụa số tiền tổng cộng là 49.053.800 đồng.

 

Đã hơn 1 năm qua bà Lụa phải sống nương nhờ nhà người cháu ruột ở xã Tam Nghĩa, Núi Thành để chờ đợi cơ quan thi hành án làm việc. Cuối cùng, cơ quan Thi hành án huyện Núi Thành đã áp dụng các biện pháp cần thiết, nên ngày 24-6-2010, ông Nguyễn Đồng đã phải nộp toàn bộ số tiền chiếm đoạt của người mẹ ruột của mình. 

Hôm đến nhận lại số tiền 49 triệu đồng từ cơ quan thi hành án Núi Thành, bà Lụa chỉ nhận 30 triệu đồng. Dù rất giận con, nhưng bà Lụa đã cho ông Đồng 
19 triệu để làm vốn.

Vũ Trung

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty