TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, May 14, 2011

Dân quân biển la` gi`?

Bị nước ngoài giữ tàu, 20 ngư dân kêu cứu


13/05/2011 07:17:46

Hai tàu cả cùng 20 ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) đánh bắt hải sản đã bị nhà chức trách Indonesia tạm giữ tại cảng Pamako Timixa Papua.

Báo VietNamNet cho hay, trao đổi qua điện thoại, thuyền trưởng Lê Văn Hạnh đi trên tàu Qng-96259-TS từ Indonesia về cho biết, tàu của ông cùng một tàu khác mang số hiệu Qng-96279-TS do ông Bùi Triết làm thuyền trưởng đã bị nhà chức trách Indonexia tạm giữ nhiều tháng nay.

Ngay trong sáng 11/5, VietNamNet tiếp tục nhận được đơn thư kêu cứu của hai chủ tàu bị tạm giữ tại Indonesia là ông Bùi Hoàng và Lê Điều đều trú tại thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.

Đơn kêu cứu của ngư dân

Theo trình bày của ông Bùi Hoàng và Lê Điều, cả hai tàu có tất cả 20 thuyền viên, được hợp đồng với Công ty Cổ phần đầu tư Đại Dương, trụ sở tại 634 đường Hùng Vương, phường Nhơn Phú, TP. Qui Nhơn, Bình Định đánh bắt tại vùng biển Indonesia bắt đầu từ ngày 3/1/2011.

Tuy nhiên, khi hai tàu đến Indonesia thì bị tạm giữ vì không đủ thủ tục pháp lý. Nguyên nhân theo hai chủ tàu cho biết là do Công ty Cổ phần đầu tư Đại Dương không thực hiện đúng cam kết khi đưa hai tàu sang đánh bắt tại vùng biển Indonesia.

Hiện hai tàu của ngư dân Lý Sơn bị nhà chức trách địa phương Indonesia tạm giữ hơn 3 tháng nay. Toàn bộ 20 thuyền viên trên 2 tàu cho biết họ đang cạn kiệt lương thực, thực phẩm. Vì bị nhà chức trách địa phương quản lý không cho đi ra ngoài mua lương thực.

Ngoài hai tàu của Lý Sơn, còn có 2 tàu của Bình Thuận cũng đang bị tạm giữ tại đây. Hiện các thuyền viên đang gửi đơn cầu cứu khắp nơi. Nhưng vẫn chưa được giải quyết.

Theo các chủ tàu, ngay sau khi tàu bị tạm giữ, họ đã làm đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi. Thế nhưng, đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết.

Vũ Trung (VietNamNet)

Việt Nam đang bước vào thời kỳ bị lão hoá


Quĩ Dân Số Liên Hiệp Quốc UNPFA cho biết Việt Nam đang bước vào thời kỳ bị lão hoá.

Ông Bruce Campbell, giám đốc văn phòng  Quĩ Dân Số Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, nói rằng Việt Nam đang tiến đến thời kỳ mà dân số già đi một cách nhanh chóng. Ông giải thích lý do là tuổi thọ trung bình của dân Việt Nam tăng trong lúc sinh suất và tử suất đều giảm xuống. 
Cần biết về mặt dân số và con người thì lão hoá là sự thành tựu đáng kể của một đất nước vì tuổi thọ của người dân càng ngày càng cao do điều kiện sống an toàn, kinh tế phát triển, dinh dưỡng đầy đủ và hệ thống y tế được cải thiện.
Nhưng một khía cạnh khác là khi dân số của một quốc gia già đi quá nhanh thì cũng tạo vấn đề về an sinh xã hội mà quan trọng nhất là chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Đó là chưa kể đến vấn đề bất bình đẳng giới và mất quân bình giữa các thế hệ. 

Doanh nghiệp Việt Nam chưa thể hội nhập và cạnh tranh với tập đoàn quốc tế


Vì còn quá nhiều khiếm khuyết, các doanh nghiệp và tập đoàn kinh doanh Việt Nam khó thăng tiến, khó bước vào thị trường toàn cầu và khó cạnh tranh với các tập đoàn quốc tế.

Đó là nhận định do giáo sư John Behzad, chuyên gia tư vấn hàng đầu của Hoa Kỳ, đưa ra trong buổi thuyết trình hôm thứ Năm tại TP HCM trước hàng trăm các nhà quản lý doanh nghiệp trong nước. 
Buổi thuyết trình do tập đoàn C.T Group tổ chức, qua đó trong tư cách thuyết trình viên giáo sư Behzad đã nêu ra một loạt những điểm yếu kém của các doanh nghiệp nội địa, đó là định hướng không rõ ràng, thiếu hệ qui chuẩn cụ thể, quan niệm làm việc sai lầm. 
Chuyên gia tư vấn về tài chính, quản trị công nghệ và đào tạo John Behzad của Mỹ nhấn mạnh  rằng các doanh nghiệp Việt Nam không đặt nặng vấn đề định hướng kinh doanh mà nghiêng nhiều về mặt hô hào, đụng đâu làm đó chứ không có được chiến lược rõ ràng và lâu dài. 
Chính vì vậy, ông kết luận, các doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ phát triển theo chiều ngang trong lúc doanh nghiệp nước ngoài phát triển theo chiều dọc tức phương hướng cần thiết để chiếm lĩnh thị trường. 

Ngư dân Việt bị Indonesia bắt giữ kêu cứu


Đó là hai tàu đánh cá và hai mươi ngư dân Việt Nam, đi đánh bắt hải sản và bị nhà chức trách Indonesia kéo về cảng Pamako Timixa Papua.

Theo  tin của báo VietnamNet thì tối thứ Ba vừa qua phóng viên của toà báo nhận được cuộc gọi của thuyền trưởng  Lê Văn Hạnh báo cho biết tàu của ông cùng một tàu bạn mà thuyền trưởng là ông Bùi Triết đã bị nhà chức trách Indonesia giam giữ nhiều tháng nay. 
Đến sáng thứ Tư ngày 11, VietnamNet lại nhận được đơn kêu cứu của hai chủ tàu Bùi Hoàng và Lê Điều cũng bị tạm giữ ở Indonesia. 
Tất cả những ngư phủ bị bắt giữ đều là cư dân đảo Lý Sơn thuốc tỉnh Quảng Ngãi của Việt Nam. 
Theo lời các  chủ tàu Bùi Hoàng và Lê Điều thì họ ký hợp đồng với Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Đại Dương ở Qui Nhơn, Bình Định,  để đi đánh bắt cá trên vùng biển Indonesia. Tuy nhiên khi hai tàu đến Indonesia thì bị giữ lại vì giấy tờ không hội đủ thủ tục pháp lý. 
Vẫn theo tin của VietnamNet, ngoài hai tàu ở Lý Sơn thì cón hai tàu khác ở Bình Thuận cũng bị giữ lại cảng Indonesia . Thuyền trưởng các chiếc tàu bị giữ lại Indonesia nói với VietnamNet là ngay sau khi bị bắt họ đã gởi đơn kêu cứu về Quảng Ngãi nhưng đến giờ sự việc chưa được giải quyết. 

Việt Nam tuần qua


Tin tức liên quan đến cuộc biểu tình của người Hmong ở Điện Biên vẫn còn rất mù mờ, do chính phủ Việt Nam tiếp tục ngăn cấm không cho báo chí đến khu vực này.

AFP photo

Sinh hoạt của người H'Mông vùng Tây Bắc

Tình hình Mường Nhé

Tuy nhiên đến nay có ít nhất hai điều có thể khắng định được: Đó là, đã có xảy ra xáo trộn tại Mường Nhé. Điều này được xác nhận qua chuyến công cán đặc biệt của Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng lên Tây Bắc.

Thông tấn xã Việt Nam hôm thứ Ba trích lời ông Trương Vĩnh Trọng cho biết tình hình tại Mường Nhé đã được giải quyết xong.

Ông Trương Vĩnh Trọng cho biết, xin trích nguyên văn: "Mặc dù là vụ tụ tập đông người, gây rối, nhưng vẫn được giải quyết trong hoà bình. Tất cả đồng bào bị lôi kéo, dụ dỗ đều đã trở về quê quán."

Một mặt tìm cách ổn định tình hình, mặt khác chính phủ Việt Nam ngăn cấm không cho báo chí đến khu vực có xảy ra biểu tình. Vì vậy các thông tin có được rất hạn chế. Tuy nhiên, theo xác nhận của một cư dân địa phương với RFA thì đã có rất đông bộ đội, và thậm chí cả trực thăng quân đội đã được triển khai trong khu vực này.

Ngay cả số người chết và bị bắt giữ torng cuộc biểu tình này cũng không được rõ ràng: Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói với báo chí tại Hà Nội rằng chỉ có 1 em bé thiệt mạng do điều kiện vệ sinh kém. Hãng thông tấn Đức DPA trích dẫn giới chức chính quyền địa phương xác nhận có 3 em nhỏ thiệt mạng.

Việt Nam Tuần Qua ghi nhận sự kiện, lần đầu tiên giới trí thức trong nước mạnh dạn lên tiếng kêu gọi đổi mới chính trị song song với đổi mới kinh tế.

Trong cuộc tọa đàm do tạp chí Cộng sản tổ chức hôm 10/5 tại Hà Nội, các nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam cho rằng "đã đến lúc cần phải giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị".

Giới khoa bảng từ các học viện, viện nghiên cứu đặt ra yêu cầu bức thiết là phải đổi mới thể chế chính trị, và vấn đề này không thể né tránh mãi.
Phát biểu tại cuộc tọa đàm, nguyên phó giám đốc Học viện Báo chí Dương Xuân Ngọc khẳng định đổi mới chính trị phải bắt đầu từ cấp cao nhất, cả trong đảng lẫn ngoài xã hội.

Nhân quyền VN 

Tuần này đánh dấu năm thứ 17 Ngày Nhân Quyền Việt Nam 11 tháng 5. 

frankwolf-vn-hrigths-day-250.jpg
Dân biểu Frank Wolf phát biểu tại Lễ kỷ niệm năm thứ 17 Ngày Nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ hôm 11-5-2011. RFA
Phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm tổ chức tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ Tư, Dân biểu Frank Wolf, thành viên của nhóm các nhà lập pháp Mỹ quan tâm đến Việt Nam, cho rằng tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong năm qua không những không có tiến bộ mà ngày càng tệ hại hơn.

Dân biểu Frank Wolf cũng chí trích mạnh mẽ việc Việt Nam gia tăng trấn áp các tiếng nói bất đồng, ngăn chận internet, bắt giữ giới bloggers, v.v…
Về bang giao quốc tế, tuần này Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục lời qua tiếng lại về vụ tranh chấp chủ quyền trong Biển Đông.

Hôm thứ Ba, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc nói rằng Việt Nam đã vi phạm chủ quyền của Hoa Lục khi tổ chức bầu cử ở Trường Sa.

Đáp lại, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga tuyên bố Việt Nam có đầy đủ các bằng chứng về chủ quyền ở cả Trường Sa – Hoàng Sa, và việc tổ chức bầu cử ở các quần đảo này là một sinh hoạt bình thường trong đời sống chính trị của Việt Nam.

Cùng lúc xảy ra tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh, Hà Nội lại bị Đài Bắc phản đối khi Việt Nam cho rằng Đài Loan chỉ là một tỉnh của Trung Quốc.

Và cuối cùng, đầu tiên báo chí tại Việt Nam công khai lên tiếng chỉ trích Giáo sư Ngô Bảo Châu.

Trong mục "Sự kiện - Bình luận", báo Công An Nhân Dân số đề ngày 10 tháng 5 cho rằng, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã ngộ nhận khi lên tiếng ca ngợi Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ.

Bài báo của tờ Công An Nhân Dân viết: "GS Ngô Bảo Châu đã quá tùy tiện khi đặt Cù Huy Hà Vũ ngang với những biểu tượng anh hùng. Nó dễ gây sự lầm lẫn biến Cù Huy Hà Vũ từ một kẻ vô giá trị thành một biểu tượng. Và điều đáng tiếc là ý kiến của GS Ngô Bảo Châu đã vô tình trở thành một luận cứ tâm lý có lợi cho những kẻ ngu dốt hoặc cơ hội đó."

Tuy mạnh mẽ chỉ trích việc GS Ngô Bảo Châu bênh vực Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, nhưng tờ Công An Nhân Dân cũng không quên nhìn nhận tầm ảnh hưởng của GS Ngô Bảo Châu:

"GS là niềm tự hào của Việt Nam. Trong bối cảnh hiện tại, GS là biểu tượng về mặt trí thông minh cho một dân tộc. Bởi vậy, những phát ngôn của GS không đơn thuần là những câu nói mang tính chất cá nhân nữa vì nó có tác động mãnh liệt đến suy nghĩ và niềm tin của hơn 80 triệu dân."

Và : "Là một tài năng trong lĩnh vực toán học, hình ảnh của GS đã trở thành một cái gì đó hao hao như một nhà triết học, một nhà chính trị học, một nhà xã hội học có khả năng phán xét đúng sai cho mọi vấn đề trong cuộc sống Việt Nam."

Theo dòng thời sự:

Vụ biểu tình ở Điện Biên theo lời kể của người địa phương


2011-05-13

Vụ tập trung cả mấy ngàn người Hmong tại bản Huoi Khoa, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đến nay vẫn khiến dư luận băn khoăn khi mà nhiều nguồn thông tin trái ngược nhau được đưa ra.

AFP photo

Phụ nữ và trẻ em Hmong trong trang phục cổ truyền.

Trong khi ấy tin tức từ một số tổ chức quốc tế theo dõi tình hình người Hmong cho rằng khi người Hmong tập trung vì những bức xúc lâu nay cũng như do niềm tin tôn giáo của họ đã bị quân đội và chính quyền dùng bạo lực giải tán khiến mấy mươi người thiệt mạng, hằng trăm người bị bắt và đến nay còn cả trăm người bỏ trốn vào rừng.

Phía chính phủ Việt Nam thì cho rằng những người Hmong nghe theo kẻ xấu kéo nhau về đó để đòi lập vương quốc tự trị.

Đã giải quyết ổn thỏa?

Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng của chính phủ Việt Nam, sau chuyến đến làm việc tại nơi xảy ra vụ tập trung đông người ở huyện Mường Nhé hồi  ngày 7-8 tháng 5 vừa qua, đã có trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam, cho rằng vụ Mường Nhé đã được giải quyết ổn thỏa trong hòa bình.

Nhiều người tham gia cuộc tập trung đã được đưa trở về quê quán. Vào chiều ngày 13 tháng 5, chúng tôi liên lạc với ba người Hmông ở Lai Châu từng lên đường đến Mường Nhé trong những ngày cuối tháng tư cho đến đầu tháng năm vừa qua và nay đã trở về.

Số người  này không thể nói tiếng Việt và rất nhút nhát ngay cả khi được Mục sư Giàng A Khoa, thuộc hội thánh Liên hữu Cơ đốc ở Lai Châu đưa điện thọai cho họ nói:

Họ không biết nói, không nói…

Những người về giờ đi làm ăn bình thường, có một người thanh niên bị đánh vào chân vào tay nay đang nằm ở nhà.

MS Giàng A Khoa

Ngòai ba người có mặt tại nhà của mục sư Giàng A Khoa kể lại cuộc tập trung ở Mường Nhé mà họ tham gia, còn có một người trở về nhưng bị đánh đang phải dưỡng bệnh, như thông tin mục sư Giàng A Khoa cho hay:

"Những người về giờ đi làm ăn bình thường, có một người thanh niên bị đánh vào chân vào tay nay đang nằm ở nhà."

Chúng tôi cũng liên lạc với những người Hmong sinh sống ngay tại huyện Mường Nhé để tìm hiểu sự việc.  Mục sư Sùng A Dũng, hiện sống tại xã Liên Su sì, chừng 25 kilômét cách bản Huoi Khon, xả Nậm Kè nơi diễn ra cuộc tập trung diễn ra xác nhận như sau:

"Bên này không có người sang đó. Tôi có một người quen làm quán  ở đây về dưới đấy; khi lên tôi hỏi thì cho biết có người đông lắm. Không biết từ đâu tới, chắc từ Lào Cai, Dak Lak.

Những người đó đã bỏ mà rồi nhưng không có đức tin. Chủ nhật họ không cầu nguyện với Chúa, họ nói Chúa không làm gì cho nó nên tự làm thôi."

Anh Giàng A Chu, một người dân ngay tại xã Huoi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biện, đã không tham gia vào số người tập trung nên chỉ có thể cho biết một số thông tin vào thời điểm đó như sau:

"Tôi thấy đông lắm, nhưng chính quyền đến đông lắm, có bộ đội nữa và giải quyết họ về hết rồi. Tôi không vào, lo đi cuốc nương nên không biết."

Tôi thấy đông lắm, nhưng chính quyền đến đông lắm, có bộ đội nữa và giải quyết họ về hết rồi. Tôi không vào, lo đi cuốc nương nên không biết.

Giàng A Chu

Thông tin không rõ ràng

Vào chiều ngày 12 tháng 5, khi chúng tôi liên lạc được với mục sư Giàng A Khoa thì ông cho hay có 28 người thiệt mạng, do họ chống cự lại chính quyền và bộ đội khi tập trung tại Mường Nhé; nhưng đến khi gặp lại một ngày sau thì mục sư Khoa trả lời giống như phát biểu của phát ngôn nhân Bộ Ngọai giao Việt Nam, và Nguyễn Phương Nga, đưa ra ngày 12 tháng 5 và được truyền thông trong nước loan đi là chỉ có một trẻ em chết do bệnh vì điều kiện vệ sinh kém và thời tiết xấu.

Trong khi đó thì một số tổ chức nước ngòai theo dõi tình hình người Hmông, cũng như tín hữu Cơ đốc giáo tại khu vực miền núi Tây bắc Việt Nam cho biết số người chết do bị quân đội và chính quyền địa phương sát hại lên mấy chục người, ngòai ra có cả trăm người bị bắt và cả trăm người khác chạy trốn vào rừng.

Từ ngày 5 tháng 5 khi thông tin về vụ tập trung đông người ở huyện Mường Nhé bắt đầu được các hãng thông tấn quốc tế loan đi, phía chính quyền Việt Nam vẫn không cho các phóng viên nước ngòai đến tại khu vực Mường Nhé. Lý do đuợc đưa ra là đường xá xấu, thời tiết không thuận lợi.

Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội cũng có kêu gọi phải có điều tra cụ thể về những thông tin loan đi.

Tuy vậy đến nay vẫn chưa thể có nguồn độc lập nào để kiểm chứng các tin tức đã đưa ra. Ngay cả những người tham dự và như lời của một mục sư tại Lai Châu sau khi nghe tường trình của đồng bào ông kể lại vẫn bất nhất.

Lúc này những người quan tâm đến tình hình đều mong muốn có được nguồn tin chính xác được kiểm chứng độc lập; nhưng điều này dường như bất khả thi cho đến lúc này.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Luật sư vụ Bến Cát tiếp tục khiếu nại

Luật sư Trần Đình Triển nói chuyện với gia đình anh Nhựt

Công an Bình Dương nói ông Nguyễn Công Nhựt tự nguyện ở lại đồn công an và kết quả giám định xác nhận ông tự vẫn , nhưng luật sư và gia đình tiếp tục khiếu nại.

Hôm 10/05, công an tỉnh Bình Dương đã có kết luận chính thức sau khi khám nghiệm pháp y và giám định chữ viết về vụ ông Nhựt tử vong tại đồn công an huyện Bến Cát hôm 25/04.

Theo báo cáo của công an, ông Nguyễn Công Nhựt đã ở lại trụ sở công an huyện Bến Cát bốn ngày từ 21/04-25/04 một cách "tự nguyện" vì trong quá trình điều tra ông đã khai báo nhiều chi tiết liên quan nhân viên công ty Kumho nên sợ không dám về.

Ông đã làm đơn xin tự nguyện ở lại, giám định chữ viết nói đây đúng là chữ của ông, cũng như chữ trong 'thư tuyết mệnh' để lại hiện trường.

Công an Bình Dương cũng nói ông Nguyễn Công Nhựt đã thắt cổ tự tử, cái chết không có sự tác động của ngoại lực và không có độc chất.

Gia đình ông Nhựt và luật sư bảo vệ đã được thông báo các kết quả này trong hai hôm 11/05 và 12/05.

Không đồng ý

Sau các cuộc tiếp xúc với công an, cả thân nhân ông Nguyễn Công Nhựt lẫn luật sư Trần Đình Triển đều nói với báo chí rằng họ phản bác các lý giải của công an mà họ cho là "vô lý".

Bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền, vợ ông Nhựt, ngay lập tức đã gửi đơn yêu cầu công an tỉnh cung cấp cho gia đình tất cả các biên bản và tư liệu khám nghiệm, trưng cầu và kết luận giám định.

Ông Nguyễn Công Nhựt, sinh năm 1981, trước khi qua đời là Trưởng phòng Quản lý sản phẩm của Công ty Kumho, đóng tại khu công nghiệp Mỹ Phước 3, huyện Bến Cát.

Công an nay nói ông tự nguyện ở lại, "được bố trí ở tại phòng làm việc của đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội và không bị hạn chế hay giam giữ gì".

Được tin cảnh sát viên điều tra bị cáo buộc 'gạ tình' bà Thanh Tuyền trên điện thoại đang bị công an Bình Dương xem xét đưa ra hình thức kỷ luật.

Hai phó chủ tịch tỉnh duyệt chi sai tiền ủng hộ lũ lụt

Đồng bào lũ lụt gặp khó khăn nhưng tiền vận động được đã bị địa phương sử dụng sai nguyên tắc. Từ những sai sót trên, hai vị Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang bị đề nghị kiểm điểm.

Sau gần hai tháng kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang đã có kết luận về những sai phạm liên quan đến số tiền 1,4 tỷ đồng ủng hộ người nghèo và miền Trung - Tây Nguyên bị lũ lụt.

Theo kết luận, năm 2010 Ủy ban MTTQ tỉnh Kiên Giang tiếp nhận 2,5 tỷ đồng tiền hỗ trợ nhưng nơi đây chỉ chuyển đi 500 triệu đồng, số tiền "ém" lại bị chi sai nguyên tắc dẫn đến việc bà Nguyễn Hồng Tươi (chánh văn phòng) chiếm đoạt 180 triệu đồng.

Trong quá trình lãnh đạo với vai trò là Bí thư Chi bộ, ông Trịnh Văn Sút (Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Kiên Giang) đã thiếu kiểm tra nên để thuộc cấp sử dụng các nguồn quỹ sai nguyên tắc. Riêng cá nhân ông Sút đã duyệt chi tạm ứng sai trên 200 triệu đồng.

Trong năm 2010, với vai trò là Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ông Đặng Công Huẩn đã duyệt chi 434 triệu đồng từ nguồn quỹ ủng hộ đồng bào thiệt hại lũ lụt để tặng quà tết cho người nghèo, thăm đối tác và tổng kết năm. Cũng để tặng quà tết cho người nghèo và thăm đối tác, cuối năm 2009 Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hoàng Sa đã duyệt chi trên 320 triệu đồng lấy từ nguồn quỹ ủng hộ đồng bào lũ lụt.

Từ những sai sót trên, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang kiểm điểm trách nhiệm đối với ông Huẩn và ông Sa.

Thiên Phướ

Friday, May 13, 2011

Mục Sư Trần Nguyên: Trên 300 Người Hmông Bị Giết


Xin giới thiệu với qúy vị, mục sư Trần Nguyên, Tổng thư ký của Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Các Dân Tộc Việt Nam (VPEF), hôm nay đã được phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH của Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ thuộc hệ thống www.paltalk.com thực hiện một cuộc phỏng vấn, về những gì đã xảy ra đối với các tín hữu Tin Lành như MS Chủ Tịch Hiệp Hội Nguyễn Công Chính và cuộc biểu tình của đồng bào Hmông tại Mường Nhé, thuộc tỉnh Điện Biên.

Sau đây là những trích đoạn trong lời phát biểu của MS Trần Nguyên:

- Ngày 28/4/2011 vừa qua, MS Nguyễn Công Chính trên đường đi công tác nghiệp vụ trở về địa phương, trở về nhà, thì theo lời yêu cầu của chính quyền địa phương, MS có đến ... để đăng ký tạm vắng tạm trú cho các anh em sinh viên sắc tộc để xuống Sài Gòn đi học ...và khi ông đến đó thì Chính quyền họ gạt ông lại đó rồi bắt còng tay... Rồi lại nhà khám xét, ... Mình thấy không có sự ngay thẳng trong này... Trong giai đoạn trước MS Chính cũng đấu tranh cho những hội thánh Tin Lành tư gia mà bị bắt bớ, bị nghiêm cấm, không cho sinh hoạt, tụ tập lại để thờ phượng Chúa... Từ những việc đó đã đụng chạm đến chính quyền và công an... Tổng kết lại ông Chính đã bị 20 tra tấn đánh đập, 86 lần bị trục xuất khỏi nhà ở, 23 lần bị ủi sập nhà nguyện, 300 lần bị thẩm vấn. Những lần đó, MS Chính đấu tranh cho cái quyền tự do sinh hoạt tôn giáo, quyền căn bản thiêng liêng của mọi người dân mà chính luật pháp của Việt Nam đã ra những pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, họ ra nghị định, chỉ thị, nói chung là công bố cho thế giới, VN tôn trọng cái quyền tín ngưỡng thiêng liêng về tôn giáo... Nhưng thật sự trong mấy năm vừa qua... tất cả các tôn giáo đều có sự khó khăn, bắt bớ... Đặc biệt ở hội thánh chúng tôi... Họ nói rằng không được tự do sinh hoạt... Mỗi lần nhóm lại là phải đăng ký xin phép... Khi mình tới đăng ký thì họ nói giáo phái này chưa có được công nhận, đợi cấp trên công nhận thì họ mới cho phép...

Trả lời về một câu hỏi về cuộc biểu tình của đồng bào Hmông ở Mường Nhé, thuộc tỉnh Điện Biên, MS Nguyên cho biết như sau:

- Cách đây 10 hôm thì tôi được một mục sư ở ngoài đó, anh em cũng có báo khoảng 3000 người dân sắc tộc tại đó biểu tình, họ yêu cầu 1) về đời sống, về đất đai phải được thỏa đáng... 2) chăm sóc các hộ nghèo cho công bằng, và 3) về tín ngưỡng tôn giáo... Nghe nói rằng có vụ xung đột với công an... Cách một hôm đây, anh em có điện thoại cho chúng tôi, mấy sắc tộc thông báo với nhau để cầu nguyện cho sắc tộc Hmông... có 400 người bị giết chết và thương tích luôn... con số tử vong nghe nói khoảng đâu 300, cùng luôn thương tích là 400 trên dưới... Nguồn tin này của môt mục sư, xin được phép, vì lý do an ninh, mình xin dấu tên...là con cái Chúa nên cũng đáng tin cậy...

Thật tình, không ai hiểu nổi, dưới ánh sáng của thế kỷ 21 này, những tín hữu Tin Lành hội tụ với nhau để học Kinh Thánh và cầu nguyện Chúa mà lại phải xin phép. Cái này mà gọi là quyền tự do tín ngưỡng ư ??? Rồi thôi, họ cũng ngoan ngoãn đến xin phép chính quyền địa phương, thì được trả lời: "tôn giáo Tin Lành này chưa được công nhận, phải được cấp trên công nhận thì mới được cho phép." Ấy là chưa kể đến việc cố tình, "trên bảo dưới không nghe", dù luật lệ của trên đã thay đổi, nhưng cấp dưới chẳng nghe theo, làm gì được họ, nạn nhân chỉ biết cười trừ mà thôi. Chỉ khi nào nước CHXHCNVN này sụp đổ, thì mới có tự do tôn giáo mà thôi.

Ngày 12 tháng 5 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.wordpress.com
Xin phổ biến tự do

PS: 2 đoạn thâu âm cuộc phỏng vấn của phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH và MS Trần Nguyên:

Attachment: MS TranNguyen 12.mp3
Attachment: MS TranNguyen 22.mp3

Lún, hở tại mố cầu Cần Thơ

Thứ Sáu, 13/05/2011

Từ đường dây nóng:0918033133 - (08) 39971010 - Hà Nội: (04) 38473663

TT - "Dốc cầu Cần Thơ phía bờ Cần Thơ bị lún, hở gây khó khăn cho xe lưu thông" - một bạn đọc phản ảnh ngày 12-5.

Theo ghi nhận, tại mố cầu (phần tiếp giáp giữa đường dẫn và cầu chính) phía bờ Cần Thơ bị hở (ảnh), có nơi vết hở rộng hơn 10cm. Riêng phần cầu chính bị lún thấp so với mặt đường. Có mặt tại đây trưa 12-5, chúng tôi thấy một số ôtô trong lúc lấy đà lên cầu đã phải thắng chậm lại, nếu cho xe lao thẳng qua mố cầu bị hở thì xe bị dằn xóc mạnh.

Ông Phan Quang Dự - giám đốc Công ty TNHH một thành viên Quản lý và khai thác cầu Cần Thơ - cho biết công ty cùng đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công dự án cầu Cần Thơ đã khảo sát và đang đề nghị nhà thầu sửa chữa do còn trong giai đoạn bảo hành. Nhà thầu sẽ sửa chữa nơi lún, hở trên trong thời gian sớm nhất.

CHÍ QUỐC

Đau xót như thịt da bị cắt

TT - Ngày 9-5, chúng tôi đi tìm hiểu mô hình quản lý rừng cộng đồng của thôn Đạ Nha, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng.

Xuất phát từ làng Đạ Nha, tôi và anh Trần Văn Bình (hạt phó Hạt kiểm lâm vườn quốc gia Cát Tiên) từ xa đã thấy một chiếc xe máy chở một khúc gỗ nằm ngang chạy tới. Tôi vội lấy máy ảnh trong túi bấm nhanh mấy kiểu. Chưa kịp ngồi yên trên xe, lại thấy một chiếc xe máy khác, chỉ kịp thấy một gương mặt lạnh lùng với khúc gỗ trên xe chạy băng qua trước mặt.

Xe chở gỗ ầm ầm lao từ rừng xuống

Xe reo vận chuyển những cây gỗ rất to

Gỗ lậu cùng đồ nghề được chở từ rừng Cát Lộc về Đạ Nha

Một cây rừng vừa bị "lâm tặc" đốn ngã

Những người chở gỗ ngồi nghỉ, chờ chuyến hàng kế tiếp

Dấu vết của việc phá rừng và vận chuyển gỗ trước đó

Chúng tôi leo lên một cái dốc trơn tuột. Bỗng ầm ầm từ trên dốc cao tiếp tục một chiếc xe máy phăm phăm lao tới với khúc gỗ nằm ngang choán hết cả lòng đường. Vừa nhảy sang bên tránh khúc gỗ quật vào người đã thấy xe vượt qua mặt, người lái xe chở gỗ còn thản nhiên ngoái lại cười với chúng tôi. Chưa hết hoàn hồn, bỗng trước mặt lại ầm ầm 3, 4, 5, 6... 12... xe máy chở gỗ tiếp tục lao xuống dốc. Trên mỗi xe chở 1-2 khúc gỗ có đường kính 30-40cm. Mỗi khúc gỗ đều được cưa xẻ nhẵn và vuông vức.

Chưa hết ngạc nhiên thì một chiếc xe reo chở đầy gỗ nặng nề bò xuống dốc. Cây nào cây ấy to hơn cột đình làng. Người tài xế cũng vui vẻ giơ tay vẫy chào tôi và anh cán bộ kiểm lâm. Mới chỉ đi được khoảng 30 phút mà chúng tôi đã bắt gặp hơn 20 chiếc xe máy chở gỗ chạy xuống núi cùng một xe reo chất đầy gỗ. Khi vào sâu trong rừng chúng tôi còn nghe tiếng cây đổ ầm ầm và có cả trâu kéo gỗ, tiếng máy cưa rộn ràng khắp cánh rừng.

Anh Trần Văn Bình cho biết cánh rừng Cát Lộc này bị coi là rừng nghèo kiệt và đang nằm trong quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp của địa phương. Huyện Đạ Tẻh đã ký hợp đồng giao đất rừng cho 12 doanh nghiệp khai thác trắng và chuyển sang trồng cao su. "Rừng với những cây gỗ to đường kính đến 60cm còn nằm ngổn ngang cả đây sao gọi là rừng nghèo được(!?)" - tôi nói và anh Bình lặng im.

Rừng Cát Lộc được coi là rừng đầu nguồn của sông Đồng Nai, là rừng trong vùng đệm của vườn quốc gia Cát Tiên. Không có rừng trong vùng đệm, thử hỏi liệu vùng lõi có bảo vệ được không? Rừng Cát Lộc nằm ở vùng đồi cao, từ bao đời nay tạo ra ngọn nguồn dòng nước sinh sống cho hàng triệu người dân vùng dưới huyện Cát Tiên và Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng. Rừng mất, dân sẽ đi về đâu? Thật đau xót như cắt phải da thịt mình.

TS VŨ NGỌC LONG (phó viện trưởng Viện Sinh học nhiệt đới)

Việt Nam: số người Hmong biểu tình bị bắt vẫn được giữ kín


VN hôm nay chính thức cho biết đã bắt giữ một số người liên quan cuộc chống đối hy hữu của sắc tộc Hmong vốn ra sức thành lập Vương Quốc riêng của họ tại vùng núi rừng Tây Bắc VN, thông tấn xã AFP đưa tin này hôm nay.

Lên tiếng với phóng viên, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao VN cho biết một số cá nhân có hành động thái quá đã bị giam giữ để điều tra và sẽ được ứng xử theo luật lệ VN.
Bà Nga không cho biết có bao nhiêu người Hmong biểu tình đã bị bắt, nhưng lưu ý rằng hiện đã có nhiều tin phóng đại liên quan tình hình này và sự thật đã bị xuyên tạc.
Theo tổ chức đấu tranh cho tự do tôn giáo trụ sở tại Anh, là Christian Solidarity Worldwide (Đoàn Kết Cơ Đốc Toàn Cầu), thì 130 người đã bị giam giữ sau khi bộ đội VN giải tán các tín đồ Tin Lành Hmong hồi tuần rồi. 
Một nguồn tin quân sự cho thông tấn xã AFP biết rằng hồi đầu tháng Năm này, hàng ngàn người Hmong ở tỉnh Điện Biên biểu tình đòi được tự trị nhiều hơn cũng như tự do tôn giáo, dẫn đến đụng độ với quân đội VN. Nguồn tin này nói thêm rằng lực lượng đặc biệt phối hợp với viện quân được đưa tới vùng bất ổn ở khu vực biên giới giáp với Lào sau khi cuộc biểu tình xảy ra.
Theo phát ngôn viên Nguyễn Phương Nga thì đám đông tụ tập hiện đã tự nguyện trở về nhà.
Bà Nguyễn Phương Nga thừa nhận có một trẻ bị chết vì ốm do thời tiết xấu và điều kiện vệ sinh kém.
Trong khi đó, VN ngăn chận không cho các phóng viên nước ngoài tới nơi xảy ra bất ổn.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Tổ chức bầu cử ở Hoàng Sa và Trường Sa là chuyện nội bộ của Việt Nam ???


Lên tiếng với phóng viên AFP trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại Giao VN hôm nay liên quan việc VN xúc tiến kế hoạch bầu cử Đại biểu Quốc Hội khoá 13 và Hội đồng Nhân dân các cấp tại quần đảo Trường Sa.

Bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao VN, nói rằng VN có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của VN tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và việc VN tổ chức cuộc bầu cử như vừa nói là chuyện nội bộ của VN, bảo đảm quyền lợi của công dân VN theo như quy định của luật pháp và hiến pháp VN.
Bà Nga lên tiếng sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ đã phản ứng về kế hoạch bầu cử này của VN.
Liên quan việc Đài Loan phản ứng mạnh mẽ khi VN cho rằng Đài Loan là 1 tỉnh của TQ, bà Nga nói rằng cách thức sử dụng tên gọi của Đài Loan như vậy là phù hợp với chính sách nhất quán của VN.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved

Giá điện và xăng có thể tăng nữa


Hôm qua, hãng thông tấn Reuters loan tin trích dẫn ý kiến của Bộ trưởng Tài Chính Vũ Văn Ninh nói giá điện và giá nhiên liệu xăng dầu tại Việt Nam quá thấp và có thể tăng thêm nữa.

Ông Vũ Văn Ninh cho rằng nếu trong năm nay giá điện không được điều chỉnh thì ngành điện của Việt Nam sẽ phải lỗ thêm nữa. Tin vừa qua cho biết có thể đầu tháng sáu tới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ xem xét lại giá điện và có thể cho tăng lên nữa.

Đối với giá xăng dầu, thì ông Vũ Văn Ninh có ý kiến là nếu giá trên thị trường thế giới tăng lên, giá nội địa cũng sẽ được điều chỉnh tăng; trong trường hợp giá giảm thì cơ quan chức năng sẽ cho tái tục lại thuế nhập khẩu ở mức thích hợp và giảm giá bán lẻ nếu điều kiện cho phép.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam


2011-05-12

Một xã hội có đuợc xem là phát triển bền vững hay không ngoài yếu tố ổn định kinh tế, chính trị; an sinh xã hội cũng được xem là nhân tố cốt yếu vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của chính nguời dân trong xã hội.

Source lũ-lụt-Hà Tĩnh

Đi nhận hàng cứu trợ bằng bè chuối hôm 18/10/2010 ở Hà Tĩnh.


Vậy hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam hiện nay ra sao?

An sinh xã hội được thực hiện theo kiểu "bà đỡ"

An sinh xã hội (ASXH) được hiểu đơn giản là sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình bằng những biện pháp công cộng trước những sự cố đột ngột về kinh tế và xã hội như thất nghiệp, tai nạn lao động, ốm đau, tàn tật cho các nhóm đối tượng như từ thanh niên cho đến người già, trẻ em, người nghèo... mà gọi gộp chung là nhóm yếu thế. Ngoài ra ASXH cũng hướng đến mục tiêu đảm bảo các vấn đề về chăm sóc sức khỏe, y tế, bệnh viện và một số phúc lợi xã hội khác. Các chính sách cụ thể trong ASXH bao gồm: bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội. 
An sinh xã hội là một vấn đề lớn của bất kỳ một quốc gia nào, tuy nhiên, hệ thống ASXH ở Việt Nam vẫn đang trong quá trình hình thành, chưa đồng bộ, mức độ bao phủ thấp, mức độ tác động và tính bền vững của các chương trình chưa cao. Trong lần trả lời trên báo Tuổi trẻ Online, T.S Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết, Việt Nam chú trọng nhiều vào phát triển kinh tế, còn với an sinh xã hội chỉ được thực hiện chính sách theo kiểu "bà đỡ." 
Việt Nam chú trọng nhiều vào phát triển kinh tế, còn với an sinh xã hội chỉ được thực hiện chính sách theo kiểu "bà đỡ." 
T.S Nguyễn Thị Lan Hương
Hiện tại, Việt Nam dành tới gần 40% trong tổng chi ngân sách Nhà nuớc cho ASXH, các nguồn vốn rót cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không hề ít, nhưng trên thực tế thì ASXH vẫn chưa bao trùm được mọi đối tượng, nhất là những nhóm yếu thế.
Đánh giá một cách tổng quan về hệ thống ASXH hiện nay tại Việt Nam, T.S Trần Thị Út, Giám đốc Trung tâm Phát triển Bền Vững nhận xét:
Công nhân không có tay nghề, khó kiếm việc thường chỉ làm bốc vác mướn theo ngày. (ảnh minh họa) AFP
Công nhân không có tay nghề, khó kiếm việc thường chỉ làm bốc vác mướn theo ngày. (ảnh minh họa) AFP
Mạng lưới ASXH của Việt Nam hiện nay trên nguyên tắc thì bao trùm nhưng trên thực tế thì có rất nhiều nhóm người không được hỗ trợ hoặc tiếp cận các dịch vụ của ASXH. Đầu tư cho ASXH đó trên nguyên tắc thì nhóm nghèo và nhóm yếu thế đang được hỗ trợ và thêm một phần nữa là nhóm ưu tiên về diện chính sách, như là có công với cách mạng, nhưng trên nguyên tắc thôi, nhưng trên thực tế cũng có rất nhiều người, ngay cả cha mẹ của những liệt sĩ đi nữa, nhà cửa cũng lôm côm, cũng không được chăm sóc y tế đầy đủ đâu. 
 
Có lẽ vì mức bao phủ của ASXH chưa đầy đủ, nên một số cuộc đình công đòi hỏi phúc lợi xã hội, trợ cấp chế độ của công nhân nhiều nhà máy đã diễn ra từ Bắc đến Nam. Dù rằng, đó có thể thuộc trách nhiệm của các nghiệp đoàn, nhưng chính sách ASXH không thể đứng bên ngoài những cuộc biểu tình hay đình công, để đảm bảo một cuộc sống cơ bản của người lao động. 
Hơn nữa, khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất được cải thiện hơn, thì khoảng cách về bất bình đẳng thu nhập, sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội Việt Nam lại rõ rệt hơn. Đồng thời, tình trạng trẻ em lang thang, bỏ học đi làm kiếm sống và người già, người khuyết tật cơ nhỡ, không được chăm sóc là những hình ảnh thường ngày mà bất cứ ai cũng có thể bắt gặp. Phải chăng chính sách ASXH đã thực sự bao phủ và bền vững ?
ASXH của Việt Nam hiện nay trên nguyên tắc thì bao trùm nhưng trên thực tế thì có rất nhiều nhóm người không được hỗ trợ hoặc tiếp cận các dịch vụ của ASXH. Đầu tư cho ASXH đó trên nguyên tắc thì nhóm nghèo và nhóm yếu thế đang được hỗ trợ và thêm một phần nữa là nhóm ưu tiên về diện chính sách, như là có công với cách mạng
T.S Trần Thị Út

Khi nhắc đến ASXH thì người ta thường nhắc đến các vấn đề bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế nhằm đánh giá mức độ hiệu quả và ảnh hưởng của ASXH đến toàn bộ xã hội. Trong đó, bảo hiểm y tế là để đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục tình trạng ốm đau, bệnh tật cho người dân. Bảo hiểm xã hội gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhằm thực hiện các chế độ như đau ốm, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí và bảo hiểm thất nghiệp. 
Khi hỏi T.S Trần Thị Út một đánh giá chung về tình hình bảo hiểm y tế cho người nghèo, bà cho biết:
Người dân cũng đang được khuyến khích mua bảo hiểm y tế. Khi mua Bảo hiểm Y tế, thì họ sẽ có được những hỗ trợ khi khám bệnh và những người già nghèo thì họ được khám bệnh không tốn tiền, thì bảo hiểm xã hội cũng đáp ứng được khá đầy đủ cho những người nghèo.
Họ đi bệnh viện, thì họ được hỗ trợ chi phí, miễn phí. Con cái họ học hành cũng được miễn phí, đó cũng là những hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo. Nhưng họ phải có được sổ hộ nghèo. Sổ hộ nghèo phải được cơ quan địa phương cấp, ở đây là các chính quyền ấp, xã, chính quyền phường khóm. 
Chuẩn nghèo thì có chung cho từng thành phố hay từng tỉnh, thí dụ như thành phố Sài Gòn thì chuẩn nghèo 
Giá cả tăng làm đôi vai người nghèo càng thêm nặng gánh. AFP
Giá cả tăng làm đôi vai người nghèo càng thêm nặng gánh. AFP
là một đô la/một ngày/người. Gia đình có thu nhập dưới 500,000 một người/tháng coi như là nghèo.

Bà cũng cho biết thêm, chính sách ASXH chỉ hỗ trợ những vấn đề về mặt y tế, hoặc cho vay vốn làm ăn cho những gia đình nghèo có sổ hộ khẩu, còn những người lao động tự do hoặc không có giấy tờ hợp pháp thì không được hưởng những mức an sinh này.
Họ đi bệnh viện, thì họ được hỗ trợ chi phí, miễn phí. Con cái họ học hành cũng được miễn phí, đó cũng là những hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo. Nhưng họ phải có được sổ hộ nghèo. Sổ hộ nghèo phải được cơ quan địa phương cấp
T.S Trần Thị Út

Phát triển kinh tế ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển ASXH

Hiện tại, Việt Nam đang chuẩn bị chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011 – 2020, trong đó, đề án chuẩn bị với nguyên tắc xuyên suốt coi an sinh xã hội là quyền cơ bản: ăn, mặc, ở, có việc làm và mục tiêu mà chiến lược hướng đến là bảo đảm an sinh xã hội cho tất cả mọi người.
Có thể nói, chính sách về ASXH phải luôn đi kèm với chính sách phát triển kinh tế nhằm tạo ra sự phát triển bền vững. Việc đảm bảo một chính sách ASXH công bằng và giúp đỡ được mọi nhóm yếu thế là điều hết sức cần thiết, T.S Nguyễn Xuân Mai, Viện Xã hội học, thuộc Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam đánh giá sự kết hợp ấy như sau:
Trong việc vạch ra chính sách an sinh xã hội, cần phải có một mối quan hệ hết sức mật thiết với chiến lược phát triển kinh tế xã hội và phải chú trọng dành những phần đầu tư xứng đáng cho hệ thống ASXH và sớm hình thành hệ thống ASXH hoàn chỉnh hơn. Nếu không, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, nếu không có chính sách ASXH tốt, thì có thể tăng trưởng kinh tế sẽ gạt ra ngoài lề một số người được hưởng
Nữ công nhân đang trên đường đến làm việc ở công xưởng ngoại thành Hà Nội. AFP
Nữ công nhân đang trên đường đến làm việc ở công xưởng ngoại thành Hà Nội. AFP
các lợi ích. Trong quá trình phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế nhanh, thì nó đòi hỏi một chính sách ASXH để hỗ trợ cho các nhóm yếu thế và làm giảm đi những bất bình đẳng xã hội. 

Trong việc vạch ra chính sách an sinh xã hội, cần phải có một mối quan hệ hết sức mật thiết với chiến lược phát triển kinh tế xã hội và phải chú trọng dành những phần đầu tư xứng đáng cho hệ thống ASXH và sớm hình thành hệ thống ASXH hoàn chỉnh hơn.
T.S Nguyễn Xuân Mai
Ngoài ra, T.S Trần Xuân Mai cũng giải thích thêm, việc chống lạm phát, nhằm đảm bảo ổn định thu nhập cho người lao động là việc làm rất cần thiết hiện tại vì nếu không thì những thành quả giảm nghèo của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiệm trọng.
Trong phiên họp của diễn đàn ASEM về lưới an toàn xã hội mới diễn ra ở Hà Nội hồi giữa tháng 4, ông Michael Cichon, Tổng Vụ trưởng An sinh Xã hội, thuộc Tổ chức Lao động Quốc tế cho rằng phải sau 4 năm nữa thì không gian tài khoá của Việt Nam mới có thể mở rộng đủ để cải thiện dần sàn ASXH – một sáng kiến của Liên hiệp quốc - gồm 4 hình thức đảm bảo cơ bản: tiến tới chăm sóc sức khoẻ cho mọi đối tượng; đảm bảo thu nhập cho trẻ em; trợ giúp người thất nghiệp, thiếu việc làm và người nghèo; đảm bảo thu nhập cho người già và người khuyết tật.
Hi vọng rằng, với những nỗ lực của Chính phủ thông qua chính sách tài khoá hướng đến an sinh xã hội, bình đẳng cho các nhóm yếu thế trong xã hội sẽ được cải thiện hơn, mức sống cơ bản hay những quyền lợi tối thiểu về chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ việc làm…của người dân sẽ được đảm bảo; nhằm tạo nên sự phát triển bền vững cho toàn xã hội. Vì xét cho đến cùng thì đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho người dân là điều mà bất kỳ một xã hội nào cũng phải hướng đến.   

Theo dòng thời sự:

Quyền con người có được tôn trọng ở Việt Nam?



2011-05-12

Nguyện vọng của người dân Việt là sớm được hưởng dân chủ - nhân quyền, lý tưởng đó được nhân loại tiến bộ xem như bầu không khí, hơi thở, nhịp tim nhưng ở Việt Nam thì vẫn còn bị hạn chế.

RFA file photo

BS Nguyễn Đan Quế tại nhà riêng khi công an đến khám xét nhà trước đây.

 

Xin mời quý vị theo dõi tâm tình của 4 người dân trong nước, đặc biệt nhất đây là 4 khán thính giả hàng ngày đều vào nghe và từng đóng góp tiếng nói với các chương trình của Đài Á Châu Tự Do (RFA). 

Cần lên tiếng vì nhân quyền

Là sáng lập viên Cao Trào Nhân Bản năm 1990 tại Sài Gòn, từng ngồi tù suốt thời gian tổng cộng hơn 20 năm, được tặng nhiều giải thưởng nhân quyền quốc tế, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nói lên suy tư của mình nhân Ngày Nhân Quyền Việt Nam, 11 tháng 5.

Mức độ nhân quyền của Việt Nam ngày hôm nay có hay không thì tôi xin thưa với quý vị rằng là không hề có một điều gì trong cuộc sống hiện tại của chúng tôi cả.

Lư Thị Thu Trang

BS Nguyễn Đan Quế: "Đấy là điều mà dân tộc ta mong muốn. Đấy, anh em mình nói thật thế! Khi nào mà có nhu cầu cần thiết cho đất nước thì mình lên tiếng ngay. Chính tôi và tôi thành thật với dân tộc mình, chúng ta cố gắng lấy cái mốc ngày hôm nay để biến nó thành một cái ngày mà người ta không nhớ nó ở đâu ra, mà nó là của chung của dân tộc Việt Nam. Đấy là, theo tôi là nguyện vọng của cá nhân tôi, là nguyện vọng của dân tộc Việt Nam và lợi ích do cuộc đấu tranh của chúng ta đấy. Tình thật tôi chưa bao giờ được dịp sang Mỹ bao giờ cả, nhưng mà đúng như thế thì quả nhiên cái ngày đó bây giờ người ta thấy nó thân thuộc, quen biết như từ lâu rồi, mà của người ta, đấy là chúng ta thành công. Theo tôi thì tình hình lúc này ở trong nước đòi hỏi chúng ta nên làm một chuyện như thế. Tôi đã quyết định nói rõ điều đó là một điều cần thiết, cần lên tiếng."

Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Hội Trưởng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị & Tôn Giáo Việt Nam, từng bị giam cầm trên ¼ thế kỷ vì đấu tranh cho tự do tôn giáo, được Tổ Chức Human Rights Watch trao Giải Thưởng Nhân Quyền Năm 2009, giải bày qua câu câu chuyện với RFA:

Thượng tọa Thích Thiện Minh: "Nhà nước Việt Nam cũng không có dấu hiệu cải thiện về nhân quyền. Nói đúng ra thì trong thời gian gần đây tôi nhận biết được là nhà nước Việt Nam dùng bạo lực nhiều hơn trước nữa, cho nên sự vi phạm nhân quyền được đặt trong tình trạng báo động hiện nay, theo tôi hiểu như vậy ạ. Chỉ cách đây mấy hôm thôi thì chắc có lẽ quý Đài cũng biết vấn đề người H'Mong ở phía Bắc, năm sáu ngàn người họ biểu tình đòi hỏi những quyền lợi của họ nhưng mà nhà nước Việt Nam đã ra tay trấn áp, đàn áp. 

THTHIENMINH8.jpg
Thượng tọa Thích Thiện Minh. RFA file photo.
Và tôi hiểu biết được ở trên các đài trong cùng như ngoài nước là nhiều người bị chết, nhiều người bị hành hung, nhiều người bị bắt bị cầm tù. Thời gian gần đây nhứt nữa bên tôn giáo, chẳng hạn như ông Nguyễn Văn Lý, một người đại diện cho Phật Giáo Hòa Hảo truyền thống bị bắt giam tới ngày hôm nay cũng chưa biết như thế nào nữa."

Về sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo tại Việt Nam, Thượng tọa Thích Thiện Minh giải thích:

Thượng tọa Thích Thiện Minh: "Nếu tất cả các tôn giáo này mà nằm trong cái quốc doanh do nhà nước quản lý thì họ dễ dàng tự do hoạt động, còn những tôn giáo nào, trong đó có Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, muốn độc lập và phát triển tự do thì bị cấm đoán, chứ không có gì thay đổi cả. Cái giáo hội quốc doanh của nhà nước thì dân chúng đến chùa hay đến nhà thờ một cách tự do thoải mái, đông đảo, cho nên du khách quốc tế họ nhìn thấy thì đó là bề ngoài, hình thức, chứ không phải nội dung bên trong. Bên trong thì cái vị linh mục đó, vị tu hành Phật Giáo đó phải có chân trong chính quyền, hoặc họ là đại biểu quốc hội, hoặc họ nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc, hoặc họ như thế nào đó, cho nên nơi đó mới tổ chức đông đảo như vậy. Còn dân chúng có một số người thì họ có niềm tin đối với tôn giáo thôi cho nên họ không đặt nặng vấn đề chính trị nữa, cho nên họ có đức tin tôn giáo về mặt tâm linh thì họ đến thôi, chớ còn họ không phân biệt vị tu hành đó, cái tôn giáo đó nó có bị nhà nước như thế nào hay không, đó là điều làm cho quốc tế có khi bị nhầm lẫn."

Theo Thượng tọa Thiện Minh thì ước mơ đơn giản nhứt của người dân Việt Nam còn xa vời:

Nhà nước VN không có dấu hiệu cải thiện về nhân quyền. Nói đúng ra thì trong thời gian gần đây tôi nhận biết được là nhà nước VN dùng bạo lực nhiều hơn trước.

TT Thích Thiện Minh

Thượng tọa Thích Thiện Minh: "Theo tôi nghĩ thì người dân hiện bây giờ không đặt kỳ vọng gì cả vì Việt Nam hồi xưa tới giờ đã  ký nhiều công ước quốc tế về quyền con người nhưng mà không có thực hiện hoàn toàn đầy đủ. Chỉ có một mặt nào đó theo lý thuyết, lý luận thôi, trình bày với quốc tế bề ngoài thôi, chớ còn bên trong nội dung thì không có gì cả, cho nên dân chúng rất là bất mãn và không có niềm tin. 

Tước đoạt quyền con người

Tiếp tục câu chuyện về nhân quyền tại Việt Nam, một thành viên Khối 8406, nhà dân chủ Nguyễn Ngọc Quang từng bị kêu án 3 năm tù cộng 2 năm quản chế về tội "tuyên truyền chống nhà nước", nay đã đặt chân tới vùng đất tự do, nói về công cuộc vận động cho dân chủ - nhân quyền tại Việt Nam:

Ông Nguyễn Ngọc Quang: "So với thời gian trước đây thì thời gian sau này có nhiều thuận lợi hơn là nhờ vào sự dấn thân của những con chim đầu đàn trong phong trào đấu tranh đòi nhân quyền ở quốc nội, đó là những vị khả kính như Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Linh mục Phan Văn Lợi, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và rất nhiều vị khác nữa. Nhờ sự dấn thân của những con chim đầu đàn đó mà tư tưởng dân chủ - nhân quyền đã đi sâu vào nhiều tầng lớp, và nhờ sự phổ biến rộng rãi của những tạp chí lén như Tự Do Ngôn Luận của Khối 8406 đưa đến các nơi vùng sâu vùng xa, và vì vậy cho nên người dân càng ngày càng ý thức được là họ đã bị mất cái gì và họ đang bị nhà cầm quyền Hà Nội đã tước đoạt của họ những quyền căn bản nào, những quyền căn bản gì qua đường lối cai trị độc tài bằng bạo lực của chính quyền Hà Nội, nhờ đó mà họ đã dần dần ý thức được, mà khi họ ý thức được thì họ vượt qua được nỗi sợ hãi cố hữu và họ đứng lên để giành lại các quyền làm người căn bản mà chính chế độ độc tài cộng sản Việt Nam đã tước đoạt của họ bằng bạo lực."

Tuy nhiên, theo lời anh Quang thì trước mắt vẫn còn nhiều trở ngại, còn nhiều rào càn:

Ông Nguyễn Ngọc Quang: "So với các nước Bắc Phi và Trung Đông thì Việt Nam là một nước độc tài cộng sản, do đó không thể có một đảng đối lập hoặc một tổ chức đối lập nào so với đảng cộng sản ở tại Việt Nam cả. Và đặc biệt để duy trì sự tham quyền cố vị, đảng CSVN đã làm được cái việc mà tôi cho rằng hết sức khó khăn, đó là đảng cộng sản đã đầu độc anh em an ninh, đầu độc giới công an và bộ đội, cho họ thấy rằng nếu như mà đảng cộng sản sụp đổ thì chính những người đó sẽ chết trước, vì vậy cho nên những người đó đã điên cuồng đàn áp chính ngay đồng bào mình một cách điên cuồng. 

nguyen-ngoc-quang-305.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Quang tại Thái Lan. RFA file photo.
Chính tư tưởng đó đã do đảng cộng sản đã bơm vào đầu họ để sử dụng họ như một công cụ để bảo vệ chế độ bằng cách đàn áp các lực lượng biểu tình. Đó là công an và bộ đội, và mình phải làm sao để họ nhìn ra được việc làm của họ để họ quay trở về với dân tộc. Điều đó là trở lực lớn nhất hiện nay. Còn nói đến lòng người thì tôi nghĩ rằng đã có sự kết hợp. Riêng đối với sự đàn áp của công an và bộ đội thì đó là trở lực lớn nhất cần phải vượt qua, tuy nhiên không thể nói cái kế hoạch như thế nào để vượt qua mà phải thực hiện nó như thế nào."

Cô Lư Thị Thu Trang, một dân oan ở Gò Vấp có tài sản bị chính quyền địa phương tịch thu, thường bị công an bám sát, sách nhiễu, hạch hỏi, mong được cất cao tiếng nói của mình trước công luận nhân Ngày Nhân Quyền Việt Nam.

Cô Lư Thị Thu Trang: "Đó là niềm mơ ước mà tất cả người dân Việt Nam đều mong đợi điều này để mà đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản phải trả lại cái quyền đó cho người dân Việt Nam sống trong nước. Tôi là một người đại diện cho những người dân oan thấp cổ bé miệng đã đòi những quyền đó suốt bao năm nay mà càng đòi thì càng bị mất. Còn mức độ nhân quyền của Việt Nam ngày hôm nay có hay không thì tôi xin thưa với quý vị rằng là không hề có một điều gì trong cuộc sống hiện tại của chúng tôi cả. Có thì nó được thể hiện bằng dùi cui và roi điện, bằng sự áp bức và tù đày, đến độ một con người không còn là con người nữa. Và nhân dịp này tôi xin gửi lời kêu cứu đến tất những ai quan tâm đến đời sống của người dân Việt Nam, quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, hãy giúp chúng tôi, cứu chúng tôi thoát khỏi bạo quyền cộng sản này để mà có được quyền sống của một con người tối thiểu, thưa quý vị."

Đỗ Hiếu tường trình từ Thái Lan.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty