TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, August 13, 2011

Vụ lao động TQ không phép: Pháp luật chưa được thực thi

Thứ Bảy, 13/08/2011, 08:06 (GMT+7)

TT - "Nhà thầu Trung Quốc không chỉ đưa sang Việt Nam máy móc mà cả công nhân, thậm chí cả tạp vụ. Có những trường hợp nhà thầu đưa nhân công sang không theo quy trình nào cả, kể cả chuẩn mực tối thiểu".
Khu nhà ở của công nhân Trung Quốc tại công trường Sông Bung 4 (Quảng Nam) - Ảnh: V.Hùng
Từng tham gia khảo sát thực tế tại các công trường khai thác bôxit ở Tây nguyên, chứng kiến lao động Trung Quốc chỉ làm những việc đơn giản, PGS.TS Phạm Bích San - phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - nói:
- Quy định pháp luật về lao động nước ngoài chúng ta có khá đầy đủ và thời gian gần đây được sửa đổi, bổ sung theo hướng chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, những gì đang xảy ra cho thấy dường như pháp luật chưa đi vào cuộc sống.
Theo tôi, vấn đề “tràn ngập lao động Trung Quốc” hiện nay có bốn lý do. Thứ nhất, chế tài chưa đủ sức răn đe. Thứ hai là hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này còn bất cập, nếu không nói là có chỗ yếu kém. Thứ ba, dư luận đặt câu hỏi về “lợi ích nhóm”, khi số lượng các công trình Trung Quốc trúng thầu quá lớn và việc họ trúng thầu chính là nguyên nhân gốc rễ của câu chuyện lao động Trung Quốc. Thứ tư, quan trọng nhất là cách nhìn của một số cán bộ quản lý ở địa phương.
Trước hết, các cán bộ quản lý này phải nhìn vấn đề lao động nước ngoài ở tầm quốc gia, ý thức được rằng pháp luật của Nhà nước phải được thực thi nghiêm túc trên tinh thần bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động Việt Nam trên chính quê hương mình.
Ảnh: L.Hoài
"Tôi thật sự không hiểu vì sao có tình trạng phần lớn lao động Trung Quốc ở công trường Nhân Cơ (Đắk Nông) không có bằng cấp như báo Tuổi Trẻ nêu, vì vấn đề này đã được chúng tôi đặt ra từ năm 2009 vậy mà đến nay vẫn không có chuyển biến gì:
PGS.TS Phạm Bích San
 * Có ý kiến cho rằng một số việc nhân công Việt Nam không làm được, ví dụ như lắp giàn giáo móng ở độ sâu hàng chục mét, làm việc liên tục 15-16 tiếng/ngày; đồng thời tính kỷ luật của lao động Việt Nam không cao bằng lao động Trung Quốc?
- Có thể trình độ lao động Việt Nam trong một số lĩnh vực nhất định còn hạn chế, nhưng trách nhiệm của các bên liên quan trước hết là chấp hành pháp luật Việt Nam, không ai có thể viện lý do này khác để vi phạm pháp luật.
Hơn nữa, đối với người lao động, chúng ta hoàn toàn có thể đào tạo và rèn luyện để họ đáp ứng được yêu cầu công việc. Nếu được quan tâm tuyển dụng và đào tạo, tôi không tin lao động Việt Nam sẽ thua kém ai.
* Lâu nay nhiều nhà thầu Trung Quốc cũng đã triển khai các dự án ở châu Phi và ồ ạt đưa lao động Trung Quốc sang đó. Rõ ràng cung cách “nhà thầu đi trước, lao động đi sau” không còn xa lạ...
- Ngay từ khi việc khai thác bôxit ở Tây nguyên mới được khởi động, dư luận đã đặt ra vấn đề này. Bây giờ nhìn rộng ra nhiều công trường xây dựng khác cũng tràn ngập lao động Trung Quốc. Vấn đề là các lao động đó không đáp ứng được quy định pháp luật của Việt Nam. Như chúng ta đã thấy, nhà thầu Trung Quốc không chỉ đưa sang Việt Nam máy móc mà cả công nhân, thậm chí cả tạp vụ.
Có những trường hợp nhà thầu đưa nhân công sang không theo quy trình nào cả, kể cả chuẩn mực tối thiểu. Để xảy ra tình trạng này, cần phải đặt ra câu hỏi về năng lực quản lý của các cơ quan chức năng ở địa phương, đồng thời các bộ ngành trung ương cũng nên thanh tra làm rõ các trường hợp như báo chí nêu để có xử lý trách nhiệm cụ thể.
* Như ông đã nói, gốc rễ của vấn đề là nhà thầu Trung Quốc trúng thầu rất nhiều công trình, dự án ở nước ta, cho nên họ mới có điều kiện để đưa lao động vào...
- Bản thân tôi từng đứng trước công trình nhà máy sản xuất alumin ở Tân Rai và chứng kiến rất nhiều lao động phổ thông Trung Quốc đang làm những công việc đơn giản, các lao động Trung Quốc đó nhất định không phải là chuyên gia hay lao động kỹ thuật cao gì cả. Như vậy, đối với các gói thầu do nhà thầu nước ngoài thực hiện thì chủ đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước phải thật sự vào cuộc, để nhà thầu ưu tiên sử dụng người lao động Việt Nam.
* Hiện nay rất nhiều lao động nước ngoài có vi phạm, liệu việc trục xuất có vướng mắc gì không?
- Theo tôi, quy định pháp luật thì phải được thực thi, còn ai, cơ quan quản lý nào bỏ qua thì phải chịu trách nhiệm. Đã sai thì phải sửa chứ không thể hợp thức hóa hay sửa sai bằng một cái sai khác. Có những giá trị không thể thỏa hiệp.
V.V.THÀNH - L.HOÀI thực hiện
 
CPMB nhận trách nhiệm
Ngày 12-8, ông Lê Thanh Tòng, phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau, cho biết qua làm việc với sở vào ngày trước đó, lãnh đạo Ban quản lý dự án cụm khí - điện - đạm Cà Mau (CPMB) đã nhận trách nhiệm vì không đôn đốc kịp thời để xảy ra tình trạng lao động Trung Quốc trái phép ở công trường Nhà máy đạm Cà Mau.
Theo ông Tòng, thông tin mới nhất từ CPMB cho thấy trong số hơn 1.000 lao động Trung Quốc làm việc không phép tại công trường Nhà máy đạm Cà Mau, có 607 công nhân thuộc diện phải lập thủ tục xin phép lao động, CPMB hứa sẽ hoàn tất việc này trước ngày 19-8. Số lao động còn lại làm việc dưới ba tháng, CPMB hứa sẽ yêu cầu nhà thầu báo cáo danh sách lao động và gửi hồ sơ đầy đủ cho cơ quan chức năng.
Ông Tòng cũng nói đã nhận được văn bản của Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo kiểm tra tình hình lao động Trung Quốc làm việc trái phép, nếu phát hiện sai phạm phải xử lý theo quy định. Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau đang làm báo cáo gửi UBND tỉnh về vấn đề này. 
CHÍ QUỐC
 “Xử lý rốt ráo lao động làm chui”
Đề cập vấn đề lao động Trung Quốc tại các công trình nhà máy điện, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Minh Cả nói:
- Thông qua nhiều kênh tỉnh đều nắm được tình hình. Từ Sở Lao động - thương binh và xã hội đến công an và chính quyền sở tại đều nắm rất rõ số lượng công nhân Trung Quốc hoạt động trên địa bàn. Không phải cứ nhà thầu muốn đến đây làm gì cũng được.
* Vậy chính quyền tỉnh sẽ làm gì với số công nhân Trung Quốc đang lao động chui tại đây?
- Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh đang theo dõi nắm bắt tình hình lao động rất kỹ, nhiều lần xử lý nhưng chưa có hiệu quả. Họ đến đây lao động cũng phải có dây chuyền từ con người đến máy móc. Nhưng đến với số đông và lách luật là không được.
Lần này tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - thương binh và xã hội và các ngành liên quan đến quản lý lao động người nước ngoài phải rà soát tất cả các công trường lần cuối. Nếu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân nào vi phạm thì phải xử lý. Sẽ xử lý rốt ráo, đặc biệt là lao động Trung Quốc trái phép, xử lý đúng luật pháp Việt Nam.
* Cụ thể, mức xử lý là gì?
- Không có giấy tờ, không đủ điều kiện thì trục xuất, bất kể là công dân nước nào. Lao động nước ngoài vào Việt Nam làm chui đều phải xử lý hết.
TẤN VŨ

Một người chết trong nhà tạm giữ của công an

Thứ Bảy, 13/08/2011, 08:12 (GMT+7)

TT - Chiều 12-8, đại tá Nguyễn Nhất Tâm - phó giám đốc Công an tỉnh Phú Yên - xác nhận Lê Văn Trận (26 tuổi, ở xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) chết trong tư thế treo cổ trong nhà tạm giữ của Công an huyện Đông Hòa.

>> Read this on Tuoitrenews.vn

Theo ông Tâm, bảo vệ nhà tạm giữ Công an huyện Đông Hòa phát hiện vụ việc khoảng 23g ngày 11-8. Ngày 12-8, các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Yên đã tiến hành khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi để phục vụ công tác điều tra.

Trước đó ngày 11-8, Lê Văn Trận cùng bảy thanh niên khác ở TP Tuy Hòa và huyện Đông Hòa (tỉnh Phú Yên) bị Công an huyện Đông Hòa bắt khẩn cấp vì liên quan đến vụ hiếp dâm hai cô gái ở bờ biển xã Hòa Hiệp Trung chiều tối 9-8.

DUY THANH

Friday, August 12, 2011

Bộ Tài chính quyết định chưa giảm giá xăng dầu

Trái với mong đợi của người tiêu dùng, chiều 12/8, Bộ Tài chính khẳng định chưa giảm giá bán lẻ đồng thời hứa công khai cách tính giá và các khoản lỗ lãi.

Giấc mơ xăng giảm giá xa dần. Ảnh: Hoàng Hà.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Quản lý Giá (Bộ Tài chính) cho biết lãnh đạo Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành rà soát các khoản thuế, phí. Trên cơ sở theo sát diễn biến giá thế giới các đơn vị sẽ tính toán các kịch bản cụ thể cho mặt hàng xăng dầu trong thời gian tới.

"Đến thời điểm này có thể khẳng định: Giá xăng dầu sẽ được điều hành trên cơ sở ổn định - không tăng cũng chưa giảm", ông Thỏa nói. Ông Thỏa hiện đảm đương vai trò Tổ trưởng Tổ giám sát Giá xăng dầu.

Ngoài ra để tránh những hoài nghi trong dư luận, chiều nay, Bộ Tài chính sẽ công bố công khai giá cơ sở, công thức tính giá bán lẻ, các khoản thuế, phí, giá nhập khẩu, với mong muốn người tiêu dùng hiểu rõ hơn cách điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong thời gian.

Ông tiết lộ có nhiều thời điểm giá thế giới tăng cao, doanh nghiệp lỗ và xin điều chỉnh giá. Khi ấy, Bộ Tài chính đã yêu cầu doanh nghiệp giữ ổn định đồng thời dùng công cụ thuế để can thiệp. "Nói như vậy để thấy cơ quan chức năng luôn theo dõi sát diễn biến thị trường và có sự điều chỉnh phù hợp chứ không có chuyện doanh nghiệp muốn tăng là tăng được hay doanh nghiệp cứ báo cáo lỗ là cơ quan quản lý cho phép điều chỉnh", ông Thỏa nói thêm.

Chốt phiên giao dịch sáng nay tại thị trường New York (Mỹ), giá dầu thô tiếp tục giảm nhẹ và chỉ còn 85,13 USD một thùng, sau khi đã lên tới trên 85,9 USD trong cuối ngày hôm qua. Trong khi đó, giá xăng A92 thành phẩm giao dịch tại thị trường Singapore vẫn giữ ở mức cao với trên 113,4 USD một thùng. Với giá này, sau khi cộng các khoản thuế, phí, lợi nhuận định mức... doanh nghiệp bắt đầu tiệm cận ngưỡng hòa vốn.

Tuy nhiên, theo Nghị định 84 của Chính phủ, giá bán lẻ xăng được tính trên cơ sở xăng dầu lưu thông 30 ngày. Và trong 30 ngày qua, giá xăng A92 thành phẩm lại giữ ở mức rất cao với trên 120 USD một thùng. Bộ Tài chính tính toán, với giá này, mỗi lít xăng doanh nghiệp lỗ khoảng 600 đồng. "Với mức lỗ như vậy, việc yêu cầu doanh nghiệp giảm giá là rất khó", ông Thỏa cho biết thêm.

Một tuần trước, khi giá thế giới ở thời điểm hạ nhiệt nhất với trên 79 USD mỗi thùng dầu thô và dưới 111 USD mỗi thùng xăng thành phẩm, doanh nghiệp đã có văn bản đề xuất tăng giá bán lẻ. Mức giá đề nghị tăng từ trên 500 đồng mỗi lít. Tuy nhiên, Bộ Tài chính không thông qua đề xuất này mà yêu cầu doanh nghiệp tiếp tục theo dõi diễn biến, giữ nguyên giá bán lẻ để ổn định thị trường.

Lần tăng giá bán lẻ gần đây nhất được thực hiện từ ngày 29/3. Tại thời điểm ấy khi người tiêu dùng đang đối mặt với cơn sốt giá cả hầu hết các mặt hàng, Bộ Tài chính bất ngờ ra quyết định tăng giá bán lẻ xăng dầu. Với mức tăng 2.000 đồng đã đưa xăng A92 lên kỷ lục mới, với 21.300 đồng mỗi lít.

Tại thời điểm ấy, Bộ Tài chính cho rằng mức tăng này vẫn chưa bù đắp chi phí vì nếu tính đúng, tính đủ, giá bán lẻ xăng còn cao hơn nữa.

Hồng Anh

Lương tối thiểu có thể tăng lên 2 triệu đồng

Theo phương án tăng lương tối thiểu do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trình Chính phủ, từ 1/10, mức cao nhất áp dụng cho vùng một là 2 triệu đồng một tháng, thay vì đề xuất trước đây là 1,9 triệu đồng.
>Tăng lương tối thiểu: Người lao động mừng, doanh nghiệp lo

Lương lao động của Việt Nam bị cho là không theo kịp tốc độ tăng giá.
Lương lao động của Việt Nam bị cho là không theo kịp tốc độ tăng giá. Ảnh: Hoàng Hà.

So với dự kiến ban đầu, mức lương cao nhất áp dụng cho vùng một tăng thêm 100.000 đồng. Phương án đề xuất Chính phủ trước đây và tại thời điểm lấy ý kiến các đơn vị chức năng có liên quan, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất mức lương tối thiểu áp dụng cho vùng 1 (nơi tập trung các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM) là 1,9 triệu đồng, sau đó được nâng lên thành 2 triệu đồng.

Cơ quan này cho rằng phương án lương tối thiểu mới được căn cứ trên nhiều yếu tố như GDP, CPI và mức tiền công trên thị trường năm 2011. Theo đó, đối với vùng 2, mức lương tối thiểu dự kiến áp dụng là 1,78 triệu đồng, tăng 50.000 đồng so với dự kiến ban đầu. Còn vùng 2 vùng 3 có mức dự kiến lần lượt là 1,55 triệu đồng và 1,4 triệu đồng, giữ nguyên mức đề xuất ban đầu.

Tại thời điểm lấy ý kiến, Tổng Liên đoàn Lao động VN cho rằng, mức lương tối thiểu mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng ở trên vẫn lạc hậu quá xa so với đời sống thực tế của đại bộ phận cán bộ công nhân viên. Thậm chí, lãnh đạo cấp cao của Liên đoàn còn khẳng định ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM... mức lương tối thiểu 1,9 triệu đồng hay 2 triệu đồng là không đủ sống. Khoản thu nhập này cũng không khuyến khích được lao động làm việc trong doanh nghiệp.

Ông Hoàng Minh Hào, Phó vụ trưởng Vụ tiền Lương tiền công, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng cho hay tại thời điểm trình đề án tăng lương lên Chính phủ vẫn còn một số ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng là thấp, số khác lại nói là quá cao. Tuy nhiên, hợp chung lại, các mức kiến nghị Chính phủ được coi là hài hòa và nhận được sự đồng thuận hơn cả từ phía các bộ ngành, doanh nghiệp...

Theo ông, khi đưa ra các phương án về lương, Ban soạn thảo tính toán và lựa chọn mức hợp lý trên cơ sở ít tác động nhất đến giá cả. Bởi quy luật nhiều năm nay cho thấy, mỗi đợt điều chỉnh lương, giá một số mặt hàng lại có cớ để "té nước". Tuy nhiên, bối cảnh lạm phát hiện tại, nếu không điều chỉnh lương thì đời sống của người dân khó khăn.

Nguyên tắc xây dựng lương tối thiểu trong khối doanh nghiệp không phải là chỉ là cho các đơn vị kinh doanh bình thường, có lợi thế mà còn phải tính đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là loại khối có số doanh nghiệp đông tập trung nhiều lao động.

"Phương án lương tối thiểu được chúng tôi trình trên cơ sở lấy ý kiến của các bộ ngành, đơn vị có liên quan. Quyết định cuối cùng thuộc về Chính phủ", ông Hào cho biết thêm.

Đề xuất tăng lương tối thiểu ở mọi loại hình doanh nghiệp lần đầu tiên được công bố là tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6. Đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết đợt tăng này sớm hơn lộ trình 2 tháng nhằm chia sẻ khó khăn với người lao động.

Hồng Anh

Sinh viên Cần Thơ dán truyền đơn: Đừng Vô Cảm!

1 nhóm blogger ở Cần Thơ đã gửi hình và tin nhắn nhờ TTXVA đăng tin như  sau:
"Bắc Kinh đang điều động số lượng lớn quân tập trung sát biên giới Việt Trung.  Hôm nay nói tập trận , còn ngày  mai ra sao, chính  là âm mưu Nam tiến chiếm đoạt đất nước hình chữ S của chúng ta.
Vào ngày Thứ Sáu 12/8/2011 anh em sinh viên Cần Thơ  chúng tôi chia nhau dán truyền đơn ở một số tỉnh miền Tây.Trước họa xâm lược đang gần kề, sinh viên Cân Thơ tiếp tay gióng lên tiếng chuông thức tỉnh nhiều người dân đang thơ ờ trước vận nước. Dậy mà đi đồng bào ơi, SƠN HÀ NGUY BIẾN xin đừng VÔ CẢM"
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 

Giới đầu tư vàng ào ạt chốt lời, giá sụt mạnh

Giá quốc tế mất 50 USD buộc các doanh nghiệp trong nước giảm giá bán 1 triệu đồng xuống sát 44,5 triệu đồng mỗi lượng. Tỷ giá đôla ngân hàng sau cơn sóng hai ngày qua cũng bắt đầu bình ổn.

Giá vàng trong nước đã giảm một triệu đồng so với chốt ngày hôm qua. Ảnh: Tuệ Minh.
Giá vàng trong nước đã giảm một triệu đồng so với chốt ngày hôm qua. Ảnh: Tuệ Minh.

Đầu ngày, tại Hà Nội, vàng miếng SJC giao dịch quanh 44,1-44,52 triệu đồng một lượng, mất một triệu đồng cả chiều mua và bán so với chốt ngày hôm qua. Tại TP HCM, giá thu gom tương đương, nhưng bán ra rẻ hơn Hà Nội 20.000 đồng.

Tại khu vực Hà Nội, 8h50 sáng, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng miếng SJC mua vào - bán ra ở mức 44,3-44,8 triệu đồng một lượng (bán lẻ) và 44,35-44,75 (bán sỉ).

Trong phiên giao dịch ngày hôm qua, tại khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Tổng lượng giao dịch trong ngày đạt khoảng 2000lượng, trong đó chủ yếu là lượng khách hàng đi mua.

Giá quốc tế cũng đã mất 50 USD mỗi ounce so với mức kỷ lục trên 1.810 USD xác lập ở phiên trước.

Các nhà đầu tư thế giới liên tục bán ra với số lượng lớn khiến giá rơi mạnh khoảng 50 USD vào sáng nay. Từ mức kỷ lục trên 1.810 USD mỗi ounce, theo bảng điện tử Kitco.com lúc 8h15 giờ Việt Nam, vàng giao ngay chỉ đứng ở 1.753 USD mỗi ounce.

Trong phiên giao dịch cách đây vài giờ, quỹ SPDR Gold Trust đã xả ra số lượng vàng cực lớn sau nhiều ngày mua vào hoặc đứng quan sát thị trường. 23,62 tấn vàng được đẩy ra đã đưa số vàng quỹ này nắm giữ chỉ còn 1.272,89 tấn. Đây là lần bán tháo lớn nhất từ đầu năm của SPDR.

Ngày thứ ba liên tiếp, tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn đậu ở 20.618 đồng. Nhiều ngân hàng thương mại có xu hướng ổn định mua bán USD. Tại Vietcombank đầu ngày, USD giao dịch ở 20.814-20.824 đồng.

ACB giữ nguyên giá thu gom ở 20.800 đồng, bán ra ở 20.824 đồng. Eximbank cũng ổn định tỷ giá ở 20.780-20.824 đồng như chiều qua và chưa có động thái thay đổi giá giao dịch dù bảng giá đã đổi lần thứ ba.

Trên thị trường tự do ở Hà Nội, mua bán phổ biến ở 20.850-20.900 đồng, tăng 30 đồng chiều thu mua so với hôm qua. Chiều bán ra ổn định.

Tuệ Minh

'Không có chủ trương để nước ngoài khai thác bô xít'

Trước lo ngại của cử tri về lao động Trung Quốc không có giấy phép tại 2 dự án xây dựng nhà máy alumin (Tây Nguyên), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết đơn vị chức năng đã có lỗi khi giám sát, kiểm tra không tốt.
> Tháng 9 sẽ có sản phẩm alumin đầu tiên

Sáng 11/8, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đại biểu Quốc hội khóa 13, gồm các ông Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM và ông Hoàng Hữu Phước, Tổng giám đốc Công ty Doanh thương Mỹ Á tiếp tục có buổi tiếp xúc cử tri quận 4.

Ngoài một số ý kiến xung quanh vấn đề đời sống dân sinh, cử tri Phan Đình Toàn trăn trở với chức năng giám sát của Quốc hội. "Giám sát không phải nghe cán bộ nói với nhau mà phải xuống dưới dân, nghe người dân nói", cử tri Toàn kiến nghị.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri TP HCM. Ảnh: Tá Lâm.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri TP HCM. Ảnh: Tá Lâm.

Đối với dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại vấn đề an ninh trước việc sử dụng nhiều lao động nước ngoài trong dự án. Ông Võ Tuấn Thảo cho rằng dự án này sử dụng quá nhiều nhà thầu và lao động nước ngoài sẽ rất nguy hiểm. Một cử tri khác phản ánh dù đăng ký là công nhân kỹ thuật cao, nhưng hầu hết lao động ở công trường này chỉ là lao động phổ thông.

Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam không có chủ trương cho người nước ngoài vào khai thác bô xít ở Tây Nguyên. "Hiện nay, Trung Quốc trúng thầu cung cấp thiết bị lắp đặt nhà máy luyện alumin ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đăk Nông), chứ không phải là khai thác alumin. Số lao động nước ngoài sau khi xây dựng xong, bàn giao nhà máy, chuyển giao công nghệ và quản lý vận hành cho phía Việt Nam, sẽ trở về nước", Chủ tịch nói.

Theo Chủ tịch nước, đây là hai dự án thí điểm ban đầu gồm 100% là vốn của Việt Nam. Dự án phải đảm bảo được 3 yếu tố công nghệ hiện đại, môi trường môi sinh và hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, vấn đề quốc phòng an ninh sẽ được đặc biệt chú ý khi đưa vào khai thác.

Về băn khoăn phần lớn lao động Trung Quốc tại nhà máy alumin Nhân Cơ không có bằng cấp và giấy phép, Chủ tịch nước cho biết, Chính phủ đã ban hành nghị định về quản lý lao động nước ngoài, tuy nhiên đơn vị sử dụng lao động đã rất lỏng lẻo. "Lỗi thuộc về đơn vị đăng ký hợp đồng lao động của Việt Nam kiểm tra giám sát không tốt nên mới để xảy ra sự việc trên", Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Thừa nhận chức năng giám sát của Quốc hội có nhiều hạn chế về hiệu quả, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, sẽ nghiên cứu xem xét lại luật giám sát để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

Tá Lâm

'Việt Nam không có tù nhân lương tâm' ??

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga. Ảnh: TTXVN.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga ngày 9/8 khẳng định, toà án đã xét xử nghiêm minh vụ Cù Huy Hà Vũ và Việt Nam không hề có "tù nhân lương tâm" như nước ngoài cáo buộc.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về những phát biểu của phía Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu liên quan đến phiên tòa phúc thẩm xét xử Cù Huy Hà Vũ vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nêu rõ:

"Chúng tôi bác bỏ những phát biểu can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Nhà nước Việt Nam là một nhà nước pháp quyền. Cũng như ở mọi quốc gia khác, ở Việt Nam, mọi hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị. Không có cái gọi là 'tù nhân lương tâm' ở Việt Nam".

"Cù Huy Hà Vũ đã phạm tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án Việt Nam đã xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội", bà Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh thêm.

Trước đó, Cao uỷ đối ngoại của Liên minh châu Âu Catherine Ashton cho rằng bà "lo ngại sâu sắc" và "đặc biệt thất vọng" về việc toà phúc thẩm ở Việt Nam bác đơn kháng nghị của Cù Huy Hà Vũ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lên tiếng kêu gọi trả tự do cho Hà Vũ.

Mai Trang

Việt Nam nguy cơ rớt hạng tín nhiệm nếu lạm phát còn cao

Dù vẫn đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của Việt Nam ở mức B+ với triển vọng ổn định nhưng Fitch cho biết sẽ cân nhắc lại xếp hạng này nếu lạm phát và những bất ổn trong hệ thống ngân hàng vượt tầm kiểm soát.
> Fitch quan ngại về thanh khoản ngân hàng Việt Nam

Fitch Ratings vừa công bố xếp hạng tín nhiệm đối với khả năng trả nợ của Việt Nam. Theo đó, đánh giá đối với khả năng trả nợ dài hạn (bao gồm cả nợ tiền đồng và ngoại tệ) vẫn được giữ ở mức B+. Trong khi đó, đánh giá khả năng trả nợ ngắn hạn ở mức B. Các điểm số này đều được Fitch duy trì kể từ cuối tháng 7/2010.

Những bất ổn của hệ thống ngân hàng tiếp tục được Fitch đặt nhiều quan ngại. Ảnh: Economist
Những bất ổn của hệ thống ngân hàng tiếp tục được Fitch đặt nhiều quan ngại. Ảnh: Economist

"Một số bất ổn vĩ mô, đặc biệt là lạm phát cao và những vấn đề mang tính "kinh niên" của hệ thống ngân hàng đã là sức ép lớn ảnh hưởng tới uy tín và khả năng vay nợ của Việt Nam ", Andrew Colquhoun, Trưởng bộ phận Đánh giá tín nhiệm quốc gia, khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Fitch nhận xét.

Theo ông Colquhoun, bên cạnh đà tăng giá nông phẩm, lạm phát cao tại Việt Nam (22,2% của tháng 7 năm nay so với cùng kỳ) còn xuất phát chủ yếu từ chính sách tín dụng và chi tiêu công trong năm 2010. Tình trạng này làm suy giảm dự trữ ngoại hối (theo số liệu của Fitch là 12,4 tỷ USD vào cuối tháng 2/2011), lung lay lòng tin vào tiền đồng cũng như làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài.

Fitch đánh giá cao nỗ lực sau đó của Chính phủ Việt Nam khi cho ra đời Nghị quyết 11 với tinh thần chủ yếu là thắt chặt tiền tệ - tài khóa để giảm lạm phát. Các giải pháp và việc thực hiện Nghị quyết đã góp phần ổn định dần kinh tế vĩ mô, cải thiện lòng tin đối với nhà đầu tư trong nước và các tổ chức tín dụng nước ngoài. Bằng chứng rõ ràng nhất của điều này là tỷ giá tiền đồng so với đôla Mỹ đã được giữ ổn định trong suốt thời gian từ tháng 2 đến nay.

Tuy vậy, cơ quan xếp hạng tín dụng cho rằng vẫn còn quá sớm để kết luận một cách định lượng về hiệu quả của chính sách thắt chặt tiền tệ thời gian qua, nhất là khi nó đang để lại những ảnh hưởng ít nhiều tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế.

Trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia (các doanh nghiệp thường được xếp hạng dưới ngưỡng này) của Việt Nam cũng ở mức B+. Nguồn: Fitch
Trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia - Country Ceilng (các doanh nghiệp, ngân hàng thường được xếp hạng ngang bằng hoặc dưới ngưỡng này) của Việt Nam cũng ở mức B+. Nguồn: Fitch

Một vấn đề khác cũng ảnh hưởng tới uy tín nợ của Việt Nam được chỉ ra là những bất ổn trong hệ thống ngân hàng. Trong tất cả các nền kinh tế được Fitch xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 3 về tỷ lệ cấp tín dụng so với GDP (125% vào cuối năm 2010). Fitch cũng cho rằng con số nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam (2,5%) mới được công bố gần đây sẽ còn cao hơn nhiều nếu áp dụng chuẩn kế toán quốc tế. Điều này gây ra mối quan ngại lớn về khả năng quản lý nợ, trong khi các ngân hàng hiện vẫn phải đua nhau tăng lãi suất đầu vào để huy động vốn.

Với tốc độ tăng trưởng bình quân 7% trong giai đoạn 2006 - 2010, Việt Nam có ưu thế so với các quốc gia cùng xếp hạng tín dụng ở khung B (trung bình 4,3% một năm). Tuy nhiên, Fitch cho rằng thu nhập bình quân khoảng 1.200 USD một năm vẫn chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng này. Trong khi đó, nợ quốc gia của Việt Nam hiện tương đương khoảng 50% GDP, cao hơn khá nhiều so với mức trung bình 37% của các nước có cùng xếp hạng.

Với những tồn tại nêu trên, Fitch cho biết hãng này có thể xem xét hạ xếp hạng tín dụng của Việt Nam trong trường hợp những nỗ lực thắt chặt tiền tệ không mang lại kết quả rõ ràng trong việc kiềm chế lạm phát, lòng tin vào tiền đồng suy giảm gây ra những bất ổn khác.

Trong trường hợp người lại, nếu các diễn biến vĩ mô thuận lợi, xếp hạng tín dụng của Việt Nam có thể được cải thiện. Tuy nhiên, Fitch nhấn mạnh tới việc cải tổ hệ thống ngân hàng (trong đó có phân loại nợ) và coi đó là điều kiện kiên quyết để tạo ra sự ổn định của hệ thống tài chính.

Nhật Minh

Thursday, August 11, 2011

Trái cây ở VN

 
Nhiều loại trái cây đang được các thương lái, chủ vựa thúc chín, làm đẹp và kéo dài "tuổi thọ" bằng hóa chất. Theo cảnh báo của giới khoa học, việc sử dụng hóa chất vô tội vạ để bảo quản trái cây sẽ khiến người ăn có nguy cơ ngộ độc rất cao.
 
“Bảo đảm hôm sau trái sẽ chín đều” - ông Thuận “trình
 diễn” màn thúc chín cho mít - Ảnh: Khương Văn
"Bảo đảm hôm sau trái sẽ chín đều"
 
Sáng 20-7, chúng tôi theo chân bà Lan - một thương lái - chở sọt sầu riêng chạy rà rà trên quốc lộ 56 (xã Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai). Bà Lan tỏ vẻ kín kẽ khi chúng tôi thắc mắc: "Mua trái non vậy sao chín được?". Nhưng khi biết chúng tôi có nhu cầu mua lượng hàng lớn, bà ôn tồn: "Bọn tui mỗi ngày mua vài tấn, hơi đâu đợi trái rớt... Cứ cắt về dùng thuốc cho khỏe". Thông thường sầu riêng từ lúc ra hoa đến kết trái chín phải mất 100-110 ngày, tuy nhiên bà Lan cho người vào tận vườn cắt trái non chỉ từ 70-80 ngày tuổi.Từ "tắm" đến chích hóa chất Giữa trưa, vựa trái cây của bà Trang ven quốc lộ 56 (xã Nhân Nghĩa) tấp nập xe ra vào chở hàng. Hàng trăm trái sầu riêng lớn nhỏ xếp thành đống lớn dọc khuôn viên gian hàng, trên trái còn rỉ nước. Ngỡ chúng tôi là mối mới nên bà Trang không ngần ngại nói: "Ở đây phải dùng thuốc mới đủ hàng cung cấp trái chín". Mỗi ngày vựa bà Trang cung cấp hơn 1 tấn sầu riêng "chẻ" cho những người bán sỉ ở các tỉnh miền Đông. Công nghệ "tắm" thuốc cho trái chín nhanh và đều khá đơn giản. Chỉ về phía thùng nhựa 20 lít, bà Trang giải thích: "Cho 2-3 nắp ethephon vào thùng, khuấy đều rồi lần lượt nhúng trái vào thùng và xếp qua bên này. Chỉ sau một đêm là trái chín đều hàng loạt". Thấy chúng tôi có một chai hóa chất nhãn hiệu HPC-97HXN Trái Chín của một xí nghiệp ở quận 12, TP.HCM, bà Trang nói liền: "Bên tôi cũng xài thuốc này. Nhiều tay còn xài thuốc cho trái vỏ mỏng, chích thẳng vô trái mít, nhúng đu đủ...". Và "hàng" ra thị trường thì không người tiêu dùng nào có thể biết được trái đã "tắm" thuốc do thuốc không màu và hương thơm nhẹ.
 
Các loại hóa chất dùng để thúc chín trái - Ảnh: Khương Văn
Các loại hóa chất dùng để thúc chín trái 
 
Bà Dũng, một chủ vườn mít ở huyện Cẩm Mỹ, nói: "Tui chỉ biết bán trái cho các tay buôn đánh xe vào tận vườn mua mít, sầu riêng. Các lái này mua cả trái non trái già. Không biết họ mần thuốc gì mà bán chạy lắm". Không khó để tìm ra loại thuốc này ở các tiệm bán thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ven quốc lộ 1A, quốc lộ 56 thuộc tỉnh Đồng Nai. Ông Tâm, một chủ tiệm tạp hóa ở chợ Nhân Nghĩa, cho biết: "Hàng này rất bán chạy, người ăn trái có làm sao đâu. Giá 32.000 đồng/500ml". Từ một đầu mối, chúng tôi liên hệ với ông Khánh, chủ vựa mít trên quốc lộ 1A thuộc xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Chiều 19-7, ông Khánh vừa chở mít gửi xe khách về Quảng Ngãi vừa nói mít đang vào cuối vụ nên lượng hàng không thể "chẻ" cho các mối mới. Tuy nhiên, chiều 20-7 trở lại vựa ông Khánh thì bà Mai (vợ ông Khánh) ngỡ chúng tôi là bạn hàng quen nên liền lấy ra lỉnh kỉnh chai lọ đựng hóa chất, một ống chích bằng nhựa, một tuôcnơvit được mài nhọn. Đã sử dụng "công nghệ" được hơn một năm nay, bà Mai hướng dẫn: "Sau khi dùng dùi nhọn đâm vào cuống trái, chỉ cần bơm 2-5cc (1cc = 1ml) tùy trái lớn hay nhỏ, muốn chín nhanh thì bơm nhiều hơn. Sau hai ngày bảo đảm trái chín đều, không sượng. Trường hợp trái đã chín một phần thì bơm thuốc vào phần còn lại coi như trái chín đều". Bà Mai cho hay lượng hàng mỗi ngày có thể lên đến gần 1 tấn, đa số do các đầu mối ngoài Hà Nội và miền Trung đặt làm. "Mít ở đây sau thời gian vận chuyển tới nơi là trái đã chín đều, bán chạy hơn" - bà Mai khẳng định.
 
Những trái sầu riêng đã được “tắm” hóa chất ở vựa bà Trang (xã Nhân Nghĩa,
 huyện Cẩm Mỹ,




 Đồng Nai) -
  Ảnh: Ngọc Khải
Những trái sầu riêng đã được "tắm"
 
Kéo dài "tuổi thọ" Do biết chúng tôi được người quen giới thiệu nên ông Thuận, chủ vựa trái cây trên đường Tô Ký (Q.12), không ngần ngại tiết lộ "mánh". Mỗi ngày ông Thuận mua 1 tấn trái cây từ chợ đầu mối Hóc Môn, sau đó tùy mặt hàng mà có "công nghệ" xử lý riêng. Sầu riêng nhúng vào dung dịch hóa chất màu vàng xuất xứ từ Trung Quốc; riêng táo, cam cho vào bình nhỏ 3 lít phun sương lên mặt, trái sẽ đẹp hơn và để lâu ít nhất một tháng. Ông Thuận lấy một trái mít, nhanh tay dùng tuôcnơvit chọc vào cuống, sau đó bơm một dung dịch không màu vào rồi giải thích: "Nếu muốn nhanh chín thì dùng liều mạnh, khoét lỗ bơm vào trong trái. Như trái mít này đúng 24 giờ sẽ chín đều". Tại khu vực chợ Kim Biên (Q.5, TP.HCM), chúng tôi ghi nhận có hàng chục loại hóa chất không nhãn mác, chủ yếu nhập từ Trung Quốc, dùng để thúc chín trái. Trưa 21-7, cô nhân viên cửa hàng Lợi Tín giới thiệu: "Ở đây chị có nhiều loại bán cho nhiều mối rồi nên cứ yên tâm. Loại đậm đặc cho trái mau chín giá 500.000 đồng/lít". Nhiều loại hóa chất làm đẹp trái, giữ trái lâu hư cũng được bày bán công khai. Theo các chuyên gia hóa chất, đây là các nhóm hóa chất có tác dụng chống mốc, chống nấm (carbendazim, benomyl...) nên có khả năng giữ được trái không hư trong thời gian dài. Ông Phương, quê Bắc Giang - một lái buôn có hơn mười năm trong nghề đã giải nghệ, nói: "Ở chợ Kim Biên có đủ loại hóa chất giúp trái mau chín, kéo dài thời gian bảo quản. Tùy trái mà phun hay chích sẽ giúp trái đẹp như ý muốn". Không ít người dùng các loại hóa chất không tên vì mục đích lợi nhuận. Tưởng chúng tôi là dân trong nghề, ông Huynh, chủ sạp bán trái cây ngụ P.Linh Chiểu, Q.Thủ Đức, thừa nhận nhiều khi bán chậm phải dùng hóa chất bảo quản để kéo dài tuổi thọ cho trái, như vậy mới mong thu hồi vốn. Ông Huynh phân trần: "Làm thế cũng chưa bằng loại nho Trung Quốc. Mười lần khui thùng hàng thì có đến mười lần tôi phát hiện bên trong có chai nhỏ bốc mùi khó chịu. Loại trái này để được gần tháng trời vẫn tươi nguyên".
NGỌC KHẢI - KHƯƠNG VĂN

"Hãi hùng" mực khô giả cua tàu công giống y như thật

 
 
 
 
Khi nướng lên, ăn có vị lạ, tanh, không có vị ngọt của mực, nhai kỹ thấy bã, xơ. Có con nướng lên có màu tía như rau dền...Chị Phan Thị Thanh ở quận Ngô Quyền -Hải Phòng cho biết: "Tuần trước, khi đi tàu từ miền Nam ra, tôi mua 3 gói cá mực khô, mỗi gói 6 con giá hơn 50.000 đồng. Tuy nhiên, khi nướng lên, ăn thấy có vị khác lạ, tanh và không có vị ngọt của mực, nhai kỹ thì thấy bã, xơ. Có con nướng lên có màu tía như rau dền...
Mực giả đuôi được gắn bằng keo
... Khi cả nhà đem cá mực do một người bạn ở Cát Bà tự tay phơi cho thì thấy có nhiều điểm khác biệt".

Vừa nói, chị Thanh cho chúng tôi xem 4 con cá mực khô lạ. So sánh với cá mực khô gửi từ Cát Bà thì những con mực khô này nhỏ hơn, hình thù gần giống lá trầu. Phần phía đuôi mực khô dễ dàng bóc ra do được dính bằng keo.

Quan sát kỹ, phần râu mực không có độ quăn tự nhiên như mực bình thường, không có mắt mực và hạch mực tự nhiên. Khi đem nướng, thì cá mực lạ có màu đỏ sậm hơn hoặc trắng đục hơn, nhưng râu mực không cong vào tự nhiên mà thẳng, không có đường vẩy dài ở sống giữa như mực bình thường. Khi xé ra, mực bông hơn mực bình thường.

Đặc biệt khi nướng, cá mực này không cong vào tự nhiên mà vẫn thẳng như lúc để khô, không cháy từ ngoài vào trong như cá mực bình thường. Chị Thanh cho biết: "Tôi nghe người bạn ở Cát Bà nói về cá mực khô giả nhưng không tin. Đến khi mua phải và nướng lên ăn có vị khác lạ thì mới tá hỏa. Họ làm giả giống y như thật, ăn cũng có vị cá mực, nếu không có cá mực thật do người bạn tự tay phơi thì tôi cũng không thể phân biệt được".

Anh Bùi Đức Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Quang Hải, cho biết: " Từ năm 2010 đến nay, cán bộ công ty và đồn biên phòng 50 bắt được một số mực khô giả ngay tại Cát Hải. Năm ngoái, bắt được 80 kg mực khô giả. Là người thu mua và chế biến thủy sản lâu năm mà nhìn bằng mắt thường tôi còn không phân biệt được mực khô giả và mực khô thật vì về hình thức, hai loại giống hệt nhau. Chỉ khi nướng lên ăn mới phân biệt được vì có vị khác.

Theo nhiều người dân ở Cát Hải, đây là mực khô lậu từ Trung Quốc, giá bán rẻ hơn một nửa so với mực khô Cát Bà. Chính vì vậy, nhiều người kinh doanh mua về để trà trộn lẫn cá mực khô xịn của Cát Bà bán cho khách du lịch".

Tình trạng mực khô giả bán với giá rẻ xuất hiện tại thị trường Hải Phòng khoảng 2 năm nay nhưng rộ lên là từ cuối năm 2010. Ngày 30/10/2010, Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng tiêu hủy hơn một tấn mực khô là hàng Trung công nhập lậu. Trước khi tiêu hủy, chi cục gửi mẫu sản phẩm lên Trung ương giám định. Kết quả giám định mẫu mực khô xé do Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng thu cho thấy, đây không phải là mực khô tự nhiên, hàm lượng xenlulo vượt quá chỉ tiêu cho phép.

Lô hàng không đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng của mực khô theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Viện Dinh dưỡng. Theo phản ánh của cán bộ Chi cục Quản lý thị trường, loại mực khô mà chi cục bắt được khi đưa đi tiêu hủy qua 5 tháng mà không bị mốc, trong khi loại mực khô bình thường chỉ để nửa tháng trong điều kiện tự nhiên là bị mốc. Điều đó chứng tỏ trong cá mực có chất bảo quản.

Trước đó, khi có thông tin tại thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận có mực khô và mực khô xé sẵn kém chất lượng, Viên Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa) và Viện Hóa học (Viện Khoa học Việt Nam) kiểm tra bước đầu, sơ bộ nhận định các loại mực khô này được chế biến từ thịt cá xay, có thể là cá vụn hoặc xenlulo là một nguyên liệu được tổng hợp từ tinh bột hoặc từ nhiều nguồn bã nguyên liệu khác nhau như củ sắn dây, bột sắn.

Trước tình trạng trên, người tiêu dùng cần cảnh giác, lựa chọn kỹ, tránh hàng không bảo đảm chất lượng. Chú ý mua cá mực khô ở các cửa hàng có uy tín và không mua khi phát hiện cá mực có biểu hiện bất thường. Nên nướng thử mực khô trước khi mua với số lượng lớn. Vì khi bị đốt, mực khô nguyên con thường quăn lại, cháy sun từ ngoài vào, còn loại mực khô kém chất lượng, mực khô nhập lậu bị thu giữ khi đốt thì cháy gần như thành than và có mùi khét, khi ăn không có vị tanh và vị ngọt của cá mực tự nhiên. Tránh mua cá mực khô với giá quá rẻ. Hiện cá mực khô xịn Cát Bà được bán với giá hơn 500 nghìn đồng/ kg, còn cá mực khô kém chất lượng rẻ hơn 30- 50%

Wednesday, August 10, 2011

Cựu giảng viên nhận 3 năm tù vì tội 'lật đổ chính quyền'

Được đánh giá là khá thành khẩn về những hành vi gây phương hại cho nhà nước Việt Nam và có nhiều tình tiết giảm nhẹ khác, ông Phạm Minh Hoàng nhận mức án thấp hơn khung hình phạt.
> Cựu giảng viên bị cáo buộc 'lật đổ chính quyền' ra tòa

Trưa 10/8 tòa án nhân dân TP HCM đã tuyên phạt ông Phạm Minh Hoàng (56 tuổi, quốc tịch Pháp và Việt Nam) mức án 3 năm tù về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" và bị quản thúc tại địa phương 3 năm sau khi mãn hạn tù.

Theo HĐXX, bị cáo Hoàng biết tổ chức Việt Tân hoạt động khủng bố, chống phá nhà nước Việt Nam nhưng vẫn tự nguyện tham gia, có những sai phạm làm ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia cũng như ra sức lôi kéo nhiều người khác... Hồ sơ vụ án có đầy đủ cơ sở cho thấy bị cáo Hoàng đã có hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng như cáo trạng truy tố.

Cơ quan xét xử cũng cho rằng, những người tham gia chung với ông Hoàng đều đã phạm tội nhưng vì mức độ còn hạn chế nên không buộc trách nhiệm hình sự. Một số người vi phạm nghiêm trọng nhưng hiện định cư ở nước ngoài khi nào bắt được sẽ xử lý sau.

Ông Hoàng được dẫn về trại giam sau phiên xét xử. Ảnh: Vũ Mai.
Ông Hoàng được dẫn về trại giam sau phiên xét xử. Ảnh: Vũ Mai.

Theo cáo trạng của VKS, năm 1998, ông Hoàng bị Nguyễn Thị Thanh Vân và Nguyễn Ngọc Đức lôi kéo tham gia vào tổ chức Việt Tân tại Pháp. Đến năm 2000, thực hiện kế hoạch của tổ chức này, ông Hoàng hồi hương về Việt Nam, xin làm giảng viên hợp đồng cho đại học Bách khoa TP HCM.

Từ tháng 7/2002 đến tháng 5/2010, ông Hoàng bị cho là đã lấy bút danh Phan Kiến Quốc viết 33 bài có nội dung "xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước" để phát tán trên Internet. Vị giảng viên đại học còn bị cáo buộc đã cùng 3 thành viên của tổ chức Việt Tân khác tổ chức 4 lớp học về "kỹ năng mềm" để tuyên truyền, xây dựng lực lượng nòng cốt cho Việt Tân.

Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch TP HCM kết luận, hầu hết bài viết phản ánh ý kiến của tác giả, không có ý kiến đóng góp và xây dựng, chủ yếu là đả phá, bôi nhọ hình ảnh đất nước.

Tại tòa, ông Hoàng thừa nhận đã tham gia tổ chức Việt Tân từ ngày ở bên Pháp và biết những người mình gặp gỡ từng bị xử lý về hành vi chống phá nhà nước Việt Nam. Về 33 bài viết của mình, ông Hoàng cho rằng chỉ mang tính cá nhân, có bài không gây phương hại đến an ninh chính trị.

"Tôi viết xong là gửi lên Internet chứ không biết mình đã vi phạm pháp luật. Nếu biết sẽ bị truy tố như thế này tôi không bao giờ dám làm", ông Hoàng nói.

Trình bày quan điểm, đại diện VKS khẳng định có đầy đủ căn cứ cho thấy bị cáo Hoàng phạm vào tội đã truy tố. Từ đó Viện đề nghị HĐXX tuyên phạt Phạm Minh Hoàng mức án 3-4 năm tù và thời gian quản chế là 3 năm.

Bào chữa cho bị cáo, luật sư cho rằng ông Hoàng đã vi phạm pháp luật nhưng không phải tội như Viện truy tố mà là một tội khác nhẹ hơn. Bị cáo cũng có những tình tiết giảm nhẹ như: nhân thân tốt, thành khẩn, ăn năn, gia đình khó khăn... nên đề nghị Tòa tuyên thả tự do cho ông Hoàng ngay tại phiên tòa.

Nói lời sau cùng, ông Hoàng trình bày; "Những bài viết của tôi chỉ là theo suy nghĩ chủ quan nên không đúng theo đường lối, chính sách của nhà nước. Trong thời gian điều tra tôi đã hợp tác rất tốt. Xin HĐXX quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn của gia đình, tôi còn phải chăm sóc cho bố mẹ già và người anh tàn tật... Tôi ước mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật để sớm được về làm tròn trách nhiệm một người con, một người cha và có cơ hội được tiếp tục thực hiện đam mê giảng dạy".

Vũ Mai

1.000 lao động Trung Quốc làm việc không phép tại Cà Mau

Trên công trường nhà máy đạm trong Cụm khí điện đạm Cà Mau đang có khoảng 1.700 lao động người Trung Quốc làm việc, trong đó có hơn 1.000 người làm việc không phép.

Ông Lê Thanh Tòng, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Cà Mau cho biết, đang tiến hành lập báo cáo gửi UBND tỉnh Cà Mau về việc trên 1.000 lao động người Trung Quốc làm việc không phép trên công trường nhà máy đạm nằm trong Cụm khí điện đạm Cà Mau ở xã Khánh An, huyện U Minh, Cà Mau.

Một góc công trình nhà máy đạm Cà Mau có rất nhiều lao động Trung Quốc làm việc không phép. Ảnh: Thiên Phước.
Công trình nhà máy đạm Cà Mau có rất nhiều lao động Trung Quốc làm việc không phép. Ảnh: Thiên Phước.

Những công nhân này nằm trong danh sách hơn 1.700 người Trung Quốc do Công ty Cổ phần khoa học kỹ thuật Ngũ Hoàn, Trung Quốc đưa sang Việt Nam làm việc. Trong đó có rất đông công nhân làm những công việc thủ công, đơn giản như khiêng gạch, xây hồ… với thu nhập khoảng 100 ngàn đồng mỗi người một ngày.

Theo ông Tòng, có những công việc khá đơn giản không cần phải sử dụng công nhân ngoài nước. Vì vậy, lao động địa phương rất cần được ưu tiên tuyển dụng nhưng đơn vị thi công đã tuyển nhiều người Trung Quốc vào làm việc tại công trình xây nhà máy đạm. Cụ thể là qua 4 lần kiểm tra các thủ tục hành chính, trong đó lần gần nhất là ngày 4/8 nhà chức trách phát hiện số lao động ngoài nước làm việc không phép lên đến trên 1.000 người.

Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress.net, ông Phạm Thành Tươi - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - cho biết chưa nghe báo cáo có lao động Trung Quốc làm việc không phép với số lượng lớn như đã nêu. Theo ông Tươi, trước đây có phát hiện tình trạng lao động Trung Quốc làm việc ở nhà máy đạm nhưng rất ít và đã xử lý xong.

Thiên Phước

Nhóm tin tặc toàn cầu dọa xóa sổ Facebook

Trên YouTube xuất hiện một đoạn video được cho là của nhóm hacker khét tiếng Anonymous với lời đe dọa đánh sập Facebook vào 5/11, ngày nhân vật Guy Fawkes âm mưu làm nổ tung Nhà Quốc hội Anh năm 1605.

Anonymous phẫn nộ vì cơ chế thiết lập mập mờ và rắc rối của Facebook cũng như việc người dùng rất khó xóa tài khoản của họ. Nhóm này khẳng định "phương tiện giao tiếp mà mọi người ưa chuộng sẽ bị kết liễu" với lý do Facebook đã bí mật bán thông tin về người dùng cho các công ty và tổ chức chính phủ. Anonymous cũng tuyên bố "chúng tôi không làm hại mà đang cứu rỗi các bạn".

Sau khi Google chặn hòm thư Gmail và tài khoản Google+ của Anonymous, nhóm tin tặc này cũng tuyên bố xây dựng hẳn một mạng xã hội riêng mang tên AnonPlus.

Video lời tuyên bố của Anonymous

Với hành tung bí ẩn của Anonymous, khó có thể xác định chiến dịch Operation Facebook có thật không hay chỉ là trò đùa của một kẻ mạo danh. Nhưng nếu nó thực sự diễn ra, đây sẽ là sự kiện chấn động nhất trong làng công nghệ năm 2011 dù trước đó Anonymous và Lulzsec đã tổ chức nhiều đợt tấn công quy mô lớn vào các tổ chức lớn từ CIA, FBI cho đến Sony.

Châu An

Chủ tịch nước: 'Cải cách tiền lương một cách nghiêm túc'

Tại buổi tiếp xúc cử tri sáng 10/8 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, 3 vấn đề lớn của đất nước cần phải giải quyết là lạm phát; tham nhũng, lãng phí và biển đảo.

Ngày 10/8, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu Quốc hội đơn vị số 1 gồm các ông Trần Du Lịch - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM và ông Hoàng Hữu Phước - Tổng Giám đốc công ty Doanh thương Mỹ Á đã có buổi tiếp xúc cử tri quận 1 và quận 3.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 1. Ảnh: Tá Lâm.

Tại buổi tiếp xúc, ông Huỳnh Công Thành trăn trở trước tình trạng đạo đức xuống cấp của thanh thiếu niên và cần có biện pháp căn cơ. Vị cử tri này lấy dẫn chứng từ một quán bar ngay cạnh nhà, thường xuyên mở cửa đến 2 giờ sáng, thỉnh thoảng lại có tiếng kêu la thất thanh vì đánh nhau.

"Trước cổng quán bar, một anh ôm 2-3 em nũng nịu đến gần sáng. Các cô gái ăn mặc lả lơi rất mất thuần phong mỹ tục. Mà đến người trong ngành cảnh sát cũng đánh nhau như vụ trung úy cơ động ẩu đả với cảnh sát giao thông ở quận Bình Thạnh vừa qua. Các đại biểu Quốc hội cần thảo luận để chấm dứt tình trạng này", cử tri Thành kiến nghị.

Đồng quan điểm, cử tri Thành Lê (phường Nguyễn Thái Bình, quận 1) cho rằng, để chấm dứt tình trạng đạo đức xuống cấp của một số thanh thiếu niên hiện nay cần bắt đầu từ giáo dục. "Giáo dục tốt sẽ sinh ra những đứa trẻ tốt và ngược lại", ông tri này nói.

Liên quan đến tiền lương, một nữ cử tri bức xúc trước việc giá cả tăng vọt trong khi đồng lương không tăng khiến cho người dân gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là công nhân. "Chính phủ phải có bước đột phá về cải cách tiền lương, không thể để tình trạng lương tăng nhỏ giọt", nữ cử tri này bức xúc.

Trong buổi tiếp xúc, nhiều kiến nghị và đóng góp ý kiến của cử tri cũng đã được gửi gắm đến Chủ tịch nước và các đại biểu Quốc hội, trong đó nhấn mạnh đến việc đẩy mạnh hoạt động giám sát của Quốc hội, chống tham nhũng, lãng phí, kiềm chế lạm phát… Ngoài ra, vấn đề biển Đông cũng được các cử tri quan tâm đặc biệt.

Cử tri Huỳnh Công Thành kiến nghị với Chủ tịch nước và đoàn đại biểu Quốc hội. Ảnh: Tá Lâm.
Cử tri Huỳnh Công Thành kiến nghị với Chủ tịch nước và đoàn đại biểu Quốc hội. Ảnh: Tá Lâm.

Chia sẻ những bức xúc, lo ngại của cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ: "Có hai gạch đầu dòng tôi không quên được. Một là các đại biểu trúng cử hứa gì với dân. Hai là người dân muốn gì với Nhà nước và với đại biểu Quốc hội, thì những người đã trúng cử chắc chắn rằng sẽ ghi nhớ và làm cho kỳ được".

Theo Chủ tịch, hiện nay 3 vấn đề lớn cần giải quyết là lạm phát; tham nhũng, lãng phí và biển đảo. Đối với việc lạm phát tăng cao và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, Quốc hội sẽ tập trung giải quyết trong một đến hai năm đầu của nhiệm kỳ khóa 13. Còn tình trạng tham nhũng và lãng phí sẽ cố gắng hết sức tạo sự chuyển biến đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

Trước bức xúc của cử tri về tình hình biển Đông, Chủ tịch nước nhấn mạnh, đây là vấn đề hết sức hệ trọng, liên quan trực tiếp đến công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta phải giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; đồng thời phải đảm bảo môi trường hòa bình để xây dựng phát triển đất nước.

Trả lời bức xúc của cử tri về tiền lương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, trong khóa 13 này, phải đặt việc sửa đổi, cải cách tiền lương một cách nghiêm túc trước Quốc hội và phải làm dứt khoát.

"Trong tình hình lạm phát, giá cả tăng cao như hiện nay, rõ ràng việc điều chỉnh lương cơ bản, phụ cấp… không theo kịp với cuộc sống. Nếu tư duy cũ mà làm những cái cũ là không thoát ra được chính sách tiền lương hiện nay", Chủ tịch nước nói.

Tá Lâm

Nháo nhác bán vàng vì sợ rớt giá

Giá vàng tụt dốc xuống về đầu 44 triệu đồng một lượng, người dân Hà Nội ào ạt đi bán vì lo còn xuống nữa. Tại TP HCM, khách đi bán vàng trong căng thẳng. 
> Giá vàng giảm khi có chính sách nhập khẩu / Nỗi đau mang tên vàng

Đội nguyên cả mũ bảo hiểm và khẩu trang vào bán vàng vì sợ rớt giá. Ảnh: Lệ Chi.
Đội nguyên cả mũ bảo hiểm và khẩu trang vào bán vàng. Ảnh: Lệ Chi.

Lúc 9h30 sáng nay, khách hàng xếp hàng dài tại các cửa hàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội). Khu vực bãi để xe của các cửa hàng tại đây đều chật kín. Nếu như hôm qua khách đến chầu chực mua vàng thì hôm nay chủ yếu đến bán. Khách mua xong rồi đi luôn, chứ không còn nán lại nghe ngóng giá như hôm qua, lúc thị trường lập đỉnh 46,3 triệu đồng.

Bác Linh, nhà ở đường Lê Duẩn (Hà Nội) đến bán hơn 7 cây vàng vào sáng nay cho biết, có tổng cộng hơn chục cây, chiều qua đem đi bán nhưng thấy vẫn có nhiều người mua vào, nên phân vân và chỉ dám bán một nửa.

"Sáng nay, thấy giá xuống nhanh quá, mới qua một đêm mà mất hơn một triệu một cây, nên tôi đem bán nốt lấy tiền gửi lại vào ngân hàng. Đúng là chẳng cái dại nào như cái dại nào, con gái tôi cũng mới rút tiền định đi mua thì giá lại xuống", bác Linh chia sẻ.

Theo quan sát của VnExpress.net, trong sáng nay, có không ít người vừa mới nhận vàng đã vội bán ngay dù lỗ. Chị Tú, một nhà đầu tư mới mua 5 cây vàng vào sáng qua, hôm nay cầm phiếu hẹn đến lấy hàng cho biết, vừa nhận vàng xong, chị này bán ngay với giá ở mức 44,5 triệu đồng một lượng vào lúc 9h30. Chỉ 30 phút sau, giá đã tụt xuống mất 150.000 đồng mỗi lượng, còn 44,35 triệu đồng.

Không khí mua bán sôi động khiến cho một số tiệm vàng tại đây mới 10h đã thông báo hết tiền mặt để trả cho khách. Bác Trọng, đến bán 5 cây vàng tại Bảo Tín Minh Châu sáng nay cho biết, nhân viên hẹn đến 16h chiều mới có tiền nên cầm phiếu hẹn về. "Tôi mua từ đợt vàng 35,3 triệu đồng một cây. Giờ cần tiền nên bán ra", bác nói.

Tại TP HCM, ngay từ lúc sáng sớm khi các cửa hàng tại TP HCM vừa mở cửa, nhiều người dân đã đến chờ bán. Nét mặt ai cũng lộ rõ sự căng thẳng chứ không hào hứng như sáng qua.

Đang đếm tiền vừa bán một cây vàng tại hiệu vàng Mi Hồng, chị Thanh cho biết, hôm qua trót mua giá 46 triệu đồng một lượng. Sáng giờ thấy giá rơi liên tục nên xót ruột quá, đành mang vội đến bán.

"Lỡ càng để giá càng xuống thì lỗ to", chị nói.

Kế bên cạnh, bác Tám thì đỡ căng thẳng hơn, nhưng cũng có vẻ tiếc nuối. "2 lượng vàng này tôi mua từ hồi giá 37 triệu đồng. Giờ thấy giá xuống nên đi bán cũng lãi. Nhưng giá như hôm qua bán lúc giá lên đỉnh, vượt 46 triệu đồng thì lời to", bác bộc bạch.

Ông Trần Nhật Nam, Phụ trách kinh doanh của Bảo Tín Minh Châu, xác nhận xu hướng bán ra của người dân là chính. Ông Nam cho biết từ chiều qua, có nhiều người đã đến để bán, nhưng sáng nay mới thật sự sôi động.

Đại diện kinh doanh công ty vàng bạc Phú Quý cũng chia sẻ, tỷ lệ mua vào, bán ra trong sáng nay đạt khoảng 3:7 (3 người mua vào và 7 người bán ra). Tuy nhiên, chỉ có người dân có số lượng vàng nhỏ lẻ mới tham gia thị trường, còn những người đầu tư lớn với số lượng nhiều vẫn nằm im nghe ngóng.

Tại hiệu vàng Kim Thành, gần chợ Bà Chiểu, Bình Thạnh (TP HCM) cũng ghi nhận số người bán vàng sáng nay vượt trội mua. "Từ sáng đến trưa, 10 khách đến là đã có đến 9 người bán vàng. Một số người cũng có ý định mua vào, nhưng khi thấy giá rớt nhanh nên họ cũng bỏ ý định luôn", chủ hiệu nói.

Đại diện SJC Sài Gòn cho biết, lực mua vào đã chững lại ngay từ chiều hôm qua, khi giá quay đầu giảm. Đến sáng nay thì sức mua giảm hẳn và lượng người đi bán ra xuất hiện.

Một số doanh nghiệp vàng cho rằng, giá thu gom lao dốc mạnh trong sáng nay một phần do thông tin Ngân hàng Nhà nước cho nhập khẩu vàng, và chính động thái người dân bán ra quá nhiều cũng khiến giá rớt nhanh hơn.

Dân buôn vàng lượn lờ trước cửa hàng, cò kè và xúi giục khách hàng. Ảnh: Công Tâm.
Dân buôn vàng lượn lờ trước cửa hàng, cò kè và xúi giục khách hàng trong sáng nay, khi giá vàng ngày càng giảm. Ảnh: Công Tâm.

Trong sáng nay, bên cạnh những người có nhu cầu mua bán thực có rất nhiều "cò mồi" xuất hiện. Đội ngũ đầu cơ này đã lượn lờ trước các hiệu vàng từ 3-4 ngày nay, luôn miệng gạ khách mua vào. Những người này đóng vai khách giao dịch, nhưng tỏ ra phân vân với giá mua bán hiện tại. Dù vậy, nếu có khách, họ sẵn sàng tư vấn.

Một người phụ nữ khoảng 50 tuổi đang đầu cơ vàng tại đây cho biết, với biên độ giãn dài như hiện nay, rất khó để quyết định mua vào hay bán ra. Tuy nhiên, khi có khách đến hỏi, bà này khuyên nên mua vào vì có thể từ giờ đến chiều giá sẽ còn bị đẩy lên.

Vài người có tiền nhàn rỗi như chị Hòa ở đường Trần Xuân Soạn (Hà Nội) vẫn chọn mua vàng để tích tiền. Chị Hòa cho hay, cứ làm được đồng nào là chị lại đi mua vàng, chỉ một, chỉ một. "Đợt vừa rồi, mỗi chỉ vàng bán ra đã gần 4,6 triệu đồng, cũng máu mê, nhưng nghĩ đi nghĩ lại cuối năm nào vàng cũng lên, nên tôi không bán ra. Bán ra lấy tiền rồi cũng không làm gì mà lại tiêu hết", chị này lý giải nguyên nhân đi mua 2 chỉ vàng vào sáng nay.

Đến 14h chiều, thị trường vàng trong nước vẫn liên tục đi xuống. Tại Hà Nội, vàng miếng giao dịch quanh 43,9-44,52 triệu đồng, giảm 600.000-700.000 đồng so với lúc mở cửa.

Tại Tập đoàn DOJI, giá vào lúc 13h50 chiều tiếp tục giảm 850.000 đồng chiều mua vào và 950.000 đồng chiều bán, công bố giá lẻ ở 43,75-44,25 triệu đồng (mua vào - bán ra). Biên độ mua bán là 500.000 đồng. Giá bán sỉ là 43,80-44,20 triệu đồng. Biên độ mua bán 400.000 đồng.

Trong sáng nay, tại khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, khi thấy giá vàng giảm, khách hàng chủ yếu bán ra. Tổng lượng giao dịch của DOJI trong buổi sáng đạt khoảng 1.500 lượng.

Giá quốc tế trong phiên giao dịch châu Á vẫn dao động trên 1.750 USD mỗi ounce. Đến 2h50, giá đã nhích lên 1.755 USD một ounce.

Tuệ Minh- Lệ Chi

Có thể cách chức cán bộ kê khai tài sản không trung thực

Theo nghị định 68 có hiệu lực từ 30/9, cán bộ kê khai tài sản, thu nhập không trung thực có thể bị xử lý bằng hình thức kỷ luật cao nhất là cách chức.
> Khó tiếp cận bản kê khai tài sản của người ứng cử/ Cán bộ xã, phường Hà Nội đều phải kê khai tài sản

Ngày 8/8, Chính phủ ban hành Nghị định 68 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37 ngày 9/3/2007 về minh bạch tài sản, thu nhập, trong đó bổ sung quy định công khai Bản kê khai tài sản thu nhập.

Một trong những quy định bổ sung tại nghị định lần này là về các nguyên tắc kê khai tài sản, thu nhập. Trong đó nhấn mạnh người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, sự trung thực, đầy đủ đối với nội dung kê khai. Bên cạnh đó, việc kê khai bổ sung theo định kỳ hằng năm chỉ thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động tổng thu nhập trong kỳ kê khai từ 50 triệu đồng trở lên hoặc khi có biến động về tài sản, thu nhập phải kê khai theo quy định.

* Những người thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập

Nghị định 68 đã sửa đổi, bổ sung và quy định rõ về việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai. Bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai phải công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thường xuyên làm việc. Thời gian công khai tối thiểu 30 ngày

Căn cứ vào đặc điểm, tình hình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức quyết định công khai bằng hình thức công bố tại cuộc họp hoặc niêm yết bản kê khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thời điểm công khai được thực hiện từ 31/12 đến 31/3 năm sau.

Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Cán bộ kê khai tài sản, thu nhập không trung thực có thể bị xử lý cao nhất bằng hình thức cách chức. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Bản kê khai tài sản, thu nhập của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND phải công khai tại hội nghị cử tri nơi công tác, nơi cư trú của người đó. Thời điểm công khai được thực hiện theo quy định của Hội đồng bầu cử, Ban thường trực, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Bản kê khai tài sản, thu nhập của người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, HĐND phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tại kỳ họp. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND.

Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập là thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì ngoài việc thực hiện công khai bản kê khai được quy định nêu trên còn phải công khai bản kê khai do tổ chức đó quy định.

Đặc biệt, nghị định mới của Chính phủ đã bổ sung hình thức xử lý kỷ luật người kê khai tài sản, thu nhập không trung thực. Theo quy định cũ, người bị kết luận là không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập thì tuỳ theo tính chất, mức độ bị xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch.

Tại Nghị định 68, ngoài các hình thức xử lý kỷ luật nêu trên còn bổ sung hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ và hình thức giáng chức, cách chức với công chức kê khai không trung thực.

Ngoài ra, nếu chậm kê khai, chậm tổ chức kê khai, chậm tổng hợp báo cáo kết quả minh bạch tài sản, thu nhập cũng bị xử lý kỷ luật. Cụ thể, người đứng đầu của cơ quan có cán bộ thuộc đối tượng phải kê khai mà tổ chức việc kê khai chậm; người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập mà kê khai chậm; người có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả về minh bạch tài sản, thu nhập mà thực hiện chậm thì tùy theo tính chất, mức độ bị xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương.

Nghị định 68 có hiệu lực thi hành từ ngày 30/9/2011.

Nguyễn Hưng

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty