TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, April 23, 2011

Đang phản biện quy hoạch bauxite mới


22/04/2011 10:06:18
 - Bộ Công thương vừa đề nghị Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam và Hội hóa học Việt Nam làm đơn vị phản biện cho quy hoạch bauxite mới.
TIN LIÊN QUAN

Đây là thông tin được ông Nguyễn Mạnh Quân – Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng xác nhận với phóng viên Bee chiều 21/4.

Theo ông Quân, hiện bản quy hoạch bauxite vẫn đang trong quá trình thẩm định, lấy ý kiến phản biện của các bên liên quan và các cơ quan có chức năng chuyên môn.

Khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Ảnh: VNN
Khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Ảnh: VNN

Theo thông tin trên Thời báo kinh tế Sài Gòn, Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV) đã bắt đầu đưa công nhân sang Campuchia để triển khai thăm dò trữ lượng quặng bauxite ở tỉnh Mundikiri tại Campuchia. 

Báo này dẫn lời ông Bùi Văn Khích, Phó tổng giám đốc TKV, phía Campuchia đã cấp phép cho TKV thăm dò trữ lượng bauxite tại Mundikiri, thời gian thăm dò là 2 năm. Dự báo trữ lượng bauxite tại Mundikiri khá dồi dào. Tuy nhiên trữ lượng cụ thể bao nhiêu thì phải đợi thăm dò xong mới có kết quả. 

Hiện TKV đang đưa nhân công qua Campuchia làm công tác thăm dò trữ lượng bauxite với tổng diện tích thăm dò khoảng 1.500 km2. 

Cũng theo ông Khích, TKV đang nỗ lực để đưa nhà máy chế biến Alumin Tân Rai (Lâm Đồng) đi vào hoạt động vào tháng 6 năm nay. Còn dự án Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) sẽ hoạt động sản xuất vào năm sau. Công suất mỗi nhà máy chế biến Alumin của dự án bauxite Tây Nguyên là 600.000 tấn/năm.
 
N.Yến

Lạm phát ở 3 tới 4 % vào tháng 4 là một nghịch lý


Dự báo lạm phát tháng 4 ở Việt Nam sẽ vào khoảng 3% tới 4% và là mức cao nhất trong 16 tháng gần đây.

Sáng nay VnExpress trích lời các chuyên gia kinh tế nhận định rằng chỉ số lạm phát tháng Tư là một nghịch lý, thông thường tháng Tư là thời điểm chỉ số giá tiêu dùng luôn ở mức thấp so với các tháng khác trong cả năm. Theo số liệu thống kê, năm 2008 Việt Nam gặp lạm phát hơn 20% nhưng chỉ số giá tiêu dùng tháng Tư năm đó cũng chỉ ở mức 2,2%.
Các chuyên gia cho rằng giá điện xăng dầu, chi phí vốn tăng cùng với biến động giá thế giới là những nguyên nhân đẩy lạm phát ở Việt Nam lên cao.  
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

VN sắp xử phúc thẩm nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi


Tòa án Việt Nam sẽ mở phiên xử phúc thẩm nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi vào ngày thứ Ba 26-4 tới đây.

Trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do, Bà Hoàng Thị Tươi, vợ nhà dân chủ Vi Đức Hồi, cho biết gia đình sẽ tiếp tục mời Luật sư Trần Lâm đứng ra bào chữa cho ông Vi Đức Hồi tại phiên phúc thẩm.

Bị công an bắt giam từ tháng 10-2010 với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước", trong phiên tòa sơ thẩm hồi cuối tháng Giêng 2011, ông Vi Đức Hồi bị kết án 8 năm tù.

Trước khi trở thành nhà hoạt động dân chủ, ông Vi Đức Hồi đã từng là Đảng viên Đảng cộng sản hơn 30 năm và từng là Giám đốc trường Đảng Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. 

Năm 2009, ông Vi Đức Hồi đã được tổ chức Human Rights Watch trao tặng giải thưởng, vì các nỗ lực kêu gọi cải cách dân chủ Việt Nam.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

VN có cần nhập hàng xa xỉ?


2011-04-22

Báo chí trong nước cho hay các loại hàng xa xỉ vẫn nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam, trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, thiếu ngoại tệ.

AFP photo

Một người lao động nghèo đi ngang một cửa hàng bán đồ xa xỉ ở HN.

Hạn chế nhập siêu

Mới đây, Bộ Công thương đã ban hành quyết định hạn chế nhập hàng hóa xa xỉ. Số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải Quan cho biết trong 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập siêu trên 3 tỷ đô la hàng hóa, trong đó có các mặt hàng xa xỉ chiếm hơn một tỷ 2 trăm triệu đô la, tăng gần 25 % so với cùng kỳ năm ngoái.

Những loại xa xỉ đó bao gồm: xe hơi, thiết bị, máy móc không cần thiết cho sản xuất, điện thoại di động, rượu, bia, thuốc lá, mỹ phẩm.
Theo các cơ quan chức năng thì hoạt động nhập khẩu hàng xa xỉ từ bên ngoài rất phức tạp, buôn lậu nên khó kiểm soát, gây thất thu thuế rất lớn cho ngân sách quốc gia, đồng thời gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.

VN Express nói, đồ xa xỉ vẫn thu hút lắm khách hàng cho dù thời buổi giá cả leo thang chóng mặt, có người sẵn sàng bỏ ra 120 triệu đồng mua một bộ veston của Ytaly, 240 triệu đồng cho túi xách hiệu Hermes Birkin, kính mát giá hơn 43 triệu đồng. Về thực đơn cao cấp trong các nhà hàng sang trọng thì bào ngư, yến sào, vi cá giá bạc triệu vẫn có thực khách thưởng thức đều đặn, vì có lẽ họ không hề bị ảnh hưởng bởi cơn bão giá, qua những lần tăng giá điện, tăng giá xăng dầu liên tục.

Nhân viên bán hàng trong các siêu thị chuyên trưng bày hàng của Pháp Ý, Mỹ , Nhật, cho biết dù giá cả không ngừng nhích lên, kinh tế khó khăn, đồng lương cố định nhưng những khách xộp, tiêu tiền như nước vẫn có các lý do riêng của họ để mua sắm, vì khi sử dụng hàng hiệu họ thấy nổi bật, thu hút trước đám đông.

Trước tình trạng nhập khẩu ồ ạt hàng xa xỉ, chánh phủ Việt Nam vừa ban hành nhiều quyết định hạn chế nhập siêu, với danh mục liệt kê gần 100 nhóm mặt hàng xa xỉ không khuyến khích nhập.

Từ Hà Nội, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, cố vấn cho các tập đoàn doang nghiệp nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, tán thành quy định về việc hạn chế nhập hàng hóa xa xỉ:

"Chính sách như vậy rất thiết thực đối với Việt Nam, phù hợp với tình hình kinh tế bây giờ. Hiện nay, Việt Nam nhập siêu thay vì mình xuất siêu, xuất ra ít hơn là nhập vào, mỗi năm mình bị thiếu ngoại tệ, để ngành kinh tế phát triển, cái nhập siêu, trong mấy năm nay là nhờ có kiều hối của bà con và lao động nước ngoài gởi về. 

Trong tình trạng đất nước Việt Nam bây giờ, dân Việt Nam nên có tinh thần dân tộc, tự cường, nên sử dụng những gì phù hợp với tình hình phát triển của đất nước mà không nên quá lãng phí dùng những ngoại tệ hiếm hoi để nhập những loại hàng xa xỉ. Từ các vị trên Bộ Chính trị, Thủ tướng chánh phủ cho đến nhân dân, phải suy xét là thế nào mà tiêu xài cho phù hợp vơi tình hình đất nước, không nên quá quan tâm đến vấn đề xa xỉ."

Hàng xa xỉ cho ai?

000_Hkg4084729-250.jpg
Một cửa hàng điện thoại di động bắt đầu bán iPhone 4 ở Hà Nội hôm 30 Tháng 9 năm 2010. AFP photo
Ông Nguyễn Ngọc, một viên chức hành chánh công quyền dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa nói, người dân lao động không bao giờ biết đến các loại hàng xa xỉ, chỉ ai lắm bạc nhiều tiền mà không tự mình làm ra, mới mua sắm được những món đó: 

"Những người cộng sản cùng với những người buôn bán bên này một cách quá đáng mới dùng hàng xa xỉ. Tiền đó mà có là do tham nhũng, chứ người dân đói rách, thấp cổ bé miệng thì làm sao tham nhũng được, kết luận, đó là một xã hội bất công."

Theo các chuyên gia kinh tế, tài chánh thì việc ban hành danh mục hạn chế nhập khẩu hàng xa xỉ, cùng việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chánh chưa đủ, mà còn cần phải có thêm các quy định khác như thắt chặt chính sách tiền tệ, kiểm soát chi tiêu công, gia tăng hình phạt về tài chánh, hàng rào thuế quan.

Một cựu quan chức cao cấp ngành tài chánh của Hà Nội, giáo sư Ngô Trí Long nói lên suy nghĩ của ông về vấn đề đó:

"Bội chi ngân sách quá lớn, lạm pháp cao, trước tình hình đó, chính phủ quyết tâm phải bớt nhập siêu, đặc biệt là đối với mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, mà trong nước không có điều kiện sản xuất thì mới cho nhập. Trong bối cảnh tình hình hiện nay thì Việt Nam khác với những nước khác, trong thời bão giá nhưng hàng xa xỉ vẫn thu hút vào Việt Nam rất lớn, làm cho ngoại tệ của Việt Nam chảy mất đi rất nhiều. 

Ngoài những biện pháp hành chính, nhà nước cần phải áp dụng biện pháp kinh tế cũng hết sức quan trọng, có thể thông qua đó để đánh thuế, bên cạnh đó cũng cần có một sự giáo dục thuyết phục. Hiện nay đất nước còn khó khăn, đời sống người dân chưa thực sự được cải thiện thật tốt, trong lúc nhà nước cần rất nhiều ngoại tệ để phục vụ cho những nhu cầu khác, trong khi đó một số người giàu có, tất nhiên là quyền của người ta thôi, nhưng tôi nghĩ là nhà nước cần phải kết hợp các giải pháp, không chỉ đơn phương áp dụng biện pháp hành chính, kinh tế mà cả biện pháp giáo dục nữa, thì mới có khả năng bớt nhập siêu các loại hàng xa xỉ."

Dư luận trong nước thắc mắc, vì qua số liệu được Bộ Tài chánh công bố thì trong ba tháng đầu năm 2011, trong số các loại hàng xa xỉ nhập vào Việt Nam,  số xe hơi lên tới hơn 11 ngàn chiếc, có những hiệu Roll Royce giá bạc triệu đô la một chiếc, Mercedes, BMW vài trăm ngàn đô la một chiếc thì ai là chủ những xe đắt tiền đó, trong khi hơn phân nửa dân số, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, người dân chưa kiếm được một đô la, một ngày.

Theo dòng thời sự:

Thực hư xuất khẩu lao động và buôn người


2011-04-22

Khung cửa hẹp của công nhân Việt Nam đi xuất khẩu lao động sang Mỹ có vẻ đã khép lại, qua vụ hai đại gia Nhà nước Interserco và Vinamotors bị kiện ở tòa án liên bang Hoa Kỳ về tội buôn người và vi phạm hợp đồng.

AFP photo

Một công nhân Việt Nam tại nhà máy sản xuất các linh kiện máy phát điện và tua-bin của GE tại khu công nghiệp Nomura, Hải Phòng hôm 15/10/2010

Ai vi phạm hợp đồng?

Đại diện các công ty bị kiện phản bác rằng: "người lao động đã nói sai sự thật." Những thông tin ban đầu từ báo chí Việt Nam nói gì về vụ việc này? 

Thanh Niên Online ngày 16/4 trích báo Mỹ Houston Chronicle đưa tin: "Một nhóm lao động Việt Nam đã khởi kiện 2 công ty Việt Nam ra tòa án liên bang tại Texas, Mỹ và đòi bồi thường 100 triệu USD.  Interserco và Vinamotors, có trụ sở tại Hà Nội, bị kiện vì vi phạm các luật lệ về chống buôn người của Mỹ. 13 người đứng tên trong vụ kiện tố cáo rằng họ đã xem quảng cáo trên truyền hình VN về các việc làm được trả lương cao ở Mỹ, và mỗi người đã chi hàng ngàn USD để được sang làm thợ hàn  tại xưởng đóng tàu Houston Ship Channel ở bang Texas. 

Theo đơn kiện, khi sang tới Mỹ, họ bị giam trong nhà bếp, bị hiếp đáp và phải sống trong các điều kiện tồi tệ. Các nguyên đơn nói họ bị sa thải sau 8 tháng dù hợp đồng lao động, được ký vào tháng 2/2009, có thời hạn 30 tháng."

Trong cuộc phỏng vấn của Đài ACTD hôm 16/4, luật sư Tony Buzbee xác nhận đã đại diện công nhân nạp đơn khởi kiện tại tòa án liên bang thuộc khu vực Galveston để tố cáo những công ty này phạm luật cấm buôn người và vi phạm hợp đồng với công nhân. Luật sư Tony Buzbee cho biết đang xúc tiến thủ tục pháp lý để thông báo cho 2 công ty bị cáo biết là họ đang bị kiện và họ sẽ phải trả lời trước tòa. Luật sư Tony Buzbee tin tưởng có thể chứng minh trước tòa là Interserco và Vinamotors dính líu vào đường dây buôn người. Ông nói:

Tôi hy vọng là chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam sẽ giúp chúng tôi làm sáng tỏ vụ việc này cũng như để ngăn chặn tệ nạn buôn người và giúp đỡ những nạn nhân đang gặp khó khăn này.

LS Tony Buzbee

"Tôi hy vọng là chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam sẽ giúp chúng tôi làm sáng tỏ vụ việc này cũng như để ngăn chặn tệ nạn buôn người và giúp đỡ những nạn nhân đang gặp khó khăn này."  

Theo nhận định ban đầu của LS Nguyễn Văn Hậu trưởng ban tuyên truyền Hội Luật gia TP.HCM, có lẽ đây là lần đầu tiên người đi lao động xuất khẩu kiện công ty đưa mình đi tại tòa án nước tiếp nhận lao động. LS Hậu nhấn mạnh:

"Tôi nghĩ rằng nếu họ chứng minh được việc buôn người thì những người vi phạm phải được xét xử theo luật pháp Việt Nam cũng như nước sở tại. Doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, nếu có yếu tố hình sự thì họ sẽ bị xét xử theo qui định pháp luật không chỉ ở Việt Nam mà cả ở nước sở tại."        

Báo Thanh Niên Online cũng có nhắc tới sự kiện, trước khi khởi kiện ở tòa án Liên bang, nhóm lao động xuất khẩu này đã được một tòa án ở Texas ra phán quyết buộc các công ty cung cấp lao động ở Mỹ là Coast To Coast và ILP phải bồi thường một số tiền rất lớn. 

LS Trần Thị Minh Tâm, người trực tiếp giúp các công nhân Việt Nam đòi bồi thường trong vụ kiện ở  Quận Harris Tiểu bang Texas nói với Đài ACTD:

"Có 2 cái judgments. Sau khi chúng tôi đi ra mediation và tòa hòa giải, tức là the mediator, và có tất cả nhân chứng thì Án Lệnh được đưa ra. Đó là một Agreed Judgment, nên họ không chống án được. Công ty Coast To Coast bị phạt 10 triệu và công ty ILP bị phạt 50 triệu. Theo như lời luật sư của Coast To Coast thì một công ty không còn hoạt động, nhưng 2 công ty đó chỉ là môi giới mà thôi. Nhân vật chính trong vụ này là 2 công ty Interserco và Vinamotor.  

Hai ngày sau khi truyền thông quốc tế đưa tin về vụ kiện vi phạm luật lệ buôn người tại Hoa Kỳ, ngày 18/4 Thanh Niên Online đã gặp gỡ với đại diện các công ty bị kiện ở Mỹ và được họ khẳng định: "Các lao động đã nói sai sự thật." Đại diện công ty Đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế Interserco và Tổng Công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam Vinamotors khẳng định, thông tin các lao động khiếu kiện đều là bịa đặt và chính lao động mới là người đã vi phạm hợp đồng ký kết.

NLĐ có được cung cấp đủ thông tin?

Ông Nguyễn Trí Dũng, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần xuất khẩu lao động thương mại và du lịch trực thuộc Vinamotors, nói trên Thanh Niên Online rằng, công nhân lưu trú trong khu gia cư đầy đủ tiện nghi, điều này được kiểm chứng bởi đoàn công tác của liên bộ Ngoại giao, Lao động Thương binh Xã hội trong chuyến viếng thăm Mỹ hồi tháng 5/2010. 

000_Hkg1781614-250.jpg
Công nhân may gia công hàng xuất khẩu tại Công ty may 10. AFP photo
Về việc các lao động nói, họ bị sa thải sau 8 tháng làm việc, ông Dũng giải thích thủ tục I-129 của Bộ Lao động Mỹ chỉ có hiệu lực trong vòng 10 tháng sau đó phải xin gia hạn visa tiếp. Nếu không được gia hạn visa thì phải về nước, người lao động trước khi lên đường sang Mỹ đã được cung cấp thông tin chính xác về thời hạn làm việc thực tế và khả năng tiếp nhận "có thể được gia hạn giấy phép hoặc không". 

Theo Thanh Niên Online, khi hết hạn visa và không được gia hạn, công nhân được yêu cầu về nước vào thời điểm 1/3/2009, một số lao động đã về nước, nhưng một số khác đã tham gia kiện cáo công ty sử dụng lao động. Tờ báo cho biết, tổng số thời gian làm việc tại Mỹ của nhóm lao động xuất khẩu, người ít nhất 9 tháng, người nhiều nhất 14 tháng.

Tổng thu nhập của các lao động từ 12.000 USD tới 30.000 USD. Tuy vậy thông tin từ phía các đại diện Vinamotors và Interserco không đề cập tới sự kiện công nhân Việt Nam nói là bị khấu trừ tiền lương tới 2.000 USD mỗi tháng cho các chi phi về chỗ ở, dụng cụ làm việc và tiền xe chở tới nơi làm việc.     

Trả lời Nam Nguyên, Luật sư Trần Vũ Hải hiện sống và làm việc tại Hà Nội nhận định, Cục Quản lý Lao động Ngoài nước cần phải làm việc bài bản hơn và chuyên nghiệp hơn. Theo ông, mục tiêu của Việt Nam không phải chỉ đạt tới mức vài trăm ngàn lao động xuất khẩu mỗi năm mà phải là hàng triệu người. LS Trần Vũ Hải nhấn mạnh:

Lao động xuất khẩu phải được giáo dục về luật pháp văn hóa của nước đến làm việc, đặc biệt phải làm rõ cam kết của người sử dụng lao động cũng như điều kiện mà người lao động phải tuân thủ."   

LS Trần Vũ Hải

"Cục lao động ngoài nước cần hợp tác với các chuyên gia lao động, luật sư quốc tế, nhất là khi nhà nước Việt Nam được coi là Nhà nước của giai cấp công nhân và nông dân tức là khuynh hướng bảo vệ người lao động nhiều hơn so với giới chủ. Lao động xuất khẩu phải được giáo dục về luật pháp văn hóa của nước đến làm việc, đặc biệt phải làm rõ cam kết của người sử dụng lao động cũng như điều kiện mà người lao động phải tuân thủ."   

Các thông tin từ báo chí Việt Nam không nêu rõ có bao nhiêu công nhân do Vinamotors và Interserco đưa đi lao động ở Mỹ cũng như số người đã về nước. Theo luật sư Tony Buzzbee nói với đài chúng tôi thì khoảng 50 người đã đến Mỹ, số người đứng tên kiện lên tòa án liên bang là 13.

Yếu tố tội phạm buôn người, ngược đãi công nhân là đề tài được dư luận thế giới chú ý đặc biệt. Các chuyên gia nhận định rằng bên nguyên đơn đã tạo được sự ủng hộ rộng rãi của công luận. Ít nhất trong giai đoạn hiện nay, những người thợ hàn đến từ Việt Nam sẽ được bảo vệ không lo sợ bị bắt bị trục xuất như đe dọa của các công ty xuất khẩu lao động từ quê nhà. 

Dư luận chưa quên sự kiện 2005 ở đảo Samoa thuộc Mỹ, một chủ nhân người Hàn Quốc bị kết án 40 năm tù vì tội ngược đãi hơn 200 công nhân xuất khẩu lao động từ Việt Nam và Trung Quốc. Sau phiên tòa, một số lớn công nhân đã được cấp visa làm việc dài hạn ở Hoa Kỳ, trở thành thường trú nhân và được bảo lãnh thân nhân sang đoàn tụ ở Hoa Kỳ. 

Theo dòng thời sự:

Đại diện các công ty buôn người ”bị kiện ở Mỹ: “Các lao động đã nói sai sự thật”

Hôm qua 18.4, trao đổi với Thanh Niên, đại diện Công ty TTLC và Interserco khẳng định, thông tin các lao động (LĐ) khiếu kiện đều là bịa đặt và đã vi phạm hợp đồng (HĐ) ký kết.

Khu nhà ở của các lao động tại Houston (Mỹ) - ảnh do Công ty TTCL cung cấp

Lao động vi phạm luật pháp

Ông Nguyễn Trí Dũng, Phó tổng giám đốc Công ty TTLC cho rằng, các LĐ nói bị giam trong nhà, hiếp đáp và phải sống trong điều kiện tồi tệ là hoàn toàn sai sự thật. Để chứng minh, ông Dũng đã đưa cho PV xem bức thư gửi Công ty TTLC của nhóm LĐ gửi ngày 5.1.2008, có đoạn: "Ngày 27.12.2007, sau khi xuống sân bay Houston, chúng Ci được Công ty Coat to Coat đón về nhà tập thể. Ở 4 người một phòng, khoảng 60m2, đầy đủ bếp nấu, tủ lạnh, lò sưởi, bàn ghế, toilet… khu tập thể sạch sẽ và văn minh… Chúng tôi tự đi chợ nấu ăn bởi vì nó phù hợp và rẻ hơn nhiều so với đặt cơm ngoài… Công việc chúng tôi làm ở xưởng sửa chữa tàu, sà lan. Chúng tôi làm ca từ 15 giờ 30 đến 24 giờ… Phương tiện chúng tôi đi làm có người lái xe đưa đón, ở đây không có xe buýt cũng như các bốt điện thoại công cộng nên không gọi được về VN".

Có thể sẽ kiện ngược lại người lao động

Trao đổi với Thanh Niên, ông Vũ Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế Interserco cũng khẳng định, thông tin các LĐ khiếu kiện hoàn toàn bịa đặt. Công ty đã kêu gọi LĐ trở về VN để giải quyết, tuy nhiên các LĐ cố tình bỏ trốn. "Căn cứ vào pháp luật VN, các LĐ đã vi phạm HĐLĐ. DN có thể kiện lại người LĐ", ông Hải nói.

Ông Nguyễn Trí Dũng cho biết, trao đổi qua e-mail ngày 18.4, ông Vũ Quốc Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty ILP Agency LLC (công ty cung cấp LĐ bên Mỹ) cho hay, vấn đề LĐ VN thưa kiện tại Mỹ đã được giải quyết xong ngoài tòa từ cách đây 3 tháng.

Ông Dũng cho biết thêm, đoàn công tác của Bộ Ngoại giao và Bộ LĐ-TB-XH sang Mỹ hồi tháng 5.2010 đã đến thăm nơi ở của công nhân. Đó là một khu nhà ở rộng rãi, không chỉ có LĐ VN mà còn có LĐ nước ngoài sinh sống.

Về việc các LĐ nói, họ bị sa thải sau 8 tháng làm việc, ông Dũng giải thích: "Thủ tục I-129 của Bộ Lao động Mỹ chỉ có hiệu lực trong vòng 10 tháng, sau đó bắt buộc người LĐ phải gia hạn visa tiếp. Các LĐ đã được tạo điều kiện gia hạn giấy phép một lần ngay tại Mỹ. Do không được gia hạn tiếp visa nên Công ty Coast to Coast đã chính thức yêu cầu người LĐ quay trở về nước vào ngày 1.3.2009 và chờ đợi duyệt cấp visa mới vào tháng 4.2009. Tuy nhiên, ngày 27.2, một số LĐ bị kích động không muốn quay về nước đã tham gia kiện cáo công ty sử dụng LĐ".

Theo báo cáo của các DN với các cơ quan chức năng, trước khi sang Mỹ, các LĐ đã được cung cấp thông tin chính xác về thời hạn làm việc thực tế tại đây và khả năng tiếp nhận "có thể được gia hạn giấy phép hoặc không" nên tất cả LĐ đều đã chấp thuận và khi giấy phép làm việc của họ bị cơ quan di trú Mỹ từ chối gia hạn, một số LĐ đã chấp thuận về nước. Số còn lại không quay về, mặc dù đối tác đã mua vé máy bay cho các LĐ. Tổng số thời gian làm việc tại Mỹ, người ít nhất là 9 tháng, người nhiều nhất là 14 tháng. Tổng thu nhập của các LĐ từ 12.000 USD - 30.000 USD.

Sau khi sự việc xảy ra, Công ty TTLC đã gửi thông báo đến các cơ quan chức năng địa phương và gia đình LĐ; đồng thời mong muốn gia đình khuyên bảo và động viên người LĐ quay trở về nước. Theo ông Dũng, căn cứ luật VN và những điều khoản ký kết giữa công ty với người LĐ; các điều khoản người LĐ ký kết với Công ty Coast to Coast, người LĐ đã vi phạm luật pháp như: ở lại nước ngoài trái phép; người LĐ chạy trốn hoặc có ý định chạy trốn là vi phạm HĐ và bị trả về nước. Trong trường hợp LĐ bỏ trốn, công ty có toàn quyền từ bỏ trách nhiệm quản lý từ ngày bỏ trốn và bản thân LĐ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật VN và pháp luật sở tại.

Thị trường XKLĐ đi Mỹ "chết yểu"

Năm 2008, Bộ LĐ-TB-XH cho phép 5 DN thí điểm xuất khẩu LĐ VN sang Mỹ làm việc. Có hàng trăm LĐ đã được đưa sang Mỹ làm nghề hái cam, cắt cỏ, chăm sóc sân golf, thợ hàn, y tá… với mức lương cơ bản 1.300 - 3.500 USD/người/tháng. Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Thanh, Phó cục trưởng Cục Quản lý LĐ ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), hiện chưa có DN nào đăng ký đưa LĐ sang Mỹ làm việc. Lý do là xin visa vào Mỹ rất khó, phía Mỹ lo ngại LĐ VN khi sang đây làm việc sẽ bỏ trốn; hơn nữa, các tiêu chuẩn phía Mỹ đưa ra rất khắt khe cả về trình độ tay nghề, ngoại ngữ lẫn sức khỏe. Chỉ sau một thời gian ngắn thí điểm, thị trường xuất khẩu LĐ đi Mỹ đã "chết yểu".

Hải Bình

Người dân bất an vì côn đồ vẫn lộng hành ở Thanh Hóa

Cập nhật lúc 08:03 | 17/03/2011 (GMT+7)

Ngày 17/2/2011, Báo Pháp luật Việt Nam từng đăng bài "Thanh Hóa: Côn đồ lộng hành, người dân hoảng loạn", phản ánh việc người dân xứ Thanh hoảng loạn trước việc một số băng nhóm xã hội đen dùng dao, kiếm và mã tấu hoành hành. Đến nay, nỗi lo của người dân vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có phần gia tăng.

Như tin đã đưa, "cao trào" của việc côn đồ hoành hành tại Thanh Hóa có vụ chị Trịnh Thị Mỹ Châm (số nhà 107, Trịnh Thị Ngọc Lữ, phường Lam Sơn) bị trọng thương sau khi lĩnh 5 nhát dao "chém nhầm" vào ngày 28/1/2011. Vụ án hiện chưa được khởi tố và bọn côn đồ tẫn tiếp tục đi đâm thuê chém mướn.

Thêm một vụ tấn công kinh hoàng

Nguồn tin riêng của PLVN tại Thanh Hóa mới cung cấp thêm thông tin về một vụ án khác. Theo đó, khoảng 21h10 ngày 19/2/2011, bà con nhân dân khu phố Trần Bình Trọng (phường Đông Sơn, TP.Thanh Hóa) chứng kiến hơn 10 đối tượng bịt mặt bước xuống từ xe ô tô 12 chỗ (hiệu Toyota, BKS 36M-67xx), đạp cổng sắt, xông thẳng vào nhà ông Lê Thanh Chương (SN 1949, là cán bộ quân đội nghỉ hưu, ở 45B/38 Trần Bình Trọng). Chúng đã dùng dao, kiếm và tuýp nước đánh, chém túi bụi người trong gia đình này.

hsdgh

Vết chém do bọn đòi nợ thuê gây ra trên đầu ông Chương sâu gần xương sọ, phải khâu 7 mũi.

Hoảng sợ trước khung cảnh bạo lực hơn cả phim ảnh đó, bà con khối phố Trần Bình Trọng nhà nào, nhà nấy vội kéo cửa, tắt điện ngồi trong nhà vì sợ vạ lây. Một số người dân khác thì nhanh chóng gọi điện báo cho Cảnh sát 113, Công an tỉnh Thanh Hóa và Công an phường Đông Sơn đến ứng cứu.

sfs

Kiếm đâm sâu 3 cm vào vùng bụng ông Chương.

Khi lực lượng cảnh sát khu vực xuất điện, băng nhóm côn đồ mới lục tục rời hiện trường. Sau đó, người nhà nạn nhân đã đưa ông Chương và vợ là bà Lương Thị Lượng (SN 1956) đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cấp cứu.

shfrg
Ông Chương còn lưu chiếc áo bị côn đồ dùng kiếm đâm vào người và thủng 4 lớp làm chứng cứ chờ công an đến để cung cấp.

Theo bệnh án, ông Chương bị chém một nhát vào đầu sâu gần đến xương sọ, phải khâu 7 mũi. Ngoài ra, ông Chương bị kiếm đâm một nhát vào hông trái, thủng bốn lớp áo, sâu 3 cm. Vết thương này trầm trọng đến mức các bác sĩ phải khâu 6 mũi, phải băng bó và khâu lại ba lần mới cầm được máu.

Bà Lượng bị tức ngực, khó thở với nhiều vết sưng tím trên mặt, lưng và cánh tay.

Lại là đòi nợ thuê

Theo tìm hiểu của phóng viên, vụ đâm chém tại nhà ông Chương cũng xuất phát từ quan hệ vay nợ của gia đình nạn nhân, giống như vụ "đòi nợ thuê, chém nhầm người" mà chị Trịnh Thị Mỹ Châm là nạn nhân.

Ông Chương cho biết, con rể ông là Nguyễn Văn Hưng (SN 1982, công tác tại Công ty Thiết bị vật tư y tế thuộc Sở Y tế Thanh Hóa) và con gái ông là Lê Thị Lam Hồng (SN 1983) được vợ chồng ông cho làm ngôi nhà riêng cùng trên mảnh đất mà vợ chồng ông đang sinh sống (cửa quay ra đường Yết Kiêu, nhà mang số 109). Hưng có vay mượn tiền để làm ăn nhưng vay của ai, ông Chương không rõ. Băng nhóm côn đồ yêu cầu vợ chồng ông trả nợ thay con rể.

Chiều tối hôm ông Chương bị chém, có một người tên là Toản gọi Hưng ra cổng nhà 109 Yết Kiêu trao đổi. Tối đến, Hồng nói với ông Chương: "Chồng con có vay tiền của một số người tuy đã trả nhưng còn nợ 30 triệu đồng, đến nay đã đến hạn mà vẫn chưa có tiền trả, "bọn chúng" đang đe dọa và đòi gắt lắm!".

Theo bà Lượng, ngay sau khi sự việc xảy ra, một số cán bộ Công an phường Đông Sơn đã đến nhà lập biên bản về sự việc. Đồng thời, sau khi xuất viện, ông Chương đã làm đơn tường trình sự việc gửi cho Công an TP.Thanh Hóa để đề nghị khởi tố vụ án, điều tra truy bắt bọn đâm thuê, chém mướn.

Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, đến nay gia đình ông Chương vẫn chưa được Cơ quan Cảnh sát điều tra giới thiệu đi giám định thương tật và chưa nhận được hồi âm từ phía Công an TP. Thanh Hóa?.

Tha tù trái luật?

Ngày 17/2, PLVN đã phản ánh sự hồ nghi của dư luận Thanh Hóa rằng trong các đối tượng đòi nợ thuê bằng dao kiếm, có nhiều kẻ được tha tù trái luật.

Đơn cử như trường hợp đối tượng Đỗ Triều P. (tức P "cu tí", ở phường Tân Sơn, TP.Thanh Hóa) bị phạt tù 4 năm 9 tháng về hai tội "Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng", "Cố ý gây thương tích" nhưng mới thụ án được 1 năm 8 tháng 8 ngày đã được tha tù.

Tương tự là các nghi vấn về việc tha tù trái luật cho các đối tượng Lê Đức H. (tức H "say", ở phường Điện Biên), Lê Văn Đ (tức Đ "khỉ", ở phường Ba Đình), Lê Phú K (ở xã Đông Hải), Đặng Anh T (ở phường Hàm Rồng). Đây đều là các trường hợp phạm tội "Cố ý gây thương tích".

Đến nay, những hồ nghi đó chưa được các lực lượng công an Thanh Hóa giải tỏa.

Nhóm PV điều tra

Xin lỗi dân trong vụ cậu bé ôm gà 'vượt biên'


Thứ sáu, 22/4/2011, 20:41 GMT+7

Cậu học trò 10 tuổi ôm con gà mái bơi xuồng qua sông tìm gà trống để nhân giống đã bị bộ đội biên phòng hiểu nhầm và lập biên bản về hành vi vượt biên trái phép.

Chiều 22/4, trung tá Nguyễn Hoa Hùng - Phó Đồn Biên phòng 893 đóng trên địa bàn huyện Tân Hưng (Long An) đã vào nhà anh Vũ Văn Dũng (xã Hưng Điền, Tân Hưng, Long An) công khai xin lỗi gia đình. Theo trung tá Hùng, lực lượng biên phòng đã hành động nóng nảy, khi con trai anh Dũng ôm gà bơi sang sông Cỏ.

Tại buổi xin lỗi có đại diện Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Long An, chính quyền địa phương cùng nhiều người dân trong ấp Cây Me.

Cháu Cảnh trước bến sông nơi bị lực lượng biên phòng lập biên bản giữ xuồng và con gà mái vì bị cho là vượt biên trái phép. Bên kia con sông Cỏ nhỏ xíu này là đất Campuchia, hàng ngày người dân hai bên bờ sông qua lại bình thường mỗi khi tối lửa tắt đèn. Ảnh: Thiên Phước
Cháu Cảnh trước bến sông nơi bị lực lượng biên phòng lập biên bản giữ xuồng và con gà mái vì bị cho là vượt biên trái phép. Bên kia con sông Cỏ nhỏ xíu này là đất Campuchia. Ảnh: Thiên Phước.

Theo trình bày của anh Dũng, sáng 12/4, khi đang làm cỏ phía sau nhà anh nghe tiếng hô hoán của lực lượng biên phòng trước bến sông. Khi chạy ra thì thấy bộ đội đang đưa con trai của anh là cháu Vũ Văn Cảnh (10 tuổi), học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Hưng Điền từ xuồng lên bờ để lập biên bản về hành vi vượt biên trái phép.

Có mặt tại hiện trường, ông Ngô Văn Hoàng là Trưởng Công an ấp Cây Me cùng một cán bộ mặt trận của xã Hưng Điền cho rằng, dù bên kia sông Cỏ (rộng chừng 15m) là đất Campuchia nhưng hàng ngày người dân hai bên bờ sông bơi xuồng qua lại bình thường. Tuy nhiên, trung úy Đậu Hồng Lam - Trưởng Trạm Biên phòng 79 kiên quyết lập biên bản tạm giữ chiếc xuồng ba lá Cảnh dùng bơi qua sông cùng với con gà mái mà cậu học trò đang ôm trên tay.

Theo anh Dũng, con trai anh ôm con gà mái qua bên kia sông là để tìm nhà quen có gà trống gửi phối giống. Từ ngày xuống bị tạm giữ, gia đình anh Dũng vốn nghèo càng gặp thêm khó khăn vì không có phương tiện đi lại và vận chuyển hàng hóa thuê cho bà con trong xóm.

Trao đổi với VnExpress.net, trung tá Đoàn Văn An - Phó Phòng Chính trị Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Long An - cho biết đã yêu cầu Trạm Biên phòng 79 trả lại xuồng và con gà cho anh Dũng trong chiều nay.

Theo trung tá An, thời gian gần đây có rất nhiều người vượt biên trái phép để mang gà sang Campuchia cung cấp cho trường gà bên sòng bạc bên tỉnh Sveyreng. Do đó, khi thấy cháu Cảnh ôm gà bơi xuồng sang bên kia sông Cỏ lực lượng biên phòng cứ tưởng Cảnh cung cấp gà cho con bạc nên có hành động "bột phát".

Sau buổi xin lỗi gia đình anh Dũng và tiếp thu ý kiến người dân, trung tá An khẳng định sẽ yêu cầu lãnh đạo Đồn Biên phòng 893 xem xét giáo dục, kiểm điểm trung úy Lam.

Thiên Phước

Câu chuyện khác về vụ áp giải võ sư

> Vụ áp giải võ sư xuống máy bay: Nhân chứng mâu thuẫn
> An ninh sân bay Đà Nẵng cho rằng ông Khương có mùi men

TP - Vụ "áp giải võ sư taekwondo xuống máy bay" của Vietnam Airlines (VNA) vừa xảy ra có yếu tố lạ: thay vì chuyện to tiếng, va chạm thường xảy ra ở bến xe, bến tàu chợ búa hay đường phố thì lần này "khung cảnh" sang trọng hơn là trên máy bay của hãng hàng không quốc gia.

Theo biên bản của VNA thì do máy bay không thể hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất vì thời tiết xấu nên máy bay phải quay lại hạ xuống sân bay Đà Nẵng lúc 1 giờ 03 ngày 19-4. Khi máy bay dừng đỗ, võ sư Lê Minh Khương có ý muốn xuống, không bay tiếp nữa nhưng không được đồng ý. Chuyện rắc rối bắt đầu khi máy bay bắt đầu lăn bánh ra đường băng. Theo đại diện VNA, "hành khách Lê Minh Khương to tiếng trên khoang hạng thương gia".

Tiếp viên nhắc nhở nhưng "ông Khương không nghe và có biểu hiện gây rối, tiếp tục la hét…", khiến tiếp viên phải yêu cầu lực lượng an ninh áp giải ông Khương xuống máy bay. VNA cũng khẳng định không có chuyện hành hung vị võ sư, HLV trưởng đội tuyển Taekwondo Việt Nam. Một hành khách người nước ngoài cũng kể lại sự việc theo hướng có lợi cho phía hàng không.

Tuy nhiên, một số hành khách đi cùng chuyến bay đã kể câu chuyện hoàn toàn khác. Ca sỹ Quang Hà, người có mặt trên chuyến bay và cho rằng mình ngồi rất gần anh Khương khẳng định anh và người trợ lý đã chứng kiến nhân viên an ninh sân bay đánh anh Khương. Những người mặc áo có chữ "an ninh" này làm dữ đến nỗi bố anh Khương, đã hơn 70 tuổi phải chạy tới "xin các anh tha cho con tôi" nhưng vẫn bị bẻ quặt tay ra sau.

Một hành khách khác mà có lẽ nhiều người quen mặt là đạo diễn Trần Lực cũng tỏ ra bức xúc trước sự việc và nhất là lúc Trần Lực đọc thông cáo báo chí của VNA. "Gây rối ở đâu thì tôi không biết, không nghe thấy tiếng hét nào hết. Sau khi đội an ninh kia bắt ông ấy, đè ông ấy xuống thì mới nghe tiếng hét" - đạo diễn Trần Lực kể lại sự việc HLV Taekwondo Lê Minh Khương bị đánh trên máy bay. Đạo diễn Trần Lực cho rằng thông cáo báo chí nói trên không đúng sự thật.

Cả ca sỹ Quang Hà và đạo diễn Trần Lực đều nói sẵn sàng ra làm chứng trước pháp luật về vụ việc. An ninh sân bay Đà Nẵng cũng nói sẵn sàng hầu kiện.

Chuyện ai đúng ai sai, kể cả việc ông Khương có được hãng máy bay thông báo rằng "hành khách không có quyền được đòi xuống" hay không, cơ quan chức năng sẽ làm rõ. Tuy nhiên, điều đáng ngại là vụ việc xảy ra trong bối cảnh liên tiếp có các trường hợp lạm dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Bảo vệ bệnh viện cũng có thể tự cho mình quyền "đập" toác đầu lái xe taxi vì tranh cãi chuyện đỗ xe, vệ sỹ công ty thẳng tay hành hung nhà báo, "tịch thu" đồ nghề, CSGT cũng có trường hợp đánh đấm, bạt tai tài xế vì không chịu vượt đèn đỏ... Mặc dù vụ việc này còn chưa có kết luận cuối cùng, nhưng câu chuyện rùm beng cũng khiến dư luận băn khoăn.

Xuân Thủy

Lại sửa chữa lớn cầu Thăng Long

SGTT.VN - Sau nhiều lần "bắt bệnh" mà vẫn chưa thể khắc phục triệt để sự cố mặt cầu Thăng Long bị nứt hơn một năm qua, bộ Giao thông vận tải cho biết sẽ sửa chữa triệt để sự cố trong tháng 5 này.

Bên lề hội nghị tổng kết khoa học công nghệ của bộ Giao thông vận tải ngày 22.4, ông Hoàng Hà, vụ trưởng vụ Khoa học công nghệ trao đổi với báo chí xung quanh sự cố này.

Thưa ông, qua nhiều lần sửa mà mặt cầu nay lại nứt, bộ Giao thông có chỉ đạo gì để khắc phục triệt để?

Theo ông Hà: "Cũng phải nói thêm, lớp phủ trên mặt cầu bản thép là công nghệ khó của thế giới vì bản nhẹ, độ giãn nhiệt lớn, rung… nên các chuyên gia vẫn tiếp tục nghiên cứu". Ảnh: Trung Đức

Bộ Giao thông đã giao Viện Khoa học công nghệ cùng các đơn vị liên quan và chúng tôi đang làm. Đặc điểm của sự cố mặt cầu Thăng Long là chúng ta làm trên cầu cũ, khai thác đã 30 năm, nên có chỗ bản thép khỏe, có chỗ bản thép yếu, rung động mạnh nên không chuẩn như đối với làm trên cầu hoàn toàn mới như cầu Thuận Phước (Đà Nẵng). Cũng phải nói thêm, lớp phủ trên mặt cầu bản thép là công nghệ khó của thế giới vì bản nhẹ, độ giãn nhiệt lớn, rung… nên các chuyên gia vẫn tiếp tục nghiên cứu, theo dõi. Chỗ nào rung động mạnh thì đo đạc, theo dõi lại, tìm giải pháp.

Nhưng nhiều vết nứt vẫn xuất hiện ngay trên chính chỗ cũ, nơi đã từng vá?

Năm ngoái thi công có thể mình chưa có kinh nghiệm, vì công nghệ mới họ chuyển giao từng tí, có cái chuyển giao hết, nhưng cũng có cái mình "bí mật" tìm hiểu. Sau khi mình điều chỉnh, tính đến nay các vết nứt cũng đã khác, không nứt ngang nữa mà nứt dọc, xuất hiện các đỉnh sườn do độ rung của bản thép.

Ta có thuê chuyên gia nước ngoài cùng làm không?

Có chuyên gia của vương quốc Anh, là các chuyên gia hàng đầu về công nghệ này. Ngoài ra chúng ta tham khảo thêm chuyên gia của Mỹ, và cả kinh nghiệm của Thái Lan vì họ có đặc điểm khí hậu, trình độ thi công gần như mình.

Thưa ông, vẫn chưa thể kết luận nguyên nhân cuối cùng?

Nguyên nhân là điều kiện thời tiết: thi công lúc đó có giai đoạn gặp mưa gió nhưng do tính chất cầu huyết mạch giao thông nên không thể dừng lại một hai tháng chờ hết mưa được. Cũng vì đã tìm ra nguyên nhân nên tình trạng không dính bám (giữa lớp nhựa phủ với lớp trong- PV) đã không còn diễn ra nữa.

Vậy tới đây ta vẫn dùng công nghệ này hay quay lại công nghệ cũ của cầu?

Đây là một trong ba công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Công nghệ tiên tiến hàng đầu thì đắt, chúng ta làm một công trình nhỏ nên không thể nhập thiết bị quá đắt tiền về chỉ để làm một công trình nhỏ. Nên chúng ta chọn công nghệ tiên tiến thứ 2, và công nghệ này cũng đang làm một công trình khác trong Cần Thơ. Còn công nghệ cũ của Nga không còn tồn tại nữa, nếu có thì đã lạc hậu rất nhiều vì trên thế giới công nghệ đôi khi chỉ tồn tại 5 năm.

Xin cảm ơn ông!

Chí Hiếu (ghi)

Việt Nam sẽ vay Trung Quốc 1,5 tỉ USD xây nhà thu nhập thấp

SGTT.VN - Sáng nay 22.4, thứ trưởng bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam và ông Bạch Ánh Phúc, giám đốc chi nhánh ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) tại tỉnh Quảng Tây đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong việc cung cấp tín dụng về nhà ở dành cho người thu nhập thấp.

Theo bộ Xây dựng, nhà ở dành cho người thu nhập thấp là một trong ba thành phần chính của chương trình nhà ở xã hội mà Chính phủ đang quan tâm. Ảnh: doanhnghiep24g

Theo đó, nguồn tín dụng phía ngân hàng Trung Quốc dự kiến cho các doanh nghiệp Việt Nam vay là 1,5 tỉ USD. Tuy nhiên, mức lãi suất cũng như điều kiện cho vay đến nay vẫn chưa được công bố. Biên bản ghi nhớ thể hiện lòng mong muốn và thiện chí hợp tác của hai bên. Sau khi ký biên bản ghi nhớ, các tổ công tác sẽ được thành lập và tiến hành gặp gỡ đàm phán để thực hiện cụ thể các nội dung ghi trong biên bản.

Theo bộ Xây dựng, nhà ở dành cho người thu nhập thấp là một trong ba thành phần chính của chương trình nhà ở xã hội mà Chính phủ đang quan tâm, thể hiện rõ trong Nghị quyết 18 về cơ chế, chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo, nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tập trung và nhà ở cho người thu nhập thấp tại đô thị.

Hiện nay cả nước đã có 37 dự án được khởi công, với tổng vốn đầu tư khoảng 3.600 tỉ đồng, tổng diện tích sàn 750.000 m2, góp phần giải quyết chỗ ở cho 64.000 người. Các địa phương đi đầu trong việc phát triển nhà ở dành cho người thu nhập thấp là Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, TP.HCM.

Hà Nội đã và đang triển khai 9 dự án xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị, với quy mô xây dựng 3.832 căn hộ với khoảng diện tích sàn xây dựng là 270.000 m2 sàn đáp ứng chỗ ở cho 15.000 người. Trong đó có 3 dự án đã hoàn thành. Cụ thể là dự án nhà ở cho người thu nhập thấp tại Khu dân cư Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội cung cấp cho thị trường 328 căn hộ. Hai dự án khu đô thị mới Việt Hưng - Long Biên với 500 căn hộ cho thuê và 300 căn hộ cho thuê mua đã nhận đơn và xét bán cho đối tượng thu nhập thấp.

TP.HCM cũng đang triển khai 6 dự án với quy mô xây dựng 7.659 căn, diện tích sàn xây dựng 700.301m2, phục vụ cho khoảng 27.422 người.

Bộ Xây dựng nhấn mạnh, với các chính sách, cơ chế tạo điều kiện của Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, trong thời gian tới sẽ có nhiều dự án được xây dựng và thực hiện từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Việc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về nhà ở dành cho người thu nhập thấp giữa bộ và CDB là bước đi đầu tiên để các doanh nghiệp ngành xây dựng có thể tiếp cận tới nguồn tín dụng đáng tin cậy, với số lượng lớn.

Trần Tiến

Trung tá trại giam tuồn ma túy vào tù


22/04/2011 21:38:27

 - Ngày 22/4, tin từ TAND tỉnh Nghệ An cho biết, chuẩn bị xét xử vụ buôn bán trái phép chất ma túy xảy ra tại Trại giam số 3 (Bộ công an thuộc địa phận huyện Tân Kỳ). Điều đáng nói liên quan đến vụ này là một trung tá công an. 
Theo nguồn tin này thì để có được ma túy, các tên Trương Đình Thông, Nguyễn Quang Cường là phạm nhân đang cải tạo tại Trại giam số 3 được sự giúp sức của trung tá Nguyễn Văn Miên (Công tác tại Trại giam số 3).

Nguyễn Văn Miên đã nhiều lần gửi tiền cho một người ở xã Hưng Lĩnh (Hưng Nguyên) để mua ma túy rồi chuyển vào trại giam theo đường thăm nuôi. Sau đó số "hàng" này được đem cho Cường và Thông bán cho các phạm nhân trong trại.

Việc tuồn hàng vào trại được thực hiện hết sức tinh vi. Sự việc chỉ bị vỡ lỡ khi giữa tháng 5/2010, sau khi nhận 4 triệu đồng từ Miên, 2 chỉ heroin đã được dấu vào nhiều chai dầu gội đầu rồi gửi qua bưu điện đến cho Miên.

Khi "hàng" được chuyển đến Trại giam số 3 thì Công an Nghệ An đã phát hiện và điều tra ra các đối tượng liên quan.

Trọng Đức

Blogger Điếu Cày bặt vô âm tín


2011-04-22

Kể từ khi Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải mãn hạn 30 tháng tù giam vào ngày 19 tháng 10 năm ngoái, hiện không ai biết tông tích của Blogger Điếu Cày ra sao.

worldpress.-200.jpgAnh bị bắt vì tội gọi là trốn thuế, và rồi bị giới cầm quyền VN tiếp tục giam giữ sau khi mãn hạn tù với lý do gán ghép là "tuyên truyền chống nhà nước" cho tới nay.

Thanh Quang điện thoại cho người vợ cũ của Điếu Cày, là chị Dương Thị Tân, để tìm hiểu về tình cảnh của anh. 

Thanh Quang : Thưa chị, hiện chị có tin gì về anh Điếu Cày không? 

Bà Dương thị Tân : Chúng tôi đến giờ phút này vẫn chưa có một tin tức gì, anh ạ.

Thanh Quang : Phía cầm quyền và công an có thông báo gì cho gia đình về tình trạng anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải như thế nào không, thưa chị?

Bà Dương Thị Tân : Đến giờ phút này chúng tôi vẫn chưa được một thông tin nào chính thức cũng như không chính thức về ông Nguyễn Văn Hải từ phía nhà cầm quyền.

Thanh Quang : Chắc chắn là gia đình chị gặp nhiều khủng hoảng về tình cảnh anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, cũng như là do cách cư xử khắc nghiệt của công an, thì nhân đây chị có muốn chia sẻ với quý thính giả về tình cảnh này không, thưa chị? 

Bà Dương Thị Tân : Những gì mà tôi đã nêu lên trong bức thư của tôi đấy là hoàn toàn đúng với những gì mà gia đình tôi đang phải gánh chịu. Những nỗi lo lắng rồi những khủng hoảng của các con cái tôi đang rất là ghê gớm. Bao nhiêu năm tháng nay các cháu không nhìn thấy bố các cháu rồi mà (họ) lại còn không cho gửi, không cho thăm gặp, không cho gửi đồ thăm nuôi thì sự nghi ngờ về tính mạng của ông ấy gia đình chúng tôi đang đặt ra nhưng mà không được trả lời.

Cách hành xử của công an

Thanh Quang : Thưa chị, còn phía hành xử của công an thì cụ thể như thế nào, thưa chị?

Bà Dương thị Tân : Nếu mà để xét về mức độ khắc nghiệt thì tôi thấy chưa có một người tù nào bị đối xử khắc nghiệt như thế cả, vì trong thời gian gần đây, họ có bắt bớ giam cầm một số người nhưng việc thăm nuôi, gặp mặt hoặc là tiếp xúc với gia đình thì đều có, riêng trường hợp ông Nguyễn Văn Hải Điếu Cày thì kể từ khi bị cái bản án tù oan 30 tháng đó đến giờ phút này, những đợt không cho thăm nuôi, không cho gặp mặt gửi quà lần này là lần thứ ba, mà mỗi lần ít nhất là 6 tháng, thì tôi thấy sự tàn ác trong cách đối xử với ông Hải là đặc biệt nghiêm trọng.

Thanh Quang : Nói chung thì đời sống của gia đình chị hiện gặp khó khan như thế nào ạ?

Bà Dương Thị Tân : Dạ. Riêng bản thân tôi thì nếu mà có bất cứ một sự kiện gì, hoặc là một phái đoàn nào, hoặc là một tổ chức nhân quyền nào đó muốn đến Việt Nam thăm viếng hoặc muốn gặp riêng tôi đều bị cản trở và bản thân tôi cũng bị quản thúc nghiêm trọng: ra khỏi nhà là có người kèm, hoặc là bị đẩy vào trong nhà, không đ

Thanh Quang : Thưa chị, trước tình cảnh như vậy thì chị còn hy vọng gì về trường hợp của chồng chị?

... không cho thăm nuôi, không cho gặp mặt lần này là lần thứ ba, mà mỗi lần cách nhau ít nhất là 6 tháng, thì tôi thấy sự tàn ác trong cách đối xử với ông Hải là đặc biệt nghiêm trọng.

Bà Dương thị Tân

Bà Dương Thị Tân : Thực sự, nếu mà tin tưởng vào ý chí của ông ấy, gia đình chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vì con người này là một con người kiên cường bất khuất, vì kiên cường bất khuất nên họ có thể bày ra những kiểu tra tấn khủng bố để làm nhụt đi ý chí của ông ấy đi. Nhưng mà sự lo lắng của gia đình tôi là rất lớn vì đến giờ phút này thì tin tức và tất cả những gì báo hiệu về sự sống của ông ấy đều không có.

Thanh Quang : Nhân đây thì chị có muốn nói lên điều gì với công luận trong và ngoài nước không ạ?

Bà Dương Thị Tân : Tôi muốn cùng chia sẻ việc này để cho công luận trong và ngoài nước, tất cả các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng cùng gia đình chúng tôi đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra bằng chứng dù sống hay chết của ông Nguyễn Văn Hải, và lên tiếng nói cũng với gia đình chúng tôi trong tất cả mọi trường hợp tương tự.

Thanh Quang : Cảm ơn chị Dương Thị Tân rất nhiều ạ.

Bà Dương Thị Tân : Xin cảm ơn quý Đài.

Theo dòng thời sự:

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty