TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Friday, January 27, 2012

Xem đại sứ Úc uốn thép xây nhà từ thiện, Đảng Cộng sản có thấy nhục không


- Đại sứ Allaster Cox không ngần ngại chở gạch, uốn sắt cùng tham gia xây nhà từ thiện cho người dân địa phương, hay ngồi chung mâm với người dân thôn bản vùng sâu vùng xa trên nhà sàn...

Là Đại sứ hiếm hoi được Bộ Ngoại giao Úc gia hạn nhiệm kỳ công tác ở Việt Nam, Đại sứ Allaster Cox mang phong cách một nhà ngoại giao năng động, nhưng gần gũi, một người yêu thích di chuyển. Ông đã đến những vùng sâu vùng xa, từ tuốt miền ngược phía bắc Việt Nam cho đến mũi Cà Mau hay vùng Tây Nguyên đầy nắng gió. Ở đâu có dự án đóng góp của Úc, ông đều đặt chân đến.

Trong gần 4 năm công tác tại Việt Nam, ông đã đi gần 50 tỉnh, thành. Nhiều nơi ông đã đến và trở lại vài lần. Không chỉ mục sở thị việc triển khai thực địa những dự án, mà đến bất cứ nơi đâu, ông đều tìm hiểu phong tục, tập quán, đặc trưng văn hóa  vùng miền và đặc biệt hòa nhập với cuộc sống của người dân địa phương.

"Mỗi nơi có những đặc trưng khác nhau, từ văn hóa, con người, cảnh vật. Có quá nhiều sự khác biệt thú vị cho thấy một Việt Nam thực sự đa dạng. Đi và hiểu thêm về con người Việt Nam khiến tôi thấy thực sự yêu mến và gắn bó với đất nước này" - ông nói.

Đại sứ Allaster Cox trao xe lăn cho người khuyết tật

Nếu Hà Nội để lại cho ông những ký ức đặc biệt về một thủ đô hành chính nhưng luôn bận rộn với nhịp sống hối hả thì những địa phương, tỉnh thành xa xôi với người dân bản địa thuần hậu, chất phác, gần gũi luôn níu ông quay trở lại. Đó là những con người bình thường làm việc ở Vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đang nỗ lực bảo tồn môi trường sinh thái cùng với phát triển bền vững du lịch xanh... Hay những nông dân An Giang xây dựng đê bao chống lũ...

Một cán bộ của Đại sứ quán Úc nói vui rằng, ông Allaster Cox giống như "Đại sứ nhân dân", vì thời gian đi tỉnh, đến với người dân địa phương Việt Nam chiếm kha khá thời gian của ông. Một vài tỉnh ông muốn quay trở lại trước khi kết thúc nhiệm kỳ dù đã đi đến vài lần như Điện Biên. Một địa phương ông cũng ao ước và đã lên lịch dứt khoát sẽ đi thăm trước khi trở lại Canberra, đó là Hà Giang - địa đầu đất nước Việt Nam.

Cùng bà con địa phương ở Sơn La
Tết này, Đại sứ Allaster Cox lại cùng gia đình rong ruổi vào miền Trung. Hội An - Mỹ Sơn là điểm đến dù Tết năm ngoái ông và vợ cùng các con đã ghé qua đây. Chưa tìm hiểu, chưa biết đủ nên năm nay ông quyết định quay lại để biết nhiều hơn về Hội An và Mỹ Sơn. Sự đi như ngấm vào người mà ông lý giải đơn giản rằng: Tết nghỉ dài mà không đi thì thật uổng phí. Năm nào gia đình nhà ông cũng ở lại Hà Nội ngày đầu tiên của năm mới, sau đó khăn gói hành trang lên đường.

"Ở lại Hà Nội ngày mùng 1 Tết để hưởng trọn vẹn sự tĩnh lặng, vắng vẻ, một ngày trái ngược mọi ngày ồn ào, bận rộn trong năm là đủ. Sau đó chúng tôi lên đường du hành thôi" - ông nói đầy hào hứng.

Hình ảnh Đại sứ Allaster Cox trong các chuyến công tác địa phương:

Đại sứ chở gạch, xây nhà từ thiện ở Hải Dương
Uốn thép làm cọc xây nhà
  Bên mâm cơm nhà sàn ở Mộc Châu với người dân
Thăm dự án nông nghiệp
Nghe ông Đinh Công Tảy, người dân tộc Mường giới thiệu cây hồng giống Úc
 

Linh Thư - Ảnh: Tư liệu ĐSQ Úc

Tuesday, January 24, 2012

'Nợ khủng', kinh tế Bắc Triều Tiên lao đao


Ngày 19-1, tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đang phải đối mặt với khoản nợ khổng lồ, ngang với GDP năm 2010, chủ yếu phát sinh từ các khoản vay của các nước đồng minh dưới thời chiến tranh lạnh.
GDP năm 2010 của Triều Tiên là 21 tỷ USD (ảnh minh họa)
GDP năm 2010 của Triều Tiên là 21 tỷ USD (ảnh minh họa).
Seoul ước tính khoản nợ nước ngoài mà Bình Nhưỡng phải gánh đến nay đã lên tới 20 tỷ USD, chủ yếu là vay mượn từ Liên bang Xô Viết cũ và các nước đồng minh Đông Âu trước khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989.
Kể từ thời điểm nền kinh tế lao dốc vào những năm 1990, Triều Tiên đã vấp phải hàng loạt khó khăn trong thanh toán nợ nần, bao gồm cả nợ gốc lẫn lãi đối với hầu hết các quốc gia chủ nợ.
Nước này cũng đã vay khoản tiền khổng lồ từ các ngân hàng châu Âu nhưng không thể trả hết nợ, và một số tổ chức tín dụng đã buộc vào đặt Triều Tiên vào danh sách đen, thậm chí từ chối nhận cả các khoản tiền gửi tiết kiệm.
Từ những năm 2000, Bình Nhưỡng đã từng tổ chức các cuộc đàm phán với các chủ nợ để được trả góp trong khoảng thời gian 30 năm.
Tờ báo Hàn Quốc cũng dẫn thông tin từ Finanical Times cho biết, do tình hình kinh tế đang ngày một xấu hơn, quốc gia láng giềng phía bắc đã đề nghị Hungary xóa tới 90% khoản dư nợ vào thời điểm khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiên, Hungary chỉ đồng ý xóa một phần.
Ngoài ra, Triều Tiên cũng đề nghị Cộng hòa Séc xóa 95% trong khoản nợ 10 triệu USD và thanh toán 500.000 USD còn lại bằng nhân sâm.
Nga cũng được cho là đồng ý xóa khoảng 8 tỷ USD nợ cho Triều Tiên nhằm giữ quan hệ song phương và đổi lại Nga sẽ tham gia hợp tác trong lĩnh vực khai thác khoáng sản - thế mạnh của Triều Tiên.
Trong khi đó, nước này cũng đang đàm phán với Iran để trả khoản nợ hàng trăm triệu USD tiền chi mua các tàu ngầm cỡ nhỏ.
Trước đó, ngày 1-/1, cơ quan Thống kê Quốc gia Hàn Quốc vừa công bố số liệu tổng thu nhập quốc nội (GDP) Triều Tiên với con số khiêm tốn chỉ 21 tỷ USD so GDP Hàn Quốc trên 900 tỷ USD.
Nếu tính theo chỉ số tổng thu nhập quốc dân thì GNI ước tính của Triều Tiên năm 2010 chỉ đạt 26 tỷ USD so với 1.100 tỷ USD của Hàn Quốc.
Cơ quan này đồng thời cũng cho biết, nền kinh tế Triều Tiên đã suy giảm liên tiếp trong vòng 2 năm kể từ 2009 và suy thoái 0,5% trong năm 2010.
Theo Dân Trí

Phim tài liệu - Đi tìm công lý

Sunday, January 22, 2012

Nguyễn Tấn Dũng từ bỏ XHCN???

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đoàn TNS Mỹ

SGTT.VN - Chiều 19.1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp đoàn 4 thượng nghị sĩ (TNS) Mỹ do TNS John McCain dẫn đầu, đang thăm Việt Nam từ ngày 18 đến 20.1.2012.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và TNS John McCain. Ảnh: Chinhphu.vn Ảnh:

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn và đánh giá cao sự đóng góp nhiều mặt của TNS John McCain và các TNS trong đoàn đối với sự tiến triển của quan hệ Việt-Mỹ trong thời gian qua; đồng thời thông báo với Đoàn một số nét về kinh tế xã hội Việt Nam.

Thủ tướng khẳng định trong triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa đa dạng hóa, tích cực chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn coi trọng tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, bình đẳng, hai bên cùng có lợi, phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp của mỗi quốc gia.

Việt Nam tiếp tục coi Mỹ là một trong những đối tác hàng đầu; mong muốn hai nước nâng quan hệ lên tầm cao mới; nhấn mạnh trong thời gian tới hai bên cần thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư; đề nghị các TNS tác động để Chính phủ Mỹ sớm công nhận nền kinh tế thị trường và trao đổi quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho Việt Nam; tăng cường hợp tác và hỗ trợ giải quyết hậu quả chiến tranh, nhất là vấn đề xử lý hậu quả chất độc da cam/dioxin, hỗ trợ Việt Nam đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng…

Thay mặt đoàn, TNS John McCain bày tỏ vui mừng được trở lại thăm Việt Nam và chúc mừng những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua. Các TNS khẳng định ủng hộ hai nước nâng tầm quan hệ theo hướng Đối tác chiến lược; gia tăng hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại, giáo dục đào tạo, hợp tác nhân đạo… và sẽ thúc đẩy vận động Chính phủ Mỹ sớm công nhận nền kinh tế thị trường và trao quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho Việt Nam; tăng hỗ trợ khắc phục hậu quả chiến tranh.

Trước đó, TNS John McCain cũng đã được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp và có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Theo chinhphu.vn

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty