TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, May 29, 2010

Hầm Thủ Thiêm thấm nước ngày càng nghiêm trọng

2010-05-28

Với tựa đề "Chuyện thấm nước dần lớn" tờ Lao Động cho hay, qua hai đợt kiểm tra các vết thấm ở đốt hầm Thủ Thiêm, cách nhau 12 ngày, số điểm bị thấm nước từ vài chỗ đã lên 130 vị trí.

Courtesy bee.net.vn

Hầm Thủ Thiêm, ảnh chụp 28/04/2010.

Điều đó gây nhiều quan ngại cho các chuyên gia và giới chức quan tâm đến dự án này. Việc các đốt hầm Thủ Thiêm bị thấm nước đã được phát hiện và cảnh báo từ mấy năm trước, nhưng vẫn kéo dài mãi đến nay. Mời quý vị theo dõi Đỗ Hiếu tóm lược chi tiết cùng với lời nhận xét của các chuyên gia ngành xây dựng trong và ngoài nước.

Kiểm tra sơ sài

Qua thông báo của Hội đồng Nghiệm thu nhà nước và báo cáo của công ty tư vấn Phương Đông thì tổng cộng số vị trí bị thấm nước tại  hai đốt hầm Thủ Thiêm hiện đã tăng lên 130 vị trí.

Khi đốt hầm được đút rồi, người ta mới tạo áp lực lên sức chịu của đốt hầm, do phẩm chất kém của bê tông, nên vết nứt xuất hiện và không thể nào làm kín lại được.

KS Nguyễn Minh Quang

Về lý do khiến số vị trí bị thấm nước tăng vọt đáng ngại, theo giải thích của giới chuyên môn thì có thể là do Hội đồng Nghiệm thu nhà nước kiểm tra sơ sài, nên chỉ phát hiện vài điểm có vết nứt và bị ướt, điều đó thuộc về trách nhiệm của các viên chức thuộc phần hành nghiệm thu.

Nếu tốc độ bị thấm và ẩm quá nhanh của hai đốt hầm Thủ Thiêm nằm dưới lòng sông Sài Gòn thì yếu tố đó  thuộc về vấn đề kỹ thuật, chất lượng thi công của nhà thầu, đang tiến hành công trình này. Ngay khi đút các đốt hầm, đã xảy ra nhiều vết nứt được báo chí phơi bày và dư luận bàn tán. Vịêc khắc phục khuyết điểm đó từ phía nhà thầu được các chuyên gia cho là không ổn , nay với số vị trí bị thấm nước lên tới 130 điểm thì những người có trách nhiệm phải đặc biệt quan tâm và lo ngại.

Qua câu chuyện với Ban Việt Ngữ, kỹ sư Nguyễn Minh Quang, xuất thân từ Trung tâm kỹ thuật Phú Thọ tại Sài Gòn vào đầu thập niên 70,  nay là kỹ sư công chánh bang California, Hoa Kỳ phân tích về nguyên do khiến các đốt hầm bị thấm nước:

Vết thấm nước trong hầm dìm Thủ Thiêm. Courtesy thethaovanhoa.vn
Vết thấm nước trong hầm dìm Thủ Thiêm. Courtesy thethaovanhoa.vn
" Hai năm trước, chuyện hầm nứt đã xảy ra và được báo chí nói tới rồi, theo tôi thì nó có hai lý do, một là liên quan tới phẩm chất của bê tông, loại xi măng được dùng không đủ tiêu chuẩn, thứ hai là khi đổ bê tông , đốt hầm cao tới 9 mét, khuôn rất hẹp mặc dù bề dầy là một mét, khi đổ từ trên cao như vậy, bê tông bị vữa ra, nước ra nước, xi măng ra xi măng, cát sạn ra cát sạn, vật liệu không kết cấu một cách hài hoà, nên mới tạo ra những vết nứt đó. Khi đốt hầm được đút rồi, người ta mới tạo áp lực lên sức chịu của đốt hầm, do phẩm chất kém của bê tông, nên vết nứt xuất hiện và không thể nào làm kín lại được."

Trả lời câu hỏi, liệu có cách nào khắc phục những vết nứt khiến các đốt hầm bị thấm ướt, kỹ sư Nguyễn Minh Quang giải thích:

"Chắc có lẽ không có cách nào giải quyết được chuyện này, một cách tương đối hoàn hảo. Bê tông có phẩm chất xấu nên dễ gây ra thấm nước, và khi nước đã thấm vào rồi thì lúc đi vào sử dụng, xe cộ chạy trong hầm, lượng xe cộ nhiều làm cho hầm rúng động, nước thấm vô càng nhiều, theo tôi thì không có cách nào giải quyết trừ trường hợp không sử dụng hầm này. Khi nước thấm vào, mặt đường luôn trơn trợt, gây rất nhiều nguy hiểm cho xe qua lại."

Nguy hại lâu dài?

Thạc sĩ Hồ Long Phi, chuyên gia về nước, phó Trưởng Ban Điều Phối chống ngập úng, thành phố Hồ Chí Minh cũng trình bày những suy nghĩ của ông về chuyện hầm Thủ Thiêm bị thấm nước:

Tại vị trí lắp đặt hầm Thủ Thiêm hôm 13/05/2010. Courtesy  Wikipedia.
Tại vị trí lắp đặt hầm Thủ Thiêm hôm 13/05/2010. Courtesy Wikipedia.
"Khi ban đầu xây dựng công trình mà có những dấu hiệu như vậy thì đó là dấu hiệu đáng quan tâm, nhưng với khả năng kỹ thuật và biểu hiện tôi ghi nhận được, thì tôi cho đây không phải là chuyện quá lớn, vượt quá tầm giải quyết, có điều là cần có sự bền vững và tin cậy, vì đó là công trình nằm sâu dưới nước và chịu áp lực, với điều kiện hoạt động tương đối khắc nghiệt."

Về cách thức giải quyết tình trạng thấm nước từ các đốt hầm Thủ Thiêm, thạc sĩ Hồ Long Phi góp ý:

"Vấn đề kỹ thuật này không liên quan đến kết cấu của công trình, mà liên quan đến vấn đề mỹ quan, vận hành, trước khi đi vào hoạt động thì nhà thầu phải giải quyết triệt để, với sự đồng ý của ban quản lý dự án, thì mới có thể nghiệm thu được một công trình như vậy.

Tôi cho rằng vấn đề khi  đưa vào sử dụng, thì không được phép để những sơ sót đó tồn tại, trở thành nguy hại về lâu dài. Đây là trách nhiệm của ban quản lý dự án, là phải làm việc với nhà thầu, bắt họ phải khắc phục những khuyết điểm đó, bằng những công nghệ thích hợp nhất, bảo đảm tính chất bền vững, trước khi cho phép nghiệm thu công trình này."

Fact box
-Tổng chiều dài hầm Thủ Thiêm là 1490m.
-Trong đó phần hầm dìm dài 370m, gồm 4 đốt hầm.
-Phần nhánh hầm và miệng hầm dài 720m; lối vào hầm dài 400m.

Mặt khác, trong báo cáo do một nhóm chuyên gia đúc kết năm rồi thì chất lượng bê tông xây nắp hầm không đạt yêu cầu ngay thời điểm hiện nay, nên không thể đáp ứng với độ bền và tuổi thọ yêu cầu với thời gian 100 năm, theo hợp đồng xây dựng.

Các chuyên gia cũng dự tính là trong một thời gian ngắn tình trạng thấm nước nơi hai đốt hầm Thủ Thiêm nằm dưới lòng sông sẽ chuyển sang tình trạng dột, sau khi công trình này được chuyển giao cho nhà nước Việt Nam để đưa vào sử dụng thì hậu quả sẽ vô cùng tai hại.

Theo giải thích từ các cơ quan chức năng thì trách nhiệm chống thấm nước qua các đốt hầm Thủ Thiêm là thuộc về nhà thầu, vì thế chủ đầu tư cần phải có biện pháp chế tài buộc nhà thầu tôn trọng cam kết về chất lượng, không để phí phạm ngân sách quốc gia và thâm lạm tiền đóng thuế của người dân đổ dồn vào công trình quy mô này.

Thông tin mới nhất về Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi

Thông tin từ Sở GT-VT TP Đà Nẵng cho hay: sau nhiều năm triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, Bộ GT-VT vừa đệ trình Chính phủ phê duyệt đầu tư Dự án đường cao tốc (DAĐCT) Đà Nẵng – Quảng Ngãi.

Theo nội dung dự án do Bộ GT-VT đệ trình: tuyến đường cao tốc (TĐCT) này đi qua địa phận TP Đà Nẵng và 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Về bình đồ và hướng tuyến: tuyến đường nằm ở phía Tây QL1A và đường sắt Bắc - Nam, bắt đầu tại điểm nối QL1A thuộc phía Nam TP Đà Nẵng và kết thúc tại điểm nối với QL11 thuộc phía Nam TP Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) với tổng chiều dài 139,5km.

Toàn tuyến đường cao tốc gồm 2 đoạn: tuyến cao tốc có chiều dài 131,49km và đoạn nối cuối tuyến từ TP Quảng Ngãi với tuyến tránh phía Đông TT La Hà nằm trên QL1A dài 8,02km. Với tổng mức đầu tư lên tới 29.203 tỷ đồng (tương đương 1,537 tỷ USD), DAĐCT Đà Nẵng - Quảng Ngãi là phân đoạn lớn nhất của tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Trong đó, riêng phần chi phí xây dựng công trình là 20.693 tỷ đồng.

Nếu được Chính phủ phê duyệt thông qua, DAĐCT Đà Nẵng - Quảng Ngãi sẽ là công trình giao thông có quy mô lớn nhất được triển khai tại khu vực miền Trung. Không chỉ lớn về quy mô, TĐCT Đà Nẵng - Quảng Ngãi còn được xây dựng theo tiêu chuẩn cao nhất: đường ô-tô cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120km/giờ. Theo quy hoạch, tuyến đường sẽ gồm 6 làn xe cơ giới. Trước mắt, sẽ đầu tư xây dựng 4 làn xe với chiều rộng nền đường 26m.

Ngoài hệ thống các công trình phụ trợ đồng bộ như: trung tâm điều hành, trạm dịch vụ nghỉ ngơi, trạm dừng xe..., TĐCT này sẽ được đầu tư hệ thống giao thông thông minh (ITS) gồm: các trạm thu phí 1 dừng, hệ thống camera, hệ thống đếm xe, theo dõi khí tượng và kiểm soát quá tải... Đến thời điểm này, công tác xác định ranh giới đất phục vụ dự án và cắm mốc ranh giới để bàn giao cho các địa phương có TĐCT đi qua cũng đã cơ bản hoàn thành.

Theo đó, tổng diện tích đất trong phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án khoảng 984ha, trong đó, có khoảng 73ha đất ở, 451ha đất nông nghiệp... Để hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng làm cơ sở bàn giao cho việc thi công dự án, 3 địa phương là TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi (chủ đầu tư các tiểu dự án giải phóng mặt bằng) sẽ phải xây dựng 21 khu tái định cư với tổng diện tích đất 227.000m2 nhằm bố trí tái định cư cho 839 hộ giải tỏa thuộc diện đi hẳn trên tổng số 7.825 hộ dân tại 38 xã, phường bị ảnh hưởng.

Bộ GT-VT cũng đề nghị Chính phủ giao cho Cty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư dự án này với phương thức triển khai đầu tư theo hình thức BOO (xây dựng - vận hành - sở hữu) nhằm tạo thuận lợi trong việc huy động nguồn vốn đầu tư từ các định chế tài chính lớn trên thế giới mới đảm bảo nguồn lực đầu tư dự án vốn rất lớn này.

Bình đồ hướng tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Dung Quất (ảnh chỉ có tính chất minh họa).

Theo đó, phương án huy động vốn cho DAĐCT Đà Nẵng – Quảng Ngãi sẽ được thực hiện theo cơ chế: Chính phủ đứng ra vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để VEC vay lại theo quy định hiện hành. Bộ GT-VT đóng vai trò là cơ quan chủ quản, VEC - với tư cách là nhà đầu tư sẽ chịu trách nhiệm thực hiện dự án và có nghĩa vụ hoàn vốn đầu tư bao gồm cả gốc và lãi. Dự kiến, Dự án sẽ vay vốn ODA khoảng 1.327 triệu USD từ các tổ chức tài chính quốc tế cho các hạng mục xây lắp, dịch vụ tư vấn, hệ thống ITS...; phần vốn đối ứng trong nước từ ngân sách Nhà nước là 209,9 triệu USD sẽ được dùng để giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, quản lý dự án, chi phí dự phòng...

Một trong những vấn đề lớn nhất của DAĐCT Đà Nẵng – Quảng Ngãi là nguồn vốn đầu tư cũng có nhiều tín hiệu lạc quan. Thứ trưởng Bộ GT-VT Ngô Thịnh Đức cho biết việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư TĐCT này trong thời gian qua có nhiều thuận lợi. Đơn cử, hiện WB đã đồng ý tài trợ 80 triệu USD vốn vay ưu đãi từ nguồn Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) và 500 triệu USD vốn vay thương mại từ Ngân hàng Tái thiết phát triển (IBRD) cho dự án. Bên cạnh đó, JICA cũng đã theo rất sát dự án này ngay từ đầu với các vấn đề về kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, nguồn vốn đầu tư dự án. Dự kiến, trong tháng 7-2010 tới đây, JICA sẽ chính xác đưa ra con số vốn cho vay ưu đãi để triển khai dự án.

Theo dự kiến, cuối năm nay, TĐCT Đà Nẵng – Quảng Ngãi sẽ chính thức khởi công xây dựng. Cùng với nhiều dự án trọng điểm khác như đường Hồ Chí Minh, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Khu kinh tế mở Chu Lai..., sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, TĐCT Đà Nẵng – Quảng Ngãi sẽ tạo thêm động lực thúc đẩy KT-XH của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát triển nhanh và bền vững.

Phạm Hoàng

Phiên tòa và những người đàn bà

Ngày chủ nhật không bình yên

(Cadn.com.vn) - Sáng 28-5, TAND Q. Cẩm Lệ (Đà Nẵng) mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án cố ý gây thương tích xảy ra tại P. Hòa Xuân. Theo cáo trạng của đại diện VKS công bố trước tòa, sáng chủ nhật ngày 20-9-2009, chị Trần Thị Tụng (1956, trú tổ 21, P. Hòa Xuân) đang quỳ làm lễ bên trong Nhà thờ Cồn Dầu thì bà Trần Thị Thanh Kim (1963, trú tổ 23) đi đến bên cạnh kéo vai áo nói: ''Mày không được quỳ ở đây làm lễ. Đi ra khỏi nhà thờ. Có làm lễ thì xuống dưới xó kia ngồi''.

Nghe vậy, chị Tụng không nói gì. Cùng lúc này có chị Nguyễn Thị Nam (1946, trú tổ 20, P. Hòa Xuân) đến bên cạnh chị Tụng quỳ hành lễ thì bà Kim đến nắm vai áo nói: "Bà đi xuống dưới quỳ làm lễ, không được quỳ với con này''. Nghe vậy, chị Nam đi xuống hàng ghế dưới.

Khi tan lễ, chị Tụng ra về cùng với em gái là Trần Thị Khen (1962, trú tổ 21). Lúc đến cổng nhà thờ, cả hai gặp bà Kim và có nghe bà Kim nói: ''Ê mi cởi áo dài trả lại cho nhà thờ''. Chị Tụng trả lời: ''Tôi không chọc mấy chị. Chị có quyền gì nói tôi như vậy?''. Nghe chị Tụng nói vậy, bà Nguyễn Thị Liễu (1956, trú tổ 21) bước đến buông giọng khiêu khích: ''Đừng nói với con này, dộng vào mỏ hắn nớ'', đồng thời đánh vào mặt chị Tụng.

Hai bên xô xát, giằng co, cùng lúc đó ông Nguyễn Anh Đào là chồng bà Kim (1963, trú tổ 23), Lê Khôi (1960, trú tổ 23), Nguyễn Thị Yến (1934, tổ 21 - mẹ chị Tụng) đến can ngăn. Sau khi xô xát, chị Tụng và bà Yến bị thương tích, được mọi người đưa đi bệnh viện cấp cứu. Theo lời khai của các nhân chứng, chị Tụng bị trầy môi, sưng má, áo trước ngực bị rách; bà Yến trầy xước gần lỗ tai.

Kết luận giám định thương tích của Trung tâm Giám định pháp y TP Đà Nẵng, tỷ lệ thương tích của chị Tụng xếp 12% (chấn động não, vùng trán phải, chấm cổ, môi trên bên trái sưng nề, nhiều vết xước và bầm tím trên tay, lưng, vai), bà Yến 8%. Sau khi sự việc xảy ra, chị Tụng và bà Yến có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự và xử lý những đối tượng gây ra thương tích. Quá trình điều tra, CAQ Cẩm Lệ đã chứng minh được người gây ra thương tích cho chị Tụng và tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Liễu.

Đông đảo người dân tham dự phiên tòa.

Hãy sống bác ái

Quá trình thẩm vấn, bị hại Trần Thị Tụng, 2 nhân chứng là chị Khen và bà Yến khẳng định có ít nhất 3 người tham gia đánh mẹ con chị Tụng gồm bà Liễu (trực tiếp), bà Kim xé áo dài và ông Đào ấn đầu chị Tụng xuống cho Liễu đánh. Tuy nhiên, các nhân chứng Đoàn Hải, Lê Khôi, Trần Bá Phương chỉ nhìn thấy xô xát giữa chị Tụng và bà Liễu. Ông Đào khai chỉ vào can ngăn khi thấy có xô xát. Bà Kim thừa nhận có lời lẽ xúc phạm chị Tụng trong nhà thờ, không liên quan đến việc đánh người.

Riêng bị cáo Liễu, trong quá trình thẩm vấn thừa nhận hành vi sai trái, có xô xát dẫn đến thương tích cho bị hại và có lời xin lỗi chị Tụng. Thế nhưng, từ ngày xảy ra vụ việc đánh người, bị cáo Liễu chưa một lần đến thăm hỏi, xin lỗi và khắc phục hậu quả. Điều khá bất ngờ là mặc dù mẹ con chị Tụng bị đánh thương tích, nhập viện điều trị 15 ngày, chi phí thuốc men hết hơn 1,8 triệu đồng, song khi hỏi ý kiến về việc xử lý bị cáo, chị Tụng hết lời xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Di lý bị cáo Nguyễn Thị Liễu về trại tạm giam.

Chị Tụng xót xa: ''Hơn 35 năm sau giải phóng, Cồn Dầu chưa có trường hợp phải ra trước vành móng ngựa. Đây là điều đau xót với giáo dân chúng tôi. Bản thân tôi và chị Kim, chị Liễu xưa nay chưa hề có chuyện mâu thuẫn, xích mích trong sinh hoạt thường nhật. Theo tôi nghĩ, quan trọng là mọi người nhận ra được lỗi lầm, sống bác ái với nhau, HĐXX nên cân nhắc trong lượng hình để bị cáo sớm đoàn tụ với gia đình''.

Từ lời khai của các bên liên quan được biết, nguyên nhân sâu xa dẫn đến xô xát có liên quan đến nhận thức của người dân trong việc chấp hành chủ trương giải tỏa của TP Đà Nẵng. Chị Tụng là thành viên Hội đồng Giáo xứ Cồn Dầu, có uy tín với giáo dân. Kể từ khi gia đình chị đồng ý cho kiểm định nhà và đất ở để TP triển khai xây dựng dự án khu Đô thị sinh thái Hòa Xuân (KĐTSTHX), chị gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt tại địa phương. Chị kể với phóng viên, ngoài việc bị gạt ra khỏi Hội đồng Giáo xứ, chị và người thân thường hay bị một số đối tượng quá khích gây khó dễ. Và đỉnh điểm là việc bị đánh thương tích sáng 20-9-2009.

Trong suốt quá trình xét xử, chủ tọa và các thẩm phán tập trung làm rõ nguyên nhân dẫn đến việc bà Liễu đánh chị Tụng. Trước vành móng ngựa, bà Liễu giải thích quanh co về động cơ. Bà cho rằng, lúc thấy mẹ con chị Tụng đến chỗ bà Kim, bản thân có ý định đến can ngăn, song vô tình vung tay đánh trúng người chị Tụng.

Tuy nhiên, lý giải này không thuyết phục được HĐXX và những người dự phiên tòa khi HĐXX cho biết trong lá đơn ông Nguyễn Chúc (chồng bà Liễu) gửi đến cơ quan tố tụng xin giảm nhẹ hình phạt cho vợ, có trình bày rằng, trước đây vợ chồng ông có nhận thức sai lầm về chủ trương xây dựng KĐTSTHX. Chính vì vậy họ đã tỏ thái độ không bằng lòng với những người ủng hộ dự án...

Khi nghe HĐXX tuyên phạt 9 tháng tù giam, bà Liễu mới thấm thía hết được cái giá về những lỗi lầm mình gây ra.

Bài, ảnh: Đăng Vinh



Rút lõi rừng phòng hộ để khai thác vàng

29/05/2010 0:20 
Ông Nguyễn Hoài Nam - Giám đốc BQL rừng phòng hộ Tuyên Hóa - đang chỉ vị trí 2 tiểu khu vùng lõi của rừng phòng hộ đầu nguồn Tuyên Hóa bị rút ra để khai thác vàng - Ảnh: T.Q.Nam
Tại tỉnh Quảng Bình đang diễn ra một chuyện lạ: 2 tiểu khu vùng lõi của rừng phòng hộ đầu nguồn được giao cho một doanh nghiệp (DN) khai thác vàng. DN này được thành lập từ sự hợp tác giữa một DN trong nước và một DN Trung Quốc.

Quá khó hiểu

Để tiến hành dự án Khai thác vàng Khe Nang (xã Kim Hóa, H.Tuyên Hóa), Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình và Tổng công ty phát triển kinh tế Đại Thông (Quảng Tây, Trung Quốc) cùng hợp tác thành lập Công ty TNHH khoáng sản Quảng Thông và được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư khai thác, chế biến vàng trong thời gian đến năm 2027. Ngày 23.7.2008, UBND tỉnh Quảng Bình xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Theo đó, dự án có tổng diện tích 100 ha, trong đó diện tích khai thác hơn 575.000m2 chia làm 3 khu. Cách khai thác là bóc lớp đất đá che phủ để khai thác quặng, chuyên chở quặng đến nơi tập kết, sau đó nghiền, tuyển vàng bằng hóa chất cyanua.


Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác vàng, ở phần vị trí dự án có ghi: "Dự án có tổng diện tích là 100 ha thuộc rừng phòng hộ nay đã chuyển sang rừng sản xuất". Thế nhưng, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Tuyên Hóa Nguyễn Hoài Nam khẳng định: "Chưa hề có một quyết định nào chuyển đổi 2 tiểu khu 26 và 30 từ rừng phòng hộ đầu nguồn sang rừng sản xuất". Đây là một sự bất thường cần được làm rõ.

Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án này, có thể thấy các biện pháp giảm tác động xấu, phòng ngừa sự cố môi trường được trình bày khá sơ sài. Đây là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất. Ngoài các tác động đến môi trường do bụi, khí thải, tiếng ồn, nước thải xây dựng, nước thải sinh hoạt... thì điều nguy hại nhất đó là chất cyanua natri dùng để tuyển vàng. Đây là hợp chất cực độc, trong khi vị trí mỏ vàng chính là đầu nguồn của sông Gianh - nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt, sản xuất cho hàng trăm ngàn người thuộc địa bàn hai huyện Tuyên Hóa và Quảng Trạch. Phó chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa Lê Nam Giang cho biết: "Tháng 11.2009, khi Sở Tài nguyên - Môi trường Quảng Bình tổ chức họp lấy ý kiến đánh giá về tác động môi trường, tôi đã nêu sự lo ngại về nhiều vấn đề như nước sinh hoạt và môi trường bị ảnh hưởng trên sông Gianh. Đặc điểm đất rừng Tuyên Hóa là mềm xốp, lại nằm trong vùng thường xuyên xảy ra bão lũ, vậy nếu lũ quét toàn bộ công trình xử lý chất thải của mỏ vàng thì dĩ nhiên một lượng chất độc cực lớn tràn ra môi trường. Chủ đầu tư chưa có giải pháp nào cho tình huống này. Làm đường cũng hủy hoại môi trường, nguồn thu cho ngân sách sẽ không lớn so với tác hại môi trường".

Trước đây, khi đường xuyên Á được mở ngang qua địa bàn huyện Tuyên Hóa, một diện tích lớn rừng phòng hộ ở đó bị chặt trụi do lâm tặc thừa cơ tràn vào đốn hạ. Tình hình phá rừng phức tạp diễn ra trong một thời gian dài. Giờ đây, khi mở đường vào trung tâm rừng phòng hộ, khả năng tình trạng này tái diễn là rất lớn. "Công tác quản lý bảo vệ rừng sẽ còn khó khăn hơn rất nhiều, lượng gỗ còn lại sẽ bị lợi dụng chặt phá", Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Tuyên Hóa Nguyễn Hoài Nam lo lắng.

Tiền hậu bất nhất

Điều khó hiểu nhất là sự bất nhất, chồng chéo nhau của lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình trong việc phê duyệt dự án này.

Cụ thể, ngày 31.12.2008, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Hoài (giờ là Chủ tịch UBND tỉnh) ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư rừng phòng hộ Tuyên Hóa (theo chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng đến năm 2010). Mục tiêu dự án là quản lý bảo vệ rừng, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, tài nguyên rừng trên địa bàn bằng các hoạt động: trồng, chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng nhằm điều hòa khí hậu...

Phạm vi ranh giới của dự án bao gồm toàn bộ diện tích rừng và đất rừng Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ Tuyên Hóa với tổng diện tích đất lâm nghiệp là 29.656 ha. Ngày 9.12.2009, cũng ông Nguyễn Hữu Hoài lại ký Quyết định số 3540/QĐ-UBND về việc giao đất rừng phòng hộ cho BQL rừng phòng hộ Tuyên Hóa để sử dụng vào mục đích quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Trong quyết định này, diện tích đất rừng phòng hộ được giao tụt xuống chỉ còn 26.703 ha. Lạ lùng hơn, trong danh sách các tiểu khu tại xã Kim Hóa lại không có 2 tiểu khu 26 và 30. BQL rừng phòng hộ Tuyên Hóa giải thích: "Đây là 2 tiểu khu vùng lõi của rừng phòng hộ đầu nguồn sông Gianh, việc diện tích đất rừng phòng hộ bị giảm là do đã rút 2 tiểu khu này". Rõ ràng 2 tiểu khu vùng lõi của rừng phòng hộ đã được tỉnh rút ra để tổ chức khai thác vàng ở đây.

Trước đó mấy ngày, ông Nguyễn Hữu Hoài đã ký Quyết định số 3314/QĐ-UBND ngày 18.11.2009 phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập dự án đầu tư Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét với gần 250 triệu đồng.

Ông Nguyễn Viết Nhung - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh - cho biết: "Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét gần như bao trọn rừng phòng hộ Tuyên Hóa, với đặc điểm rừng thường xanh núi thấp, tính đa dạng sinh học cao cần ưu tiên, có nhiều loại động vật quý hiếm cần được bảo vệ như voọc Hà Tĩnh, voọc chà vá chân nâu, vượn má hung, gà lôi, trĩ sao.

Khi được giao quyết định thực hiện, chúng tôi đã thuê Trung tâm Tài nguyên môi trường (Viện Điều tra quy hoạch) tiến hành khảo sát, lập quy hoạch cần thiết. Và dự tính quý 2 năm nay sẽ lập báo cáo dự án đầu tư, luận chứng khoa học để thành lập khu bảo tồn. Từ năm 2003, Khe Nét cũng nằm trong danh sách các khu bảo tồn thiên nhiên VN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên VN đến năm 2010.

Không nên khai thác vàng vì tác động lớn đến hệ động thực vật, ảnh hưởng đến môi trường, sinh hoạt của dân, vùng này có nhiều mưa dễ gây xói lở. Vị trí khai thác nằm cách đường xuyên Á rất xa, khi mở đường vào sẽ gây mất rừng, xói lở, cạn kiệt tài nguyên".

Lãnh đạo huyện Tuyên Hóa và các ban ngành liên quan đều cho rằng hoặc chỉ có thể khai thác vàng hoặc chỉ xây dựng khu bảo tồn, không thể làm 2 cái cùng lúc và cùng một địa bàn. Và ai cũng chọn hướng làm khu bảo tồn. Nếu dự án khai thác vàng tiếp tục được triển khai thì công sức và tiền của khảo sát làm khu bảo tồn coi như đổ biển, và nó còn đi ngược lại phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên VN của Thủ tướng Chính phủ.

Trương Quang Nam

Vì sao giang hồ Đồng Nai lộng hành?

TT - Ban chuyên án triệt phá các băng nhóm giang hồ ở Đồng Nai xác định có một số vụ việc liên quan đến các băng nhóm của Long Thanh, Hưng "vườn điều", Hùng "lân" và Cường "râu" nhưng chưa được điều tra làm rõ hoặc xử lý không triệt để.

Tang vật thu giữ của các băng nhóm giang hồ Đồng Nai - Ảnh tư liệu của công an

>> "Thủ lĩnh" giang hồ Đồng Nai

Trong các đối tượng bị bắt giữ hoặc đang xem xét xử lý hình sự liên quan đến các băng nhóm tội phạm ở TP Biên Hòa có không ít gương mặt có tiền án, tiền sự hoặc từng bị công an bắt giữ nhưng giải quyết không đến nơi đến chốn. Hậu quả là các đối tượng hình sự tiếp tục phạm tội, phạm tội nhiều lần với mức độ, tính chất ngày càng nghiêm trọng hơn.

Những vụ việc có dấu hiệu không được xử lý triệt để

Ngày 30-7-2007, Lê Nguyên Luật (Luật "đại", một đối tượng thân cận với Long Thanh), Phạm Ngọc Quang (Quang "chiếu"), Nguyễn Nhật Quang (Quang "đen"), Nguyễn Trung Hiếu (Hiếu "hơi") đã đánh anh Sung (công tác tại Công an tỉnh Đồng Nai) và một người bạn vì bị anh này chạy ôtô bắn nước ướt quần áo.

Công an TP Biên Hòa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, chuyển hồ sơ đề nghị VKSND TP Biên Hòa truy tố Quang "chiếu", Quang "đen" và Hiếu "hơi" tội cố ý gây thương tích. Ngay sau đó, VKSND TP Biên Hòa có công văn đề nghị đình chỉ điều tra vụ án vì những người bị hại bãi nại.

Thủ tướng chỉ đạo giải quyết triệt để

Trao đổi với Tuổi Trẻ, trung tướng Phạm Quý Ngọ - tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm Bộ Công an - cho biết: "Chiều 21-5, tổng cục đã báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết quả điều tra ban đầu về vụ triệt phá bốn băng nhóm tội phạm có tổ chức ở Đồng Nai. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã chỉ đạo Tổng cục Cảnh sát phải giải quyết triệt để, không khoan nhượng đối với loại tội phạm này".

H.K. - H.M.

Tiếp theo, Cơ quan điều tra TP Biên Hòa ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, quyết định xử phạt hành chính các đối tượng. Thoát tội, Quang "chiếu", Quang "đen" và Hiếu "hơi" ngày càng dấn sâu vào con đường phạm pháp.

Được sự bảo bọc của Long Thanh, Hưng "vườn điều", Luật "đại", các đối tượng này đứng ra tổ chức các hoạt động cờ bạc (đá gà, xóc đĩa), cố ý gây thương tích, đòi nợ thuê, trực tiếp tham gia các vụ đâm chém để tạo thanh thế cho Long Thanh...

Liên quan đến vụ việc này, ông Hoàng Hữu Long - viện trưởng VKSND TP Biên Hòa  - cho rằng: "Vụ này khởi tố theo yêu cầu người bị hại và được truy tố theo khoản 1 điều 104 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, sau đó người bị hại bãi nại và đề nghị không xử lý hình sự nên VKSND TP Biên Hòa ra quyết định đình chỉ vụ án".

Trả lời câu hỏi tại sao không xử lý Luật "đại", ông Long nói có người thấy Luật "đại" đứng chỉ huy "đánh nó đi", tuy nhiên bản thân Luật "đại" không đánh.

Nổi cộm trong đám "đệ tử" của Long Thanh là Nguyễn Trọng Hoàng (Hoàng "canh"). Theo hồ sơ, năm 1995 Hoàng "canh" bị Công an TP Biên Hòa bắt về hành vi gây rối trật tự công cộng nhưng chỉ bị xử lý hành chính. Sau khi được Long Thanh và Hưng "vườn điều" thu nạp, Hoàng "canh" trở thành đối tượng cộm cán trong các hoạt động tổ chức đá gà, xóc đĩa, cá độ qua mạng, thầu đề, cho vay nặng lãi...

Các đối tượng trong băng nhóm Trần Xuân Cường (Cường "râu"), Hoàng Văn Linh (Linh "què"), Nguyễn Hữu Mai bị Công an Xuân Lộc bắt ngày 19-8-2008 về tội tổ chức đánh bạc nhưng cũng không bị xử lý. Sau vụ này, Cường "râu" vẫn là "thủ lĩnh" băng nhóm tổ chức cờ bạc và cùng đàn em thâu tóm các hoạt động cờ bạc ở khu vực Trảng Bom và Xuân Lộc.

Trao đổi với Tuổi Trẻ về việc tại sao các đối tượng Trần Xuân Cường, Hoàng Văn Linh, Nguyễn Hữu Mai không bị xử lý hình sự trong vụ tổ chức cờ bạc, ông Lê Văn Khuê - trưởng Công an huyện Xuân Lộc - cho biết: "Các đối tượng này không có mặt tại hiện trường nên không xử lý. Trong vụ này Công an Xuân Lộc đã khởi tố mười mấy đối tượng".

Rà soát các vụ việc cũ

Ngày 21-5, trung tướng Phạm Quý Ngọ, tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, đã chỉ đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14) và Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C16) cử 16 cán bộ phối hợp với Công an Đồng Nai tiến hành rà soát 21 vụ án (kể cả các vụ đã xử lý và chưa điều tra làm rõ) có liên quan đến các băng nhóm tội phạm do Long Thanh, Hưng "vườn điều", Hùng "lân" và Cường "râu" cầm đầu.

Trong khi đó thượng tá Nguyễn Thành Long, trưởng Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai), cho biết giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai đã có văn bản yêu cầu Công an TP Biên Hòa khẩn trương rà soát, báo cáo các vụ việc, trong đó có cả những vụ Công an TP Biên Hòa đã bắt, điều tra và xử lý để báo cáo ban giám đốc.

Trong một diễn biến khác, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm chỉ đạo ban chuyên án thành lập tổ điều tra để làm rõ các vấn đề có liên quan đến nội bộ trong việc "bảo kê" cho các hoạt động phạm tội của các băng nhóm để báo cáo, đề xuất thường vụ đảng ủy và ban giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai điều chuyển vị trí công tác phù hợp, không để cản trở công tác điều tra.

HOÀNG KHƯƠNG - HÀ MI

Nếu phát hiện bao che tội phạm sẽ xử lý nghiêm

Chiều 21-5, đại tá Nguyễn Phi Hùng - phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai - đã trả lời PV Tuổi Trẻ một số vấn đề liên quan đến việc xử lý các băng nhóm giang hồ trên địa bàn tỉnh.

* Tại sao các băng nhóm tội phạm do Long Thanh, Hưng "vườn điều", Hùng "lân", Cường "râu" cầm đầu hoạt động phạm tội trong thời gian khá dài mà cơ quan công an không phát hiện, xử lý kịp thời?

- Nên nhớ thủ đoạn hoạt động của các băng nhóm tội phạm này rất tinh vi, luôn biết cách che giấu hành vi của mình. Các đối tượng cầm đầu thường dùng thanh thế, tiền bạc khống chế đàn em để được đàn em bảo vệ đến cùng. Do đó việc bắt cùng lúc hai tên cầm đầu Long Thanh và Hưng "vườn điều" là rất khó, cần phải có thời gian củng cố chứng cứ, làm rõ hành vi của chúng.

Hơn nữa, từ khi lập chuyên án đến nay lực lượng công an đã lần lượt bóc gỡ hàng loạt đường dây tổ chức đánh bạc đồng thời triệt phá, điều tra, xử lý trước pháp luật nhiều vụ đâm chém, cố ý gây thương tích liên quan đến các băng nhóm này.

Do đó nếu nói để tồn tại thời gian dài, không ai làm gì hết là không phải.

* Dư luận cho rằng nếu không có sự "bảo kê" từ những người trong ngành bảo vệ pháp luật thì các băng nhóm tội phạm không thể lộng hành đến như vậy...

- Lúc này tôi chưa thể nói điều gì. Trước mắt ban chuyên án tập trung đấu tranh chống tội phạm.

* Trong số các đối tượng bị bắt giam, bỏ trốn hoặc đang xem xét xử lý hình sự có rất nhiều gương mặt có nhiều tiền án tiền sự, từng bị công an phát hiện bắt giữ nhưng không xử lý đến nơi đến chốn, dẫn đến hậu quả các đối tượng hình sự tiếp tục phạm tội, phạm tội nhiều lần với mức độ, tính chất ngày càng nghiêm trọng hơn...

- Vụ án còn trong vòng điều tra. Quan điểm của ban giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai là chỉ đạo quyết liệt, làm đến nơi đến chốn để xử lý đúng người, đúng tội. Trong quá trình phá án, nếu phát hiện dấu hiệu bao che tội phạm thì phải xử lý nghiêm.

H.K. - H.M. thực hiện

Bắt tạm giam người nổ súng ở khu kinh tế Nghi Sơn

TTO - Chiều 28-5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin - Truyền thông và Công an tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức họp báo để thông tin điều tra ban đầu về vụ "ba người bị bắn tại khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia", xảy ra vào sáng 25-5.

Văn bản của Công an tỉnh Thanh Hóa cung cấp tại buổi họp báo chiều 28-5 - Ảnh: Hà Đồng

Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết vào sáng 25- 5, có khoảng 200 người dân xã Tĩnh Hải (huyện Tĩnh Gia) đến khu vực mặt bằng của khu kinh tế Nghi Sơn để cản trở, không cho các nhà thầu thi công san lấp mặt bằng nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Theo báo cáo của anh Nguyễn Mạnh Thư - chiến sĩ công an huyện Tĩnh Gia, trong thời gian từ 10g đến 10g30, thấy tình hình phức tạp, anh Thư đã dùng súng ngắn bắn một phát chỉ thiên với ý thức ngăn chặn các hành vi quá khích. Sau đó, có người xông vào giằng, cướp súng dẫn đến có phát súng nổ (hiện báo cáo của Nguyễn Mạnh Thư đang được cơ quan điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa xác minh làm rõ).

Súng nổ đã làm cháu Lê Xuân Dũng (12 tuổi) bị tử vong, anh Lê Hữu Nam (43 tuổi) bị thương vào đầu đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, chị Lê Thị Thanh (37 tuổi) bị thương ở bàn tay (cả ba người này đều trú tại thôn Trung Sơn, xã Tĩnh Hải). Sự việc xảy ra cũng khiến hai công an bị thương, một ôtô của cảnh sát cơ động, một xe mô tô của cảnh sát giao thông bị hư hỏng.

Ngoài ra, ngay trong ngày 25- 5, nhà riêng của ông Lê Trọng Hồng - chủ tịch UBND xã Tĩnh Hải bị các đối tượng quá khích đập phá tài sản.

Trên cơ sở kết quả điều tra, ngày 27- 5, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ hành vi phạm tội gây chết người và các hành vi phạm tội khác.

Bước đầu, cơ quan CSĐT đã khởi tố bị can và bắt tạm giam bốn tháng đối với chiến sĩ Nguyễn Mạnh Thư. Đồng thời, tập trung điều tra, làm rõ các hành vi gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản Nhà nước, tài sản công dân để xử lý nghiêm theo pháp luật.

HÀ ĐỒN

Phát hiện đốt hầm Thủ Thiêm có thêm 109 chỗ thấm nước

 - Cả ba đốt hầm dìm Thủ Thiêm số 1, 2 và 3 đều bị thấm nước. Tuy nhiên, Ban quản lý Đại lộ Đông Tây cho rằng, các vết thấm nằm trong giới hạn cho phép.

TIN LIÊN QUAN

Ngày 28/5, đơn vị tư vấn giám sát (Oriental Consultants) dự án Đại lộ Đông Tây đã báo cáo về tình hình thấm các đốt hầm dìm Thủ Thiêm số 1, 2 và số 3. Theo ông R.MaNai, Giám đốc đơn vị tư vấn giám sát, tình trạng thấm các đốt hầm số 1 đã giảm 50% so với lần quan trắc cách đây 1 tháng trước.

Tuy nhiên, trong lần kiểm tra ngày 8/5, phát hiện đốt hầm số 3 tiếp tục bị thấm, ẩm và rò rỉ ở 109 vị trí bản đáy, bản đỉnh (mặt trần đốt hầm) và bề mặt tường của đốt hầm. Như vậy so với đợt kiểm tra lần trước (ngày 27/4), ngoài đốt hầm số 1, 2 bị thấm, ẩm (khoảng 130 chỗ), giờ lại thêm đốt số 3 cũng xảy ra sự cố tương tự.

Tình trạng thấm nước xảy ra ở cả 3 đốt hầm Thủ Thiêm sau khi dìm xuống sông, tuy nhiên Ban quản lý dự án, tư vấn giám sát khẳng định vết thấm vẫn nằm trong phạm vi cho phép và sẽ khắc phục triệt để khi hoàn thành. (Trong ảnh: Đốt hầm số 3 đang được lai đắt về sông Sài Gòn). Ảnh:  Thái Phương

Song ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án Đại lộ Đông Tây khẳng định: "Tình trạng thấm nước hiện nay hoàn toàn nằm trong giới hạn cho phép và sẽ không ảnh hưởng xấu đến tính toàn vẹn của kết cấu hầm Thủ Thiêm. Các vết thấm sẽ được khắc phục triệt để ..."

"Trong các đốt hầm, 5 vị trí có thể bị thấm là mặt cắt ngang (nối hai đốt hầm với nhau), đỉnh, đáy, tường và vách ngăn. Tuy nhiên, may mắn là vị trí quan trọng nhất - mặt cắt ngang đã không bị thấm, ẩm", ông Phúc giải thích thêm.

Dự kiến, trong tháng 7/2010 đơn vị tư vấn sẽ trình phương án sửa chữa chi tiết các đốt hầm bị thấm nước. Đến tháng 9/2010, nhà thầu Obayashi sẽ tiến hành khắc phục các vết thấm sau khi toàn bộ đường hầm được kết nối.

  • Thái Phương

Friday, May 28, 2010

Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc “Chúng ta phải có tuyến đường này”

Vì sao trong tờ trình về dự án đường sắt cao tốc cho Chính phủ, ông kiến nghị sẽ khởi công dự án năm 2014, chậm hai năm so với kiến nghị của bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng trước Quốc hội?

Đại biểu Quốc hội sẽ cân nhắc dựa trên thứ tự ưu tiên cho hệ thống hạ tầng. Ảnh: mô hình tàu cao tốc của Nhật Bản.

Đó là khi bắt đầu khởi công, còn bên tổng công ty Đường sắt Việt Nam nói thời điểm 2012 là bắt tay vào công tác thiết kế, chuẩn bị đầu tư. Tức là mất hai năm chuẩn bị để đầu tư. Còn bên Hội đồng thẩm định nhà nước đề nghị xây dựng từ 2014.

Nhưng các đại biểu cần thêm nhiều thông số về dự án để có thể tự tin khi bấm nút. Vì sao Chính phủ không chuẩn bị kỹ thêm trước khi trình Quốc hội?

Theo Nghị quyết số 6, Quốc hội chỉ thông qua khi dự án được chuẩn bị báo cáo đầu tư, tức báo cáo tiền khả thi thôi, còn báo cáo khả thi còn mất thời gian để chuẩn bị và sau này mới có con số cụ thể. Cần lưu ý, đó là hồ sơ dự án đầu tư toàn tuyến, còn trong quá trình thực hiện, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội ở những giai đoạn cụ thể. Chẳng hạn, theo như kế hoạch dự kiến trình Quốc hội, chúng ta sẽ khởi công hai tuyến Hà Nội – Vinh và TP.HCM – Nha Trang trước. Khi thực hiện hai tuyến đó, Chính phủ sẽ có nghiên cứu kỹ về tính khả thi, hiệu quả… từ đó có báo cáo kịp thời trong quá trình thực hiện. Đối với các công trình trọng điểm quốc gia, Chính phủ đều báo cáo Quốc hội về tiến độ cụ thể.

Từ kinh nghiệm của ông với những dự án lớn trình Quốc hội gần đây, và từ những thảo luận về dự án đường sắt cao tốc mấy ngày qua, theo ông khả năng Quốc hội bấm nút thông qua là như thế nào?

Đến bây giờ thì tôi chưa dám nói thế nào cả, còn tuỳ vào quyết định của mỗi đại biểu Quốc hội. Nhưng qua thảo luận ở tổ (của tôi) hôm qua thì đa số tán thành chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ trong quá trình thực hiện cần tính toán kỹ và kịp thời báo cáo những vấn đề phát sinh.

Vì sao dự án lớn như thế mà thời gian tư vấn lập dự án ngắn thế, chỉ khoảng ba tháng?

Thực tế là dự án đã được nghiên cứu khá lâu, nhưng điều chỉnh dự án thì đúng là chỉ trong ba tháng. Thực ra dự án đã được nghiên cứu từ năm 2006, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt vấn đề với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, hai thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan liên quan phối hợp với nhau để nghiên cứu. Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã phối hợp với JICA và bộ Giao thông Nhật Bản để xem xét xây dựng đề án này. Hiện nay đề án này mới ở mức báo cáo tiền khả thi, tức là báo cáo đầu tư, còn đi vào cụ thể xem xét các thông số cơ bản thì phải qua giai đoạn lập báo cáo khả thi.

Những nhà tài trợ quốc tế nào sẵn sàng cho vay vốn để thực hiện dự án này?

Trong chuyến đi Nhật Bản vừa rồi, tôi đã làm việc với ba bộ trưởng tài chính, ngoại giao, và giao thông cứu hộ. Cả ba bộ trưởng đều nói chính phủ Nhật Bản sẵn sàng phối hợp với chính phủ VIệt Nam để xem xét khả năng Nhật Bản hỗ trợ dự án này. Họ nói như vậy. Ngoài Nhật Bản, chúng ta sẽ huy động nhiều nguồn vốn để cùng triển khai, trong đó có nguồn vốn tư nhân. Họ cũng khẳng định rằng, kinh nghiệm Nhật Bản trong xây dựng đường sắt cao tốc là không thể dựa vào nguồn vốn ODA và vốn chính phủ, mà phải huy động nguồn vốn tư nhân. Nhật Bản vay Ngân hàng Thế giới từ năm 1955 đến năm 1995 mới trả hết nợ cho tàu cao tốc.

Trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn là nước nghèo, thâm hụt ngân sách cao, ví dụ Chính phủ vừa phải vay khẩn cấp 1,8 tỉ USD để hỗ trợ ngân sách năm 2009, thì đặt Quốc hội xem xét dự án này hiện nay liệu có đúng thời điểm?

Phải nói rằng chúng ta đặt dự án này là đúng thời điểm, chúng ta không còn là nước nghèo mà đã chuyển sang nước có thu nhập trung bình, mặc dù ở mức thấp. Ngân hàng Thế giới đã xác nhận điều đó. Hiện nay chúng ta thu nhập đầu người 1.200 USD. Và tuyến đường sắt này không phải khởi công ngay bây giờ, mà đến 2014. Công trình này chủ yếu được thực hiện trong nửa cuối của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm tới đây. Trong chiến lược đó, GDP đầu người đến 2020 không phải như bây giờ, mà sẽ lên trên 3.000 USD đầu người. Lúc đó chúng ta phải có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ hơn để phục vụ nhu cầu phát triển. Có nhiều người nói, đường sắt này không phục vụ cho vận tải hàng hoá gì cả. Nhưng cần lưu ý rằng, vận tải hành khách cũng quan trọng, nó giúp phân bố lại dân cư, đồng thời giải phóng cho các tuyến đường bộ đã quá tải, đường sắt quá tải như hiện nay.

Vậy tuyến đường sắt hiện nay sẽ bỏ đi?

Không, sẽ sử dụng để vận tải hàng hoá và hành khách cự ly gần.

Thưa ông, Quốc hội sắp chuyển giao nhiệm kỳ, Chính phủ cũng vậy. Vì sao không để các khoá sau quyết định đối với dự án rất lớn và dài hạn này?

(cười to) Không phải như vậy, mà chúng ta cần bước chuẩn bị. Chúng ta muốn năm 2014 khởi công, thì ngay năm 2012 chúng ta phải bắt tay chuẩn bị. Muốn làm được điều đó, thì năm 2010, chúng ta phải làm báo cáo khả thi, sau đó còn thẩm định, thiết kế. Thời gian chuẩn bị đòi hỏi như vậy.

Tóm lại, theo ông, quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng dự án này là như thế nào?

Đứng về tầm chiến lược, chúng ta phải có tuyến đường này. Trong quá trình chuẩn bị, Chính phủ phải xin ý kiến Quốc hội, và tuỳ theo ý kiến của Quốc hội mà có lộ trình triển khai hợp lý. Nhưng chúng ta không "đồng khởi" xây dựng, mà thận trọng làm từng bước trên cơ sở xây dựng từng đoạn có hiệu quả kinh tế, chẳng hạn đoạn TP.HCM – Nha Trang và đoạn Hà Nội – Vinh, sau đó nghiên cứu những đoạn nào có hiệu quả mới tiếp tục xây dựng.

Tư Giang (thực hiện)

Tài sản kếch xù của tổng giám đốc Tigi Tour

Con trai ông Trần Thanh Tiến hiện là sinh viên năm 2 đứng tên sở hữu gần chục ngàn mét vuông đất

Như Báo NLĐ ngày 26-5 đã thông tin, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ - Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành thu thập chứng cứ điều tra về khối tài sản của ông Trần Thanh Tiến.
 
Ông Tiến là tổng giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Tiền Giang (Tigi Tour), người trước đây được giao quản lý 51% phần vốn Nhà nước tại Tigi Tour và hiện nay phần vốn này đã được bán lại toàn bộ cho gia đình ông Hoàng Kiều (Việt kiều Mỹ).
 
Hiện vấn đề dư luận đang đặt ra là có hay không việc "chảy máu" tài sản công khi bán đấu giá phần vốn Nhà nước tại  Tigi Tour?  
 
Khu đất diện tích gần 6.400 m² ở TP Mỹ Tho có giá trị gần 20 tỉ đồng do con ông Tiến đứng tên. Ảnh: MINH SƠN
 
Nhiều dấu hỏi về khối tài sản lớn
 
Theo tài liệu chúng tôi thu thập được, hiện gia đình ông tổng giám đốc Tigi Tour đang sở hữu nhiều bất động sản có giá trị lớn, nằm ngay TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
 
Riêng con trai ông Tiến là T.T.P, hiện là sinh viên năm thứ 2 của một trường ĐH ở TPHCM, đứng tên sở hữu 7 giấy chủ quyền sử dụng đất với diện tích lên đến gần chục ngàn mét vuông. Thửa đất mà P. đứng tên lớn nhất có diện tích gần 6.400 m², thửa nhỏ nhất gần 450 m².
 
Cụ thể, trên đường Lê Văn Phẩm (phường 5, TP Mỹ Tho), P. đứng tên một khu đất có diện tích 6.394,4 m². Sáng 26-5, khi chúng tôi đến tìm hiểu, nhiều người cho biết "khu đất này là của ông Ba Tiến (tức Trần Thanh Tiến)".
 
Trên khu đất này, ngoài hai dãy nhà trọ đang cho thuê, phần diện tích còn lại đang được bơm cát để san lấp mặt bằng. Theo một cán bộ địa chính TP Mỹ Tho, hiện vị trí khu đất này có giá trị khoảng 3 triệu đồng/m². Như vậy, giá trị của thửa đất này lên đến gần 20 tỉ đồng.
 
P. còn đứng tên một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng tại phường 5 với diện tích 2.728 m². Thửa đất này do bà Lê Thị Mỹ Phượng (ngụ đường Lý Thường Kiệt) bán lại cho ông Tiến với giá 710 triệu đồng và ông Tiến giao cho con trai đứng tên. P. cũng đứng tên một thửa đất khác với diện tích 2.429,5 m². Thửa đất này ông Tiến mua lại của ông Nguyễn Văn On (đường Lý Thường Kiệt).
 
Ngoài ra, T.T.P. còn đứng tên chủ quyền nhiều khu đất khác ở phường 5 như: thửa số 34, tờ bản đồ 45 có diện tích 449 m², thửa đất số 52, tờ bản đồ 44 có diện tích 623 m², thửa đất số 34, tờ bản đồ 45 có diện tích 449 m²...
 
Riêng biệt thự tại số 360A đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 2, TP Mỹ Tho, trước đây do ông Trần Thanh Tiến đứng tên nhưng mới đây, ngày 30-3-2010, ông đã sang tên cho người con trai là T.T.C.
 
Dư luận đang đặt câu hỏi: Một cán bộ Nhà nước như ông Tiến lấy đâu ra  số tiền lớn mua đất để con đứng tên? Qua tài liệu chúng tôi có được, việc chuyển nhượng đất số lượng lớn của gia đình ông Tiến chỉ diễn ra trong vòng chưa đến một tháng.
 
Đơn cử chỉ trong ngày 23-2-2009, con trai ông Tiến là T.T.P được UBND TP Mỹ Tho ký và cấp 4 giấy chủ quyền đất. Cách 15 ngày sau (ngày 9-3-2009), 30% cổ phần vốn Nhà nước tại Tigi Tour được đưa ra bán và con trai ông Hoàng Kiều là Hoàng Sammy Hùng thắng đấu giá (!?).
 
Một trong nhiều thửa đất của gia đình ông Trần Thanh Tiến tại TP Mỹ Tho. Ảnh: Minh Sơn
 
Tỉnh "bỏ quên" cán bộ (!?)
 
Cũng liên quan đến ông tổng giám đốc Tigi Tour, mới đây, phóng viên Báo NLĐ còn phát hiện chi tiết khá khôi hài: Tỉnh Tiền Giang đã "bỏ quên" cán bộ của mình, để cán bộ Nhà nước đi làm việc cho... tư nhân.
 
Nói khôi hài là dù công ty du lịch được bán hết cho gia đình ông Hoàng Kiều từ tháng 11-2009 nhưng đến nay, ông Trần Thanh Tiến vẫn còn làm việc cho Hoàng Kiều mà tỉnh đã "quên" rút cán bộ của mình về để phục vụ cho Nhà nước.
 
Trong một lần làm việc với phóng viên Báo NLĐ, ông Trần Thanh Tiến xác nhận trước đây ông là người thuộc diện cán bộ được Tỉnh ủy quản lý và giao nhiệm vụ về làm việc ở Tigi Tour để quản lý 51% phần vốn Nhà nước.
 
Lẽ ra sau khi bán hết 51% phần vốn Nhà nước tại Tigi Tour cho gia đình ông Hoàng Kiều (tháng 3-2009), tỉnh Tiền Giang phải điều động ông Tiến về công tác ở một cơ quan nào đó để phục vụ cho tỉnh.
 
Đằng này, sau khi vụ lùm xùm ở Tigi Tour xảy ra, tỉnh mới sực nhớ là đã "bỏ quên" cán bộ của mình đang "phục vụ" cho công ty của gia đình ông Hoàng Kiều. Để "chữa cháy", mới đây, UBND tỉnh Tiền Giang điều động ông Tiến về Sở Nội vụ nghỉ chờ hưởng chính sách theo diện cán bộ về hưu trước tuổi.
 
Trao đổi với phóng viên về việc này, một cán bộ Sở Nội vụ cho biết: "Tỉnh mới điều động ông Tiến về đây kể từ tháng 5-2010 để chờ hưởng chính sách theo diện 132 với hệ số lương 6,78.
 
Việc trước đây ai trả lương cho ông Tiến thì sở không nắm được!". Theo tìm hiểu của chúng tôi, cho đến tháng 5-2010, ông Tiến vẫn còn được Tigi Tour nộp BHXH với hệ số lương 6,3.
Minh Sơn - Kim Long

Chính phủ cho lập liên doanh khai thác bô-xít ở Cao Bằng


 - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý trên văn bản để tỉnh Cao Bằng chọn DN thực hiện đàm phán với đối tác nước ngoài, lập liên doanh đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến quặng bô xit.

Dự án khai thác bauxite  tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, không khí và biến đổi môi trường, khí hậu. Ảnh: VNN

Việc thăm dò, khai thác, chế biến quặng bô xit được tiến hành tại khu vực huyện Quảng Uyên và Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, miền núi phía Bắc. Trong liên doanh, hoạt động khai thác do doanh nghiệp Việt Nam giữ cổ phần chi phối. 

Chính phủ yêu cầu chỉ đầu tư nhà máy sản xuất alumin công suất 50.000 tấn alumin/năm khi cân đối đủ nguyên liệu cho nhà máy sản xuất alumin công suất 300.000 tấn alumin/năm của Công ty trách nhiệm hữu hạn Cao Giang.

Việc cấp phép khai thác, chế biến quặng bô xit tại các khu vực nêu trên chỉ xem xét sau khi báo cáo thăm dò, trữ lượng mỏ được hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản phê duyệt.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có quyết định trên sau khi đã xem xét ý kiến của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Công thương.

Trong khi đó, cuộc tranh luận gay gắt giữa các chuyên gia, nhà khoa học về dự án khai thác và chế biến bô xit của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, vẫn chưa ngã ngũ. Nhiều nhà khoa học lo lắng về những nguy cơ khi khai thác bô xit: ô nhiễm nguồn nước, không khí, biến đổi môi trường, khí hậu, nhưng cũng có ý kiến luyến tiếc nếu "tài nguyên không được khai thác thì chỉ là đất thôi!".

Gần đây, Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa 100 mỏ bô xit vì gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.Nước này cũng ra quy định, các doanh nghiệp khai thác bôxit chính quy phải trả lại hiện trạng đất đai như ban đầu sau bốn năm khai thác, nếu không đáp ứng tiêu chuẩn này sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn. Quốc gia sản xuất và tiêu thụ nhôm số một thế giới này đang chuyển hướng chiến lược khai thác bô xít ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam và Brazil.

  • Vân Anh

Human Rights Watch yêu cầu Việt Nam chấm dứt tấn công các nhà bất đồng chính kiến trên mạng


Một quán cà phê internet tại Việt Nam (DR)
Thanh Phương

Hôm qua, Human Rights Watch đã ra một thông báo, cho biết : "Việt Nam phát động một đợt tấn công tinh vi và kéo dài nhắm vào những người bất đồng chính kiến. Chính quyền bắt giữ và đe dọa các blogger độc lập ở Việt Nam, bật đèn xanh cho các đợt tấn công vi tính từ Việt Nam để đánh sập các trang web có xu hướng chỉ trích chính quyền".

Theo tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, "trong hai tháng vừa qua, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ ít nhất bảy blogger độc lập. Họ đã phải chịu các đợt thẩm vấn kéo dài, và trong một số trường hợp, bị bạo hành. Sự gia tăng sách nhiễu này diễn ra đồng thời với các đợt tấn công vi tính có hệ thống nhằm vào các trang mạng do một số blogger và các nhà hoạt động điều hành từ Việt Nam hoặc ở nước ngoài. Những đợt tấn công này đã được cả Google và McAfee, một tập đoàn nổi tiếng về an ninh mạng, xác nhận". 

Bản thông cáo của Human Rights Watch viết "Chính quyền nhắm vào những người viết bài trên mạng Internet chỉ vì họ phát biểu ý kiến độc lập, phê bình các chính sách và công bố những việc làm sai trái của chính phủ. Rõ ràng chính phủ quan ngại rằng các blogger sẽ tiết lộ những chuyện nội bộ về tham nhũng và lạm quyền, cũng như đăng tải các tin tức và sự việc mà chính quyền không cho công bố trên các phương tiện thông tin do Nhà nước quản lý". 

Trong bản thông cáo, Human Righs Watch liệt kê một số sự kiện mới nhất về các vụ bắt giữ blogger ở Việt Nam, chẳng hạn như ngày 8/5 vừa qua, chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã cắt dịch vụ điện thoại và Internet của ông Hà Sĩ Phu, một trong những blogger bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất ở Việt Nam. 

Một blogger khác, bà Tạ Phong Tần, bị tạm giữ ít nhất ba lần trong tháng trước, lần gần đây nhất là vào ngày 9/5. Bà Tạ Phong Tần là cựu sĩ quan công an, viết blog về tham nhũng và bất công trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 

Ngày 17/4, công an bắt giữ và thẩm vấn ông Phan Thanh Hải – blogger với bút danh AnhBaSG, người thường xuyên đưa tin về các vụ thu đất trái pháp luật, và ông Lê Trần Luật – luật sư biện hộ cho giáo dân Thái Hà ở Hà Nội trong vụ tranh chấp đất đai giữa Giáo hội với chính quyền. Cả hai người đều được thả sau vài tiếng bị thẩm vấn. 

Mặc dù Việt Nam bác bỏ các cáo buộc của Google và McAfee, nhưng theo Human Rights Watch, kể từ tháng Chín năm 2009, các đợt tấn công gia tăng nhắm vào trên hai chục trang web và blog tiếng Việt, từ các trang web Công giáo chỉ trích chính quyền tịch thu đất đai của Giáo hội, đến các diễn đàn chính trị và trang mạng của các đảng đối lập, các trang mạng hoạt động vì môi trường, phản đối khai thác bauxite Tây Nguyên. 

Human Rights Watch nhắc lại là các quan chức Việt Nam đã công khai thừa nhận việc chính quyền đóng cửa các trang mạng. Tại hội nghị báo chí toàn quốc ngày 5/5, Trung tướng Vũ Hải Triều, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục 2 Bộ Công an, đã tuyên bố rằng Tổng cục đã "phá hủy được 300 trang web và blog cá nhân có nội dung xấu".

Tị nạn giáo dục: Còn đi nhiều, đi trống rỗng, đi hết...

- Nhà văn Dạ Ngân nói nếu cứ đùa dai với truyền thống hiếu học thì sẽ còn chuyện học sinh đi du học hết.
 
TIN LIÊN QUAN

Du học để "tị nạn giáo dục"

Nhà văn Dạ Ngân
Nhà văn Dạ Ngân

Các ông bố, bà mẹ hiện đại ở các đô thị đang có xu hướng "ấn" con đi du học càng sớm càng tốt? Xu hướng này phản ánh điều gì về tâm lý và sự thay đổi trong xã hội hiện nay?

Xin đừng quên người Việt mình rất chăm con, bất đắc dĩ người ta mới chịu xa con sớm và họ biết rõ, con mình sẽ "lóng ngóng" ở xứ người một thời gian dài.

Nhưng tại sao có tâm lý đua nhau cho con đi sớm ? Là vì cung cách của nền giáo dục không còn khiến người ta an tâm.

Tính hiếu học của người Việt đang bị thách thức. Những người có tiền không dại gì để con mình chịu đựng sự thể nghiệm mãi của những nhà cải cách và phải học theo kiểu "nhồi sọ" ở trường, lại còn phải học thêm học nếm mãi.

Ở khía cạnh giáo dục, chị lý giải hiện tượng này như thế nào?

Ngày nay, nhiều người Việt ra nước ngoài là để tị nạn giáo dục.
 
Tình hình đã mười mươi như vậy, nhưng hình như phía vĩ mô không muốn thay đổi. Làm giáo dục mà không triết lý giáo dục thì sao thiết kế được?

 

Mô tả ảnh.
HS Trường Tiểu học Kim Liên trong lễ khai giảng. Ảnh: Lê Anh Dũng
Sao các môn xã hội không có sức hấp dẫn mà còn khiến HS bội thực, ngán ngẩm? Các em không thích môn văn, không yêu môn sử, không thiết tha môn địa, không "vào" với môn đạo đức công dân? Vậy thì giỏi toán và giỏi các môn tự nhiên để làm gì, để làm người Việt ngô ngọng hay làm rô – bốt?

Tôi thấy bất an với kiểu làm sách giáo khoa, tôi ngạc nhiên với sự im lặng của chính các thầy cô trong ngành giáo dục. Họ biết cả đấy, họ chán đấy mà họ không làm gì, không ai lên tiếng, họ sợ họ hèn hay họ đã chai lì cả rồi?
 
Nếu tôi là một quan chức trong ngành giáo dục thì chắc chắn tôi sẽ từ chức. Không làm gì nổi nữa, chỉ có cách cho con cho cháu "tị nạn" mà thôi.

 
Không phải chép văn mẫu đã là "được làm người"

Một gia đình có con trúng học bổng Singapore năm 14 tuổi đã phấn khích thốt lên: "ôi, cháu tôi đã được làm người"…

"Ôi, cháu tôi được làm người" là một câu nói có vẻ quá lên nhưng bên trong nó có sự thật đó chứ!  

Hãy xem trường điểm và trường chuyên đã làm cho cha mẹ các em phải chạy chọt và gây thêm ách tắc giao thông như thế nào? Hãy xem tuổi thơ của các em nhỏ đang được chơi hay đang bị học kiểu "nhồi thức ăn cho ngỗng"? Một cô cháu họ của tôi kể, trong thực hành môn Văn lớp 4 của con nó có thứ đề đại loại: "Hãy viết một bức điện tín". Chính tôi đã từng giúp cho đứa cháu ngoại học lớp 5 ở Hà Nội làm đề ngoại khóa là "Hãy viết suy nghĩ của em về chiến thắng của trận Điện Biên Phủ trên không?".

Có phải bắt các em làm chính trị gia hay làm công dân sớm? Sao không để cho các em tiểu học được phát triển tự nhiên cả trong tình yêu đất nước, gia đình, thầy cô và tiếng Việt mà cứ làm cho chúng chán ngấy lên vậy?

Cho con du học là xu hướng đã có từ thời thuộc Pháp, để con cái được học cái văn minh, được sống và được thụ hưởng môi trường văn hóa cao. Tại sao người ta thích cho con đi Singapore, đảo quốc ấy có đúng là thiên đường ở châu Á mà chúng ta đang mơ ước không?    

Nhưng chị có nghĩ rằng bọn trẻ sẽ có những tổn thương tâm lý vì xa bố mẹ từ khi còn quá nhỏ?

"Con trai tôi đi làm thạc sĩ ở Úc bằng nguồn ngân sách, gia đình đóng góp 30% chi phí ăn ở (khoảng 200 triệu đồng). Về nước, nó được bổ nhiệm phó giám đốc một Sở, lương và phụ cấp 3 triệu đồng tháng, không đủ nuôi thân. Bà con và bạn bè tôi chép miệng: "Có ai sống tử tế bằng lương, có chức và rồi sẽ có lộc, lo chi".

Chính sách vậy có khuyến khích được người ta về nước không, có "chiêu hiền đãi sĩ" không và nếu cứ bài ca thản nhiên lương và lậu thì xã hội tiếp tục bất an, làm sao lành mạnh được..."

 Tôi không có con nhỏ nhưng tôi đã khuyến khích và đóng góp cho cháu ngoại của tôi vào trường quốc tế từ đầu cấp II. Vì sao? Vì ở đó nó được học chương trình giảm tải, nó được học tiếng Anh bằng phương pháp đúng và không phải làm văn mẫu.

A ha! Riêng việc không phải làm văn kiểu học thuộc lòng và chép nguyên xi văn mẫu đã là "được làm người" rồi. Nó học văn một cách hào hứng và tiếng Việt của nó dậy hương là vì nó được làm văn theo suy nghĩ của mình. Cả nhà xúm nuôi một đứa bé, cực nhưng mà vui, không bị sốc, không bị stress vì "né" được nhiều "ngón hành hạ" của ngành giáo dục trong nước.

Các trường ở Singapore họ hay nhảy vào các trường điểm và trường chuyên của chúng ta để "hớt váng" từ năm lớp 9 hoặc lớp 10.

Số đi du học tự túc thì đủ lứa tuổi. Các em phải chịu thiệt thòi nhưng nền giáo dục của các nước văn minh rèn người khá hay.

Theo tôi, đi từ đầu cấp III là vừa, cho đi sớm hơn là sẽ có hậu quả.

Con mình nuôi lớn mà người ta "dùng"
 

Việc mỗi gia đình tự lo cho tương lai của con cái như vậy sẽ tạo ra một nguồn nhân lực tốt cho đất nước?

 

Rõ ràng là nhân tài sẽ thất thoát. Con cái mình nuôi lớn mà người ta dùng, toàn là người thông minh và nhiều người tài đấy chứ. Có đau không, có ức không? Đành chịu.  

Các vị ở trên cao có xót không, xót sao không tìm cách và không thay đổi?

Liệu gia đình và chính các em HS đó có phải trả cái giá nào không?

Đừng có mà đùa dai với truyền thống hiếu học của người Việt. Sẽ còn đi nhiều, đi trống rỗng, đi bằng hết, nếu những người cầm trịch của chúng ta không giật mình thì sẽ không cứu vãn được làn sóng tị nạn này đâu.

Rồi sẽ có thêm những thế hệ Việt kiều không biết tiếng Việt, quê hương đất nước xa vời. Đừng nghĩ người Việt sẽ cố kết tình quê hương và đất nước như cộng đồng người Tàu. Chúng ta là những người Việt trần ai, rất dễ bời rời và mất gốc khi ở xứ người.

Xin cảm ơn chị!
 

Nhà văn, nhà báo Dạ Ngân sinh năm 1952,  từng tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du. Là tác giả của nhiều truyện ngắn, truyện dài và tiểu thuyết nổi tiếng. Trong đó, đặc biệt và gây tiếng vang nhất là tiểu thuyết "Gia đình bé mọn" đã đoạt giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội.
  • Phù Sa (Thực hiện)

Xem trẻ Sài Gòn “giải nhiệt” bằng nước… kênh đen

 – Giữa cái nắng, cái nóng hầm hập, những đứa trẻ chừng 10 - 12 tuổi thích thú, đua nhau nhảy từ trên cầu xuống dòng kênh đen để... "giải nhiệt". 

TIN LIÊN QUAN
Những ngày qua, hầu như trưa nào cũng vậy, tại khu vực cầu Hiệp Ân (đường Phạm Thế Hiển, Q. 8, TP.HCM) cũng có một nhóm con nít tụ tập tắm kênh. 

Nước kênh cạn và tanh tưởi nhưng lại được những đứa trẻ nhà nghèo chọn làm nơi "giải nhiệt"

Bất chấp nước kênh đen ngòm, tanh tưởi, những đứa trẻ vẫn vô tư bơi lội, vẫy vùng thoả thích. Có hôm chúng tắm từ trưa đến chiều tối mới về nhà. 

Có hôm, trời đã xẩm tối nhưng những đứa trẻ vẫn mãi mê tắm kênh chưa chịu về nhà. 

Người dân địa phương cho biết, những đứa trẻ này đều là con cái của những người lao động nghèo ở khu vực trên. Những ngày qua, do trời nắng nóng, trong nhà quá chật chội và oi bức nên bọn trẻ thường xuyên rủ nhau tắm kênh cho mát.

Nhìn những đứa trẻ vô tư tắm táp trên dòng kênh dơ dáy này, nhiều người đi đường lắc đầu ngao ngán. 
M. Nguyệt


Thursday, May 27, 2010

Đu dây qua sông

24/05/2010 2:08
Chơi vơi giữa dòng - Ảnh: Trùng Dương

Cách thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) chừng 10 km dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh là làng Nông Nội, xã Đắk Nông. Người dân muốn qua bờ bên kia sông Pô Kô phải đu dây cáp...

Hai bờ sông Pô Kô cách xa chừng 130 mét, không có cầu qua sông. Ở đây, người dân qua lại sông chỉ đi bằng dây cáp. Khi đã bám dây chỉ vèo một thoáng chừng 10 giây, hai cha con anh Trần Văn Chín đã có mặt bên kia bờ sông. Tôi đứng nhìn theo mà lạnh cả người!

Cả làng cùng đu!

Hai anh em chuẩn bị qua sông - Ảnh: Trùng Dương

Năm 2007, 21 hộ dân (hơn 60 nhân khẩu) ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An vào lập nghiệp tại tiểu khu 154, thuộc xã Đắk Ang, huyện Ngọc Hồi. Bên này bờ sông là đường Hồ Chí Minh thuộc làng Nông Nội, xã Đắk Nông. Để "nối" đôi bờ sông hung dữ, những người nhập cư này đã nghĩ ra việc lấy dây cáp buộc vào hai cây cọc đặt hai bên bờ sông, rồi dùng ròng rọc và một đoạn dây dù để treo mình lên đó mà trượt qua sông.

Anh Chín kể: "Qua sông bằng thuyền thì quá nguy hiểm vì nước sông chảy xiết, rất dễ lật. Bơi qua sông thì không thể, nhất là khi nước sông vào mùa lũ. Rồi bà con trong làng bèn nghĩ ra cách qua sông có một không hai như thế này".

Người dân ở đây cho biết, để có được đường dây cáp treo này, họ đã phải bỏ tiền làm hai đường dây cáp chạy song song, một dây đi và một dây về với cách đấu nối 2 đầu cọc rất đơn giản: bên này cao thì bên kia thấp, nên khi lắp ròng rọc vào nó tự động chạy tuột sang bên kia bờ. Không chỉ nông lâm sản, người lớn được đưa đi - về bằng cách này, mà hầu hết trẻ em bên kia sông cũng phải chấp nhận mạo hiểm đu theo dây cáp để đến trường mỗi ngày.

Cháu Trần Thị Ánh Tuyết, học sinh lớp 2B trường Tiểu học Đắk Nông được anh trai của mình là Trần Khắc Văn dẫn ra bờ sông. Em Tuyết được "treo" lên dây, rồi... thả! Thân hình bé xíu, bờ sông dốc dựng đứng khiến em loay hoay hồi lâu mới thoát ra được khỏi sợi cáp để kịp đến trường. Gặp chúng tôi, em Trần Thị Hương, lớp 7B trường THCS Đắk Nông, nói: "Ngày đầu con đi thế này sợ lắm! Song đi riết rồi thành quen, mà không đi như thế này thì cũng không còn cách nào khác hơn để đến trường. Mỗi khi con đi học chưa về đến nhà, cả gia đình ai cũng lo lắng, chỉ cần một sơ sẩy nhỏ là rơi xuống sông liền, nhưng dù nguy hiểm thế nào đi nữa, con cũng không bỏ học".

Hiểm nguy rình rập

Cháu Trần Thị Ánh Tuyết một mình đu dây qua sông để đến trường - Ảnh: Trùng Dương

Vụ tai nạn của Phó trưởng Công an xã Đắk Ang, ông A Phin làm nhiều người đến giờ vẫn thấy sợ. Hôm đó, chiều muộn, A Phin trở về từ trên rẫy, khi qua sông còn "kẹp" theo một đứa con. Trượt đến giữa dòng, ròng rọc bất ngờ nứt bể làm cả hai cha con rơi xuống sông. Cái ròng rọc đập mạnh vào đầu khiến A Phin ngất xỉu, đứa con trôi theo dòng nước xiết. Phát hiện có sự cố, ba cha con anh Chín lao mình xuống sông cứu vớt.

"Cả hai cha con ông A Phin đã kiệt sức chờ chết, trên mặt và đầu máu chảy loang lổ, đứa con còn bị gãy tay. May mà chúng tôi đến kịp và khẩn trương đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Ngọc Hồi", anh Chín nhớ lại. Đến nay có ít nhất 5 vụ người đu dây cáp bị rơi xuống sông trong những tình huống tương tự.

Chủ tịch UBND xã Đắk Nông Xiêng Thanh Tý cho biết: "Hiện nay trên địa bàn xã bà con tự làm ròng rọc tại ba điểm để qua lại sông, trong đó một điểm phía sau UBND xã trước đây có cầu treo nhưng đã bị lũ cuốn trôi. Huyện Ngọc Hồi đang lập dự án để đầu tư xây dựng lại".

Phó bí thư thường trực Huyện ủy Ngọc Hồi Châu Ngọc Lân cho biết thêm: "Sau trận lũ lịch sử cuối năm 2009, toàn bộ hệ thống cầu treo bắc qua sông Pô Kô thuộc các xã Đắk Ang, Đắk Dục, Đắk Nông... đều bị lũ cuốn trôi. Việc đi lại của bà con nhân dân như vậy là quá nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng. Để làm mới các cầu treo cần phải có thời gian, trong khi đó điều kiện của huyện cũng có hạn", ông Xuân nói.

Trùng Dương

Công an sẵn sàng nghiền nát cả dân tộc để bảo vệ chế độ

Hiện trường nơi ông Hữu Nam qụy xuống

——-

Trần Văn Thực, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Thanh Hóa tuyên bố: “Để bảo vệ chế độ cộng sản, lực lượng công an chúng tôi sẵn sàng nghiền nát cả dân tộc này, nếu họ có ý đồ chống lại đảng, nhà nước và chế độ”.

Lê Diễn Đức

Vào khoảng 10 giờ 30 sáng 25/5, tại khu mặt bằng Nhà máy Lọc hóa dầu Khu kinh tế Nghi Sơn, thuộc xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, đã xảy ra một vụ nổ súng của cảnh sát cơ động 113 khiến 1 trẻ em bị chết và hai người khác bị trọng thương.

Một số người dân chứng kiến vụ nổ súng kể lại rằng, vào thời điểm nói trên, có nhiều người dân tập trung ở khu mặt bằng Nhà máy Lọc hóa dầu Khu kinh tế Nghi Sơn để đòi quyền lợi được hỗ trợ hoa màu trên đất. Đã xảy ra cãi vã, xô xát. Bỗng dưng có hai tiếng súng nổ, rồi bất ngờ thấy chị Lê Thị Thanh bị đạn xuyên qua tay; em Lê Xuân Dũng, 12 tuổi và ông Lê Hữu Nam, hơn 40 tuổi (cả 3 người đều quê ở xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia) bị trúng đạn gục tại chỗ, máu chảy lênh láng. Người dân cho biết rất có thể lực lượng cảnh sát 113 đã bắn thẳng vào bà con để trấn áp cuộc biểu tình!

Sau khi sự việc xảy ra, dân chúng đã xúm lại cấp cứu cho chị Lê Thị Thanh, em Lê Xuân Dũng và ông Lê Hữu Nam. Thế nhưng, ngay lúc đó lực lượng chức năng (trong đó có công an) đẩy dạt người dân ra ngoài, rồi đưa 3 nạn nhân lên xe ô tô đi cấp cứu.

Nạn nhân Lê Xuân Dũng, 12 tuổi, gục chết tại chỗ

——-

Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tĩnh Gia, chị Lê Thị Thanh đang được các bác sỹ cấp cứu, chăm sóc, lãnh đạo bệnh viện không cho bệnh nhân tiếp xúc với báo chí. Em Lê Xuân Dũng đã chết, lưu ở nhà xác. Người nhà nạn nhân gào khóc, kêu la thảm thiết. Công an cũng có mặt tại nhà xác để chuẩn bị tiến hành mổ tử thi. Riêng trường hợp của ông Lê Hữu Nam, bị thương rất nặng, đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

Khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, phóng viên có mặt tại hiện trường, vẫn thấy một vũng máu tươi nguyên, úp lên trên là một mảnh kính vỡ có đề chữ “Police” (kính an toàn của cảnh sát 113), phía trên có 6 hòn đá nhỏ chận lên tấm kính.

Do bức xúc vì cái chết của em Dũng, đồng thời cho rằng việc trả tiền đền bù chưa thỏa đáng có liên quan đến ông Chủ tịch xã Tĩnh Hải nên nhiều người dân đã kéo nhau đến nhà ông Chủ tịch phá phách nhà cửa, đồ dùng, quán, máy photocoppy…

Ông Trần Văn Thực, Chánh Văn phòng Công an cộng sản tỉnh Thanh Hóa cho biết: Thời gian qua, tại Khu kinh tế Nghi Sơn, Công an tỉnh Thanh Hóa đã huy động lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương ra quân duy trì trật tự nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai xay dựng khu công nghiệp này. Đặc biệt, ở xã Tĩnh Hải mấy ngày nay liên tục xảy ra việc người dân ra ngăn cản không cho các nhà thầu thi công mặt bằng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, vì họ cho rằng nhà máy đã thi công trên đất đai canh tác của họ.

Người dân không hiểu, hoặc không muốn hiểu rằng, trong chế độ hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước của đảng “thay mặt” nhân dân quản lý đất đai nên, đảng có toàn quyền muốn trưng thu, mua bán, trao đổi cho bất cứ tổ chức, cá nhân hay công ty nào, vào bất cứ lúc nào, bất kể người dân từ đời này qua đời khác đã sinh ra, lớn lên và cuộc sống gắn liền với mảnh đất của họ.

Sáng 25/05, tình hình trật tự vẫn lộn xộn nên chính quyền địa phương cùng với lực lượng công an đã có mặt để vận động quần chúng nhân dân, giải tán đám đông, do vậy việc đụng độ lại xảy ra. Nhưng người dân vẫn cương quyết cố đòi lại đất đai của mình, nên cảnh sát 113 đã ra tay hành động.

Sự việc xảy ra tại Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá là một trong hàng chuỗi vụ đụng độ liên tiếp trên khắp ba miền từ nhiều năm nay, nhiều khi đổ máu, về chủ quyền đất đai, giữa cảnh sát theo chỉ đạo của Trung ương và dân chúng. Gây xôn xao dư luận gần đây nhất là vụ biểu tình của giáo dân Thái Hà đoài hoàn trả lại bất động sản của Giáo hội. Cuộc ẩu đầu tháng 5 năm nay tại giáo xứ Cồn Dầu, gần thành phố Đà Nẵng, về chuyện di dời nghĩa trang giữa công an, cảnh sát và giáo dân, kết thúc bằng hàng chục người bị bắt giam.

Nghị định 69 của Chính phủ được ban hành từ 1/10/2009 với mục đích ngăn ngừa bất công trong việc thu hồi, tước đoạt đất đai và đền bù không thoả đáng, xem ra không có hiệu quả gì.

Trong một cuộc nói chuyện với BBC hồi 8/2009, trước khi nghị định 69 có hiệu lực, ông Đặng Dũng, một luật sư ở Sài Gòn từng bào chữa cho nhiều vụ kiện tụng đất đai đã lường trước: “Khi tôi đọc, ban đầu cũng mừng nhưng thực ra là mừng hụt vì đối với những vấn đề quy hoạch nào họ đã thu hồi đất rồi thì không áp dụng nghị định này”.

“Trong hội nghị nào tôi cũng nói rằng, khi nhà nước thu hồi đất đai của người dân thì nhà nước thu được nhiều thuế có được nhiều tiền, ông doanh nghiệp có tài quản lý ông thu được lợi nhuận. Thế thì doanh nghiệp giàu, nhà nước giàu nhưng tại sao lại bắt người nông dân là giới nghèo nhất trong nước phải hy sinh để ông nhà nước, ông doanh nghiệp làm giàu?” – Luật sư Đặng Dũng nói.

Nguyên do cơ bản nhất dẫn đến xung đột giữa bà con mất đất và nhà chức trách nằm ở chỗ mà báo chí trong nước đề cập không ít là trong các sự vụ này có rất nhiều công đoạn bê bối, thiếu minh bạch và bất công. Tất cả ai cũng biết rõ ràng rằng, những người giàu có nhất Việt Nam hôm nay đều có bàn tay trong các phi vụ đầu cơ, kinh doanh bất động sản, được bảo kê bởi các quan chức từ cơ sở địa phương đến cao nhất ở Trung ương.

Cho nên vấn đề còn nằm ở chỗ khác nữa mà báo chí không nói đến, đó là hệ thống chính trị duy trì quyền sỡ hữu đất đai bằng các nghị quyết của đảng và nghị định, chỉ thị hành chính của các cơ quan nhà nước dưới sự lãnh đạo của đảng. Luật đất đai được Quốc hội thông qua chỉ là thứ trang sức biểu diễn. Bởi vì nói như đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc thì, Quốc hội cuối cùng chỉ là cơ quan hợp thức hoá các nghị quyết của đảng. Còn Công tố viện và Toà án nơi bảo vệ công lý thì lại là công cụ của đảng Cộng sản, làm sao có thể đứng về phía dân nghèo một cách trung thực, thẳng thắn. Ngành tư pháp bệnh hoạn này bảo vệ trước hết quyền lợi của đảng. Mà đảng thực chất chỉ là của một nhóm người hay đúng hơn là một tổ chức maphia nhà nước hiện đại, giấu bộ mặt tàn ác và tham lam dưới cái mặt nạ “pháp trị xã hội chủ nghĩa” để cai trị, áp bức và ăn cướp của dân.

Cho nên đừng ngạc nhiên khi Trần Văn Thực, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Thanh Hóa ngổ ngáo tuyên bố: “Để bảo vệ chế độ cộng sản, lực lượng công an chúng tôi sẵn sàng nghiền nát cả dân tộc này, nếu họ có ý đồ chống lại đảng, nhà nước và chế độ”.

Còn sự lếu láo nào hơn không?

Viết và bình luận dựa theo tin nhận được của ông NTL, một cư dân của Tĩnh Hải, Tĩnh Gia, Thanh Hoá, nơi xảy ra sự vụ.

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty