TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, September 4, 2010

Vụ lấp mộ: Chính quyền có "vẽ đường cho hươu chạy"?

Trong vụ án này, nếu điều tra tận gốc rễ để đưa ra ánh sáng của pháp luật thì vấn đề sẽ không trở nên phức tạp.

LTS: Xung quanh câu chuyện đổ phế thải "lấp mộ" gây dư luận bất bình trong xã hội, mới đây, Tuần Việt Nam phỏng vấn PGS. TS Nguyễn Văn Dững- Phó Trưởng khoa Báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) về chủ đề hệ quả của những vấn nạn xã hội, và trách nhiệm của những cán bộ trong cơ quan công quyền.

Đổ phế thải lấp mộ: Khi đạo đức bị nhấn xuống bùn

Pháp luật không nghiêm sẽ sinh ra hệ lụy

Những người lái xe tải gây ra vụ việc vừa rồi sắp bị truy tố. Cá nhân ông có những nhìn nhận thế nào về vụ việc này?

- Sự việc đã gây tác động lớn trong dư luận xã hội, trong đời sống tinh thần, tình cảm nhân dân. Đây là sự chà đạp lên lương tâm và đạo lý của con người, của dân tộc. Điều đó chẳng phải bàn cãi. Tuy nhiên tôi thấy rằng những kẻ đó chà đạp đã đành, đằng này cách giải quyết cũng không triệt để sẽ dễ gây ra nhiều hệ lụy.

Mà hệ lụy này đã không còn là điều quá mới mẻ. Lâu nay khi xảy ra sự vụ gì đó, chưa thấy người ta đưa những người có trách nhiệm chính ra xử lý triệt để, chủ yếu là xử lý hình thức trong nội bộ, khiển trách, cảnh cáo, thuyên chuyển. Đây là một cách làm không nghiêm. Khi luật pháp không nghiêm thì đạo đức bị xuống cấp là chuyện không khó hiểu.

Ví dụ như vụ công an đánh chết người, tại sao lại chỉ vì không đội mũ bảo hiểm mà đánh chết một con người? Trong khi Bộ Công an đã có hướng dẫn cụ thể khi nào nên hay không nên truy đuổi. Pháp luật nghiêm nghĩa là phải công bằng và nghiêm minh với tất cả mọi người, phải xử lý tội phạm dù họ là ai và ở cương vị nào.

Nhưng khi nói đến các vi phạm, người ta thường nhắc đến 'ý thức người dân', trong việc cụ thể này là ý thức của các tài xế lái xe đổ phế thải lên mộ người ta, vậy thực chất 'ý thức người dân' là gì?

PGS. TS Nguyễn Văn Dững, Ảnh Hoàng Hường
- Ý thức người dân cũng bắt đầu từ bộ máy. Bộ máy công quyền là rường cột của quốc gia. Bộ máy đó phải nghiêm về luật pháp và sáng về đạo đức thì người dân mới noi theo. Nếu các vụ việc vi phạm pháp luật bị khởi tố và xử lý ngay thì mới đảm bảo tính nghiêm minh của luật pháp, dân sẽ tin; chứ cứ để mãi, kéo dài và...."khó xử" thì sẽ ra sao.

Trong xã hội người ta phải tuân thủ những chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức. Giá trị đạo đức và chuẩn mực luật pháp đều là giá trị văn hóa. Vậy nên khi nói đến ý thức người dân, ta cần quan tâm đến, phải nói đến vấn đề thực thi luật pháp- "sống và làm việc theo pháp luật" của công dân, trước hết là công dân trong bộ máy công quyền.

Xin ông nói rõ hơn?

- Chúng ta thường mặc định trong cách nói là người dân ý thức kém (trong nhiều vấn đề xã hội), như vi phạm luật giao thông, đi ngược chiều, vượt đèn đỏ... đó là một thực tế. Nhưng khi bàn đến cách giải quyết những vấn đề xã hội bao giờ cũng phải tìm đến nguyên nhân của nó.

Tại sao trẻ em, thanh thiếu niên lại đánh nhau, "xử" nhau, đâm chém nhau có chiều hướng gia tăng; tại sao công chức nhà nước cấp vụ trưởng trưởng, phó vụ trưởng mà vẫn xử lý mâu thuẫn cá nhân bằng cách thuê côn đồ.... Chắc chắn đó là những người đạo đức kém, nhưng sâu xa hơn, sao ta không xét đến nguyên nhân vì sao họ lại hành xử như thế?

Vì sao họ lại tự xử để phải đưa vụ việc thành ầm ĩ. Phải chăng họ không tin vào cách hành xử của tổ chức có trách nhiệm, vào tổ chức cơ sở? Nếu tin vào tổ chức, tin vào bộ máy công quyền thì người ta phải đặt vấn đề với tổ chức, với công quyền. Phải chăng đó là do những người có trách nhiệm đôi khi cũng vì việc nọ, việc kia mà không xử lý hoặc xử lý sai lệch... để người dân mất niềm tin. Mà vấn đề này có thể gia tăng, lan rộng sang nhiều lĩnh vực.

Mọi trật tự xã hội đều nằm trong tay Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm tổ chức và duy trì trật tự xã hội chứ tại sao lại chỉ đẩy cho dân, dân chỉ là một phần. Chừng nào chúng ta nhận thức và tự chịu trách nhiệm rõ ràng thì vấn đề sẽ dần được giải quyết tốt hơn.

Nhìn lại trật tự giao thông, có đô thị nào- thậm chí là thủ đô một nước trên thế giới lại ngổn ngang và lắm xe máy đến thế? Lại cho phép - thậm chí khuyến khích lắp ráp xe máy ngoại ngay giữa Thủ đô, nhưng lại cấm xe máy để vỉa hè. Bài toàn này dân giải sao được? Có phải là "thả gà ra để đuổi"?

Hay vỉa hè không cho để xe máy, mà xe máy không để vỉa hè thì để đâu? Mà xe máy để vỉa hè thì người đi bộ tính sao đây? Người ta kinh doanh thuê nhà mặt đường một tháng mấy chục triệu mà bắt buộc để xe máy trong nhà, trong khi thuế vẫn thu đầy đủ cả các loại thuế? Quản lý nhà nước như thế là tốt cho dân hay làm khó cho dân?

Ảnh chụp hiện trường giải tóa Nghĩa trang Đường Mía, các phần hài cốt bị tung lên được nhặt vào thùng xốp, Ảnh do người dân Dương Nội cung cấp

Đạo đức là văn hóa mà pháp luật cũng là văn hóa

Lập luận như vậy, mọi vấn đề trong đạo đức xã hội đều được áp cho bộ máy quản lý?

- Nguyên nhân suy thoái đạo đức xã hội thì người ta nói nhiều, và có thể từ góc độ khác nhau, ai cũng biết, nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu từ kinh tế thị trường là do mâu thuẫn lợi ích. Tại sao người ta đổ đất lên mồ mả như thế, là vì lợi ích, vì dự án, lấy đất cho bằng được để làm dự án, để xây những khu nhà ở và bán thu lợi nhuận...

Trong những cuộc lấy đất làm dự án, hoặc công cuộc đô thị hóa này, người thiệt thòi nhất vẫn là người nông dân, đền bù cho người ta mấy trăm ngàn, thậm chí là mấy chục ngàn 1m2, và thu siêu lợi nhuận. Nguồn lợi thu được- lợi ích vào Nhà nước được bao nhiêu phần trăm để phân phối lại cho dân và kiến thiết quốc gia, hay phần lớn vì lợi ích nhóm?

Tất nhiên việc đổ đất lấp mồ mả không thể phủ nhận đó là cách ứng xử phi đạo đức, phi nhân văn, nhân tính. Phải giải quyết vấn đề này từ đâu, giải quyết từ vấn đề pháp luật và đạo đức xã hội. Nhưng đạo đức xã hội phân ra nhiều đối tượng khác nhau, trong bối cảnh hiện nay ta đặc biệt chú trọng đến đạo đức công chức, công vụ vì đó là bộ phận nhân dân được đào tạo và chọn lọc tuyển chọn cẩn thận, có trọng trách giải quyết các vấn đề đang bàn tới.

Khi thực hiện một chính sách, một dự án người ta tính cả hai phía chủ yếu là pháp luật sau đó là đạo đức - các vấn đề xã hội. Để xử lý hài hòa pháp luật và đạo đức thì chúng ta đã có thông điệp nhà nước "của dân, do dân, vì dân", "lấy dân làm gốc". Tức là chính quyền phải dựa vào dân, bàn thảo với dân, chứ không phải chính quyền cơ sở quay lưng làm ngơ và giả vờ như không biết như trường hợp lấp mộ mới đây.

Không ít nơi chính quyền cơ sở có biểu hiện chuyên quyền và mạo danh thay mặt dân, nhưng xa rời dân, thậm chí quay lưng lại với dân. Mà lẽ ra cán bộ là những người có chức có quyền thì phải tuân thủ pháp luật, phải đề cao đạo đức thì mọi vấn đề mới được giải quyết triệt để. Đầu năm người ta không di dời được mộ thì phải lùi lại, phải đưa ra lộ trình để người dân còn có thời gian di dời mồ mả thì mới là cư xử có văn hóa. Bởi vì trong trường hợp này, lấy đất có phải vì công trình quốc gia hay lấy cho doanh nghiệp xây nhà để bán? Đạo đức là văn hóa mà thậm chí pháp luật cũng là văn hóa.

Việc chĩa mũi nhọn vào những người lái xe tải- những kẻ trực tiếp làm việc bất lương là đúng. Nhưng xét cho cùng đó chỉ là những cái lá sâu. Những người chịu trách nhiệm chính là những người làm dự án, những người chịu trách nhiệm ở chính quyền cơ sở. Lẽ ra chính quyền cơ sở là người đứng ra bảo vệ lợi ích của dân, bàn bạc thỏa thuận với dân để giải quyết vấn vấn đề này, nhưng liệu họ có ngấm ngầm "chỉ đường cho hươu chạy", chà đạp lên giá trị đạo lý của dân tộc.

Vấn đề này cơ quan chức năng cần có điều tra công tâm. Nhưng như lời ông phó chủ tịch phường nói như trên thì người ta đã "ngửi" được mùi vị rồi. Ta phải điều tra, xét xử những người đó nữa mới tận gốc.

Tại sao khi nhìn một cây sâu bệnh người ta không hỏi vì sao mọi cây xung quanh tốt mà cây này lại không tốt. Đúng bề ngoài là tại lá, tại cây, nhưng nguyên nhân sâu xa của nó là gì? Mà thông thường những nguyên nhân sâu xa đó, người ta lại ngại nói, chủ yếu vì khó thu thập chứng cứ. Mà thu thập chứng cứ - gọi là điều tra, là việc của cơ quan chức năng. Và đó còn là tâm lý chung của xã hội hiện nay - tâm lý sợ nói ra vì những hệ lụy có thể.

Trong trường hợp này, có thể nhìn thấy rõ ba bên: Nhân dân địa phương, doanh nghiệp và chính quyền cơ sở. Doanh nghiệp thì nguyên tắc họat động của họ là nguồn thu tối đa và chi phí tối thiểu, để thu lợi nhuận. Các Mác đã nói là nhà tư bản, lợi nhuận 300% thì có treo cổ nó vẫn làm.

Câu hỏi đặt ra là chính quyền làm sao lại không nói chuyện được với dân mình, không đáp ứng được nhu cầu và lợi ích hợp pháp của dân trong khi chính quyền là do dân bầu, là nơi gần dân sát dân, là đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân? Chính quyền đứng về phía doanh nghiệp, đi ngược lại với lợi ích nhân dân thì tất nhiên dân phản đối, khiếu kiện. Khi doanh nghiệp "bắt tay" với chính quyền để xâm hại lợi ích người dân thì người dân chỉ có mỗi một công cụ có thể, là khiếu kiện.

Theo dư luận xã hội mấy hôm nay, vụ đổ phế thải lên những ngôi mộ, thì phải truy về chủ dự án, về đơn vị thi công, về chính quyền sở tại. Chủ doanh nghiệp để lái xe đổ vào đó là phi đạo đức, nhưng cũng phải nói lại là không chủ doanh nghiệp nào dám tự ý đổ vào đó mà không có "bật đèn xanh"!? Cá nhân lái xe càng không dám làm việc đó một cách có hệ thống, lặp lại nhiều như thế.

Trong vấn đề đạo đức xã hội vừa nêu, ông thấy vấn đề nào nổi cộm nhất và cần giải quyết triệt để?

- Thật ra, vấn đề đạo đức xã hội không thể giải quyết một sớm một chiều, nó là một quá trình lâu dài. Mấu chốt vẫn là pháp luật phải nghiêm, tội phạm phải bị trừng phạt, còn đạo đức thì phải giáo dục và làm gương. Pháp luật không nghiêm thì đạo đức xã hội càng đáng báo động. Về nguyên tắc là không được để xe máy xuống lòng đường nhưng đó chỉ là khi có thanh tra giao thông, còn khi thanh tra giao thông đi qua thì mọi chuyện lại đâu vào đấy.

Đó một phần là do ý thức người dân nhưng cơ bản là những người thực thi pháp luật cơ sở chưa nghiêm. Trong vụ án này, nếu điều tra tận gốc rễ để đưa ra ánh sáng của pháp luật thì vấn đề sẽ không trở nên phức tạp. Nói lại vấn đề bảo vệ môi trường, tại sao có nhiều xí nghiệp, nhiều công ty mà đại diện như Vedan lại có thể đổ nước thải không qua xử lý ra sông Thị Vải bao nhiêu năm mà không bị phát hiện. Trong quá trình thiết kế công trình, tiến hành thi công xây dựng, rồi duyệt dự án, rồi thanh tra kiểm tra sao không phát hiện sai phạm gì trong bao nhiêu năm? Phải chăng là có sự bao che hay làm ngơ?

Tóm lại là luật không nghiêm, bộ máy công quyền làm việc không nghiêm, không làm gương thì không nên nói nhiều đến 'ý thức người dân' hay đạo đức xã hội. Không nên đẩy vấn đề ra "ngoài đường" mà chính mỗi cơ quan, mỗi tổ chức phải giải quyết ngay tại cơ sở mình.

Trạm y tế bỏ hoang vì bị “khủng bố” bằng phân


Có trụ sở khang trang nhưng cán bộ y tế xã không dám vào làm việc vì một số người dùng phân, bùn đất "tấn công" trạm.

Năm 2007, UBND xã Lình Huỳnh, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) xin cấp trên xây trạm y tế tại ấp Vàm Biển để chữa bệnh cho bà con trong xã. Đến năm 2009, trạm y tế đã xây xong nhưng không thể sử dụng vì bị một số người chung quanh ngăn cản.

Trưởng Trạm y tế xã Lâm Thành Hòa cho biết: "Giữa tháng 3-2010, chúng tôi dọn trang thiết bị đưa vào trạm định làm việc thì bị người nhà ông Phạm Văn Tuấn ngăn cản bằng cách dùng phân người, sình đất ném vào cơ quan. Kể từ đó trạm đóng cửa và không ai dám vào cho đến tận bây giờ".

Gia đình ông Phạm Văn Tuấn ở sát trạm y tế lý giải việc "khủng bố" bằng phân là vì chính quyền xây hàng rào trạm y tế bít luôn lối đi của gia đình và lấn lên phần đất thuộc quyền sử dụng của họ.

Trạm y tế đầu tư hơn 2 tỉ đồng bị bỏ hoang cho cỏ mọc hơn một năm nay.

Vào năm 2002, tỉnh Kiên Giang thu hồi trên 110.000 m2 đất của 60 hộ dân xã Lình Huỳnh để làm cống ngăn mặn và gia đình ông Tuấn bị thu hồi hơn 4.300 m2. Đến năm 2007, thấy công trình cống hoàn thành nhưng còn dư một phần đất cạnh nhà ông Tuấn nên xã xin cấp trên cho xây trạm y tế. "Lúc xây trụ sở trạm chẳng thấy gia đình ông Tuấn phản đối gì nhưng khi xây hàng rào thì phía ông Tuấn phản ứng quyết liệt. Bởi họ nói hàng rào đã xây trùm lên đất và làm bít lối ra vào của gia đình. Nhờ lực lượng hỗ trợ, năm 2009 hàng rào trạm cũng xây xong nhưng không bao lâu thì tường rào bị đập phá bể nát" - ông Lâm Thành Hòa, Trưởng Trạm y tế xã Lình Huỳnh, cho biết.

Lý giải việc đập phá tường rào, con trai ông Tuấn nói: "Phía sau hàng rào trạm y tế là bốn gia đình với trên 30 người sinh sống nhưng chính quyền lại xây hàng rào bít lối đi, có khác gì giam lỏng chúng tôi? Cạnh đó, năm 2002 chính quyền chỉ thu hồi hơn 4.300 m2, giờ lại xây hàng rào lấn thêm hơn 2.000 m2 đất của gia đình là sao? Gia đình đã nhiều lần yêu cầu UBND huyện giải quyết nhưng không có kết quả. Chúng tôi là dân thấp cổ bé miệng, quyền lợi chính đáng của chúng tôi không được giải quyết nên phải… dùng phân thảy vào trạm. Khi nào chính quyền mở lối đi, trả đất hoặc bồi thường thỏa đáng thì chúng tôi mới ngưng".

Được biết ngày 26-8, huyện đã mời đại diện gia đình ông Tuấn đến làm việc, huyện đồng ý là sẽ chừa một khoảng sân trước nhà ông Tuấn và chừa lối đi cho các hộ, cho phía ông Tuấn mua ba nền tái định cư với giá vào thời điểm năm 2002... Tuy nhiên, gia đình ông Tuấn thì yêu cầu huyện phải làm rõ phần đất hơn 2.000 m2 mà gia đình ông cho rằng đã bị chính quyền lấy xây hàng rào.

Việc tranh chấp giữa chính quyền với gia đình ông Tuấn vẫn bế tắc và sáu cán bộ của Trạm y tế xã Lình Huỳnh tiếp tục ở tạm tại văn phòng ấp Vàm Biển và chưa biết công trình trạm y tế có mức đầu tư hơn 2 tỉ đồng này còn bị bỏ hoang đến bao giờ.

Cách ứng xử của huyện đối với gia đình ông Tuấn là chưa khéo. Xây hàng rào bít hết lối đi thì người ta ra vào bằng đường nào? Hơn nữa, đây lại là gia đình chính sách. Chúng tôi đã nhìn thấy vấn đề và tham mưu lãnh đạo UBND huyện nhưng họ không nghe.

Nhiều cán bộ huyện Hòn Đất

VĨNH SƠN

Tiền của nhân dân, tiêu như... rác!


Hôm qua, lại thêm bốn quan chức cao cấp của Vinashin "rời mạn tàu" trong tình cảnh không còn "phao", giống như "thuyền trưởng" Phạm Thanh Bình trước đó.

Hình như ở cái ngày hăm hở "ra khơi, buông lưới" không người nào nghĩ rằng cái kết cục như thế sẽ đến với họ.

Thậm chí kể cả đến trước khi bị bắt, ông Bình cũng như ê-kíp từng mang cả ngàn tỉ đồng tiền thuế đi mua phà biển cũ, mua nhà máy điện cũ, tàu nát... đều vẫn đinh ninh (hoặc ngụy biện) cho rằng những việc họ làm là hưởng ứng, thực hiện chủ trương lớn của trên. Những kỹ sư tàu biển quen ăn sóng nói gió bỗng chốc phải uốn lưỡi, phải hô khẩu hiệu. Nào là đầu tư tàu Hoa Sen (thực chất là phà cũ) là "thực hiện chủ trương lớn đầu tư đội tàu cao tốc Bắc-Nam". Nào cùng với đường sắt cao tốc, đường bộ Bắc-Nam, đội tàu này sẽ "đảm bảo an toàn khi bão lũ, giảm tai nạn giao thông... và là đáp số đúng kể cả về vấn đề an ninh quốc phòng".

Điều đáng quan tâm là hiện còn không ít người ngộ nhận rằng những sứ mệnh cao cả về chính sách xã hội hay an ninh quốc phòng như vậy do các tập đoàn kinh tế nhà nước đảm nhận là điều hiển nhiên. Thậm chí như phân tích của TS Lê Đăng Doanh, họ còn được trao cả nhiệm vụ điều tiết kinh tế vĩ mô mà theo ông "cho đến nay, cả về khoa học kinh tế lẫn thực tế đều chưa chứng minh điều này".

Tiếc rằng quá trình thực hiện chủ trương lớn ấy, mục tiêu và biện pháp lại không tương thích với nhau. Nhóm "hoa tiêu - thuyền trưởng - lái tàu" nói trên đã cầm cả chục ngàn tỉ đồng mồ hôi của nhân dân đưa cho nước ngoài đơn giản mua như mớ rau ngoài chợ, bỏ qua các quy trình mà pháp luật quy định. Kết cục là lỗ, là rước "rác" về nhà, là nợ nần chồng chất... Đau hơn nữa là quá trình ấy kéo dài, công khai mà hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như hàng chục đoàn thanh tra, kiểm tra... tê liệt!

TS Lê Đăng Doanh chỉ nói một câu: "Hãy để doanh nghiệp là doanh nghiệp", đủ thấy sự lẫn lộn chức năng giữa quản lý và kinh doanh gây hậu quả tai hại thế nào. Thực ra doanh nghiệp chỉ có một nhiệm vụ là chấp hành luật lệ để làm sinh sôi vốn cho chủ sở hữu, còn nhiệm vụ của quản lý là tạo ra một sân chơi có luật chơi công bằng, có trọng tài công minh mà không có cầu thủ nào được đóng vai trò chủ đạo.

VẠN BẢO

Vì sao 4 quan chức cấp cao của Vinashin bị bắt?

>>> Bắt, khám xét nhà 4 quan chức của Vinashin

SGTT.VN - 15 giờ chiều ngày 3.9.2010, tổng cục An ninh II, bộ Công an đã tổ chức họp thông báo một số thông tin về việc bắt giữ và sai phạm của một số cá nhân tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin).

Trung tướng Hoàng Kông Tư Ảnh: Q. Dũng

Trung tướng Hoàng Kông Tư, thủ trưởng cơ quan điều tra thuộc tổng cục An ninh II cho biết sáng nay, cơ quan an ninh điều tra (ANĐT) đã áp dụng một số biện pháp tố tụng hình sự với một số cá nhân vi phạm pháp luật ở Vinashin.

Cụ thể, tiếp theo việc viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn lệnh bắt giam ông Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch HĐQT Vinashin, cơ quan ANĐTđã bắt ông Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch HĐQT vì cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.

Từ lời khai nhận của phạm Thanh Bình, cơ quan ANĐT đã có căn cứ xác định hành vi cố ý không thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, quy định của nhà nước, gây hậu quản ghiêm trọng trong việc mua tàu Hoa sen, việc đầu tư nhà máy Nhiệt điện Sông Hồng-Nam Định, việc bán tài sản thế chấp tại tổng công ty Công nghiệp Tàu Thủy Nam Triệu (NASICO), tại Hải Phòng.

Căn cứ vào lời khai, các bằng chứng, căn cứ luật pháp, cơ quan điều tra có cơ sở xác định: ông Trần Quang Vũ, ông Trần Văn Liêm, ông Nguyễn Văn Tuyên và ông Nguyễn Tuấn Dương đã có hành vi cố ý làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng.

Cụ thể, theo trung tướng Hoàng Kông Tư: ông Trần Quang Vũ, nguyên ủy viên HĐQT, nguyên tổng giám đốc điều hành Vinashin, trong thời gian làm tổng giám đốc NASSICO mặc dù biết Chính phủ không cho mua tàu cũ nhưng đã cùng với ông Phạm Thanh Bình lập dự án hoán cải tàu Bạch Đằng Giang- là loại tàu do tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam mua với mục đích phá dỡ, bán sắt vụn- do Ba Lan sản xuất 1973. Ông Vũ đã dùng tàu này thế chấp công ty Tài chính công nghiệp Tàu thủy thuộc Vinashin để vay 106 tỷ đồng từ vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ và khi tàu này không sử dụng được, ông Vũ đã cho phá dỡ bán sắt vụn.

Ông Nguyễn Tuấn Dương, Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Thép Cửu Long. Ảnh: Quốc Dũng

Việc làm này chưa được sự đồng ý của lãnh đạo tập đoàn Vinashin và không thông báo cho công ty Tài chính Vinashin nhận thế chấp. Số tiền bán sắt vụn cũng không hoàn trả cho công ty Tài chính Vinashin. Hậu quả, tài sản thế chấp bị mất. Hành vi này vi phạm quyết định 36/2006/QĐ-BTC của bộ Tài chính gây hậu quả kinh tế đặc biệt nghiêm trọng.

Ông Trần Văn Liêm đã bị bắt giữ trưa 3.9. Ông Liêm nguyên là ủy viên HĐQT, trưởng ban kiểm soát Vinashin. Trong thời gian làm tổng giám đốc công ty TNHH Vận tải viễn dương Vinashin, ông Liêm được ông Phạm Thanh Bình giao cho làm chủ dự án mua tàu cao tốc Hoa Sen. Việc này là trái ý kiến chỉ đao của Thủ tướng chính phủ tại công văn 1959/VPCP ngày 12.4.2007 và công văn số 3688/VPCP ngày 3.7.2007 của Văn phòng Chính phủ. Mặc khác, trong quá trình mua tàu, ông Liêm không tổ chức chào hàng cạnh tranh, ký hợp đồng mua tàu trước khi lập dự án, không khảo sát kỹ thuật trước khi nhận tàu, trái nghị định 49/2006/NĐ-Cp ngày 18.5.2006 của Chính phủ về quy trình mua bán tàu biển. Hậu quả khi tàu nhập về Việt Nam bị nứt đáy, phải sửa chữa, hoạt động kinh doanh không hiệu quả, gây thiệt hại kinh tế đặc biệt nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Văn Tuyên cũng bị bắt sáng ngày 3.9. Ông Tuyên nguyên là tổng giám đốc công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh và ông Nguyễn Tuấn Dương, nguyên chủ tịch HĐQT công ty cổ phần đầu tư Cửu Long, nguyên tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên Thép Cái Lân Vinashin. Mặc dù biết Chính phủ không cho phép thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện sông Hồng Nam Định nhưng ông Bình, ông Tuyên và ông Dương vẫn quyết định xây dựng nhà máy nói trên và giao cho ông Tuyên lúc đó là tổng giám đốc công ty Hoàng Anh làm chủ đầu tư, ông Dương là tổng thầu. 2 ông này đã quyết định mua 2 nhà máy nhiệt điện cũ từ những năm 1960 của Hàn Quốc đã ngừng hoạt động năm 2004 trong đó có các biến thế có chứa chất độc hại mà Chính phủ Hàn Quốc cấm xuất, Chính phủ Việt Nam cấm nhập. Ông Tuyên và ông Dương đã dùng giấy tờ giả mang danh bộ Tài nguyên và môi trường, bộ Công thương để nhập số thiết bị trên về VN gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Những hành vi sai phạm trên đây của 4 cá nhân đó có dấu hiệu phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng theo điều 165 của bộ luật Hình sự", đồng phạm với bị can Phạm Thanh Bình.

Do đó, được phê chuẩn viện KSND tối cao ngày 3.9.2010, cơ quan an ninh điều tra, bộ Công an đã tiến hành bắt, khám xét, tạm giam với 4 cá nhân trên.

Theo trung tướng Hoàng Kông Tư, vào thời điểm bị bắt giữ và khám xét tại nhà riêng và phòng làm việc, các cá nhân và gia đình, cơ quan của họ trên đều có sự hợp tác tốt với cơ quan công an.

Đây là toàn văn thông báo của Cơ quan An ninh điều tra, mời bạn đọc xem thêm.

Và đây là những bức ảnh chụp máy biến thế và các máy móc, thiết bị nhập về từ Hàn Quốc: số thiết bị này của một nhà máy nhiệt điện bên Hàn Quốc sản xuất năm 1964 và dừng hoạt động năm 2004, nhập về Việt Nam để sử dụng cho nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (Nam Định). Công ty nhập là công ty cổ phần Đầu tư Cửu Long Vinashin do ông Nguyễn Tuấn Dương (người bị bắt hôm nay) làm chủ tịch hội đồng quản trị. Trong số thiết bị này có 2 máy biến áp Việt Nam cấm nhập và Hàn Quốc cấm xuất do gây ô nhiễm môi trường. Hồ sơ nhập khẩu có một số giấy tờ giả mạo văn bản của bộ Thương mại (cũ) và bộ Tài nguyên và môi trường:

Còn đây là bơm tăng áp được nhập về, nhìn giống đống sắt hơn. Ảnh: Quốc Dũng

Đây là máy biến thế nhập từ Hàn Quốc. Ảnh: Quốc Dũng

Thiết bị như thế này được nhập qua cảng Cái Lân Ảnh: Quốc Dũng

Thiết bị hay phế liệu? Ảnh: Quốc Dũng

Máy biến thế Ảnh: Quốc Dũng

Ông Trần Quang Vũ đăng ký hộ khẩu tại Hải Phòng. Ông Trần Văn Liêm, đăng ký hộ khẩu thường trú tại nhà 17 T6 khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông Nguyễn Văn Tuyên, thường trú tại khu đô thị Mễ Trì Hạ, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Mạnh Quân

Friday, September 3, 2010

Còn biết bao người tù chính trị bất khuất đang trong cảnh đọa đày

2010-07-25

Trong mấy ngày qua, công luận trong và ngoài nước xôn xao và xúc động trước cảnh lao lý từ hơn 30 năm và trên 20 năm của 2 tù nhân chính trị bất khuất Trương Văn Sương và Nguyễn Anh Hảo vừa được rời khỏi cảnh đọa đày.

Hình do RFA thính giả gởi

Từ trái qua: ông Trần Văn Huy, ông Nguyễn Ngọc Quang, ông Nguyễn Anh Hảo, Cô Nguyễn Thu Trâm và ông Nguyễn Bắc Truyển hôm 18/07/2010.

Nhưng câu hỏi được nêu lên là còn nhiều tù chính trị bị giam hãm lâu năm khác trong lao tù cộng sản thì sao?

Qua bài tựa đề "Người tù lâu nhất trong địa ngục trần gian của CSVN", tác giả Lê Minh ở Sydney viết rằng "sự bưng bít thông tin của chế độ đối với toàn cảnh xã hội đã là ghê gớm, nhưng việc ém nhẹm về tù nhân chính trị và các điều kiện sống trong tù còn ghê gớm gấp ngàn lần. Do đó xã hội và thế giới bên ngoài hoàn toàn không hay biết những gì xảy ra bên trong các trại tù kia".

"Những gì xảy ra bên trong những trại tù kia" đó đã được 2 tù nhân chính trị bất khuất là ông Trương Văn Sương sau 33 năm 4 tháng bị giam cầm và ông Nguyễn Anh Hảo sau gần 23 năm đã kể lại tổng quát khi hai ông rời khỏi cảnh lao tù khắc nghiệt mới đây.

Vì tự do dân chủ

Hôm nay, cựu tù chính trị bất khuất Nguyễn Anh Hảo chỉ tâm sự vắn tắt như sau:

"Những năm tù của tôi không phải là vô nghĩa. Điều tôi muốn nói ở đây là tất cả anh em chúng ta phải có tâm huyết đấu tranh, và khi đấu tranh thì phải chấp nhận hy sinh gian khổ, kể cả sự chết chóc nữa. Còn thời gian ở trong tù, đời sống trong tù thì rất phức tạp, mà ở đây nếu mình nói thì nó dài dòng lắm. Nếu cần thì tôi sẽ có trên giấy tờ đàng hoàng. Tôi xin khẳng định rằng tôi nói rất trung thực, và không nói xấu cho người ta."

Người tù bất khuất Trương Văn Sương, sau khi được Hà Nội cho tạm hoãn thi hành án trong 12 tháng, luôn nghĩ tới những người tù chính trị còn trong cảnh đọa đày. Ông mong mỏi:

Đó là những người ấp ủ trong lòng một tình yêu quê hương cao đẹp. Họ sẵn sàng hy sinh cho tình yêu cao quý ấy.

Nguyễn Ngọc Quang

"Trong những ngày bị lao tù, tôi cũng mong một ngày nào đó có được một giải pháp chính trị để họ thả tôi ra. Thật ra, tôi không nghĩ rằng họ có nhân đạo thả tôi, hoặc tôi cũng không nghĩ rằng tôi là người cải tạo tiên tiến để được đặc xá hay giảm án, tha án gì. Tôi mong rằng có một giải pháp chính trị nào đó để giúp giải quyết cho những người tù chính trị."

Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Ngọc Quang, cũng là thành viên Khối 8406, bày tỏ sự cảm kích và ngưỡng mộ đối với hai tù nhân bất khuất vừa rời khỏi cảnh lao lý này:

"Khi gặp gỡ lại anh Trương Văn Sương cũng như anh Nguyễn Anh Hảo sau những năm tháng dài 2 anh ấy bị tù đày – anh Trương Văn Sương thì 33 năm 4 tháng, còn anh Nguyễn Anh Hảo thì tổng cộng cũng gần 23 năm, nhưng chế độ nhà tù với chính sách của CS dùng cực hình để trấn áp chí khí thì hoàn toàn bị phá sản, tại vì điều đó càng làm tăng thêm lòng cương quyết của họ với chính nghĩa để đòi lại tự do, dân chủ cho VN này."

truong-van-suong-200.jpg
Hình ảnh người Tù Trương Văn Sương đang trả lời phỏng vấn của BTV Thanh Quang. Hình do gia đình cung cấp.
Một cựu tù nhân chính trị khác, ông Nguyễn Bắc Truyển, có nhận xét như sau:

"Qua trường hợp anh Trương Văn Sương là tạm hoãn thi hành án 1 năm để anh trở về nhà chữa trị bệnh suy tim cấp 4, trường hợp của anh Nguyễn Anh Hảo thì đã hết hạn tù 13 năm, thì việc nhà cầm quyền VN giam giữ những người tù như vậy thật sự hết sức dã man và tàn bạo. Bởi vì tất cả những người đó cũng là người VN thôi. Bây giờ đã trải qua bao nhiêu năm rồi. Đúng lý ra nhà nước VN cần phải phóng thích những tù nhân chính trị để thể hiện thiện chí hòa giải hòa hợp dân tộc, chứ không nên tiếp tục giam giữ họ như vậy nữa."

Theo cựu tù chính trị Nguyễn Ngọc Quang, thì đức tín kiên cường và nhất là tình yêu quê hương cao cả là một loại võ khí hiệu quả giúp tù nhân chính trị vượt qua mọi cực hình mà họ gặp phải trong nhà tù nhỏ trong nước:

"Tôi rất may mắn là được ở tù chung với anh em tù nhân chính trị. Qua 3 năm được sống với họ thì tôi nhận thấy ở họ đã toát lên đức tính kiên cường. Đó là những người ấp ủ trong lòng một tình yêu quê hương cao đẹp. Họ sẵn sàng hy sinh cho tình yêu cao quý ấy. Vì vậy họ không còn sợ cảnh tù đày mà chế độ CS Hà Nội áp đặt mọi cực hình lên họ."

Người tù bất khuất Nguyễn Hữu Cầu

Nhắc đến những tù nhân chính trị bất khuất bị án tù dài hạn và gần như bị thế giới lãng quên, có lẽ một trong số này là ông Nguyễn Hữu Cầu, cựu đại úy quân lực VNCH hiện tiếp tục bị giam giữ trong hơn 3 thập niên nay. Ông Nguyễn Anh Hảo nhớ lại người tù bất khuất này như sau:

Nhà tù đã dùng biết bao cực hình để khuất phục ý chí của anh. Nhưng chưa một lần nào viết bản kiểm điểm mà anh ghi vào đó rằng "tôi nhận tội" cả.

Nguyễn Anh Hảo

"Anh Nguyễn Hữu Cầu còn đang ở tù. Khi tôi bắt đầu vô trại tù, thì anh ấy đã có mặt ở đó rồi. Tôi hỏi anh có mặt ở đây bao lâu rồi, anh Cầu đáp rằng anh đã có mặt tại đây chừng cả chục năm rồi. Anh bị chung thân rồi nằm ở đó luôn. Anh Nguyễn Hữu Cầu ở tù chung với tôi, nhưng trường hợp của anh quá đặc biệt. Do đó phải bằng mọi cách giúp cứu vãn để anh ấy được trở về. Nếu không có chuyện bên ngoài can thiệp giúp đỡ, thì chắc có lẽ anh Cầu sẽ ở tù "mút chỉ"."

Cựu tù chính trị Nguyễn Ngọc Quang cũng có nhiều kỷ niệm với ông Nguyễn Hữu Cầu:

"Đại úy Nguyễn Hữu Cầu có sự liên hệ chặt chẽ với tôi là vì ngày tôi ra tù thì được anh Nguyễn Hữu Cầu nhờ đưa một số tờ giấy của anh về gia đình và một số đơn của anh Cầu ra ngoài. Dù bị tra xét rất kỹ nhưng tôi đưa ra được.

nguyen-anh-hao-250.jpg
Từ phải qua: ông Nguyễn Anh Hảo, cô Nguyễn Thu Trâm, ông Nguyễn Bắc Truyển và ông Nguyễn Ngọc Quang. Hình do RFA thính giả gởi.
Sống trong tù với anh Nguyễn Hữu Cầu một thời gian không dài lắm, tôi cảm phục chí khí bất khuất kiên cường của anh Nguyễn Hữu Cầu. Anh đã gần 500 lần viết những lá đơn để kháng cáo tội bị gán cho mình. Nhà tù đã dùng biết bao cực hình để khuất phục ý chí của anh. Nhưng chưa một lần nào viết bản kiểm điểm mà anh ghi vào đó rằng "tôi nhận tội" cả. Mà anh ghi như thế này, "Tôi luôn luôn giữ quan điểm của mình là tôi vô tội. Người có tội chính là đảng CSVN". Vì vậy anh luôn luôn bị biệt giam, bị cùm.

Anh Cầu bị biệt giam không như những người khác. Người ta bị cùm 14 ngày và bị biệt giam 3 tháng là xong. Anh Cầu bị biệt giam 3 năm liền. Họ biệt giam như vậy nhằm sử dụng bệnh tật để giết chết người tù già tuổi. Nhưng may mắn số trời để cho anh sống. Thực sự đó là cách hành xử hết sức dã man. Ngoài ra họ dẫn anh tới giam tại một phòng giam gần máy sấy điều, cho nên khói điều làm mù mắt anh. Nhưng những hành động đó vẫn không khuất phục được ý chí của anh."

Và cả trăm tù chính trị đang bị giam đâu đó

Nhà dân chủ Nguyễn Khắc Toàn, sau khi thọ án tù dài hạn, đã lưu ý một vài trường hợp tiêu biểu trong số khá nhiều tù nhân chính trị bị giam giữ lâu năm tại VN hiện giờ:

"Hiện nay nhà nước VN vẫn còn giam giữ rất nhiều tù nhân chính trị trong cả nước, đặc biệt là những người hoạt động chính trị có dính líu đến VNCH, một thể chế cũ dân chủ ở Miền Nam VN.

Họ giam giữ rất lâu năm, án rất nặng nề. Ví dụ như ông Trần Tư hiện đang thụ án chung thân. Ông này cùng với ông Đỗ Hường về để hô hào vận động nhân dân xuống đường đòi thay đổi chế độ chính trị và bị bắt giam. Cho đến nay, ông Trần Tư vẫn bị biệt giam ở phân trại B, trại Nam Hà. Còn nhiều tù nhân chính trị bị giam giữ ở buồng số 6, khu 17 biệt giam ở trại Ba Sao Nam Hà.

Trong tay tôi hiện tại có danh sách đầy đủ 42 tù nhân ở tại khu K2, trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai. Nhưng trong 42 người đó, có trên 20 người bị án trên 15 năm, thậm chí trên 20 năm và chung thân.

Nguyễn Ngọc Quang

Ngoài ra, còn có nhiều người tù chính trị bị giam giữ mà thế giới không hề biết, thí dụ như ông Huy đã già yếu, tôi quên họ là gì, hiện đang bị giam giữ ở buồng số 6 chung với LS Nguyễn Văn Đài. Ông bị án khoảng 20 năm. Ông này thành lập đảng Tân Dân Chủ.

Một trường hợp nữa là một cựu cảnh sát của lượng lượng an ninh quốc gia VNCH, đó là anh Trần Văn Thiêng, hiện bị bệnh thận rất nặng, phù khắp cả người. Ngoài ra, trong khu vực Miền Nam còn rất nhiều người tù chính trị mà cựu tù Nguyễn Bắc Truyễn từng sống và biết rõ những người tù này.

Ý kiến của tôi là nhà nước nên xem xét để thả họ trong thời gian sớm nhất. Tôi cho rằng việc giam giữ ông Trương Văn Sương trong tổng cộng 33 năm 4 tháng là một kỷ lục không lấy gì làm hay ho cho chế độ CS ở VN đâu."

Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển đề cập tới những tù nhân chính trị và cả tôn giáo ở Miền Nam như sau:

"Nói chung tù chính trị và tù tôn giáo mình có thể ghép lại làm một được. Thì ở tại K1, khi thời gian tôi còn ở tù tại đó khoảng thời gian từ 14 tháng 8 năm 2007 cho đến 18 tháng Tư năm 2008, thì ở đó tù chính trị và tù tôn giáo còn khoảng 10 người.

Khi tôi bị chuyển vào K2 rồi nhập chung với anh em K3 nữa, và trước khi tôi về thì còn khoảng 40 người. Riêng tại K4 và K5, tôi được biết còn mấy chị phụ nữ ở đó. Và tôi cũng biết rằng ở trại Hàm Tân cũng có những người tù chính trị và tôn giáo. Riêng tôi nghe thông tin ở trại Xuyên Mộc còn khoảng vài chục người tù chính trị và tôn giáo đang bị giam giữ."

traigiamXL-vietnamnet-250
Phạm nhân trại giam Xuân Lộc đang lao động ngoài trại. Photo courtesy of VietnamNet
Theo cựu tù chính trị Nguyễn Ngọc Quang, thì số tù nhân chính trị dài hạn trong nước hiện có thể cả trăm người"

"Tôi chỉ biết được ở khu K2, Z30A của trại Xuân Lộc, Đồng Nai thôi. Khu này còn khoảng 40 tù chính trị trong đó, trong đó tù nhân dài án – trên 15 năm – còn khoảng 20 người.

Không riêng gì khu K2, Z30A của trại Xuân Lộc, Đồng Nai, mà tù nhân chính trị bị cho ở rải rác khắp nơi trên đất nước VN, từ Kiên Giang cho tới Móng Cái. Cho nên số tù nhân dài hạn còn lại trên đất nước VN thì chắc chắn hơn con số 100. Tại vì chỉ một khu nhỏ ở trại tù Xuân Lộc mà đã có trên 20 người rồi. Trong tay tôi hiện tại có danh sách đầy đủ 42 tù nhân ở tại khu K2, trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai. Nhưng trong 42 người đó, có trên 20 người bị án trên 15 năm, thậm chí trên 20 năm và chung thân."

Theo tác giả Lê Minh qua bài tựa đề "Trương Văn Sương: Người tù bất khuất", thì "hiện nay vẫn còn tồn tại những tù nhân chính trị bị giam hãm lâu năm như ông Trương Văn Sương và các bạn đồng tù tại trại Nam Hà, và đương nhiên còn có biết bao người tù chính trị 'vô danh' khác hiện đang bị giam đâu đó trong hơn 80 trại tù lớn nhỏ rải rác trên khắp đất nước VN".

Bao' Nguoi-Viet: Hành trình từ vùng quê Bạc Liêu đến NASA: Câu chuyện của Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước


Thursday, September 02, 2010 Bookmark  and Share



Ngọc Lan/Người Việt

WESTMINSTER - Xuất thân từ một vùng thôn quê, cách thị xã Bạc Liêu 16 cây số, cậu học sinh lớp 11 năm nào, người từng định nhảy xuống biển bơi ngược về nhà trên chuyến tàu vượt biên, giờ đây, đã có thể hãnh diện tự tin ngồi đối thoại, thuyết trình cùng những nhà khoa học Mỹ về các đề án cải tiến kỹ thuật cho việc thám hiểm mặt trăng của cơ quan nghiên cứu không gian NASA.

Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước (giữa) cùng vợ, Tiến Sĩ Diệp Trịnh, và con gái út trong ngày nhận huy chương cho những đóng góp xuất sắc, lâu dài của ông cho kỹ thuật hỏa tiễn và những ứng dụng kỹ thuật mới cho phi thuyền Mặt Trăng và Hỏa Tinh, tháng 5 năm 2010. (Hình: Gia đình cung cấp)

Cậu học sinh năm nào đó chính là Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước ngày nay.

Giản dị, chân chất, cởi mở là điều dễ nhận thấy ngay trong lần đầu tiếp xúc với tiến sĩ Trịnh Hữu Phước, người đang giữ nhiệm vụ trưởng nhóm chuyên viên kỹ thuật nghiên cứu và chế tạo động cơ hỏa tiễn hạng nặng cho NASA.

***

"Tôi rời khỏi Việt Nam vào tháng 5, năm 1979, sau khi học hết lớp 11, tại Cà Mau. Ðáng lý ra phải đi chung với một số người trong gia đình, nhưng do trục trặc, cuối cùng chỉ có một mình tôi lên tàu. Trong lúc sợ quá vì không hề chuẩn bị tư tưởng cho việc ra đi một mình, trong người không có đồ đạc, tiền bạc gì hết, tôi đã định nhảy xuống bơi vào bờ." Tiến Sĩ Phước bắt đầu câu chuyện với phóng viên Người Việt bằng cách kể lại chuyến vượt biên của mình cách đây hơn 31 năm.

Ra đi từ vùng thôn quê Bạc Liêu từ năm 16 tuổi, vượt qua nhiều gian nan để sinh tồn và học tập, hôm nay Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước đã là trưởng nhóm chuyên viên kỹ thuật nghiên cứu và chế tạo động cơ hỏa tiễn hạng nặng cho NASA. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Chủ tàu sợ lộ nên hứa với cậu bé Phước hãy cứ yên tâm đi, sang đến đảo ông sẽ giúp đỡ.

Tuy nhiên, như phần đông những thuyền nhân khác, chuyến hải hành tìm tự do của Phước cũng bị cướp. Vì thế, khi đến trại, chủ tàu đã không làm như lời hứa.

16 tuổi, một thân một mình, không có bất cứ hành trang tài sản gì trong người, Phước bắt đầu làm đủ mọi việc để có thể kiếm ăn cho chính mình, từ bán bánh mì đến lên rừng chặt cây làm giường cho người ta trên đảo Kuku, sau đó là Galang.

Thời gian này, Phước tình cờ gặp lại một người bạn học cùng lớp ở Bạc Liêu, qua đảo trước đó 2 tháng. "Trước khi rời đảo Galang sang Mỹ định cư, người bạn đó hứa sẽ tìm người bảo trợ cho tôi, bởi lúc đó tôi còn ở tuổi vị thành niên," anh Phước kể tiếp.

Với sự giúp đỡ của người bạn này, một cặp vợ chồng thầy giáo người Mỹ, không có con ruột, chỉ có hai con nuôi người Korean, nhận bảo trợ cho Phước từ trại tị nạn Galang đến tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ.

Sau 6 tháng sống trong sự bảo bọc của hai vợ chồng Mỹ tốt bụng, khi tròn 18 tuổi, Phước dọn ra ở riêng cùng một anh bạn quen lúc ở đảo.

Thời gian tiếp theo, Phước vừa đi học vừa đi làm. Sau 4 năm rưỡi đến Mỹ, anh lấy được bằng đại học về kỹ sư phi hành không gian (Aerospace Engineer). Ðó cũng là lúc anh nộp đơn xin vào làm cho NASA theo một thông báo tuyển người mà anh trông thấy được ở trường đại học của mình.

Tuy nhiên, sau khi phỏng vấn, anh Phước không được chấp thuận bởi lý do "anh chưa phải là công dân Hoa Kỳ."

Dẫu vậy, người phỏng vấn đã cho anh một lời hứa: giữ vị trí đó cho đến khi anh trở thành công dân Hoa Kỳ. Ðồng thời người này cũng khuyên anh trong thời gian chờ thi quốc tịch, hãy học tiếp bằng "master."

Trịnh Hữu Phước chính thức về làm cho NASA sau khi tốt nghiệp cao học năm 1987, chuyên về phát triển động cơ hỏa tiễn "LOX-methan" - sử dụng nhiên liệu oxygen và methan lỏng - cho phi thuyền bay vào mặt trăng.

Như một sự sắp đặt của số phận, người bạn học ngày nào giúp anh đến Mỹ đã trở thành người bạn đời sau đó của Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước. Ðiều đặc biệt, cả 2 người, anh Phước và chị Diệp, tên vợ anh, đều ở trong nhóm kỹ sư của trung tâm phi hành không gian Marshall thuộc NASA ở Huntsville, Alabama.

Trong thời gian làm việc tại đây, hai vợ chồng anh đã tiếp tục học để lấy bằng tiến sĩ.

***

"Với người Việt Nam xưa nay, NASA vẫn là một điều gì đó khiến người ta ngưỡng mộ. Vậy bản thân anh cảm thấy như thế nào khi là một thành viên của NASA?" Tôi hỏi Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước khi anh đang say sưa nói về công việc của mình.

Anh cười thoải mái: "Tôi nghĩ bất kỳ ai cũng ít nhiều cảm thấy tự hào và hãnh diện về nơi làm việc của mình. Tôi cũng vậy thôi. Mà không chỉ người Việt Nam đâu, cả người Mỹ cũng cảm thấy tự hào khi làm việc cho NASA. Các con tôi cũng cảm thấy hãnh diện khi nhìn thấy sự xuýt xoa của bạn học khi chúng khoe cả ba mẹ đều làm cho NASA."

Chưa có con số thống kê chính xác xem có bao nhiêu người Việt Nam đang làm việc cho 8 trung tâm NASA trên toàn nước Mỹ. "Riêng tại Trung Tâm Alabama, nơi chịu trách nhiệm về chế hỏa tiễn hạng nặng thì có chừng 6, 7 người Việt, tính luôn cả 2 vợ chồng tôi, trong tổng số 7,500 người làm việc tại đó." Anh Phước cho hay.

Từ lần thám hiểm mặt trăng lần cuối của Hoa Kỳ vào năm 1972, cho đến nay, cơ quan không gian Hoa Kỳ NASA mới lại bắt đầu nghiên cứu những cải tiến kỹ thuật về dụng cụ khoa học cho cuộc thám hiểm cũng như chế tạo phi thuyền một cách hoàn hảo thêm. Nhằm mục đích đến mặt trăng trong thời gian tới để khảo sát địa chất và những dữ kiện thiên nhiên như đo nhiệt độ lòng đất, độ động đất, độ từ trường... NASA chọn đề án chế tạo phi thuyền người máy Robotic Lunar Lander (RLL) để dùng cho cuộc thám hiểm này.

Trong đề án này, Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước, trưởng nhóm chuyên viên kỹ thuật nghiên cứu và chế tạo động cơ hỏa tiễn, chịu trách nhiệm đề án hai loại hỏa tiễn cho phi thuyền RLL. Trong đó, một loại dùng nhiên liệu lỏng điều khiển phi thuyền trong lúc bay và đáp xuống mặt trăng, một loại dùng nhiên liệu đặc để tạo ra phản lực làm giảm tốc độ của phi thuyền trước khi đáp.

***

Ðể có thể đảm đương nhiệm vụ tại trung tâm phi hành không gian Marshall thuộc NASA ở Huntsville, Alabama, không thể không nhắc tới quá trình học hành gian nan của Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước, đặc biệt là những ngày tháng vất vả để học tiếng Anh.

Anh Phước nhớ lại: "Tôi vào một lớp học ESL, học vài tuần cảm thấy không học nổi, vừa xin thầy giáo cho 'drop' lớp nhưng đồng thời tôi cũng xin thầy cho tôi được học dự thính để ngồi nghe xem thầy nói gì."

Thấy người học trò chịu khó quá, thầy giáo dạy tiếng Anh đã cho anh một "đặc ân:" mỗi khi chuẩn bị kiểm tra viết bài luận, thầy cho anh biết đề trước một ngày để anh về "ì ạch viết. Sau đó học thuộc lòng và hôm sau vô chép lại theo trí nhớ!"

Với môn khoa học chính trị, "lúc đó mình mù mịt chẳng biết gì, thầy động viên nếu cố gắng làm bài đạt điểm B, thầy sẽ nâng lên thành A. Và thế là tui ráng được B." Anh cười hồn nhiên kể lại việc học không dễ dàng của mình ở những năm đầu đến Mỹ.

"Người ta học 1, học 2, mình phải học gấp 10 lần, bởi ngôn ngữ này xa lạ với mình quá mà." Anh thú nhận.

Trải qua những ngày tháng học hành khó nhọc như vậy, nên ngày nay, khi có thể tự tin cùng ngồi lên đề án, phác thảo mô hình thiết kế hỏa tiễn cho việc nghiên cứu thám hiểm không gian cùng những nhà khoa học tên tuổi của Mỹ, Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước cũng "cảm thấy có phần hãnh diện."

***

Câu chuyện vượt biên, vượt khó, từ một vùng nông thôn Bạc Liêu tiến đến NASA, được vợ anh Phước kể cho 3 cô con gái họ nghe mỗi ngày.

Tiến Sĩ Phước nói một cách thú vị: "Các con tôi thường nói thời đại ba mẹ khác thời đại chúng con, hay chúng con đã nghe câu chuyện này cả ngàn, lần cả triệu lần rồi. Thế nhưng mỗi lúc cần viết một bài luận về câu chuyện thích nhất, bao giờ chúng cũng viết về câu chuyện của bố mẹ mình."

Nhìn lại chặng đường đã qua, Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước cảm nhận: "Mỹ là vùng đất cơ hội. Nhiều người Việt mình đã thành công trong nhiều lãnh vực trên đất nước này. Nhìn lại những gì đã qua, tôi chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm với những người trẻ là hãy cố gắng học khi có điều kiện, bởi học vấn luôn là nền tảng để mình có thể tham gia vào nhiều lãnh vực."



Bắt tạm gian 4 con khi? cấp cao của Vinashin

(VNR500) - Phá tàu đang thế chấp bán sắt vụn; ký hợp đồng mua tàu Hoa Sen trước khi lập dự án; sử dụng giấy tờ giả danh Bộ TN-MT và Bộ Công Thương... là những hành vi sai phạm nghiêm trọng của 4 cán bộ cấp cao Vinashin vừa bị bắt.

TIN LIÊN QUAN

Họp báo chiều 3/9, Trung tướng Hoàng Công Tư - Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cho biết, trưa cùng ngày, cơ quan này đã chính thức khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần Quang Vũ - nguyên Ủy viên HĐQT, nguyên TGĐ Vinashin.

Cùng bị bắt và khởi tố với Trần Quang Vũ còn có Trần Văn Liêm - nguyên Trưởng Ban Kiểm soát Vinashin, Nguyễn văn Tuyên - Nguyên TGĐ Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh, Nguyễn Tuần Dương - Nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long, nguyên TGĐ Công ty TNHH một thành viên Thép Cái Lân Vinashin.

Theo Trung tướng Hoàng Công Tư, sau khi khởi tố bị can và bắt giam Phạm Thanh Bình - Nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Vinashin, Bộ Công an đã cùng cơ quan chức năng điều tra và lời khai nhận của bị can có căn cứ xác định hành vi cố ý không thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả đặc biệt ngiêm trọng trong quá trình thực hiện các dự án mua tàu Hoa Sen, đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Sông Hồng và bán tài sản thế chấp tại Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Nam triệu.

Căn cứ tài liệu, chứng cứ điều tra và lời khai nhận của Phạm Thanh Bình, Cơ quan An ninh điều tra đã xác định các ông Trần Quang Vũ, Trần Văn Liêm, Nguyễn Văn Tuyên và Nguyễn Tuấn Dương có hành vi tương tự: có hành vi "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo điều 165 Bộ Luật Hình sự.

Cơ quan điều tra đã bắt 4 cán bộ cấp cao của Vinashin tại họp báo chiều 3/9 (ảnh L.P)

Phá tàu đang thế chấp bán sắt vụn

Cơ quan An ninh điều tra cho hay, ông Trần Quang Vũ - trong thời gian làm TGĐ Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, mặc dù biết Chính phủ không cho phép mua tàu cũ để sử dụng nhưng ông Vũ và ông Phạm Thanh Bình đã lập dự án hoán cải tàu Bạch Đằng Giang.

Đây là loại tàu do Vinashin mua với mục đích về để phá dỡ bán sát vụn. Tàu do Ba Lan sản xuất năm 1973.

Ông Trần Quang Vũ đã dùng con tàu này thế chấp tại Công ty Tài chính Công nghiệp tàu thủy thuộc Vinashin để vay 106 tỷ đồng từ nguồn Trái phiếu quốc tế của Chính phủ.

Khi tàu không sử dụng được, ông Vũ đã cho phá dỡ để bán sắt vụn. Việc làm này của ông Vũ khi chưa được sự đồng ý của lãnh đạo Tập đoàn Vinashin, không thông báo cho Công ty Tài chính Công nghiệp tàu thủy và đơn vị nhận thế chấp.

Số tiền bán sắt vụn từ phá dỡ tàu cũng không được hoàn trả cho Công ty Tài chính Công nghiệp tàu thủy. Hậu quả là tài sản nhà nước thế chấp bị mất.

Hành vi của ông Vũ đã vi phạm Quyết định số 36/2006?QĐ-BTC ngày 7/7/2006 của Bộ Tài chính, gây hậu quả kinh tế đặc biệt nghiêm trọng.

Tàu Hoa Sen: Ký hợp đồng trước khi lập dự án

Đối với ông Trần Văn Liêm, trong thời gian làm TGĐ Công ty TNHH một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin, được ông Phạm Thanh Bình giao là chủ đầu tư Dự án mua tàu cao tốc Hoa Sen.

Chưa lập dự án mua tàu Hoa Sen đã ký kết hợp đồng (ảnh Internet)

Trong quá trình mua, ông Liêm đã không tổ chức chào hàng cạnh tranh, ký hợp đồng mua tàu trước khi lập dự án, không khảo sát kỹ thuật trước khi nhận tàu là trái với Nghị định số 49/2006/NĐ-CP ngày 18/5/2006 của Chính phủ về quy trình mua bán tàu biển.

Việc này đã làm trái với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nêu trong công văn số 1959/VPCP ngày 12/4/2007 và Công văn số 3688/VPCP ngày 2/7/2007 của Văn phòng Chính phủ.

Hậu quả, khi tàu nhập vào Việt Nam đã bị nứt đáy, phải sửa chữa và hoạt động kinh doanh không hiệu quả, gây thiệt hai kinh tế đặc biệt nghiêm trọng.

Sử dụng giấy tờ giả danh Bộ TN-MT và Bộ Công Thương

Đối với ông Nguyễn Văn Tuyên - nguyên TGĐ Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh và ông Nguyễn Tuấn Dương - Nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long, nguyên TGĐ Công ty TNHH một thành viên Thép Cái Lân Vinashin, mặc dù biết Chính phủ không cho phép thực hiện đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hồng, Nam Định nhưng các ông Phạm Thanh Bình, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Tuấn Dương vẫn quyết định xây dựng nhà máy điện này và giao cho ông Nguyễn Văn Tuyên - TGĐ Công ty Hoàng Anh làm chủ đầu tư và Nguyễn Tuấn Dương, Giám đốc Công ty Cứu Long làm tổng thầu.

Hai ông này quyết định mua 2 nhà máy nhiệt điện cũ từ những năm 1960 của Hàn Quốc đã ngừng hoạt động từ năm 2004, trong đó có các biến thế có chứa chất độc hại mà Hàn Quốc cấm xuất và Việt Nam cấm nhập.

Ông Tuyên và ông Dương đã sử dụng giấy tờ giả mang danh Bộ TN-MT, Bộ Công Thương để nhập thiết bị trên về Việt Nam, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Với những hành vi sai phạm này, Trung tướng Hoàng Công Tư cho biết, các ông Trần Quang Vũ, Trần Văn Liêm, Nguyễn Văn Tuyên và Nguyễn Tuấn Dương có dấu hiệu phạm vào tội: "cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả ngiêm trọng" theo điều 165 Bộ Luật Hình sự, đồng phạm với bị can Phạm Thanh Bình.

Ngày 3/9/2010, được sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã bắt, khám xét, tạm giam đối với 4 người này. Cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ sai pham để xử lý. Trong quá trình bắt và khám xét, 4 ông này đều có thái độ hợp tác và chấp hành đối với cơ quan thực thi nhiệm vụ.

Thursday, September 2, 2010

Mập mờ bắt, thả công dân

Cập nhật lúc 08:24 | 03/08/2010 (GMT+7)

Một công dân tố cáo bị công an "triệu tập" bằng cách còng tay và rút súng đe dọa. Một người tự xưng là Điều tra viên của Công an TP.Bắc Giang hứa thả người nếu có 60 triệu đồng.

"Chị đã bị bắt!"

Theo bà Đỗ Thị Liễu (44 tuổi, ở thị trấn Nhã Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang), khoảng 15h30 ngày 4/6/2010, khi bà đang ngồi tại nhà em gái ở xóm Đoàn Kết, xã Nhã Nam, huyện Tân Yên thì thấy một người mặc thường phục và một số người mặc quần áo công an ập vào. Người mặc thường phục quát: "Chị đã bị bắt!".

Bà Liễu khẳng định, những người này không xuất trình thẻ, lệnh bắt hay bất cứ giấy tờ gì nên bà từ chối tuân theo. Lập tức, bà Liễu bị gí súng ngắn vào đầu, bị bẻ quặt tay ra sau lưng, khóa còng số tám và áp tải ra ngoài - nơi có một chiếc ô tô đợi sẵn. Theo bà Liễu, việc bắt giữ, áp giải này không hề có biên bản nhưng có nhiều người chứng kiến. Sau đó bà Liễu bị chở đi lòng vòng các nơi. Ở trên xe, bà nhiều lần bị tát, chửi bới.

v
Ông Vũ Xuân Điệp

Ông Vũ Xuân Điệp (Trưởng thôn Đoàn Kết) cho biết, khi ông đến hiện trường thì thấy rất đông người tụ tập, bà Liễu bị còng tay sau lưng dẫn giải ra xe. Tại đây, ông thấy có ba người cầm vật hình giống khẩu súng, không cho ai đến gần. Bản thân ông Điệp không biết bà Liễu bị bắt vì lý do gì.

Ngày 27/7, trao đổi với PLVN online, ông Nguyễn Hồng Thanh (Trưởng Công an thị trấn Nhã Nam) khẳng định, trước khi xảy ra vụ việc nêu trên, Công an thị trấn không được thông báo trước và không nhận được giấy tờ gì về việc bắt giữ hay triệu tập bà Liễu. Tại nhà bà Liễu có mở cửa hàng internet và cầm đồ (đều có giấy phép, do em gái bà Liễu làm chủ), trong quá trình kinh doanh chưa có hành vi vi phạm pháp luật nào.

Bắt xong rồi thả

Sau khi xảy ra sự việc, người nhà bà Liễu đổ xô đi tìm ở nhiều trụ sở công an, đến 16h ngày 5/6 mới biết bà Liễu đang ở trụ sở Công an TP.Bắc Giang.

v
Bà Liễu với vết thương chưa lành

Ngày 8/6, gia đình bà Liễu nhận được Công văn số 547/VKS-CV của VKSND TP.Bắc Giang về nguyên nhân bà Liễu bị "triệu tập". Theo đó, 15h30 ngày 5/6, VKS nhận được hồ sơ tài liệu của cơ quan CSĐT Công an TP.Bắc Giang, trong đó có Quyết định dẫn giải người làm chứng ban hành ngày 4/6/2010 của Công an TP.Bắc Giang, nội dung là dẫn giải người làm chứng là bà Đỗ Thị Liễu đến Công an TP.Bắc Giang vào hồi 17h ngày 4/6. Công an TP.Bắc Giang đề nghị VKS phê chuẩn Lệnh bắt khẩn cấp số 32 ngày 5/6/2010 đối với Đỗ Thị Liễu về hành vi "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có".

Tuy nhiên, VKS thấy không đủ căn cứ để xác định bà Liễu có hành vi nêu trên nên cùng ngày đã ra quyết định không phê chuẩn Lệnh bắt khẩn cấp số 32, đồng thời yêu cầu cơ quan CSĐT Công an TP.Bắc Giang trả tự do ngay cho bà Đỗ Thị Liễu. Ngày 6/6, cơ quan Công an TP.Bắc Giang đã ra Quyết định trả tự do cho bà Đỗ Thị Liễu.

Điều tra viên toàn quyền bắt, thả?

Người nhà bà Liễu khẳng định, sau khi bà Liễu bị công an đưa đi, đã có một người đàn ông tự xưng là Điều tra viên trao đổi qua điện thoại với em gái bà Liễu.

Trong cuộc hội thoại, "Điều tra viên" này khẳng định đã đưa bà Liễu vào phòng mình và thỏa thuận rằng nếu bà Ngọc đem 60 triệu đồng lên phòng số 7, Đội Hình sự, Công an TP.Bắc Giang, gặp ông ta thì bà Liễu sẽ được thả về.

"Trong vòng một lúc nữa mà chị lên thì tôi sẽ hủy lệnh vì lệnh này tôi chưa vào số và lãnh đạo ủy quyền toàn quyền cho tôi quyết định" - người đàn ông này nói.

Đang xác minh

Trao đổi với PLVN online, ông Nguyễn Văn Chức (Trưởng Công an TP.Bắc Giang) cho biết, sau khi nhận được đơn tố cáo của gia đình bà Đỗ Thị Liễu, Công an TP đã phân công đồng chí Dương Thanh Nghị (Phó Trưởng Công an TP.Bắc Giang) trực tiếp phụ trách công tác điều tra, xác minh về những nội dung tố cáo về việc cán bộ công an còng tay, dùng súng uy hiếp, tống tiền... mà bà Liễu phản ánh.

Ông Chức khẳng định, Công an TP đang nhanh chóng xác minh và sẽ trả lời gia đình bà Liễu bằng văn bản ngay khi có kết quả.

"Quan điểm của chúng tôi là nếu cán bộ điều tra có những hành vi sai phạm thì sẽ bị nghiêm khắc xử lý, không bao che, dung túng, kể cả xin lỗi dân thì cũng phải làm" - ông Chức thẳng thắn nói.
 
Trần Giang Nam

Cảnh sát cơ động vụt vỡ sọ dân thường?

Cập nhật lúc 14:28 | 30/08/2010 (GMT+7)

Anh Hiếu và bạn đi dạo đêm trên xe máy thì gặp bốn đối tượng mặc quần áo cảnh sát cơ động. Một đối tượng bước ra vụt gậy trúng đầu anh Hiếu khiến anh bị vỡ hộp sọ và đối diện với cái chết.

 

Hiếu
Nạn nhân Phạm Trung Hiếu đang đối diện với cái chết

Theo phản ánh của gia đình anh Phạm Trung Hiếu (22 tuổi, ở 137 Thúy Ái I, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng - Hà Nội), sự việc xảy ra vào khoảng 0h15 ngày 20/8/2010, tại đoạn đường vòng xuyên Cửa Bắc - Yên Phụ. Khi đó, anh Hiếu ngồi sau xe máy do anh Đỗ Hoàng Thái (22 tuổi, ở số 1 Thanh Lương 1, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, bạn của Hiếu) điều khiển.

 

Có phải Cảnh sát cơ động?

 

Anh Thái kể lại: "Đêm hôm đó tôi đang nằm ngủ thì Hiếu gọi điện rủ đi chơi. Một lúc sau, Hiếu đi xe máy qua nhà đón tôi và tôi đã chở Hiếu đi lang thang dạo phố. Khi chúng tôi đi từ Long Biên lên Yên Phụ (đến gần đoạn vòng xuyến Cửa Bắc - Yên Phụ), tôi nhìn thấy có bốn người mặc quần áo cảnh sát cơ động đi ra giữa đường. Lúc đó, tôi đội mũ bảo hiểm, còn anh Hiếu không đội mũ bảo hiểm. Bốn người đó cầm gậy màu đen đi ra giữa đường. Không thấy họ ra tín hiệu cho chúng tôi dừng xe nên tôi vẫn tiếp tục đi ở sát mép đường".

 

Anh Đỗ Hoàng Thái kể lại sự việc
Anh Đỗ Hoàng Thái kể lại sự việc

"Khi tôi điều khiển xe qua nhóm người đó thì một người vung gậy lên vụt. Tôi chỉ kịp nghe thấy một tiếng "bộp" lớn sau lưng. Sau đó, Hiếu kêu lên: "Ôi, mình đau đầu quá". Tôi vội dừng xe máy lại xem có chuyện gì. Sau đó, Hiếu lên cơn co giật.

 

Thấy vậy, tôi vội đưa bạn tôi vào vỉa hè rồi xoa ngực và chân tay cho Hiếu. Được một lúc, Hiếu bất tỉnh và ngã lăn ra đường. Người dân đi đường đã gọi taxi đưa Hiếu tới bệnh viện cấp cứu, còn bốn người mặc trang phục cảnh sát cơ động đã bỏ đi ngay sau khi vung gậy vụt bạn tôi" - anh Thái khẳng định.

 

Chết hoặc sống thực vật

 

Tại Bệnh viện Việt Đức, trao đổi với Pháp luật Việt Nam, dì ruột của nạn nhân Phạm Trung Hiếu là bà Nguyễn Thanh Thủy (42 tuổi, ở 105 ngõ 345 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: "Đêm hôm đó, khi gia đình tôi đến bệnh viện thì các bác sỹ cho biết tình trạng sức khỏe của Hiếu rất xấu. Cháu tôi bị chấn thương sọ não, chảy máu não, vỡ hộp sọ, hầu như không còn khả năng qua khỏi nữa...".

 

Nghẹn ngào trong nước mắt, bà Nguyễn Thị Hòa (45 tuổi, mẹ anh Hiếu) chỉ nói được với phóng viên mấy từ lặp đi lặp lại: "Oan ức quá. Oan ức quá nhà báo ơi".

 

Theo tìm hiểu của phóng viên, anh Hiếu vừa phải trải qua một ca phẫu thuật não và các bác sĩ đã gắp một mảnh xương sọ của anh ra ngoài. Hiện tình trạng sức khỏe của nạn nhân đang rất xấu, nạn nhân vẫn hôn mê bất tỉnh, nhiều khả năng sẽ tử vong hoặc phải sống thực vật.

 

Được biết, anh Hiếu đang hành nghề trang điểm, trang trí đám cưới, đã có gia đình riêng và một đứa con mới 10 tháng tuổi.

 

Sự vụ trên, Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc khi có diễn biến mới./.

 

Nhóm PV

Bang chung' VC khong xai` 6 tam^', cung~ ko phai? 1 mieng' , hay 1 bich.

Quảng Trị:

Tìm thấy nhiều hài cốt liệt sĩ trong một hầm chôn tập thể

Thứ Tư, 1.9.2010 | 10:26 (GMT + 7)

(LĐ) - Ngày 31.8, Ban Chỉ huy quân sự huyện Cam Lộ tiến hành khảo sát, cất bốc hài cốt liệt sĩ tại khu vườn của gia đình ông Trần Vĩnh - ở thôn Tân Phú, xã Cam Thành.

Ông Vĩnh đã phát hiện hầm chôn tập thể các liệt sĩ khi đào đất trồng cây cao su vào chiều ngày 30.8. Lực lượng làm nhiệm vụ cất bốc phát hiện được nhiều hài cốt của các liệt sĩ và một số di vật như đồng hồ, nút áo, võng, dù của bộ đội... được chôn chung trong một hầm sâu hơn 1,5 mét, rộng 1 mét, dài 3 mét. Theo những mảnh xương cơ bản và các di vật đã cất bốc được thì hố chôn tập thể này có khoảng 30 bộ hài cốt liệt sĩ.  

http://www.laodong.com.vn/Tin-Tuc/Tim-thay-nhieu-hai-cot-liet-si-trong-mot-ham-chon-tap-the/11510

 L.CH

Wednesday, September 1, 2010

Con trai công tử Bạc Liêu... chạy xe ôm

Thứ Tư, 1.9.2010 | 08:27 (GMT + 7)

(LĐ) - Gần cuối đời, ông Trần Trinh Đức - con trai của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy - tìm về quê hương sinh sống. Không nghề nghiệp, không đất đai, ông sống tạm trong ngôi nhà do một doanh nghiệp thương tình cho mượn cùng với vợ và người con gái bị tâm thần.

Tài sản có giá trị duy nhất hiện tại của ông là chiếc xe gắn máy để chạy xe ôm kiếm sống trước cửa nhà hàng - khách sạn mang tên "Công Tử Bạc Liêu".

Bị lấy nhà, quay về quê cha

Rất tình cờ tôi gặp con trai công tử Bạc Liêu ngay tại khuôn viên của ngôi nhà "Công Tử Bạc Liêu". Vẫn nét phong độ pha lẫn phong trần trên khuôn mặt của người đàn ông tuổi đã quá 60, bằng giọng trầm buồn ông kể: "Trước đây tôi sống tại căn nhà số 44/5 phường 6, quận Bình Thạnh, TPHCM, do một người tốt bụng cho ở nhờ để hành nghề chạy xe ôm. Sau khi bà ấy mất, con cái bán căn nhà này nên tôi không còn chỗ ở nữa. Đầu tháng 7.2010, tôi về quê cha sống ở căn nhà trên đường Trần Huỳnh, phường 7, thị xã Bạc Liêu do một doanh nghiệp cho mượn".

Thật ra sau khi công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy mất, tài sản để lại không nhiều, nhưng vẫn còn một số căn nhà tại TPHCM. Anh em ông Trần Trinh Đức chia nhau bán để lấy vốn làm ăn. Sau nhiều phen thất bại chốn thương trường, ông lặn lội qua tận Campuchia mua bán đồ cũ, nhưng cũng chẳng khá. Điều bất hạnh hơn, đứa con gái của ông sau một vụ tai nạn đã bị bệnh tâm thần. Ông quay về TPHCM với tài sản có giá trị nhất là chiếc xe gắn máy để hành nghề chạy xe ôm nuôi cả gia đình.

Tháng 7.2009, trong một chuyến về Bạc Liêu giỗ cha, ông nảy sinh ý định xin UBND tỉnh một căn nhà để làm chỗ thờ cha. Do không nằm trong bất cứ diện nào để xét chọn cấp nhà nên Sở Xây dựng và UBND tỉnh Bạc Liêu trả lời, nếu ông có yêu cầu về Bạc Liêu, sẽ xem xét cất nhà tình nghĩa cho ông ở để thờ cha mình. Tuy nhiên, điều thúc đẩy ông Đức về Bạc Liêu không phải là việc UBND tỉnh cấp nhà tình thương mà là việc một doanh nghiệp thương tình đứng ra hứa cấp đất, xây phủ thờ tại vị trí đẹp nhất của dự án.

Sự thật về việc con trai công tử được cấp nhà

DN đó là Cty CP địa ốc Bạc Liêu, còn người đứng ra kêu gọi ông Trần Trinh Đức quay về là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Nguyễn Chí Luận. Ông Luận cho biết: 

Ông Trần Trinh Đức - con trai  công tử Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ
Ông Trần Trinh Đức - con trai công tử Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ

"Tôi muốn ông Đức về đây là bằng tình cảm cá nhân, bằng sự quý mến về phong cách của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy, hoàn toàn không vì mục đích kinh doanh. Tôi dành cho ông Đức một diện tích đất tại khu Hồ Nam của dự án với yêu cầu cất nhà 3 gian theo kiểu xưa để sưu tầm và trưng bày những hiện vật và phủ thờ Công tử Bạc Liêu. Anh Đức ở đây và có quyền mua bán để kiếm sống. Nói thật, nghe con trai Công tử Bạc Liêu chạy xe ôm kiếm sống tại TPHCM, là một doanh nghiệp, tôi cũng thấy xót".

Dù thực tế là vậy, nhưng vào thời điểm bấy giờ có nhiều tờ báo đưa tin con trai Công tử Bạc Liêu được cấp đất tại Cty CP địa ốc. Thậm chí còn nêu sau khi nhà được xây dựng xong, ông Đức được Cty CP địa ốc trả lương 5 triệu đồng/tháng.

Cho đến nay dự án xây dựng phủ thờ Công tử Bạc Liêu tại Cty CP địa ốc Bạc Liêu gặp nhiều khó khăn. Ông Đức không có tài sản gì ngoài chiếc xe gắn máy và danh xưng con trai Công tử Bạc Liêu trong khi việc vận động các mạnh thường quân bỏ tiền ra cất nhà hiện mới dừng lại con số 70 triệu đồng. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Chí Luận cho biết thêm: "Tôi khẳng định là chưa bao giờ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Trần Trinh Đức. Phần đất tôi dự kiến làm phủ thờ Công tử Bạc Liêu là cho ông Đức mượn với thời gian 50 năm".

Như vậy ông Trần Trinh Đức hiện tại vẫn chưa có nhà ở, việc làm. Ông cho biết, sẽ cầm chiếc xe gắn máy tiếp tục chạy xe ôm ngay quê hương mình. Bởi nếu không chạy xe ôm thì lấy gì nuôi vợ cùng đứa con tâm thần để tiếp tục chờ đợi dự án phủ thờ chưa biết chừng nào xây dựng xong.
Hơn 2 tháng về đất Bạc Liêu, ông được giám đốc Nhà hàng - khách sạn Công Tử Bạc Liêu thương tình cho 50 kg gạo. Ông ngậm ngùi: "Tôi rất lấy làm buồn khi người ta nói "đời cha ăn mặn, đời con khát nước". Nhưng tôi nghĩ mình còn có quê hương nên cuối đời về đây sống bằng tình thương của mọi người. Chắc chắn người ta chẳng giúp tiền bạc cho mình mãi được. Phải tự cứu mình bằng nghề cũ thôi".

Công tử Bạc Liêu ngày xưa giàu có, ăn chơi thế nào tôi không được biết, nhưng trước mặt tôi là con trai ông đang không nghề nghiệp, không nhà cửa, phải gánh vác một gia đình với đứa con gái không bình thường. Dự án phủ thờ Công tử Bạc Liêu với bao nhiêu viễn cảnh vẫn còn nguyên đó. Tôi thấy tội cho ông. Càng tội hơn khi có ai đó xúi giục ông làm hồ sơ xin lại căn nhà, bởi ai cũng biết đây là căn nhà của ông hội đồng Trần Trinh Trạch đã được Nhà nước quản lý từ sau năm 1945.

Nhật Hồ

Đuôi voi vừa bị cắt có giá ít nhất 150 triệu đồng

Thứ Tư, 1.9.2010 | 16:56 (GMT + 7)

Sáng ngày 1/9, ông Vũ Đình Cường – Hạt trưởng Hạt kiểm Lâm Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, đơn vị này vẫn chưa nhận được thông tin về việc hai con voi bị kẻ xấu cắt trộm đuôi vào rạng sáng ngày 31/8 tại khu du lịch thác Prenn.

  Đau đớn đôi voi đẹp nhất Tây Nguyên bị trộm chặt đuôi

Hai con voi bị cắt trộm đuôi sáng  31/8
Hai con voi bị cắt trộm đuôi sáng 31/8

Trao đổi với PV qua điện thoại vào lúc 10h15 sáng nay (1/9), vị Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Đà Lạt tỏ ra khá bất ngờ khi được chúng tôi cung cấp thông tin này. Ông Cường cho biết: "Do mấy hôm nay tôi đang đi họp, hơn nữa Hạt vẫn chưa nhận được thông tin này… Chúng tôi sẽ cho nhân viên xuống kiểm tra thực tế và tìm cách xử lý ngay".

Theo trình bày của anh Phan Đắc Mậu Đại – chủ nhân của hai con voi vừa bị cắt trộm đuôi tại khu du lịch thác Prenn thì tình trạng kẻ xấu cắt trộm đuôi voi ở Đà Lạt không phải bây giờ mới xảy ra. Trước đó, 4 con voi được nuôi dưỡng ở Đà Lạt để phục vụ du lịch cũng đã bị kẻ xấu cắt trộm.

Gần đây nhất là vụ một con voi đực ở khu du lịch hồ Tuyền Lâm bị một số đối tượng cắt trộm đuôi. Dã man hơn, sau khi cắt trộm đuôi voi xong, các đối tượng này còn dùng cả dùng kích điện với mục đích giết chết con voi để cưa tiếp đôi ngà. Tuy nhiên, trong lúc kích điện giết voi do có sức khỏe nên con voi này đã vùng vẫy rất mạnh và giật đứt sợ dây xích, sau đó rượt đuổi các đối tượng này. Sự việc đã được báo lên các cơ quan chức năng nhưng cũng chưa có kết quả điều tra.

Anh Đại cho biết, hiện nay lông đuôi voi được giới kinh doanh trong và ngoài nước rất ưa chuộng nên tình trạng voi bị kẻ xấu cắt trộm đuôi đã diễn ra ở khắp Tây Nguyên. Cho đến hiện tại, rất hiếm tìm thấy có con voi nào còn nguyên vẹn đuôi. Riêng đôi đuôi voi của gia đình anh vừa bị cắt trộm có giá ít nhất là 150 triệu đồng.

Theo VTC

3 con voi ở khu du lịch bị cắt trộm đuôi

Ngày 31/8 người nài voi tại khu du lịch thác Pernn (Đà Lạt) dắt voi ra tắm rửa để phục vụ du khách, thì phát hiện đuôi đã bị cắt mất một đoạn khoảng 20 cm.

Hai con voi cái vừa bị cắt trộm đuôi có tên là Bắc Tết (24 tuổi) và Bắc On (45 tuổi), trọng lượng mỗi con khoảng 3 tấn, thuộc sở hữu của ông Phan Đắc Mậu Đại, đang được khu du lịch thác Prenn Đà Lạt hợp đồng thuê để phục vụ du khách.

Đuôi voi băng bó vì thương tích do bị cắt trộm. Ảnh: Quốc Dũng

Ông Đại cho biết, do trong thời kỳ động đực nên thời gian gần đây gia đình ông hàng đêm đưa ba con voi (một đực và 2 cái) đang "công tác" tại khu du lịch Prenn về quây nhốt trên đồi thông phía sau nhà (thuộc khu vực đền Hạ khu du lịch thác Prenn) để chúng có thời gian "yêu nhau". Mấy tháng trước con voi đực của gia đình cũng đã bị trộm cắt đuôi.

"Việc voi bị cắt đuôi sẽ không ảnh hưởng tới tính mạng nếu được băng rửa vết thương kịp thời, nhưng ảnh hưởng khá lớn về mặt thẩm mỹ của chúng", ông Đại cho biết thêm.

Tình trạng voi bị trộm cắt đuôi để lấy lông những năm gần đây khá phổ biến tại các tỉnh Tây Nguyên. Lông voi được coi là biểu trưng cho sự may mắn nên đang có mốt cài, đính lông voi vào đồ trang sức. Cách đây không lâu, một con voi của Công ty Phương Nam - Đà Lạt đã bị bọn trộm ra tay sát hại lấy luôn cả ngà và khúc lông đuôi.

Quốc Dũng

Walmart in China

We thought our Wal-Marts had it all . . . OMG ! ! !

Crocodiles.

cid:1.709141707@web120611.mail.ne1.yahoo.com

 

Bulk Rice. 

cid:2.709141707@web120611.mail.ne1.yahoo.com

 

 Mixed Meat for 
the choosing.

cid:3.709141707@web120611.mail.ne1.yahoo.com

 

Orange Juice And 
Cooking Oil.

 cid:4.709141707@web120611.mail.ne1.yahoo.com

 Turtles and 
other stuff.

cid:5.709141707@web120611.mail.ne1.yahoo.com

 

You guess! 

cid:6.709141707@web120611.mail.ne1.yahoo.com

 

Walmart Brand 
Spirits 

 cid:7.709141707@web120611.mail.ne1.yahoo.com

 

Rib Cages. 

cid:8.709141707@web120611.mail.ne1.yahoo.com

 

 Assorted Dried 
Reptiles.

cid:9.709141707@web120611.mail.ne1.yahoo.com

 

 Beautiful Boxes 
Of Liquor.

cid:10.709141707@web120611.mail.ne1.yahoo.com

 

 Frogs. 

cid:11.709141707@web120611.mail.ne1.yahoo.com

 

A Large Selection Of 
Chopsticks.

 cid:12.709141707@web120611.mail.ne1.yahoo.com

 

Ducks on a rack

cid:13.709141707@web120611.mail.ne1.yahoo.com

 

Great Value Brand Beef 
Granules.

cid:14.709141707@web120611.mail.ne1.yahoo.com

  Pig Faces.

cid:15.709141707@web120611.mail.ne1.yahoo.com

 

  Antibacterial 
Bikini Underwear For Men.

 

cid:16.709141707@web120611.mail.ne1.yahoo.com  

 

 

 

 

Diet  
Water.


cid:17.709141707@web120611.mail.ne1.yahoo.com


Meat  
Water.

cid:18.709141707@web120611.mail.ne1.yahoo.com

Specialty  
Pickles.

cid:19.709141707@web120611.mail.ne1.yahoo.com


 
 

100% Powdered Horse Milk (no 
ponies!).

cid:20.709141707@web120611.mail.ne1.yahoo.com

Gosh . . . And American Wal-Marts only have crazily dressed people ! ! ! ! 

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty