TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, February 4, 2012

Đến thờ Đức tổ Hoằng Nghị Đại Vương

Đến thờ dát vàng lộng lẫy nhất Việt Nam
Ngắm nét nguy nga, tráng lệ của đền Trần ở Thái Bình trước giờ khai hội
Cùng với đó, theo như BTC lễ hội đền Trần Thái Bình cho biết thì năm nay cũng sẽ không khai Ấn.
Lễ hội đền Trần tại thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, Thái Bình sẽ diễn ra từ 4 đến 9/2 (tức 13 đến 18 tháng Giêng) nơi hiện lưu giữ hài cốt của bậc tổ tiên triều Trần như Thủy tổ Trần Kinh, Thái tổ Trần Hấp, Nguyên tổ Trần Lý, Thái Thượng hoàng Trần Thừa cũng như mộ phần của Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Thái Sư Trần Thủ Độ...

Chưa đầy 24 giờ nữa lễ hội chính thức diễn ra, đã có rất nhiều du khách thập phương đến với lễ hội đền Trần tại Thái Bình. Tuy nhiên, cách đây 1 ngày trong cuộc gặp gỡ với báo giới truyền thông, Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà - nơi sẽ diễn ra lễ hội đền Trần của tỉnh Thái Bình - ông Nguyễn Hồng Chuyên chính thức khẳng định sẽ không có nghi lễ khai Ấn đầu xuân mà ngược lại, ở Thái Bình sẽ có lễ Bái yết.
 
Lý do vì tại Thái Bình có 3 ngôi mộ của 3 vị vua đầu tiên của Triều Trần, là nơi khởi thủy của dòng họ nhà Trần. Đồng thời, đây được coi là việc khôi phục lại nghi lễ của các vua Trần thời xưa trước khi làm sự kiện trọng đại thì đều về đây để thực hiện lễ Bái yết tổ tiên.

Ông Chuyên cũng cho hay, du khách năm nay sẽ có được món quà là một sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh từ nhà đền, nhưng cụ thể là gì thì chưa được tiết lộ.
 

Cùng với các hoạt động của phần lễ như: dâng hương, rước nước... trong suốt 5 ngày diễn ra lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hoá - văn nghệ dân gian, thi đấu thể thao như: thi cỗ cá, thi gói bánh chưng, thi thả diều, thi pháo đất, vật cầu, thi kéo co...

Theo ông Lưu Đức Lượng - Trưởng phòng Văn hoá-Thông tin huyện Hưng Hà, Phó Ban Tổ chức Lễ hội cho biết, hội thi cỗ cá năm nay sẽ do 8 thôn của xã Tiến Đức thực hiện là một hoạt động đặc sắc của Lễ hội Đền Trần Thái Bình. Trước đó, mỗi làng đều phải chuẩn bị một con cá thật to và ngon (được nuôi từ nhiều tháng). Khi làm cỗ, cá sẽ được để nguyên vẩy để cúng các liệt tổ, liệt tông nhà Trần… Sau đó sẽ tự chế biến thành những món ăn ngon rồi dâng lên vua. Món ăn nào ngon nhất sẽ được tặng thưởng.

Hiện nay, tại huyện Hưng Hà có 522 di tích lớn nhỏ, trong đó có 3 ngôi mộ của các vị vua Trần vẫn còn nguyên vẹn và nhiều di tích từ thời nhà Trần. Từ nhiều năm nay, con cháu nhà Trần ở đây đã vẫn xây dựng các khu đền thờ và gìn giữ những ngôi mộ một cách thành kính.
 

Cổng vào đền Trần - Hưng Hà - Thái Bình.


Hai bên là 3 ngôi mộ lớn của vua Trần.


Đền Trần Thái Bình đã hoàn thiện để đón du khách.


Bài vị các vị vua nhà Trần chuẩn bị cho ngày khai hội.






Lễ hội sẽ thu hút thêm nhiều người dân cả nước, để hiểu hơn
 giá trị truyền thống, lịch sử của cha ông.


Khu lăng mộ của Trần Hoàng Nghị đại vương, cha của Thái sư Trần Thủ Độ.
 





Sự nguy nga, tráng lệ của bên trong lăng mộ nhà Trần.


Ngọc Xá Lợi được mang từ Thái Lan về.


Những đường nét chạm trổ tinh xảo, hết sức khéo léo.


Từ trần nhà


Đến những bậc cầu thang đi lên cũng được chạm trổ tinh tế.




Phía dưới là mộ của Trần Hoàng Nghị đại vương.




Click image for larger version  Name: images626387_Den_Tran_Thai_Binh_2_Phunutoday.vn.jpg Views: 6 Size: 116.5 KB ID: 355453  

- Bất ngờ khi được chiêm ngưỡng cụm di tích thờ vua Trần tại Hưng Hà (Thái Bình). Cụm di tích thờ Vua Trần ở trên thế tam giác đều, gồm đền thờ Đức tổ Hoằng Nghị Đại Vương, đền Tam Thượng (là nơi thờ chính) và lăng mộ của thái sư Trần Thủ Độ và bà Trần Thị Dung.


Phía trước lăng mộCác dòng họ nổi tiếng ở làng này như Đinh, Lê, Vũ đều đã có lăng mộ tổ tiên, đền thờ trị giá nhiều tỷ đồng.

Nằm ngay cạnh chợ làng là công trình đền thờ hoành tráng của họ Lê, làm toàn bằng gỗ quý và đá xanh, đá trắng Nghệ An. Riêng bậc đá bước vào nhà thờ cũng trị giá cả trăm triệu. Những hạng mục bằng gỗ được chạm trổ hoa văn rồng phượng cầu kỳ, tinh xảo.

Tuy nhiên, đứng giữa chợ, nhìn công trình đền thờ của họ Lê, thấy quá nhỏ bé so với công trình lăng mộ của họ Trần, do đại tỷ phú Trần Văn Sen xây dựng. Lăng mộ nằm ngay đầu làng, ánh màu vàng chóe trong ráng chiều thật ấn tượng.

Cũng không biết phải gọi công trình này thế nào cho chính xác. Người thì gọi đây là đền thờ, vì trước đây, tại mảnh đất này, có một ngôi đền nhỏ xíu tên là Đền Nhà Ông. Tại ngôi đền nhỏ xíu đó, có ngôi mộ của đức tổ Hoằng Nghị Đại Vương, tức ông Trần Hoằng Nghị, người dạy dân làng Mẹo trồng dâu, nuôi tằm, dệt cửi, và là cha đẻ của Thái sư Trần Thủ Độ. Công trình khổng lồ này đã xây trùm lên ngôi mộ và ngôi đền đó. Chính vì những lý do trên, nên người dân trong làng gọi công trình này là lăng mộ.

Công trình lăng mộ khổng lồ nằm trên mảnh đất đẹp nhất, ngay đầu làng, rộng 50.000 mét vuông, tức 5 héc-ta. Để tiến hành xây dựng lăng mộ, đại gia Trần Văn Sen đã mua nửa cánh đồng làng Mẹo, nơi mà đất đắt chả kém gì đất thủ đô.

Đứng trước lăng mộ, trông những ngôi nhà 3-4 tầng phía sau quá nhỏ bé, chưa tới mái tầng một của lăng mộ.

Móng lăng mộ ăn sâu xuống lòng đất 4,2m, được đổ bêtông kín đặc tạo thành tầng hầm rất rộng. Phần móng nổi lên mặt đất của lăng mộ cao 2,5m. Tiếp theo phần móng là đến thân lăng mộ. Đứng từ dưới nhìn lên, thấy mái lăng mộ gồm ba lớp bêtông xếp chồng lên nhau.

Phần trước lăng mộ là những công trình bằng đá xanh, chạm trổ rất cầu kỳ. Đôi rồng đá thời Trần ngự hai bên rất đẹp, đôi lộc bình bằng đá cao quá đầu người. Phần hiên của công trình rộng mênh mông, đủ làm một sân khấu hoành tráng. Toàn bộ công trình lăng mộ này là một khối bêtông sắt thép đồ sộ.

Lăng mộ gồm 3 tầng, 6 mái, cao 41m, bằng tòa nhà cao tầng hiện đại. Mái tầng một của lăng mộ gồm đôi rồng khổng lồ chầu vào chiếc "bánh xe lịch sử" ở trung tâm mặt trước lăng mộ. Những tầng trên, các mái dốc đều có rồng chầu mặt nguyệt. Hình thù rồng, mặt nguyệt cùng các hình vẽ, hình khắc đều được sự tư vấn của các nhà văn hóa, sử học để cho phù hợp với kiến trúc đời Lý và đời Trần.



Bên trong lăng mộ với rất nhiều đồ vật quý hiếm.Lăng mộ có 3 cửa vào. Cánh cửa khổng lồ bằng gỗ dày đến 20cm. Tôi trộm nghĩ, riêng một chiếc cánh cửa này cũng phải cỡ trăm triệu.

Bên trong lăng mộ gây choáng ngợp thực sự. Hàng vạn chi tiết đều cầu kỳ, tinh vi và màu chủ đạo là vàng và đỏ. Trong lòng lăng mộ rộng gần 800 mét vuông này có tới 42 cột trụ đỡ mái rộng nặng nghìn tấn. Phía dưới tầng chính của lăng mộ là tầng hầm sâu xuống lòng đất. Tầng hầm gồm tổng cộng 20 căn phòng thông nhau, 4 phòng xây kín. Phòng thông nhau để con cháu hội họp còn 4 phòng kín chứa vật dụng, đồ quý. Người làng Mẹo nói vui, nếu có chiến tranh, bom rải thảm ở làng, thì các cụ họ Trần vẫn đàng hoàng ngồi họp hành bàn việc họ.

Công trình lăng mộ này được khởi công xây dựng từ tháng 6/2002, đến tận ngày 10/2/2011, tức là sau 9 năm xây dựng mới hoàn thành. Tuy nhiên, theo cụ Trần Văn Thoan, người trông nom lăng mộ, thì hiện tại mới hoàn thành hạng mục chính. Trên khu đất rộng 5 héc-ta đó, sẽ còn vô vàn công trình kiến trúc khác nữa, có thể là quần thể đền mộ nhỏ hơn của từng gia đình, công viên, các khu sinh hoạt văn hóa, các công trình kiến trúc mô tả đời sống thời Lý - Trần... Cũng có thể sẽ đào một cái hồ lớn, đắp ngọn núi để tạo phong thủy cho quần thể lăng mộ.



Chủ chi và cũng là người bỏ nhiều tâm huyết nhất vào công trình này là Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, nghệ nhân Trần Văn Sen. Ông Sen đã nung nấu thực hiện công trình này từ nhiều năm trước. Trong chuyến sang Trung Quốc, ông thấy lăng mộ họ Trần đều hoành tráng, nghĩ đến lăng mộ tổ Trần làng mình mà tủi thân, nên ông quyết tâm thực hiện tâm nguyện cuối đời của mình, là xây dựng một công trình lăng mộ, đền đài để lại cho muôn đời sau.

Để xây dựng lăng mộ này, ông đã phải mất hàng chục năm tham khảo, học hỏi, và chi phí tới cả tỷ đồng thuê các kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Theo thiết kế ban đầu, lăng mộ sẽ cao 51m, để người bên kia sông Hồng vẫn nhìn thấy lăng mộ, tuy nhiên, do nền đất yếu, công trình lại quá nặng, lún sâu cả mét, nên phải rút ngắn độ cao, rút bớt nhiều hạng mục.

Công trình lăng mộ này không những thể hiện sự giàu có về tiền bạc, mà còn thể hiện sự giàu có về tâm đức của người con làng Mẹo với tổ tiên (nhưng lãng phí so với xã hội chung), với tổ nghề và với vị thành hoàng của cả làng.





Bất ngờ khi được chiêm ngưỡng cụm di tích thờ vua Trần tại Hưng Hà (Thái Bình). Cụm di tích thờ Vua Trần ở trên thế tam giác đều, gồm đền thờ Đức tổ Hoằng Nghị Đại Vương, đền Tam Thượng (là nơi thờ chính) và lăng mộ của thái sư Trần Thủ Độ và bà Trần Thị Dung.




Thời gian này, Hưng Hà đang rộn ràng chuẩn bị cho mùa lễ hội Đền Trần sẽ bắt đầu từ ngày 4/2/2012 (tức 13 tháng giêng) đến ngày 8/2/2012 (tức 17 tháng giêng). Các cuộc thi diễn ra trong suốt lễ hội gồm: Thi cá gỗ (14 tháng giêng), Thi gói bánh chưng (15 tháng giêng), Thi thả diều (17 tháng giêng), Thi pháo đất (15 tháng giêng) ), Thi vật cầu (14 tháng giêng), Thi kéo co (16 tháng giêng)...





Đặc biệt đêm khai mạc (tối 13 tháng giêng) có chương trình nghệ thuật đặc sắc với màn sử thi "Đất thiêng dựng nghiệp nhà Trần".




Một trong những Lễ rước đáng chú ý trong lễ hội Đền Trần năm nay là rước chân nhang từ đền Trần ra bến sông gồm 9 kiệu, đi sau các kiệu là 4 đoàn tế mang chấp kích, bát biểu, tàn lọng, đồ tế khí.. lên đến 100 người.




Đền Trần và Thái Đường Lăng tại thôn Tam Đường Tiến Đức (Hưng Hà - Thái Bình) đất phát nghiệp, nơi đặt mộ tổ, các vua, hoàng hậu và công chúa Nhà Trần, được Bộ VH - TT & DL công nhận là khu di tích lịch sử (DTLS) quốc gia. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thái Bình đã phối hợp với Viện Khoa học Lịch sử VN tổ chức hội thảo nhằm xác định lại vị thế đền Trần Thái Bình. Các nhà sử học đã xác định Hưng Hà ngày nay là đất Phật tích khởi nghiệp của nhà Trần cách đây hơn 700 năm.




Lịch sử Việt Nam ghi nhận vương triều nhà Trần đã sinh ra các vị vua anh minh tuấn kiệt như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và rất nhiều tướng soái tài ba, nhân vật lịch sử kiệt xuất như Trần Thủ Độ, Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, Trần Hưng Đạo...




Cũng tại đây chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại gắn liền với vương triều Trần như đại lễ bái yết tổ tiên và ăn mừng chiến thắng quân Nguyên - Mông lần thứ ba (1288).




Đặc biệt mảnh đất Tam Đường linh thiêng hiện lưu giữ hài cốt của các bậc tổ tiên triều Trần như Thủy tổ Trần Kinh, Thái tổ Trần Hấp, Nguyên tổ Trần Lý, Thái Thượng hoàng Trần Thừa... Khi các vị vua và hoàng hậu băng hà, trên một nửa được an táng tại quê nhà và đều được xây lăng miếu phụng thờ.




Thái Đường Lăng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vị vua đầu triều Trần: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông. Các hoàng hậu sau khi qua đời đều được quy về hợp táng tại các lăng mộ Thọ Lăng, Chiêu Lăng, Dự Lăng, Quy Đức Lăng.


Ông Trần Văn Sen, tộc trưởng họ Trần và là hậu duệ Đức Hoằng Nghị Đại Vương Từ đền thờ Đức Hoằng Nghị tới đền Tam Thượng, du khách sẽ được tới một cụm di tích có sự trầm mặc, cổ kính thiêng liêng.




Đền thờ Đức Tổ Hoằng Nghị Đại Vương nằm trong quần thể di tích lớn của nhà Trần, do công lao xây dựng của nghệ nhân Trần Văn Sen, Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Hương Sen, chủ hãng bia Đại Việt đồng thời cũng là hậu duệ Đức Hoằng Nghị, tộc trưởng dòng họ Trần hiện nay.




Đền thờ Đức Tổ Hoằng Nghị Đại Vương nằm trong quần thể di tích lớn của nhà Trần.




Đến thờ được xây dựng trên vị trí của ngôi mộ đức Hoằng Nghị. Khu đền thờ Hoằng Nghị Đại Vương hiện đang được hoàn tất từng phần và dự kiến sau này sẽ trở thành cụm di tích rộng khoảng 10ha, các pho tượng đều được dát vàng 4 số 9. Tất cả các chạm trổ, hoa văn trong đền thờ cũng đều được làm bằng đồng hoặc dát vàng.




Đường vào khu di tích có 3 ngôi mộ rất lớn được cho là mộ của các vua Trần. 1 trong 3 ngôi mộ đã từng được khai quật trước đây là thấy có tế khí.





Trong khu thờ các vua Trần dấu ấn của sự cổ kính, sự tráng lệ của sơn son thếp vàng rất rõ khiến du khách phải nghiêng mình kính phục…

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty