TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Friday, August 5, 2011

Tiền polymer 50.000 đồng bị làm giả nhiều nhất


Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lượng tiền giả thu giữ qua hệ thống NH, Kho bạc Nhà nước trong 6 tháng đầu năm 2011 giảm 24% so với cùng kỳ năm 2010, và giảm 60% so với cùng kỳ năm 2009.

Trong đó, tiền giả polymer chiếm 97%, bị làm giả chủ yếu là tiền polymer mệnh giá 50.000 đồng (44%) và 100.000 đồng (28%).

NHNN cũng cho biết, các loại tiền polymer giả có thể dễ dàng nhận biết bằng tay, mắt thường qua kiểm tra các yếu tố như hình bóng chìm, dây bảo hiểm, yếu tố in lõm, mực đổi màu, hoặc kéo, xé nhẹ ở cạnh tờ bạc (tiền giả làm bằng chất liệu nylon, dễ bị giãn hoặc rách).

Phim Tài Liệu - Quốc kỳ Việt Nam qua các thời kỳ 1/10

Thursday, August 4, 2011

BBC: VN công nhận chủ quyền của TQ?

Cập nhật: 08:08 GMT - thứ tư, 3 tháng 8, 2011

Một trạm gác của Việt Nam ở Biển Đông

Việt Nam nói có chủ quyền không thể chối cãi tại Biển Đông

Học giả Trung Quốc nói từ 1954 -1975 Chính phủ Việt Nam đã 'nhiều lần' công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong bài viết tựa đề 'Vẫn còn tranh cãi' (Still Arguing) đăng trên Bắc Kinh Tuần báo số mới nhất, tác giả Lý Kim Minh, giáo sư Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, nêu ra ba tài liệu chứng thực cho điều này.

Khi phản biện lại tuyên bố của Chính phủ Việt Nam về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, giáo sư Lý viết: "Từ 1954 tới 1975, Chính phủ Việt Nam đã công nhận hai quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và Tây Sa (Hoàng Sa) là lãnh thổ Trung Quốc trong nhiều trường hợp".

"Thí dụ, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng trong công hàm ngoại giao gửi tới Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ngày 14/09/1958 đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo nói trên."

Ông Lý nói sự công nhận này được khẳng định thêm trong tấm bản đồ thế giới mà Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1960.

"Trên bản đồ này, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) được đánh dấu là lãnh thổ Trung Quốc."

"Sau đó vào năm 1972, Cục Bản đồ của Việt Nam cũng xuất bản tấm bản đồ, trong đó quần đảo Nam Sa được chú thích bằng tiếng Hoa, chứ không phải bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Pháp."

Dư luận Việt Nam lâu nay đã ít nhiều biết tới Công hàm ngoại giao 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, với một số nguồn chính thống chỉ trích Trung Quốc xuyên tạc nội dung bức điện mà ông Đồng gửi cho người tương nhiệm Trung Quốc lúc đó.

Tuy nhiên, các chi tiết về hai tấm bản đồ năm 1960 và 1972 dường như xưa nay chưa thấy ai nói tới.

Chủ quyền lịch sử

Hôm 20/07, lần đầu tiên một tờ báo của Việt Nam là tờ Đại Đoàn Kết đã đưa ra giải thích về nội dung bức công hàm gây tranh cãi của ông Phạm Văn Đồng.

Tờ báo này nói rằng việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14/09/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là "hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó".

"Về thực chất, công hàm 1958 chỉ là sự thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc mà thôi."

Nhóm phóng viên viết bài cũng nhận định: "Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc".

Ngược lại, bài viết của tác giả Lý Kim Minh trên Bắc Kinh tuần báo thì đả kích lý luận chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo ở Biển Đông.

Giáo sư Lý viết: "Nghiên cứu tài liệu lịch sử của Việt Nam cũng như chứng cứ lịch sử của Trung Quốc cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa là tên hai quần đảo ngay ngoài khơi miền Trung Việt Nam. Chúng hoàn toàn khác với hai quần đảo Nam Sa và Tây Sa".

Học giả này cũng nói lý lẽ của Việt Nam rằng Hà Nội được quyền tiếp quản quần đảo Trường Sa từ tay người Pháp là không có cơ sở vì "sau Thế chiến II, Pháp không kiểm soát quần đảo này".

"Thêm vào đó, không có giấy tờ nào chứng thực có sự chuyển giao giữa Pháp và Việt Nam."

Ông Lý Kim Minh nói vì trong quá khứ Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo nói trên, "thể theo quy tắc estoppel của luật pháp quốc tế, Chính phủ Việt Nam hiện nay cần tuân thủ sự công nhận từ trước đó".

Không chỉ đưa ra các phản biện đối với tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, bài viết còn nói tới các tuyên bố chủ quyền của Philippines, Malaysia và Brunei.


Tuesday, August 2, 2011

Đại úy Minh tường trình: "bước từ trên xe buýt xuống để đỡ anh Đức lên, không đạp vào mặt anh này" ???

Hà Nội giải trình về vụ 'công an khiêng người biểu tình'
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh (Giám đốc Công an Hà Nội) thừa nhận, hình ảnh cảnh sát khiêng một người đàn ông biểu tình tự phát lên xe buýt ngày 17/7 là phản cảm, nhưng không có chuyện anh này bị cảnh sát đánh.

Theo Giám đốc Công an Hà Nội kiêm Tổng cục phó Tổng cục An ninh 2 Nguyễn Đức Nhanh tại cuộc họp báo chiều 2/8, vừa qua công an thành phố nhận được thư của một số cá nhân đề nghị trả lời về sự việc có những người tập trung biểu tình tự phát phản đối việc Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông đã bị công an thành phố "đàn áp thô bạo".
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh và thượng tá Đào Thanh Hải trong buổi họp chiều 2/8. Ảnh: Thái Thịnh.
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh và thượng tá Đào Thanh Hải trong buổi họp chiều 2/8. Ảnh: Thái Thịnh.

Theo ông Nhanh, đến ngày 24/7 đã có 8 cuộc biểu tình tự phát với các thành phần tham gia là học sinh, sinh viên, giới trí thức, văn nghệ sĩ... Họ thường tập trung khoảng 8h30 sáng và giải tán sau khoảng 3 tiếng. Cuộc đầu tiên có khoảng 300 người tham gia nhưng sau giảm dần còn khoảng 50-60 người.

Tướng Nhanh cho biết, trong cuộc biểu tình ngày 17/7, nhằm tránh gây ảnh hưởng giao thông, công an Hà Nội đã đề nghị đám đông giải tán. Tuy nhiên, trong số này có một người đàn ông (được xác định là Nguyễn Chí Đức, 35 tuổi, nhân viên một trung tâm dịch vụ viễn thông Hà Nội) không chấp hành. Anh Đức ngồi bệt xuống đất, khiến 4 cán bộ mặc sắc phục của công an quận Hoàn Kiếm phải khiêng lên xe buýt, đưa về đồn công an số 1 Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội) để tuyên truyền, giải thích.

Trả lời báo chí về clip được phát tán lên mạng có hình ảnh một người đàn ông mặc thường phục đạp vào người anh Đức khi bị khiêng lên xe buýt, Giám đốc công an Hà Nội cho biết, cơ quan điều tra phối hợp với VKSND cùng cấp đã điều tra xác minh, người mặc thường phục đó là đại úy Phạm Hải Minh. Trưởng công an quận Hoàn Kiếm đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác đại úy Minh để phục vụ việc điều tra.

Đại úy Minh tường trình, hôm đó cảnh sát này bước từ trên xe buýt xuống để đỡ anh Đức lên, không đạp vào mặt anh này. Theo cơ quan điều tra, anh Đức cho biết không bị đánh và chỉ có sự xô đẩy khi đưa lên xe buýt. Kết quả khám tại Bệnh viện E - Hà Nội cho thấy, không phát hiện thương tích hay tổn thương trên người anh Đức.

Công an Hà Nội kết luận, không có căn cứ xác định anh Đức bị lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự đánh, đạp trong cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông ngày 17/7.

"Chúng tôi điều tra phải có nguồn rõ ràng, căn cứ từ nhiều tài liệu khác nhau như nhân chứng, bị hại, đôi dép... chứ không thể dựa vào riêng hình ảnh clip", thượng tá Đào Thanh Hải, Trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội nói.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Nhanh thừa nhận, tổ công tác làm nhiệm vụ hôm đó cũng có sai sót, cần nghiêm khắc phê bình.

"Người ta ngồi ra đường có nhất thiết phải khiêng lên xe buýt hay không, khi họ không phải là tội phạm hay người đang bị truy nã. Hình ảnh trên đúng là phản cảm", tướng Nhanh nói.

Thái Thịnh

Monday, August 1, 2011

9 ngư dân Phú Yên bị phạt 9000 đô mỗi người


2011-07-31

Chín ngư dân Phú Yên trên tàu cá PY90368TS hôm nay 30 tháng 7 bị tòa án Brunei phạt tù một tháng hay phải đóng tiền 9000 đô la mỗi người vì bị cáo buộc vi phạm lãnh hải nước này hồi ngày 13 tháng 7 vừa qua.

Source RFA/nghiencuubiendong

Bản đồ vùng biển khu vực tàu cá của anh Võ Văn Tú bị Brunei bắt.

Ông Võ Mưa, cha của thuyền trưởng Võ Văn Tú, thuật lại thông tin mà Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei báo cho gia đình biết về phiên xử diễn ra trong sáng hôm nay, 30 tháng 7, cũng như hướng mà các thuyền viên trên tàu PY90386 TS  phải chấp hành án của Brunei như sau:

"Thông tin về rồi cho biết 'ghe' phạt 10 ngàn đô; bạn là 9 ngàn đô. Anh em bạn khổ quá không có tiền nên chịu ở tù một tháng rồi mãn hạn về. Cũng sẽ hỏi UBND, rồi chạy tiền để chuộc tàu về mà làm ăn.

Cô Nga cho biết sự thật như thế."

Được biết đây là chiếc tàu đánh cá ngừ đại dương thứ hai của tỉnh Phú Yên bị cảnh sát biển Brunei bắt giữ do vi phạm lãnh hải của họ kể từ hồi tháng năm cho đến nay.

Vào ngày 21 tháng 5 tàu PY90260 TS của thuyền trưởng Đỗ Văn Phụng cùng 10 thuyền viên khác cũng bị cảnh sát biển Brunei bắt. Tòa án nước này tuyên phạt thuyền trưởng Đỗ Văn Phụng khoản tiền tương đương 260 triệu đồng Việt Nam, và mỗi thuyền viên khoản tương đương 150 triệu đồng Việt Nam.

Vào chiều ngày 29 tháng 7, Bà Nguyễn Thị Nga, bí thư thứ hai Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei cho biết cơ quan này đã có thông báo về cho phía tỉnh Phú Yên và đơn vị liên quan về những tọa độ thuộc lãnh hải Brunei mà ngư dân Việt Nam cần biết để tránh không đi vào để khỏi bị bắt:

"Phải báo cho ngư dân biết vùng biển của người ta để không đi vào. Họ đã có trang bị hiện đại nếu đi vào vùng của họ sẽ bị bắt. Tất cả những thông tin có được, chúng tôi báo về nhà rồi."

Cũng tin liên quan, các báo trong nước loan tin hôm qua, 29 tháng  7, UBND huyện đảo Lý Sơn cho biết tàu cá QNg-96617TS của ngư dân Lê Văn Cương ngụ tại thôn Tây, xã An Vĩnh huyện Lý Sơn, về báo vào trưa ngày 14 tháng 6 vừa qua tàu  này bị tàu của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc khống chế tại khu vực đảo Đá Lồi, thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Tàu của cành sát biển Trung Quốc có những hành động đập bể kính cabin của tàu ông Cương, chặt đứt 4 bánh dây lặn, đập ba can dầu diesel, một thúng chai và ném một thúng khác xuống biển; lấy một la bàn của tàu cùng lương thực, thực phẩm và các vật dụng cá nhân khác;… sau đó đuổi tàu của ông Cương không cho đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa.

Theo dòng thời sự:

Đường lưỡi bò, dân tộc còn bị lừa dối đến bao giờ?


2011-07-31

Nếu không chú ý, tất cả mọi sự kiện chỉ là điều nhỏ nhặt và rất bình thường. Vào buổi sáng ngày 25 tháng 7, người dân Việt Nam tìm thấy trên tờ báo Tuổi trẻ một bản tin hết sức bình thường, thậm chí là có vẻ hoàn toàn là "lề phải". Bản tin có tên là "Đường lưỡi bò trong sách Việt Nam".

Photo courtesy of hoangsa.org

Bản đồ "đường lưỡi bò của Trung Quốc" in trong sách "Luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Hoa".

Hậu trường chuyện đường lưỡi bò

Bản tin này nói về chuyện cộng đồng mạng trong nước phát hiện và chuyền tay nhau hình ảnh của quyển sách "Luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Hoa" có in bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc, đã tồn tại trên thị trường suốt sáu năm nay. Ngay cả trong cách đưa tin, ban biên tập báo Tuổi Trẻ cũng dè dặt nói rằng "cộng đồng mạng xôn xao", chứ không dám nói lên cảm giác của mình.

Nguyên văn bản tin, ghi rằng "Sách bao gồm các bài khóa, hướng dẫn cách đọc tiếng Trung Quốc, qua đó người học làm quen với một số thông tin về đời sống học sinh, khí hậu các vùng, thói quen du lịch, các quan hệ giao tiếp, lễ kỷ niệm... của Trung Quốc. Nhưng tại trang 274, thuộc chủ điểm 2 của bài 17, phần giới thiệu các thông tin cơ bản của quốc gia Trung Quốc, sách in kèm một hình vẽ bản đồ Trung Quốc với cả đường lưỡi bò (đường chữ U đứt đoạn) thể hiện như một đường biên bao trùm các đảo".

Tại sao một cuốn sách bình thường như vậy, lại có thông tin hết sức chính xác về đường lưỡi bò từ năm 2006, do nhà xuất bản Thanh Niên cấp giấy phép cho một doanh nghiệp in, phát hành sách có tên là Thành Nghĩa.

Trong khi đó, tin tức về đường lưỡi bò, chỉ được Chính quyền CSVN "phát hiện" chính thức từ giữa năm 2010.

Tin từ nội bộ báo Tuổi Trẻ cho biết, ngay chiều hôm đó, ban biên tập của tờ báo này đã bị Ban Tuyên Giáo TP chỉ trích nặng nề, và nói rằng việc tin như vậy, có thể làm cho phía Trung Quốc "tức giận".

luyen-ky-nang-trung-quoc-180.jpg
Bìa sách "Luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Hoa". Photo courtesy of hoangsa.org.
Tin từ một nguồn hành lang khác, nói rằng ông Huỳnh Thanh Hải, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy, đã giận dữ nói rằng hành động của Báo Tuổi Trẻ như vậy, nếu phía Trung Quốc biết được, sẽ làm khó Việt Nam.

Vài tờ báo trong Saigon, hưởng ứng bản tin này bằng bài viết, đưa lại tin...v.v cũng đã bị gọi trực tiếp từ Ban tuyên giáo Thành Ủy, đả kích nặng nề.

Vài ngày sau đó, trong sự chống cự yếu ớt của ngành làm báo bị kiểm duyệt, báo Tuổi Trẻ đưa thêm một bản tin nữa, có tên gọi là "Sách in đường lưỡi bò lưu hành bất hợp pháp".

Theo bản tin này, báo Tuổi Trẻ như người chết chìm, bám vào cái phao của Cục Xuất bản - Bộ Thông tin và truyền thông. Theo đó, Cục Xuất bản cho biết đã kiểm tra lại giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản số 316/1528 CXB cấp ngày 9-9-2005 thì "thấy rõ đây là số của tên xuất bản phẩm khác".

Ðồng thời Cục Xuất bản tiến hành "tra cứu tư liệu lưu chiểu nhưng không tìm thấy cuốn sách trên". Cục Xuất bản cũng nhận được báo cáo của Nhà xuất bản Thanh Niên rằng "cho đến nay chưa tìm thấy cuốn sách này trên thị trường". Trên cơ sở đó, Cục Xuất bản khẳng định "cuốn sách Luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Hoa là xuất bản phẩm lưu hành bất hợp pháp".

Nhìn kỹ vào vấn đề, có thể thấy rõ hành trình "chạy thuốc" của báo Tuổi Trẻ trước sự kiện đưa tin về sách có in đường lưỡi bò. Từ góc độ của một tờ báo có chính kiến, chỉ trích hành động mờ ám bán đứng tổ quốc, ông Phạm Đức Hải, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ đã rúr chân, nép về phía lề phải và dừng ở mức độ tố cáo nạn xuất bản bất hợp pháp.

Nhiều người tin rằng ông Hải cũng đã có một cuộc gọi cầu cứu đến ông tân chủ tịch Trương Tấn Sang, người mà ông Hải đã hết sức phục vụ bằng cách tổ chức loạt bài chống Vinashin và Bauxite để nhằm hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng vào năm ngoái.

Ai đồng lõa, ai im lặng?

ma-chien-huu-250.jpg
Bìa sách "Ma chiến hữu". Photo courtesy of dunglepower.blogspot.com.
Câu hỏi là chính quyền CSVN đã biết những thông tin về đường lưỡi bò từ lúc nào, và tại sao lại lặng im trước một sự kiện đại hệ trọng tới quốc gia như vậy?

Một nhân viên an ninh giấu tên, cho biết là Trung Quốc chính thức đưa vào sách giáo khoa để dạy bậc tiểu học từ cuối năm 2004. Và Hà Nội cũng bắt đầu biết và ý thức sự nguy hiểm của đường lưỡi bò chín đoạn này từ 2005, nhưng đã dặn nhau im lặng vì sợ trái ý Bắc Kinh, tổn hại đến 16 chữ vàng.

Vốn là một nhà xuất bản tư nhân, và không kiểm soát kỹ càng - thậm chí cũng không hiểu đường lưỡi bò là gì vào thời điểm lấy sách dạy tiếng Hoa để in, nhà sách Thành Nghĩa, ở quận 5, Saigon, đã vô tình để lại một dấu tích quan trọng là Trung Quốc đã chính thức công khai phát triển lý luận chủ quyền lưỡi bò từ năm 2004 - 2005, mà không thể nói rằng Hà Nội, với một hệ thống ngoại giao, an ninh, tình báo...v.v như vậy lại có thể nói là không biết gì.

Nhưng đâu chỉ cuốn sách tiếng Hoa đó. Mới nhất, người ta đang chuyền tay nhau thông tin về cuốn sách Tuyển dịch thơ Đường của tác giả Mai Lăng, xuất bản tháng 8/2008, do nhà xuất bản Văn Học, số ISBN 219559, dày 666 trang. Ở trang 651 và 652, lại có lời tố cáo bản đồ in hình lưỡi bò ngang nhiên và công khai.

Tôi thà làm con chó của Đảng, thấy điều lạ là sủa, vẫn còn tốt đẹp hơn bọn phản động.

GĐ TT Nghiên cứu Quốc học Mai Quốc Liên

Nhà xuất bản này, được các blogger nhắc lại là trước đây cũng từng in cuốn sách ca ngợi lính Trung Quốc đánh vào Việt Nam năm 1979, có tên là Ma Chiến Hữu, của một nhà văn quân đội Trung quốc có tên là Mạc Ngôn.

Điều đáng ngạc nhiên là người giới thiệu cho cuốn sách này là một cây bút lừng danh về tuyên truyền của Nhà nước, ông Mai Quốc Liên, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc học. Tương truyền rằng trong giới trí thức tuyên truyền của Đảng, ông Mai Quốc Liên từng có câu nói lừng danh là "Tôi thà làm con chó của Đảng, thấy điều lạ là sủa, vẫn còn tốt đẹp hơn bọn phản động". Lần này, quả là những điều "lạ" nhất của tổ quốc, ông Liên lại dường như thấy "quen", nên không lên tiếng.

Nếu nhìn vào các sự kiện, có thể thấy trò công khai chống lại đường lưỡi bò vào năm 2010 của Đảng CSVN, dường như chỉ là đòn phép chính trị của các phe phái nội bộ của Đảng, nhằm thanh trừng lẫn nhau. Và nhân dân chỉ được biết đến số phận của tổ quốc, của bản thân mình khi các quan thầy của Bộ chính trị CSVN muốn sử dụng sự thật như một thứ quuyền lợi của bản thân mình.

Phan Nguyễn Việt Đăng (Saigon 31-07-2011)


Theo dòng thời sự:

Phúc thẩm đừng vô phúc


2011-07-31

Bức thư cảm ơn của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ từ trong tù cảm ơn đồng bào của mình trước ngày xử phúc thẩm đã củng cố lòng tin của tất cả những người đã đặt niềm tin vào anh.

AFP photo

TS luật Cù Huy Hà Vũ tại tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sáng ngày 4-4-2011.

Đòn thù của những "con sâu bự"


Đòn xử tù nặng với TS Hà Vũ là đòn thù của những "con sâu bự" đầy quyền lực với người đã vạch tội họ trước bàn dân thiên hạ. Nhưng trong những phút nghiêm trọng nặng trĩu oan khiên TS Hà Vũ vẫn không nhìn vụ việc của mình dưới con mắt cá nhân thường tình ấy. Hà Vũ hiểu đây là mâu thuẫn giữa một quyền lực "cố tình cưỡng lại việc thực hiện một Nhà nước Việt Nam pháp quyền"và một bên là " tất cả những tiếng nói đòi xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền".

Rất chính xác. Một nét đặc trưng của lý thuyết Mác xít về xã hội là tuy chăm chú vào những khát vọng nhưng nghĩ ra những giải pháp rất cảm tính mà gần như quên đi những quy luật phổ quát, trong đó quy luật lớn nhất là xã hội loài người phải tiến vào quỹ đạo "Dân chủ và pháp trị", đó là con đường duy nhất có thể đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho Nhân dân.

Còn truyền tụng mãi câu chuyện giữa Luật sư Nguyễn Mạnh Tường và Thủ tướng Phạm Văn Đồng : luật sư nhắc Thủ tướng về việc xây dựng bộ luật và nền pháp trị, Thủ tướng bảo "luật mà làm gì , để luật nó trói tay mình vào à?" Gốc rễ sâu xa của chủ nghĩa Cộng sản là không thích Luật, không cần Luật.Sau này cần hoà nhập trở về với thế giới thì mới thích nghi thôi.

Có tấm lòng chân chính mà lấy quyết tâm chủ quan thay cho dân chủ pháp quyền đã là tai hại, huống chi những thế hệ sau, tấm lòng chân chính đã bị thay bằng "lợi ích nhóm" thì sự mâu thuẫn với dân chủ pháp trị (là hệ tư duy mà LS Hà Vũ được đào tạo) là việc tất yếu phải xảy ra.

Video: TS Cù Huy Hà Vũ bị kết án 7 năm tù

Không phải ngẫu nhiên mà những vụ xử án giới trí thức tập trung vào giới luật sư và giới báo chí, vì Chuyên chính vô sản là sự toàn quyền và vô luật. Rất nhiều nhà báo, luật sư đã bị bỏ tù nhưng vụ án Cù Huy Hà Vũ trở thành điển hình chỉ vì nơi vị Luật sư này vừa kết tinh cao độ sự can đảm vừa "nhiễm" cái tư duy dân chủ pháp trị mãnh liệt đến mức hồn nhiên và ngang nhiên nữa. 

Nên cuộc đối đầu đã dẫn đến điều bất ngờ khó tin là mức án 7 năm tù 3 năm quản chế cho một trí thức dòng dõi công thần, chỉ làm mỗi một việc là muốn đem luật pháp công minh cho mọi người, mọi việc.

cuhuyhavu220
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ khi còn tại ngoại. (Hình do LS cung cấp)
LS Hà Vũ, với dòng dõi theo cách mạng, hẳn có niềm tin rằng mình đang triển khai để đưa tinh thần tự do dân chủ của chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tế. 

Ngay cả kết luận mà Hà Vũ đã đưa ra một cách vững chắc "đồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại" cũng là tiếp tục tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh, tiếp tục điều cụ Hồ muốn thực hiện nhiều lần mà chưa thành. 

Chắc hẳn LS Hà Vũ phải nghĩ như thế mới mới hồn nhiên nói rằng "Tôi chưa bao giờ nghe thông tin nói rằng tôi sẽ bị bắt,……, vì không có lý do gì để bắt tôi cả". 

Nhiều trí thức, càng được đào tạo chính quy càng hay hồn nhiên như thế. Có biết đâu rằng chính lời chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi anh hùng dân tộc Quang Trung, lời đã vào bia đá, người ta còn thẳng tay đục phăng đi nếu thấy lời cụ Hồ có phương hại đến mối giao hảo hiện nay với kẻ đang muốn cướp nước mình.

Hiếm khi là "điều hay lẽ phải"?


Nay tinh thần dân chủ pháp trị Hà Vũ sẽ lại đáo tụng đình (thực chất là cung đình) để phúc thẩm. 

Tôi chưa biết Toà phúc thẩm đã được bỏ túi bản án nào, nhưng tôi biết điều mà các "nhà chính trị" ấy đặt lên bàn để cân nhắc hiếm khi là "điều hay lẽ phải", hay ý nguyện nhân dân, mà thường là cân đo xem có lợi hay có hại ra sao, có thực hiện được không dưới các áp lực, phải mất cái gì mà sẽ thu hoạch được cái gì? Vì thế với quý vị lãnh đạo tôi không nói "lời hay lẽ phải" làm chi cho lạc đề. 

Nếu nhà thơ Bằng Việt rất cẩn trọng mà còn phải nói việc tiếp tục xử án tù Cù Huy Hà Vũ là "ngu xuẩn" thì tôi xin thêm : trả giá cho sự "ngu xuẩn" này có thể sẽ là mối BẤT HẠNH, tức là VÔ PHÚC cho chế độ. Mong sẽ có cuộc Phúc thẩm tỉnh táo, dũng cảm sửa sai để là dịp "chiêu tuyết" cho chế độ, còn LS Hà Vũ thì đã mỉm cười chấp nhận tình trạng xấu nhất rồi kia mà!

Dù thế nào thì phiên phúc thẩm công khai thì phải công khai thật sự, mà bảo đây là trừng trị kẻ "phạm tội chống nhà nước" thì phải công khai thật rộng để dân chúng biết mà làm gương, nếu lại úp úp mở mở và lén lút xong cho nhanh bất cần tranh tụng, thì dân chúng sẽ lại được soi một tấm gương khác, phản chiếu bộ mặt bất chính, lem luốc và run sợ của …cung đình.

Ở một nước "dân chủ loại xoàng" như Hoa Kỳ mà nước ta vẫn phê phán thì một vụ như thế này phải xử kéo dài hàng tháng, và dân chúng hoàn toàn có quyền tập trung quanh Toà án, với các tấm ảnh và khẩu hiệu ủng hộ nạn nhân mà họ thấy bị xử lý bất công.

Hà Sỹ Phu 30-7-2011

Theo dòng thời sự:


Lương tối thiểu và mức sống tối thiểu


Dự kiến từ ngày 1-10-2011, Chính phủ sẽ điều chỉnh lương tối thiểu theo vùng trong tất cả các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt loại hình doanh nghiệp trong nước và FDI như trước đây.

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, lương tối thiểu sẽ tăng từ mức thấp nhất là 830.000 đồng lên 1,4 triệu đồng/tháng. Theo đó, lương tối thiểu đối với người lao động tại vùng 1 sẽ là 1,9 triệu đồng/tháng, cao hơn mức hiện nay đối với doanh nghiệp trong nước là 350.000 đồng và với doanh nghiệp FDI là 550.000 đồng/tháng; mức lương tối thiểu vùng 2 là 1,73 triệu đồng; vùng 3 là 1,55 triệu đồng; vùng 4 là 1,44 triệu đồng.

Thế nhưng, theo khảo sát thực tế của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam thì mức tiền lương bình quân thấp nhất hiện nay của người lao động làm việc trực tiếp ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là từ 2,2 triệu - 2,5 triệu đồng/tháng, ở các địa phương trong khoảng từ 1,8 triệu - 2,2 triệu đồng/tháng. Chính vì vậy, tổ chức này đã đề nghị mức lương tối thiểu vùng 1 là 2,2 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 2 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 1,8 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 1,6 triệu đồng/tháng.

Như vậy mới thấy lương tối thiểu dù có điều chỉnh như đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vẫn không giải quyết được mức sống tối thiểu.

Tiền lương tối thiểu được hiểu là số tiền thấp nhất mà doanh nghiệp trả cho người lao động làm công việc giản đơn và đáp ứng được mức sống tối thiểu, thêm vào đó là phần tích lũy để tái sản xuất mở rộng sức lao động, chẳng hạn có thể dành dụm để nuôi con và các chi phí khác... Tuy nhiên, hiện nay quy định về tiền lương tối thiểu trả cho người lao động vẫn quá thấp do chưa căn cứ vào mức sống tối thiểu.

Suy cho cùng, lương tối thiểu chẳng qua để người lao động và chủ doanh nghiệp dựa vào đó để thỏa thuận mức lương, trong khi nó tỏ ra rất xa rời mức sống tối thiểu. Ai cũng nhận ra rằng tình trạng này ngày càng lún sâu là do sự tham gia giải quyết vấn đề tiền lương của Nhà nước, công đoàn, người sử dụng lao động chưa tốt. Thực tế, khi thỏa thuận về lương rất gay go, công đoàn khó độc lập để đề xuất mức lương với doanh nghiệp vì chính cán bộ công đoàn cũng là người ăn lương của doanh nghiệp. Đây là chuyện tồn tại từ lâu nhưng không có cơ chế giải quyết.

Dù Chính phủ liên tục điều chỉnh lương tối thiểu, thậm chí như lần này điều chỉnh trước lộ trình theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhưng do giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao nên giá trị tiền lương thực tế giảm, tiền lương tối thiểu vẫn chưa đảm bảo được mức sống tối thiểu như mục tiêu đã đề ra.

Lương quá thấp so với cường độ, thời gian mà người lao động làm việc cũng là nguyên nhân chính dẫn tới phần lớn các cuộc đình công, ngừng việc tập thể. Theo thống kê của Tổng liên đoàn Lao động được công bố gần đây, tính đến hết 30-6, cả nước đã xảy ra 440 cuộc đình công, ngừng việc tập thể tại 23 tỉnh, thành phố. Con số này tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó các cuộc đình công, ngừng việc tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Công nhân đi chợ chiều. Ảnh: Thục Anh
Nói đến lương tối thiểu mà không quan tâm đến những khó khăn của doanh nghiệp là một sự thiếu sót thậm chí không công bằng khi ai đó cho rằng doanh nghiệp có trách nhiệm chủ yếu đến mức sống tối thiểu của người lao động. Trong khi đại diện sở lao động các địa phương, các tổ chức công đoàn thống nhất quan điểm mức điều chỉnh lương tối thiểu mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất là hợp lý thì các doanh nghiệp lại cho rằng vào thời điểm này, nếu điều chỉnh lương tối thiểu thì chi phí đầu vào cũng là vấn đề vô cùng khó khăn đối với họ.

Các doanh nghiệp đề xuất không nên tăng lương vào lúc này, bởi đây là thời điểm khó khăn nhất của doanh nghiệp. Trong khi lạm phát, giá cả tăng cao làm cho các yếu tố đầu vào tăng thì đầu ra sản phẩm và dịch vụ lại vẫn không thay đổi.

Hiện các chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất đã tăng khoảng 20%, cộng thêm lãi suất ngân hàng muốn vay được cũng phải 20%, có trường hợp lên đến 24%, bây giờ mà tăng lương nữa doanh nghiệp không kham nổi. Đấy là chưa kể đến việc, nếu doanh nghiệp khó khăn quá, sẽ không thực hiện được mục tiêu của Chính phủ là kiềm chế lạm phát. Và điều gì sẽ xảy ra khi nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa do tình hình làm ăn khó khăn: nền kinh tế không đạt được mục tiêu tăng trưởng, người lao động không có việc làm khiến xã hội thêm gánh nặng.

Giữa bao nhiêu sức ép như vậy, một số doanh nghiệp thông cảm với khó khăn của người làm công ăn lương đã tính toán, tiết kiệm các chi phí khác để chia sẻ lợi ích với người lao động. Hầu hết những doanh nghiệp này thuộc khu vực tư nhân, hiện chiếm số lượng lớn (80%) nhưng quy mô sản xuất nhỏ.

Nhìn lại các đợt tăng lương tối thiểu từ 10 năm qua thì chế độ tiền lương đã hoàn toàn bị bỏ xa trong cuộc chạy đua với lạm phát. Cụ thể, lương tối thiểu dù được điều chỉnh tăng bảy lần (từ 210.000 đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng), song đã hoàn toàn trở nên lạc hậu so với tốc độ tăng GDP (khoảng từ hơn 6% - hơn 8% mỗi năm) và CPI (có ba năm dưới 5%, bốn năm từ hơn 6 - 9,5%, hai năm trên dưới 12%, một năm là 19,9%).

Thực tế việc điều chỉnh lương chưa căn cứ vào mức sống tối thiểu mà chỉ mới căn cứ vào khả năng đáp ứng của ngân sách. Bên cạnh đó, việc cùng một địa bàn, cùng công việc và cùng sức lao động, song người lao động tại doanh nghiệp FDI lại được hưởng lương tối thiểu cao hơn doanh nghiệp trong nước là điều đáng suy nghĩ. Đó là chưa nói đến lạm phát những năm qua phức tạp hơn nhiều và gây ra những tác động xấu đáng kể cho đời sống của người lao động.

Căn cứ trên cơ sở khảo sát của một cơ quan chuyên môn, các chuyên gia khẳng định lương tối thiểu của người lao động tại nước ta chỉ đạt 4.000-4.500 đồng/giờ
(0,2-0,275 USD/giờ), trong khi khu vực EU đạt 5,33 USD/giờ (gấp 20 lần Việt Nam) và khu vực ASEAN đạt 0,76 USD/giờ (gấp ba lần Việt Nam), đủ thấy việc các doanh nghiệp trả lương cho người lao động quá thấp.

Trong vòng xoáy của lạm phát, mức lương tối thiểu hiện nay cũng như tổng thu nhập mà doanh nghiệp trả vẫn chưa đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động thì làm sao họ có thể tích lũy để tái sản xuất mở rộng sức lao động.

Cần nhìn vấn đề dưới góc cạnh xây dựng chế độ tiền lương trong thời buổi khó khăn, ở đó có trách nhiệm của Nhà nước trong điều hành kinh tế vĩ mô, bởi điều này góp phần đáng kể vào khoảng cách giữa lương tối thiểu và mức sống tối thiểu nhờ năng suất của người lao động được nâng cao cùng với thu nhập của họ.

Một chế độ lương không phù hợp không chỉ gây thiệt thòi cho người lao động mà cả cho doanh nghiệp và cao hơn nữa là cho nền kinh tế. Để tìm sự phù hợp thì cần thiết "xóa bài làm lại" chế độ tiền lương trên cơ sở năng suất lao động, trong đó có sự đóng góp của việc đào tạo tay nghề với các biện pháp ưu tiên của Chính phủ dành cho lĩnh vực này.

  • Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Đà Lạt: Xây "Vạn Lý Trường Thành" trong khu du lịch?


Liệu có phải đây là "hội chứng" do xem qúa nhiều phim ảnh Trung Quốc, nên người ta "a dua" một cách mù quáng không... Nhưng những nhà quản lý chính quyền, quản lý văn hóa du lịch ở Đà Lạt, chả lẽ cũng lại ngây thơ đến nỗi cũng "nhiễm bệnh" như thế?

"Vạn Lý Trường Thành Đà Lạt"?

Một người bạn của tôi khi đến Khu du lịch Đồi Mộng Mơ (Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) đã vội vàng gọi điện thông báo cho tôi một tin thật sửng sốt: Trong khu du lịch Đồi Mộng Mơ người ta xây hẳn một đoạn Vạn Lý Trường Thành dài mấy trăm mét làm "điểm nhấn"(?). Có cả một đội quân tượng về lính của Tần Thủy Hoàng ở đó nữa.

Nghe xong, tôi thấy bàng hoàng, bán tín bán nghi và quyết trực tiếp đến "hiện trường" để xác minh sự thật.

Đến khu du lịch Đồi Mộng Mơ nổi tiếng của Đà Lạt, tôi thật sự bất ngờ với khung cảnh và những gì người ta xây dựng nơi đây. Điều đầu tiền đập vào mắt khiến tôi bắt đầu tin lời anh bạn thông báo: Tấm bảng ngay cổng vào liệt kê các hạng mục tham quan trong khu du lịch, trong đó  dòng thứ ba từ trên xuống ghi rõ ràng: Vạn Lý Trường Thành.

Đi sâu vào phía sau khu du lịch, tham quan qua một vài hạng mục đại loại như cây Vĩnh hằng, nhà cổ, bàn xoay, vườn thú lạ... thì đến một lối đi được xây dựng chắc chắn bằng bậc tam cấp, hai bên được xây thành cao theo đúng "bản sao" Vạn Lý Trường Thành.

Tường thành này là công trình xây dựng đồ sộ nhất. Nhìn sơ cũng có thể thấy ý đồ của những nhà quản lý khu du lịch là muốn xây dựng "tường thành" này làm "điểm nhấn" cho toàn bộ khu du lịch.

"Vạn Lý Trường Thành Đà Lạt" được xây dựng khá dài, khoảng 300m, uốn lượn, vắt vẻo từ ngọn đồi bên này, sang đến ngọn đồi bên kia của toàn khu. Ở hai đầu "trường thành" cũng được xây dựng cổng thành hẳn hoi, có hình vuông, mỗi bề khoảng 3m, cao hơn tường thành. Bên trên cổng thành còn có hai tượng lính kiểu cổ xưa của Trung Quốc đứng canh thành với giáo mác trong tay.

Đi từ phía thành bên trái khu du lịch xuống dưới hẻm núi, nơi có lối dẫn tới làng văn hóa dân tộc, nơi trưng bày các lọai công cụ, đồ gốm, rượu cần, nhạc cụ của người dân tộc ở vùng cao nguyên xung quanh đỉnh Langbiang, thì tấm bảng ghi "làng văn hóa dân tộc" lại được gắn trên cổng của "Vạn Lý Trường Thành".

Bất ngờ hơn, bởi nơi một cái cổng cạnh đó nữa, người ta khắc dòng chữ nổi tiếng khắp thế giới: "Bất đáo Trường Thành phi hảo hán". Đây đích thị là ý muốn "dựng" Vạn Lý Trường Thành giữa cao nguyên Đà Lạt chứ không phải là nhầm lẫn nữa.

Hay đó chính là 1 công trình văn hóa du lịch, một sáng kiến mang tâm lý "vong bản" đáng xấu hổ?

Cách cái cổng có dòng chữ "Bất đáo..." ấy vài bước chân, giữa một đám cỏ bên cạnh Trường Thành là một nhóm quân tượng được dựng nên, với hình hài, áo mão, vũ khí trong tay. Đặc biệt là "cái thần" trên khuôn mặt của những quân tượng này như đang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu để "giữ" thành vậy.

Dẫn đầu đội quân ấy có hẳn một tay tướng chỉ huy đàng hoàng. Tất cả có bề ngoài như đội quân của Tần Thủy Hoàng từng được dựng trong phim ảnh Trung Quốc. Điều đáng nói là tất cả "Trường Thành, "toán lính" này nằm sát bên 1 nhà trưng bày và 1 sân khẩu biểu diễn cồng chiêng. Nơi mà khu du lịch vẫn thường tổ chức cho du khách khi có yêu cầu.

Khi bếp lửa bập bùng với tiềng cồng chiêng của núi rừng vang lên ở đây, thì những "tượng lính" nằm bên cạnh có thể "canh giữ" cho cuộc vui ấy?

Thật là lạ. 1 công trình văn hóa nằm trong 1 khu du lịch nổi tiếng, được xây dựng đã nhiều năm, được các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng phê duyệt hẳn hoi, lại "ngoại lai" đến mức... đáng kinh ngạc như thế?

Hội chứng bắt chước hay tâm lý "vong bản"?

Ai cũng biết, 1 công trình văn hóa du lịch cho cộng đồng, điều trên hết nó phải mang tính giáo dục- giáo dục thẩm mỹ, giáo dục về cội nguồn lịch sử, văn hóa dân tộc... cho bất cứ ai đến thăm, vui chơi, nhất là với thế hệ con cháu chúng ta.

Cái điều quá đỗi đơn giản ấy lại được những người "giàu trí tuệ" dựng lên đây một công trình "Trường Thành" hoàn toàn của Trung Quốc. Thử hỏi những ai là "tác giả" của công trình ngoại lai này, và muốn giáo dục điều gì cho mọi người?

Liệu có phải đây là "hội chứng" do xem qua nhiều phim ảnh Trung Quốc, nên người ta "a dua" một cách mù quáng không? Hội chứng a dua kiểu ấy chỉ có thể chấp nhận được nếu đó là trẻ con. Hay như các chị em phụ nữ ta thường  "hâm mộ" các tài tử điển trai trêm phim ảnh xứ Hàn.

Nhưng những nhà quản lý chính quyền, quản lý văn hóa du lịch ở Đà Lạt, chả lẽ cũng lại ngây thơ đến nỗi cũng "nhiễm bệnh" như thế?

Thật đau lòng và xấu hổ. Đứng xem đoạn "Vạn Lý Trường Thành Đà Lạt" 1 lúc, tôi đã chứng kiến hàng trăm người, từ già trẻ, lớn bé thi nhau đứng ở mọi góc độ của "trường thành" này để chụp hình lưu niệm.

Có người còn cho trẻ con khoác lên mình những bộ đồng phục, mũ mão của "Hoàng Châu Cách Cách" ngay tại quầy phục vụ của khu du lịch bên cạnh, để đứng lên "cổng thành" chụp hình lưu niệm nữa. Thật tội nghiệp cho khách du lịch.

Họ chỉ biết những đọan tường thành, cổng thành, quân tượng, những bộ đồng phục đỏ đỏ, vàng vàng ấy "đẹp" thì  chụp thôi. Họ đâu có tội gì? Tội là của những người đã "dựng" lên cái công trình "ngoại lai" này, trong khi thành, lũy của bao nhiều triều đại kiêu hùng của ông cha ta thì họ không xây nổi một mét.

Hay đó chính là 1 công trình văn hóa du lịch, một sáng kiến mang tâm lý "vong bản" đáng xấu hổ?

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty