Người nước ngoài 'mê' HN, người HN thì...
Cập nhật lúc 09:43, Thứ Hai, 04/10/2010 (GMT+7)
– Ngày 4/10, tại Nhà hát lớn Hà Nội sẽ diễn ra lễ tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu "Thăng Long – Hà Nội nghìn năm Văn hiến và anh hùng".
TIN BÀI KHÁC | |
---|---|
20h00 tối qua 3/10, chương trình nghệ thuật "Thăng Long - Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh" tại vườn hoa Lý Thái Tổ bên hồ Hoàn Kiếm đã kết thúc những sự kiện nổi bật của ngày thứ 3 Đại lễ.
Đêm diễn nhiều cảm xúc tại vườn hoa Lý Thái Tổ |
Bước sang ngày thứ 4 Đại lễ, thời tiết Hà Nội tiếp tục trong trẻo, trưa và chiều giảm mây trời nắng, gió đông bắc cấp 2-3, nhiệt độ thấp nhất từ 23-26 0C, cao nhất từ 29–31 0C, trời se lạnh, đúng tiết thu Hà Nội.
Hà Nội lung linh trong mắt khách quốc tế
Những ngày này, ngay cả những vị khách quốc tế dù chỉ lần đầu bước chân đến Hà Nội hay những người đã từng sống ở Hà Nội lâu năm cũng đều nhận thấy thủ đô rực rỡ, lung linh hơn mang một nét đẹp không pha trộn.
Các du khách nước ngoài háo hức tham gia đại lễ (Ảnh: Dân Việt) |
Trả lời Dân việt, Đại sứ Chile Ferrnando Urutia nói dù mới chỉ đến Hà Nội được 2 tháng, nhưng ông cảm thấy mình may mắn khi được chứng kiến thời khắc lịch sử của Hà Nội 1000 năm tuổi. Đại sứ Algerie Chikhi Cherif thì cho rằng, chính sự duyên dáng của Hà Nội đã khiến những du khách quốc tế đắm say.
Hồ Gươm ngập rác
Tuy nhiên, trong lúc người nước ngoài mê Hà Nội và muốn lưu giữ từng khoảnh khắc lịch sử này thì chính người Hà Nội và những người Việt ở khắp mọi miền đất nước đổ về Hà Nội dịp này lại đang phá hỏng bức tranh đẹp đẽ đó. Vì sự thiếu ý thức của nhiều người nên hồ Hoàn Kiếm, khu vực trung tâm nơi thu hút nhiều du khách nhất đang nhanh chóng biến thành một bãi rác: Dưới nước chai lọ, túi nilon, vỏ kẹo nổi lềnh bềnh, trên đường hạt dưa, vỏ hoa quả… rơi vãi khắp nơi. Lao công quét dọn liên tục mà vẫn không thể thu dọn hết…
Mà còn rơi vãi khắp nơi trên phố (Ảnh: Hà Thành) |
Trao giải cuộc thi "Thăng Long – Hà Nội nghìn năm Văn hiến và anh hùng".
Sáng 4/10, lễ trao giải cuộc thi tìm hiểu "Thăng Long – Hà Nội nghìn năm Văn hiến và anh hùng" đã được tổ chức trang trọng tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Trải qua 10 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nhân dân mọi tầng lớp với số lượng bài tham dự lên tới gần 3,33 triệu bài.
Đoàn cơ sở Trung đoàn BB38, Sư đoàn BB2 - Quân khu V nhận giải Đặc biệt ở giải cá nhân (Ảnh: Triệu Hoa) |
Trong tổng số 230 bài lọt vào vòng chấm chung khảo, BTC đã lựa chọn ra 84 bài thi xuất sắc nhất để trao 1 giải Đặc biệt ở giải cá nhân thuộc về Đoàn cơ sở Trung đoàn BB38, sư đoàn BB2, quân khu V, giải Đặc biệt tập thể thuộc về BTC cuộc thi TP. Hà Nội. Ngoài ra BTC cũng đã quyết định trao 3 giải nhất, 10 giải nhì, 20 giải ba và 50 giải khuyến khích cho các cá nhân có bài dự thi chất lượng.
Cụ Vũ Duy Bính (100 tuổi) là người cao tuổi nhất tham dự cuộc thi nhận giải Ấn tượng (Ảnh: Triệu Hoa) |
Đây là một cuộc thi giàu ý nghĩa, khơi gợi lại tình yêu sâu sắc của nhân dân đối với thủ đô văn hiến. Cuộc thi đã xác lập được nhiều kỷ lục ấn tượng, trong đó tiêu biểu là bài dự thi in trên hình rồng cao 2,2m, dài 28m của Đoàn Thanh niên Công ty Cavico Việt Nam, bài dự thi in trên giấy dó với kiểu chữ thư pháp của Cung thiếu nhi Hà Nội và kỷ lục người dự thi cao tuổi nhất là cụ Vũ Duy Bính, 100 tuổi (Hà Nội).
"Thăng Long mở hội tìm lại dấu xưa"
20h tối nay (4/10), chương trình nghệ thuật múa cổ "Thăng Long mở hội tìm lại dấu xưa" sẽ chính thức diễn ra dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ quy tụ 600 nghệ sĩ không chuyên tham gia biểu diễn. Họ là những nghệ nhân, nông dân, thậm chí cả nhà sư…đến từ nhiều khu vực tại Hà Nội. Tất cả sẽ cùng phối hợp để tái hiện lại những điều múa cổ của Thăng Long – Hà Nội xưa, trong đó có những điệu cổ như "Lục cúng", "Giải oan thích kết"…
20h tối nay (4/10), chương trình nghệ thuật múa cổ "Thăng Long mở hội tìm lại dấu xưa" sẽ chính thức diễn ra dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ quy tụ 600 nghệ sĩ không chuyên tham gia biểu diễn. Họ là những nghệ nhân, nông dân, thậm chí cả nhà sư…đến từ nhiều khu vực tại Hà Nội. Tất cả sẽ cùng phối hợp để tái hiện lại những điều múa cổ của Thăng Long – Hà Nội xưa, trong đó có những điệu cổ như "Lục cúng", "Giải oan thích kết"…
Màn tập luyện trước đêm biểu diễn của các nghệ sĩ không chuyên (Ảnh: Ngọc Hà) |
Việc khôi phục các điệu múa cổ giới thiệu với công chúng là một hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng, hướng đến việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông.
* Tiếp tục cập nhật...
- Đức Tâm (Tổng hợp)
No comments:
Post a Comment