TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, November 27, 2010

Giới trẻ với blog và mạng xã hội


2010-11-24

Cafe Wifi hôm nay đón chào 5 người bạn từ Hà Nội, Quảng Nam, Nha Trang, Sài Gòn, và Na Uy.

AFP photo

Các cửa hàng, dịch vụ Internet tại VN như nấm mọc sau mưa

 

Và bây giờ Khánh An lần lượt mời các bạn tự giới thiệu một chút về bản thân mình.

Dịu: Xin chào Khánh An và các bạn đang nghe đài và các bạn đang giao lưu. Mình tên là Xuân Dịu. Mình sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, hiện đang làm việc tại TP.HCM. Mình sinh năm 1987.

Thục Vi: Xin chào mọi người. Em là Vi từ Quảng Nam ạ. Hiện nay em đang học luật và kinh tế.

Như Quỳnh: Xin chào các bạn. Mình là Như Quỳnh. Mình ở Nha Trang và mọi người thường gọi mình là Blogger Mẹ Nấm.

Toàn: Mình là Toàn, 25 tuổi. Mình hiện đang làm việc tại Sài Gòn. Mình là kiến trúc sư.

Hải Di : Tôi tên là Nguyễn Đắc Hải Di và hiện tại đang học chương trình IB ở Na Uy.

Từ trào lưu thành thói quen

Khánh An : Vâng. Một lần nữa Khánh An chào đón tất cả các bạn đến với chương trình Cafe Wifi. Để bắt đầu đề tài "Giới trẻ với việc viết blog và các trang mạng xã hội", Khánh An xin được hỏi câu hỏi đầu tiên đối với các bạn là các bạn có viết blog không? Bạn viết từ lúc nào và tại sao bạn viết blog?

Dịu: Em viết blog cũng được 3 năm rồi. Bắt đầu viết blog ở trang 360, khi đó nó như một trào lưu thôi, thấy bạn viết thì cũng viết, nhưng mà sau đó thì viết như viết nhật ký hàng ngày, thấy thích thú cho nên là cứ viết, viết về cuộc sống hàng ngày của mình và những hoạt động mà mình đang tham gia. Có lẽ cũng nhờ viết blog mà mình đã trở thành một cộng tác viên của báo chí. Ngoài ra, sau khi mà trang 360 bị đóng cửa thì mình chuyển sang trang Facebook, ở đấy thì thông tin đến mọi người khá là nhanh, nhưng mà để mình được viết một cách thoải mái và nhiều hơn như là trang 360 cũ không có cho nên mình lại quay lại trang cũ của 360  mà hiện giờ là Yahoo Plus.

Khánh An: Bây giờ thì mời các bạn khác. Các bạn tại sao lại viết blog và viết từ khi nào?

Thục Vi: Thực ra thì từ trước tới giờ em chưa chơi blog lần nào chị ạ. Em chỉ tham gia Facebook khoảng cách đây một năm rưỡi thôi. Em tham gia cùng với bạn bè để chia sẻ ý kiến của mình, tại vì trong cuộc sống của em không có nhiều bạn bè lắm. Hiện tình đất nước, hiện tình cuộc sống, những cái mà mình tai nghe mắt thấy làm cho em cảm thấy rất bức xúc, em suy nghĩ rất là nhiều. Còn viết blog thì em không có viết.

Khánh An: Bây giờ thì mình mời Toàn nghe. Toàn có viết blog không? Bạn có tham gia những trang mạng xã hội không?

Bắt đầu viết blog ở trang 360, khi đó nó như một trào lưu thôi, nhưng mà sau đó thì viết như viết nhật ký hàng ngày. 

Bạn Dịu

Toàn: À, mình thì cũng giống Dịu. Năm 2007 mình có viết blog bên Yahoo, rồi sau đó nó đóng cửa thì mình bẵng một thời gian không dùng nữa. Thực chất thì mình dùng blog bên Yahoo đúng là giống như một trào lưu thôi, nhưng sau khi dùng một thời gian rồi thì mình cũng có viết một số bài viết về bản thân mình mà mình muốn người ta đọc những điều đó, vậy thôi. Còn sau đó mình có đăng ký bên Facebook và bây giờ vẫn còn.

Khánh An: Cảm ơn Toàn. Quỳnh thì sao?

Như Quỳnh: Mình viết blog từ giữa năm 2006. Cũng giống như các bạn ở đây, bắt đầu với Yahoo! 360. Sau khi nó kết thúc thì mình chọn Multiply và Facebook để tiếp tục viết. Ý định đầu tiên mình lập blog là cũng chỉ định viết cho con như món quà tặng cho con thôi, nhưng khi mình kết nối với thế giới mạng, mình gặp rất nhiều chuyện. Mình phải đọc những thông tin và đem những thông tin đó so sánh với thực tế của xã hội thì mình thấy đúng là mình còn biết quá ít, và tiếp nhận thông tin đó quá ít trong xã hội cho nên mình chọn cách viết blog để chia sẻ điều mình nghĩ với những người mà mình kết nối.

Khánh An: Cảm ơn Quỳnh. Và Hải Di? 

Hải Di: Cá nhân tôi thì đầu tiên khoảng năm 2006 tôi lập blog trên Blogspot. Khoảng thời gian đó thì bạn bè xung quanh tôi không có blog nhiều lắm. Mà lúc đó tôi không thực sự có mục đích nào cụ thể mà chỉ là có nhu cầu viết và muốn người khác đọc, kiểu như vậy. Sau đó khoảng năm 2007, tôi lập blog trên Yahoo! 360. Rồi sau đó khi trang Yahoo!360 đóng thì tôi chuyển về Blospot, rồi sau đó lập trang Facebook. Rồi khoảng dạo gần đây cũng có lập trang blog trên Wordpress nhưng mà vì nhiều lý do nên đã đóng.

Khánh An: Từ những gì mà các bạn chia sẻ thì có thể thấy các bạn cũng là những người du hành khá nhiều qua các blog và các trang mạng xã hội. Khánh An muốn hỏi các bạn là khi các bạn viết blog trong một thời gian như vậy, các bạn thấy là việc viết blog hay các trang mạng xã hội mang lại lợi ích gì cho các bạn?

Toàn: Cái đầu tiên mà mình cảm thấy được là cái khả năng viết văn của mình, theo mình cảm nhận thì câu cú có vẻ rõ ràng và tốt hơn trước. Đó là cái đầu tiên. Thứ hai là hồi đó mình thấy mọi người viết blog theo kiểu đúng là nhật ký như bạn Dịu nói, tức là sáng tôi đi ăn cơm, tối tôi đi xem phim, đại khái vậy đó. Còn sau đó thì Toàn lại không viết kiểu đó mà Toàn thích viết những cái, ví dụ như có vấn đề gì đó mình mổ xẻ ra và mình phân tích nó, rồi mình mong mọi người cùng đóng góp ý kiến, thì bây giờ mình vẫn đang viết là viết theo kiểu đó.

Tìm sự đồng cảm

Khánh An: Như vậy thì có thể cho Khánh An hỏi không? Vấn đề mà Toàn thích mổ xẻ khi viết Blog là những vấn đề thuộc lãnh vực nào?

000_Hkg3595291-250.jpg
Trang mạng xã hội thí điểm của Việt Nam go.vn khai trương hôm 19 tháng 5 năm 2010. AFP photo
Toàn: 
Tất cả những vấn đề ở Việt Nam mà Toàn cảm thấy bức xúc và Toàn cần nói ra cái bức xúc của mình để có người chia sẻ.

Khánh An: Ví dụ?

Toàn: Ví dụ như là chuyện ca sĩ Việt Nam thế này thế kia, chuyện tại sao lại có những thành viên trên Facebook lại đặt tên mình có kèm theo chữ tiếng Anh, ví dụ như vậy, những vấn đề nho nhỏ như vậy.

Khánh An: Vâng, cảm ơn Toàn. Còn các bạn khác thì thế nào?

Hải Di: Chính xác là ban đầu khi tôi quyết định lập blog thì lúc đó tôi chưa thật sự nghĩ về việc mình sẽ viết gì, tức là tôi chỉ viết về những vấn đề rất bình thường như là điện ảnh, âm nhạc, văn học… những vấn đề mình quan tâm. Sau đó dần dần tôi bắt đầu viết một số vấn đề xã hội, những cái mà tôi nhìn thấy. Nhưng thật ra lúc đó tôi chỉ mới là một học sinh, không có nhiều thời gian quan tâm. 

Nhưng tới khi tôi sang Na Uy thì lúc đó có nhiều thời gian rảnh hơn, rồi sau đó vì hoàn cảnh của mình cho nên tôi mới bắt đầu tìm hiểu và đọc thêm nhiều hơn, mới biết về tình hình, mới thấy nhiều hơn về những vấn đề như nhân quyền, hoặc vấn đề dân chủ ở Việt Nam, thì lúc đó tôi mới bắt đầu viết về chính trị.

...với các trang mạng xã hội và các trang blog, người ta có điều kiện để nói lên quan điểm của mình và biết được thêm nhiều thông tin hơn nữa.

Bạn Hải Di

Có rất nhiều người đã từng nói với tôi là viết blog hoặc là dùng Facebook chỉ là phí thời gian, nhưng thật ra theo tôi nghĩ vấn đề nào cũng có hai mặt của nó. Thí dụ ở nước mình, khi trên báo chí hoặc trên truyền thông nói chung, mình không có điều kiện để bàn về nhiều vấn đề, có nhiều cái bị chặn, bị cắt bớt, thì với các trang mạng xã hội và các trang blog người ta sẽ có điều kiện để nói lên quan điểm của mình và biết được thêm nhiều thông tin hơn nữa.

Khánh An: Vâng. Cảm ơn sự chia sẻ vừa rồi của Di. Theo các bạn khác, các bạn hiện đang ở tại Việt Nam đó, các bạn có thấy là các bạn gặp vấn đề giống như Di vừa nói, là các bạn bị chặn lại những trang blog hay là các bạn không được nói đến một số vấn đề mà các bạn muốn nói hay không?

Toàn: Toàn cũng là người cũng viết một số vấn đề liên quan tới những cái bức xúc khi mà mình ở Việt Nam thì bản thân Toàn, Toàn cũng thấy là khi mà đụng những chuyện nhạy cảm một chút, thí dụ nó liên quan đến chính trị, như bạn gì ở Na Uy nói đó, thì cũng rất khó. Cho nên nhiều khi mình vừa muốn viết mà mình lại vừa muốn nó không bị chặn, bị xóa, thậm chí nhiều khi những bài viết không sai, không có gì liên quan tới tình dục hay là cái gì đó bị cấm, thì vẫn bị xóa  bởi vì nó đụng vô vấn đề nhạy cảm. 

Cho nên nhiều khi động lực mình viết nó cũng ảnh hưởng, nhưng mà viết thì vẫn viết thôi. Có điều là mình cẩn thận hơn vì nhiều khi mình viết không sai nhưng mà mình vẫn bị khóa thế này thế kia, đụng chuyện nhiều lắm. Có, vấn đề đó là có. Mình khẳng định là có.

Khánh An: Vâng. Như vậy là bạn Toàn, theo kinh nghiệm của bạn thì bạn khẳng định là chuyện này có thật tại Việt Nam. Thế còn bạn Dịu, bạn Dịu có thấy là sự việc này có xảy ra đối với bạn hay những bạn bè, những người xung quanh bạn không?

Dịu: Khi mà mình viết blog thì trước hết blog nó là câu chuyện cá nhân của mình. Và lý do mình là người Miền Bắc nhưng mình vào trong Sài Gòn học tập thì với khoảng cách địa lý như vậy nên mình đã chọn blog để làm một kênh thông tin cho bạn bè thân của mình ở ngoài Bắc biết được cuộc sống của mình đang diễn ra như thế nào. Có lẽ là vì những chuyện mình viết nó rất là cá nhân cho nên mình thấy rất bình thường, không có vấn đề gì cả.

Mạng xã hội cũng bị chặn

Khánh An: Bạn Dịu thì không có gặp tình trạng bị chặn hay là bị xóa trên blog, phải không? Thế còn lợi ích mà blog hay trang mạng xã hội mang lại cho bạn thì bạn nghĩ là gì, ngoài chuyện chia aẻ cá nhân của bạn với bạn bè?

000_Nic232812-250.jpg
Giới trẻ Ai Cập cạnh một quán cà phê wifi tại Cairo năm 2008, lúc mạng internet thường xuyên bị gián đoạn. AFP photo
Dịu: 
Mình thấy các trang mạng rất là có ích, thứ nhất là đối với cá nhân mình thì mình có một kênh thông tin rất nhanh đối với mình và các bạn mình ở xa. Thứ hai là blog đã kết nối được mình với những người bạn. Ban đầu mình đọc báo chí nghe mọi người nói rằng mạng ảo thì chắc chắn không có ai là thật cả, nhưng mà từ khi mình viết blog và quen những người bạn trên blog thì mình thấy nó hoàn toàn ngược lại, bởi vì những người bạn mình gặp thì thật sự khi mà ra ngoài đời mọi người gặp nhau và cùng tham gia những công việc tình nguyện thì mới thấy trên mạng ảo họ là những con người thật sự. 

Khánh An: Như các bạn vừa mới nói, blog hay các trang mạng xã hội đem lại rất nhiều điều tích cực, phải không? Nó có thể gắn kết các bạn với những người bạn khác với xã hội bên ngoài. Mặt khác, nó cũng đem lại những thông tin mà các bạn trước đây không hề biết. Như vậy, Khánh An muốn hỏi các bạn là giữa một đám thông tin như vậy, có rất là nhiều thông tin trái chiều phải không, thì các bạn xử lý nó như thế nào? Các bạn có đọc một cách lựa chọn hay không? Hay các bạn có tránh bình luận về những thông tin nhạy cảm không?

Như Quỳnh: Theo mình thì thông tin là không nên chọn lựa để đọc bởi vì tự do thông tin mà. Đôi khi mình phải để cái đầu mình nó thông thoáng, tức là tất cả các thông tin thì mình nên đọc, nhưng mà nhận định và phân tích thông tin đó như thế nào, theo chiều hướng nào là tùy vào mỗi người.

Giống như những người đã quen coi báo Nhân Dân hay là coi báo giấy thì họ sẽ rất là xa lạ đối với các thông tin xảy ra trên mạng. Và đặc biệt là những người xem ti-vi VTV ở Việt Nam thì hoàn toàn khi mà tiếp cận với luồng thông tin trên Internet là họ sẽ bỡ ngỡ, bởi vì nó khác xa với những gì mà họ vốn đã tiếp nhận.

Một thực tại là trang mạng xã hội Facebook là hoàn toàn bị chặn ở Việt Nam, đối với bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ Internet nào.

Bạn Như Quỳnh

Vì vậy, với tâm lý của một người sống ở Việt Nam thì cái khoảng cách từ thông tin thật mà bạn tiếp nhận trong cuộc sống trên các kênh truyền thông bình thường và với Internet thì nó là một khoảng cách khá xa. Chính vì vậy mà chuyện mình tiếp nhận thông tin trên Internet là chuyện đương nhiên phải có và cần có để mình đối chiếu với cuộc sống hàng ngày, đó là cái thứ nhất. 

Cái thứ hai, mình muốn quay lại hồi nãy các bạn có nói nhưng các bạn quên mất một thực tại là trang mạng xã hội Facebook là hoàn toàn bị chặn ở Việt Nam, đối với bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ Internet nào.

Toàn: Đúng rồi.

Như Quỳnh: "Cái chuyện mà họ chặn và các bạn trẻ, những người trẻ hơn mình, các bạn sinh năm 80, 90, các bạn phải đổi DNS để vào Facebook để các bạn chơi game, các bạn giao lưu, nó trở thành cái nhu cầu bình thường đến nỗi các bạn quên mất là cái chuyện đối DNS đó chính là cách thức vượt tường lửa và phá bỏ sự ngăn cản thông tin mà vô tình hay cố ý không biết, nhưng mà các bạn không muốn thừa nhận chuyện ngăn chặn đó."

Như Quỳnh vừa nêu lên một thực tế rất vô lý đang tồn tại tại Việt Nam như là một điều bình thường, đó là khi tham gia vào trang mạng xã hội, tiêu biểu là trang Facebook, có nghĩa là phải vượt tường lửa. Tại sao một chuyện vô lý như thế lại không có mấy bạn trẻ quan tâm và đặt câu hỏi? Mời quý vị tiếp tục theo dõi ý kiến của những người trong cuộc trong chương trình Cafe Wifi kỳ tới. 

Theo dòng thời sự:


No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty