Mặc Lâm, biên tập viên RFA2010-12-24Trại giam Cổng Trời có lẽ là một địa danh ít người Việt biết đến trước khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Đây là nơi giam giữ các trọng tội hình sự và các tù nhân tôn giáo trong đợt xóa sổ năm 1959 và sau đó mở tung cánh cửa một lần nữa vào năm 1976 để đón những tù nhân cải tạo từ miền Nam gửi ra. Trại giam Cổng Trời dưới nhiều góc nhìn có thể nói không hề thua kém bất cứ trại giam nào trong tác phẩm "Quần Đào Ngục Tù" của văn hào người Nga Alexandre Soljenitsyne. Ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do trân trọng giới thiệu loạt bài này do biên tập viên Mặc Lâm biên soạn sau đây với mục đích giở lại hồ sơ những cái chết oan khuất, những con người bị chà đạp và những tài liệu, nhân chứng cho biết trại Cổng Trời đã tra tấn, ngược đãi tù nhân như thế nào. Loạt bài này sẽ do chính nạn nhân của trại tù khắc nghiệt này kể lại mời thính giả theo dõi, bắt đầu từ bài thứ nhất sau đây: Giáng sinh năm 1959Tiếng chuông Nhà Thờ Lớn Hà Nội giục giã vang lên chỉ một ngày trước lễ Giáng Sinh năm 1959. Không phải báo hiệu sự ra đời của Chúa Giê Su, mà tiếng chuông kêu cứu với giáo dân vì Nhà Thờ Lớn đang bị một nhóm người đến phá rối. Cha xứ Nhà Thờ Lớn lúc bấy giờ là linh mục Trịnh Văn Căn, cũng chính là người ra lệnh giật chuông kêu giáo dân đến cứu nhà thờ khi một nhóm người tự xưng là quần chúng tự phát kéo đến dành phần trang trí nhà thờ trong dịp lễ Giáng Sinh năm 1959. Câu chuyện bắt đầu từ trước đó một năm, chính quyền Hà Nội muốn chứng tỏ Việt Nam khuyến khích tự do tôn giáo nên trong dịp Giáng sinh năm 1958 họ đã cho một đám đông đến Nhà Thờ Lớn tự ý chăng đèn kết hoa trang trí bên ngoài nhà thờ và sau đó đòi nhà thờ phải trả lại tiền công lẫn tiền mua vật liệu với tổng số tiền không ai tin nổi. Giáng Sinh năm 1959 nhóm người này lại tiếp tục đến đòi trang trí nhà thờ nhưng gặp sự chống cự quyết liệt của linh mục chánh xứ Trịnh Văn Căn và linh mục Nguyễn Văn Vinh, còn được gọi là cha chính Vinh. Khi nghe tiếng chuông báo động, giáo dân kéo tới và ẩu đả xảy ra. Chiến dịch xóa sổCổng Trời là một cái địa ngục nhốt cho đến chết thì thôi, cùng với cha Lương Huy Hân. Cái chết của cha chính Vinh là như thế. Câu chuyện vỡ lở ra sau đó cho thấy nhóm người đến phá nhà thờ do chủ trương quá khích của một nhóm người và kết quả là linh mục Trịnh Văn Căn, linh mục Nguyễn Văn Vinh cùng một số giáo dân bị quy tội phá rối trị an. Linh mục Căn chịu 12 tháng tù treo, linh mục Nguyễn Văn Vinh chịu 18 tháng tù giam vì tội "Vô cớ tập hợp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân" Sau phiên tòa, linh mục Nguyễn Văn Vinh bị đưa đi giam ở Hỏa Lò, sau đó bị chuyển đi nhiều trại giam khác như Chợ Ngọc, Yên Bái, cuối cùng là trại giam "Cổng Trời" nơi dành riêng cho các tù nhân tử tội. Ông Phùng Văn Tại, một giáo sư dạy môn giáo sử văn chương trong chủng viện, người biết rõ vụ việc này kể lại: "Ngày 24 tháng 12 năm 1959 tức là chiều hôm trước chuẩn bị trang trí nhà thờ chính tòa để đón Noel, thì Ủy ban Liên lạc Công giáo, tức là Ủy Ban Đoàn Kết Công giáo đến gây chuyện. Trong khi trang trí nhà thờ Chính tòa để mừng Noel thì cha chính Vinh cùng với một số hội Hát, mà sau này đi theo cha chính Vinh, nhiều ca viên lên trại Cổng Trời. Thậm chí có nhiều anh chị em chỉ 15, 16 tuổi thôi. Hôm đó Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo vào tranh dành việc trang trí nhà thờ. Quan điểm của Giáo hội miền Bắc lúc bấy giờ và Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo như nước với lửa. Một là giữ đạo hai là theo người ta. Tranh giành như thế cha chính Vinh cho kéo chuông. Hai cái tháp nhà thờ Chính Tòa của Hà Nội có 6 quả chuông cha chính Vinh cho ca đoàn lên kéo cùng một lúc, cứ như thể một cuộc báo động lớn năm 1959 cho nên kinh khủng lắm, và họ hô nhau đến bắt cha chính Vinh." Những nạn nhân đầu tiênCó thể nói cha chính Vinh là nạn nhân đầu tiên trong chính sách xóa sổ thầm lặng đạo Công giáo mà chính quyền Hà Nội hướng tới. LM Nguyễn Văn Vinh do quá cương quyết và không chịu khuất phục đã âm thầm chịu chết sau đó trong trại giam Cổng Trời. Ông Phùng Văn Tại kể: "Bắt cha chính Vinh xong họ bắt một số ca viên. Nó thành một cái môtif tức là cái mẫu chung của những người bị bắt. Bắt vào đây trước tiên vì những cái gì? và cuối cùng là chết thế nào. Cha chính Vinh bị bắt và cuối cùng ngài bị đày lên Cổng Trời. Cổng Trời là một cái địa ngục nhốt cho đến chết thì thôi, cùng với cha Lương Huy Hân. Cái chết của cha chính Vinh là như thế." Cổng Trời và GulagTrong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù nổi tiếng thế giới, văn hào Aleksander I. Soltzhenitsyn kể lại chế độ Liên Xô lúc ấy đã tiêu diệt đạo công giáo một cách tỉ mỉ đến nỗi nếu so sánh tình trạng bách hại tôn giáo dưới thời Stalin và cộng sản Việt Nam thì người ta sẽ ngạc nhiên vì cách thức của chúng giống nhau như hai giọt nước. Soltzhenitsyn viết: "Nguyên một hôm các viên chức địa phương đột nhập Tu viện Zvengiorod, cho đòi Cha Bề trên Ion. Ông này nổi danh trong Giáo hội Nga, nguyên là Firguf, sĩ quan kỵ binh trong đội Ngự lâm quân Nga hoàng, được ơn trên kêu gọi nên bỏ địa vị, phân phát hết của cải cho dân nghèo rồi xin vô nhà tu kín. Họ bảo: "Mời quá bộ ra đây có chút việc" và yêu cầu ông Cha Bề trên giao nạp cho họ bộ hài cốt của Thánh tử đạo Savva. Mấy người Nhà nước vô giáo đường vẫn phì phèo hút thuốc, ngay cả trước bàn thờ Chúa. Dĩ nhiên họ vẫn đội nón và một ông còn nhấc xương sọ của ông thánh lên, thử nhổ bãi nước bọt để coi Thánh có làm gì nổi. Họ còn xúc phạm nhiều nữa khiến các tu sĩ phải kéo chuông báo động. Giáo dân đổ xô tới và sau một chầu xung sát có 1 hay 2 ông thiệt mạng." Trong nhiều năm trời, các chủng viện khắp miền Bắc Việt Nam bị đàn áp một cách có hệ thống. Linh mục, tu sĩ cũng như chủng sinh và giáo dân đều là nạn nhân của chính sách này. Cha Nguyễn Thanh Đương, linh mục chánh xứ Quy Hậu, Nghệ An cho biết: Họ bắt tất cả phần tử công giáo bị nghi ngờ. Một số anh em biệt kích, những gia đình có người đi Nam, người thì địa chủ, phản động khi tình nghi thì họ sẽ tập trung. "Tôi bị bắt vào tháng 5 năm 1964. Bị bắt nhiều lần. Chủ trương của họ trong năm 60 khi quốc hội họp bắt tất cả các phần tử họ sợ trong miền Nam tổ chức Bắc tiến. Họ bắt tất cả phần tử công giáo bị nghi ngờ. Một số anh em biệt kích, những gia đình có người đi Nam, người thì địa chủ, phản động khi tình nghi thì họ sẽ tập trung. Trong lúc đó có chủ truơng dẹp tất cả các chủng viện dần dần bằng cách này cách khác làm cho vấn đề đào tạo linh mục không còn nữa. Họ cũng có hướng cho rằng 40 năm sau thì trên đất Bắc không còn công giáo nữa. Các linh mục chết hết rồi. Ông linh mục nào vâng lời đi theo họ thì họ để cho hoạt động còn những linh mục có thái độ không cộng tác với họ thì nó bắt. Họ có ý tập trung một số linh mục nào nghe họ thì họ để ở dưới xuôi, còn những cha không cộng tác thì họ tập trung ở những xứ trên rừng. Còn các thầy ở các chủng viện anh nào không về xây dựng gia đình thì họ sẽ tập trung cải tạo." Soltzhenitsyn kể lại trong Quần Đảo Ngục Tù của ông nhiều đoạn như được trích lại từ Việt Nam mặc dù ông không hề có một khái niệm nào về đất nước Việt Nam: "Không địa phương nào không có một vụ án tôn giáo để "triệt hạ bằng hết phản động", nghĩa là tu sĩ, linh mục, con chiên hàng loạt bị đưa ra toà. Trước vụ tu viện Zvengiorod bị xâm nhập, Đức Giáo chủ Tikhon từng nhiều lần phản kháng Nhà nước cấm giảng đạo, bắt bớ tu sĩ hoàn toàn với tội danh mơ hồ "phản Cách mạng". Chỉ có một thời gian công tác triệt hạ Giáo hội tạm lơi vì Nhà nước còn lo lấy lòng tín đồ Chính thống giáo để rảnh tay thanh toán nội chiến. Dẹp xong Denikin và Kolchak là những phiên toà lại dồn dập như sóng trào." Cán bộ Nhà nước tỏ ra không thua kém Liên Xô về khoản bắt bớ. Không phải họ chỉ bắt linh mục, cả những người giảng dạy tại chủng viện hay các chủng sinh, giáo dân cũng đều chung số phận trong cuộc bách hại này. Ông Phùng Văn Tại là một trong những giáo sư giảng dạy tại chủng viện kể lại: "Công việc của tôi từ năm 1952 cho tới khi tan chủng viện năm 1967 là dạy cho 6 lớp với 120 chủng sinh. Lớp tôi có 11 người, hai linh mục. Mùng 5 tháng 6 năm 1960 thì tôi được mãn trường khi đang học ở tiểu chủng viện. Đức Cha phát bìa sai nó như một cái quyết định phân công. Tôi ở lại dạy chủng viện với hai người cùng lớp nữa cho đến 30 tháng 5 năm 1963 thì tôi bị bắt. Lý do là người ta không muốn có chủng viện người ta muốn xóa sạch những người làm việc Chúa thế thôi, không muốn chúng tôi làm linh mục." Không thể sống chungChúng tôi bị đưa lên cổng trời chỉ có tôi và anh Đang là không làm dấu thánh giá và không theo đạo Thiên chúa thì còn sống, còn tất cả 70 người đều chết hết cả. Qua kinh nghiệm từ những nhân chứng khi viết Quần Đảo Ngục Tù, văn hào Soltzhenitsyn xác định người cộng sản không thể chung sống với tôn giáo, mà công giáo là tôn giáo nguy hiểm hàng đầu cần phải để ý. Trong một chương nói về công giáo ông viết: "Không cần giữ theo luật! Đây là lúc vô cùng thích hợp để thanh toán cho xong vấn đề tôn giáo mấy năm nay vẫn phải tạm gác lại vì nỗ lực chấm dứt nội chiến. Đây cũng là lúc người Cộng sản phải minh định thế đứng trước người Công giáo, một thế đứng bất khả dung hợp ngay từ quan điểm căn bản "nhà thờ là nhà thờ và Nhà nước là Nhà nước". Không được." Cách thức mà người cộng sản Việt Nam theo đuổi lúc ấy không khác mấy với Liên bang Xô Viết trước đó. Miền Bắc xóa sổ đạo công giáo như thế nào sau hiệp định Geneve? Ông Trần Quốc Định tức nhà văn Đặng Chí Bình, một điệp viên nổi tiếng miền Nam được gửi ra Bắc hoạt động bị giam giữ nhiều năm trời tại miền Bắc, tác giả quyển Thép Đen viết về những người tù, kể lại những điều được chứng kiến mặc dù ông không phải là một tín hữu công giáo, ông kể: "Tôi lúc đấy đã hiểu, trước đấy tôi cũng đã hiểu nhưng khi ra miền Bắc tiếp xúc với cán bộ và thỉnh thoảng lên trại trung ương lại gặp rất nhiều chủng sinh ở trại E này. Hội nghị Geneve 20 tháng 7 năm 1954 khi đến tay của họ, mặc dù trong hiến pháp nói tự do tín ngưỡng tự do ngôn luận …nhưng thực tế xã hội miền Bắc tất cả khi đến tay họ thì họ đóng kín mít, nội bất xuất ngoại bất nhập, do đó tất cả các đại chủng viện của Công giáo ngoài miền Bắc tất cả..xin mời các anh đi về nhà, họ lấy lý do thế này: Anh phải đồng ý với tôi dưới chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có ai ăn bám ai…anh phải đồng ý thôi vì anh ở trong tay của họ! Lúc ấy họ cầm vạt áo của anh họ hỏi: Anh có làm ra cái áo này không? Anh nói không. Họ chỉ xuống đôi dép của anh họ hỏi: anh có làm ra cái này không? Anh bảo không! Cái kính anh đeo trên mắt anh có làm không? Không thì vậy chính là xã hội làm cho anh vậy thì anh phải trả lại xã hội vì không ăn bám ai mà! Tóm lại anh vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự, đi kinh tế mới. Tất cả điều gì người công dân làm thì anh phải làm, anh ăn nhờ xã hội thì anh không thể phây phây đi tu được nữa!" Kiều Duy Vĩnh, chứng nhân Cổng TrờiMột người tù nổi tiếng của trại giam Cổng Trời là đại úy Kiều Duy Vĩnh. Ông và Nguyễn Hữu Đang bị nhốt chung với 70 người gồm linh mục tu sĩ chủng sinh và có người chỉ là giáo dân công giáo. Ông Vĩnh cho biết kinh nghiệm của mình như sau: "Vì gia đình tôi không đi tôi ở lại, gia đình tôi là địa chủ cường hào. Bố tôi bị giết tại Gia Lâm, bị tịch thu toàn bộ tài sản. Vào năm 1959 tôi bị bắt cùng với anh Nguyễn Hữu Đang và 70 tu sĩ và các cha cố. Chúng tôi bị đưa lên cổng trời chỉ có tôi và anh Đang là không làm dấu thánh giá và không theo đạo Thiên chúa thì còn sống, còn tất cả 70 người đều chết hết cả. Có hai linh mục, linh mục thứ nhất là linh mục Vinh thuộc địa phận Hà Nội. Linh mục thứ hai là cha Quế ở địa phận Nghệ An. Chỉ có hai linh mục còn tất cả là tu sĩ. Chúng giết anh em ở khu A khu H khu O. Những lò thiêu xác không có mồ không có khói và không cần chất đốt. Vào khu O là chết. Hai người đầu tiên vào đó chết là linh mục Vinh và linh mục Quế, rồi lần lượt sau đó các tu sĩ đều chết hết cả. Chỉ có tôi và Nguyễn Hữu Đang còn sống vì anh Đang là lão thành cách mạng còn tôi thì không theo đạo Thiên Chúa. Họ chĩa mũi dùi chuyên chính cách mạng vào các người Thiên Chúa Giáo, những người tu sĩ và linh mục." Quý vị vừa theo dõi bài đầu tiên của loạt bài "Trại giam Cổng Trời" do các nhân chứng kể lại cách mà người cộng sản bách hại tôn giáo như thế nào. Tất cả chỉ là mới bắt đầu cho một giai đoạn vô cùng khó khăn của người công giáo Việt nam, mời quý vị đón theo dõi tiếp bài thứ hai trong chương trình kỳ tới để hiểu thêm một giai đoạn có nhiều người chết nhất trong trại giam mang tên Cổng Trời tại Hà Giang Việt Nam. Theo dòng thời sự:
|
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Saturday, December 25, 2010
"Trại Giam Cổng Trời" qua lời nhân chứng (phần 1)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment