TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Monday, January 10, 2011

Dân biểu Úc Luke Simpkins không được phép thăm LM Nguyễn Văn Lý


2011-01-09

Hai ngày sau khi tùy viên chính trị của tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là ông Christian Marchant bị công an hành hung khi đến thăm Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Nhà Chung Huế thì dân biểu Luke Simpkins của nước Úc cũng tới Nhà Chung với mục đích tương tự.

Photo courtesy of DB Luke Simpkins

Dân biểu Úc Luke Simpkins

Ông đã bị nhân viên an ninh cản trở và buộc phải trở về Úc sau đó. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với dân biểu Luke Simpkins để tìm hiểu thêm chi tiết mời quý vị theo dõi.

Bị ngăn cản bằng nhiều cách

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông dân biểu đã dành thời gian cho Đài Á Châu Tự Do buổi phỏng vấn ngày hôm nay. Thưa ông chúng tôi được biết ông đã có chuyến viếng thăm Việt Nam mới đây và nhân đó ông đã bay từ Hà Nội vào Huế để thăm linh mục Nguyễn Văn Lý nhưng bị lực lượng an ninh của Việt Nam ngăn cản bằng nhiều cách. Xin ông cho thính giả biết vụ việc xảy ra như thế nào thưa ông?

DB Luke Simpkins: Như ông đã biết vào ngày 6 tháng Giêng vừa qua, một tùy viên chính trị của tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã cố bằng mọi cách để đến gặp Linh mục Lý và sau khi có các tranh cãi xảy ra giữa ông này và lực lượng an ninh thì ông bị áp giải trở lại Hà Nội.

Trước khi tới Việt Nam tôi đã có chương trình ghé thăm LM Lý vì vậy tôi đã làm mọi thủ tục về phía tòa đại sứ Việt Nam. Tôi được Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói rằng họ không thể bảo đảm sự an toàn cho tôi khi tới thăm cha Lý cũng như cảnh báo rằng tôi sẽ gặp phiền phức nếu giữ ý định thăm cha Lý khi tới thăm Việt Nam.

Tôi được Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói rằng họ không thể bảo đảm sự an toàn cho tôi khi tới thăm cha Lý cũng như cảnh báo rằng tôi sẽ gặp phiền phức nếu giữ ý định thăm cha Lý khi tới thăm Việt Nam.

DB Luke Simpkins

Vào ngày 6 tháng Giêng Bộ Ngoại Giao tại Hà Nội gọi điện thoại cho tôi bảo rằng họ không bảo đảm an ninh cho tôi nếu tôi vào Huế thăm cha Lý. Tôi chẳng quan tâm lắm với những điều mà họ gọi là an ninh này nên quyết định đáp chuyến bay vào Huế để gặp cha Lý tại Nhà Chung.

Khi máy bay đáp xuống phi trường Huế thì một số nhân viên an ninh mặc thường phục đã xuất hiện tại đây và tôi biết họ là những nhân viên an ninh địa phương của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Họ đã tiếp cận tôi và chừng như không cho phép tôi được di chuyển một cách tự do. Nói cho đúng là họ ngấm ngầm bao vây tôi và làm cho tôi có cảm tưởng rằng mình bị bắt nhưng hoàn toàn không phải như vậy, họ làm như chỉ bảo vệ tôi một cách quá mức mà thôi.

Tôi tới nơi cha Lý cư ngụ thì an ninh bao vây nơi này rồi.Có nhiều nhân viên an ninh mặc thường phục trước Nhà Chung và những người này đã xét hỏi những người chở tôi một cách cặn kẽ khiến họ lo ngại. Tôi nghĩ có khoảng 20 nhân viên an ninh vừa mặc sắc phục lẫn thương phục bao vây nơi cha Lý cư ngụ và không cho phép ai vào kể cả tôi. Những người chạy ngang qua khu vực này cũng bị chận lại xét hỏi.

Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Tòa Tổng Giám Mục Huế hôm 15-3-2010.   Hình do thân nhân LM Lý gửi đến RFA.
Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Tòa Tổng Giám Mục Huế hôm 15-3-2010. Hình do thân nhân LM Lý gửi đến RFA.
Tôi đã nhiều lần yêu cầu họ cho tôi vào gặp cha Lý nhưng cũng như ông biết họ thẳng thừng từ chối và bảo tôi phải có mẩu đơn của Bộ Ngoại Giao Việt Nam cấp và đồng ý cho phép gặp cha Lý thì mới được gặp.

Tôi nghĩ rằng nếu mình cứ khăng khăng đòi gặp cha Lý cho bằng được thì chắc chắn họ sẽ trục xuất tôi hay tệ hại hơn họ sẽ đối xử với tôi như đối với viên tùy viên chính trị của tòa đại sứ Mỹ.

Mục đích của tôi chỉ nói chuyện với LM Nguyễn Văn Lý và nếu được thì giúp cha di chuyển vào Sài Gòn để tiện việc chữa bệnh mà thôi.

Mặc Lâm: Như ông vừa nhắc đến tùy viên chính trị của tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội là ông Christian Marchant đã bị an ninh Việt Nam hành hung khi đến thăm cha Lý, liệu họ có đối xử với ông như vậy hay không mặc dù ông là một dân biểu của nước Úc?

DB Luke Simpkins: Khi nghe Bộ Ngoại Giao tại Hà Nội nói rằng họ không thể bảo đảm an ninh cho tôi khi tôi cố tình tới thăm cha Lý thì tôi biết mọi việc đều có thể xảy ra vì họ đã báo trước một cách gián tiếp như vậy. Việc họ đối xử với ông Marchant chắc chắn rồi cũng xảy ra cho tôi nếu tôi tiếp tục chống họ.

Rất thất vọng

christian-marchant-250.jpg
Ông Christian Merchant và các sinh viên trường ĐH Tây Nguyên. Photo courtesy of usembassy.
Mặc Lâm: Thưa ông sau khi những vụ việc xảy ra ông nhận xét thế nào về hành động của chính phủ Việt Nam đối với giới ngoại giao Hoa Kỳ cũng như một thành viên quốc hội của nước Úc, liệu những hành động này có thích hợp với thông lệ quốc tế hay không?

DB Luke Simpkins: Sau khi tôi có những trao đổi với nhân viên đại sứ quán Úc tại Việt Nam với những tiến trình mà nước Úc cố gắng thúc đẩy Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền thì đã có một ít tiến triển nhưng qua sự việc này thì tôi thấy rất thất vọng.

Tôi muốn nói rằng khi phái đoàn của chính phủ Việt Nam đến Canberra tháng tới tôi sẽ đưa vấn đề này ra để nói chuyện với họ cũng như về những áp đặt mà họ dùng đối với nhà thờ, đối với những người đặt niềm tin vào tôn giáo.

Mặc Lâm: Và trong phiên họp sắp tới tại Quốc hội liên bang Úc ông sẽ nói gì về những việc vừa xảy ra cho ông?

DB Luke Simpkins: Tôi nghĩ rằng trong nhiệm kỳ của tôi tại Quốc hội Úc tôi đã cố gắng giữ những hy vọng và liên tục thúc đẩy chính quyền Việt Nam thực hiện nhân quyền đối với người dân Việt Nam một cách nghiêm chỉnh. Tôi nghĩ rằng việc làm của mình cũng có những kết quả nhỏ nhưng chưa đủ với kỳ vọng của cử tri. Tôi tin rằng nếu Quốc Hội Úc tiếp tục thúc đẩy quá trình này thì nhà nước Việt Nam không thể không thực hiện những gì mà họ cần phải làm.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

Theo dòng thời sự:


No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty