TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, January 18, 2011

Vì sao Tunisia rơi vào hỗn loạn?

SGTT.VN - Tham nhũng, chuyên quyền và thiên vị suốt thời gian Ben Ali làm tổng thống đã khơi thùng thuốc nổ uất ức chực chờ mồi lửa tự thiêu của anh cử nhân tin học bán rau. Vợ của ông tổng thống 74 tuổi này đã lợi dụng quyền của chồng để biến gia đình dòng họ của bà thành nhóm tài phiệt.

Tunisia từ hôm 16.1.2011 đã trở thành một quốc gia vô luật lệ và vô chính phủ khi những trận đấu súng ác liệt nổ ra ngay giữa thủ đô Tunis. Hai ngày trước đó, khi tổng thống Zine Abidine Ben Ali giải tán chính phủ và chạy trốn ra nước ngoài, đưởng phố Tunis trở thành chiến trường khi quân đội cố trừ khử hàng ngàn dân quân có vũ trang trung thành với tổng thống.

Tức nước vỡ bờ

tổng thống Zine Abidine Ben Ali và vợ ông ta.

Nổi loạn bùng phát từ ngày 17.12.2010 khi Mohamed Bouazizi – một cử nhân ngành máy tính 26 tuổi – tự thiêu. Bouazizi không tìm được việc làm đúng chuyên môn của mình nên phải bán rau trên hè phố. Bouazizi tự thiêu để phản kháng vì cảnh sát cấm anh bán hàng trên đường phố.

Cái chết của Bouazizi châm ngòi cho một cuộc nổi loạn tự phát chống lại tổng thống Ben Ali. Nhưng nguyên nhân gốc rễ là nạn tham nhũng, chuyên quyền và thiên vị suốt thời gian Ben Ali làm tổng thổng đã khơi thùng thuốc nổ uất ức chực chờ mồi lửa tự thiêu của anh cử nhân tin học bán rau. Vợ của ông tổng thống 74 tuổi này đã lợi dụng quyền của chồng để biến gia đình dòng họ Trabelsi của bà thành nhóm tài phiệt thế lực nhất kiểm soát phần lớn các khu vực kinh tế Tunisia.

Mắc chứng nghiện mua sắm, nguyên đệ nhất phu nhân này thường dùng chuyên cơ Boeing của chính phủ để "viếng thăm không chính thức" các thủ đô thời trang của châu Âu như Milan, Paris và Geneva.

Hai người cháu của đệ nhất phu nhân đã bị công tố Pháp buộc tội đánh cắp hai chiếc đại du thuyền từ bến đậu ở Pháp nhưng bà Ben Ali vẫn phớt lờ yêu cầu của chính phủ Pháp đòi trục xuất hai người này khỏi Tunisia để xét xử. Khi bạo loạn chưa bùng nổ, nhiều thông tin cho rằng Ben Ali đã chuẩn bị cho con rể lên kế vị.

Các mạng xã hội như Facebook, Twitter và tin nhắn qua điện thoại được tận dụng để huy động những cuộc biểu tình và đình công khổng lồ. Dân chúng xuống đường đòi thay đổi chính quyền, bất chấp những biện pháp cai trị "bàn tay sắt" của Ben Ali.

Đến 14.1.2011, Ben Ali tuyên bố tình trạng khẩn cấp, giải tán chính phủ và hứa hẹn một cuộc bầu cử trong vòng sáu tháng tới. Nhưng khi tình hình đã chứng tỏ rằng quân đội sẽ không nổ súng vào người dân biểu tình để bảo vệ tổng thống thì Ben Ali quyết định từ chức vào 4 giờ chiều cùng ngày và ủy nhiệm cho thủ tướng Mohamed Ghannouchi quyền quốc trưởng trong lúc tổng thống vắng mặt "tạm thời".

Bỏ lại một đất nước hỗn loạn sau 23 năm cầm quyền, Ben Ali cùng gia đình lập tức lên trực thăng tẩu thoát sang Malta. Những người thân tín khác của Ben Ali cố tìm cách ra nước ngoài qua các chuyến bay dân sự nhưng ý định không thành vì quân đội đã chiếm giữ phi trường quốc tế Tunis - Carthage.

Từ Malta, Ben Ali thoạt tiên định sang Pháp sống lưu vong nhưng chính quyền Pháp không cho máy bay đáp xuống Paris. Cuối cùng, Ali cùng gia đình bay tới A-rập Xê-út sáng sớm ngày hôm sau.

Bạo lực hoành hành

Binh lính canh gác ở khu trung tâm thủ đô Tunis trước làn sóng người biểu tình. Ảnh: AFP

Trong tình hình khẩn cấp, cảnh sát Tunisia đã bắt giữ hàng chục người, bao gồm cả chỉ huy đặc nhiệm bảo vệ Ben Ali. Bạo loạn tăng cao qua các cuộc xung đột giữa những người hoan hỉ vì loại trừ được Ben Ali và những người trung thành đang lo sợ mất quyền lợi. Nạn cướp bóc tràn lan khi thường dân Tunisia nhận ra tình trạng thiết hụt thực phẩm càng lúc càng nghiêm trọng.

Đọ súng bắt đầu từ trưa 16.1 quanh dinh tổng thống ở Carthage, bên bờ Địa Trung Hải, phía bắc Tunis. Quân đội và và đội vệ binh của tổng thống mới chỉ định nã đạn chống trả những cuộc tấn công của các dân quân trung thành với Ben Ali. Cùng lúc đó, một trận đọ súng ròng rã hai giờ liền bùng nổ bên trong khuôn viên Bộ Nội vụ ở trung tâm Tunis.

Thủ tướng Ghannouchi cho biết cảnh sát và quân đội đã bắt giam nhiều nhóm vũ trang và quả quyết: "Những ngày sắp tới sẽ biết rõ ai là kẻ đứng sau các vụ bạo loạn này. Chúng tôi cương quyết không dung thứ những kẻ đó."

Chỉ huy đặc nhiệm bảo vệ Ben Ali là Ali Seriati cùng chỉ huy phó bị buộc tội mưu đồ phá hoại an ninh quốc gia, có hành vi gây hấn và "kích động nổi loạn, giết người và cướp bóc."

Cho đến đầu tuần này, cảnh sát vẫn sử dụng lựu đạn cay và vòi rồng để giải tán những cuộc biểu tình trên đại lộ chính ở trung tâm Tunis. Những phát súng chỉ thiên náo động thành phố. Trực thăng lượn vòng trên bầu trời thành phố theo dõi mọi biến cố. Và những cuộc đọ súng chết người vẫn nổ ra giữa các phe đối lập.

Những nhà lãnh đạo lâm thời của Tunisia dự định công bố chính phủ mới, lần đầu tiên có cả phe đối lập. Đây là động thái hy vọng sẽ ổn định tình hình cho một quốc gia đang bị bạo lực hoành hành.

Trần Đức Tài

Vợ cựu Tổng thống Tunisia bỏ chạy với 1,5 tấn vàng?

Ngày 17 . 1 , có thông tin về việc vợ cựu Tổng thống El Abdine Ben Ali, bà Leila Trabelsi, đã mang theo 1,5 tấn vàng của ngân hàng Trung ương lên máy bay riêng cùng các thành viên của gia đình tới Dubai bị lộ ra ngoài. Điều này khiến những người biểu tình ở Tunisia càng phẫn nộ .

Giới chức tình báo ở Paris đã tiết lộ với tờ Le Monde, tờ báo nổi tiếng của Pháp, rằng bà Trabelsi đã tới ngân hàng vào tháng trước thời điểm trước khi cuộc biểu tình lên tới đỉnh điểm để chỉ thị giám đốc ngân hàng Trung ương giao cho bà những thỏi vàng có tổng giá trị là 38 triệu bảng Anh (ước tính khoảng 54 triệu USD).

Sự việc được tiết lộ khiến những người dân Tunisia thêm căm phẫn nhưng họ không lấy gì làm ngạc nhiên bởi cựu đệ nhất phu nhân này trước đó vốn đã nổi tiếng bởi thói quen xa hoa, tham nhũng và không được lòng dân chúng.

PV (Tổng hợp

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty