TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, April 15, 2010

Nước ngọt đã lên đến 170.000đ/m3

Tại Bình Phước, nhiều nơi người dân phải lấy nước từ ao tù để sinh hoạt. Ảnh: Huỳnh Mai

SGTT - Trời nắng gay gắt, khô hạn khắp nơi, nước ngọt đang trở thành một thứ hàng hóa có giá cả thay đổi từng ngày nhưng không phải ở đâu cũng có đủ nước ngọt để bán.

Bến Tre: hai giạ muối đổi một khối nước

Giá đổi nước thô tại một số xã thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đã lên đến 80.000 đồng/m3. Lượng nước mưa rất ít ỏi còn lại ở một số hồ chứa có giá đổi 150.000 – 170.000 đồng/m3. Xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại hiện có 2.450 hộ dân phải sống trong cảnh khô khốc. Giá nước ngọt đến những xóm ấp xa trục lộ chính đã lên đến 150.000 đồng/xe nhưng không có để mua. Giá muối tại Bảo Thuận, Bảo Thạnh huyện Ba Tri vừa nhích lên khoảng 40.000 đồng/giạ (40kg) nên phải bán hơn hai giạ muối mới đổi được một khối nước. Mọi năm, hai giếng nước tại xã Thạnh Phước phục vụ cho khoảng 500 hộ dân thì nay đã bị nhiễm mặn...

Tiền Giang: cứu khát từng ngày

Trong cơn khát gay gắt, UBND tỉnh yêu cầu các ngành và địa phương lưu ý trong việc trữ nước, tiết kiệm nước ngọt, hạn chế tối đa tình trạng đẩy giá nước ngọt lên cao… Dù vậy lượng nước ít ỏi còn lại được đánh giá chỉ có thể phục vụ sinh hoạt trong vòng một tháng trở lại. Trong khi đó, nước mặn đã vào sâu cách cửa sông khoảng 70km, hệ thống cống trong dự án ngọt hoá Gò Công buộc phải đóng kín nên các kênh đã khô cạn không còn nguồn nước bổ trợ. Trên 200.000 nhân khẩu đang thiếu nước trầm trọng. Các biện pháp khẩn cấp đang được triển khai với ước tính kinh phí trên 20 tỉ đồng. Ông Phạm Văn Tới, phó chủ tịch hội Nông dân huyện Chợ Gạo cho biết, các trạm cấp nước hiện phải điều tiết nước cấp theo nhóm dân cư, theo thời gian nhất định trong ngày.

Đồng Tháp: một khối nước hơn 10kg lúa

Ở vùng lũ Đồng Tháp, ông Nguyễn Văn Mẫm, phó chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp Bình Hoà thuộc xã Bình Thành, huyện Thanh Bình cho biết, người dân phải vét nước đục dưới đáy kênh để lắng bùn xài tạm. Hợp tác xã có nhiệm vụ cung cấp nước uống – thông qua trạm cấp nước – cho dân quanh khu vực với giá 50.000 đồng/m3. Với mức này tính ra giá một khối nước đã xấp xỉ giá 13kg lúa.

Long An: nước mua cũng không có

Ngày 11.4, bà Nguyễn Thị Xuân Hương, giám đốc trung tâm Nước thuộc sở Nông nghiệp và phát triển Long An cho biết, nắng nóng kéo dài đã làm cạn kiệt nguồn nước ở các huyện vùng hạ của tỉnh như Cần Giuộc, Cần Đước… dẫn đến hàng ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Theo bà Hương, do đặc trưng của các xã vùng hạ là sáu tháng nước ngọt và sáu tháng nước mặn nên nhiều xã không thể khoan giếng lấy nước được. Ông Nguyễn Văn Miềm, chủ tịch xã Long Hựu Đông, huyện Cần Giuộc cho biết, riêng xã này đã có đến ba ấp là Rạch Đào, Long Ninh, Rạch Cát với trên 1.000 hộ thiếu nước ngọt sinh hoạt. Hầu hết người dân sử dụng nước bằng cách đổi nước lưu động từ các ghe, xe chở từ các nơi khác về giá từ 35.000 – 45.000 đồng/m3, nhưng không ổn định, chất lượng không được đảm bảo.

Bình Phước: lấy nước từ ao tù

Một số khu vực do không có nguồn nước, người dân phải mua nước vận chuyển bằng xe bồn với giá từ 30.000 – 50.000 đồng/m3. Một số hộ dân do điều kiện kinh tế khó khăn, phải mất nhiều thời gian để lấy nước ở những nơi nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Theo thống kê sơ bộ của tỉnh, khoảng 20.798 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. UBND tỉnh cho biết sẽ trích ngân sách dự phòng khoảng 7 tỉ đồng để ưu tiên giải quyết nước sinh hoạt của người dân thông qua hỗ trợ chi phí mua nước sinh hoạt, mua các thùng trữ nước, nạo vét giếng đào, khoan giếng cộng đồng.

Thừa Thiên – Huế: sông Bồ trơ đáy

Sông Bồ bắt nguồn từ vùng núi phía Đông A Lưới, chảy qua vùng Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền và nhập vào sông Hương ở ngã ba Sình. Sông có chiều dài 94km, diện tích lưu vực 938km2, là con sông chủ lực cung cấp nước để tưới tiêu hơn 5.000ha ruộng thuộc các huyện Phong Điền, Hương Trà, Quảng Điền. Tuy nhiên hiện nay đoạn sông qua huyện Hương Trà đã trơ đáy, người dân khu vực hạ lưu đang thiếu nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp; trong lúc đó thuỷ điện Hương Điền vẫn cho tích nước tại phía thượng nguồn. Cụ Võ Văn Thương, 76 tuổi nói: "Từ lúc sinh ra, tôi chưa bao giờ thấy sông Bồ lại cạn như ri". Hiện tại trên 100 hộ dân tại đội 1 Lại Bằng xã Hương Vân, và một số xã thuộc huyện Phong Điền phải đào sâu giếng của mình hoạ may mới tìm ra nước để sinh hoạt.

Ngọc Tùng – H.H.Giang – Tân An – Huỳnh Mai

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty