"Chúng ta đã thực hiện được mục tiêu độc lập dân tộc. Nhưng con đường thực hiện dân chủ và giàu mạnh như di nguyện của Bác vẫn còn nhiều trăn trở. Đó là món nợ của hậu thế hôm nay đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc".
Trong hơn 2 giờ, các vị khách mời đã bàn luận thẳng thắn về những điều đã làm được theo lời Bác và cả những điều còn chưa làm đúng, chưa làm được như mong đợi của Người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh, cẩm nang để tìm tự do
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thưa các bạn, chỉ còn 1 ngày nữa là kỉ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Trong những ngày này, cả nước có nhiều lễ hội, hoạt động kỉ niệm sinh nhật vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Hôm nay, VietnamNet tổ chức bàn tròn trực tuyến với mong muốn chúng ta cùng nhìn lại và suy ngẫm những điều đã làm theo đúng lời Bác và cả những điều còn làm chưa đúng, chưa làm được, đặc biệt những việc mà chúng ta còn nợ với Bác. Đó là những nén nhang, là tấm lòng thành kính dâng lên Bác một cách thực chất nhất trong những ngày này.
Xin trân trọng giới thiệu hai vị khách mời hôm nay, nhà sử học - Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, PGS nhà giáo nhân dân Lê Mậu Hãn nhà nghiên cứu sử về Bác.
Câu hỏi đầu tiên cho hai vị khách mời. Theo hai ông, những gì Đảng ta, nhân dân ta đã làm tốt đúng như tư tưởng của Bác?
PGS Lê Mậu Hãn: Trong tâm thức của giới sử học chúng tôi, Hồ Chí Minh người con của dân tộc Việt Nam, một dân tộc được hình thành và phát triển thành quốc gia dân tộc lâu dài. Hồ Chí Minh dấn thân ra đi trên các nẻo đường đất nước, các châu lục lớn để nghiên cứu, tìm hiểu trên cơ sở kế thừa phát triển lên tầm cao mới với giá trị tư tưởng văn hoá của dân tộc, ý chí khát vọng tự do phù hợp với xu thế mong muốn của dân tộc và xu thế thời đại. Bác nghiên cứu tư tưởng cách mạng Pháp, tư tưởng cách mạng Mỹ, tư tưởng các nước phương Đông, tư tưởng cách mạng tháng 10 Nga, chủ nghĩa Mác-Lênin, tổng hợp kế thừa phát triển biện chứng thành hệ thống lí luận để giải phóng dân tộc Việt Nam. Những hệ thống tư tưởng đó của Hồ Chí Minh mang tầm vóc một học thuyết cách mạng giải phóng và phát triển dân tộc vì độc lập tự do.
Hai vị khách mời trong cuộc Bàn tròn. Ảnh: Lê Anh Dũng
ĐBQH Dương Trung Quốc: Trước hết phải khẳng định những điều chúng ta làm được. Bác Hồ với tư cách là người lãnh đạo đất nước, người dẫn đạo, người khai sáng tư tưởng mới và trực tiếp chỉ đạo những bước đi rất cụ thể của cách mạng VN, bản thân sự nghiệp chúng ta đã giành độc lập cách đây hơn 60 năm, bằng tất cả sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, chúng ta đã gìn giữ nền độc lập ấy trải qua các cuộc kháng chiến chống các thế lực đế quốc và các thế lực bành trướng để bảo vệ chủ quyền của đất nước cho đến ngày hôm nay, phải nói đấy là thành tựu cực kì to lớn.
Và trong độc lập ấy, nếu nói đóng góp của chúng ta, thời đại Hồ Chí Minh đối với toàn bộ lịch sử dân tộc, di sản mà ông cha ta để lại là chúng ta đã hoàn thiện được một quốc gia, một lãnh thổ quốc gia hiện đại trên nền tảng thống nhất Trung Nam Bắc. Chúng tôi nghĩ rằng dân tộc ta đã đổ rất nhiều máu để bảo vệ nền độc lập toàn vẹn. Đấy là thành tựu cực kì to lớn mà chúng ta phải khẳng định. Đương nhiên không chỉ có dân tộc Việt Nam, mà ảnh hưởng của tư tưởng Hồ Chí Minh và tấm gương Việt Nam còn tác động mạnh mẽ đến thời đại mà người ta nhấn mạnh rất nhiều đến sự vùng dậy và giành được độc lập của các dân tộc tiêu biểu. Đấy là hiện tượng lịch sử cực kì to lớn.
Nhưng ngẫm cho kĩ chúng ta trân trọng những gì Bác nói như là, nguyên lí sống còn, mục tiêu phấn đấu là "không có gì quý hơn độc lập tự do". Độc lập chúng ta đã thực hiện một cách trọn vẹn cho dù độc lập của thời đại ngày hôm nay còn nhiều thử thách nhưng có thể nói là nó cực kì vững chắc như là nền tảng để chúng ta phát triển. Nhưng con đường đi tìm tự do tôi nghĩ vẫn là con đường phía trước.
Hiểu nội hàm tự do như thế nào trong một thế giới phát triển rất đa dạng như hiện nay và đặc biệt là gắn liền với các yếu tố bản sắc dân tộc, đấy chính là câu hỏi mà chúng ta phải tiếp tục tìm tòi. Và chính tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ giúp chúng ta những công cụ những định hướng, những cẩm nang để chúng ta đạt tới những mục tiêu. Một trong hai mục tiêu to lớn Bác đặt ra chúng ta đã thực hiện được trên chặng đường dài.
Bác Hồ có một tư chất riêng được đào luyện trong một hoàn cảnh mà nếu nghiên cứu tiểu sử học, thì thấy ở thời đại của cụ Hồ, có ít người có thể làm được như cụ. Hồ Chí Minh đi rất nhiều, khắp năm châu bốn biển. Tất nhiên mỗi người có một tư chất riêng, như Mao Trạch Đông không đi đâu cả nhưng vẫn là một nhà tư tưởng lớn của một quốc gia lớn. Nhưng Hồ Chí Minh đến từ một nước nhỏ, muốn thâu tóm thiên hạ phải đi rất nhiều, học rất nhiều, tiếp xúc với rất nhiều học thuyết khác nhau và với tinh thần học hỏi cụ đã đúc kết lại thành những cẩm nang cho riêng mình, trước hết để giải quyết việc của chính mình, dân tộc mình, sau đó là đóng góp cho thời đại.
Nhìn cụ Hồ phải nhìn một con người phương Đông trước hết, nhưng cái phương Đông ấy lại sớm tiếp cận với nguồn văn hoá phương Tây. Di sản của cụ Hồ chúng ta có thể nói nhiều điều to tát, những học thuyết, lý tưởng, nguyên lý... nhưng đặc biệt cụ Hồ là người quan tâm đến các vấn đề cụ thể, những sách cụ viết đề cập đến những chi tiết nhỏ nhất trong đời sống, chứ cụ không chỉ nói đến những việc lớn. Cụ nói rất nhiều việc lớn nhưng cụ lại quan tâm đến rất nhiều chi tiết của đời sống.
Điều này làm cho tôi nhớ đến điều mà Chủ tịch HCM thể hiện trong thời gian tiếp cận tư tưởng Lênin ở góc độ tiếp thu nhưng rất phê phán. Đó là tác phẩm Báo cáo Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ năm 1954. Có thể đó là sự tiếp cận là sự khám phá với con mắt biện chứng. Chủ nghĩa Mác được hình thành phương Tây thế kỉ 18 mà phương Tây không phải là tất cả thế giới cho nên trách nhiệm của những người Mác-xít là phải bổ sung cho nó những tri thức phương Đông, cũng là những tri thức của chính dân tộc của mình.
Vì hiểu như thế nên trong tư tưởng của Bác, Bác viết không nhiều như thiên hạ. Quan trọng ở con người đó là giữa nói và làm, không chỉ ở những điều nói ra viết ra mà là cách hành xử của con người đó. Bác để lại một di sản rất lớn mà khiến chúng ta khi đề cập tới chúng ta nhận thấy rằng có nhiều tư tưởng, tinh hoa của Bác hồ thực ra chúng ta chưa tiếp thu phát huy hết. Có lẽ đây là vấn đề mà ngày hôm nay chúng ta đang phải đứng trước thử thách của lịch sử.
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Di chúc của Bác để lại nêu rõ khát vọng của Người là xây dựng một nước Việt Nam hoà bình thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh. Theo ông, hoà bình thống nhất, độc lập dân tộc thì chúng ta đã làm được rồi. Phải chăng dân chủ và giàu mạnh là hai vế mà chúng ta hôm nay còn đang nỗ lực nhưng chưa làm được như Bác mong muốn?
ĐBQH Dương Trung Quốc: Bác định nghĩa chủ nghĩa xã hội rất đơn giản có cơm ăn áo mặc, trẻ nhỏ được học hành, người già được nghỉ ngơi. Nghe tưởng chừng đơn giản nhưng chúng ta so vào thế giới phát triển ngày nay hình như đó vẫn là mục tiêu phía trước chứ không phải những gì chúng ta đã vượt qua được.<<< thế giới phát triển nào???
Ở tư tưởng của Bác Hồ chúng ta phải nói đến cái nhỏ rồi chúng ta mới nói được đến cái to. Hình như con người đó đã dàn trải ra tất cả những gì có thể xảy ra trong đời sống, dự báo tất cả. Dự báo nhà nước ra đời trong hoàn cảnh thế này cũng nảy ra những tật xấu khác. Ở con người đó có sự tinh tế và sự tinh tế bắt nguồn từ tính thực tiễn được soi sáng, hướng dẫn được bằng khả năng dự báo rất giỏi. Từ những điều Bác nói soi vào đời sống hiện nay chúng ta thấy còn rất nhiều điều chúng ta chưa làm được.
Nhiều câu hay của Bác bị làm biến dạng bởi lợi ích
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Khi nhìn lại những di sản của Hồ Chí Minh, có không ít ý kiến cho rằng, có những việc chúng ta tưởng đã làm được nhưng lại chưa đúng theo Bác. Ông nghĩ sao về ý kiến này?
PGS Lê Mậu Hãn: Tôi nghĩ là có những việc chúng ta làm chưa đúng theo lời Bác là do cách hiểu của chúng ta. Mà cách hiểu luôn luôn bị khúc xạ theo lợi ích của chính mỗi con người. Những vấn đề của đời sống rất đa dạng, phong phú và phức tạp cho nên nếu chúng ta không nhận ra giá trị thật của chúng thì chúng ta tạo ra những giá trị giả bị biến dạng và làm ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng rất trong sáng của Hồ Chí Minh.
PGS. Lê Mậu Hãn. Ảnh: Lê Anh Dũng
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Vậy theo ông, những điều gì chúng ta đã làm nhưng chưa đúng, hoặc hiểu sai?
ĐBQH Dương Trung Quốc: Tôi cứ băn khoăn một điều thế này Bác có dùng một chữ cán bộ là "công bộc" của nhân dân, đầy tớ dân. Chúng ta luôn luôn nói một câu khẩu hiệu: cán bộ là đầy tớ của dân, nghe thế nào. Chữ đầy tớ có yếu tố gì đó rất hai mặt. << đầy tớ kiểu gì vậy??
Có nhiều câu hay của Bác khi đưa vào đời sống thực tế thì nó bị biến dạng đi bởi những yếu tố cuộc sống. Cũng không loại trừ trong đó có yếu tố lợi ích.
PGS Lê Mậu Hãn: Mong muốn của Cụ Hồ là độc lập tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Điều đó Cụ đã thực thi ngay từ đầu. Vậy điều đó chúng ta tiếp tục như thế nào?
Hay trong chế độ dân chủ nhân dân, ý tưởng của Bác là phát huy một nền kinh tế nhiều thành phần. Đại hội II nhấn mạnh nền kinh tế dân chủ nhiều thành phần và sau này ta nói là tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh. xã hội dân chủ văn minh.
Sau năm 1954, chúng ta chưa thực hiện được tư tưởng đó của cụ Hồ. Chúng ta đề ra "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội". Về mặt kinh tế và chế độ nhà nước đã phù hợp với định hướng đó chưa? Tôi cho là chưa.
Chúng ta đã xoá đi nền kinh tế tư bản tư nhân ở Hà Nội năm 1954, ở miền Nam sau 1975. Kinh tế cá thể càng ngày càng không phát triển được.
10 năm sau chúng ta mới tỉnh táo nhìn nhận sai lầm này để đi tới quyết định đổi mới tư duy và kết luận nền kinh tế phải nhiều thành phần trong đó có thành phần kinh tế cá thể, thành phần kinh tế tư bản tư nhân tồn tại lâu dài bình đẳng với pháp luật.
Về dân chủ, tự do, Hiến pháp năm 1946 đã quy định mỗi người dân được tự do bầu cử Quốc hội. Đây là một điểm tiến bộ lớn. Tôi chắc rằng bài học đó cũng có thể vận dụng trong điều kiện hiện nay của chúng ta.
Nhiều lần kiểm điểm trong các nghị quyết và cụ Hồ nhắc năm 1968: "Một Đảng, một dân tộc, một con người hôm qua được Đảng tín nhiệm nhưng hôm nay không được dân tin nếu lòng không trong sáng. Vì vậy nhu cầu rèn luyện cần kiệm liêm chính chí công vô tư, phải rèn luyện trước hết là những người lãnh đạo. Và chính cụ Hồ gương mẫu nên giờ người dân rất nhớ. Cán bộ nào gương mẫu hy sinh người dân sẽ nhớ".
Những nhà làm luật ngày nay cần phải nghiên cứu phát triển những tư tưởng tiến bộ đó của Bác trong thời đại mới để làm thế nào tạo điều kiện cho dân phát huy trí tuệ của mình, tiếng nói của mình góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước vững mạnh. Khi dân tin, họ sẽ quyết tâm bảo vệ chế độ.
Khi quyền tự do dân chủ của người dân được phát huy cao độ thì chính là sức mạnh để bảo vệ chế độ đó.
Nghĩ đến những mục tiêu cao cả nhưng ta lại quên mất con người
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Theo ông Dương Trung Quốc, còn những điều gì chúng ta chưa làm được, còn nợ Bác?
ĐBQH Dương Trung Quốc: Trước hết phải thấy rằng chúng ta đã thực hiện được mục tiêu cực kì quan trọng với lịch sử dân tộc và đóng góp với thế giới là giành độc lập cho dân tộc, mang lại giá trị sự nghiệp giải phóng cho các dân tộc trên thế giới. Nhưng còn nói đến việc xây dựng xã hội mới thì đây là chuyện không đơn giản.
Tôi nhớ một bức thư Bác viết nửa tháng sau khi giành độc lập, Bác gửi về quê cho các đồng chí bạn tỉnh: "À, việc này mới là khó". Việc đánh đuổi thực dân đã là sự nghiệp vĩ đại nhưng việc xây dựng xã hội mới còn khó hơn bởi chưa có ai vẽ, chưa có ai nói ra cả, chưa có sách nào nói cả, chưa có bản đồ nào chỉ đường cho mình đi cả, quan trọng là phải tìm tòi và ở đó Bác chỉ ra nguyên lý rất cơ bản phải biết phê bình và tự phê bình tức là luôn luôn tìm tòi và luôn luôn sửa đổi và tìm ra con đường mà phát triển.
Rất nhiều điều hôm nay đã được giải đáp từ cách đây hơn 60 năm rồi. Chỉ cần nghiên cứu khoảng thời gian rất ngắn là 1945-1946 chúng ta vừa giành độc lập, lòng dân đang phơi phới, mọi người hướng đến mục tiêu chung, mọi thứ đều thăng hoa.
Trong di sản Người để lại có rất nhiều điều mà ngày hôm nay chúng ta đang làm lại. Thậm chí câu "chúng ta muốn là bạn với tất cả các nước dân chủ, không gây sự với ai cả" là từ năm 1946. Bác nói chúng ta sẵn sàng mở cửa rất rộng mời tư bản đầu tư vào, kể cả hải cảng, sân bay. Vậy cái gì khiến cho 60 năm qua, chúng ta mới quay lại tư tưởng ấy.
Tất nhiên, nguyên do bởi những khách quan, bi kịch lịch sử. Chúng ta không có điều kiện phát huy tư tưởng đó của Người do sự trở lại của quân xâm lược Pháp, Mỹ. Nhưng rõ ràng những di sản đó có rồi. Môi trường chủ quan là ta vẫn đang có Đảng do Bác Hồ thành lập. Vậy môi trường khách quan có thể thay đổi và chúng ta phải khắc phục.
Với một di sản phong phú như thế mà chúng ta vẫn có những bước đi chuệch choạc là điều rất đáng tiếc.
Ngay từ rất sớm Bác đặt vấn đề con người. Chúng ta nghĩ nhiều về về dân tộc, nghĩ nhiều những mục tiêu cao cả nhưng chúng ta quên mất con người. Đọc lại bài phát biểu của Bác ngày 3/9/1945, tại phiên họp đầu tiên của chính phủ, trong một loạt ra những nhiệm vụ cấp bách như: chống giặc ngoại xâm, giặc đói giặc dốt, sớm có Quốc hội, sớm soạn Hiến pháp... rất dễ nhớ có một câu Bác dùng chữ "giáo dục lại tinh thần nhân dân".
Có người sẽ nói: ai lại đi giáo dục nhân dân, nhân dân giáo dục chúng ta chứ. Ở đây Bác muốn nói phải giáo dục tinh thần nhân dân để có những con người tương xứng với tư cách độc lập.
Nếu phân tích từ những hiện tượng xã hội ngày hôm nay: xe cộ đi lại lộn xộn, cách con người đối xử với nhau, sẽ thấy đó chính là vấn đề con người. Chúng ta chưa có ý thức công dân và đến bây giờ chúng ta vẫn coi đó là việc nhỏ. Chúng ta luôn đòi hỏi chính phủ phải đối mới thật nhanh nhưng chẳng mấy khi người dân tự hỏi mỗi người đã tự đổi mới chưa, nhà nước đã tổ chức cho người dân đổi mới chưa. Đấy là vấn nạn lớn nhất trên con đường phát triển hiện nay của chúng ta.
Cũng từ thực tế đó, sẽ thấy Bác Hồ không chỉ nói mà Bác làm ngay. Bởi thế, ngay từ tháng 5/1946, Bác đã tổ chức phong trào đời sống mới, tạo ra một hệ thống những quan niệm, tập quán của xã hội mới, với hạt nhân là tính công dân và rộng hơn là những đạo lý xã hội mà Bác gói gọn trong cần kiệm liêm chính chí công vô tư. Rồi sau đó trong điều kiện chiến tranh chống Pháp gian khổ, Bác sửa đổi lề lối làm việc, làm cả một cuộc vận động, rồi sau này phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, rồi cuối cùng trước khi mất Bác còn nói chuyện người tốt việc tốt. Hãy nhìn lại xem các thế hệ sau này, đã học và làm theo Bác chuyện này đến nơi đến chốn chưa?
Chúng ta có bao biện không?
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bạn đọc VietNamNet có một mệnh đề muốn tranh luận với nhà sử học Dương Trung Quốc, đó là xây dựng một đất nước trong một xã hội mới rất khó. Nhìn ra thế giới sẽ thấy với khoảng 30-35 năm, Singapore và Hàn Quốc đã xây dựng nước họ trở nên khác hẳn dù rất khó khăn trong việc tìm một mô hình mới. Còn chúng ta 35 năm qua đã làm được những gì?
ĐBQH Dương Trung Quốc: Chúng ta không bao biện đâu. Chính chúng ta thừa nhận vai trò lãnh đạo là cực kỳ quan trọng.
Trong 35 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản chúng ta đã làm được rất nhiều điều trong cuộc xây dựng phát triển đất nước. Nhưng có những vận động của cuộc sống nhanh đến mức mà có đôi khi chính Đảng cũng chưa theo kịp.
Mặt khác, những quốc gia mà ông vừa nói tới có thể có tính năng động hơn, thay đổi nhanh hơn. Còn ở chúng ta, sự thay đổi, thích nghi với dòng chảy vận động của thực tiễn sôi động dường như vẫn còn chậm.
Trách nhiệm lịch sử của Đảng
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Đó cũng là một phần những gì chúng ta chưa làm được như Bác mong đợi. Bác mong đợi một đất nước độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, phải chăng mệnh đề dân chủ và giàu mạnh mà chúng ta đang thực hiện còn chậm, còn nhiều trăn trở. Ngay các văn kiện, nghị quyết của Đảng cũng đã chỉ ra tình trạng mất dân chủ ở cơ sở cũng như còn nhiều điều chúng ta chưa làm được trong lĩnh vực dân chủ. Phải chăng đây la một món nợ của chúng ta với Bác?
ĐBQH Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ về mục tiêu thì chúng ta và Bác thống nhất, nhưng cần hiểu và thực hiện như thế nào thôi.
Đương nhiên có những yếu tố khách quan như hoàn cảnh, tình hình, nhưng các yếu tố chủ quan là quan trọng. Bác Hồ đưa ra một nguyên lý rất cổ điển nhưng đúng đắn là "dĩ bất biến, ứng vạn biến".
Nhìn cách Bác hồi đó điều hành đất nước, chỉ đạo cách mạng rất uyển chuyển, không xa rời những mục tiêu, nguyên lý cơ bản về sự lãnh đạo, mục tiêu dân tộc, lợi ích quốc gia. Tại sao tháng 11/1945 Bác Hồ sẵn sàng giải tán đảng, đương nhiên giải tán là hình thức bề ngoài, vì hồi đó mục tiêu là đoàn kết. Bác thấy chưa đạt được sự thuyết phục với toàn dân về vai trò của đảng thì để đảng rút lui vào bí mật và dùng tất cả những sức mạnh đại đoàn kết mà đảng là hạt nhân để thuyết phục xã hội. Đó là một sự mạnh dạn mà chỉ có người có lòng tự tin rất cao mới dám làm.
Vai trò lãnh tụ cũng cực kỳ quan trọng, trên thế giới có nhiều người ao ước giá giờ có lãnh tụ thì hay biết bao. Nhưng lịch sử không phải thời đại nào cũng sinh ra những vĩ nhân. Chúng ta phải thay thể đặc thù đó bằng thể chế, thiết chế. Dân chủ là một cách để tạo ra những lãnh tụ hiểu theo nghĩa khác.
Nếu so sánh nước này nước kia thì mọi sự so sánh đều khập khiễng.
Trong 60 năm qua, Đảng đã khẳng định được vai trò lãnh đạo tuyệt đối của mình và được nhân dân chấp nhận (??? ac ac ac ) . Nếu xoay chuyển tốt thì là công của Đảng, nếu xoay chuyển chưa tốt thì ta phải xem xét những nguyên nhân, hạn chế nào đang cản trở chúng ta
Tôi cho rằng, đây chính là trách nhiệm lịch sử của Đảng đối với dân tộc, với đất nước ngày hôm nay.
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nhiều học giả cho rằng, tinh hoa của tư tưởng Hồ Chí Minh là dân tộc, dân chủ, thời đại, trong đó dân tộc dân chủ là những vấn đề nổi trội trong suốt quá trình lãnh đạo của Bác. Với nhà nghiên cứu Lê Mậu Hãn, ông nghĩ rằng chúng ta đã hiểu đúng và đầy đủ về tư tưởng dân tộc dân chủ của Bác chưa?
PGS Lê Mậu Hãn: Đây là vấn đề lớn nhưng đồng thời rất cụ thể. Mà cái cụ thể thì vô cùng phong phú.
Xin nhắc lại một câu của cụ Hồ trong Nghị quyết lần thứ 8, nói đến vấn đề dân tộc là nói đến độc lập tự do. Nãy giờ ta trao đổi đúng chỗ ấy.
Chắc các vị đi nước ngoài nhiều và có nhiều cuộc tiếp xúc hơn chúng tôi nhưng thiết nghĩ rằng, nội dung độc lập dân tộc đó ta giành được đã là vĩ đại rồi. Nhưng vấn đề tiếp tục bảo vệ tự do mà bước đầu thực hiện trong điều kiện cụ Hồ, và ngày nay trong điều kiện kinh tế hội nhập thì phong phú lắm. Trong bối cảnh cuộc sống đang không ngừng vận động và thay đổi liên tục như hiện nay đặt ra cho chúng ta phải hiểu và thực hiện điều này thế nào. Đây là một nhiệm vụ rất khó.
ĐBQH Dương Trung Quốc: Tôi xin bổ sung bằng một câu nói của Bác: Nếu có độc lập mà dân không được tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng không nghĩa lý gì.
Nhà sử học Dương Trung Quốc. Ảnh: Lê Anh Dũng
Học Bác lựa chọn mô hình phát triển: Lợi ích dân tộc tối thượng
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Về dân tộc có những mệnh đề như con đường dân tộc cần được xác định rõ ràng. Ông Dương Trung Quốc có nghĩ rằng chúng ta đã nhận diện được rõ ràng con đường của dân tộc trong tương lai....?
ĐBQH Dương Trung Quốc: Con đường dân tộc đó có thể hiểu là mô hình phát triển cho dân tộc mình có những mục tiêu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại nhưng phải phù hợp với những đặc thù của dân tộc. Từ văn hóa, từ trong những hoàn cảnh cụ thể của mình, và kể cả di sản truyền thống.
Tôi nghĩ, nói đến con đường tức là ta tìm ra được một mô hình phát triển đúng. Đây là một bài toán khó.
Cụ Hồ năm 1945 đã đứng trước sự lựa chọn mô hình phát triển cho dân tộc. Cụ không lựa chọn mô hình Xô Viết, mà chọn con đường chịu ảnh hưởng khá nhiều của chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn. Ông Tôn Trung Sơn là người có thể nói đã phương Đông hóa những tư tưởng và giá trị hiện đại của phương Tây.
Như thế, sự lựa chọn ấy không bị ràng buộc bởi những yếu tố mang tính chất hệ tư tưởng mà nếu có hệ tư tưởng ở đây chính là mục tiêu của nó, mục tiêu mang tính chất lý tưởng. Cho nên tính thực tiễn của Hồ Chí Minh đương nhiên có được sự lựa chọn ấy là tổng hợp của rất nhiều yếu tố, đặc biệt là trí tuệ và thực tiễn trải nghiệm của Người.
Tôi muốn nhắc lại chuyện này để thấy hiện nay chúng ta đang đứng trước rất nhiều sự lựa chọn. Có thể mục tiêu chúng ta vẫn nhắc lại không mấy thay đổi, nhưng cần phải bàn đến con đường, mô hình phát triển. Tôi vẫn trở lại với nguyên lý mà Bác Hồ đã vận dụng và dường như góp một phần thành công trong cuộc đời chính trị của Bác.
Đó là cái dĩ bất biến ứng vạn biến.
Và rõ ràng cái dĩ bất biến ấy là luôn đặt lợi ích của dân tộc lên cao hơn tất cả những lợi ích khác. Nhưng hiện nay chúng ta còn quá nhiều lợi ích nhất là trong bối cảnh hiện nay. Do vậy, cái khó nhất là làm thế nào quy tụ được lòng người, quy tụ đươc mục tiêu chung và đồng thời vẫn bảo đảm những lợi ích của các tầng lớp xã hội khác nhau.
Đúng như Cụ Hồ nói, xây dựng một chế độ mới mới khó, chứ còn đánh đổ một chế độ cũ thì cũng là một sự nghiệp lớn nhưng không khó.
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thưa PGS Lê Mậu Hãn, cho đến thời điểm này liệu chúng ta đã xác định được rõ con đường cần đi của dân tộc, từ đó tương lai dân tộc ta được bảo đảm, và đúng như tâm nguyện của Bác để lại hay không?
PGS Lê Mậu Hãn: Về lý tưởng và cái đích của con đường đi chúng ta đã có rồi. Nhưng từng bước đi ra sao thì như ông Dương Trung Quốc nói, còn cần phải bàn luận nhiều.
Ở đây, tôi xin nhắc lại một câu của Bác: mỗi dân tộc có quyền lựa chọn mô hình của mình. Đó là điều rất mới, đặc biệt lúc bấy giờ.
Lúc đầu Bác nói Xô Viết công nông, nhưng sau đó thể chế dân chủ cộng hòa là mô hình Bác chọn.
Như chúng ta thấy, từ cộng hòa ta chuyển qua xã hội chủ nghĩa. Từ dân chủ lúc bấy giờ ta chuyển qua chuyên chính vô sản v.v...
Tôi nhớ Cụ Hồ nói đơn giản không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản và lý tưởng cho học thuyết Mác. Lý tưởng đó là một xã hội tự do, tất cả mọi người tự do không có áp bức thì chắc lý tưởng phải đẹp lắm. Mọi người có cơm ăn áo mặc học hành, một xã hội tốt đẹp và dân giàu nước mạnh.
Các văn kiện sau này đều nói đến tư tưởng ấy. Nhưng phải nói rõ Chủ nghĩa xã hội xây dựng ở các nước phương Đông này là như thế nào, Nhà nước thế nào và quyền dân chủ theo tinh thần của Hiến pháp 1946 như thế nào?
Tư duy về dân chủ phải khác
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Tư tưởng dân chủ của Bác thì đúng là một trong những giá trị to lớn Người để lại cho chúng ta, thể hiện đậm nét qua Tuyên ngôn độc lập, Hiến pháp năm 1946 và Di chúc. Vấn đề là tại sao một tư tưởng lớn của vị lãnh tụ mà toàn Đảng, toàn dân tộc đã suy tôn như vậy mà cho đến giờ này chúng ta vẫn còn phải trăn trở đến thế. Tại sao trong mọi nghị quyết của Đảng, luôn luôn nêu cao khẩu hiệu dân chủ nhưng chính trong Đảng , nghị quyết cũng phải nêu vấn đề dân chủ còn chưa được thực hiện tốt , còn nhiều biểu hiện vi phạm dân chủ cơ sở?
ĐBQH Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ dân chủ là giá trị mang tính mục tiêu. Thế còn để đạt được cái mục tiêu tốt đẹp ấy thì phải có một cơ chế vận hành. Sự khác biệt của các nền dân chủ hiện nay là ở chỗ đó.
Đương nhiên có những giá trị mang tính phổ quát nhưng cũng có những giá trị đặc thù, kể cả các yếu tố văn hóa, lịch sử mỗi quốc gia nữa.
Tôi trở lại hiện tượng mà các bạn theo dõi chương trình này đưa ra: hiện tượng là các vị khi về hưu thì bắt đầu phát biểu. Tôi không nhìn nhận nó dưới góc độ đạo đức, phẩm chất mà ở chỗ hiệu ứng của dân chủ. Bởi vì cái mô hình dân chủ của chúng ta vẫn là lấy số đông, đa số thắng thiểu số, lấy cái sự biểu quyết nhất trí mà chúng ta cũng đã thấy trong thời đại hôm nay, bản thân cái đó cũng không còn mang giá trị vĩnh cửu nữa. Nó chỉ đúng với một thời kỳ nào đó thôi.
Còn bây giờ rõ ràng đôi khi những cái sáng tạo, những cái mới nó lại ở số nhỏ. Vậy thì chúng ta phải thay đổi dần tư duy đó đi. Chính vì chúng ta chỉ áp dụng đa số phục tùng thiểu số, cho những thiểu số có những ý kiến, họ không được hành xử và phải phù hợp với cái cơ chế đấy để bảo đảm cái ý thức tổ chức và đương nhiên đằng sau nó có những lợi ích nữa, lợi ích tinh thần cũng như lợi ích vật chất.
Cho nên đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận lại hệ thống giá trị và hệ thống giá trị được thể hiện trong cơ chế, cơ cấu để chúng ta giải quyết.
Hiện nay, nhiều quốc gia phát triển cho rằng tiếng nói đơn lẻ của số ít những người yếu thế mới là cái mối quan tâm của dân chủ, chẳng hạn. Đó cũng là một cách tiếp cận, cách giải quyết vấn đề chung của xã hội.
Trong khi đó thì chúng ta vẫn theo mô hình là gì? Cá nhân phải phục tùng tập thể, số ít phải phục tùng số nhiều. Cái điều đó, bên cạnh cái mặt tạo ra được những yếu tố tích cực thì càng ngày càng bộc lộ cái yếu tố tiêu cực với sự phát triển của thời đại, của nhu cầu đời sống này.
(còn nữa)
No comments:
Post a Comment