Việt Long & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2010-06-04
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng muốn nâng tỷ lệ nợ công lên hơn 50% ở những năm sắp tới, trong đó nợ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp lại được nhà nước bảo lãnh.
Tùy thuộc số ngoại tệ nắm giữ
Vấn đề này đã được Đại Sứ Nhật tại Việt Nam cho là không đáng lo so với khả năng trả nợ của Việt Nam, nếu duy trì được đà phát triển kinh tế khoảng 7%.
Chúng tôi đã tham khảo ý kiến của nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa và được ông cho biết như sau:
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng nếu mà nhà nước phát hành công khố phiếu hay là doanh nghiệp của nhà nước phát hành công khố phiếu, còn gọi là phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhưng với sự đảm bảo của nhà nước thì cũng vẫn là nhà nước chịu trách nhiệm về khoản nợ đó, thì nó cũng thuộc vào loại gọi là công trái, tức nợ của quốc gia.
Việt Nam sẽ mắc nợ nhiều hơn. Khi đó cái khả năng trả nợ tùy thuộc vào phần ngoại tệ mà Việt Nam có thể thu được.
Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
Cái thứ nhì nữa là khoản nợ đó tùy thuộc vào khả năng gọi là sản xuất của quốc gia, mà nếu nó đã đến 40% GDP như là hiện tại thì đã là con số đáng ngại, và nếu cái mức nó lên 50% trong những năm tới,tức là để chuẩn bị để có thể là sẽ phát hành công khố phiếu doanh nghiệp nhà nước trên thị trường thế giới, tức là quốc gia Việt Nam sẽ mắc nợ nhiều hơn. Khi đó cái khả năng trả nợ tùy thuộc vào phần ngoại tệ mà Việt Nam có thể thu được. Đầu tiên là cái đó nếu mà mình phát hành trên thị trường nước ngoài thì sẽ có rủi ro thứ nhất Việt Nam đã bị bội chi ngân sách nặng chưa chắc có thể trả, thứ hai nữa là nếu trả tiền bằng ngoại tệ thì còn thêm cái rủi ro nữa là rủi ro về tín dụng, không có tiền trả, và còn có rủi ro về ngoại hối nữa, tức là lúc đó nếu mà cái hối suất, cái hối đoái nó sai biệt thì Việt Nam bị nặng thêm một trận nữa. Cái đó tôi nghĩ rằng đó là một điều rất đáng quan ngại.
Bắt đầu những rủi ro
Việt Long: Thưa ông, ông đại sứ Nhật mới đây có nhận xét là tỷ lệ nợ công của Việt Nam hiện nay là 43,7 % thì không phải là điều đáng lo ngại so với khả năng trả nợ của Việt Nam. Ông có ý kiến gì về cái ý kiến của đại sứ Nhật?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng cái khả năng trả nợ đó nó còn tùy; người ta còn muốn so sánh quốc gia này với quốc gia khác trên thế giới, và nếu mà trường hợp so với những nước đang mắc nợ và đang bị khủng hoảng như là trường hợp Hy Lạp hay là những nước Nam Âu thì Việt Nam nghĩ là mình chưa đến cái mức đó. Nhưng mà cái lối tính toán vay tiền mà chi tiêu quá cái khả năng như vậy là cái điều đã xảy ra cho các quốc gia đang bị ngập nợ bây giờ, và Việt Nam không nên đi vào trong trường hợp đó mặc dù nghĩ rằng ngay bây giờ mình vẫn có thể trả nợ.
Tôi lấy ví dụ cụ thể không thôi là cái dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện nay nó đã bị bào mỏng vì cái tình trạng suy trầm trên thế giới khiến cho cái khả năng xuất khẩu của Việt Nam đã bị giảm, trong khi đó Việt Nam vẫn cần phải nhập khẩu một số nguyên vật liệu để duy trì được bộ máy sản xuất của mình. Nội cái đó không thôi cũng là một điều đáng ngại rồi!
Vị lãnh đạo ở trên đã quyết định rồi và chính phủ phải đi theo cái đó và quốc hội sẽ chấp thuận chuyện đó, thì tôi nghĩ rằng là bắt đầu mở cửa cho những rủi ro.
Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
Do đó khi mà tôi thấy người ta bàn đến cái chuyện có thể nâng cao cái mức gọi là nợ công (quốc trái) thì tôi thấy đó là một điều quá rủi ro và nếu mà không phân tách kỹ, và nếu mà không có tham khảo ý kiến của một số những tổ chức họ có am hiểu và họ có kinh nghiệm về trường hợp đó mà nghĩ rằng tại vì cái vị lãnh đạo ở trên đã quyết định rồi và chính phủ phải đi theo cái đó và quốc hội sẽ chấp thuận chuyện đó, thì tôi nghĩ rằng là bắt đầu mở cửa cho những rủi ro, lúc đó các thế hệ về sau sẽ phải trả nợ.
Việt Long: Thưa ông, ông có nghĩa rằng tỷ lệ nợ công họ nói là 50% GDP vào những năm tới thì họ có bao gồm khoản nợ để mà xây dựng đường tàu cao tốc là 56 tỷ đô la và rồi xây dựng cái thủ đô Hà Nội mới là 60 tỷ đôla trong đó không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng là cái câu hỏi đấy chúng ta chưa có câu trả lời tại vì cho tới giờ này tất cả những dự án vĩ đại kia vẫn còn nằm trong phần dự tính, nhưng mà nếu người ta nghĩ là chuẩn bị dư luận rằng là 40% mắc nợ hay là 50% thì cũng trên cái khả năng trả nợ. Cái đó có thể nó dẫn đến cái việc mà nó giúp cho người ta biết những điều gọi là kinh khủng giống như là cái dự án gọi là làm đường xe lửa cao tốc chẳng hạn hay là làm cái dự án xây dựng lại cả trung tâm hành chính quốc gia của Việt Nam ở Ba Vì. Tôi cho rằng là, cách đây chừng 15 năm Hy Lạp cũng đã tính toán như vậy. Các nước giống như Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha cũng thế. Và cuối cùng sau đó đến giờ này họ tuột đến đó và họ không biết phải xoay sở ra làm sao trên con dốc đó.
Việt Long: Vâng, xin cảm ơn ông Nguyễn Xuân Nghĩa.
No comments:
Post a Comment