TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Friday, July 30, 2010

Lấy ý kiến dân Saigon lo chuyện của dân Hà Nội ???

86,39% ý kiến người dân TP.HCM đồng ý với quy hoạch Hà Nội

* Hà Nội đã có kế hoạch chống ngập đến năm 2050

Người dân đang xem mô hình quy hoạch Hà Nội.

SGTT.VN - Bộ Xây dựng vừa có bản tổng hợp ý kiến góp ý của người dân TP.HCM tại triển lãm "lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch chung Hà Nội" tổ chức TP.HCM từ ngày 27.6 đến 4.7.2010 đề báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, có 86,39% trong tổng số người đến triển lãm đã đồng ý với các nội dung của đồ án và chỉ có 13,61% trong tổng số người đến triển lãm còn có ý kiến góp ý bổ sung hoặc có ý kiến chưa thực sự đồng ý.

Theo Bộ Xây dựng, hầu hết các ý kiến đều đồng tình với ý tưởng quy hoạch Hà Nội thành một Thủ đô lớn xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại với cấu trúc 1 đô thị trung tâm và 5 đô thị vệ tinh, phát triển mạnh về phía Tây. Quy hoạch chung (QHC) Hà Nội đã tiếp cận theo hướng nghiên cứu phát triển đô thị gắn với bảo tồn hệ sinh thái cây xanh và mặt nước. Đặc biệt đã quan tâm đến các giải pháp hạ tầng kỹ thuật/xã hội khá hoàn chỉnh cũng như đưa ra chiến lược gìn giữ 70% đất hành lang xanh và dành 30% đất còn lại cho phát triển đô thị.

Tuy nhiên, còn một số ý kiến cho rằng không nên tăng qui mô dân số của Hà Nội, không nên xây dựng nhiều nhà cao tầng trong khu vực trung tâm dẫn đến gia tăng hoạt động của dân cư, ùn tắc giao thông và hạ tầng kỹ thuật quá tải. Không gian trung tâm Hà Nội cần gìn giữ bản sắc riêng của Thủ đô - những hình ảnh đã đọng trong tâm trí của người dân miền Nam đối với Hà Nội, như khu phố cổ với Hồ Gươm hay Quảng trường Ba Đình với Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các công trình quan trọng lịch sử khác.

Về quy hoạch giao thông một số ý kiến cho rằng quy hoạch chung Hà Nội cần tập trung trước hết cho các giải pháp giao thông đô thị tại khu vực trung tâm. Đề xuất một số tuyến đường trên cao để giải quyết vấn đề ách tắc giao thông là cần thiết. Cần chú ý đến hình thức kiến trúc cho hệ thống này để không làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị.

Về bảo tồn di sản, các ý kiến cho rằng qui hoạch chung Hà Nội đã có các nghiên cứu về bảo tồn các yếu tố văn hóa truyền thống của Hà Nội. Yếu tố về cảnh quan thiên nhiên: rừng, sông hồ...đã được xem xét khai thác hợp lý và đề xuất khá đầy đủ các giải pháp bảo vệ. Các yếu tố này sẽ tạo nên bản sắc của đô thị Hà Nội hiện nay cũng như trong tương lai. Tuy nhiên đối với khu vực có hồ, cần quy định không xây dựng các công trình cao tầng ven hồ, đặc biệt là hồ Tây và cần có thêm các biện pháp bảo tồn hệ sinh thái vùng nông thôn và kiến trúc cổ, truyền thống của nông thôn; cần cân nhắc việc cho phép xây dựng nhà cao tầng bên cạnh các biệt thự có giá trị, vì các công trình cao tầng sẽ có thể làm ảnh hưởng đến không gian đồng nhất của khu vực trung tâm Hà Nội.

Ngoài ra, ý kiến đóng góp cho rằng cần duy trì trung tâm chính trị, hành chính tại khu vực Ba Đình, Mỹ Đình, Mễ Trì.

* Ngày 28.7, thứ trưởng bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn đã có văn bản gửi đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, giải thích một số nội dung về qui hoạch chung xây dựng Thủ đô. Theo đó, để giải quyết dứt điểm vấn đề ngập úng cho đô thị, Đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã nghiên cứu phân Hà Nội thành 8 vùng bảo vệ cho hệ thống các sông có đê gồm sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Bùi, sông Tích, sông Đáy và sông Mỹ Hà.

Quy hoạch cũng đã thống nhất được mức đảm bảo phòng chống lũ, như khu vực nội thành đảm bảo chống lũ 500 năm, khu vực khác trong phạm vi sông Hồng, sông Đuống đảm bảo chống lũ 300 năm, sông Cầu đảm bảo chống lũ 100 năm. Theo đó cũng đã đề xuất chỉ giới thoát lũ cho các sông chính có đê và giải pháp thực hiện cho từng tuyến sông trên địa bàn.

Với đô thị trung tâm phân thành 2 lưu vực chính phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng gồm 7 lưu vực phụ để tính toán chi tiết nhu cầu tiêu thoát, khống chế cao độ nền đảm bảo tần suất tính toán. Ngoài xây dựng bổ sung các công trình đầu mối thoát nước như trạm bơm tiêu thoát, cần nạo vét đảm bảo thông thoáng hệ thống kênh tiêu chính, bổ sung các hệ thống cống thoát theo tiêu chuẩn quy định.

H.Lực - T. Quang - Lệ Hà

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty