Nam Nguyên, phóng viên RFA2010-12-11Thời tiết bất thường ở Việt Nam, nơi cần nắng thì mưa tầm tã, nơi cần lũ thì không có lũ, dự báo xâm nhập mặn sẽ diễn ra sớm và khốc liệt ở đồng bằng sông Cửu Long. Phải chăng Việt Nam bắt đầu chịu tác động của khí hậu biến đổi. Báo Nông Nghiệp Việt Nam bản tin trên mạng ngày 7/12 tường thuật hội nghị sản xuất lúa đông xuân 2010-2011 vùng đồng bằng sông Cửu Long diễn ra ở Bạc Liêu ghi nhận, Tổng cục Thủy lợi dự báo xâm nhập mặn sẽ diễn ra sớm và sâu hơn những năm trước, lượng mưa 11 tháng của năm 2010 ở đồng bằng sông Cửu Long kém hơn hẳn mọi năm, ước tính giảm khoảng 15%. Hai ngày sau, hãng thông tấn Reuters của Anh Quốc có bài viết từ Long Xuyên nhận định là, đất canh tác nhiễm mặn chỉ là một trong nhiều thách thức cấp thời về môi trường đang gia tăng ở Việt Nam, tình trạng càng thêm tồi tệ vì ảnh hưởng biến đổi khí hậu. Khả năng điều phối của chính phủ để thực hiện các biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu đang bị thử thách. Lũ, hạn, biển mặn xâm nhậpTrong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, ông Nguyễn Văn Thặng Phó Tổng Cục Trưởng Thủy Lợi nhận định:
"Khí hậu biến đổi rất là thất thường, người ta cứ nói biến đổi khí hậu nước biển dâng là bài toán tương lai, nhưng thực ra mấy năm nay hàng ngày chúng ta luôn bị cái thất thường ấy của thời tiết. Ví dụ như năm nay miền Trung lũ chồng lũ, thiết kế thủy lợi phục vụ sản xuất cũng không đặt vấn đề lũ chồng lũ. Trong khi đồng bằng sông Cửu Long mùa lũ mà không có lũ thì chắc chắn ảnh hưởng thời vụ. Ở đồng bằng sông Hồng thông thường mực nước lũ trên sông mười mét thì năm nay chỉ khoảng trên 6 mét, dự báo ngang Hà Nội có thể chỉ còn 0,1 mét. Các hồ thủy điện thì cạn kiệt, so với năm ngoái hụt khoảng 1,7 tỷ m3 cho ba hồ thủy điện, so với mực nước thiết kế thì bị hụt khoảng 4,4 tỷ m3. Nói chung khí hậu thất thường, lượng mưa 'dữ' đấy chính là biến đổi khí hậu." Thu hoạch giảmBáo Cần Thơ điện tử trong bản tin về hội nghị sản xuất vụ đông xuân 2010-2011 vùng đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận Sở NN&PTNT các tỉnh thành kiến nghị Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long sớm đưa ra nhiều giống lúa chịu mặn, chịu ngập và chịu hạn trước tác động biến đổi khí hậu. Theo tờ báo, riêng tỉnh Bạc Liêu diện tích vụ đông xuân 2010-2011 phải cắt giảm 3.000 héc-ta so với vụ trước nhằm đề phòng tác động của xâm nhập mặn.Một người trồng lúa vùng ven biển dễ ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long phát biểu với chúng tôi: "Thông thường đến giữa tháng 12 âm lịch là cao điểm mặn xâm nhập ở quê tôi, có những cống tự động để ngăn mặn nhưng tôi thấy mỗi năm xâm nhập mặn càng vô sâu thêm trong đất liền. Những giống lúa kháng được mặn là nói vậy thôi, mặn trên 3 phần ngàn cây lúa nào cũng bị ảnh hưởng, làm không có năng suất." Theo Reuters, nhiều nghiên cứu cho thấy Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều thiệt hại nhất của tình trạng biến đổi khí hậu, điển hình như mực nước biển dâng cao và thời tiết bất thường. Vùng đồng bằng sông Cửu Long bị đe dọa đặc biệt, nơi này làm ra một nửa sản lượng lúa của cả nước và cung cấp gần như toàn bộ lượng gạo hàng hóa xuất khẩu đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhì thế giới. Khoảng 1/5 dân số 86 triệu của Việt Nam sống tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi là một trong những vùng đa dạng sinh thái hàng đầu trái đất.
Báo cáo của chính phủ Việt Nam hồi năm ngoái cho thấy 1/3 vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể bị ngập chìm nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m. Các vùng ven biển khác cũng chìm dưới nước, thời tiết thất thường sẽ tác động lũ lụt, hạn hán và làm giảm sản lượng lúa thu hoạch. Khảo cứu của Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế trong năm nay ước tính nếu nước biển dâng thêm 17cm, kèm theo những biến đổi thời tiết có thể làm giảm 18,4% sản lượng lúa trên toàn Việt Nam vào năm 2030. Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Dương Văn Ni Giám đốc Trung tâm Đa dạng Sinh học Hòa An Trường Đại học Cần Thơ nhận định, tác hại của biến đổi khí hậu đến sớm hơn hay nói cách khác đang xảy ra. Theo ông, có thể thấy sự rủi ro của Đồng bằng sông Cửu Long trên ba góc độ, thứ nhất là qui hoạch bất cập về nguồn nước giữa các tỉnh thành. Thứ hai là các nước hai bên dòng Mekong tận dụng nguồn nước để phát triển nông nghiệp và thứ ba là thủy điện bậc thang được các nước xây dựng trên dòng Mekong. Trời kêu ai nấy dạ TS Dương Văn Ni nhận định là cần thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để giúp đỡ người dân thích nghi với tình trạng môi trường thay đổi ở đồng bằng sông Cửu Long."Nếu chúng ta có một hệ thống cảnh báo sớm và chính xác, tôi nghĩ rằng với kinh nghiệm vốn sống sẵn có của người dân thì người ta có thể thích nghi được. Đưa ra một hệ thống cảnh báo sớm là chuyện không dễ dàng. Đồng bằng sông Cửu Long ở cuối nguồn một con sông lớn, muốn cảnh báo phải có hết thông tin trên lưu vực thượng nguồn sông Cửu Long, đây là một thách thức rất lớn, nhiều quốc gia ở phía thượng nguồn chúng ta chưa sẵn sàng chia xẻ thông tin. Thiếu những nguồn thông tin như vậy thì việc đòi hỏi chương trình dự báo hay cảnh báo sớm quả là một thách thức không nhỏ." Theo TS Dương Văn Ni, người dân đồng bằng sông Cửu Long do điều kiện tự nhiên, đã sống từ hàng trăm năm nay trong bối cảnh không thuận lợi. Ở từng vùng người dân thích nghi nhiều mặt để duy trì cuộc sống và có sản xuất tốt, vùng ven biển họ chuyển đổi sản xuất bớt lệ thuộc nước ngọt, thí dụ chuyển từ trồng lúa sang mô hình vừa lúa vừa tôm, hoặc nơi nào mặn quá thì chuyển hẳn sang nuôi tôm, cua, cá kèo những loài có thể thích nghi với nước mặn. Người nông dân đồng bằng sông Cửu Long nói với chúng tôi là họ tự mình đối phó với xâm nhập mặn bằng nhiều cách và mỗi lần thất bại là một bài học đầy tốn kém: "Vụ đông xuân năm rồi nước mặn xâm nhập, người ta tự khoan 'cây nước' tức là khoan giếng nước ngầm. Mỗi héc-ta khoan hai giếng dùng máy rút nước ngầm lên, lượng dầu để rút chi phí quá cao, năm nay họ bỏ vì không hiệu quả, có người làm tới mười mấy giếng khoan sau mới thấy không hiệu quả. Trước đây nhà nước cũng khuyến khích khoan giếng ngầm để đối phó với mặn.
Bây giờ một là người ta xạ giống ngắn ngày, khi cây lúa được hai tháng thì bơm nước, thời điểm mặn chưa xâm nhập sâu vẫn còn nước ngọt bơm lên giữ lại không cho thoát ra tới khi cắt lúa, làm như vậy năng suất lúa không được cao nhưng cũng đỡ hơn là thất trắng ." Từ hai năm qua chính phủ Việt Nam đã thiết lập Chương trình mục tiêu quốc gia đối phó với biến đổi khí hậu. Trong dịp trả lời Nam Nguyên về vấn đề đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước canh tác, TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long phát biểu: "Chính phủ đã có hướng qui hoạch lại vùng trồng lúa, thứ hai nghiên cứu những giống lúa thích nghi với biến đổi khí hậu như nắng nóng, khô hạn, ngập mặn, ngập úng …thứ ba là bố trí giống cây trồng cho phù hợp, thứ tư là áp dụng kỹ thuật thích ứng thích nghi với biến đổi khí hậu. Cuối cùng là tìm cách phối hợp với các nước trong vùng tạo mối liên kết trong vấn đề nước sông Mekong. Đặc biệt các nước Đông Dương cần ngồi lại với nhau vì nước sông Mekong không chỉ ảnh hưởng cho một mình Việt Nam." Đối với nông dân đồng bằng sông Cửu Long, trồng trọt đánh bắt nuôi thủy sản mọi thứ trông ở trời, dù trong hoàn cảnh nào cũng cam chịu và nỗ lực để sinh tồn. Nếu hỏi một nông dân về tình trạng biến đổi khí hậu nước biển dâng làm chìm ngập 1/3 đồng bằng sông Cửu Long, câu trả lời sẽ là trời kêu ai nấy dạ. Theo dòng thời sự:
|
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Sunday, December 12, 2010
Biến đổi khí hậu tác hại đồng bằng Cửu Long
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment