TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, February 19, 2011

"Giá cả tăng, thu nhập 17 triệu cũng không còn đồng nào!"

SGTT.VN - Người trung lưu cũng khóc! Không chỉ người nghèo mà những người trung lưu đô thị cũng đang tìm cách thắt chặt chi tiêu do giá cả tăng

Ăn mì tôm, cơm nguội... tự chế biến cho rẻ

Giá cả tăng, người tiêu dùng phải tính toán nhiều trong việc chi tiêu (ảnh minh họa). Ảnh: Hồng Thái

Chị Lê Thị Loan, ngụ tại phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội giật mình khi trung tâm Anh ngữ Just Kid, nơi con trai chị đang học 1 buổi mỗi tuần, vừa có thông báo nâng tiền học phí. Trước tết âm lịch, học phí là 150.000 đồng/buổi nhưng ngay sau tết, trung tâm đã thông báo tăng lên 200.000 đồng/buổi với lý do giá cả tăng, việc tăng học phí là cần thiết để đảm bảo chất lượng giảng dạy và đời sống cho giáo viên.

Đối với chị Loan, việc nâng tiền học phí của con cũng chỉ là thêm một chuyện giật mình, bởi từ trước tết nguyên đán tới giờ chị đã nhiều lần giật mình như vậy khi bước ra chợ mua rau, mua thịt cũng gặp chuyện tăng giá. Đến một lít dầu ăn cách đây hơn một tháng chỉ có 39.000 đồng mà tới nay chị Loan đã phải mua tới 45.000 đồng. Lấy lý do giá cả một số mặt hàng tăng, tới giờ các loại dịch vụ đều tăng giá.

"Rồi khi xăng dầu, điện lên giá thì các thứ khác lại rầm rầm lên theo, xoay xở chi tiêu cũng đến mệt", chị Loan than thở.

Thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng chị Loan khoảng 17 triệu đồng. So với bạn bè thì gia đình chị có thu nhập khá, lại không mất tiền đi thuê nhà do nhà được bố mẹ cho. "Trước đây chi tiêu cho gia đình 4 người, tiền sinh hoạt phí, tiền học tập của các con là ổn, mỗi tháng còn để ra được một vài triệu phòng khi đau ốm. Nhưng đến giờ thì không còn để ra được đồng nào. Con ốm hay mình ốm là phải đi vay", chị Loan nói.

Nếu mức độ tăng giá của lương thực thực phẩm là 19% và phi lương thực thực phẩm khoảng 6% thì chi tiêu của các hộ gia đình sẽ giảm khoảng từ 5- 10%.

Nghiên cứu của viện Khoa học lao động và xã hội về tác động của lạm phát tới nghèo đói và việc làm.

Anh Đào Văn Khắc tại phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội thì thay đổi hẳn thói quen sinh hoạt. Trước đây khi phở giá 20.000- 25.000 đồng/bát thì thỉnh thoảng buổi sáng anh có ăn phở bên ngoài; nhưng kể từ trước tết tới giờ anh toàn ăn sáng ở nhà. Mì tôm, cơm nguội... tự chế biến cho rẻ. "Giá cả tăng quá mà tiền đưa cho vợ vẫn thế. Thương vợ vì chi tiêu hạn hẹp hơn", anh Khắc chia sẻ.

Gia đình anh Khắc cả hai vợ chồng là công chức, tổng thu nhập khoản nọ khoản kia khoảng 10 triệu đồng/tháng. Chi tiêu cho hai con, trong đó con lớn đang học đại học và con bé học lớp 10 đã chiếm gần một nửa tổng thu nhập của cả gia đình. Có thông tin giá xăng sẽ tăng, cậu con trai anh đã tình nguyện đi học bằng xe buýt cho đỡ tốn tiền xăng. Bữa sáng cậu cũng chịu khó ăn thật no ở nhà để bữa trưa ở trường chỉ ăn 20.000 đồng/suất cơm cũng đỡ thấy đói. Tối về nhà lại ăn no. Với sức ăn của cậu và việc tăng giá tại các hàng cơm bụi thì đáng ra cậu phải ăn suất 35.000 đồng mới đủ.

Bị "đánh" đau nhất là người nghèo

Người nội trợ ngày càng khó khăn hơn trong việc chọn lựa thực phẩm cho gia đình khi giá cả leo thang (ảnh minh họa) Ảnh: Hồng Thái

Những gia đình được xem là trung lưu ở Hà Nội như gia đình chị Loan, anh Khắc hiện phải gồng mình đón các đợt tăng giá. Hầu hết chi phí sinh hoạt gia tăng cộng dồn lại khiến họ phải đau đầu khi thấy thu nhập giảm đi trông thấy. Cách mà các gia đình thường áp dụng là thắt chặt chi tiêu.

Bà Nguyễn Lan Hương, Viện trưởng viện Khoa học lao động và xã hội cho biết, cơ quan này đã thực hiện một nghiên cứu về tác động của lạm phát tới nghèo đói và việc làm cho thấy: nếu mức độ tăng giá của lương thực thực phẩm là 19% và phi lương thực thực phẩm khoảng 6% thì chi tiêu của các hộ gia đình sẽ giảm khoảng từ 5- 10%. "Hộ gia đình nào càng thu nhập thấp thì mức độ thắt chặt chi tiêu càng nhiều", bà Lan Hương nói.

Theo bà Lan Hương, hầu hết những người trung lưu tại khu vực đô thị là những người "thuần mua". Bởi vậy khi giá cả tăng, nhất là giá các mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm, nhóm các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, giao thông công cộng... thì những người "bị đánh đau nhất" là người nghèo, sau đó đến tầng lớp trung lưu đô thị. Phân tích trong cơ cấu chi tiêu của những hộ gia đình này, có tới 70- 80% được dành cho các nhu cầu thiết yếu đó.

"Tiền lương của người lao động bao giờ cũng chậm điều chỉnh hơn so với mức độ tăng giá nên trong thực tế có thể lương danh nghĩa tăng nhưng đời sống của người lao động lại chậm được cải thiện vì chi tiêu tăng", bà Lan Hương nói.

Tây Giang

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty