TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, February 19, 2011

Người dân quá bơ vơ


SGTT.VN - Trong khi TP.HCM vẫn tiếp tục theo cái lý của mình, Đồng Nai gần như bế tắc trong giải quyết, thì phía toà án, nơi đã thụ lý 14/41 đơn kiện Vedan cho rằng: dân khó đủ chứng cứ chứng minh thiệt hại trên toà.

Đại diện cho người nông dân bị thiệt hại bởi Vedan đứng ra đòi công lý, yêu cầu Vedan bồi thường thiệt hại là một thắng lợi lớn, đáng được ghi nhận. Nhưng còn với những trường hợp bị lọt sổ do sự không thống nhất ngay từ đầu trong cách làm, nên không nhận được bồi thường thì ai sẽ giải quyết?

Sau bài báo Ở Đồng Nai xuống Cần Giờ canh tác: 41 hộ dân không được nhận tiền bồi thường, Sài Gòn Tiếp Thị ra ngày 14.2, thông tin từ toà án Nhơn Trạch (có 33/41 hộ dân Đồng Nai canh tác ở Cần Giờ) cho biết, vào thời điểm cuối tháng 8.2010, toà án Nhơn Trạch có thụ lý 14/33 đơn khởi kiện yêu cầu Vedan bồi thường thiệt hại. Nhưng sau khi thụ lý xong thì toà án Nhơn Trạch đã chuyển về toà án Cần Giờ giải quyết vào cuối tháng 9.2010. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thấy toà án Cần Giờ có ý kiến gì với toà án Nhơn Trạch, cũng chưa thấy toà án Cần Giờ giải quyết gì.

Dân khó chứng minh thiệt hại nếu ra toà

Theo đánh giá của một thẩm phán toà án Nhơn Trạch có tiếp nhận đơn kiện của những hộ dân này, những người dân nộp đơn kiện đã được toà thụ lý và chưa thụ lý đều khó cung cấp đủ chứng cứ chứng minh thiệt hại trên toà. Nếu cung cấp không được thì toà án sẽ xử bác đơn. Theo vị này, chứng cứ ở đây là người dân phải chứng minh được nuôi trồng cái gì, canh tác từ bao nhiêu năm, vùng đất người dân canh tác có ô nhiễm không, phải chụp hình khung ảnh trên bản đồ xác nhận 33 hộ dân này bị ô nhiễm, ô nhiễm nặng hay nhẹ… Trong khi đó, xác nhận tình trạng sản xuất cho người dân của xã Thạnh An (huyện Cần Giờ) là còn quá đơn giản để đảm bảo chứng cứ khi chứng minh thiệt hại trên toà.

Toà án Nhơn Trạch cho biết đã có công văn đề nghị tỉnh Đồng Nai tiếp tục làm việc với TP.HCM giải quyết vụ việc này. Toà án Nhơn Trạch cho rằng: lãnh đạo hai tỉnh phải thống nhất là giao cho tỉnh nào chi trả tiền bồi thường cho dân, nếu để bên này đẩy bên kia thì rất khổ cho dân, trong khi vụ này quá phức tạp, dân không cung cấp nổi chứng cứ.

Đồng Nai chờ TP.HCM

Tuy nhiên, trao đổi thêm với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị vào ngày 15.2, ông Đoàn Văn Sơn, phó chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, TP.HCM khẳng định: "Ngay từ đầu cho đến bây giờ trong việc giải quyết chi trả đền bù, chúng tôi vẫn giữ nguyên tắc không giải quyết những trường hợp của các tỉnh khác. Đây là quan điểm, cách làm có tổ chức". Tại điểm 1 phần B văn tự thoả thuận bồi thường ngày 12.8.2010 giữa Vedan và những người đại diện cho nông dân TP.HCM cũng ghi nhận: "khoản tiền bồi thường là toàn bộ số tiền bồi thường thiệt hại cho người dân Cần Giờ từ thời điểm hiện nay trở về trước".

Cũng theo ông Sơn, việc Cần Giờ có sự thay đổi danh sách 839 hộ dân ban đầu lên thành 875 hộ dân sau khi xác minh, thống kê thực tế lại một lần nữa, vẫn là dựa theo nguyên tắc dân có thường trú, hộ khẩu tại TP.HCM. "Danh sách bồi thường đã công khai, không thể chen ngang 41 hộ dân này vào được", ông Sơn nói. Còn về có ý kiến cho rằng "quan điểm nông dân địa phương nào thì địa phương đó tổ chức đánh giá để lấy đó làm cơ sở bồi thường là trái pháp luật", ông Sơn cho rằng "không ai nói trái pháp luật vào thời điểm đó (thời gian đầu tiến hành thống kê thiệt hại – PV). Lúc đó mạnh địa phương nào địa phương đó làm. Hội Nông dân TP.HCM đã thể hiện quan điểm cách làm này với hội Nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu và hội Nông dân Đồng Nai ngay từ ban đầu trong các buổi làm việc".

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, dường như hai bên đã có sự không đồng ý cách làm của nhau ngay từ đầu. Ngay từ năm 2009, nhiều hộ dân tại huyện Long Thành (Đồng Nai) canh tác ở Cần Giờ bị từ chối, hội Nông dân huyện này đã có văn bản chuyển hội Nông dân Cần Giờ vào tháng 10.2009, và tiếp tục vào tháng 8.2010, nhưng đều bị từ chối.

Ông Ao Văn Thinh, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, UBND tỉnh đã gửi công văn tới UBND TP.HCM đề nghị xem xét 41 trường hợp của tỉnh canh tác trên đất Cần Giờ vào thời điểm trước tết âm lịch, nhưng chưa nhận được trả lời. Nếu TP.HCM tiếp tục giữ quan điểm không đưa 41 hộ dân vào danh sách chi trả bồi thường thì UBND tỉnh Đồng Nai không có cơ sở pháp lý nào để đòi hỏi UBND TP.HCM giải quyết, mà chỉ có thể thông qua hội Nông dân hai tỉnh để giải quyết. Nhưng giải quyết được hay không thì ông Thinh thừa nhận: "không biết".

bài và ảnh Lê Quỳnh

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty