TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, April 23, 2011

Lại sửa chữa lớn cầu Thăng Long

SGTT.VN - Sau nhiều lần "bắt bệnh" mà vẫn chưa thể khắc phục triệt để sự cố mặt cầu Thăng Long bị nứt hơn một năm qua, bộ Giao thông vận tải cho biết sẽ sửa chữa triệt để sự cố trong tháng 5 này.

Bên lề hội nghị tổng kết khoa học công nghệ của bộ Giao thông vận tải ngày 22.4, ông Hoàng Hà, vụ trưởng vụ Khoa học công nghệ trao đổi với báo chí xung quanh sự cố này.

Thưa ông, qua nhiều lần sửa mà mặt cầu nay lại nứt, bộ Giao thông có chỉ đạo gì để khắc phục triệt để?

Theo ông Hà: "Cũng phải nói thêm, lớp phủ trên mặt cầu bản thép là công nghệ khó của thế giới vì bản nhẹ, độ giãn nhiệt lớn, rung… nên các chuyên gia vẫn tiếp tục nghiên cứu". Ảnh: Trung Đức

Bộ Giao thông đã giao Viện Khoa học công nghệ cùng các đơn vị liên quan và chúng tôi đang làm. Đặc điểm của sự cố mặt cầu Thăng Long là chúng ta làm trên cầu cũ, khai thác đã 30 năm, nên có chỗ bản thép khỏe, có chỗ bản thép yếu, rung động mạnh nên không chuẩn như đối với làm trên cầu hoàn toàn mới như cầu Thuận Phước (Đà Nẵng). Cũng phải nói thêm, lớp phủ trên mặt cầu bản thép là công nghệ khó của thế giới vì bản nhẹ, độ giãn nhiệt lớn, rung… nên các chuyên gia vẫn tiếp tục nghiên cứu, theo dõi. Chỗ nào rung động mạnh thì đo đạc, theo dõi lại, tìm giải pháp.

Nhưng nhiều vết nứt vẫn xuất hiện ngay trên chính chỗ cũ, nơi đã từng vá?

Năm ngoái thi công có thể mình chưa có kinh nghiệm, vì công nghệ mới họ chuyển giao từng tí, có cái chuyển giao hết, nhưng cũng có cái mình "bí mật" tìm hiểu. Sau khi mình điều chỉnh, tính đến nay các vết nứt cũng đã khác, không nứt ngang nữa mà nứt dọc, xuất hiện các đỉnh sườn do độ rung của bản thép.

Ta có thuê chuyên gia nước ngoài cùng làm không?

Có chuyên gia của vương quốc Anh, là các chuyên gia hàng đầu về công nghệ này. Ngoài ra chúng ta tham khảo thêm chuyên gia của Mỹ, và cả kinh nghiệm của Thái Lan vì họ có đặc điểm khí hậu, trình độ thi công gần như mình.

Thưa ông, vẫn chưa thể kết luận nguyên nhân cuối cùng?

Nguyên nhân là điều kiện thời tiết: thi công lúc đó có giai đoạn gặp mưa gió nhưng do tính chất cầu huyết mạch giao thông nên không thể dừng lại một hai tháng chờ hết mưa được. Cũng vì đã tìm ra nguyên nhân nên tình trạng không dính bám (giữa lớp nhựa phủ với lớp trong- PV) đã không còn diễn ra nữa.

Vậy tới đây ta vẫn dùng công nghệ này hay quay lại công nghệ cũ của cầu?

Đây là một trong ba công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Công nghệ tiên tiến hàng đầu thì đắt, chúng ta làm một công trình nhỏ nên không thể nhập thiết bị quá đắt tiền về chỉ để làm một công trình nhỏ. Nên chúng ta chọn công nghệ tiên tiến thứ 2, và công nghệ này cũng đang làm một công trình khác trong Cần Thơ. Còn công nghệ cũ của Nga không còn tồn tại nữa, nếu có thì đã lạc hậu rất nhiều vì trên thế giới công nghệ đôi khi chỉ tồn tại 5 năm.

Xin cảm ơn ông!

Chí Hiếu (ghi)

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty