Hiền Vy- Thông tín viên RFA2011-06-20Người Việt khắp nơi trên thế giới đang hướng về biển Đông và Hà Nội-Sài Gòn để theo dõi hành vi của Trung quốc cùng phàn ứng của người dân Việt. Và người Việt hải ngoại cũng không quên những giáo dân Cồn Dầu lánh nạn tại Thái Lan. Cuộc sống khó khănVào cuối tuần qua, trên một ngàn người tham dự buổi tiệc gây quĩ do Cộng đoàn Công Giáo Galveston-Houston tổ chức. Đây là buổi tiệc gây quĩ lần thứ tư của người Việt tại Texas để giúp nạn nhân Cồn Dầu đang lánh nạn tại Thái Lan. Ông Trịnh Tiến Tinh, trưởng ban tổ chức chia sẻ lý do có buổi gây quĩ:"Những người Cồn Dầu đang bị bức bách, đang là những người tị nạn chạy trốn sự đàn áp của chính quyền Việt Nam, và họ đang rất cần sự giúp đỡ" Hiện diện trong buổi gây quĩ, tiến sĩ Nguyễn đình Thắng thuộc BPSOS cho biết hiện đang có 55 người Cồn Dầu tị nạn tại Thái Lan. Lý do những người này phải rời nơi chôn nhau cắt rốn để trốn đi Thái là vì họ bị truy lùng gắt gao sau cuộc đàn áp đẫm máu ngày 4 tháng 5 năm 2010 của nhà nước Việt Nam trong ngày tang lễ của cụ bà Hồ Nhu - Đặng thị Tân. Một số người đã bị bắt giam và một người đã bị công an đánh chết. "Trước khi nhắm mắt lìa đời thì cụ bà chỉ muốn được chôn cạnh người chồng quá cố thành ra thân nhân nhất định thực hiện lời ước nguyện của Bà nhưng rồi công an nhất định không cho vào. Họ phong tỏa cái nghĩa trang với mục đích là giải thể toàn bộ, xóa trắng xứ đạo Cồn Dầu với lịch sử 135 năm."cảnh sát của Thái Lan có thể bắt bất cứ lúc nào và vẫn có quyền giam họ lại, vẫn có quyền trục xuấtTrong số 55 người này thì 49 người đã được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR tại Bangkok thừa nhận tư cách tị nạn. Dù vậy cuộc sống của họ tại Thái Lan vẫn rất khó khăn trong khi đang chờ được đi định cư tại một quốc gia thứ ba, như lời tiến sĩ Nguyễn đình Thắng: "Tất cả những người đó, dù có qui chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc hay không thì họ vẫn là cư ngụ bất hợp pháp trên đất nước Thái Lan và cảnh sát của Thái Lan có thể bắt bất cứ lúc nào và vẫn có quyền giam họ lại, vẫn có quyền trục xuất. Họ phải sống trốn tránh, ẩn náu, không dám ra ngoài. Đi chợ thì phải canh lúc tờ mờ sáng sớm, hoặc là thật khuya, khi không có nhiều người theo dõi nhưng tội nhất là trẻ em vì trẻ em bên đó hoàn toàn thất học, đâu có dám đi ra ngoài..." Tin tức về những nạn nhân Cồn Dầu tại Thái Lan đã được các cơ quan truyền thông đại chúng tại Texas loan truyền rộng rãi nên trong tháng trước một phái đoàn gồm 7 người từ Texas đã đi Thái Lan để tìm hiểu. Linh Mục Joseph Vũ Thành, chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, Tổng Giáo phận Galveston – Houston chia sẻ: "Gần đây tình trạng của một số anh chị em tị nạn tại Thái Lan trở nên bi đát nên những cơ quan truyền thông đã loan báo cho người dân Houston biết. Sau đó có một phái đoàn đi qua tận Thái Lan và qua những phúc trình của họ thì chúng tôi thấy đó là một tình trạng khẩn trương. Thế nên Hội đồng Công giáo Việt Nam tại Houston họp nhau lại và thấy cần gây quĩ cho họ. Trước hết đó là dấu chỉ mình chia sẻ với những lo âu để cho họ biết có người đang nghĩ đến họ chứ họ không bị bỏ rơi . Sau đó nữa thì lo cho họ chén cơm manh áo hàng ngày bởi vì họ đang trong tình trạng bất hợp pháp không thể đi ra ngoài, không thể đi lại dễ dàng được..." Một người trong phái đoàn đi Thái Lan về là Linh mục Bác sĩ Phạm hữu Tâm cho biết tình cảnh của nạn nhân Cồn Dầu hiện đang tị nạn tại Thái Lan làm ông vô cùng xúc động: họ cũng sợ công an Cộng sản Việt Nam qua bắt dẫn độ về Việt Nam."Điều xúc động thứ nhất là khi thấy những người này rất khao khát được niềm tin tôn giáo. Khi ở Việt Nam họ ở trong xứ đạo thuận thành, mỗi ngày được tham gia lễ nghi tôn giáo, mà khi qua Thái Lan thì trong suốt thời gian hơn một năm họ phải sống trốn tránh không được tham gia những nghi thức tôn giáo. Điều thứ hai là họ cũng rất tội nghiệp; họ sống trong sự sợ hãi, trốn tránh. Họ sợ cảnh sát Thái Lan bắt họ vì họ là những người nhập cảnh bất hợp pháp. Nếu bị bắt thì họ bị tù và sau đó bị trục xuất về Việt Nam. Đồng thời họ cũng sợ công an Cộng sản Việt Nam qua bắt dẫn độ về Việt Nam. Đối với họ niềm ao nước để có thể được đi tị nạn ở một quốc gia khác, được thực thi quyền công dân, được sống trong cảnh tự do rất quan trọng" Giới trẻ mở rộng tấm lòng Có rất nhiều người trẻ tham dự buổi gây quĩ để giúp nạn nhân Cồn Dầu nói riêng và những người Việt phải rời bỏ quê hương đi tị nạn tại Thái Lan, Cô Mary nói rằng cô và những người khác đến buổi gây quĩ để hỗ trợ những người Việt đang lánh nạn tại Thái Lan: Dù chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt trên 36 năm, dù các trại tị nạn đã đóng cửa từ lâu, nhưng hiện vẫn có rất nhiều người Việt đang lánh nạn tại Thái Lan và những quốc gia khác và đang chờ để được đi định cư tại các nước tự do. Chúng tôi xin mượn lời của tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng để chấm dứt bài phóng sự này: "Hiện nay ngoài số giáo dân Cồn Dầu là 55 người là con số chính thức nhưng thực sự ra là nhiều hơn như vậỵ, không những ở Thái Lan mà còn ở nhiều quốc gia khác thì còn có khoảng 500 người. Mới chạy sang cũng rất nhiều do cuộc đàn áp trước khi có đại hội Đảng vừa rồi và sau khi xảy ra những biến động ở Trung Đông và Bắc Phi, là cách mạng Hoa Lài đó, thành ra sự đàn áp trong nước càng ngày càng gia tăng. Do đó những thành phần mà tranh đấu cho Tự do Tôn giáo, những thành phần dân oan, những thành phần trong Khối 8406, nhiều nhóm tranh đấu cho Dân chủ, Nhân quyền khác, thậm chí có những tổ chức chỉ thuần túy tương trợ cho nhau thôi, thí dụ như là nhóm cựu tù chính trị, cựu tù nhân tôn giáo hoặc là cựu thuyền nhân bị trả về nước hồi hương... họ đến với nhau để tương trợ thôi, cũng đã bị đàn áp rất nặng nề bởi vì bây giờ bất kỳ ai thì chính quyền Cộng sản cũng nghi ngờ. Thành ra gần đây rất nhiều người phải chạy sang Thái Lan để lánh nạn" |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Tuesday, June 21, 2011
Người Houston giúp người Cồn Dầu tị nạn
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment