TT - Ðang sở hữu đất với giấy tờ hợp pháp, bỗng dưng một ngày đã thấy một phần đất của mình nằm trong sổ đỏ của người khác, khiếu nại nhiều lần vẫn chưa được giải quyết. Ðó là tình trạng mà những người dân ở Ðắk Lắk đang gặp phải.
Năm 1992, vợ chồng bà Hà Thị Thương và ông Phạm Văn Bá vào thôn 1, xã Cư M'Lan (Ea Súp, Ðắk Lắk) khai hoang mảnh đất diện tích khoảng 1.200m2, chiều dài theo tỉnh lộ 1 là 11m. Ngày 14-10-1997, bà Thương được UBND xã Cư M'Lan xác nhận quyền sử dụng miếng đất này. Năm 2000, ông Bá cho vợ chồng ông Nguyễn Phương Thức và bà Tạ Thị Nhật đang khó khăn mượn 5m ngang theo tỉnh lộ 1 làm nhà ở tạm. Ông Bá và ông Thức là bạn chiến đấu ở chiến trường Campuchia khi xưa nên hai bên không làm giấy tờ giao mượn đất. Cho mượn đất rồi... mất luôn Mọi chuyện trở nên rắc rối vào năm 2001, khi bà Tạ Thị Nhật quay lại (sau khi ly hôn với ông Thức và sinh sống nơi khác một thời gian) cho rằng mảnh đất nói trên gia đình bà đã mua với giá 6 triệu đồng vào năm 2000. Bà đã trả 1,2 triệu, còn nợ 4,8 triệu đồng hẹn trả sau. Bà cũng không còn giữ giấy tờ mua bán. Ngày 1-5-2003 (là ngày nghỉ lễ), bà Nhật viết một đơn xin xác nhận việc bà có mua đất, nhờ ông Nguyễn Văn Trường - phó chủ tịch UBND xã Cư M'Lan - xác nhận. Dựa vào giấy này, Phòng tài nguyên - môi trường huyện Ea Súp đã công nhận có việc mua bán đất giữa hai bên vào ngày 8-7-2005. Tuy nhiên, UBND huyện Ea Súp đã buộc Phòng tài nguyên - môi trường huyện phải làm lại vì có nhiều chứng cứ chưa thuyết phục. Ðến ngày 17-10-2006, UBND huyện đã ra quyết định công nhận phần đất tranh chấp thuộc sở hữu của gia đình bà Thương. Bà Nhật khiếu nại đến UBND tỉnh Ðắk Lắk. Thế rồi ngày 9-10-2007, UBND tỉnh Ðắk Lắk đã ra quyết định buộc bà Thương trả đất cho bà Nhật. Nhận được quyết định của UBND tỉnh Ðắk Lắk, đến lượt bà Thương làm đơn khiếu nại để đòi lại đất. Éo le là lần này cả xã rồi huyện lại giải quyết theo quyết định của tỉnh, tức phủ nhận quyết định năm 2006 của chính họ. Không chấp nhận, bà Thương tiếp tục khiếu nại đến UBND tỉnh Ðắk Lắk nhưng cũng không thay đổi được gì! Ông Phạm Văn Thước, chủ tịch UBND xã Cư M'Lan, cho biết nguồn gốc đất đúng là của gia đình bà Thương khai hoang và xã đã có công nhận. Việc phó chủ tịch Nguyễn Văn Trường tự ý ký xác nhận vào ngày 1-5-2003 cho bà Nhật là hoàn toàn trái với quy định pháp luật. Tỉnh căn cứ vào bằng chứng này để quyết định giao phần đất tranh chấp cho bà Nhật là thiệt thòi cho bà Thương. "Tuy nhiên, sau đó chúng tôi đã hướng dẫn gia đình bà Thương phải kiện quyết định của tỉnh ra tòa để đòi lại công bằng. Về phần mình, là cấp dưới, theo nguyên tắc phải thực hiện theo quyết định của trên" - ông Thước phân trần. Ðồng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Bình - phó chánh thanh tra huyện Ea Súp - cho biết: "Khi được UBND huyện giao xác minh vụ tranh chấp, chúng tôi nhận thấy không có việc mua bán đất giữa hai bên và công nhận đất thuộc về bà Thương. Tuy nhiên, khi tỉnh về làm đã ra quyết định ngược lại. Chúng tôi cũng nhiều lần kiến nghị quyết định trên là không đúng, nhưng không thay đổi được gì. Theo nguyên tắc công việc chúng tôi phải phục tùng và huyện đã phải cấp sổ đỏ cho bà Nhật". "Chúng tôi biết như vậy là thiệt thòi cho bà Thương nhưng không biết làm cách nào! Sau khi có quyết định của tỉnh, bà Thương cứ khiếu nại xã, huyện nhưng không có tình tiết gì mới nên không thể giải quyết. Chúng tôi đã nhiều lần hướng dẫn bà Thương kiện quyết định của UBND tỉnh ra tòa hành chính để được giải quyết nhưng bà Thương không nghe" - ông Bình nói thêm.
Bị "cấp chồng" bìa đỏ 15 năm trước, ông Lê Anh Dũng (P.Thành Công, TP Buôn Ma Thuột, Ðắk Lắk) có mua một mảnh đất rẫy diện tích 4.942m2 tại P.Tân Lợi (TP Buôn Ma Thuột). Mới đây, ông Dũng phát hiện ông Hồ Ngọc Diệm lấn sang phần đất của ông 150m2. Ông Dũng liên hệ Phòng tài nguyên - môi trường TP Buôn Ma Thuột để xin đối chiếu hồ sơ gốc. Khi so sánh giữa bản đồ tổng thể khu đất và sổ đỏ thì phần đất của ông Dũng trùng khớp về diện tích, chiều dài và bề ngang thửa đất. Trong khi đó, sổ đỏ của ông Diệm (được cấp sau sổ đỏ của ông Dũng) lại dôi lên so với sơ đồ 150m2. Ông Dũng đã gửi đơn lên Phòng tài nguyên - môi trường TP Buôn Ma Thuột nhưng đến nay vẫn chưa được trả lời. "Khi khiếu nại với các cán bộ chuyên trách về việc đất mình bị cắt vô cớ thì họ nói phải ra tòa kiện đòi lại đất. Ðất mình có sổ đỏ hợp pháp, vì sai sót nào đó của cán bộ lại bắt tôi đi kiện. Sai đó đâu phải do tôi!" - ông Dũng nói. Ông Hoàng Xuân Phương, chuyên viên Phòng tài nguyên - môi trường TP Buôn Ma Thuột, cho biết: "Chúng tôi đang tiến hành thu thập các thủ tục, hồ sơ đất gốc... để đối chiếu cũng như đo đạc thực địa để xác minh. Nếu ông Dũng khiếu nại đúng, chúng tôi sẽ có ý kiến để thành phố thu hồi sổ đỏ đã cấp cho ông Diệm, chỉnh sửa đúng diện tích thực tế, trả lại phần đất lấn chiếm của ông Dũng. Không hề có việc chúng tôi hướng dẫn ông Dũng ra tòa kiện đòi lại phần đất đã mất, có thể do ông Dũng hiểu lầm". TRUNG TÂN
|
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Friday, July 1, 2011
Bỗng dưng mất đất!
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment