Viện trợ phát triển chính thức mà Chính phủ Nhật dành
cho Trung Quốc trong tài khóa 2012 sẽ giảm khoảng 350 triệu yen so với
năm 2011. Tuy nhiên, mức giảm này thấp hơn nhiều so với dự kiến ban đầu.
> Nhật 'chốt sổ' ODA cho tài khóa 2011 / Nhật giải ngân ODA cho VN
Mức cắt giảm vừa được Chính phủ Nhật thông qua trên
chỉ tương đương 7,6% ngân sách ODA mà nước này dành cho Trung Quốc trong
năm 2011 (4,6 tỷ yen, tương đương khoảng 58 triệu USD). Con số này cũng
thấp hơn nhiều so với đề xuất được cựu Ngoại trưởng Nhật Seiji Maehara
đề xuất khi ông này còn tại nhiệm.
Theo bình luận của một quan chức cấp cao trong Bộ Ngoại giao Nhật với hãng tin Kyodo,
sở dĩ Chính phủ nước này không mạnh tay cắt giảm ODA cho Trung Quốc là
do không muốn “gây tổn hại tới quan hệ song phương, vốn đã có nhiều cải
thiện trong thời gian gần đây”.
Vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc không nên tiếp tục nhận ODA. Ảnh: AP |
Trước khi từ chức
hồi đầu tháng 3, ông Seiji Maehara từng là người giữ vai trò chủ yếu
trong việc xem xét lại chương trình ODA của Nhật, trong đó có việc cắt
giảm viện trợ cho Trung Quốc. Theo dự kiến của Bộ Ngoại giao Nhật vào
thời điểm đó, viện trợ phát triển dành cho Bắc Kinh có thể lên tới gần
một tỷ yen.
“Trung Quốc nên được coi là một nền kinh tế phát triển
và họ có đủ thực lực và công cụ để giải quyết các vấn đề của nền kinh
tế”, vị cựu Ngoại trưởng nhận định sau khi Trung Quốc vượt qua Nhật trở
thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vào năm ngoái.
Theo kế hoạch cắt giảm được Bộ Ngoại giao Nhật soạn
thảo ông Maehara còn đương chức, nguồn vốn ODA phục vụ các dự án xây
trường học và một số loại hình cơ sở y tế tại nông thôn Trung Quốc sẽ bị
cắt bỏ. Tuy vậy, Chính phủ nước này vẫn sẽ duy trì một số chương trình
như chống sa mạc hóa, nghiên cứu một số chủng virus mới…
Trong những năm gần đây, ODA được Nhật cấp cho Trung
Quốc chủ yếu là vốn không hoàn lại. Một phần lớn trong số tiền này
(khoảng 600 triệu yen) được dành cho các khóa đào tạo quan chức tại các
bộ, ngành của Trung Quốc, mà nội dung chủ yếu liên quan đến cơ chế thị
trường.
Bằng các chương trình đào tạo này, Chính phủ Nhật tin
rằng doanh nghiệp của họ sẽ gặp ít trở ngại hơn khi thâm nhập thị trường
gần 1,4 tỷ dân của Trung Quốc, khi quan chức ở đây đã quen với cơ chế
thị trường.
Theo đề xuất của Bộ Ngoại giao Nhật, khoản ngân sách
nói trên vẫn được duy trì, nhưng sẽ chuyển nguồn từ ODA sang ngân sách
hoạt động của Cục châu Á - Thái Bình Dương, trực thuộc Bộ. Nếu tính cả
khoản chuyển đổi này, ODA mà Nhật dành cho Trung Quốc trong tài khóa
2012 có thể giảm gần một tỷ yen.
Việc cắt giảm viện trợ phát triển chính thức bắt đầu
được Chính phủ Nhật cân nhắc trước nhu cầu vốn rất lớn nhằm tái thiết cơ
sở hạ tầng và kinh tế trong nước sau thảm họa động đất - sóng thần hồi
đầu tháng 3. Riêng trong năm nay, Nhật dự kiến giảm 22% vốn ODA so với tài khóa 2010, còn khoảng 17 tỷ USD. Tuy nhiên, số vốn dành cho Việt Nam không thay đổi so với cam kết trước đó, giữ ở mức 1,76 tỷ USD
Nhật Minh
No comments:
Post a Comment