Việt Hà, phóng viên RFA2011-07-27Sau nhiều năm bàn thảo, cuối cùng vào ngày 21 tháng 7 vừa qua tại hội nghị các bộ trưởng ngoại giao ASEAN tại Bali, Indonesia, một bản hướng dẫn thực hiện bản tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông đã được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc. Bản hướng dẫn này thực sự có ý nghĩa ra sao và các nước trong khu vực nhìn nhận thế nào về triển vọng hòa bình và ổn định trên biển Đông. Việt Hà có bài tìm hiểu và tường trình. Gặp nhiều khó khăn Sau khoảng 9 năm kể từ khi bản tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc, cuối cùng vào ngày 21 tháng 7 vừa qua, một bản hướng dẫn thực hiện bản tuyên bố này đã được các bên đồng ý thông qua. Một bước đi được cả Mỹ và Trung Quốc ca ngợi như là một bước đột phá có ý nghĩa, nhưng trên thực tế chưa hẳn đã trấn an được các nước nhỏ trong khu vực trước những hành động lấn áp luôn đi ngược lại lời nói của Trung Quốc. Ngay sau khi bản hướng dẫn thực hiện DOC được ký kết, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có một bản tuyên bố ca ngợi những nỗ lực của cả hai phía và bày tỏ hy vọng vào sự thành hình của một bản quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông trong tương lai (hay còn gọi là COC). Bản tuyên bố của bà ngoại trưởng viết: "Chúng tôi khen ngợi tuyên bố trong tuần của ASEAN và Trung Quốc về việc thực hiện bản hướng dẫn để tiến tới xây dựng lòng tin và thực hiện các dự án hợp tác trên biển Đông. Đây là một bước đi đầu quan trọng hướng tới thực hiện một Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông và thể hiện một quá trình được thực hiện qua đối thoại và ngoại giao đa phương." Bản tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ đã đề cập đến hầu như tất cả các khó khăn và bất đồng giữa Trung Quốc và ASEAN từ trước đến nay để có thể đi đến được bản hướng dẫn này. Theo tiến sĩ Termsac Chalermpalanupap, thuộc ban thư ký của ASEAN thì ASEAN đã luôn cố gắng đưa ra các đề nghị và giải pháp để làm việc với Trung Quốc bắt đầu từ DOC cho đến nay. Mục tiêu mà ASEAN muốn đạt được là có được một bản quy tắc về ứng xử có tính ràng buộc về pháp lý với Trung Quốc nhưng vào năm 2002, các bên chỉ có thể đồng ý trên một bản tuyên bố không có tính ràng buộc thường gọi là DOC. Và đây cũng là một biện pháp để xây dựng lòng tin giữa các bên. "Chúng tôi ký DOC cơ bản là bởi vì chúng tôi không thể có được COC, chính vì vậy DOC là lựa chọn tốt nhất vào lúc đó. Đây là bản tuyên bố mà chúng tôi đưa ra các ý tưởng về hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc để xây dựng lòng tin trong các khu vực tranh chấp ở biển Đông với hy vọng là chúng tôi có thể duy trì hòa bình và ổn định, với hy vọng xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau để tiến tới xây dựng COC."
ASEAN mong muốn sau DOC thì một bản quy tắc về ứng xử có tính ràng buộc về pháp lý là COC sẽ được thành hình nhưng cho đến bây giờ cả hai phía mới chỉ đạt được một bản hướng dẫn thực hiện DOC cũng hoàn toàn không có tính pháp lý. Con đường để đến được bản hướng dẫn này cũng gặp đầy khó khăn, mà theo như ASEAN nhìn nhận thì nguyên nhân chủ yếu là do Trung Quốc. Tiến sĩ Termsac Chalermpalanupap nói tiếp: "Nhưng chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, và không đồng thuận chủ yếu là từ phía Trung Quốc liên quan đến việc đưa ra một bản hướng dẫn cho DOC. Trong bản thảo hướng dẫn, ASEAN muốn ghi là 4 nước ASEAN sẽ gặp nhau trước khi gặp các thành viên khác của ASEAN rồi sau đó mới gặp Trung Quốc, nhưng Trung Quốc từ chối. Trung Quốc không muốn có câu này trong bản hướng dẫn chính thức vì lo sợ rằng Trung Quốc sẽ phải thừa nhận tranh chấp trên biển Đông mà chủ yếu là Trường sa sẽ trở thành vấn đề giữa ASEAN và Trung Quốc." Đạt được những gìBản hướng dẫn đã được bắt đầu bàn thảo từ năm 2004. ASEAN đã 20 lần đưa ra các đề xuất và đều bị phía Trung Quốc từ chối. Bản hướng dẫn vừa ký là bản thứ 21 và đã phải bỏ đi đoạn nói về phương thức làm việc giữa ASEAN và Trung Quốc. "Đây chỉ là một tuyên bố mang tính chính trị, điều quan trọng là mong muốn chính trị ở Bắc Kinh là gì. Liệu Bắc Kinh có muốn chơi với ASEAN không, có muốn hợp tác không, có muốn ngừng tấn công các họat động của các tàu thăm dò dầu khí không? Nên nhớ là vấn đề về thăm dò dầu khí không được bao gồm trong bản quy tắc hướng dẫn này cho nên chúng ta phải chờ xem thực tế mong muốn chính trị của Bắc Kinh là gì. Liệu việc ký bản hướng dẫn này chỉ là để trình diễn thôi, để nói chuyện vậy thôi hay còn có thể tiến triển thực sự, nó không giúp giải quyết vấn đề tranh chấp về chủ quyền." Chuyên gia Rory Medcalf của viện nghiên cứu Lowy ở Úc nói với tờ The Diplomat rằng việc ca ngợi bước mới đạt được đã bị đưa lên quá mức bởi vì dù nghe thì có vẻ ấn tượng nhưng thực ra bản hướng dẫn lại không có bất cứ ảnh hưởng nào đối với những sự kiện đang diễn ra trên biển, bởi bản hướng dẫn chỉ tập trung vào các vấn đề không liên quan đến an ninh như bảo vệ môi trường, và khoa học mà thôi. Những gì đạt được tại bản hướng dẫn và diễn đàn khu vực diễn ra ở Bali, Indonesia hồi cuối tuần rồi đã không làm cho phía Philippines cảm thấy an tâm. Bằng chứng là tổng thống Philippine, Begnino Aquino trong bài phát biểu thường niên trước quốc hội hôm 25 tháng 7, đã nói rằng Philippines sẽ gia tăng trang bị quốc phòng, bao gồm cả việc mua tàu chiến và vũ khí để bảo vệ lãnh thổ của mình. Ông khẳng định những gì thuộc Philippine phải là của Philippines.
Giáo sư Carl Thayer nhận xét: "Người Philippines thực sự không thấy hài lòng vì không có gì đã được thông qua có thể ngăn cản Trung Quốc ngưng các họat động tại vùng biển thuộc chủ quyền của Phi. Cho nên việc ký bản tuyên bố là một bước đầu quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn cả là thái độ của Bắc Kinh. Philippines muốn phía Trung Quốc phải chứng minh được chủ quyền của mình bằng cách sử dụng tòa án quốc tế, công ước liên hiệp quốc về luật biển và tất nhiên là Trung Quốc đã từ chối ngay lập tức. Trung Quốc đã tuyên bố điều này cho nên Philippines ở đó và thấy rằng xây dựng lòng tin là một chuyện, còn giải quyết tranh chấp lãnh hải và có các hành động như thế nào trên vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines thì vẫn chưa được giải quyết mà điều này là hết sức quan trọng. Philippine đang phải gánh chịu những hành động của Trung Quốc." Một bước tiếnMặc dù bản hướng dẫn chưa đem lại những ràng buộc cần thiết để đảm bảo hòa bình và an ninh cho khu vực đang tranh chấp, nhưng theo giáo sư Carl Thayer thì đây cũng là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy sự hợp tác trên cơ sở xây dựng lòng tin để tiến tới những bước xa hơn. "Những người đưa ra bản hướng dẫn này đưa ra một số các dự án hợp tác và các biện pháp xây dựng lòng tin. Những tuyên bố được đưa ra tại hội nghị các ngoại trưởng hay diễn đàn khu vực liên quan đến bản hướng dẫn này là kêu gọi các bên xây dựng lòng tin, hợp tác trong các dự án hàng hải, bảo vệ nguồn cá, môi trường. Đây là các ý tưởng mà một khi bạn có tham gia thì bạn sẽ có những mối lợi lớn hơn là các mâu thuẫn." 9 năm để ASEAN và Trung Quốc đi từ DOC đến một bản hướng dẫn thực hiện không có tính ràng buộc, một quãng đường khá dài để xây dựng lòng tin giữa hai phía. Khó có thể nói là bản hướng dẫn sẽ đảm bảo một sự ổn định và hòa bình trên biển Đông nhưng theo như giáo sư Carl Thayer thì người ta vẫn hy vọng tình hình sẽ trở lại như sau khi DOC được ký vào năm 2002, vì bản hướng dẫn vừa đạt được đóng vai trò như một nút khởi động lại cho cả một khu vực. |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Thursday, July 28, 2011
Thực hiện Tuyên bố về ứng xử Biển Đông
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment