TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, September 22, 2011

Bệnh nhân nghèo lao đao 'bơi' theo giá thuốc


Từ Tiền Giang lên Sài Gòn khám bệnh gan theo định kỳ 6 tháng, chị Thúy cho biết lần trước phí khám, xét nghiệm các loại hết 900.000, lần này đã lên 1,1 triệu đồng, thuốc uống cũng đội giá nên giờ chị không còn tiền về quê.
'Bệnh viện chúng tôi đang tự ăn thịt mình'Viện phí tăng đẩy mức đóng bảo hiểm lên cao

Có mặt tại bệnh viện Nhiệt Đới, TP HCM, sáng 21/9 chị Thúy cho biết, chị bị viêm gan, lẽ ra tháng nào cũng phải đi tái khám nhưng do nhà ở xa nên xin bác sĩ kê toa luôn 6 tháng. Nhà nghèo, mỗi lần lên Sài Gòn, người phụ nữ này phải gom hết lúa gạo trong nhà để bán lấy tiền chữa bệnh. Nếu như lần trước tổng số tiền khám và mua thuốc 6,3 triệu đồng thì 6 tháng sau phí đã đội lên đến hơn 6,7 triệu đồng, nằm ngoài dự tính khiến chị bị hụt tiền đi xe về lại quê.

Viện phí, giá thuốc tăng khiến bệnh nhân nghèo lao đao. Ảnh minh họa: Thi Trân.
Giá thuốc tăng khiến nhiều bệnh nhân nghèo lao đao. Ảnh: Thi Trân.

"Mà tui để ý thấy dịch vụ cũng y chang, còn thuốc uống cũng bằng đó mà lần trước mua cả toa 5,4 triệu đồng, giờ lên hơn 5,6 triệu đồng. Cộng hết các khoản 'tự nhiên' mất thêm 400.000 đồng không biết lấy đâu bù vào nên tui đang lo, giờ mua thuốc thì không còn tiền về quê", chị Thúy thở dài băn khoăn.

Tại bệnh viện đa khoa An Sinh, vợ chồng chị Huệ đưa cơm vào thăm con đang nằm viện cũng cho biết, 6 tháng trước phí khám bệnh của con chị 50.000 đồng, tháng này đã lên đến 70.000 đồng, mỗi toa thuốc cũng tăng vài chục nghìn đồng. Lần này bé phải nằm viện, riêng tiền phòng ở trên 500.000 đồng, dù vẫn thuộc loại phòng "bình dân".

Người mẹ của 4 đứa con gái tâm sự: "Hai vợ chồng làm công chức nhà nước lương tháng cộng lại mới được hơn 6 triệu. Con mới nằm viện hai ngày mà mới tiền phòng đã hết 1.300.000 đồng. Mà cũng chẳng phải riêng ở đây, ngay cả ở trạm y tế quận và bệnh viện công còn tăng nói chi đến bệnh viện tư nhân, nhưng giờ bệnh tật phải chịu thôi".

Nghe chị Huệ nói thế, một phụ huynh khác cũng quay sang góp chuyện: "Giờ có cái gì không tăng, đến tô phở tháng trước có 15.000 đồng, tháng này đã 18.000 đồng rồi. Bệnh tật trời kêu ai nấy dạ chứ có than cũng được gì đâu".

Người đến khám bệnh đông nghịt ở bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM. Ảnh:  Thi Trân.
Người đến thăm bệnh ngồi chờ đông nghịt ở bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM. Ảnh: Thi Trân.

Còn chị Loan từ Kiên Giang đưa chồng bị bỏng vào nhập viện Chợ Rẫy. Vừa nghe bác sĩ nói phải đóng ngay viện phí 10 triệu đồng, chị thẫn thờ, khuôn mặt tái hẳn đi. "Tui dưới quê lên, vét hết trong nhà chỉ được 3 triệu đồng mang theo phòng thân, đâu biết tốn nhiều vậy, giờ tui biết xoay đâu ra", chị bần thần giải thích.

Đã mấy ngày nán lại bệnh viện để chờ người nhà mượn tiền ở quê gửi lên thành phố nộp viện phí mà chưa thấy, chị Loan đành đi khắp nơi xin xỏ bà con mỗi người một ít để mua cơm cho hai vợ chồng ăn qua ngày. Thấy hoàn cảnh chị đáng thương, nhiều người tốt bụng giúp đỡ, người cho dăm ba chục, nhưng cũng không thấm vào đâu.

Nằm lê la ở hàng lang khoa bỏng, bệnh viện Chợ Rẫy, chị Lài (quê Bến Tre) nhai ngồm ngoàm chiếc bánh mì để đợi đến 10h30 mới được vào thăm chồng. Chị cho biết, chồng bị bỏng gas toàn thân, nhập viện được 15 ngày, ngay tiền viện phí đã ngốn 35 triệu đồng.

Đôi mắt thâm quầng vì 2 tuần qua mất ngủ, người phụ nữ bùi ngùi bộc bạch, ở dưới quê năm nay dừa được mùa nên vừa thu hoạch xong, vợ chồng quyết định mua một chiếc bếp gas mới để nấu nướng cho tiện. Trong lúc chồng chị loay hoay lắp bếp dùng thử, chiếc bình bốc cháy ngùn ngụt khiến anh bị bỏng nặng phải đưa đi cấp cứu.

"Nằm ở bệnh viện tỉnh một ngày tốn hơn 4 triệu đồng, từ hồi chuyển lên đây mỗi ngày cũng tốn hơn 3 triệu, đó là chưa kể phải mua thêm thuốc thoa bỏng ở ngoài cũng vài trăm nghìn một lọ. Đến giờ hết sạch số tiền bán dừa rồi, tui mới phải gọi điện về mượn thêm của bà con hàng xóm cả chục triệu", chị Lài đau đáu.

Mặc dù con trai bị viêm tủy sống phải xạ trị ở bệnh viện Chợ Rẫy, song bà Hoa (quê Buôn Ma Thuột) vẫn thấy mình may mắn hơn những người khác vì con bà là sinh viên có thẻ bảo hiểm y tế, nhờ đó mà chi phí đỡ tốn hơn nhiều.

"Nhập viện 6 tháng tốn 15 triệu đồng, tôi phải đi vay mượn khắp nơi, cũng may có bảo hiểm chi trả phần lớn. Nhưng nghe đâu tiền mua bảo hiểm sắp tăng, tui cũng lo vì thẻ của cháu sắp hết hạn rồi", người bà 69 tuổi nói.

Trong khi đó, theo quan sát của VnExpress.net, ở một số bệnh viện và cửa hàng thuốc, tấm biển "Thuốc bình ổn giá" đã được treo lên cả mấy tháng nay nhưng nhiều bệnh nhân và người nhà không biết đến chương trình này.

Như ở bệnh viện Bình Dân, sau khi khám bệnh xong, anh Trung đơn thuốc đưa cho dược sĩ rồi trả 1,5 triệu đồng mà không hề thắc mắc gì. Về chương trình thuốc bình ổn giá không, anh thành thật bảo: "Cũng chẳng biết thuốc bình ổn giá gồm những loại nào, mà có ai hướng dẫn gì đâu. Cứ đưa đơn cho bác sĩ rồi họ lấy cho làm sao thì chịu vậy chứ mình không rành".

Một nhân viên cửa hàng dược phẩm bệnh viện Bình Dân, cho biết hầu hết các loại thuốc ở đây đã điều chỉnh tăng khoảng 7% so với tháng trước. "Vì nhà cung cấp thông báo giá lên, họ giải thích là do chi phí vận chuyển, giá nguyên liệu đầu vào... đều tăng cả rồi", nhân viên này giải thích.

Thi Trân - Quốc Bảo

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty