Đỗ Hiếu, phóng viên RFA2011-09-21Tờ Dân Trí vừa đưa tin về việc tương ớt giá rẻ, có chất Rhodamine B là thuốc nhuộm công nghiệp, còn tờ Báo Mới thì cũng có bài viết cảnh báo sản phẩm mì gói ở Việt Nam, có chứa phẩm màu Tartrazine E 102. Những hóa chất này đều có tác dụng phụ nguy hiểm và phương hại đến sức khỏe con người. Đỗ Hiếu tổng hợp các chi tiết về câu chuyện được báo chí trong nước cho là "thảm họa diệt chủng gieo rắc từ đồ ăn, thức uống, lan tràn trên thị trường". Coi thường sinh mạng con ngườiTheo phóng viên báo Dân Trí thì cảnh sát môi trường và công an đã chặn bắt một chiếc xe tải khả nghi tại xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Trong cuộc lục soát, nhân viên an ninh tìm thấy nhiều thùng lớn nhỏ chứa thực phẩm lỏng màu đỏ, có thể là tương ớt.Tài xế cũng là chủ nhân xe tải không xuất trình được giấy tờ chứng minh xuất xứ của lô hàng hóa này, không hóa đơn mua bán hàng và không giấy chứng nhận vệ sinh an tòan thực phẩm. Tại trụ sở công an, tài xế tên Dương Văn Đình khai là y chở theo 7 can nhựa mỗi can chứa 20 lít tương ớt và một thùng phuy lớn bằng nhựa xanh chứa 100 lít tương ớt. Đương sự mang 240 lít tương ớt này từ nhà riêng là nơi sản xuất tương ớt, rồi đi giao hàng ở các tiệm ăn trên địa bàn Phú Xuyên, Hà Nội. Nhân viên hữu trách đến tận nơi kiểm tra cơ sở sản xuất tương ớt của gia đình Dương Văn Đình thì thấy rõ cảnh tượng thiếu vệ sinh, cẩu thả, dơ bẩn, đầy ruồi nhặng, bụi than trong nhà bếp là nơi sản xuất tương ớt. Đội cảnh sát môi trường cho biết nhiều chất phụ màu vàng, đỏ và tím gia bị tịch thâu trong đó có chất Rhodamine B là một loại bột màu tím, hòa tan trong nước là thuốc nhuộm trong công nghiệp, cực kỳ có hại cho sức khỏe người tiêu dùngĐội cảnh sát môi trường cho biết nhiều chất phụ màu vàng, đỏ và tím gia bị tịch thâu trong đó có chất Rhodamine B là một loại bột màu tím, hòa tan trong nước là thuốc nhuộm trong công nghiệp, cực kỳ có hại cho sức khỏe người tiêu dùng, nhưng đối với gian thương chất Rhodamine B rẻ tiền, có màu đỏ tươi, trông đẹp mắt, giúp kéo dài hạn sử dụng của thực phẩm, trong đó có "tương ớt bẩn". Nguyên liệu được vợ chồng Dương Văn Đình sử dụng để làm tương ớt gồm có ớt tươi, muối, nước và mỡ, trộn với nhiều chất phụ gia. Tùy từng loại tương ớt phẩm chất cao thấp, gía được bán ra từ 6 ngàn đến 20 ngàn đồng một lít và phân phối đến các quán cơm, phở, bún, miến tại Hà Nội. Theo cơ quan quản lý thị trường thì những loại tương ớt có nhãn hiệu, có bao bì hợp lệ, bảo đảm vệ sinh, giá bán gấp bốn hay năm lần các thứ tương ớt làm "chui", không rõ xuất xứ, pha trộn ra sao. Cũng liên quan đến "thảm họa diệt chủng" từ đồ ăn, thức uống có thể gây ra, tờ Báo Mới và trang mạng Phụ Nữ Today.VN cho hay là rất nhiều loại mì gói, mì ăn liền ở Việt Nam chứa phẩm màu Tartrazine E 102, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đây là chất nhuộm màu rất công dụng, khắp thế giới trong vòng 30 chục năm nay, được dùng làm bánh, làm soupe, sauce... là những đồ ăn thường dùng. Người ta cũng thường dùng để nuôi gà, làm cho trừng gà có màu vàng hơn, cái hại quan trọng là làm cho con nít bị bệnh ADHD , dịch là hiếu động thái quá.E 102 là hóa chất tổng hợp có màu vàng chanh được pha trộn vào mì ăn liền cùng các loại đồ uống, nước giải khát, rượu. Chất này có thể gây sự kém tập trung nơi trẻ em, dễ cáu kỉnh, gắt gỏng, ảnh hưởng đến sinh lý của nam giới. Nhật Bản lâu nay đã cấm sử dụng chất E102 trong việc chế biến mì gói. Dược sĩ Trần Kim Long đang hành nghề tại vùng thủ đô Washington giải thích về biến chứng do chất Tartrazine có thể gây ra: "Đây là chất nhuộm màu rất công dụng, khắp thế giới trong vòng 30 chục năm nay, được dùng làm bánh, làm soupe, sauce, ice cream, chewing gum, jam, jelly, mustard, là những đồ ăn thường dùng. Người ta cũng thường dùng để nuôi gà, làm cho trừng gà có màu vàng hơn, cái hại quan trọng là làm cho con nít bị bệnh ADHD , dịch là hiếu động thái quá. Một study (nghiên cứu) yêu cầu tất cả các chánh phủ bãi bỏ việc dùng chất này, nhiều quốc gia đã ngưng sử dụng như Úc Châu, Thụy Điển, nhưng có nước vẫn dùng như Hoa Kỳ vì thông dụng và quá rẻ." Gần đây, các cơ quan y tế cũng cảnh báo là chất Rhodamine B độc hại có trong hạt dưa và một số thuốc Đông y. Tác hại khôn lường của hóa chấtTheo ông Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam thì Rhodamine B là một thứ hóa chất độc hại, thường được dùng để nhuộm quần áo, bị tuyệt đối cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm và thuốc trị bệnh. Hóa chất này có thể gây bệnh nan y về gan, thận, về lâu dài sẽ sinh ra chứng ung thư.Từ bang Georgia, nữ Đông y sĩ Hồng Điệp cho biết về những bệnh trạng mà người tiêu dùng có thể bị vướng vào nếu sử dụng lâu ngày các chất Rhodamine B và Tartrazine E 102: "Cái tác hại thứ nhất là ăn trong miệng đi xuống hầu họng và dạ dày, chất độc đi qua đường tiêu hóa, thứ hai là khi vào dạ dày sẽ lan qua ngũ tạng, chất độc không tan nên sẽ vào gan. Những người ăn nhiều mì gói, tương ớt sẽ bị viêm hầu, họng, viêm hạch, viêm và sơ gan, hay ung thư gan. Thứ ba là ăn tương ớt, lâu ngày chất cay nóng không tan được thì sẽ bị rối loạn tiêu hóa, viêm đại trường mãn tính, gây nhiễm độc cả cơ thể, không chưa tạng nào, chỉ bị trước hay sau mà thôi." Hai hóa chất Rhodamine và Tartrazine, chúng tôi đã nêu lên từ hơn 3 năm qua, vấn đề này không nằm ở thị trường Việt Nam mà đã qua tới Mỹ rồi. Xin thưa, tương ớt bày bán ở các tiệm phở tại Hoa Kỳ, cũng như một số loại nước chấm, nước làm Bún Bò Huế, có sự phản phất của chất Rhodamine,Cũng liên quan đến sự lạm dụng các hóa chất trong công nghệ chế biến thực phẩm, từ California, tiến sĩ hóa học Mai Thanh Truyết góp thêm ý kiến: "Hai hóa chất Rhodamine và Tartrazine, chúng tôi đã nêu lên từ hơn 3 năm qua, vấn đề này không nằm ở thị trường Việt Nam mà đã qua tới Mỹ rồi. Xin thưa, tương ớt bày bán ở các tiệm phở tại Hoa Kỳ, cũng như một số loại nước chấm, nước làm Bún Bò Huế, có sự phản phất của chất Rhodamine, hóa chất này không thể dùng trong kỷ nghệ ăn uống được, có nguy cơ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, đến gan. Còn chất Tartrazine thì có trong mì ăn liền mà chúng tôi cũng đã nêu lên từ lâu, vì dùng mỡ Trans có chất béo, thắm thẳng vào mạch máu. Chất này làm cho mì ăn liền có độ dòn. Quý bà con cần cảnh giác vì hai hóa chất này là nguyên nhân đầu tiên của mầm bệnh đường tiêu hóa." Một phụ nữ ở Saigon thì cho rằng nên tránh dùng tương ớt tại những quán ăn không đáng tin cậy: "Về tương ớt, báo chí ở đây không đăng nhiều, báo trên mạng thỉnh thoảng có nói đến chuyện các cơ sở tư nhân làm không đúng tiêu chuẩn vệ sinh. Nếu mình ăn phở bình dân, ngòai lề đường, thì không nắm được nguồn gốc của tương ớt, nếu vô quán phở có uy tín, có thương hiệu, thì đúng theo tiêu chuẩn vệ sinh." Rhodamine không thể dùng trong kỷ nghệ ăn uống được, có nguy cơ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, đến gan. Còn chất Tartrazine thì có trong mì ăn liền mà chúng tôi cũng đã nêu lên từ lâu, vì dùng mỡ Trans có chất béo, thắm thẳng vào mạch máu. Chất này làm cho mì ăn liền có độ dòn.Ông Trần Bá Tước, chuyên gia kinh tế ở Saigon thì việc lạm dụng hóa chất không an tòan trong chế biến thực phẩm cần được ngăn chặn: "Việc này, nhà nước đang phát hiện và có cách xử lý, không phải bỏ qua mọi việc đâu, theo báo chí thì cũng có những nơi người đã phát hiện chuyện này và đang xử lý." Theo tờ Báo Mới, ông Nguyễn Mạnh Hùng, phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, năm ngoái Việt Nam tiêu thụ 5 tỷ gói mì ăn liền, đứng hàng thứ 4 trên thế giới. Ông Hùng nói Hội Bảo vệ người tiêu dùng đã chính thức có công văn yêu cầu Bộ Y tế đưa chất E102 ra khỏi danh sách các chất phụ gia được sử dụng trong thực phẩm đồng thời cũng theo dõi chặt chẽ việc xử lý của các cơ quan chức năng và Hội khuyến cáo các doanh nghiệp phải sớm tìm một thứ phẩm màu an tòan khác thay thế chất E102. |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Thursday, September 22, 2011
Thảm họa hóa chất trong thực phẩm
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment