- Tại đây, có hàng chục công nhân với bàn tay trần bóng nhẫy mỡ đang nhào nặn bánh. Cứ thỉnh thoảng lại có nguời đứng dậy đi vệ sinh rồi lại quay ra vẫn với bàn tay đó tiếp tục nhào nặn bột như không có gì xảy ra."Đố chỗ nào sạch được"Từ La Phù, chúng tôi theo chân của một số công nhân di chuyển khắp
Hà Nội đi phân phối bánh, kẹo, bim bim, quẩy... Nguyễn Văn Tiến, một người chuyên làm công việc phân phối mặt hàng này cho các đại lý và cơ sở sản xuất ở La Phù nói rằng: Ngày nào cũng phải đi "đổ hàng" cho hàng trăm quán cóc ở nội và ngoại thành Hà Nội với khối lượng bán mỗi ngày khoảng 700kg. Lượng hàng tiêu thụ mạnh nhất lại không phải ở những đại lý lớn, mà ở những quán trà đá, quán cóc vỉa hè. Trung bình mỗi một quán cóc bán khoảng hai ngày là xong một lô gồm cả quẩy, bánh, bim bim...
|
Một góc xưởng chế biến bánh kẹo Phương Anh. |
Tiến cho biết: Thời gian này các cơ sở sản xuất bánh kẹo vào mùa cao điểm phục vụ Trung thu, thế nên cơ sở nào cũng cần công nhân. Hết mùa Trung thu họ lại đuổi công nhân đi. Các sản phẩm ở đây tiêu thụ ở khắp Hà Nội và một số tỉnh ngoại thành như Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang... Năm nay sức tiêu thụ ở khu vực Hà Nội theo Tiến là không mạnh bằng năm ngoái. Tuy nhiên, ở một số tỉnh ngoại thành lại tăng lên vì theo quan sát thì lượng ô tô đổ về mua hàng để đổ đi các nơi như năm nay là nhiều.
Để có thông tin về thị trường tiêu thụ bánh Trung thu cũng như một số mặt hàng kẹo, bánh... ở La Phù, chúng tôi đã tìm cách tiếp cận cơ sở sản xuất bánh Trung thu Toàn Vinh. Xưởng này có gần 20 công nhân đang ra sức sản xuất bánh Trung thu. Xưởng chế biến của
gia đình này nằm sâu trong những con đường ngoằn nghèo thuộc xóm Tiền Phong.
Xã Xuân Đỉnh chưa được công nhận là làng nghề truyền thống, vì chưa đạt các tiêu chí về 30% số hộ làm nghề. Đã thế đến nay lại có khoảng 70% số hộ bỏ nghề, vì thu nhập thấp, không có mặt bằng sản xuất. Hiện toàn xã chỉ còn lác đác khoảng 15 cơ sở làm bánh Trung thu. Bà Đỗ Thị Hương Chà (Phó chủ tịch UBND, xã Xuân Đỉnh) |
Hầu hết những công nhân sản xuất tại cơ sở này đều không tuân thủ các nguyên tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm. Không đeo găng tay khi làm việc, dụng cụ chế biến bẩn thỉu, ruồi muỗi bâu đen kịt...
Khi chúng tôi hỏi: "Anh có thấy sản xuất bánh như thế là mất vệ sinh không?" người đàn ông tên là Đoàn nói: Cả xã này đố cơ sở nào "sạch" được như ở đây đấy. Do diện tích đất chật hẹp, nên nhiều khi các vật liệu phải vương vãi là bình thường. Công nhân làm sao có thể lúc nào cũng đeo bao tay và khẩu trang được...
Cũng theo anh Đoàn, tuy lượng bánh nướng bán trong dịp Tết Trung thu năm nay có giảm đôi chút so với mọi năm, nhưng hiện mỗi ngày cơ sở của anh cũng xuất xưởng hàng tấn bánh. Sản xuất đến đâu, các đại lý bánh kẹo ở trong xã sẽ gom lại và phân phối hầu khắp các tỉnh phía Bắc. Giá cả của bánh Trung thu vùng này cũng thấp hơn những nơi khác một chút. Một chiếc bánh nướng trước đây bán chỉ có từ 7.000 - 9.000đ, bây giờ lên 15.000đ. Việc tăng giá bán như vậy là do xu thế chung. Tình hình lạm phát mạnh dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào bị đẩy lên vì thế cơ sở cũng phải tăng giá bán mới mong có được chút lãi.
Đổi xuất xứ bán cho dễ
Xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội bấy lâu nay được người ta biết đến với làng nghề làm bánh Trung thu truyền thống. Nhưng đến thời điểm hiện tại, số hộ dân theo nghề chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Nguyên nhân theo bà Đỗ Thị Hương Chà, phó chủ tịch UBND xã Xuân Đỉnh thì các sản phẩm của làng nghề bấy lâu nay bị mang tiếng là bẩn, nên không thể bán và cạnh tranh được ở thị trường Hà Nội.
|
Dụng cụ làm bim bim mất vệ sinh. |
Chúng tôi đến xưởng bánh Trung thu Thế Gia, nằm gần UBND xã Xuân Đỉnh. Đây là một trong số rất ít hộ gia đình ở khu vực này còn giữ lại nghề của cha ông. Tại đây, có hàng chục công nhân với bàn tay trần bóng nhẫy mỡ đang nhào nặn bánh. Cứ thỉnh thoảng lại có người đứng dậy đi vệ sinh rồi lại quay ra vẫn với bàn tay đó tiếp tục nhào nặn bột như không có gì xảy ra. Mặc dù biết việc này không đảm bảo vệ sinh nhưng chủ cơ sở sản xuất vẫn cứ cho làm bừa đi cho nhanh.
Ông chủ xưởng sản xuất này cho biết: Năm nay lượng bánh Trung thu bán ra thị trường chỉ khoảng 5 - 7 tấn. Trong khi năm 2010 bán được 10 tấn. Hầu hết số lượng bánh này làm theo đơn đặt hàng của một số các cửa hàng hoặc đại lý bánh kẹo quanh khu vực Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên... Như vậy đảm bảo bánh làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó.
Khi nhìn đến những thông tin in trên bao bì sản phẩm của cơ sở sản xuất này, chúng tôi không thấy ghi địa chỉ ở Xuân Đỉnh mà chỉ ghi địa chỉ của cửa hàng bán sản phẩm ở quận Thanh Xuân (Hà Nội).
Giải thích về việc đổi địa chỉ xuất xứ của sản phẩm, những người dân ở Xuân Đỉnh cũng như La Phù đều nói rằng, họ làm như vậy cho dễ bán hàng. Vì nếu để địa chỉ thực thì rất mang tiếng. Nhiều người chỉ cần nghe nói đến bánh La Phù hay Xuân Đỉnh là không muốn mua nữa. Thậm chí ngay ở La Phù, nhiều cơ sở sản xuất còn chuyển hẳn đến một địa phương khác rồi lấy địa chỉ ở đó, nhằm tránh cái "thương hiệu" La Phù.
Khi chúng tôi vào cơ sở sản xuất bánh Trung thu Thiếu Gia, bà chủ xưởng khăng khăng rằng: Báo đài muốn vào cơ sở của gia đình bà nhất thiết phải làm theo nguyên tắc "có một không hai" là: Phải vào xã báo cáo tình tình viết bài thế nào. Sau đó xã phải gọi điện xuống cho bà. Bà sẽ xem xét là có nên tiếp hay không. Nếu không thì đừng mong vào được xưởng của nhà nào. "Trước đây cô cũng làm thanh tra nên cô biết. Nếu biết chúng mày là nhà báo thì đừng mong vào được xưởng của cô", bà chủ xưởng sản xuất bánh Thiếu Gia nói. |
Phú Quang Lợi
No comments:
Post a Comment