Vũ Hoàng, phóng viên RFA2011-09-13Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được cho rằng vẫn còn chứa đựng nhiều rủi ro, khi cả Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế đều cho rằng Việt Nam cần phải thúc đẩy tái cơ cấu khối ngân hàng. Rủi ro và yếu kém Trong bản tin ngày 1/9 của hãng Bloomberg trích nguồn từ công ty chuyên đánh giá nợ quốc gia Moody's Investors Service cho thấy triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong phạm vi từ 12 đến 18 tháng tới sẽ vẫn ở mức tiêu cực, đặc biệt là dưới 2 góc độ chính: lợi nhuận của hệ thống ngân hàng suy giảm và chất lượng tài sản yếu kém. Theo báo cáo từ Moody thì chính những bất cân đối của nền kinh tế Việt Nam đang gây ra những rủi ro đối với chất lượng tài sản của ngân hàng và khiến hoạt động vay vốn gặp khó khăn nhiều hơn. Chỉ sau đó ít ngày, hôm 6/9, tại Hội nghị tham vấn đối tác phát triển về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam giữa các chuyên gia quốc tế của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển Châu Á… với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, quan điểm chung được các vị chuyên gia nhận định là Việt Nam phải quyết tâm cấu trúc lại khối ngân hàng. Những rủi ro hay yếu kém trong hệ thống ngân hàng thương mại đã được đề cập nhiều, nhưng chưa bao giờ lại trở nên cấp bách như hiện nay vì hệ thống tài chính Việt Nam vẫn lấy ngân hàng thương mại làm trung tâm, trong đó tín dụng ngân hàng đóng vai trò chủ chốt trong việc cung cấp vốn cho sự vận hành của cả nền kinh tế.
Vì thế, những rủi ro nội tại của ngân hàng thương mại từ khâu cấp vốn, thanh khoản hay nợ xấu sẽ khiến cho dòng tiền vốn chảy trong nền kinh tế gặp trở ngại và cả một nền kinh tế sẽ bị tác động theo. Trong khi đó, ngược lại, do lâu nay, Việt Nam lấy mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, gây áp lực về nhu cầu vốn, khiến hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển một cách không cân đối, đè nặng lên hệ thống ngân hàng, làm cho khu vực này dễ bị tổn thương và kém hiệu quả. Trong một lần trả lời với Đài chúng tôi trước đây, T.S Ngô Trí Long, nguyên Viện Phó Viện Nghiên cứu Thị trường giá cả cho rằng những chính sách điều tiết "thái quá," thiếu đồng nhất của chính sách tiền tệ sẽ gây ra những rủi ro lớn cho hệ thống ngân hàng. Ông nói: "Tâm điểm của rủi ro vĩ mô hiện nay là nằm trong khu vực ngân hàng thương mại, đấy là điểm chung mà tất cả các chuyên gia đều cho là như vậy. Vì lý do đó, phải xem lại sự điều hành của các cơ quan chức năng, điều hành theo tín hiệu thị trường." Phát triển không cân đối Những rủi ro hay yếu kém trong hệ thống ngân hàng thương mại trước hết được biểu hiện ở số lượng có quá nhiều ngân hàng không đạt chuẩn quốc gia, nghĩa là không đạt tiêu chuẩn có tổng số vốn kinh doanh tối thiểu 3,000 tỉ đồng. Về nhân tố này, T.S Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu Kinh tế, Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế – Xã hội Hà Nội nhận xét:"Điểm thứ nhất có thể nói ở đây là với trên dưới 100 ngân hàng không đồng đều, tức là nhiều ngân hàng chưa đạt chuẩn, thí dụ, chuẩn 3,000 tỉ đồng thì hàng chục ngân hàng vẫn chưa đạt." Cùng chung một lý do, T.S Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia khẳng định với quy mô một nền kinh tế như Việt Nam hiện nay, có đến 80 tổ chức tín dụng là thừa và cần phải đào thải bớt các ngân hàng yếu kém. Tuy thế, một bài viết trên tờ Đầu tư gần đây giải thích, việc loại bớt những ngân hàng yếu kém không hề đơn giản vì đứng phía sau các ngân hàng này là những "đại gia" hoặc những tập đoàn kinh tế lớn, họ sử dụng ảnh hưởng của mình để buộc các ngân hàng này cấp vốn cho các dự án kém hiệu quả. Chính sự thao túng này cũng là nhân tố khiến tỷ lệ nợ xấu của nhiều ngân hàng tăng lên nhanh chóng. Liên quan đến tỉ lệ nợ xấu, T.S Nguyễn Minh Phong nhận xét thêm:
"Theo cảnh báo của Uỷ ban Tài chính Ngân sách quốc gia thì dư nợ khó đòi đã lên 30%, từ mức 2,1% lên mức hơn 2,9%, nếu theo chuẩn thì vẫn dưới 3% nhưng nếu tính theo tỷ lệ thì tăng đến 30% trong thời gian gần đây. Điều này được giải thích bởi hệ quả của quá trình quản lý hoạt động cho vay chưa thật sự sát sao. Thể hiện ở mở lãi suất cho vay theo thị trường hoàn toàn, điều này cho phép các ngân hàng và cũng khiến các ngân hàng đi tìm các người vay sẵn sàng vay với lãi suất cao và điều này sẽ tạo ra tình trạng chỉ những người nào đầu cơ, lướt sóng hoặc là kinh doanh nhiều rủi ro mới nhận vay lãi suất cao. Như vậy, ngân hàng một mặt họ nhận được lợi nhuận cao nhưng một mặt họ cũng phải tích tụ những khoản nợ khó đòi cao mà theo cảnh báo đang tăng cả trong số lượng ngân hàng cũng như cả tỷ lệ nợ của ngân hàng." Chất lượng và lợi nhuậnTheo số liệu từ Ngân hàng NN và PTNT thì trong 6 tháng đầu năm nay, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này là gần 6% còn của Ngân hàng ngoại thương là gần 3,5%. Trong khi đó, thống kê từ Ngân hàng Nhà nước cho biết trong nhóm nợ xấu, nợ nhóm 5, tức là nhóm nợ mất vốn (không thể đòi lại được) chiếm đến gần 50% trong các ngân hàng thương mại cổ phần. Riêng hãng đánh giá tín nhiệm Moody thì cảnh báo tài sản mà ngân hàng Việt Nam đang nắm giữ còn "xấu hơn" nhiều lần so với những gì được thể hiện trên số liệu nợ xấu được công bố chính thức. "Điểm xấu thứ ba của hệ thống ngân hàng là họ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu vốn của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp, công nghiệp vừa và nhỏ… Khiến cho thông báo chính thức của hiệp hội doanh nghiệp và các cơ quan chức năng tới một nửa các doanh nghiệp Việt Nam không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, trong khi các ngân hàng chi phối tới trên 90% các nguồn vốn xã hội cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này cho thấy rằng, tuy có một vị thế lớn nhưng ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu". Chính vì những rủi ro nội tại trong hệ thống ngân hàng từ tỉ lệ nợ xấu tăng cao, dư thừa số các tổ chức tín dụng không đạt yêu cầu hay việc không đáp ứng được nhu cầu vốn vay của nhiều doanh nghiệp khiến chất lượng tài sản của ngân hàng giảm sút. Khi chất lượng tài sản giảm sút, các ngân hàng lại càng phải cạnh tranh quyết liệt hơn để huy động tiền vốn đầu vào cho mình, vì thế lợi nhuận cho các ngân hàng này cũng giảm theo.
Vòng luẩn quẩn giữa chất lượng tài sản và lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm được bà Karolyn, trợ lý phó chủ tịch hãng Moody tổng kết là "xu hướng rắc rối" và cũng chính bởi những rủi ro này mà Moody đánh giá triển vọng tín dụng của Việt Nam ở mức tiêu cực B1, là hạng điểm mà Moody không khuyến khích các công ty nước ngoài đầu tư. Có thể tổng kết lại, những rủi ro nội tại trong hệ thống ngân hàng thương mại lẫn những tác động từ chính sách điều tiết vĩ mô của chính phủ tạo ra những rủi ro lên hệ thống ngân hàng, những yếu kém và rủi ro đó là vấn đề nổi cộm khiến việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng càng trở nên cần thiết hơn lúc nào hết. |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Wednesday, September 14, 2011
Rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment