Mặc Lâm, biên tập viên RFA2011-11-12Hai tù nhân chính trị là chị Nguyễn Thị Thu Thủy và anh Hàng Tấn Phát sau khi mãn hạn tù về tội rải truyền đơn tuyên truyền chống phá nhà nước vẫn bị cơ quan an ninh tiếp tục sách nhiễu, đe dọa và xâm phạm quyền tự do đi lại cũng như sinh hoạt kiếm sống của họ. Cuối cùng thì cả hai người đã chọn cách vượt biên sang Thái Lan tìm tự do bất kể chính sách từ chối tạm dung người tỵ nạn trên đất nước của họ. Phóng viên Nam Nguyên có cuộc phỏng vấn hai người vừa nêu. Đi đâu cũng bị theo dõiTrước tiên là chị Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết hoàn cảnh như sau: Nguyễn Thị Thu Thủy: Tôi đã bị ở tù 10 năm, sau khi thả về thì ở địa phương đi đâu cũng bị theo dõi, tôi không làm ăn gì được nên tôi sợ quá phải bỏ trốn sang đây. Nam Nguyên: Chị có thể cho biết nguyên nhân dẫn đến việc chị bị bắt giữ như thế nào? Nguyễn Thị Thu Thủy: Nguyên nhân như thế này, hồi xưa ba tôi cũng đi lính và thôi thấy chế độ cộng sản có nhiều cái bức ép người dân lắm, thậm chí mua bán lương thiện cũng bị bắt bớ cho nên tôi bất mãn vì dân mà tranh đấu thôi chứ không có vấn đề gì. Nam Nguyên: Chị có thể nói rõ hơn là chị tranh đấu dưới hình thức nào hay không? Nguyễn Thị Thu Thủy: Tôi rải truyền đơn ngày 27 tháng 4 năm 2000. Tôi rải ở dưới Bạch Đằng họ bắt đầu theo dõi về tới nhà và bắt tôi tại nhà. Sau đó đưa tôi về Bộ Nội Vụ và đánh đập tôi dữ lắm. Nam Nguyên: Trong vụ rải truyền đơn này họ có phát hiện vũ khí hay chất nổ hay không mà họ giam giữ chị tới 10 năm? Nguyễn Thị Thu Thủy: Họ kêu án 11 năm và tôi không có vũ khí hay bất cứ cái gì khác. Nam Nguyên: Chị có hoạt động cho một tổ chức hay đảng phái nào trong hay ngoài nước hay không? Nguyễn Thị Thu Thủy: Tôi tham dự tổ chức anh Nguyễn Hữu Chánh ở hải ngoại. Nam Nguyên: Vâng, sau khi qua đến Thái thì tổ chức của ông Nguyễn Hữu Chánh có liên lạc giúp đỡ chị trong bước đầu khó khăn hay không?
Nguyễn Thị Thu Thủy: Dạ thưa không. Tôi ở tù một khoảng thời gian quá dài cho nên khi qua đây tôi không liên lạc được gì với anh Chánh hết. Nam Nguyên: Trước mắt thì chị có gặp Cao Ủy hay chưa? Nguyễn Thị Thu Thủy: Thưa gặp rồi và họ có cho giấy tạm trú để tiện đi lại. Nam Nguyên: Trong thời gian sống tại Thái Lan thì chị sinh sống bằng cách nào? Chị có được giúp đỡ gì từ các tổ chức quốc tế hay không? Nguyễn Thị Thu Thủy: Trong tình trạng bây giờ thì tôi đang bối rối lắm. Anh cũng biết bước chân qua đây không có tiền bạc gì hết chỉ sống nhờ người quen biết giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày thôi. Bản thân tôi đang bối rối lắm không biết phải làm thế nào bây giờ. Nam Nguyên: Khi ra đi thì chị có nghĩ rằng thân nhân của chị sẽ bị nhà nước quấy rối vì sự vắng mặt của chị hay không? Nguyễn Thị Thu Thủy: Tôi biết tất nhiên người thân tôi sẽ bị làm khó cho nên tôi không dám liên lạc với gia đình. Nam Nguyên: Xin cám ơn chị và chúc chị may mắn. Thưa quý thính giả vừa rồi là chị Nguyễn Thị Thu Thủy sau khi thi hành án tù 11 năm về tội rải truyền đơn, về nhà vẫn bị chính quyền sách nhiễu phải bỏ trốn sang Thái Lan. Sợ bị bắt lần hai Một trường hợp tương tự là anh Hàng Tấn Phát, bị kêu án 6 năm tù về tội rải truyền đơn và sau khi ra tù cũng bị đối xử như trường hợp chị Thu Thủy. Sau khi anh Phát được Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh mời phỏng vấn thì anh được gia đình báo cho biết là công an bao vây anh tại nhà để bắt anh. Do lo sợ bị bắt lần thứ hai anh đã chạy trốn sang Thái Lan để xin tỵ nạn chính trị, anh cho biết sự việc như sau:Hàng Tấn Phát: Tôi tên là Hàng Tấn Phát sinh năm 1984, tôi đã thấy nhiều bất công phi lý trong cuộc sống và tôi đã có những hoạt động mà cụ thể là vào năm 2005 tôi đi nhiều nơi để rải truyền đơn. Tôi khích lệ tinh thần của mọi người là đứng lên chống lại những bất công phi lý mà họ đang chịu. Tới tháng 9 năm 2005 họ đã theo dõi và bắt tôi với các nguyên nhân là tôi đã thực hiện ba vụ rải truyền đơn tại Sài Gòn và Đà Nẵng. Ngày 22 tháng 9 họ bắt cóc và tống tôi lên xe đem về trại giam B4 tại Sài Gòn. Họ điều tra và ép tôi vào hai tội danh là lật đổ chính quyền và tội khủng bố. Tôi không nhận hai tội danh này vì mục đích của họ ép tôi vào tội khủng bố là đánh lừa dư luận, tránh cho dư luận khỏi lên tiếng vì tội danh khủng bố làm người ta ngại lên tiếng, do đó tôi phản đối không nhận hai tội danh này bởi bản thân tôi không đả phá và không có lực lượng thì làm sao lật đổ? Tôi cũng không có bom mìn gì hết thì làm sao khủng bố vì vậy tôi quyết liệt không nhận. Sau năm lần thay đổi tội danh thì cuối cùng họ ghép tôi vào tội tuyên truyền chống nhà nước. Tôi ra tòa với bản án 6 năm và 3 năm quản chế. Sau khi chấp hành được 5 năm 9 tháng tôi được trả tự do. Sau khi về tới địa phương tôi không thể tiếp xúc hay gặp gỡ được ai cả. Họ luôn luôn theo tôi thậm chí khi tôi lên mạng thì họ cũng ngồi kế tôi. Họ cũng có những hoạt động ngầm phá tôi trong cuộc sống. Nam Nguyên: Xin anh cho biết ngoài việc bị sách nhiễu thì còn động cơ nào khác buộc anh phải chọn con đường vượt biên sang Thái hay không?
Hàng Tấn Phát: Trước khi qua đây thì Lãnh sự quán Mỹ có gọi điện thoại mời tôi phỏng vấn. Khi tôi ra khỏi cổng của Tổng lãnh sự quán thì phát hiện mình bị theo dõi. Tôi cắt đuôi và chạy về Bến xe Miền Đông để về nhà nhưng gia đình tôi báo là không nên về vì công an đã tới nhà và gần nhà có rất nhiều mật vụ nên không về được. Khi tôi vào Sài Gòn trả lời phỏng vấn của Tổng lãnh sự Mỹ thì tôi đã ra khỏi địa phương mà không trình báo thì tôi đã vi phạm lệnh quản chế của họ, do đó họ có cớ để bắt tôi vì vậy tôi không về nhà được mà nhờ gia đình mang đồ đạc vào Sài Gòn cho tôi để tôi trốn sang Thái Lan. Nam Nguyên: Thưa anh khi tới Thái Lan rồi anh có tới tòa Đại sứ Mỹ để tường trình việc do anh trả lời phỏng vấn của Tổng lãnh sự Mỹ tại Việt Nam mà bị đuổi bắt như vậy hay không? Hàng Tấn Phát: Dạ chưa. Mới qua nên tôi không biết đường đi, tôi không nói được tiếng Thái và tôi cảm nhận người Thái họ không nói tiếng Anh nhiều và tôi cũng không biết tòa Đại sứ Mỹ nằm ở đâu nữa. Tình trạng của tôi rất khó khăn, khi tôi qua đây tôi không có bất cứ thứ giấy tờ gì trong người cả nên không dám ra đường. Tôi chỉ liên hệ với Cao ủy LHQ và mới đây ngày 9 tháng 11 Cao ủy gọi điện cho tôi và họ hẹn tôi lên điền form và mới vừa cấp cho tôi một giấy chứng nhận tôi có xin tỵ nạn. Họ cũng giải thích cho tôi rằng chính phủ Hoàng gia Thái Lan không ký hiệp định 1951 với Cao ủy về vấn đề người tỵ nạn nên họ có quyền bắt người tỵ nạn bất cứ lúc nào. Bây giờ tôi cũng tránh ra đường vì sợ cảnh sát Thái Lan mặc dù có giấy rồi thì bớt lo hơn. Nam Nguyên: Xin anh cho biết là mọi hoạt động của anh có nằm trong một tổ chức hay đảng phái nào ở trong hay ngoài nước nào hay không? Hàng Tấn Phát: Cho tới bây giờ tôi vẫn không là thành viên của một đảng phái nào cả. Tôi không muốn bị vướng bận bất cứ một tổ chức nào hết. Tôi có mong muốn đóng góp công sức của mình vào công cuộc đòi hỏi dân chủ, đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền cho Việt Nam, do vậy bất cứ đảng phái hay đoàn thể nào có những hành động thiết thực cụ thể thì tôi góp sức vào. Nam Nguyên: Xin cám ơn anh. Theo dòng thời sự:
|
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Sunday, November 13, 2011
Bị sách nhiễu sau khi ra tù phải trốn sang Thái Lan
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment