TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, November 19, 2011

Óc Heo nghĩ gì về Luật biểu tình ?

Biểu tình là để chống lại chính phủ nước mình (*)

Nguyên văn bài phát biểu của đại biểu Hoàng Hữu Phước (TP Hồ Chí Minh) tại Quốc hội ngày 17.11.2011

Đại biểu Hoàng Hữu Phước: "ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay biểu tình là để chống lại Chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của Chính phủ nước mình". Ảnh: VNN

Kính thưa Quốc hội.

Tôi kính đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII này vì những lý do như sau:

Thứ nhất, về Luật lập hội, ở Việt Nam Mặt trận Tổ quốc được thành lập năm 1977 trên cơ sở thống nhất ba tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam - Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình Việt Nam.

Hiện nay Mặt trận Tổ quốc có 44 tổ chức thành viên, nếu xếp theo các loại hình tổ chức như đoàn thể chính trị, tôn giáo, từ thiện, xã hội và nghề nghiệp thì có đến 22 hội đoàn trong nhóm nghề nghiệp: từ Hội luật gia, Hội nhà báo đến Hiệp hội sản xuất kinh doanh của người tàn tật, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập v.v... Nếu như vẫn còn thiếu các hội nghề nghiệp khác mới xuất hiện do sự phát triển của xã hội thì có thể thành lập mới cùng trong quy mô rộng khắp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Nếu Luật lập hội là để tạo nên các đối thủ bên ngoài hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vô hiệu hóa, tiến đến xóa sổ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vậy Luật lập hội có cần không?

Nếu Luật lập hội là để tạo nên các hội mới nằm bên trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như 44 thành viên hiện hữu để làm phong phú hơn tổ chức hùng mạnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vậy Luật lập hội có cần không?

Thứ hai, về Luật biểu tình. Kể từ khi có cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử loài người năm 1913 do Gandhi tổ chức nhằm phản đối Chính phủ Vương quốc Đại Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan áp bức nhân dân Ấn Độ . Mãi cho đến những năm 60 của thế kỷ trước từ ngữ "biểu tình" mới xuất hiện ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bắt đầu từ việc chống lại Chính phủ Kennedy đã đẩy mạnh cuộc chiến tranh Việt Nam, rồi phát triển mạnh mẽ thành các cuộc biểu tình chống Chính phủ Mỹ liên tục từ năm 1960 đến 1975, thậm chí tiếp tục ngay cả sau khi Hoa Kỳ thất bại tháo chạy khỏi Việt Nam, biểu tình chống Chính phủ Mỹ đã từ Mỹ lan ra toàn thế giới.

Điều nhất thiết phải khẳng định ở đây là ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay biểu tình là để chống lại Chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của Chính phủ nước mình, khi 1 triệu người dân Mỹ đổ về Thủ đô Washington tháng 9 năm 2009 họ chống lại Tổng thống Obama, gọi ông là kẻ có dã tâm, biến Hoa Kỳ thành quốc gia xã hội chủ nghĩa, bày ra kế sách bảo hiểm y tế vì người nghèo, biểu tình chưa là hình thức bày tỏ chính kiến chống lại một nước khác ngay cả khi nước đó đang xâm lược nước mình.

Cuộc tập hợp khổng lồ tại quảng trường đỏ là để bao quân đoàn Liên Xô tiến thẳng ra chiến trường chiến đấu chống Đức quốc xã và chống bọn nha gian. Để phản đối sự xâm lược của nước khác tiến hành chống lại nước mình chỉ có gia nhập quân đội, dồn tài sản cá nhân cho Bộ Quốc phòng mới là hành động duy nhất, cần thiết. Điều cần làm rõ ở đây là trong tiếng Anh biểu tình, tức là Demonstration luôn để chống Chính phủ nước mình hay một chủ trương của Chính phủ nước mình, còn tập hợp đông người để bày tỏ sự ủng hộ nước mình hay ủng hộ một chủ trương của Chính phủ nước mình, gián tiếp biểu thị sự không đồng tình đối với Chính phủ nước khác thì đó là đức tin hoặc cuộc tuần hành biểu dương lực lượng.

Như vậy, Việt Nam có cần cho cuộc biểu tình chống Chính phủ Việt Nam hay không, chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không. Nếu không cần tại sao lại đưa dự án Luật biểu tình, nói rồi nói mãi như thể nó là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủ. Như vậy, cái Việt Nam cần có thể là những quy định về đức tin, về tuần hành đông người. Nhưng liệu Quốc hội có nên dành ra 2 năm và bao tiền của của nhân dân để soạn ra dự án Luật đức tin hay Luật tuần hành hay không.

Khi đi ngang qua vài cuộc tập hợp đông người gần đây Thành phố Hồ Chí Minh chống đường lưỡi bò tôi đã nghe những người bị kẹt xe lớn tiếng nguyền rủa, thóa mạ, văng tục đầy đe dọa những người đang tập hợp mà ta gọi là biểu tình ấy. Sự giận dữ này có thể sẽ biến thành gây hấn, bạo loạn, đánh nhau giữa vài nhóm người biểu tình và chống biểu tình, chưa kể những cuộc tập hợp đông người ngoài trời ấy có xâm hại quyền tự do đi lại của người dân, xâm hại quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của người dân, buôn gánh bán bưng, đoan chính, tự trọng kiếm từng đồng tiền nhỏ chứ quyết tâm không làm hành khất, xâm hại thu nhập chính đáng của những cửa hàng hoạt động kinh doanh hợp pháp tại khu vực bị phong tỏa do biểu tình, xâm hại quyền được chăm sóc của công dân khi đau ốm hay khi chuyển dạ sinh con mà xe cứu thương không để đến được hay xâm hại hạnh phúc của công dân khi xe hoa của họ không thể nhúc nhích được trên đường vì tắc đường.

Liệu cái gọi là quyền biểu tình ấy có lớn hơn quyền được kiếm sống của người dân, quyền được ra đời của con cái của người dân, quyền được sử dụng công lộ của người dân, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân. Câu hỏi được đặt ra ở đây là dự án Luật biểu tình đã tham vấn ý kiến, nguyện vọng của cử tri, công dân là người cao tuổi, cựu kháng chiến, cựu chiến binh, anh hùng các lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, tập thể nông dân, tập thể quân đội, công an, những chiến sỹ biên phòng đang trấn giữ biên cương của tổ quốc và hải đảo quốc gia, những nhà tu hành chân chính hay chỉ vì một nhóm nhỏ vài chục, vài trăm sinh viên, học sinh, những người chưa là những công dân có thu nhập, có việc làm. Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn.

Có ý nói rằng ở nước ngoài người ta biểu tình đàng hoàng nên ở Việt Nam cũng sẽ làm được. Ở Việt Nam hiện nay đã 100% đội mũ bảo hiểm khi đi bằng xe máy chưa, có chấm dứt chen lấn ở nơi công cộng chưa, có tham gia giao thông đúng luật chưa. Đó là chưa kể ở đất nước có nền văn học hoàng kim, mặt trời không bao giờ lặn trên cương thổ vương quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan, cuộc biểu tình tháng 8 vừa qua tại Luân Đôn và lan ra một số thành phố lớn khác đã biến thành bạo loạn, cướp bóc, đốt nhà, làm ô danh đất nước. Cuộc biểu tình chiếm phố Wall suốt 2 tháng nay tại NewYork và hơn 20 thành phố lớn ở Mỹ vừa bị cảnh sát ra tay dẹp do tình trạng bẩn thỉu, mất vệ sinh, ẩu đả, trộm cắp và hiếp dâm xảy ra tại các nơi biểu tình làm ô danh nước Mỹ. Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh. Đây là ý kiến của tôi mong được sự ủng hộ của Quốc hội.

Xin cảm ơn.

(Nguồn: Trang tin điện tử Quốc hội)

(*): Tựa do Báo Sài Gòn Tiếp Thị đặt

Đánh giá bài viết:  

(14 điểm,5 lần)

Các ý kiến (11)
Cử Tri TP.HCM

- Tính đến 16 giờ chiều nay (18/11), trên NLĐ online đã có hơn 100 comments kịch liệt phản đối ông Hoàng Hữu Phước (trong đó có tôi, tôi viết chừng mực nên đã được xuất bản).

- Tôi đề nghị ông Phước đi học lại, tôi đã hội ý với thằng con lớp 5 của tôi, sau khi suy nghĩ chính chắn, cháu nó đề xuất ông nên học lại bắt đầu từ Lớp 6, gia đình tôi chúc ông học giỏi và tiến bộ !!!!

An Tuan Phan
Nhân danh nhân dân để nói những điều như ông Phước thì tôi quá thất vọng,nếu được bỏ phiếu lại tôi sẽ không bao giờ bỏ phiếu cho ông
chuyenthayhangngay
Phải chăng đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước cho rằng: tổ chức nào thành lập ngoài hệ thống chính trị đều là phản động hay làm mất vai trò của tổ chức trong hệ thống chính trị? nếu như vậy thì Bác Phước làm sao làm một đại biểu Quốc hội được nhỉ? Sự tồn vong của một tổ chức là do chính tổ chức đó quyết định chứ sao lại do một tổ chức khác thành lập ? Đọc bài phát biểu của Bác, tôi có cảm giác hình như Bác Phước là người có thói quen cho mình đứng trên thiên hạ và tự cho mình cái quyền làm cha thiên hạ nên mọi ý kiến của Bác lớp con cháu "nhân dân" phải phục tùng.
Lê Minh
Thật không ngờ có một đại biểu Quốc Hội như ông Hoàng Hữu Phước. Ông Phước thiếu những kiến thức cơ bản về Hiến Pháp, Lịch sử VN và thế giới, chưa nắm luật Mặt trận tổ quốc, thiếu kiến thức phân tích và tổng hợp. Thật xấu hổ cho một đại biểu QH.
hoàng văn cường
ông phước này phải cho đi học lại làm đại biểu của dân việt nam hay dân của tây mà nói lăng tùm lum vậy cà
Hiền
Đọc bài phát biểu của ông Hoàng Hữu Phước tôi thật sự rất thất vọng .Ông Phước không thể đại diện tiếng nói cử tri TP.HCM được vì có tư tưởng áp đặt để cai trị nhân dân. Bây giờ là thời nào rồi mà còn những con người có suy nghĩ thiển cận như thế .Tôi ủng hộ bác Dương Trung Quốc ,chúc bác thật nhiều sức khỏe vì bác là số ít ĐBQH rất được người dân kỳ vọng
dân Sài Gòn
Quốc hội đại diện cho mấy mươi triệu dân, không nên nói những gì người dân chúng tôi không nói. Ông Phước không nên có cách phát biểu quy chụp như vậy. Là người dân Việt Nam, tôi cũng muốn mặc áo thun No U, tham gia biểu tình và hô to Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, tôi không hèn nhát, không vô cảm nhưng là cán bộ nhà nước, trước hết tôi phải chấp hành yêu cầu : Để Đảng và nhà nước lo. Vì vậy, nếu có Luật công khai cho phép những điều trên, nếu Trung Quốc vẫn không trả Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt Nam, nếu để tức nước vở bờ - tôi sẽ không ngồi im và xin làm người đi đầu.
Trịnh Xuân Hải

Lý luận của ông Phước khá chặt chẽ, dẫn chứng khá đầy đủ, nhưng tôi có một vài điểm không thể chấp nhận được:

1- Ông đưa ra ví dụ biểu tình của người dân các nước khác phản đối chính phủ của các nước đó và kết luận: vì lịch sử như thế nên rút ra bài học có tính quy luật là người dân "nước mình" sẽ biểu tình chống lại chính phủ "nước mình". Về mặt bản chất, người dân ở các quốc gia có thể coi như nhau, nhưng nhà nước XHCN khác nhà nước TBCN. Tôi thấy nhà nước "của mình " và nhà nước "của họ" bị đánh đồng như thế là phản cảm!

2- Ông chỉ đưa ra kết luận dựa trên hình thức của sự kiện chứ không đi thẳng vào thực chất của vấn đề là vì sao người dân các nước đó phản đối chính phủ của họ? Chính phủ đó có xứng đáng hay không? Nhà nước "của mình" đã, đang và sẽ phải làm những gì để người dân tin yêu?

3- Các chế độ thực dân - đế quốc trước kia cũng cấm người dân tụ tập, cấm biểu tình… kết quả là dân chúng có chịu từ bỏ hay không? *Vấn đề lập hội: giả sử tôi muốn lập hội lấy tên " Những người phản đối ăn thịt chó" thì Mặt trận Tổ quốc có đưa vô diện quản lý hay là thôi?

Nguyễn Tử Siêm

Nói cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử loài người là do Gandhi tổ chức năm 1913 là không chính xác; ít nhất phải là từ 1/5/1886 với cuộc biểu tình của công nhân Chicago. Không phải biểu tình nào cũng chống CP mình hoặc CP nước khác; cũng không phải biểu tình nào cũng bạo lực. Chẳng có từ điển nào định nghĩa "demonstration" là biểu tình chống CP.

Luật biểu tình của ta rất cần để cụ thể hóa quyền cơ bản của công dân đã được ghi trong hiến pháp; là hành lang pháp lý để dân biết mà "sống theo pháp luật". Năm 1946 đa số dân ta mù chữ mà quyền này đã được ghi nhận; vậy không thể nói nay dân trí thấp nên chưa nên có Luật biểu tình. Có Luật biểu tình sẽ có lợi cho tất cả các bên liên quan, đâu phải để tiếp tay cho kẻ phá hoại. Tôi tin rằng dân ta biết sử dụng quyền của mình, những công dân đứng đắn biết hành xử đúng mực, còn những kẻ xấu sẽ lộ chân tướng quậy phá.

Nguyễn Tử Siêm (Hà Nội).

Trah
Hinh nhu Bác Phứơc chưa hiểu mục đích của biểu tình , biểu tình khác nổi lọan . Người dân có nhu cầu bày tỏ nguyện vọng , mong muốn lợi ích chính đáng mà nhà nước công nhận mà . Lắng nghe và thấu hiểu là điều cần thiết đối với nhà lãnh đạo.
Vũ Khánh Lan
Tôi và bạn bè đồng nghiệp cũng như người thân trong gia đình tôi (tôi không dám nhân danh "nhân dân") thực sự thất vọng về phát biểu của đại biểu Hoàng Hữu Phước (TP Hồ Chí Minh) tại Quốc hội ngày 17.11.2011. Ông Phước đang đại diện cho quyền lợi và trách nhiệm của ai để tự ứng cử vào Quốc Hội? Nếu ông Phước nói là ông là đại biểu của dân thì chính ông đã xúc phạm nhân dân đúng như ý kiến của ĐBQH Dương Trung Quốc. Nếu ông thực tâm mà không bị ai xúi bẩy điều khiển ông phát biểu như vậy, thì mong ông hãy bớt thời gian gần gũi nhân dân nhiều hơn nữa ( những người lao động đang sống khổ cực vì mưu sinh, hàng ngày đang chịu đủ thứ nạn do cửa quyền, tham nhũng, hối lộ,..., những người nông dân cần cù một nắng hai sương chỉ trông mong vào mảnh đất mà làm ra lúa gạo cho xã hội bị lấy đất làm sân gôn, làm dự án thương mại cho các đại gia làm giàu...) để hiểu tâm nguyện của nhân dân như thế nào rồi hãy phát biểu!
ý kiến bạn đọc
Nội dung (Xin bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
Kiểu gõ:
Họ và tên
Địa chỉ email
Nhập mã bảo vệ:
Tài liệu đính kèm: (.doc, .jpg, .gif, .zip, .rar, .pdf)
 Thông báo cho tôi qua email khi có phản hồi mới
10:14 ngày 19.11.2011
SGTT.VN - Tại một hội thảo gần đây, sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM đã có một nhận định thẳng thắn rằng: hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải của thành phố đang ở mức độ yếu kém! Tức là hệ thống quản lý luôn đi sau các vấn đề nảy sinh từ thực tế. Công tác quản lý nhà nước thường chỉ giải quyết sự vụ, thiếu khả năng định hướng cho sự phát triển của xã hội, tuân theo các quy luật tự nhiên và xã hội, trong đó có môi trường. Hậu quả là: thiệt hại về kinh tế, sa sút lòng tin của cộng đồng xã hội, và môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Một chuyên gia trong ngành cảnh báo: với hệ thống này, các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường bị tích luỹ (theo tốc độ tỷ lệ thuận với nhau) sẽ ngày càng khó giải quyết, và đến mức không giải quyết được (xung đột lợi ích)…
SGTT.VN - Đến ngày 8.11, các tỉnh miền Trung có 12 người chết và mất tích do mưa lũ, trong đó tỉnh Quảng Nam: bảy người; Quảng Ngãi: ba người; Thừa Thiên – Huế: một người và Đà Nẵng: một người

Xem thêm »

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty