- Việc khống chế tải trọng xe và xử lý xe quá tải đối với một cao tốc hiện đại nhất cả nước là cần thiết. Tuy nhiên, cho đến nay, trạm cân cao tốc TP.HCM - Trung Lương vẫn chưa hoạt động, dù tuyến đường này đã đi vào sử dụng được 2 năm.
TIN BÀI KHÁC
Quốc Quang
TIN BÀI KHÁC
Đường chưa sửa xong, phí đè “gãy cổ
Ngày thầy thuốc, lật lại chuyện y đức
Giết cháu vợ dã man, tại vợ bỏ nhà đi?
Nóng trong tuần: Xử lý vụ Tiên Lãng
Hà Nội: Cây sưa hơn 20 năm bị 'khoắng' trắng trợn
Ngày thầy thuốc, lật lại chuyện y đức
Giết cháu vợ dã man, tại vợ bỏ nhà đi?
Nóng trong tuần: Xử lý vụ Tiên Lãng
Hà Nội: Cây sưa hơn 20 năm bị 'khoắng' trắng trợn
Lượng xe giảm, trạm cân “trùm mền” Ngày 27/02, trả lời VietNamNet, ông Nguyễn Văn Phòng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển và QLDA hạ tầng giao thông Cửu Long (Cửu Long CIPM) xác nhận: “Hiện nay trạm cân trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương chưa hoạt động.
Theo dự án ban đầu, trạm thu phí này sẽ do Công ty cổ phần phát triển đường cao tốc BIDV đầu tư. Sau khi rút lui khỏi dự án, BIDV đã bàn giao cho Cửu Long. Hiện trạm cân đang hoàn thiện thiết bị và cũng chưa có chủ trương triển khai hoạt động cụ thể”.
Điều này đồng nghĩa với việc, nếu các xe tải qua trạm thu phí vi phạm lỗi quá tải, cơ quan chức năng không thể có căn cứ xử phạt. Mặc dù trước đó, ông Dương Tuấn Minh, Tổng giám đốc Cửu Long CIPM thông tin: “Nếu xe chở hàng quá tải lưu thông trên cao tốc sẽ bị yêu cầu dỡ số hàng quá tải xuống sau khi trạm cân xác nhận vi phạm”.
Cũng theo ông Phòng, với lượng xe tải và container giảm mạnh sau khi cao tốc thu phí thì tính hiệu quả của trạm cân vào thời điểm này sẽ không cao. Tuy nhiên, trạm cân là rất cần thiết với tuyến đường huyết mạch từ TP.HCM đến miền Tây Nam Bộ. “Hiện chúng tôi đang lo cho xong vấn đề thu phí chứ còn trạm cân chưa biết khi nào sẽ hoạt động”, ông Phòng nói.
Theo thống kê của đơn vị thu phí, đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 17- 18.000 lượt xe qua cao tốc Trung Lương thông qua 2 trạm chính: Chợ Đệm, Thân Cửu Nghĩa (đầu và cuối tuyến cao tốc) và 2 trạm phụ: Bến Lức, Tân An (tại 2 nút giao lập thể của tuyến cao tốc). Con số này theo đơn vị thu phí là quá thấp với lượng xe dự kiến.
Bất lợi vì…thiếu đủ thứ?
Trước thời điểm Bộ GTVT thanh tra dự án cao tốc TP.HCM - Trung Lương, tuyến đường này đã rơi vào tình trạng vô cùng thê thảm. Nhiều đoạn xuất hiện ổ gà, rãnh gồ ghề làm phương tiện không đạt được vận tốc tối đa.
Sau khi Bộ GTVT vào cuộc, ông Lã Chí Đức - Giám đốc điều hành dự án đã bị cách chức, hàng loạt cán bộ khác cũng nhận quyết định kỷ luật. Bên cạnh đó, công tác “chữa thương” cho tuyến đường này cũng được phía Cửu Long CIPM gấp rút triển khai.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, phía Cửu Long CIPM thông báo, phải đến tháng 4 năm nay, quá trình sửa chữa mới hoàn thành 100% khối lượng công việc. Trong khi đó, hoạt động thu phí của Cửu Long CIPM vừa diễn ra vài ngày đã xuất hiện nhiều khó khăn.
“Với lượng xe này mà dự tính cuối năm 2012 thu về 300 tỷ theo kế hoạch là vô cùng khó khăn. Chúng tôi đang triển khai xây dựng trạm thu phí tại km1953+ 200 tại TP. Tân An, tỉnh Long An vì hiện nay có tình trạng xe tải nặng và container né cao tốc đi QL1A để không phải đóng phí”, ông Nguyễn Văn Nghiêm- Giám đốc Công ty TNHH một thành viên quản lý và sửa chữa cầu đường 715, đơn vị trực tiếp thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương nói.
Một chuyên gia giao thông (xin được giấu tên) phân tích: “Rõ ràng về mặt dư luận, việc thu phí trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương đang gặp nhiều bất lợi. Đường chưa sửa xong, phí bị cho là cao, trạm cân là một thiết bị cần thiết với tuyến đường này cũng chưa hoạt động. Đứng ở vị trí nhà đầu tư dự án thì rõ ràng họ đang gặp hàng loạt bất lợi tập trung ở 2 mặt: hạ tầng chưa hoàn thiện và thiết bị thiếu”.
“Chưa kể hiện nay, khi xe tải và container “né” sang QL1A thì họ lại phải tiếp tục chạy nước rút để đặt thêm trạm thu phí trên QL1A.
Nhưng, khi thay đổi một thói quen giao thông nào cũng cần có thời kỳ quá độ, tôi tin việc cân nhắc mức phí thu ở cả trên tuyến cao tốc và QL1A sắp tới sẽ giúp nhà đầu tư giải quyết được tình hình và người dân cũng có quyền lựa chọn tốt hơn”, chuyên gia này nói.
Như VietNamNet đã thông tin, cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã chính thức thu phí từ 8h ngày 25/02. Tuy nhiên, ngay sau khi đi vào hoạt động đã dần “vắng bóng” xe tải và container. Đặc biệt, từ chiều ngày thứ 2 tổ chức thu phí, lượng xe qua lại đã giảm mạnh vì nhiều ý kiến cho rằng mức phí đưa ra đối với các phương tiện trên tuyến đường này là chưa hợp lý.
Theo dự án ban đầu, trạm thu phí này sẽ do Công ty cổ phần phát triển đường cao tốc BIDV đầu tư. Sau khi rút lui khỏi dự án, BIDV đã bàn giao cho Cửu Long. Hiện trạm cân đang hoàn thiện thiết bị và cũng chưa có chủ trương triển khai hoạt động cụ thể”.
Lượng xe cao tốc TP.HCM - Trung Lương giảm rõ rệt vì xe tải và container chuyển sang đi QL1A |
Điều này đồng nghĩa với việc, nếu các xe tải qua trạm thu phí vi phạm lỗi quá tải, cơ quan chức năng không thể có căn cứ xử phạt. Mặc dù trước đó, ông Dương Tuấn Minh, Tổng giám đốc Cửu Long CIPM thông tin: “Nếu xe chở hàng quá tải lưu thông trên cao tốc sẽ bị yêu cầu dỡ số hàng quá tải xuống sau khi trạm cân xác nhận vi phạm”.
Cũng theo ông Phòng, với lượng xe tải và container giảm mạnh sau khi cao tốc thu phí thì tính hiệu quả của trạm cân vào thời điểm này sẽ không cao. Tuy nhiên, trạm cân là rất cần thiết với tuyến đường huyết mạch từ TP.HCM đến miền Tây Nam Bộ. “Hiện chúng tôi đang lo cho xong vấn đề thu phí chứ còn trạm cân chưa biết khi nào sẽ hoạt động”, ông Phòng nói.
Theo thống kê của đơn vị thu phí, đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 17- 18.000 lượt xe qua cao tốc Trung Lương thông qua 2 trạm chính: Chợ Đệm, Thân Cửu Nghĩa (đầu và cuối tuyến cao tốc) và 2 trạm phụ: Bến Lức, Tân An (tại 2 nút giao lập thể của tuyến cao tốc). Con số này theo đơn vị thu phí là quá thấp với lượng xe dự kiến.
Bất lợi vì…thiếu đủ thứ?
Trước thời điểm Bộ GTVT thanh tra dự án cao tốc TP.HCM - Trung Lương, tuyến đường này đã rơi vào tình trạng vô cùng thê thảm. Nhiều đoạn xuất hiện ổ gà, rãnh gồ ghề làm phương tiện không đạt được vận tốc tối đa.
Sau khi Bộ GTVT vào cuộc, ông Lã Chí Đức - Giám đốc điều hành dự án đã bị cách chức, hàng loạt cán bộ khác cũng nhận quyết định kỷ luật. Bên cạnh đó, công tác “chữa thương” cho tuyến đường này cũng được phía Cửu Long CIPM gấp rút triển khai.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, phía Cửu Long CIPM thông báo, phải đến tháng 4 năm nay, quá trình sửa chữa mới hoàn thành 100% khối lượng công việc. Trong khi đó, hoạt động thu phí của Cửu Long CIPM vừa diễn ra vài ngày đã xuất hiện nhiều khó khăn.
Lựa chọn đi QL1A để không phải đóng phí sẽ tiếp tục được bao lâu ? |
“Với lượng xe này mà dự tính cuối năm 2012 thu về 300 tỷ theo kế hoạch là vô cùng khó khăn. Chúng tôi đang triển khai xây dựng trạm thu phí tại km1953+ 200 tại TP. Tân An, tỉnh Long An vì hiện nay có tình trạng xe tải nặng và container né cao tốc đi QL1A để không phải đóng phí”, ông Nguyễn Văn Nghiêm- Giám đốc Công ty TNHH một thành viên quản lý và sửa chữa cầu đường 715, đơn vị trực tiếp thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương nói.
“Chưa kể hiện nay, khi xe tải và container “né” sang QL1A thì họ lại phải tiếp tục chạy nước rút để đặt thêm trạm thu phí trên QL1A.
Nhưng, khi thay đổi một thói quen giao thông nào cũng cần có thời kỳ quá độ, tôi tin việc cân nhắc mức phí thu ở cả trên tuyến cao tốc và QL1A sắp tới sẽ giúp nhà đầu tư giải quyết được tình hình và người dân cũng có quyền lựa chọn tốt hơn”, chuyên gia này nói.
Như VietNamNet đã thông tin, cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã chính thức thu phí từ 8h ngày 25/02. Tuy nhiên, ngay sau khi đi vào hoạt động đã dần “vắng bóng” xe tải và container. Đặc biệt, từ chiều ngày thứ 2 tổ chức thu phí, lượng xe qua lại đã giảm mạnh vì nhiều ý kiến cho rằng mức phí đưa ra đối với các phương tiện trên tuyến đường này là chưa hợp lý.
Quốc Quang
No comments:
Post a Comment