Cập nhật lúc 06:49, Thứ Bảy, 08/08/2009 (GMT+7)
,
- Nếu tính theo giá trị thực tế của thị trường ngầm, những người nghèo đi bán thận thường bị các đường dây môi giới ăn chặn đến 70% số tiền trả cho một quả thận.
Mầm mống của “du lịch ghép tạng” mà thế giới từng cảnh báo có thể đã diễn ra âm ỉ nhiều năm nay ở nước ta. Trong khi đó Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác” chưa có văn bản hướng dẫn thi hành.
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Phạm Văn Bùi, Tổng Thư ký Hội Thận - Niệu học TP.HCM cho biết: “Luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác có hiệu lực từ 1/7/2007 là một hành lang pháp lý quan trọng tạo điều kiện cho kỹ thuật ghép tạng ở nước ta phát triển đồng thời ngăn chặn nạn mua bán nội tạng người, nhưng thực tế đang diễn ra khá phức tạp...
“Tường lửa” chưa đủ mạnh
Theo PGS.TS Phạm Văn Bùi: “Nạn mua bán thận nói riêng và mua bán nội tạng nói chung bắt nguồn từ việc tỷ lệ suy thận trên thế giới ngày càng cao. Chỉ tính riêng nước ta đã có khoảng 80 ngàn người suy thận mãn tính. Tỷ lệ này cao hơn ở các nước phát triển nên đã xuất hiện một số mạng lưới mafia buôn bán nội tạng trên thế giới”.
Trong những lần công tác ở nước ngoài, BS Bùi đã nhiều lần nghe các đồng nghiệp chuyên khoa thận kể về một địa điểm tại Trung Quốc chuyên ghép thận và thực hiện việc mua thận của những người nghèo.
Nhưng điều đáng nói hơn, phần lớn người bán thận tập trung về đây là người Việt Nam.
Kỹ thuật ghép thận là thành tựu của y học nhằm mục đích cứu người nhưng những hành vi mua bán thận đều bị nghiêm cấm.
Ảnh: Quốc Quang
Thông tin từ một số bệnh viện có chức năng về thận tại TP.HCM cho biết, sau khi bị các bệnh viện từ chối vì năn nỉ xin hiến, ghép thận không có quan hệ huyết thống, những người bán thận và người mua đã tìm đến “cò” và tổ chức đi… “du lịch” Singapore, Trung Quốc.
Như vậy, không loại trừ khả năng, mầm mống của cơn sốt “du lịch ghép tạng” mà thế giới từng cảnh báo đã âm ỉ tồn tại từ nhiều năm nay ở nước ta.
Các “cò” thận không chỉ dừng lại ở việc đưa người đi bán thận mà còn muốn can thiệp vào quyết định của bệnh viện có chức năng về thận. Bằng chứng là, sau khi năn nỉ trực tiếp bác sĩ trưởng khoa cho một người xin hiến thận (thực chất là bán thận) không thành, các “cò” thận còn tìm được số điện thoại của bác sĩ và nhắn nhủ: “Ra khỏi bệnh viện ông sẽ ăn đòn”.
Bác sĩ, PGS.TS Trần Ngọc Sinh, Trưởng khoa Thận niệu BV Chợ Rẫy kể lại trường hợp mình đã gặp và cho biết, lần đó ông phải nhờ công an phường 12, quận 5 can thiệp mới có thể ra về.
Khó xử lý hình sự
Sau cái chết của sinh viên bán thận T.C.L và vụ vượt biên bán thận của những người dân nghèo xã Trung Bình, huyện Long Phú bị ngăn chặn không lâu, vào tháng 5/2008, 150 quan chức chính phủ và các nhà khoa học của 78 quốc gia đã tham gia soạn thảo và ký vào “Tuyên bố Istanbul về buôn bán nội tạng và ghép tạng”.
PGS.TS Trần Ngọc Sinh, một trong những bác sĩ Việt Nam đã tham dự tập huấn nghiên cứu về tuyên bố Istanbul trên khẳng định: tuyên bố này nghiêm cấm các hành vi liên quan đến việc buôn bán nội tạng và du lịch ghép tạng xâm phạm các nguyên tắc bình đẳng, công bằng và tôn trọng nhân phẩm con người.
Cũng như các nước trên thế giới, hành vi mua bán thận tại Việt Nam là hoàn toàn không thể chấp nhận vì ảnh hưởng lớn đến đạo đức xã hội.
Tuy nhiên, việc ngăn chặn mua bán thận trong nước, sau 2 năm Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác” có hiệu lực, các cơ quan chức năng vẫn lúng túng trong việc xử lý.
Y học đã có thể ghép thận khác nhóm máu. Nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ, thi trường ngầm mua bán thận sẽ gây ra những hệ lụy xấu. Ảnh: CTV
Một mặt, luật nghiêm cấm các hành vi “Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại” và “Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại” tại Điều 11, khoản 4 và khoản 8
Nhưng mặt khác, "Luật chỉ cấm chứ chưa có văn bản hướng dẫn thi hành. Chính vì vậy, chế tài xử phạt ra sao hiện vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Cho đến nay, theo tôi biết chưa ai bị xử lý hình sự về những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Bộ luật Hình sự năm 1999 cũng chưa qui định hành vi mua, bán bộ phận người sống là tội phạm", ông Sinh phân tích.
Điều đáng ngại hơn, hiện công tác quản lý những người dân từng liên quan đến mua bán thận tại địa phương vùng sâu, vùng xa như xã Trung Bình, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng khá mờ nhạt.
Anh N., một người dân từng đi bán thận trở về chỉ vết sẹo do mổ lấy thận bên hông trái và cho biết “có ít nhất 5 người khác ở xã Trung Bình, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đi bán thận cùng đường dây trong đó có một người chưa kịp bán”. Sau đó, anh N. liệt kê đầy đủ tên những người này.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Lưu Hữu Dân, Chủ tịch UBND xã Trung Bình khẳng định: “Chỉ có 3 người đi bán thận thôi”. Riêng về vấn đề những đối tượng tuyên truyền rủ rê người khác đi mua bán thận bị xử lý như thế nào, ông Dân nói: “Cái này, để tôi xem lại quy định”.
Trước đây, giao dịch mua bán thận trái phép chỉ cần người bán cùng nhóm máu với người mua. Nhưng hiện nay kỹ thuật ghép thận không cùng nhóm máu cũng đã được thực hiện thành công. Thị trường mua bán thận vì thế lại giảm thiểu được những yêu cầu khắt khe vốn từng phụ thuộc rất nhiều vào y học.
Cũng theo PGS.TS Trần Ngọc Sinh, chỉ cần có hướng dẫn thi hành nữa thôi, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác sẽ tạo thêm một "cú hích" mạnh giúp cuộc chiến chống mua bán thận thu được kết quả khả quan hơn.
*
Quốc Quang
các tình trạng căn bệnh da liễu tồn tại vĩnh viễn trên da thường trải thông qua các thời kỳ hoặc chu kỳ với các triệu chứng. một vài tình trạng chẳng thể chữa khỏi tuy nhiên có thể thuyên giảm. thế nhưng, bệnh viện da liễu ở Long An khuyên bạn nếu như bạn bị stress, hoặc mắc một số căn bệnh khác, hoặc bị lao lực thì căn bệnh có thể tái phát.nếu da bị đau, bạn có thể sẽ được b.sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau nhức. Trong tình trạng da bị lở loét, tổn thương, hoặc căn bệnh dễ truyền, có thể chuyên gia sẽ cho thuốc mỡ để thoa cùng với băng gạc để đắp kín.
ReplyDelete