TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, July 24, 2010

'Tau làm sai tau chịu'

Giám đốc ngân hàng CSXH Thường Xuân: 'Tau làm sai tau chịu'

 - Không được Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) thẩm định đơn hàng làm huyện nghèo và cũng không được Sở Lao động TBXH tỉnh Thanh Hóa giới thiệu xuống huyện Thường Xuân tuyển lao động theo chương trình huyện nghèo nhưng Ngân hàng CSXH huyện Thường Xuân và Ngân hàng CSXH tỉnh Thanh Hóa vẫn giải ngân cả chục tỷ đồng cho người lao động qua hai công ty VILACO Thanh Hóa và GMAS Thanh Hóa, bất chấp có người lao động phải chờ ròng 4 - 5 tháng trời vẫn chưa bay đươc.

 

Bài 1: Mất tiền oan vì cả tin công ty XKLĐ

Bài 2: "Miếng ngon" chưa đến tay người nghèo!

Bài 3: Huyện hậu thuẫn, doanh nghiệp tuyển "chui" lao động xuất khẩu

 

"Bay cứ làm, sai tau chịu"

 

Những thông tin thu thập được từ phản ánh thực tế của lao động ở xã Luận Khê và Lương Sơn (Thường Xuân) cho thấy hai công ty VILACO Thanh Hóa và GMAS Thanh Hóa có những dấu hiệu sai phạm khi ký hợp đồng với người lao động.

 

Mô tả ảnh.
Ông Lê Doãn Vân, giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Thường Xuân (Thanh Hoá) cho rằng ông làm đúng quy trình cho lao động huyện nghèo vay theo Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng không hiểu vì sao ông Vân lại giải ngân cho hai công ty VILACO Thanh Hoá và GMAS Thanh hoá là hai doanh nghiệp không được Cục Quản lý lao động ngoài nước thẩm định đơn hàng vào Thanh Hoá làm theo huyện nghèo. Hậu quả cho đến nay có rất nhiều lao động ở Luận Khê dù đã được giải ngân từ 4 đến 5 thàng nay mà vẫn chưa xuất cảnh được.( Ảnh: GV).

Sau nhiều lần từ chối với thái độ khó chịu, cuối cùng ông Lê Doãn Vân, Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Thường Xuân mới hẹn gặp và làm việc với phóng viên VietNamNet.

 

Tại buổi làm việc, khi được hỏi hai công ty VILACO Thanh Hóa và GMAS Thanh Hóa có đủ tư cách pháp nhân vào làm huyện nghèo theo Quyết định 71 của Chính phủ không mà tại sao Ngân hàng CSXH huyện lại giải ngân tiền vay của người lao động cho hai doanh nghiệp này, thì được ông Vân trả lời: "Công ty CP Quốc tế Việt Thanh Hóa và GMAS Thanh Hóa có đầy đủ điều kiện quy định nên mới cho vay được".

 

Ông Vân còn khẳng định chắc nịch: "Ngân hàng quản lý hồ sơ đúng đủ theo quy định hướng dẫn cho vay XKLĐ của Ngân hàng CSXH Trung ương. Thấy đúng đủ rồi thì ngân hàng mới hướng dẫn cho các hộ làm hồ sơ và phải kiểm tra đúng pháp lý của người lao động đó".

Ông Nguyễn Hữu Dinh, Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Thanh Hóa cho biết: Tính từ đầu năm 2010 đến nay 3 đơn vị Công ty VILACO Thanh Hóa, Công ty GMAS Thanh Hóa va Công ty VILACO Nghệ An (cũng do ông Nguyễn Xuân Hưng làm giám đốc) đã tuyển được 433 lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tổng số tiền mà Ngân hàng CSXH tỉnh Thanh Hoá giải ngân cho 3 doanh nghiệp này là 17 tỷ 266 triệu.

 

Cụ thể: Công ty GMAS Thanh Hóa lần đầu 69 lao động giải ngân 2 tỷ 890 triệu. Lần hai ông Hưng chuyển qua công ty VILACO Nghệ An thì tuyển được 142 lao động giải ngân 5 tỷ 860 triệu. Chi nhánh VILACO Thanh Hóa của ông Tài 222 lao động, giải ngân 8 tỷ 696 triệu.

Tuy nhiên, khi PV yêu cầu được cung cấp hợp đồng giữa doanh nghiệp và một số lao động ở xã Luận Khê gửi ngân hàng CSXH huyện thi ông Vân lại nói rằng: "Hợp đồng là bí mật ngân hàng nên không cung cấp cho báo chí được...".

Ngày 8/6, sau khi đã trao đổi với ông Nguyễn Hữu Dinh, Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Thanh Hoá, phóng viên đã quay lại Ngân hàng CSXH huyện Thường Xuân lần thứ 2 để mong được cung cấp hồ sơ, nhưng sau một hồi trao đổi qua điện thoại với ông Dinh, ông Vân vẫn kiên quyết không cung cấp hồ sơ cho phóng viên.

Khi được hỏi kể từ đầu năm đến nay hai công ty VILACO Thanh Hóa và GMAS Thanh Hóa có bao nhiêu lao động đăng ký vay vốn đi XKLĐ theo Quyết định 71 đã làm thủ tục vay vồn qua Ngân hành Chình sách huyện và ngân hàng đã giải ngân bao nhiêu tiền vay của người lao động cho hai công ty trên, thì chỉ được ông Vân cho biết: "Hiện đã giải ngân cho hai doanh nghiệp khoảng 7 đến 8 tỷ đồng, còn số liệu có bao nhiêu lao động đăng ký thì nhân viên đi văng nên chưa tổng hợp được. Mai nhân viên về tổng hợp sẽ cung cấp sau". 

Nhưng đến ngày hôm sau khi PV liên hệ lại để mong nhận được cung cấp số liệu cụ thể thì được ông Vân nói thẳng: "Muốn biết thì phải hỏi Công ty XKLĐ còn tôi không làm XKLĐ tôi chỉ có trách nhiệm cho vay đúng chính sách của Chỉnh phủ thôi!(?)". Khi thấy Phóng viên gắng hỏi thì ông Vân lại tỏ thái độ bực dọc rồi nói thẳng: "Bay lằng nhằng lắm! Cứ gặp công ty mà hỏi còn tau làm sai tau chịu!"

 

Hợp đồng lao động có nhiều sai phạm

 

Trước thái từ chối cung cấp tài liệu của ông Vân, phóng viên phải chụp lại hợp đồng của người lao động rồi trực tiếp trao đổi với ông Vân qua những gì mắt thấy tai nghe trong buổi làm việc.

 

Khi được ông Vân đưa ra hai hợp đồng lao động của lao động Tạ Quang Gần, trưởng thôn Nhàng và lao động Lương Văn Dũng ở thôn Mơ cùng xã Luận Khê (Hồ sơ làm căn cứ vay tiền ngân hàng) thì phóng viên  hết sức bất ngờ trước những sai phạm trong hợp đồng được công ty VILACO Thanh Hóa ký với người lao động.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Hợp đồng lao động công ty VILACO Thanh Hoá ký với anh Lương Văn Dũng có nhiều sai phạm. (ẢNh: GV).

Trong hợp đồng gửi Ngân hàng CSXH huyện Thường Xuân của anh Lương Văn Dũng, một lỗi dễ nhận thấy là không có nước đến cụ thể của người lao động mà chỉ được ghi chung chung:"Đi làm việc có thời hạn tại Trung Đông".

Không những thế, trong phần hợp đồng của công ty VILACO Thanh Hóa ký với anh Dũng cũng không có tên của chủ sử dụng lao động, không có địa chỉ đến. Loại hình công việc thì được ghi rất chung chung: "Lao động tại công trường xây dựng" và thời gian làm việc thì: "được áp dụng theo luật Trung Đông".

 

Về vấn đề này trao đổi với VietNamNet, Bà Hoàng Kim Ngọc, Cục Phó Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB-XH) cho biết: "Hợp đồng ký giữa lao động với doanh nghiệp phải cụ thể lao động làm với đối tác nào, chủ sử dụng là ai, đối tác môi giới bên kia là ai và có tên nước đến cụ thể chứ không thể ghi chung chung thị trường Trung Đông được".

 

Tuy nhiên, khi trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Hữu Dinh, Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Thanh Hóa lại cho rằng "Lỗi không ghi rõ tên nước là lỗi nghiệp vụ không quan trọng lắm!...".

 

Ngoài việc "lỗi nghiệp vụ" như ông Dinh nói, nhìn vào hồ sơ của anh Dũng còn cho thấy Công ty VILACO Thanh Hóa đã "qua mặt" ngân hàng để vay tiền quá mức quy định. Cụ thể, anh Dũng đăng ký đi Malaysia nhưng khi làm hồ sơ vay ngân hàng, công ty lại vay mức đi Trung Đông với mức 40 triệu đồng.

 

Về việc này, ông Dinh giải thích: "Nếu có chuyện này thì người lao động cũng sai mà doanh nghiệp cũng sai. Còn cho vay xong, ngân hàng phối hợp đi kiểm tra nếu thấy có việc này thì ngân hàng sẽ có hướng xử lý".

 

Ông Dinh còn nói rõ: "Ngân hàng CSXH Thanh Hóa chỉ đạo trong vòng 2 tháng (60 ngày) nếu như người lao động được vay tiền chuyển cho công ty XKLĐ rồi mà chưa đi được thì các huyện phải tổng hợp báo cáo về tỉnh để tỉnh có văn bản làm việc với công ty XKLĐ trả lời về vấn đề này".

 

Chẳng biết chỉ đạo của ông Dinh có hiệu lực như thế nào nhưng thực tế anh Gần, Anh Dũng và hàng chục người lao động ở thôn Nhàng, xã Luận Khê dù đã được Ngân hàng CSXH huyện giải ngân cho doanh nghiệp 3 - 4 tháng nay, thậm chí như anh Lương Văn Dũng đã 6 tháng nay vẫn chưa bay được mà vẫn không thấy ngân hàng xử lý.

 

Về việc này, bà Hoàng Kim Ngọc cho biết: Đây là một lỗi rất nặng và có thể bị thu hồi giấy phép. "Anh đưa lao động đi Malaysia cớ sao lại đăng ký lao động đi Trung Đông. Chúng tôi sẽ kiểm tra và trình các cấp xem xét và có thể sẽ thu hồi giấy phép", bà Ngọc khẳng định. 

 

Soi vào hợp đồng của Công ty CP Nhân lực Quốc tế Việt (VILACO) ký với anh Lang Văn Dũng để làm thủ tục vay tiền Ngân hàng CSXH huyện Thường Xuân còn cho thấy ông Hà Văn Tài, Giám đốc công ty VILACO Thanh Hóa đứng ra ký hợp đồng với anh Lương Văn Dũng là không đúng tư cách pháp nhân vì ông Tài chỉ là giám đốc chi nhánh tại Thanh Hóa của công ty VILACO nên không được ký kết hợp đồng với người lao động. 

 

Điều này đã được quy định rõ tại khoản a, điểm 3, điều 16 tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tại khoản này khẳng định: "Chi nhánh không được ký hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài".

 

Không hiểu Ngân hàng CSXH tỉnh Thanh Hóa có thấy được những sai phạm của  doanh nghiệp VILACO Thanh Hóa không nhưng cho đến thời điểm này, các hợp đồng như anh Dũng, anh Gần… mà công ty VILACO Thanh Hóa ký với người lao động vẫn chưa hề bị xử lý.

 

Lao động chưa có visa ngân hàng vẫn giải ngân

 

Trao đổi về việc có nhiều lao động ở xã Luận khê, huyện Thường Xuân người lao động đi qua công ty VILACO Thanh Hóa và Công ty GMAS Thanh Hóa chỉ mới được đào tạo tiếng trong một thời gian ngắn, thậm chí có lao động chưa được đưa đi khám sức khỏe, làm hộ chiếu, cấp visa đã được Ngân hàng CSXH huyện Thường Xuân giải ngân chuyển tiền cho doanh nghiệp XKLĐ. Điều này "vô tình" khiến cho hai công ty này chiếm dụng vốn yêu đãi cửa nhà nước dành cho người lao động?

 

Mô tả ảnh.
Ông Dinh cho rằng: Không nhất thiết phải có visa mời giải ngân cho người lao động mà do việc chủ động của người vay, khi có hợp đồng gốc Ngân hàng CSXH có thể thực hiện việc giải ngân (Ảnh: VC).
Ông Nguyễn Hữu Dinh, Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Thanh Hóa giải thích: "Trước đây có chỉ đạo từ nhà nước khi bắt đầu lao động có visa thì mới giản ngân, nhưng sau đó đính chính lại của Ngân hàng CSXH Việt Nam thì không nhất thiết phải có visa mà do việc chủ động của người vay, khi có hợp đồng gốc Ngân hàng CSXH có thể thực hiện việc giải ngân".

 

Câu trả lời của ông Dinh lại trái ngược với câu trả lời của bà Hoàng Kim Ngọc, Cục Phó Cục Quản lý lao động ngoài nước. Theo bà Ngọc: "Ngân hàng CSXH chỉ giải ngân khi người lao động được đào tạo và làm tất cả thủ tục chờ xuất cảnh. Chỉ khi lao động hoàn tất thủ tục xuất cảnh thị lúc đó mới làm thủ tục để giải ngân".

 

Cũng tại thông tư liên tịch số 16/ 2007/ TTLT – BLĐTBXH – BTC (04/09/2007)của Bộ LĐTBXH - Bộ Tài Chính quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại phần Quy định chung cũng khẳng định: "Doanh nghiệp chỉ được thu tiền môi giới, tiền dịch vụ sau khi ký hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài  với người lao động và người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp visa".

 

Không biết ông Dinh dựa vào "đính chính" nào của Ngân hàng CSXH Việt Nam để cho thực hiện giải ngân khi người lao động chưa hoàn thành thủ tục xuất cảnh, cấp visa. Nhưng việc Ngân hàng CSXH tỉnh Thanh Hóa giải ngân cho Công ty VILACO Thanh Hóa và GMAS Thanh Hóa khi người lao động chưa hoàn thành thủ tục xuất cảnh đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp XKLĐ chiếm dụng vốn ưu đãi của nhà nước dành cho người lao động ở huyện nghèo!.

  • Vũ Điệp

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty