TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, April 5, 2011

Đàn áp sẽ thôi thúc người dân xuống đường?


2011-04-04

Các cuộc nổi dậy của người dân tại Bắc Phi và Trung Đông đã loại được các nhà lãnh đạo độc tài tại Tunisia, Ai Cập và đang tiếp diễn mạnh mẽ ở nhiều nước khác trong khu vực.

AFP PHOTO

Người Ai Cập biểu tình đòi lật đổ chính phủ của Tổng thống Hosni Mubarak hồi tháng 1 năm 2011.

 

Các cuộc nổi dậy cũng có dấu hiệu lan tỏa xa hơn - khiến giới cầm quyền càng nặng tay đàn áp, nhiều chuyên gia nhận thấy chính hành động đàn áp dữ dội hơn lại càng thôi thúc người dân xuống đường để sau cùng lật đổ những kẻ chuyên chế.

Cuồng phong sẽ không ngớt

Giữa lúc phong trào chống chính phủ của người dân ở Bắc Phi và Trung Đông tiếp tục duy trì khí thế, thì – nói theo lời Giáo sư Daniel A. Bell giảng dạy tại Đại học Giao Thông ở Thượng Hải và Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh – các thể chế độc tài xem chừng như trên đà "tan vỡ" hàng ngày.

Năm 2011 này, mới đầu Xuân mà đã có mộ làn sóng dân chủ rất rộng lớn không những ở Bắc Phi mà đang lan tỏa tới Tây Phi và ảnh hưởng tới toàn thế giới.

Nhà báo Bùi Tín

Bài tựa đề " Cuồng Phong Sẽ Không Ngớt" được tạp chí The Economist của Anh đăng tải khoảng trung tuần tháng Hai cũng lưu ý rằng tốc độ mà cuộc nổi dậy của người dân tống khứ các chính thể độc tài lâu năm ở Tunisia và rồi Ai Cập cũng đủ gây bất an cho những kẻ chuyên chế ở các nơi khác. Vẫn theo bài báo thì tại Á Châu, giới lãnh đạo độc tài đang chú tâm tới nguyện vọng dân chủ hừng hực của dân chúng quét qua khắp vùng Trung Đông để rồi tự hỏi trận cuồng phong đó sẽ tỏa tới bao xa.

Từ Paris, nhà báo Bùi Tín, nguyên Phó Tổng biên tập báo Nhân dân, cựu Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhận xét:

"Năm 2011 này, mới đầu Xuân mà đã có mộ làn sóng dân chủ rất rộng lớn không những ở Bắc Phi mà đang lan tỏa tới Tây Phi và ảnh hưởng tới toàn thế giới. Tôi nghĩ làn sóng thứ nhất là từ năm 1978 bằng Cuộc Cách Mạng Pháp. Làn sóng thứ hai cách nay hơn 10 năm quét sạch các thể chế độc đoán theo Chủ nghĩa Mác-Lêni n từ Liên Xô tới Đông Âu. Và làn sóng kỳ diệu thứ 3 hiện giờ đang quét qua tất cả các nước độc đoán còn lại của thế giới, đặc biệt là thế giới Hồi Giáo, thế giới Ả Rập. Nhưng làn sóng này cũng không bỏ qua và tác động mạnh đến những nước độc đoán còn lại."

Khi mô tả nhiều người biểu tình bị sát hại khi xảy ra chống đối ở nhiều nơi tại Trung Đông, một bài báo trong tờ Washington Post hồi cuối tuần rồi lưu ý rằng chính hành động bạo tàn của lực lượng an ninh khiến có thêm dân chúng xuống đường bày tỏ phẫn nộ để sau cùng chấm dứt ách thống trị của những kẻ độc tài chuyên chế. 

000_Nic533241-250.jpg
Người dân Ai Cập đốt xe cảnh sát chống bạo động trong một cuộc biểu tình ở phía bắc thành phố Suez đòi lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak hôm 28/1/2011. AFP Photo.
Theo chuyên gia Nadim Houry thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch thì có 2 động lực tương phản: Động lực thứ nhất là hành động đàn áp càng dữ dội của giới cầm quyền khiến phong trào chống đối của người dân càng sôi sục hơn. Và động lực thứ hai là nhà cầm quyền tìm cách thuyết phục người dân rằng công cuộc cải cách mà họ hứa thực hiện sẽ nghiêm túc. Nhưng, vẫn theo bài báo, cơ may cải cách ấy sẽ mong manh một khi hành động nặng tay của phía cầm quyền cùng bộ máy công an cứ tiếp diễn.

Qua bài tựa đề "Khi Nanh Vuốt Độc Tài Bị Vô Hiệu Hoá", blogger Huỳnh Thục Vy nhận xét rằng "Qua những gì xảy ra tại Tunisia, Ai Cập, Libya và những cuộc cách mạng xảy ra trước đây, chúng ta có thể rút ra một nhận định: Chế độ độc tài nào càng tàn bạo và ngoan cố thì càng phải đối mặt với bạo lực từ người dân dữ dội hơn, như Rumania trước kia và bây giờ là Libya... Với những biến chuyển gần đây của tình hình Libya, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng to lớn của sự can thiệp quốc tế khi người dân phải đối mặt với một chế độ sắt máu như chế độ Gaddafi".

Nhân dân rất băn khoăn, phẫn nộ trước việc đảng CSVN cũng như ở Cuba, Trung Quốc kiên trì đường lối cổ hủ chống lại quyền tự do của nhân dân.

Nhà báo Bùi Tín
Vẫn theo tác giả thì nhà cầm quyền VN, cũng giống như các chế độ độc tài khác, đang theo đuổi phương cách võ lực và trấn áp để bảo vệ và duy trì chế độ, vì nếu "mất khả năng đàn áp, giết hại dân bằng súng đạn, chế độ CSVN sẽ nhanh chóng bất lực, chia rẽ và sụp đổ". Và tác giả cũng không quên lưu ý rằng qua việc thế giới can thiệp vào Libya, người dân dưới các chế độ độc tài và cả giới lãnh đạo độc tài đều ý thức rằng "thời thế đã thay đổi"; và diễn tiến ở Libya, theo tác giả, là bài học quý cho nhân dân lẫn giới lãnh đạo Hà Nội hiện giờ.

Máu đổ từ sự bạo hành của chế độ

Tác giả Đỗ Đăng Liêu qua bài "Đấu Tranh Bất Bạo Động: Cái Giá Phải Trả" nhận thấy "phản ứng và cách hành xử của những nhà độc tài trong những giờ phút cuối của họ không khỏi làm cho người ta liên tưởng đến những hôn quân bạo chúa thời xa xưa với những đặc tính: tàn bạo, tham lam và u tối". Tác giả lưu ý rằng "Ổn định là chiêu bài mà các nhà độc tài thường dùng đến để đánh lừa người dân và biện minh cho sự đàn áp các phong trào dân chủ, hầu giữ nguyên tình trạng độc tài ... Nếu các chế độ độc tài ở các nước Bắc Phi và Trung Đông đều có những đạo luật an ninh quốc gia hoặc đạo luật khẩn cấp, nhân danh sự ổn định để trói buộc và tước đoạt những quyền tự do căn bản của người dân, đồng thời răn đe hù dọa những người đấu tranh, thì ở Việt Nam cũng không khác… đặc biệt là các điều Điều 88 và Điều 79 Bộ Luật Hình Sự đều có chung mục tiêu vừa kể".

Tác giả cảnh báo rằng "trong những biến cố đổ máu chết người liên tục diễn ra tại Việt Nam, người ta không thấy ai khác hơn là đám công an của chế độ gây đổ máu cho người dân lành, với việc công an cầm súng bắn vào dân mình, công an đánh chết người tại những đồn bót, công an, dân phòng đánh trọng thương người dân ngoài đường phố. Ngược lại người dân chỉ biết ôn hoà nói lên tiếng nói của mình, hay cùng cực chỉ còn biết cầu nguyện. Máu đổ ra tuyệt đối không phải do người dân đấu tranh bất bạo động, mà đến từ bàn tay bạo hành của chế độ".

000_Nic537892-250.jpg
Người Ai Cập biểu tình đòi lật đổ chính phủ của Tổng thống Hosni Mubarak hồi tháng 1 năm 2011. AFP PHOTO.
Một giáo sư chính trị học trong khu vực yêu cầu ẩn danh nhận xét rằng cách mạng chỉ xảy ra khi người dân ý thức được rằng họ không thể sống nỗi nữa dưới một chế độ mà thường xuyên cướp đi đất đai, thậm chí cả gia đình của họ – tức khi người dân thực sự ý thức được thực tại đau thương ấy. Nhưng vị Giáo sư này bày tỏ quan ngại rằng cái thực tại đau thương đó tại VN xem chừng như bị cản trở bởi những yếu tố như tính nhẫn nhục, tự mãn, lối sống nông nghiệp…trong một xã hội mà ông gọi là "mơ mộng" khi có đầy ắp nhà thơ, nhà văn và không có bao nhiêu nhà tư tưởng và nhà khoa học đúng nghĩa.

Nhà báo Bùi Tín dẫn chứng 1 thí dụ cụ thể để lưu ý rằng giới cầm quyền VN đi ngược xu thế thời đại, làm thất nhân tâm, Ông nói:

"Riêng tại Việt Nam hiện đang chuẩn bị bầu cử - cuộc bầu cử phi dân chủ, không có tính nhân dân, bầu cử độc đảng cho tân Quốc Hội bao gồm 97% là đảng viên. Đầy là điều đi ngược thời đại, trái với xu hướng thế giới. Trong tình hình như vậy thì chế độ Hà Nội không thể nào vững vàng được vì nhân dân rất băn khoăn, phẫn nộ trước việc đảng CSVN cũng như ở Cuba, TQ kiên trì đường lối cổ hủ chống lại quyền tự do của nhân dân."

Theo Giáo sư Daniel A. Bell mà chúng tôi vừa đề cập ngay từ phần đầu, thì phương cách hay nhất để ứng phó với những nỗi phẫn uất của người dân là giới cầm quyền cần phải hành động có nhân đạo, nhân tính, mở rộng tự do ngôn luận, mang lại công lý thực sự cho xã hội…Những điều như vậy, theo GS Daniel Bell, sẽ hiệu quả về lâu dài hơn là hành động cai trị độc đoán từ trung ương xuống địa phương.

Theo dòng thời sự:


No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty